1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dua_con_cua_dao

    dua_con_cua_dao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Các anh, cá chú, các bác khi xưa ở đảo khổ quá! Bây giờ, bọn cháu sống trong nhung lụa, ưa thứ này, ghét thứ kia. Bữa ăn không có có món ưa thích là kén ăn. Khổ cho các chú, các bác, các anh ngày xưa quá. Dọc lên mà cảm thấy có lỗi rất lớn với những thế hệ trước. Trong đói khổ, dfdanj bom mà tình người cứ sáng rực như ánh mặt trời. Cúng cháu thấy hổ thẹn vô cunhgf x\vì những suy nghĩ ti tiên, nhỏ nhoi ngày hôm nay trước những điều đơn giản như các chú, các bác, các anh ngày trước!
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    thế cái cờ Thái Lan ấy nó cắm ở đâu, trên đảo à!? Suy nghĩ 1 cái là biết cóc thể nào! Nó đóng rồi giữ kiểu gì được! Ông nhớ lộn thì có. :-"
    MafiaMichelHung thích bài này.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Ngày 4 tháng 2 năm 1988, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng HQ họp nhận định: Nước ngoài đã cho quân đóng trên đảo Chữ Thập, trước mắt ta chưa đóng xen kẽ vì họ ngăn chặn ta từ xa. Họ có thể mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các đảo Châu Viên, Đá Đông, Đá Nam, Tốc Tan và đóng xen kẽ những bãi đá ta đang đóng giữ. Do đó, ta phải nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng giữ Đá Lát, Đá Lớn, Châu Viên.

    Thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, Tư lệnh Hải quân điện cho biên đội tàu 611 và 712 đang neo đậu ở đảo Trường Sa Đông đưa lực lượng công binh và bộ đội của Lữ đoàn 146 đến đảo Đá Lát. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Công Phán, bộ đội phân chia lực lượng thành 3 tổ chiến đấu canh gác; đồng thời tổ chức lực lượng làm nhà cấp 3. Đến ngày 20 tháng 2, lực lượng công binh được sự hỗ trợ của lực lượng đóng giữ đảo hoàn thành nhà và bàn giao cho lực lượng bảo vệ đảo. [​IMG]
    Chiến sỹ trẻ đảo Đá Lát tháng 5/1988.(NVT) [​IMG]
    Người bạn thân thiết của các chiến sĩ [​IMG]
    Phút chia tay lưu luyến. Tạm biệt nhé, những người lính trẻ dũng cảm.(NVT)

    [​IMG]
  4. en_bac

    en_bac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Bài viết:
    908
    Đã được thích:
    2
    Bác Vaputin ơi tiếp đi bác. Hôm nào bác tổng hợp lại thành 1 bài dài cho anh em cất làm tư liệu bác nhé em lên đây chỉ để chờ bài bác thôi
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đá Đông, một đảo chìm rộng giữ vị trí quan trọng trong quần đảo, trước đó Sở chỉ huy Quân chủng HQ đã lệnh cho tàu 661 đưa lực lượng ra cắm cờ, canh gác; đồng thời lệnh cho tàu 605 chở vật liệu, bộ đội chốt giữ đảo của Lữ đoàn 146 và lực lượng công binh của Trung đoàn 83 ra xây dựng, bảo vệ. Trong bối cảnh hải quân nước ngoài có thể khiêu khích ngăn chặn, song các tàu của ta đã bình tĩnh vượt qua sóng gió đưa bộ đội và vật liệu đến đảo an toàn. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tàu, đảo, công binh, công việc triển khai xây dựng nhà, công sự đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Ta triển khai lực lượng bảo vệ đảo. Các tàu 605, 604 tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài Đá Đông. Hai tàu này ngày 13/4/1988 đã được điều đến khu vực Gạc ma và bị TQ bắn chìm ở đây.

