1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẬT NGỮ MỚI VỀ NGỮ HỌC

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 02/12/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    DĨ TỰ VI TRUNG - LIVED - KHÁNG

    Thứ bảy trốn nhậu nhẹt.

    Cái chữ "lived" này mình đã đánh vật hàng chục năm trước, với cụm "lived experience". Tuy hiểu nhưng chưa tìm được từ Việt vừa đủ nghĩa vừa xuôi tai. Nay tra tự điển Hán Nôm ra chữ "trú thời" (住过),rồi suy ra "trụ sinh", rồi "kháng sinh" thì chữ "lived experience" có thể giải quyết ổn thỏa. Tôi xin đề xuất dùng "kháng nghiệm". Cụm "kháng sinh" có lẽ do đụng chạm đến lĩnh vực y khoa nên triết đã ... né tránh (!?).

    Liên quan thì có một câu của Trần Đức Thảo trong "Phenomenology and Dialectical Materialism" (Hiện Học và Duy Vật Biện Luận) mà tôi chưa tìm được bản chính, qua trích dẫn của Nguyễn Hữu Liêm là:

    - "Chân lý phải được minh định trong tiến trình trở nên, vốn không phải là sự chuyển động của ý niệm, mà là của một thời tại tính sinh thực (actually lived temporarity)".

    Đành phải đi đường tắt là dịch ngược lại, có lẽ câu của họ Trần là:

    - "Truth must be determined in the process of becoming, which is not the movement of ideas, but of a actually lived temporarity".

    Cũng có chữ "lived". Theo cái nghĩa "kháng" thì tôi xin dịch lại câu trên như sau:

    - “Chân lí phải được quyết định trong quá trình hiện thực, đó không phải là vận động của những ý đồ mà là một thời-kháng đối thực”.

    Như đã đề cập thì chữ "thực" Việt ngữ tương đương ít nhất ba từ Anh ngữ:
    - Real: xác-thực; Actual: đối-thực; Practical: thực-lực.

    Bonus một đoạn về Hiện Thần của Hegel:

    Trích: "The Phenomenology of Spirit by Hegel, published in 1807, is based on a precious philosophical intuition: consciousness is not an completed institution, it is constructed, transformed to become other than itself. From this intuition, Hegel traces the epic adventure of the consciousness through its various stages, the evolution of consciousness, from sensitive consciousness to the absolute spirit. The Phenomenology of Spirit is thus the history of consciousness in the lived world. Hegel’s philosophy is a phenomenology insofar as he looks at the world as it appears to consciousness. This science of phenomena aims to capture the essence of things in the world".

    DTVT chuyển ngữ:

    "Hiện Thần của Hegel, xuất bản năm 1807, dựa trên một trực triết quí báu: ý thức không phải là một toàn trực, nó được kiến tạo, biến đổi thành những hiện-thân khác. Từ trực giác này, Hegel theo dấu một phiêu lưu sử thi ý thức qua những bước, sự tiến hóa của ý thức, từ cảm-thức đến thuần-thần. Hiện Thần do đó là sử-thức trong một kháng-giới. Triết của Hegel là một Hiện Học trong chừng mực mà ông nhìn nhận thế giới như vẻ ngoài của nó đối với ý thức. Khoa học hiện tượng là để nắm bắt hiện-thân của vật-giới".
    Chú: con người sống trên quả đất giống như một sự trụ sinh, đối kháng phần còn lại.-

    [​IMG]

    Like

    Comment
    Share
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    DĨ TỰ VI TRUNG
    - EXISTENCE PRECEDES ESSENCE
    - CẬN-TÍNH ĐẾN TRƯỚC BẢN-TÍNH

