1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người HN và người tỉnh khác, KHÁC BIỆT GÌ ???

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi buoncuoithe, 04/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zaizai_1984

    zaizai_1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Em ơi chẳng nhẽ người ngoại tỉnh nói ngu lắm à.
    Người hà nội mà ít nói á. Em có nhầm ko đấy.
    Chăc chắn em ko phải là gốc hà nội
    vì nhận thức của người hà nội ko như vậy.
    Xã hội thay đổi và càng ngày khoảng cách giàu nghèo giữa hà nội và các tỉnh càng ngắn lại.
    Dường như là sự khác biệt giữa người HN và ngoại tỉnh ko nhiều. Vì thống kê cho thấy số người ngoại tỉnh nhập cư và hà nội bây giờ tràn lan. Chính vì thế mà ngay trong con người hà nội nói riêng cũng xuất hiện sự khác biệt, phân lớp.
    Vì vậy mà mọi người mới có câu hà nội có 5,7 loại.
    Bài viết này đã có cách đây 2 năm. nhưng tôi thấy mọi người vẫn bàn luận mà ko có hồi kết. Tôi hi vọng bài viết này sẽ là bài viết kết thúc cuộc tranh luận này.
    Thay vì đi so sánh bình phẩm giữa người hà nội và ngoại tỉnh các bạn hãy ..... mở một topic mới và chủ đề mới đi.
    cảm ơn
  2. changchaithonque

    changchaithonque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    7.688
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là không nên bình luận về vấn đề này vì tất cả chúng ta đều là người việt nam.Các bạn lập toppic này sẽ sinh ra mâu thuẫn mà thôi.Vậy nên tốt nhất là stop tại đây.Thế mà!
  3. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Đầy người ngoại tỉnh không bằng người HN. Đầy người HN không bằng người ngoại tỉnh. Đầy người ngoại tỉnh chân lấm tay bùn nhưng có sự thật thà đáng quý. Đầy người HN cuộc sống khó khăn nhưng vẫn sẵn lòng vì người khác. Đầy người ngoại tỉnh nhìn chân phác nhưng lừa lọc thành thần. Đầy người HN nhìn tử tế nhưng bụng bồ dao găm. ... So sánh làm gì.
  4. xoxoxo

    xoxoxo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    3.299
    Đã được thích:
    0
    hale
  5. Hung_war3

    Hung_war3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Bà chị họ mới từ Lạng Sơn về mở quán ăn với món Phở Chua là chủ đạo , đặc sản trên Lạng Sơn . Nay vừa quảng cáo vừa giới thiệu cho bà con biết . Hehe theo như cảm nhận của tôi thì món này chiến được , không ngấy , làm thêm chút beer vào thì tuệt cú mèo
    Địa chỉ của quán : Số 45 - Trần Quốc Toản - Hà Nội.
    Thời gian bán hàng : từ 3h chiều đến 9h tối .
    Các thực đơn phục vụ gồm có :
    - Fở chua : 10k - 1 bát .
    - Khoai môn Lệ Phố : 10k - 1 đĩa .
    - Khoai Môn chiên + chấm sữa đặc ( Tuyệt hảo ). : 10k - 1 đĩa .
    - Ngô chiên : 15k-20k 1 đĩa .
    - Sườn chao : 15k/ xuất .
    Do quán bé nên chỉ có chỗ cho tầm 15 bác 1 lúc . Hy vọng mọi người ủng hộ .
    Bên cạnh đó Hùng war có bán thêm trà đá 1k - 1 cốc anh em đến ủng hộ .
    Bản đồ của quán :
    [​IMG]
  6. eastdragon

    eastdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Chả định tham gia nhưng cũng đành...
    Tiếng Việt trong lòng Thăng long ?" Hà nội
    Kể từ ngày đầu dựng nước, trải qua một quá trình lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh vì chủ quyền dân tộc, vì độc lập tự do cho đến ngày nay, nếu xét riêng về mặt ngôn ngữ thì lịch sử đất nước VN là lịch sử trong đó người VN cùng nhau xây dựng, bảo vệ, thống nhất và phổ biến tiếng Việt trong cương vị một ngôn ngữ dùng chung trên toàn lãnh thổ đất nước ta. Trong suốt lịch sử lâu dài đó, dân tộc VN đã phấn đấu vô cùng gian khổ và anh dũng để thoát được hiểm họa bị diệt chủng hoặc bị đồng hóa về ngôn ngữ và văn hóa, giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
    VN là một quốc gia đã có ngôn ngữ văn học (ngôn ngữ văn hóa) ở trình độ phát triển khá cao, thể hiện cụ thể ở những mặt sau:
    1. Tiếng Việt là một ngôn ngữ bản địa, nhưng có tư cách ngôn ngữ quốc gia của VN. Tình hính đó khác với ở nhiều nước, vì những lí do ngôn ngữ và những lí do khác, phải sử dụng một ngôn ngữ không phải bản địa làm ngôn ngữ quốc gia ( như tiếng Anh hay Pháp).
    2. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức duy nhất dùng trong các hoạt động của nhà nước VN. Tình hình đó cũng khác với ở nhiều nước, do những hoàn cảnh riêng, có hơn 2 ngôn ngữ chính thức. Thí dụ, ở Singapore có tới 4 (tiếng Melayu, tiếng Tamil, tiếng Hán và tiếng Anh)
    3. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có đầy đủ các chức năng xã hội quan trọng nhất như trong giáo dục đào tạo, trong văn hóa thông tin, trong khoa học, công nghệ, khoa học xã hội, trong hành chính nhà nước cũng như trong hoạt động ngoại giao.
    Có được vị thế như vậy, tiêng Việt đã phải trải qua mấy ngàn năm vừa phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, vừa tiếp thu hợp lý các yếu tố ngoại sinh, để tồn tại và phát triển.
    Tiếng Việt có nguồn gốc rất lâu đời, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Mon-Khmer, họ Nam Á có từ cổ xưa trên một khu vực rộng lớn của vùng Đông Nam Á, vốn là một trong những trung tâm văn minh của thế giới hồi đó. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng thân thuộc với nhiều ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số anh em trên đất nước ta, đặc biệt rất gần gũi với tiếng Mường. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về nguồn gốc tiếng Việt, đã có một thời kỳ dài nhiều thế kỷ tồn tại một ngôn ngữ được gọi là ?otiếng Việt Mường nguyên sơ? (Proto Vietmuong), sau đó chuyển thành ngôn ngữ ?oViệt Mường chung?. Tiếng Việt chỉ tách ra khỏi tiếng Mường, để dần dần phát triển độc lập thành một ngôn ngữ riêng, bắt đầu là tiếng ?oViệt nguyên sơ? (Proto Viet) ước chừng vào khoảng thế kỷ thứ VIII-IX , tiến lên thành tiếng ?oViệt tiền cổ? ước chừng vào thế kỷ thứ X-XII.
    Như vậy, vào thế kỉ thứ XI, khi Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La (Thăng Long) năm 1010, chắc chắn sự kiện này đã có ảnh hưởng rất quan trọng, tác động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi và tự khẳng định của tiếng Việt trong mười thế kỷ về sau.
    Mười thế kỉ qua, từ thế kỷ XI tới nay, đối với sự phát triển của tiếng Việt có một nhân tố không thể không nói đến, là sự tiếp xúc ngôn ngữ, giao lưu ngôn ngữ. Tiếng Việt nói chung, trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nó ?" trong quan hệ trực tiếp với tiếng Hán, tiếng Pháp ?" đã chuyển dần từ thế không có lợi là song ngữ bất bình đẳng sang thế có lợi là song ngữ bình đẳng ở các cá nhân song ngữ, tiến tới là ngôn ngữ quốc gia, chính thức duy nhất. Trong quá trình tiếp xúc, giao lưu song ngữ đó (cũng như sau này gián tiếp hơn với các ngoại ngữ như tiếng Nga, tiếng Anh,?), tiếng Việt đã được bồi đắp phong phú hơn, đã chủ động tiếp nhận hợp lí và có những sáng tạo, ?oViệt hóa? nhiều yếu tố và hiện tượng ngôn ngữ (và vắn hóa) vay mượn từ các tiếng nước ngoài, không chỉ trong hệ thống từ vựng hay ngữ pháp, mà cả trong các thể loại, các phong cách văn chương tiếng Việt cũng như trong các phong cách ngôn ngữ khác ?" nhất là tiếng Việt trong khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
    Trong sự phát triển của tiếng Việt còn phải nói đến vai trò rất quan trọng của chữ viết, chữ Hán, chữ Nôm trước kia và nhất là chữ Quốc ngữ sau này ?" một thành tựu khả quan của sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây. Nhờ có những ưu thế của chữ Quốc ngữ, với sự nhạy bén của trí thức yêu nước, và với chính sách đúng đắn, sáng tạo trong công việc ủng hộ sử dụng, phổ biến, truyền bá chữ Quốc ngữ (đặc biệt là trong giáo dục phổ thông và đại học) mà Việt Nam trong vòng nửa thế kỉ qua đã thoát khỏi thảm cảnh là một đất nước mà trước cách mạng tháng Tám năm 1945 có tới 80-90% dân số mù chữ. Nhờ có chữ Quốc ngữ mà nền văn chương dùng chữ viết, và nói chung là ngôn ngữ viết bằng tiếng Việt, đã phát triển nhanh chóng, được đa dạng hóa, chuyên biệt hóa về thể loại và phong cách, mang rõ tính chất chung của ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ dân tộc?