    [​IMG]

    Đường vào đảo Đá Đông (NVT)


    [​IMG]

    Đường vào đảo Đá Đông (NVT)

    [​IMG]


    [​IMG]

    Trong ảnh trên bên cạnh nhà cao cẳng là một pông tông, Có thể đó là chiếc pôngtông DL10

    “Hồi đó ra đảo chúng tôi thường ở một tăng (18 tháng), có người ở hai tăng mới được về phép. Còn tôi trải qua bốn cái tết liên tục ngoài đảo, từ lúc là trung úy (năm 1988) cho tới khi về bờ (năm 1991) thì sắp lên đại úy. Cả năm trời không có tàu ra thăm” - trung tá Phạm Hùng Vĩ, khi ấy là trưởng pôngtông (một loại sà lan được neo cạnh các bãi san hô) chốt giữ đảo Đá Đông từ tháng 8-1988, kể.

    Thứ kết nối duy nhất với đất liền là đài Vec 206 của Liên Xô buộc vào ăngten cột trên “sân thượng” pôngtông. Pin hết lại trút ra, đổ nước muối vào phơi nắng đến tối rồi nghe tiếp. Trước tết năm 1989 nửa tháng, pôngtông DL10 mới có tàu ra cấp một con heo và ít kẹo, mứt ăn tết sớm.

    Giao thừa, anh em quây quần bên chiếc đài Vec nghe ************* chúc tết. Nhưng sóng yếu quá, nghe tiếng được tiếng mất. Rồi mọi người thi nhau kể chuyện về quê hương mình, gia đình mình, cả những ước mơ và cùng nhau phá lên cười.
    Anh Vĩ nhớ lại những giây phút buồn nhất và cũng lãng mạn nhất: “Cứ trời quang là anh em lên nóc pôngtông ngó qua đảo Trường Sa Đông. Tôi ngồi nhìn về hướng bắc, cố hình dung xa xa tận đường chân trời đó là đất liền. Bao nhiêu nỗi nhớ dành hết cho nhà, cho lũy tre, cho làng xóm, cho hình ảnh những người nông dân trên bờ đê đường làng...”.
    Mỗi lần tàu ra chỉ cập đảo mấy tiếng, viết thư không kịp. Anh em buồn quá, nhớ nhà quá cứ viết sẵn thư nhưng không được đề ngày. Phần tái bút nhiều khi dài gấp mấy lần phần thư vì trong thời gian chờ tàu ra lâu quá. Có người gửi một lúc 12 lá thư.

    Hồi ấy không có phong bì. Tem thư thì hiếm lắm. Bộ đội tự làm phong bì. Tem thì dặn người nào thân thân: “Nhớ dán giúp cái tem, tôi cho ông ốc nón, cá khô”. “Có người anh em, bố mẹ mất nhưng phải gần năm sau mới nhận được thư người nhà báo” - anh Vĩ khẽ lắc đầu khi nhớ lại quãng thời gian quá nhiều gian khổ ấy. Người chỉ huy ngày ấy chùng giọng khi kể về cô em gái mất hồi tháng 1-1990 nhưng đến cuối năm 1991 anh mới biết tin...
    Giữa bốn bề là sóng nước, cách giải trí thông dụng nhất của anh em là đi bắt tôm bắt cá khi thủy triều xuống. “Ngày đó Trường Sa tôm cá nhiều vô kể - anh Vĩ nói - Cá bơi sát mép đảo. Tôm hùm một con 5-6kg, râu dài cả sải tay. Ăn nhiều quá cũng chán, anh em bỏ hết phần thịt, lấy phần vỏ tôm phơi khô làm quà cho tàu ra. Nước lên thì ngồi ngay trên pôngtông câu cá. Tha hồ băm làm chả, rán, luộc, nấu. Sau này anh em chế ra cối giã cá, xay gạo, làm bánh cuốn, chả cá, làm bún...”.

    Thương đồng đội ở các đảo khác ăn uống kham khổ quá, nhiều bữa 3g sáng trưởng pôngtông Vĩ đã dậy, khi thì làm bún, khi thì làm bánh cuốn, chả cá... rồi gọi điện thoại để anh em tới hoặc chèo xuồng bơi qua quãng đường dài 3-5 tiếng mang đến cho anh em ở các điểm đảo.

