1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    Cụ thông minh! Biết vật dụng rẻ, đơn giản mà hiệu quả, thì cụ dùng.có phương án chống đâm húc. Nước lớn, nước ròng đều ở được là ok rồi. Tôi không ở núi nữa,
    Xuống ao làm bè nuôi .... Rồi :D
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Chiến tranh kim chi giữa Hàn và Trung

    Các trang mạng xã hội ở Trung Quốc và Hàn Quốc đang bùng nổ các cuộc tranh cãi, với đề tài là xuất xứ của kim chi, món bắp cải lên men là sản phẩm truyền thống của nước nào. Lời lẽ tấn công nhau, đang ngày càng dữ dội, không khác gì Trung Quốc và Đài Loan, Indonesia, Philippines và Việt Nam về đường chín đoạn trên biển Đông.

    Ở Trung Quốc, truyền thông dân túy cực đoan của nước này đã gây phản ứng sau khi hò reo chuyện món rau muối ngâm của họ được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế [ISO - International Organization for Standardization]. Đại diện cho luồng dư luận đó, tờ Global Times đưa tin, nói đó là “chuẩn quốc tế của ngành công nghiệp kim chi do Trung Quốc dẫn đầu”.

    Chính việc đề cập đến từ kim chi đã gây ra những cáo buộc giận dữ ở người Hàn Quốc rằng Trung Quốc đang cố gắng sở hữu kim chi là của riêng họ, trong khi thực tế giải thưởng, với tên gọi đúng - chỉ là pao cai - một loại rau muối thường thấy trong ẩm thực Tứ Xuyên.

    Khắp nơi, người Hàn Quốc nổi giận, nói Trung Quốc đang cố gắng đòi cướp món kim chi là của riêng họ. “Hoàn toàn vô nghĩa, thật là một tên trộm ăn cắp văn hóa của chúng ta !” Một cư dân mạng Hàn Quốc đã viết trên Naver, một cổng thông tin điện tử phổ biến rộng rãi ở Hàn.

    Kim Seol Ha, cư dân Seoul cho biết : “Tôi đọc một câu chuyện trên phương tiện truyền thông rằng Trung Quốc nói rằng kimchi là của họ, và họ đang làm tiêu chuẩn quốc tế cho nó. Thật là vô lý”.

    Một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho biết sự thèm muốn trắng trợn của Trung Quốc đối với kim chi cũng giống như một “sự ra đời để thống trị thế giới”.

    Ngay cả bộ Nông nghiệp của Hàn Quốc cũng xúc động bình luận về cuộc xung đột văn hóa mới nhất, đưa ra một tuyên bố nói rằng tiêu chuẩn đã được ISO phê duyệt “không liên quan gì đến kim chi”.Bộ cho biết thêm : “Việc pao cai nhận chuẩn ISO mà không phân biệt giữa kim chi với pao cai từ Tứ Xuyên là không phù hợp".

    Trong khi đó, dân Trung Quốc cực hữu thì cười cợt, có người viết trên Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc rằng : “Ngay cả cách phát âm của kimchi cũng có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, còn gì để nói nữa”.

    Cuộc chiến tranh này khiến ISO bối rối. Sandrine Tranchard, phát ngôn viên của I.S.O., cho biết trong một email rằng tổ chức này thường phát triển các tiêu chuẩn thuần túy kỹ thuật dựa trên yêu cầu từ “ngành hoặc các bên liên quan khác” và các ủy ban kỹ thuật của tổ chức bao gồm các chuyên gia từ ngành, nhóm người tiêu dùng, học viện, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. ISO cũng cho biết Trung Quốc nói họ có mọi quyền yêu cầu món ăn này là của riêng mình, vì rất nhiều kim chi được tiêu thụ ở Hàn Quốc - nơi mọi người ăn ước tính khoảng 2 triệu tấn mỗi năm - đến từ Trung Quốc.

    Nỗi đau thực tế của người Hàn là hiện nay, có gần 40% lượng kim chi được nhập khẩu từ Trung Quốc – do giá nhân công rẻ, cũng như nhiều nhà thầu ở Hàn muốn công nghiệp hóa món ăn truyền thống này, trong khi nhiều gia đình trẻ ở Hàn Quốc chọn nhiều món ăn ngoại nhập hơn. Bạn đừng ngạc nhiên với điều này, khi văn hóa điện ảnh, văn học, manhwa… của Hàn luôn cố ý đưa hình ảnh kimc hi, như sự khuyến khích bảo tồn văn hóa ẩm thực.

