1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TranMinhkhochuoi, 09/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.029
    Đã được thích:
    46
    Vất con chim hott ra khỏi Cái Đầu Đần+Ị @Dani1 nghe chưa?
    Đây là nơi LỊCH SỰ VĂN HOÁ nghe chưa?
  2. Dani1

    Dani1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Cái cán bộ nài chưa biết nói cái thứ tiếng của bộ lạc ta rồi!:-)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.029
    Đã được thích:
    46
    ~ Đặc tính tâm lý của người VN & Ng Campuchia

    Đặc tính tâm lý:

    Người Khmer có lòng trung thực, kiên nhẫn với sự khó khăn, chịu đựng nhọc nhằn trong lao động. Ai cũng muốn mình lịch thiệp trong xã hội. Các phụ lão thích kẻ khác kính nễ, phụ nữ thường hay e thẹn.
    Cả già lẫn trẻ đều có lòng hiền hòa, không thích người ta ba hoa,Chém gióhay nói dối.
    Vì vậy nếu aiChém gióhay nói dối, lừa gạt ngườiCampuchiamột lần thôi thì cũng đủ để mất hế lòng tin thậm chí dẫn đến hận thù.
    Quan hệ xã hội

    Người Khmer thích sống trong sự thanh bình, xa nơi đông người.

    Nhà cửa:Người Campuchia thích xây nhà quay về hướng Nam.

    Khi vào nhà: Phía bên trái cửa nhà là chỗ giành cho các phụ lão (người lớn tuổi). Phía bên phải là chỗ giành cho các trẻ em nhỏ.

    Phòng ngủ: Người Campuchiakhông thích người lạ vào phòng ngủ. Đặt biệt là phòng ngủ của phụ nữ và con gái. Họ thường nằm xoay đầu về hướng Nam.

    Sự kiêng cử: NgườiCampuchiakiêng sờ đầu. Vì thế đầu giường ngủ là nơi càng kiêng cử hơn.

    3. Phong tục tập quán:

    Người Campuchiathường theo đạo Phật. Họ có tập quán cho con đi tu trước khi kết hôn vìngười Khmerthuở xa xưa quan niệm rằng: Được đi tu mới được học hành, mới đủ hiểu biết để kiếm kế sinh nhai trong xã hội. Vì thưở đó trường học chỉ có ở chùa nên có câu “tu học”. Hiện nay phong tục tập quán này hầu như đã được xóa gần hết. Mỗi phum xã đều đã có trường học riêng.

    Lễ tết:
    Hàng năm Campuchia tổ chức lễ Tết cổ truyền từ ngày 13 đến 15 tháng 4 Dương lịch. Mỗi lần Tết đến người Khmer quét dọn làng xã và sửa sang nhà cửa thật sạch sẽ. Trước nhà họ đặt một chiếc bàn có nến, hương, hoa và trái cây để rước thần thánh, trong nhà họ trang trí rất đẹp đẽ. Tối đến họ đốt đèn màu đủ loại và đèn ***g sáng rực rỡ. Trong dịp Tết người Khmer trưng diện quần áo mới đi chùa, đi cầu chúc sức khỏe, sự tiến bộ đến các ông, bà có công ơn và anh em họ hàng gần xa. Về phần thanh niên nam, nữ họ chơi trò kéo co, ném khăn, bắn chàm và ca múa rất vui vẻ.

    4. Mê tín:
    Đồng bào Khmer ở một số vùng rất tin vào tà ma, thần thánh, đồng cốt cho nên họ rất thích cúng bái. Hiện tục lệ này đã được xóa bỏ gần hết, chỉ còn lễ cúng ông bà

    Đặc tính tâm lý của người VN :
    Chuyên đề này, Dưới hàng Tít: Chúng ta có hung hãn không?
    Các TG (Hà Quang Minh, Hoàng Lãm và Ngô Nguyệt Lãng) lạm bàn về người Việt có hung hãn không? Nhân thống kê của Bộ Y tế cho thấy có đến có 5.121 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong mấy ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2016. Trong số 5.121 trường hợp nhập viện vì đánh nhau này, có 13 trường hợp kém may mắn đã tử vong. Nhìn vào con số mà Bộ Y tế đưa ra dễ mường tượng đến một xã hội bất an với những công dân ưa bạo lực, chuộng đánh đấm.

