1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. son_ici

    son_ici Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2011
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    246
    Ung thư hiện tại chết nhiều nhất cái xứ ơ kìa. Nó còn nhiều hơn cả tngt thì cái tự nhiên đều có lý cả mà cụ
  2. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    đúng là gần đây tỉ lệ mắc bệnh này có tăng lên, e nghĩ 1 phần là do quá trình công nghiệp hóa nhưng sự phát triển nào cũng cần đánh đổi hết :D, vấn đề ở mức độ nào thôi, hiện trạng các bệnh này ở VN không quá trầm trọng như là các bạn bảo hiểm nhân thọ cứ ra rả vào tai các bác để bán hàng đâu, nói thiệt nghe mấy đứa sell bảo hiểm nó nói thì thấy giống như ngày mai mình bị xe đụng hay bệnh tới nơi vậy :D

    thống kê đăng trên báo năm ngoái về các ca phát hiện K trên thế giới
    http://vneconomy.vn/15-quoc-gia-co-ty-le-mac-ung-thu-cao-nhat-the-gioi-2018-20190109230731141.htm

    có thể thấy các nước đc gọi là phát triển là nơi có tỉ lệ phát hiện mới nhiều nhất

    e nghĩ sự căng thẳng về tâm lý của con người nó ảh nhiều đến sức khỏe còn hơn là ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc
    --- Gộp bài viết: 24/09/2020, Bài cũ từ: 24/09/2020 ---
    đúng là lố bịch 1 quốc gia có lãnh đạo lên cầm quyền thông qua bạo loạn đảo chính lại có quyền đánh giá cuộc bầu cử của 1 quốc gia khác :))

    https://vn.sputniknews.com/world/20...ukashenko-la-tong-thong-hop-phap-cua-belarus/
  3. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    7.377
    Tớ thì đek nghỉ nó tăng tỷ lệ lên. Mà chẳng qua giờ thông tin tốt hơn nên biết nhiều hơn thôi. Hồi xưa chết chưa rõ nguyên nhân thì đổ thừa "ông bà vật chết". Làm quái gì có ông bà nào mà ác thế chứ.
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    bị vật hay trúng gió thường là tai biến :D, chứ cái K này nó cũng không đứt nhanh tới vậy và cũng dễ nhận biết nguyên nhân
  5. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.422
    Đã được thích:
    18.026
    @ngochai12a2 : Em cứ nghĩ mãi về nguyên nhân tại sao cả 2 vụ đầu độc Skripal và Navalny đều thất bại. Rồi em so sánh với một vụ đầu độc nổi tiếng khác cũng bằng chất độc thần kinh là vụ Kim Jong Nam. Tại sao Kim Jong Nam chết thảm mà Skripal và Navalny lại sống nhăn răng? Chả nhẽ đệ tử Bắc Triều Tiên lại giỏi hơn sư tổ Nga ngố à? Cuối cùng em rút ra kết luận là Bắc Triều Tiên thành công vì họ đầu độc một cách trực tiếp, còn Nga ngố thất bại vì phải sử dụng vật trung gian để đưa chất độc tiếp xúc với nạn nhân, ở Skripal là tay nắm cửa, còn ở Navalny là chai nước.

    Chất độc, muốn giết được người bao giờ cũng phải có liều lượng vượt ngưỡng tối thiếu đi vào cơ thể nạn nhân. Ví dụ như bác Hải muốn tự tử bằng thuốc trừ sâu phải nốc ít nhất nửa lọ, chứ nốc có 1 thìa thì chỉ vào viện nằm thở oxi dăm bữa nửa tháng là về. Chất độc thần kinh, dù là VX (vụ Kim Jong Nam) hay Novichok cũng ko nằm ngoài quy luật đó. Nếu nghiên cứu của FSB chỉ ra rằng với một lượng Novichok nhất định đổ vào chai nước, chỉ cần Navalny uống một ngụm cỡ trung bình là chết, nhưng bất hạnh thay thực tế ông ta chỉ nhấp môi cho đỡ khát thì sao? Mặt khác, nếu nghiên cứu của FSB cho rằng chỉ cần bàn tay Skripal nắm trực tiếp vào tay nắm cửa đã bôi Novichok là đủ chết nhưng nếu thực tế Skripal đeo găng tay để mở cửa và sau đó chỉ dùng một vài ngón tay tiếp xúc với găng tay nhiễm độc thì sao?

    Trong trường hợp Skripal và Navalny, việc FSB sử dụng vật trung gian cho việc đầu độc khiến cho luôn tồn tại khả năng nạn nhân chưa tiếp xúc với chất độc ở ngưỡng gây chết người. Khác hoàn toàn với Bắc Triều Tiên, họ định lượng sẵn lượng chất độc cần thiết và cho người đổ thẳng lên mặt nạn nhân, khiến Kim Jong Nam ko còn cơ hội sống sót.

