1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Thực ra không hẳn đâu bác, chỉ có Hungary vượt rào EMA tự mình chấp nhận vaccine Nga thôi. Hiện nay có Ireland đang bắt đầu khảo sát vaccine Nga, nhưng họ có dám làm như Hungary không thì chưa rõ, còn các nước khác như Áo, Italy, Đức, etc. đều nói sẽ sẵn lòng mua vaccine này nếu EMA cho phép. Và Hungary đã chấp nhận Sputnik V từ trước khi có kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 đăng trên báo Lancet, chỉ có một số thủ tục phê chuẩn và đàm phán sản xuất kéo dài đến bây giờ.
    Thực ra, rất nhiều các quốc gia đã đồng ý đăng ký và sử dụng vaccine Nga từ trước khi có bài đăng trên báo Lancet. Tổng thống, phó tổng thống Argentina, tổng thống guinea, bộ trưởng nội vụ và speaker quốc hội của Serbia, etc. đều đã tiêm vaccine này từ trước. Brazil thì luật mới cho phép sử dụng bất kỳ vaccine nào mà đã được agency y tế của một số nước trong danh sách của họ chấp thuận, và số lượng người đã tiêm hình như là 2 triệu trở lên. Trong danh sách này có Nga và Argentina. Vì thế nên bây giờ để vào Brazil thì dễ dàng hơn nhiều, và cũng không cần The Lancet.
    Ấn thì khắt khe hơn, bảo hộ vaccine nội địa, nên Pfizer cũng đã phải rút đơn đăng ký, vì không có đủ dữ liệu như yêu cầu của Ấn Độ.
    Tóm lại, bài báo trên Lancet có ý nghĩa y học lớn, nhưng tác động xã hội của nó sẽ khác nhau tuỳ vào những nước khác nhau. Không phải agency y tế nào cũng dựa vào hay chịu ảnh hưởng từ Lancet.
    Chính Astrazeneca cũng đã được chấp nhận và được mua bởi nhiều nước từ trước khi phase 3 của nó được đưa lên The Lancet, thậm chí cả ở thời điểm nó đang bị bê bối ở Mỹ vì "thiếu minh bạch và nghiêm túc khi báo cáo kết quả thử nghiệm".
    Vấn đề vaccine chỉ có 1 phần là y học, còn lại là chính trị cả, dù không ai chịu nói ra điều này.
    Lần cập nhật cuối: 09/02/2021
    samuelbTifavn thích bài này.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Đừng có đánh đồng bài báo vào tháng 2/2021 của Lancet với kết quả của chương trình thử nghiệm vắc-xin trên diện rộng ở nước Nga. Bọn Nga bắt đầu chương trình thử nghiệm từ tháng 9 năm ngoái. Đến đầu tháng 12 đã có kết quả sơ bộ để đưa cho các nước đối tác cân nhắc, đánh giá rồi. Công bộc của dân trên thế giới không phải chỉ ngồi chờ thông tin trên 'báo uy tín' để mà cân nhắc quyết định đại sự quốc gia.

    Trích từ lancet về các mốc thời gian.

    https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(21)00234-8/fulltext

    Between Sept 7 and Nov 24, 2020, 21 977 adults were randomly assigned to the vaccine group....

    ....The first database lock was on Nov 18, 2020, when 20 cases of COVID-19 had been reported. The interim safety analysis (analysis of rare adverse events) was done with data up to the first database lock. Since there was an increase in COVID-19 incidence in Moscow during November, the second database lock was done on Nov 24, 2020, when 78 COVID-19 cases had been reported. Data for the interim efficacy analysis and serious adverse events analysis are presented up to the second database lock.



    -----------------------------------------------------------------------------
    Về thời điểm các nước đối tác cấp phép sử dụng cho vắc-xin Sputnik thì có thể tham khảo bài viết của bạn nguyenchthong32. Tất cả đều là sau tháng 12. Sau khi đã bỏ ra nhiều tuần nghiên cứu tỉ mỉ kết quả sơ bộ của chương trình thử nghiệm trên diện rộng ở nước Nga.
    http://ttvnol.com/threads/tiem-luc-quan-su-lien-bang-nga-phan-5.15319022/page-340#post-46655042