    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đá Đông là một trong những đảo chìm của quần đảo Trường Sa. Đảo chìm - Như các bạn thấy trong hình, là một căn nhà Cao cẳng, đứng giữa mênh mông biển cả. Đây là một phần đá san hô có thể nhô lên khỏi mặt nước khoảng 50, 60 cm mỗi khi nước biển rút xuống. Những người lính sống ở đảo chìm cả ngày quanh quẩn trong vài chục mét vuông nhà. Khi triều xuống, họ cũng có thể xuống " dạo chơi" vài bước. Mỗi đảo, thường nuôi rất nhiều c hó. Những người lính đảo rất quý các chú khuyển này và coi chúng như những người bạn thân thiết. Đảo Đá Đông. tháng 5/1988. (NVT)

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]




    [​IMG]

    Cũng trong năm 1989 ở đảo Đá Đông, Trung tá, Chính trị viên Tiểu đoàn 3 Hoàng Văn Thạo và đồng đội đã chứng kiến cơn bão kinh hoàng nhất trong đời binh nghiệp. Bão và triều cường dồn dập ập đến. Mọi người khuân đá san hô vào các ngăn của pôngtông để đánh chìm nó xuống bãi san hô gần mép đảo.

    Nhưng giữa cơn cuồng phong của đại dương, pôngtông mỏng manh như một hạt nước mưa. Anh em đứng trên nhà lâu bền (thế hệ đầu) lo lắng nhìn pôngtông vật lộn giữa mù mịt sóng nước. Chỉ huy đảo gọi qua điện tín: Anh em cố gắng bảo nhau chống chọi đến cùng, đoàn kết giữ vững niềm tin.

    Đáp lại là giọng của trưởng pôngtông rất điềm tĩnh và dứt khoát: “Anh em trên đảo cứ yên tâm, còn pôngtông là còn đảo. Kể cả trôi ra biển chúng tôi cũng quyết giữ pôngtông!”.

    Khi pôngtông trôi cách đảo 50m thì anh em trên pôngtông không bắt được sóng nữa. Gió bão và sóng bão cắt đứt đường truyền tín hiệu. Một đợt sóng dữ cùng với gió đẩy pôngtông trôi ra tận mép xanh (cách đảo 150m). Pôngtông cứ mờ mờ ảo ảo trôi xa dần, xa dần, cho đến lúc anh em trong đảo không thể nhìn thấy cả cái hình ảnh mờ ảo ấy được nữa.

    Giữa những phút giây chết chóc, căng thẳng và ảm đạm đó, ngoài biển vang lên tiếng súng AK bắn chào vĩnh biệt! Trong đảo lặng đi...

    Gần ba tiếng sau bão tan. Cả đảo rưng rưng nhìn ra phía biển xa rồi ánh mắt rực lên niềm sung sướng ngỡ ngàng... Pôngtông vẫn bập bềnh giữa nền trời và biển. Gần 180 phút căng thẳng tột độ và vật lộn với sóng, gió, bão, khoảnh khắc mà mọi người cứ ngỡ hãy sống những giây phút cuối vì Tổ quốc thì đột ngột triều cường rút. Gió nhẹ. Sóng dịu. Bão tan! Trên nhà lâu bền, anh em chạy túa ra reo hò, ôm nhau bật khóc.[​IMG]

    Lúc bác Thái ra thì cái nhà Cao cẳng thế hệ đầu đã được thay thế bằng một nhà cao cẳng thế hệ hai vững chắc hơn. Thêm vào đó là một chiếc pông tông được neo bên cạnh.
    Ảnh trên chụp từ pông tông
  7. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Hát-quy-605 đi một mạch từ Đá Đông tới sáng 14.03 mới cập bến Thượng Hải ở Leng Đao, Hát-quy-505 thì chưa bao giờ lại gần Gạt Ma với Hát-quy-604 cạ, làm sao mà 3 tàu vận tại của ta tạo thế chân vạc bao vây nó được hả bạng.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    "TÌNH HUỐNG ĐỂ MẤT CHÂU VIÊN NHƯNG BẢO VỆ ĐƯỢC ĐẢO ĐÁ ĐÔNG!"...