    Câu hỏi đặt ra là tại sao FSB lại phải sử dụng phương pháp nhiều rủi ro thế. Đó là vì Navalny có quá nhiều kinh nghiệm đau thương (2 lần bị tấn công bằng hoá chất trước đó) và có tấm gương tày liếp của Nemtsov trước mặt nên lúc nào cũng có người bảo vệ xung quanh còn Skripal là dân trong nghề gián điệp (đang làm việc cho MI5), khó có thể tấn công trực tiếp ông ta sau đó chạy thoát từ Anh về Nga an toàn. Còn Kim Jong Nam một thân một mình, ko người bảo vệ, ko chút xíu kinh nghiệm, lại ở giữa một phi trường đông đúc của một đất nước xa lạ với các âm mưu quốc tế ... và ....

    Có thể nói Putin quá đen còn Navalny và Skripal quá may mắn chăng? Ai mà biết được :D

    Em trả lời cho câu hỏi tại sao bị đầu độc bằng chất thần kinh kịch độc mà 3 nạn nhân sống sót rồi đấy, bác @ngochai12a2 vào phản biện đê.
    Lần cập nhật cuối: 24/09/2020
  6. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Ung thư giờ thấy nó cao là vì giờ xét nghiệm dễ hơn rồi, không có khó như xưa. Với lại giờ ăn uống vô tội vạ cũng nhiều

    Cơ mà lạc đề quá xa rồi.
  7. Salyut

    Salyut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    179
    Tăng lên chứ cụ, xưa đói ăn nhưng đâu có ăn hóa chất, tắm hóa chất, rượu bia thuốc lá như bây h đâu :eek:
  8. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    7.377
    Chưa có 1 cơ sở khoa học nào chứng minh rằng nay trong thức ăn hàm lượng hoá chất nguy hại nhiều hơn xưa trừ các kết quả nghiên cứu từ viện hàn lâm khoa học phây búc.
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Su-30SM2 sẽ vượt trên Rafale về thông số trên giấy tờ

    [​IMG]

    Một trong những tiêm kích đa chức năng hạng nặng phổ thông nhất của Không quân Nga ( VKS ) đang trang bị hiện nay là Su-30SM sẽ được nâng cấp chết chóc , hiện đại và mạnh mẽ hơn trong tương lai với phiên bản Su-30SM2
    Điều này đồng nghĩa với việc hàng trăm Su-30 của các lực lượng không quân quốc gia khác như Malaysia , Việt Nam , Ấn Độ , Algeria ... sẽ có cơ hội nâng cấp lên chuẩn SM-2 , một tiêu chuẩn thật sự rất đáng cân nhắc khi mà nó tiệm cận khả năng của tiêm kích tốt nhất Nga hiện nay là Su-35
    Trong khi đó một tiêm kích toàn năng ( omni-role ) khác rất đáng chú ý là Rafale sẽ đặt lên bàn cân tính toán so với Su-30SM2 về tất cả mọi thứ để đối chiếu khả năng của nhau cho cái nhìn phổ quát vấn đề

    Giá thành cực kỳ cạnh tranh

    Điểm vượt trội khác biệt lớn nhất của Su-30SM2 và Rafale là giá thành khi mà Su-30SM2 sẽ có unit-cost nằm giữa Su-30SM và Su-35 ( với khoảng 85 triệu / chiếc )
    Vào tháng Tám , 2020 thì Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga , Sergei Shoigu , công bố kế hoạch mua sắm mới 21 chiến đấu cơ Su-30SM2 trong gói hợp đồng trị giá 100 tỷ ruble ( khoảng 1.3 tỷ $ ) kèm với 25 máy bay huấn luyện cận âm ( sub-sonic jet ) Yak-130 . Nếu tính toán đơn giản một chiếc Yak-130 có giá 15 triệu $ thì 25 chiếc sẽ là 375 triệu $ , dễ dàng tính ra đơn giá một chiếc Su-30SM2 cho VKS sẽ rơi vào khoảng 44 triệu $ ( không kèm spare-part , chi phí bảo dưỡng và vũ khí )
    Một chuyên gia quân sự dẫn nguồn từ tờ Economic Times ( Ấn Độ ) cho biết một chiếc Rafale-C rơi vào khoảng 200-250 triệu $ / chiếc với toàn bộ chi phí huấn luyện , bảo dưỡng và vũ khí , thì rõ ràng Su-30SM2 nếu tính toán đầy đủ vẫn có giá thành 50% Rafale-C