    Chính quyền có trách nhiệm với dân thì họ đợi có kết quả thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng để có căn cứ khoa học mà cấp phép. Chính quyền sĩ diện, háo danh thì phải cấp phép trước để được tiếng là nước đầu tiên, để thể hiện tiềm lực, để lăng xê sản phẩm.
  3. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Đây chính là điều mà tôi đã nói ở các forum khác, trước khi có bài Lancet thì số liệu Nga đã có rồi, nhưng họ không "công bố", mà chỉ chuyển cho các agency y tế xét duyệt. Nếu không có bài trên Lancet giai đoạn 3, đã có và sẽ còn nhiều nước lấy cái cớ chưa "công bố" để phản đối. Ngay bây giờ vẫn có người nói ra rả là chưa "công bố" pháe 3 này.
    Tóm lại thế này, PR của chính quyền là để gây chú ý của thế giới, còn để được chấp nhận thì thế nào cũng phải có dữ liệu. Nhưng cần phải hiểu rằng, cái đó cũng chỉ là điều kiện cần, chưa đủ. Đủ chính là vấn đề chính trị và/hoặc bảo hộ sản phẩm. Giống như Lithuathian đã nói sẽ k chịu dùng vaccine Nga dù EMA có chấp nhận, etc.
    Cuối cùng, sao có topic riêng về Covid mà k ai vào nhỉ? Lại nói ở đây?
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Cười cợt Putin thì vào topic nước Nga nói thôi. Chứ covid là chuyện nghiêm túc, mình không muốn cười cợt chuyện ấy.

    Chuyện Lancet đăng kết quả vào tháng 2 thì tờ báo đấy nó cũng như công bộc của dân ở các nước trên thế giới. Phải có thời gian thẩm định phương pháp, kiểm chứng số liệu, khẳng định căn cứ khoa học thì nó mới đăng. Do đó nó mới được coi là 'báo uy tín' của internet. Chẳng phải nước Nga thích, muốn đăng thì chỉ cần đưa số liệu. Nên đừng suy diễn là đến tháng 2 nước Nga mới công bố số liệu để PR, để gây áp lực.

    Vấn đề vắc-xin chính trị chẳng qua chỉ là có người muốn suy diễn để trầm trồ cái hình ảnh anh hùng, một mình cân cả thế giới của Tin thánh thôi. Chứ người bình thường như mình căn cứ vào các mốc thời gian làm việc và tiêu chuẩn an toàn, quy cách cấp phép của WHO thì thấy chuyện nó bình thường. Bọn Nga đến tháng 12/2020 mới có số liệu sơ bộ. Các nước mất vài tuần đến vài tháng để kiểm tra, thẩm định. Thấy đúng thì cấp phép. Thấy không đúng thì không cấp. Chẳng có công bộc nào đi làm chuyện ngược đời như Putin là cứ cấp phép trước cái đã, số liệu căn cứ khoa học thì từ từ bổ sung sau.
  5. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Chắc chắn sẽ có nhiều nước không mua vaccine của Nga, dù EMA có cấp phép. Cũng như hiện nay, dù nhiều nước dùng của Nga, cũng sẽ có nước sống chết không dùng của Nga, và cũng có nước sẽ quyết k xài đồ Mỹ. Vaccine không thể tách rời chính trị được.

    Còn về chuyện cấp phép, thì nhiều bạn ở Nga đã giải thích từ năm ngoái trong forum khác rồi, nên chả muốn bàn lại.

    Mà kỳ lạ, cái topic về Covid cũng là nghiêm túc cơ mà nhỉ? Sao lại bàn Covid ở topic quân sự?
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Vắc-xin hiệu quả là một chuyện. Còn phải đảm bảo chất lượng sản xuất nữa. Người ta không mua vắc-xin Nga có thể do nhiều lý do. Nhưng chắc chắn một điều chẳng ai từ chối mua vắc xin vì nó tên Sputnik đâu mà suy diễn nước Nga tội nghiệp ở đây.

    Vấn đề kế tiếp của nước Nga đó là năng lực sản xuất xã hội. Có hàng tốt nhưng không có nhà máy tốt. Phải đi ra nước ngoài thuê nhà máy người ta làm giùm. Và một khi phải ra nước ngoài thì phải cạnh tranh giá cả với người ta. Vắc-xin của Mỹ, tây chúng nó bán giá trên trời cho chính quyền Mỹ, EU. Do đó chúng nó có vốn, có tiền. Có nhiều tiền thì sẽ thuê được nhà máy tốt, có uy tín để tham gia chuỗi sản xuất của chúng nó. Bọn Nga sẽ phải chạy ra thuê các nhà máy hạng hai, hạng ba. Cơ sở khoa học Nga tốt đấy, nghiên cứu ra vắc-xin chất lượng đấy. Nhưng đến khi sản xuất, khâu chất lượng không bảo đảm thì cũng như không.