    Tờ New York Times nhận định rằng Global Times đã chạm đến dây thần kinh ở Hàn Quốc, nơi nhiều người cảm thấy bị đe dọa bởi sự hiện diện ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực. “Nội dung văn hóa của Hàn Quốc đang mở rộng ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu, nên có vẻ như Trung Quốc đang nỗ lực để tuyên bố rằng những nội dung đó có nguồn gốc từ họ”, Seo Kyoung Duk, giáo sư tại Đại học nữ Sungshin ở Seoul, nói với Yonhap News.

    Do một loạt các vấn đề về sức khỏe của kim chi Trung Quốc trong quá khứ - bao gồm cả kim chi chứa trứng ký sinh từ chất thải của con người và quá nhiều chất chì - nên nhiều người Hàn Quốc sẽ không mua kim chi Trung Quốc tích trữ trong siêu thị, mặc dù nó rẻ hơn so với các nhãn hiệu tự trồng. Nhưng cũng như Việt Nam - ngành công nghiệp nhà hàng vẫn lấy nguồn hàng từ Trung Quốc và cung cấp cho những khách hàng Hàn Quốc vì lợi hơn.

    “Chúng ta cần nâng cao nhận thức về giá trị thực sự của món kim chi quốc gia Hàn Quốc” Lee Yong Jik, phó giám đốc tại bộ phận kim chi của Bộ Nông nghiệp, nói với BBC. Chính phủ hiện đang xem xét việc bắt các nhà hàng phải niêm yết công khai nguồn gốc nguyên liệu của họ.

    Bài học trong câu chuyện kim chi này ? Từ một quốc gia được giao công thức để gia công chế biến, nhập khẩu vào Hàn Quốc, giờ thì Trung Quốc đã vui mừng thông báo đó là thực phẩm thành tựu của họ. Áo dài và nhiều nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam đã bị Trung Quốc ứng xử như vậy trên thế giới. Hãy nhân rộng đến nhiều thứ khác, bạn đoán xem Trung Quốc sẽ còn làm gì nữa trong thế kỷ này ?
  3. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Biển đông dạo này im hay là do dịch không có tin về nó nhỉ
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Tàu hải cảnh Trung Quốc vào gần lô dầu khí của Việt Nam ngoài khơi Vũng Tàu

    RFA 2021-02-22

    Tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào gần lô dầu khí của Việt Nam thuộc dự án Biển Đông 1 của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), ngoài khơi Vũng Tàu, vào các ngày 21/2 và 22/2 vừa qua, theo dữ liệu mà RFA thu thập được qua trang theo dõi tàu biển.

    Cụ thể, vào ngày 20/2, tàu hải cảnh mang ký hiệu CCG 5304 đã đi từ Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, và vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 170 hải lý, vào ngày hôm sau.

    Tàu CCG 5340 chỉ cách lô dầu khí thuộc dự án Biển Đông 1 của PTSC khoảng 1 hải lý. Đây là khu vực có lô dầu khí là Hải Thạch-Mộc Tinh. Động thái này có thể cho thấy Trung Quốc đang chống lại những nỗ lực của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đòi chủ quyền.

    Ông Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á- ISEA, nhận định về động thái mới nhất như vừa nêu của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam:

    “Họ khiêu khích Việt Nam theo lối dọa nạt vì vùng đấy là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu hải cảnh của Trung Quốc có quyền đi ở chỗ này nhưng không được phép làm điều gì để gây ra hiểu lầm rằng có chủ quyền ở đó để làm trái với luật pháp quốc tế và các quy tắc các bên đã thỏa thuận.

    Khi tàu hải cảnh của Trung Quốc chạy sát vào dàn khoan của Việt Nam, chỗ trữ dầu, thì Trung Quốc đã vi phạm tất cả những thỏa thuận đã ký với Việt Nam và các nước khác. Nhất là những dàn khoan lớn thì anh không thể đi vào cách 12 hải lý chứ đừng nói mấy trăm mét, nhưng họ đã đi vào sát để khiêu khích và dọa nạt”.
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Hải Quân Trung Tá Trần Trung Tín Là Người Mỹ Gốc Việt Lên Chức Chỉ Huy Khu Trục Hạm USS John S.McCain Hoạt Động Tại Biển Đông

    23/02/2021


    Hải Quân Hoa Kỳ vừa có một người Mỹ gốc Việt đảm nhận chức vụ chỉ huy cho Khu Trục Hạm USS John S.McCain thuộc Hạm Đội 7 của Hải Quân Hoa Kỳ là Trung Tá Trần Trung Tín, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 23 tháng 2 năm 2021. Bản tin Đài VOA tường thuật thêm về tin này như sau:


    Khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS John S.McCain thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, một con tàu đang hoạt động với hành trình dày đặc cho sứ mệnh tự do hàng hải ở Biển Đông và vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, vừa có chỉ huy mới là người Mỹ gốc Việt, Trung tá Tín Trần.