    Thông số không kém cạnh Su-35

    Su-30SM là máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ với khả năng cơ động tuyệt vời , nó được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực dòng đôi AL-31FP với khoảng cách chiến đấu 1.500 km , bay liên tục 3.5 tiếng mà không cần tiếp liệu
    Mặc dù chưa biết nhiều về thông số của Su-30SM2 nhưng vào đầu 2019 , Thứ trưởng BQP Nga , Yuri Borisov cho biết “The Sukhoi Su-30SM fighter jet will be standardized with the Su-35 by upgrading its onboard equipment and armament to cut its cost price and breathe a new life into the plane,” ~ " Máy bay chiến đấu Su-30SM sẽ tiêu chuẩn hóa với Su-35 bằng cách nâng cấp hệ thống trên khoang và vũ khí để cắt giảm giá thành cũng như thổi một hơi thở mới vào nó "
    Kế hoạch Sukhoi ban đầu là chỉ nâng cấp Su-30SM với một phiên bản trang bị hệ thống điện tử tương tự Su-35 gọi là Su-30SM1 , tuy nhiên Tổng thống Nga , Vlamidir Putin chỉ đạo việc cắt giảm chi phí quốc phòng với việc yêu cầu hợp nhất tính năng giữa Su-30 và Su-35 do vậy Su-30SM2 ra đời khi trang bị radar và động cơ từ Su-35
    Sức mạnh của động cơ mới AL-41F-1S không cần phải bàn khi giúp Su-35 đạt vận tốc tối đa 2.25 Mach , khoảng cách chiến đấu với nhiên liệu bên trong 1.800 dặm ( 2000 km ) và nếu chỉ bay hành trình ( ferry ) đạt 2.400 dặm ( 2700km ) , nó có thể đạt trần 60.000m và tốc độ leo ( clim-rate ) 55.100 ft / phút

    1. Động cơ và radar :
    [​IMG]
    Irbis-E

    Su-35 trang bị radar quét điện tử thụ động ( Passive Electronically Scanned Array - PESA ) Irbis-E do Tikhomirov NIIP phát triển , một cách mạng so với radar cũ BARS trên Su-30SM , công suất trung bình 5kW và 2kW để chiếu mục tiêu , Tikhomirov xác nhận băng thông và tốc độ tần số radar mới nhanh gấp 2 lần phiên bản cũ , cũng như cải thiện khả năng đối kháng điện tử EW
    Một phần chương trình nâng cấp " Super Sukhoi " thì Su-30SM2 được trang bị động cơ đẩy vector đa hướng AL-41F-1-S ( hoặc biết đến là project 117S ) với lực đẩy ( thrust ) 14.500 kgf tăng 16% so với động cơ cũ AL-31FP chỉ 12.500 kgf . Với hệ thống đánh lửa plasma ( plasma ignition ) thì AL-41F-1-S kinh tế hơn hẳn phiên bản cũ khi mà cùng quãng đường tiết kiệm nhiên liệu hơn , đồng nghĩa giúp máy bay bay lâu hơn , ngoài ra thời gian phục vụ ( TBO ) gấp đôi với 4000 giờ bay
    2. Hệ thống điện tử :
    Su-30SM2 sẽ trang bị hệ thống điện tử ( avionic suit ) tương đương Su-35 , theo Sukhoi, nó dựa trên kiến trúc mở sử dụng các liên kết trao đổi dữ liệu đa kênh trong đó bao gồm: hệ thống quản lý thông tin, hệ thống radar và dẫn đường , cụm trinh sát quang điện tử , cũng như các thiết bị liên lạc, giám sát đi kèm . Radar của máy bay có thể phát hiện các mục tiêu trên không với RCS = 3 m² ở khoảng cách 350 km , cũng như có thể tìm kiếm cùng lúc 24 mục tiêu cách 100km ở mặt đất với địa hình không bằng phẳng nhờ chế độ mapping và SARS

    Tiêm kích cũng được trang bị hệ thống tiếp liệu ngoài FRP , hệ thống đối kháng điện tử tích hợp đầu cánh ( ECM-pod ) , khoang lái được bố trí công thái học ( ergonomic ) cao với các màn hình hiển thị đa chức năng ( MFD ) và HUD đi cùng với hệ thống lái bằng dây fly-by-wire ( FBW ) với 4 kênh dữ liệu phụ trách bởi một máy tính trung tâm


    Rafale với tính năng chiến đấu ấn tượng
    [​IMG]