    Câu này các học giả VN thường dịch là "Hiện hữu đi trước bản chất”. Vấn đề có lẽ là ở ngôn ngữ, và ngôn ngữ có thể dẫn đến lầm lẫn. Theo tôi thì chỉ con người mới cảm nhận được sự hiện hữu (being) của mình. Nhìn con thú có vẻ vô tư lự, nhưng tư tưởng của nó có thể nói là "không có gì", chỉ có con người là có tư tưởng và họ trầm tư về sự hiện-hữu của mình, qua thiền tông và nhất là qua câu nói nổi tiếng của Descartes "tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu". Thế nhé, cần phải phân biệt hiện-hữu (being) với tồn-tại (existence). Trở lại với câu của Sartre thì ông dùng chữ "existence"tức tồn tại, một trạng thái mà có thể nói có ở cả những con thú, và Sartre phân biệt với "essence" tức bản-tính. Bản-tính cũng có ở mọi vật. Để phân biệt thì tiếng Anh có thuật ngữ "attribute"dùng cho "essence" mà ta gọi là "thuộc tính", và "property" dùng cho "existence"mà (tôi) tạm gọi là "cận tính". Thuộc tính là cái tính do trời sinh ra, khác với cận-tính là do môi trường xã hội mang đến, ví dụ như tiền là một thứ cận-tính của con người. Chữ "precede" không nên hiểu là "đi trước"hay "có trước" vì vấn đề ở đây không phải là cận tính và bản tính cái nào có trước, mà phải hiểu là cái nào "đến trước". Đến trước ở đây có nghĩa là Dasein (Heidegger) hiện diện tại thế trước. Như thế câu của Sartre có thể chuyển thành "cận-tính đến trước bản-tính". Hiểu nom na theo VN thì đó là "phú quí sinh lễ nghĩa". Phú quí (tiền tài, danh vọng) là cận-tính, nó đến trước và cái này mới quyết định bản tính "lễ nghĩa". Câu:

    - Muốn sang phải bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

    "Ý muốn"là cái chưa thành hiện thực (chưa đến), nó "khai quang"(thrown-openess clearing - Heidegger) cho hành động "bắc cầu". Như thế hành động "bắc cầu" phải chạm đích hiện thực trước rồi mới mở đường cho "sang vào".

    You are what you do (Sartre)
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    DĨ TỰ VI TRUNG - KHÁM PHÁ TRIẾT HỌC
    - DIFFÉRANCE
    -WHOLE LANGUAGE

    Rảnh rỗi tán triết, nghiêm túc thì có thể nói đây là hai thành tựu triết của mình.Trong triết học, người ta có thể sử dụng những khái niệm của một triết gia làm công cụ khám phá, từ đó mang lại cho khái niệm này những ý nghĩa mới. "Différance" là thuật ngữ của Jacques Derrida, ban đầu tôi nghĩ nó gồm hai từ "differ" (khác) và defer (trì hoãn) nên cứ ghép vào thành một thuật ngữ tiếng Việt, đó là "trì-biệt" và cứ hiểu nôm na là trì-hoãn và khác-biệt. Nhưng rồi đọc những bài về Deconstruction thì thấy nó chẳng ăn nhập gì. Đọc bài của Lê Thời Tân thấy có đề cập "différance" với Trung văn là "diên-dị" và Nhật ngữ là "sai-diên", song cũng khó lĩnh hội, cụm "nới dài khác biệt" tôi rút gọn thành "nới-biệt". Một thời gian sau lại thấy liên-văn-bản tản mạn quá. Hơn nữa cái từ "defer"ở đây không hẳn là "trì hoãn", mà có thể là "nương theo" và từ đó nới dài ra cũng không ổn. Khi hai từ cùng nằm chung trong một từ "différance" thì nó mang một ý nghĩa phổ quát hơn, không hẳn là xu hướng signifier-signifier mà nó là một sự đồng-nhất, nó đồng nhất những khác-biệt với cùng một thụ-hiệu (signified), không phải "nới-biệt" nhảy từ kí-hiệu này sang kí-hiệu khác, văn bản này sang văn bản khác với thụ-hiệu khác.Nếu mọi khác biệt kí-hiệu đều qui về một thụ-hiệu thì nó làm rõ hơn, chi tiết hơn cho thụ-hiệu. Chợt nảy ra từ "dị-diễn". Chắc là ổn, từ này là của tôi và do tôi định nghĩa:

    - Dị-diễn là hướng đến một sự đồng nghĩa (trong một ngôn ngữ hay bất cứ ngôn ngữ nào) dưới bất cứ hình thức nào.