    Tiếng Việt là một ngôn ngữ toàn dân, thống nhất rất cao trong sự đa dạng, bao gồm trong lòng nó nhiều phương ngữ (tiếng địa phương) và thổ ngữ khác nhau. Thường hay được nói là đến ba vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam mà ta quen gọi là ?ogiọng Bắc?, ?ogiọng Nam ?; trong đó tiếng Hà Nội được coi là tiêu biểu, đại diện cho vùng phương ngữ Bắc.
    Đứng về mặt vai trò và vị thế trong toàn quốc, thì có lẽ không một tiếng địa phương nào có thể sánh nổi với tiếng Hà Nội. Có hai nguyên nhân quan trọng: một là trong suốt lịch sử Việt Nam, kể từ thời đại dựng nước Văn Lang ?" Âu Lạc trước Công nguyên, với vị trí ?othắng địa? ở châu thổ sông Hồng, vùng đất Hà Nội luôn luôn giữa một vị trí trung tâm về chính trị, kinh tế và văn hóa, có điều kiện nhất để hội tụ tinh hoa văn hiến Việt Nam, để giao lưu và phát triển về mọi phương diện khác ?" từ Cổ Loa là kinh đô thời Thục An Dương Vương, đến tiếp đó là vai trò châu lỵ, phủ thành của Tống Bình, Đại La thời kỳ Bắc Thuộc; và nhất là từ thế kỷ XI trở đi, với việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, vùng đất Thăng Long ?" Hà Nội đã trở thành ?onơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời? (Chiếu dời đô) của các vương triều phong kiến dân tộc độc lập, tự chủ trong nhiều thế kỷ. Hai là tiếng Hà Nội ?" với những ưu điểm nổi bật của nó và với tầm vóc là tiếng nói của đất Thăng Long kinh kỳ - được cả nước thừa nhận chung là phương ngữ cơ sở của ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ chuẩn toàn dân (đặc biệt về mặt từ vựng và cú pháp), gần gũi nhất với văn tự và chính tả Quốc ngữ. Điều này chỉ cần nhìn vào các hệ thống thuật ngữ chuyên môn của các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ là đủ rõ; nền tảng của các hệ thống này là vốn từ ngữ của phương ngữ Bắc mà hạt nhân là tiếng Hà Nội.
    Nói riêng về mặt thanh âm của ngôn ngữ, thật dễ nhận ra ?ogiọng Hà Nội? mượt mà và thanh lịch ?" nhất là của người Hà Nội ở các thế hệ trước: với lối phát âm nhẹ nhàng khoan thai, với các thanh điệu phân biệt đường nét và bổng trầm rõ rệt, với sự lên xuống uyển chuyển của âm điệu câu nói, với nhiều từ ngữ và cách nói năng tế nhị (Xin mời cụ lại nhà; Dạ, thưa ông; vâng, ạ, cơ, nhé, ư,?). Nếu đi sâu hơn nữa, có thể thấy so với các tiếng địa phương khác ở miền Trung và miền Nam hay ngay trong nội bộ vùng phương ngữ Bắc không phải nơi nào cũng nói đầy đủ và chính xác sáu thanh điệu như tiếng Hà Nội: thanh ngang (không được ghi dấu trên chữ viết), thanh ?ohuyền?, thanh ?ohỏi?, thanh ?ongã?, thanh ?osắc?, thanh ?onặng? (ma/ mà/ mả/ mã/ má/ mạ). Tiếng Hà Nội cũng không có hiện tượng lẫn lộn các phụ âm cuối của phần vần như: ao/au ?" ai/ay, am ?" an, anh ?" ách, ang ?" ác, áp ?" át; hay ở một số phụ âm đầu như: guy goành (huy hoàng), dô (vô) v.v? Ngay cả trường hợp tiếng Hà Nội khi phát âm không có sự phân biệt các phụ âm đầu: d/gi/r, ch/tr, s/x (da/gia/ra, chanh/tranh, sương/xương), mặc dù điều này có ảnh hưởng phần nào đến sự phân biệt ngữ nghĩa (tạo ra những từ ngữ đồng âm), nhưng mặt khác dường như nó lại nằm trong một xu thế chung của tiếng Hà Nội, của người Hà Nội là làm sao cho giọng nói của mình nghe êm ái, nhẹ nhàng hơn, ngọt ngào, dễ ưa hơn?
    Ngày nay, trải qua những đổi thay mạnh mẽ trong thành phần cư dân và trong đời sống văn hóa ?" xã hội của mảnh đất Thăng Long kinh kỳ nhiều thế kỷ qua, khái niệm ?ongười Hà Nội? và ?otiếng Hà Nội? đã không hoàn toàn giống như cách đây chừng 50 năm về trước. Không thể không nhận thấy những dấu hiệu mới trong lời ăn tiếng nói của người Hà Nội ?" đặc biệt ở thế hệ thanh niên đương thời; giọng nói và lối nói của người Hà Nội hôm nay có phần khỏe khoắn và tự nhiên hơn, bớt cầu kỳ và khuôn sáo hơn trong một vài nghi thức giao tiếp v.v? Nhưng có lẽ điều đáng nói nhất là mặc dù cư dân Hà Nội bây giờ không ít những người quê gốc không phải Hà Nội, thế nhưng thật kỳ diệu là cháu con họ, do được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dưới áp lực của đời sống ngôn ngữ trong nhà trường và ngoài xã hội của Hà Nội, đã dần dần với thời gian, một cách rất tự nhiên, kế thừa và gia nhập vào tiếng Hà Nội, làm cho tiếng Hà Nội tiếp tục ổn định và phát triển bền vững.
    Bước sang thế kỷ XXI, không chỉ hồi cố nhìn lại quá khứ của một Hà Nội xưa, mà quan trọng hơn là hướng tới một Hà Nội tương lai, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng: tiếng Hà Nội một mặt sẽ tiếp tục phát huy những mặt mạnh vững chắc vốn có của nó và mặt khác sẽ ngày càng mở rộng hơn sự giao lưu ngôn ngữ với các tiếng địa phương khác trong toàn quốc, góp phần xứng đáng vào công cuộc giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt, chuẩn hóa nó, phát triển nó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    (Theo sách "Tìm trong Di sản Văn hóa Việt Nam"của Lưu Minh Trí, Nxb VH - TT)
  7. eastdragon

    eastdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI - CON GÁI!
    Chu Lai
    Tôi có cả thời tuổi trẻ chiến đấu ở miền Nam, tự coi là quê hương thứ hai của mình. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi tôi sinh ra và là nơi tôi nằm xuống, Hà Nội xôn xao 4 mùa.
    Hà Nội lạnh thì lạnh ghê gớm, Hà Nội nóng thì nóng không chịu nổi. Phải chăng, vì thế... mà cái man mác của gió thu, cái se lạnh nồng nàn của mùa xuân thấy quý giá nhường nào.
    Niềm tự hào của Hà Nội, chính là cây xanh và con gái. Cây xanh thì khắc trồng khắc lên, vẻ đẹp tự nhiên mà có như thế núi, thế sông vĩnh hằng. Còn con gái! Lạ thế! cuộc sống càng khó khăn, hiểm nghèo thì vẻ đẹp con gái càng rạng rỡ như chống lại, thách thức hoàn cảnh.
    Con gái giữa đời thường đã đẹp. Con gái trong chiến tranh càng đẹp. Đẹp mỏng manh, đẹp siêu thoát, đẹp tội tình giữa lằn gianh cái sống và cái chết. Như vẻ đẹp suốt đời không quên được của những cô du kích, giao liên thấp thoáng đi trong rừng chiến khu D năm xưa.
    Đau đáu nhất là giọng nói con gái Hà Nội. Thật chuẩn, thật nhẹ, thoáng chút giận hờn, thoáng chút tinh nghịch, thoáng chút nhõng nhẽo như chưa lớn, như vừa mới lớn, như chưa yêu lại như vừa được yêu, ngọt lịm, tinh khiết, như hát ru, như gió thổi vi vu ở nơi đầu lưỡi... Tiếng gió làm duyên cả những câu khó nói, những điều khó thốt thành lời.
    Tiếng con gái là tiếng động thảng thốt của tình yêu. Khi yêu, người ta có thể nói bằng mắt, có thể nói bằng miệng. Con gái Hà Nội biết nói bằng cả hai thứ một lúc. Nói vi vu, nhìn lúng liếng, bổ sung, hỗ trợ, đắn đo, ào ạt, sức nào chịu nổi!
    Tiếng con gái Hà Nội biến thiên chút chút theo dòng đời. Thời chiến tranh, là tiếng gió nhẫn nại pha chút ngậm ngùi, ly biệt. Thời bao cấp, ảm đạm, tiếng nói kia vẫn là tiếng gió nhưng có chiều chẳng còn ru êm như trước. Thời thị trường ngang ngửa, gam màu lại xen vào cả những thanh âm nghiệt ngã, rít rầm. Và cuộc sống hôm nay đang khá dần lên, tiếng nói kia cũng dần dà tìm lại được hơi gió vi vu trong từng âm tiết của mình.
    Đang đi giữa nắng nôi, cát bụi, chợt thoáng nghe một tiếng nói thanh nữ đâu đây, lòng dạ bỗng dịu mát nhue vừa được ai đó cho uống một gáo nước mưa ngọt lạnh.
    Hè về, trời xanh, lá xanh, gió xanh, nắng xanh, tiếng nói con gái Hà Nội cũng xanh. Xanh như thể không xanh hơn được nữa!
    Xin cảm ơn cuộc đời! Xin cảm ơn tiếng gió thổi trên bờ môi con gái Hà Nội, làm vơi nhẹ đi thật nhiều những nhức nhối, trở trăn trong cuộc đời vật vã, mưu sinh và tràn đầy khát vọng.
    ...
    Cả đời tôi, tôi sẽ yêu cái nét buồn trong giọng điệu con gái Hà Nội. Đó là cái duyên thầm làm thẳm sâu thêm cái ý nghĩa tồn tại trong cuộc đời vừa ngọt ngào, vừa gió bụi này. Như que kem mùa hạ, như hương cốm đầu thu cứ nhẹ bay... nhẹ bay vào thành phố!
  8. moclanhoa

    moclanhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2007
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Để biết một Hà Nội như thế nào ư ?

    Bạn hãy thử một lần ở Hà Nội vào những ngày Tết, rõ ràng nhất là ngày 30, mùng 1, mùng 2. Hà Nội rất yên bình và đặc biệt thanh lịch, sạch sẽ, thoáng đãng. Ngày đầu năm đi Chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, dạo quanh phố phường bằng những bước chầm chậm đi bộ hay đến chúc Tết gia đình họ hàng, bạn bè, chậm lại suy nghĩ về Hà Nội., nhìn lại những ngày qua và tĩnh tai tâm hồn một lúc. Thấy cuộc đời thật đẹp, thơ mộng, yên bình, tâm hồn thư thái mà trong đó có con người bạn sẽ cảm giác rõ cái gì còn đọng lại
    Được moclanhoa sửa chữa / chuyển vào 01:50 ngày 10/10/2007
  9. moclanhoa

    moclanhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2007
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại Hà Nội hay người Hà Nội thế nào tuỳ người cảm nhận phải không. Và thế giới thì bao giờ cũng muôn màu, vậy thôi.
    Được moclanhoa sửa chữa / chuyển vào 01:48 ngày 10/10/2007
  10. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    mặc dù đã có những nét hoà nhập chung ở các vùng miền (chỉ xét ở thành phố) về cách ăn, câch chơi, các sống, suy nghĩ nhưng tất nhiên HN vẫn là trái tim của thủ đô nên tập hợp các anh tài cũng dễ hiểu.
    Nhưng nếu chịu khó suy luận ngược thì ông bà, cụ kị...chúng ta cũng ở quê mà ra thôi.

Chia sẻ trang này