    Tôi có viết bình luận ngắn một cách tếu táo về vấn đề này: “Không đánh nhau thì biết làm gì?”. Thật sự khi đùa kiểu ấy, tôi cũng đau lòng. Bởi trong thẳm sâu tư duy của cá nhân, tôi vẫn tin vào những điều tốt đẹp trong bản tính của người Việt. Mặc dù, chúng ta vẫn còn nhiều tủn mủn, vụn vặt. Có điều, kiến văn của tôi không tỷ lệ thuận với tuổi tác. Những điều cần nói thì hai cộng sự đã nói rồi. Thế nên, chỉ dám trích dẫn lại ý kiến của các học giả tên tuổi để bạn đọc minh định đặc tính của người Việt mà thôi.

    Còn chúng ta có hung hãn hay không? Người Việt có hung hãn hay không? Tôi nghĩ, rõ ràng chúng ta ngày càng tiệm cận với sự hung hãn, từ trong lời nói, ký tự cho đến hành động. Căn nguyên của sự buồn bã này bắt nguồn từ đâu, cần được làm rõ một cách nghiêm túc.
    Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tình vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.

    Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tin tôn giáo nào cả.
    Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.

    Đàn bà thì hay làm lụng và đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ mọi việc mà lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thường giữ được các đức tính rất quý là: tiết, nghĩa, cần, kiệm.

    Người Việt Nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong tục, nói một thứ tiếng (tuy rằng mỗi nơi có một ít tiếng thổ âm riêng và cái giọng nói nặng nhẹ khác nhau, nhưng đại để thì vẫn là một thứ tiếng mà thôi) cùng giữ một kỷ niệm, thật là cái tính đồng nhất của một dân tộc từ đầu nước đến cuối nước” (Việt Nam Sử lược).

    2.Các nhà truyền giáo phương Tây thời nhà Nguyễn nhận định: “Xuôi miền đồng bằng gồm cả xứ Đông Kinh, là một miền rất đông đúc, đời sống người dân nghèo nàn cơ cực vì đất không nuôi đủ được người. Ngoài ra có nhiều kẻ ăn hại chỉ có độc một nghề là đi cướp phá mùa màng, dùng vũ lực hay dùng mưu mẹo để trộm cắp ở các nhà, vu cáo để gây ra chuyện kiện tụng và làm cho người khác phải tán gia bại sản.

    Ở xứ này, giàu có nhiều tiền lắm bạc là một tội to. Ai cũng sẵn sàng sinh sự và hãm hại người giàu mãi cho tới lúc họ bị rơi vào cảnh nghèo nàn” (Thư của các giáo sĩ thừa sai).
    [​IMG]
    Minh họa: Hữu Khoa.

    Quyển sách Thư của các giáo sĩ thừa sai từng được xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1821. Nguyễn Minh Hoàng đã tiến hành dịch lại bằng tiếng Việt do NXB Văn học và Trung tâm Quốc học xuất bản năm 2013. Đây là một quyển tư liệu tập hợp những bức thư của các giáo sĩ thừa sai của Hội thừa sai Paris trong quá trình truyền đạo ở Việt Nam từ năm 1766 đến 1786. Quyển sách gồm 2 phần. Phần đầu là giới thiệu sơ lược về nước Việt Nam xưa còn phần sau là tập hợp 57 bức thư của các giáo sĩ thừa sai gửi về Pháp hay Ma Cao cho người thân hay các cha bề trên trong Hội Thừa sai Paris”.

    3.Giáo sư, Nhà văn hóa học Trần Ngọc Thêm - một trí thức mà TG rất ngưỡng mộ, nhận định: “Nền văn hóa âm tính như nước ta có nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng có những hạn chế.
    Ví dụ, tính cộng đồng làng xã buộc tất cả mọi người phải giống nhau. Ai mà trồi lên thì sẽ bị kéo xuống, tất cả đều được cào bằng.
    Vì vậy, mỗi người luôn khao khát có một vị trí trong làng và vì vậy ai cũng thích hơn người khác một chút. Vì sao lại hơn một chút? Vì hơn nhiều là sẽ bị để ý, sẽ bị kéo xuống ngay. Thậm chí là bị đánh hội đồng. Cho nên ai cũng thích hơn người khác một chút thôi, hơn người được một chút là thích lắm, là sung sướng lắm. Y như trong thành phố bây giờ, bạn cứ thấy nhà nào sửa nhà thì ngay lập tức sẽ cố xây vỉa hè phố trước nhà mình cao hơn vỉa hè nhà bên cạnh một chút, bất chấp việc vỉa hè phố không thuộc sở hữu của mình.