    Quảng cáo bởi Dassault Aviation thì Rafale được cho là tiêm kích đa năng có thể giành ưu thế trên không ( air-supremacy ) , đánh chặn, trinh sát trên không, hỗ trợ mặt đất, tấn công chiều sâu ( deep-strike ) , chống hạm và răn đe hạt nhân. Dassault đã kết hợp cánh delta với cánh canard để tối đa hóa khả năng cơ động của tiêm kích
    Rafale là một máy bay không ổn định về mặt khí động học và sử dụng bộ điều khiển bay kỹ thuật số bằng dây FBW để cân bằng lại trạng thái bay , ngoài ra nhờ cánh canard nó có thể hãm tốc độ khi hạ cánh xuống còn 213 km/h , thậm chí trong bay huấn luyện đã ghi nhận chỉ còn 28km/h khi bay thấp , do đó thích hợp để trang bị hoạt động từ các tàu sân bay cấu hình STOBAR và có thể cất cánh bằng cách nhảy trượt tuyết ( ski-jump ) mà không cần sửa đổi
    1. Động cơ : Rafale được trang bị hai động cơ Snecma M88, mỗi động cơ có khả năng cung cấp lực đẩy ( dry-thrust) lên tới 5100kg và lực đẩy sau khi after-burning là 7700kgf. Các động cơ có một số tiến bộ, bao gồm buồng đốt không khói , cánh tuabin đơn tinh thể, đĩa luyện kim bột, và công nghệ giảm thiểu tín hiệu radar và hồng ngoại. M88 cho phép Rafale bay ở chế độ super-cruise với 4 tên lửa và một bình nhiên liệu phụ ( drop-tank ) dưới thân
    2. Radar : RBE2-AA là radar quét chủ động điện tử AESA được chế tạo bởi Thales , nó được cho là khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên đến 200 km , tin cậy và bảo dưỡng tốt hơn radar cũ sử dụng công nghệ PESA ban đầu là RBE2
    3. Hệ thống điện tử :
    Trái tim của chiến đấu cơ Rafale là hệ thống điện tử tích hợp theo kiểu modular ( IMA ) với tên gọi là MDPU ( modular data processing unit ) , nó tổ hợp toàn bộ thông số chiến đấu , dữ liệu , kiểm soát hỏa lực và giao tiếp với phi công , đến 30% giá thành máy bay được cho là xây dựng radar và cấu kiện điện tử đi kèm
    Hệ thống phòng vệ chính của Rafale trứ danh với tên gọi SPECTRA giúp bảo vệ máy bay khỏi kẻ thù trên không và dưới đất
    [​IMG]



    Kết luận :
    - Với khả năng cơ động tuyệt hảo từ động cơ đẩy đa hướng AL-41-F-1S giúp Su-30SM-2 lợi thế đáng kể so với Rafale trong không chiến trong tầm nhìn ( dog-fight )
    - Khả năng phát hiện xa hơn từ radar PESA Irbis-E giúp Su-30SM2 có thể chủ động trong chiến đấu ngoài tầm nhìn ( BWR ) nhưng với chế độ tìm kiếm ẩn hình ( LPI ) từ radar AESA thì Rafale lại ưu thế trong tác chiến điện tử so với Su-30SM2 , mặc dù lợi thế đáng kể về phát hiện mục tiêu nhưng Su-30SM2 lại không có tên lửa dẫn đường bằng radar ( ARH ) đáng tin cậy và tầm xa như Rafale
    - Nhờ lực đẩy lớn giúp Su-30SM2 có trần bay cao hơn đáng kể so với Rafale , đây cũng là lợi thế nhỏ trong chiến đấu ngoài tầm nhìn
    - Với ưu việt công nghệ trinh sát như pod trinh sát từ Damocles / Thales thì khả năng tấn công mặt đất của Rafale vượt trội hoàn toàn so với Su-30SM2
    - Kênh dẫn truyền thông tin Mil-Std-1760 đủ " mở " để tích hợp nhiều loại vũ khí hơn so với Su-30SM2 trang bị
    - Rafale có khả năng tiếp liệu trên không kiểu buddy-buddy nên có thể mở rộng tầm chiến đấu trong các nhiệm vụ nguy cơ cao không thể sử dụng tanker , đây cũng là một lợi thế so với Su-30SM2
    Tifavnhalosun thích bài này.
  10. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.854
    Đã được thích:
    903
    Thứ nhất cái chất Novichok này Bọn Nga đã bị phương Tây quy kết cho vụ Skripal rồi. Sẽ có cái tâm lý mặc định nạn nhân Novichok là có liên quan đến tình báo Nga. Ko lẽ bọn Nga nó ko hiểu điều này. Trừ khi cái tay chỉ đạo vụ này có biểu hiện tâm thần của mấy gã giết người hàng loạt

    Thứ hai có vẻ là văn hóa bọn Tây chúng nó thích cái duy nghĩ đơn giản, bị đầu độc Novichok là chỉ có bọn Nga chứ ko ai khác.

    Về cái vụ liều lượng, nói như bác thì e đưa tiền cho bác mua giùm e tờ vietllot kiểu gì cũng trúng

Chia sẻ trang này