    [​IMG]

    Thiềm Thừ
    - Đầu năm 1988, Trung Quốc đưa nhiều tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu đổ bộ... đến khu vực quần đảo Trường Sa. Lãnh đạo Quân chủng Hải quân xác định: "Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng".


    Toàn Quân chủng bước vào Chiến dịch CQ88 (Bảo vệ Chủ quyền 1988). Tháng 2/1988, Trung tá Nguyễn Văn Dân (nay đã nghỉ hưu với cấp hàm Đại tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân) được giao làm Phó Trưởng đoàn, phụ trách chỉ huy đi biển của Đoàn Công tác ra tiếp tục đóng giữ các đảo, bãi ngầm. Hướng chính là Đá Đông, Châu Viên, Đá Lát…

    Những sự kiện dưới đây được ghi theo lời kể của ông
    ------------------------------------------------------------

    Diễn biến ác liệt đầu tiên xảy ra ở bãi Châu Viên. Đi cùng tàu HQ-614 của tôi có tàu HQ-861 của Vùng 3, trên đó có đồng chí Lê Văn Thư, lúc đó là Tham mưu trưởng Vùng 4.
    [​IMG] Nhà cao cẳng, loại được dựng trên Đá Đông 1988


    Tàu HQ-614 là loại tàu Nhật Lệ do Trung Quốc đóng, trọng tải chỉ 200 tấn. Trung Quốc đưa một tàu khu trục, một tàu pháo đến chặn, không cho mình lên đảo, kéo cờ hiệu trên tàu và nói: Nếu mình không rút nó sẽ nổ súng.

    Hai bên hằm hè nhau...

    Sáng 18/2/1988 là mùng 2 Tết, tàu HQ-614 của chúng tôi đưa 9 anh em lên cắm cờ ở Châu Viên. Mang theo 1 lá cờ, 2 khẩu AK, dụng cụ xà beng để thăm dò độ sâu, chuẩn bị làm nhà.

    Khi lên cắm được cờ rồi thì gió mùa Đông bắc về rất mạnh, nước lớn, tàu bị đánh ra khỏi đảo, trôi neo. Lúc đó trời tối, tàu phải nổ máy chạy cạnh đảo, tìm cách kéo 9 anh em trên đảo ra tàu.
    [​IMG] Xây dựng Đá Đông 1993



    7 người ra được trước, còn 2 người ở lại đứng giữ cờ. Nhưng nước triều cứ lên, ngập đến cổ, phải đưa nốt hai anh em ra.

    Lúc đó 1 tàu của Trung Quốc, có hai số sau là 31 chạy tới uy hiếp.

    Đến nửa đêm, lệnh của Tư lệnh Hải quân: Sáng mai bằng mọi giá phải lên Châu Viên.

    Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía mình đe dọa nổ súng. Ta không lên được Châu Viên nữa.

    Không phải mình không quyết tâm. Nhưng thực ra, cũng có mất cảnh giác, nghĩ là bãi ngầm nhỏ. Trung Quốc đã thả một bia làm dấu của họ lên đó, khi mình đến đã thấy.

    Mình nghĩ Châu Viên là đảo nhỏ, không chú ý giữ bằng giữ Đá Đông, Đá Tây, Đá Lớn, Tốc Tan... - Những đảo lớn trên ba chục cây số, hai mấy cây số.
    [​IMG] Bãi đá Châu Viên do Trung Quốc xây dựng, chiếm đóng từ 2/1988


    Lực lượng mình còn mỏng, phải tập trung vào các đảo lớn, không thể triển khai đến tất cả các đảo, bãi ngầm nhỏ.

    Tối 18/2/1988 có dông lớn, tàu của cả nó cả mình đều bị trôi neo.

    Tàu chúng tôi cấp tốc về Đá Đông, làm căn nhà cao chân đầu tiên ở mỏm Đông của Đá Đông, kéo cờ lên khẳng định chủ quyền.

    Nhưng Trung Quốc cũng định đổ bộ lên phía bên kia, mỏm Tây của Đá Đông.

    Tàu HQ-641 của mình lao lên đó, nên bên kia thôi. HQ-614 lao lên đó, nhưng chỉ kẹt, không hỏng tàu, sau cứu ra được. Tàu chiến của nó cứ quần liên tục ở bên ngoài.