    Tính cộng đồng còn làm nảy sinh thêm một tật xấu khác là tật thích “tám”, thích nổ, thích khoe. Tám_(Chém gió) chuyện, buôn dưa lê là đặc tính rất rõ của văn hóa âm tính.
    Đó là biểu hiện của những người thừa thời gian, rỗi việc cho nên hay la cà buôn chuyện.
    Cho nên người Việt Nam không chỉ phụ nữ, mà ngay cả đàn ông cũng thích Tám_(Chém gió). Phụ nữ thì ngồi với nhau để Tám_(Chém gió), còn đàn ông thì buôn chuyện ở quán nhậu, quán cà phê.


    Cộng với cái tính thíchChém gió, thích nổ, thích khoe, thích khẳng định mình một chút thì ~ forum (Diễn Đàn), mạng xã hội facebook là mảnh đất màu mỡ để phục vụ cho những đặc tính này.

    Tật buôn chuyện, thói a dua, bệnhChém gió… đều là những hậu quả của văn hóa âm tính”.

    4.Thừa nhận tất cả đặc tính của chính mình để giữ lại điều hay, sửa đổi điều chưa được, răn mình khuyên người cũng là điều nên làm lắm thay.

    Theo: Ngô Nguyệt Lãng
    Dani1 thích bài này.
  4. Dani1

    Dani1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Dân Việt ta vốn thiếu kiên nhẫn, nên dễ thỏa mãn, chả chịu đi tới cùng, tới chốn. Làm gì mà có thành công một chút là chùng lại ngay, vui mừng cái đã, khoan khoái cái đã....:-p
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.029
    Đã được thích:
    46
    & Gần đây vào ngày 5/6/2019 Mối QH giữa VN & Campuchia được thổi bùng lên vì 1 phát ngôn về cuộc chiến Campuchia củaThủ tướng Singapore Lý Hiển Long liên quan tới vấn đề Campuchia trong thập niên 1980. Các Bác nghĩ sao ???
  6. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Thực tế là Việt Nam đã chiếm đuợc nhiều đất của dân Khơ-me, bịt luôn cả đường ra biển của họ. Nên người Khơ-me ghét dân Việt là hiển nhiên.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.029
    Đã được thích:
    46
    Tuy nhiên trong cuối thế kỹ 20 thiên niên kỷ vừa qua, 3 cuộc chiến tranh tại DD đã làm mối QH này được Quốc tế hoá 1 cách rõ rệt.
    Và vào đầu thiên niên kỹ này mối QH này lại càng phức tạp hơn đi cùng với sự bành trướng KTTM của các cường quốc trong khu vực CHÂU Á TBD đan xen vào CT của Kampuchia ngày nay & cho chúng ta thấy 1 viễn cảnh K0 mấy gì tốt đẹp như trong~ Clip sau đây:



    & HI HỮU hơn nữa Là:

  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.029
    Đã được thích:
    46
    Dươ1 hàng tiêu đề trên FaceBook :
    Tại sao người Campuchia ghét Việt Nam.? Và đây là Họ đã tự nói ra những lý do này.

    https://www.facebook.com/630056650460523/videos/712858916086136

    Tác giả Bài viết đả nhận được trên 60 nghìn (60K) đọt Likes @};- & :x

    Còn Các Bác ???...
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.029
    Đã được thích:
    46
    Để hiểu rỏ hơn về mối quan hệ này
    chúng ta hãy nhìn vào LS đau thương của Kiều bào VN tại Campuchia; nó sẻ hé lộ phần nào V/Đ này:

  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.029
    Đã được thích:
    46
    Trên đây là ~ Tóm tắt nhanh; để hiểu rỏ chi tiết hơn về mối quan hệ ĐB này chúng ta hãy theo vào đường Link sau đây:

Chia sẻ trang này