    Người bình thường như mình ở đây nhìn vào vấn đề thì nhìn vào cơ sở khoa học Nga đi trễ vài tuần ở khâu thử nghiệm quy mô lớn. Nhìn vào khả năng kinh tế Nga trễ ...vài chục năm do tích lũy kém. Do đó mình đánh giá lợi ích đạt được sẽ không cao. Chứ mình không đi suy diễn rằng thế giới thù nước Nga nên nên vắc-xin tên Sputnik sẽ không có người mua.

    Còn chuyện mình cười cợt các trò quái đản của Putin thì đó là chuyện hằng ngày ở cái diễn đàn này. Tuy nhiên mình cũng cố không đi cười ở những chỗ không nên cười.
    Lần cập nhật cuối: 10/02/2021
  7. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Không, năng lực sản xuất của Nga hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí GMP của quốc tế, đủ tiêu chuẩn để sản xuất cho bất kỳ đâu. Những thông tin chi tiết về 5 công ty Nga sản xuất vaccine này, tôi đã đưa ở forum khác nên không muốn đưa lại. Các nhà máy của Nga sản xuất cho thị trường Nga, và 1 phần nhỏ cho nước ngoài. Chỉ đến khi thị trường Nga tiêm xong thì họ mới xuất khẩu số lượng lớn
    Còn các vaccine Nga tiêu thụ ở nước ngoài hiện nay thì kể từ tháng 3 (theo kế hoạch) sẽ do các đối tác quốc tế của Nga sản xuất, họ đã ký hợp đồng với Nga rồi. Ví dụ đối tác Hàn Quốc sẽ sản xuất cho thị trường Trung Đông với 150 triệu liều, do tập đoàn Yas Pharmaceuticals - DAS Holdings ở UAE đảm nhiệm phân phối đưa ra thị trường.
    Các thị trường khác do đối tác Ấn, và Trung Quốc sản xuất.
    Có thể sắp tới Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil sẽ tham gia sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn xuất khẩu
    Sản xuất chả có gì ghê gớm cả, thiếu gì công ty quốc tế nhận sản xuất theo hợp đồng

    Hình như ngay cả Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (NRA) đạt chuẩn quốc tế, được trao bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO, trở thành một trong 39 quốc gia trên thế giới được công nhận NRA và có điều kiện xuất khẩu vaccine, nên nếu VN đàm phán xong được với Nga, rồi sản xuất được, thì còn có thể xuất khẩu.

    Việc đàm phán này cũng không đơn giản, ví dụ hiện nay đàm phán giữa Nga với Hungary về sản xuất ở Hungary. Báo chí 2 bên cho biết, việc đàm phán phức tạp không phải chỉ ở cấp độ kỹ thuật, quản lý, ăn chia quyền lợi 2 bên, giữa bên phát triển công nghệ và sản xuất, mà là đàm phán ở cấp độ chính trị.

    Tóm lại, việc sản xuất không có gì là không giải quyết được hết.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Năng lực sản xuất của Nga tốt vậy thì hôm nay Nga đã sx được bao nhiêu liều Sputnik cho dân nga rồi ?
  9. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Toàn thánh chém trên trời dưới biển. Nga năng lực sản xuất vaccine kinh người thế thảo nào dân Nga giờ đek có vacine mà tiêm dù tuyên bố mình là bên nấu ra vacine đầu tiên. Kệch cởm thế vẫn nói lấy được
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Kế hoạch trên giấy của nước Nga cũng không thể đạt đến một tỷ liều trong năm 2021

    https://tass.ru/ekonomika/10486651
    По его словам, за первые три месяца этого года в регионы РФ будет направлено около 16,8 млн доз вакцины "Спутник V". "Что касается доступности для поставки в регионы: до конца января будет направлено в регионы 2,1 млн доз, на февраль мы рассчитываем 5,7 млн доз отправить и почти 9 млн доз на март месяц", - сказал Мантуров.

    Dự kiến cho cả tháng 3 chỉ sản xuất ra có 9 triệu liều vắc-xin. Biết bọn Anh, Mỹ, Ấn chúng nó hiện sản xuất bao nhiêu liều một ngày không ? Còn cái kiểu cứ từ từ sẽ tăng cường năng lực sx thì mình xin kiếu nước Nga. Nghe mãi mấy cái kế hạoch 5 năm của anh Tin nên chán rồi.

    Làm trò quái đản đi cấp giấy phép sản xuất vắc-xin đầu tiên trên thế giới, không cần thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Nhưng chuẩn bị 6 tháng trời mà năng lực sản xuất dự kiến trên giấy chỉ được 9 triệu liều vắc-xin một tháng. Đầu voi đuôi chuột. Còn đi khóc lóc rằng sẽ chẳng ai chịu mua vắc-xin mà em không có nữa chứ. Chỉ có Putin, độc nhất vô nhị.

Chia sẻ trang này