    Khi làm xong nhà cao chân ở Đá Đông, không có gì ăn, tôi phải đưa người ra tàu. Chuyến đầu ra được trót lọt, nhưng chuyến sau không được, sóng to.

    [​IMG]
    Chuyển đá từ tàu Sông Dinh vào đảo bằng xuồng


    Đành lội bộ về lại cái chòi cao chân đó, không có gì ăn, không có gì mặc. Ngày đó là 20/2/1988. Đó là mùng 4 Tết, cứ nghĩ có khi mình chết ở đây.

    Nếu mình không nhanh ngày 19/2, có khi Trung Quốc lấy mất Đá Đông.

    Nó định lên đầu Tây, tôi lệnh tàu HQ-614 lao lên để giữ đầu Tây.

    Khi nó đưa pháo định bắn tàu mình, tôi bảo: "Thôi!. Đưa HQ-614 về để làm nhà trên Đá Đông ngay!".

    Lên đó dựng 8 cái cột, tàu nó cũng về theo, nhưng thấy mình làm nhà cắm cờ trên đó rồi, nó lại thôi, không gây sự nữa. Nhưng mình mới cắm được cọc, dựng tạm nhà, chưa tiếp tế được thì sóng đánh tàu HQ-614 bật neo trôi ra, tôi phải nằm một đêm trên Đá Đông.
    [​IMG] Đá Đông


    Khi đó Trung Quốc đã lên Đá Đông?..

    Nó chưa lên!. Nó chiếm được Châu Viên rồi lăm le lên Đá Đông. Nó lên được thì phức tạp.

    Lúc đó tôi có cái ống thùng dầu phụ của máy bay, làm cái bệ như quả tên lửa. Tôi nghĩ: Cái ý định bình thường của mình, nhưng thắng lợi trong vấn đề nghi binh. Nó quan sát thấy cái hình thù như quả tên lửa.

    Cho nên hôm giữ được Đá Đông, tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi nghĩ: Nó chiếm được Châu Viên, nhưng mình giữ được Đá Đông.

    Đá Đông quan trọng hơn Châu Viên nhiều. Nó dài, có hồ trong đó, tàu vào trong đó đậu bình thường.
    [​IMG] Vườn rau treo trên đảo Đá Đông



    Hôm ở trên Đá Đông mùng 4 Tết, chú ở mấy ngày?.

    Tôi ở lại củng cố cùng 2 anh Công binh, không có chăn đắp, không có lửa trên cái nhà cao chân chưa vững chãi lắm, nhà tạm để mai làm nhà to.

    Mãi đến 11-12 giờ trưa hôm sau, thủy triều lên, HQ-614 chạy đến phía Nam này đón bọn tôi.

    Cái nhà đó có 8m2 thôi, 6 cọc. Cọc do Công binh vùng 4 đúc hết.

    Lúc đó, sợ đêm nó đổ, nghĩ đêm đó là đêm cuối cùng. Cũng có cái gì phù hộ mình trong lúc gian nan.
    [​IMG]


    Lúc đó mình không bình tĩnh, mắc mưu của nó, cứ chần chừ dập dình với 2 cái tàu của Trung Quốc thì không lên Đá Đông được, mất Đá Đông.

    Sau ngày 19/2, chúng tôi tiếp tục xây dựng 3 nhà trên đảo Đá Đông, lực lượng trú đóng hơn 80 người.

    Nhưng phía bãi Châu Viên, mình không lên được nữa rồi. Trung Quốc đã đổ quân chiếm đóng, nó sẵn sàng nổ súng nếu mình lên…

  9. KAMAZTANK

    KAMAZTANK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    2
    Nhưng phía bãi Châu Viên, mình không lên được nữa rồi. Trung Quốc đã đổ quân chiếm đóng, nó sẵn sàng nổ súng nếu mình lên…
    Chứng tỏ hèn!
  10. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Biết lượng sức mình là đúng chứ " không hèn " thì có thêm mấy chục mạng cho cá ăn. Phát biểu thiển cận [r23)]

Chia sẻ trang này