    Dị-diễn vì thế giảm thiểu được khác biệt so với "nới-biệt" vốn được hiểu là lần theo từ gốc tức những từ cận kề với cùng tiếp đầu ngữ trong từ điển. Điều này đặc biệt quan trọng vì tuy có hệ ngữ âm Latin nhưng gốc từ Việt Ngữ Latin khác xa gốc từ Anh ngữ. Thật đúng là sai một li đi một dặm. Việc hiểu "différance" như thế là "căn bệnh" của Việt Ngữ Latin.Trong khi ở Anh ngữ thì sự diễn-giải (interpretation) luôn liên quan chặt chẽ về ngữ nghĩa tức từ-nguyên-học (etymology) thì ở Việt Ngữ Latin lại không có sự liên quan ngữ nghĩa này. Ngữ âm Latin đã trói buộc Việt Ngữ vào âm vị học và tước đoạt bản chất diễn giải, từ diễn giải chữ Nho vốn liên hệ chặt chẽ về ngữ nghĩa sang diễn mang tính ngữ âm. Gốc từ tiếng Việt chỉ có liên quan về mặt ngữ âm mà từ nguyên học tiếng Việt thì chỉ có mối liên hệ chặt chẽ với chữ Nho. Tính cách diễn giải của Việt Ngữ Latin đã khiến tiếng Việt ngày càng xa rời cái gốc chữ Nho vốn làm chuẩn cho ngữ nghĩa. Xu hướng (hay căn bệnh) diễn giải này đã ăn sâu vào trong tư duy của rất nhiều diễn giả. Cứ thấy tiếng Việt thì lập tức ta nghĩ ngay đến cấu trúc âm vị của nó. Trong mô hình Tam Diện Ngữ tôi cho rằng ở Việt Ngữ Latin có một sự đồng pha chữ-âm, còn trong Việt Nho thì có một sự đồng pha chữ-nghĩa. Dị-diễn là cách ta ngăn chặn xu hướng diễn giải thường dẫn các diễn giả đi quá xa về nội dụng, quá tản mạn về ngữ nghĩa này. Dị-diễn có trong nhiều khía cạnh ngôn ngữ, xã hội. Với dịch thuật, chuyển ngữ thì tôi định nghĩa thế này:

    - Dị-diễn là chuyển một hệ thống ngữ nghĩa của một ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích, sao cho ta có thể lĩnh hội hệ thống ngôn ngữ nguồn bằng chính ngôn ngữ của mình.

    Khám phá thứ 2 là khám phá Ngữ Nguyên (whole language). Nếu bạn hiểu về ngữ nguyên thì bạn sẽ thấy Việt ngữ của chúng ta đã khuyết đi gần như một nửa so với tiềm năng. Nói cách khác thì Việt Ngữ Latin mà ta đang sử dụng phổ biến ngày nay chỉ là phần nổi ngữ âm. Ngữ nguyên tiếng Việt bao gồm cả Việt Ngữ Latin và Việt Nho (từ nguyên học). Tuy nhiên, do âm vị học đã ăn quá sâu vào tiếng Việt nên cần phải có một sự giải phóng tiếng Việt khỏi âm vị học. Có giải phóng tiếng Việt khỏi âm vị học thì ta mới thấy cái phần chìm Việt Nho. Dị-diễn và ngữ-nguyên có lẽ là hai phương thức nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Việt Ngữ Latin.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    KHÁM PHÁ TRIẾT HỌC

    LÁ BÀI HEGEL

    Socrates nói "tôi biết rằng tôi không biết gì cả". Những câu nói tưởng chừng đơn giản, song cả nghìn năm sau người ta mới hiểu được. Để phân tích câu này, tôi dẫn chứng một mẫu đối thoại:

    Hỏi: bạn có sách của Kant không?
    Đáp: Không.

    Câu trả lời này gồm hai phần. Thứ 1 là tôi có biết sách, có đọc sách. Thứ 2 là tôi không biết sách của Kant. Ngay cả câu hỏi cũng gồm hai phần "có" và "không". Cái biết của Socrates cũng có cấu trúc của cả câu hỏi và câu trả lời. Cái biết thứ 1 của Socrates là biết khái niệm hay những đặc điểm chung. Cái biết thứ 2 của ông là biết cụ thể. Một cái biết danh từ và một cái biết tính từ. Một cái biết bản thể học (ontology) và một cái biết siêu hình (metaphysics).

    Cái biết thứ nhất làm tiền đề cho cái biết thứ 2. Socrates đã tiến đến cái đặc điểm chung tức tiên nghiệm, mở đường cho cái tất yếu. "Tôi biết" là hình thức tiên thiên của "tôi không biết". Nói cách khác thì biết gồm có "biết" và "không biết".