    Tại một lễ trên chính con tàu này khi neo ở căn cứ Yokosuka, Nhật, hôm 19/2, Trung tá Tín Trần, còn được biết với tên tiếng Việt là Trần Trung Tín, phát biểu: “Sự hiện diện trước quý vị hôm nay với tư cách là chỉ huy thứ 19 của tàu USS John S. McCain là bằng chứng cho những cơ hội vô biên mà đất nước Hoa Kỳ mang lại cho công dân của mình, dù là người bản xứ hay người nhập cư.”

    “Tôi là nhân chứng cho tiềm năng vô hạn mà ngành Hải quân của chúng ta mang lại cho những chiến sĩ trẻ nam cũng như nữ, những người con cống hiến theo tiếng gọi của tổ quốc,” trang tin của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ dẫn lời tân chỉ huy gốc Việt nói.

    Cùng ngày, Đô đốc Michael Gilday, Tham mưu Trưởng Hải quân Hoa Kỳ, viết trên Twitter chúc mừng Trung tá Tín Trần.

    Ông David Larter, một phóng viên của trang Defense News thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nhận định trên Twitter về việc tàu có chỉ huy mới là người gốc Việt: “Có được một người Mỹ gốc Á ở vị trí cao như vậy là một thông điệp tuyệt vời cho khu vực.”

    Vào cuối tuần qua, Hội Quân nhân Mỹ gốc Việt (VAUSA) gửi lời chúc mừng đến Trung tá Tín Trần, một thành viên của Hội, với lời chúc: “Tàu Big Bad John [tên gọi thân mật của các chiến sĩ đối với tàu USS John S. McCain] có được người quản lý chăm sóc tốt.”


    Trung tá Trần Trung Tín gia nhập hải quân vào năm 1998, ông theo học khóa huấn luyện Recruit Training Command tại Great Lakes, Illinois và trở thành một thủy thủ phục vụ trên soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) thuộc Đệ thất hạm đội tại Yokosuka, Nhật Bản. Đến năm 2000, ông được tuyển chọn thụ huấn chương trình sĩ quan hải quân trù bị tại Đại học Jacksonville, Florida.
  6. lovemyvn

    lovemyvn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2017
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    28
    TQ sắp sửa ăn hành rồi, tất cả các công ty công nghệ TQ sẽ bị cấm mua bán, giao dịch, chuyển giao công nghệ, nền tảng cốt lỗi thông minh với Mỹ. TQ sẽ khó vượt qua Mỹ về kinh tếở vị trí số 1. Lâu dài có khi trở lại vị trí số 3 đứng sau Nhật Bản. Một lượng rất lớn đầu tư từ TQ sẽ dịch chuyển sang VN trong thời gian tới. Tương lai VN có thể trở thành một mắt xích của chuỗi sản xuất hàng hóa toàn cầu.
  7. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Dịch covid19 đang có chiều hướng giảm trong khi ngày càng có nhiều người được tiêm vắc xin. Khi dịch bệnh chấm dứt cũng là lúc đến màn hỏi tội về trách nhiệm TQ với đại dịch này.

    VN cần tìm vài proxy để bật lại TQ trong trường hợp TQ muốn phá thối, ko cho VN nằm yên hưởng lợi. Ngay cả các cường quốc còn phải chơi proxy thì với quốc gia tầm trung như VN ko thể ko dùng.
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
  9. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Kết hợp việc TQ tăng cường các trận địa phòng không ở phía nam với việc hỗ trợ QĐ Myanmar đảo chính thì rõ là muốn mở và bảo vệ đường vận chuyển hàng ở phía nam TQ-qua Myanmar- Ấn Độ dương khi biển Đông, eo Malaca bị chặn.

    Có thể Tập đang tính ăn gỏi Đài Loan, chấp nhận bị bao vây cô lập trong 1 thời gian ngắn. Có thể Tập tính rằng sau khi chiếm ĐL thành công, ván đã đóng thuyền rồi thì quốc tế dần dần cũng phải gỡ bỏ cấm vận. Uy tín Tập sẽ lên cao ngút trời.

    Nhưng nếu bại, họa chia 5, xẻ 10 khó tránh !!!!!
  10. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Cái thằng Đài có thể độc lập nhất mà còn éo được với nó thì chuyện chia 5, xé 7 là chuyện... hão huyền.
    Còn cái chuyện nó đặt đơn vị phòng không gần biên giới, các con giời cứ lo nó đe dọa mình nhưng nhà em lại thích nghĩ mình đe dọa nó trước. Thế cho nó ngầu. :cool:

Chia sẻ trang này