    Những 2 nghìn năm sau thì Hegel mới mở rộng câu nói của Socrates. Biết chỉ là một sự đồng nhất (identity), thay vì nói "biết" thì ông nói "đồng nhất là sự đồng nhất của đồng-nhất và phi-đồng-nhất" (Identity is the identity of identity and non-identity), từ đó cho rằng mọi vật đều có mâu thuẫn nội tại (self-contra***ory). Đây chính là nguyên lí của biện chứng pháp Hegel.

    Tôi thì lại nhận thấy ý tưởng của Socrates và Hegel tương đương khái niệm số không.Trong câu hỏi hay câu trả lời đã chứa hai mâu thuẫn phủ định nhau, "có" và "không".

    Tuy nhiên, cụ thể nhất có lẽ là lá bài, nó chứa hai mặt phủ định nhau. Có thể phát biểu theo ý của Hegel, là "một lá bài đồng nhất và phi đồng nhất với chính nó". Marx đã áp dụng nguyên lí này vào xã hội, xã hội bị phân chia thành đồng nhất và phi đồng nhất với chính nó, một xã hội phân chia thành "có" và "không có".
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    KHÁM PHÁ TRIẾT HỌC - NEW LAW OF IDENTITY
    LUẬT ĐỒNG NHẤT CỦA ARISTOTLE, HEGEL VÀ THANG

    Đánh vật mấy năm mới chứng minh được điều này.

    Ta hãy lấy ra một quân bài sấp từ một bộ bài, ngửa nó lên, rồi lại sấp xuống. Quá trình này tương đương với hệ thức:

    A=-(-A) = A

    Đây là luật đồng nhất đơn và tĩnh (static self-identity) của Aristotle. Quá trình này tương đương tam đoạn biện chứng:

    Đề (A);
    Phản đề (- A);
    Hợp đề [ - (- A)].

    Phản đề là quân bài ngửa có thể thay bằng (B, C , D) hay bất cứ quân bài ngửa nào. Quá trình thay những quân bài ngửa này là quá trình biện chứng động của Hegel. Như thế, một quân bài A mà ta đã biết giá trị của nó, qua quá trình ngửa bài, sẽ chọn được quân bài phù hợp với nó. Đây chính là quá trình vượt qua (overcome), duy trì (preserve), và loại trừ (sublation) của Hegel.

    A = - (Xn) = [A]

    Sự đồng nhất này có thể hiểu là một quá trình thăm dò, tìm kiếm đối tượng phù hợp, nhằm sắp xếp và đưa quan điểm của mình vào tổng thể một cách hợp lí nhất.

    Trở lại với câu hỏi “bạn có sách triết không?” thì câu hỏi này cũng chứa đựng tam đoạn biện chứng, với:

    Đề: “sách”
    Phản đề (phủ định): “triết”
    Hợp đề (phủ định của phủ định): ”không”

    Ở đây thì hợp đề vượt lên và bảo tồn đề và phản đề “sách triết”(Aristotle). Tuy nhiên, phản đề chỉ là một tính từ bổ nghĩa cho danh từ chung. Do đó ta có thể nói, bản thể học là danh từ, còn siêu hình là tính từ. Từ đây cũng có thể hiểu câu của Lão Tử “hữu danh vạn vật chi mẫu, vô danh thiên địa chi thủy”với “hữu danh” là bản thể học, “vô danh” là siêu hình. Câu hỏi trên cũng đưa ra hai chọn lựa, và câu trả lời có hay không còn tùy vào chủ quan của người bán, nghĩa là người bán có sách triết nhưng vẫn trả lời là “không có”, tức tùy thuộc vào độ trung thực của người bán. Như thế câu “tôi biết là tôi không biết” không hẳn là một câu nói chân thực mà còn là quyền chọn lựa.

    Trở lại với luật đồng nhất, tôi cho rằng mọi tập hợp đều có hai mức đồng nhất: cao và thấp. Mức đồng nhất cao tạo mâu thuẫn và đối lập, tương ứng với một canh bạc. Mức đồng nhất thấp là những vi-biệt (differential), tương ứng với bàn cờ. Có một sự trùng hợp là cả Heidegger và Francis Fukuyama, đại diện của Đức và Nhật, đều đề cập một sự kết thúc, với Heidegger là sự kết thúc của siêu hình, với Fukuyama là sự kết thúc của lịch sử. Như diển biến thì có lẽ lịch sử đã chuyển từ ý thức hệ sang bàn cờ địa chính.

Chia sẻ trang này