1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIÀNH GIẬT TỪNG CĂN NHÀ 'CHƠI' THEO LUẬT CỦA ĐỐI PHƯƠNG SÀI GÒN, THÁNG 5 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 24/05/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đầy.. có cái Mỹ đời nào nó nhận... nó sẽ thổi phồng thương vong ta lên.. bác sẽ thấy rõ vấn nạn này trong phần sau sách.
    maseolamali1 thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cảnh tượng hãi hùng còn tiếp diễn với 1 khúc chân vẫn còn nguyên chiếc giày trận, 1 tử thi ko đầu, ko tay chân tìm thấy trong bụi cỏ rậm cạnh bờ ruộng. Lính Mỹ nhặt những mẩu thân xác đồng đội mà tay chân run lẩy bẩy. Do ko có ai để báo thù, họ dồn mọi thịnh nộ, ức chế vào việc xô đẩy, đấm đá đám dân làng đang túm tụm đứng xem. Lũ gook ăn hại này. Giết hết. Xóa xổ hết chúng nó. Phản ứng kiểu đó chẳng thấm vào đâu so với nổi uất ức vì 'đui mù' trước mìn du kích.

    Khi tìm thấy đoạn dây điện nối với quả mìn thứ 2, 1 toán lính Mỹ bèn lần theo nó xuống bờ ruộng tới cái nhà lá nằm đơn độc 1 mình giữa 1 vùng cây cối. Bắt được 1 thanh niên mặc áo bà ba đen trong nhà họ lập tức giải anh ta tới chỗ trung úy Alley. Người bị bắt sợ hãi lắp bắp nói với thông ngôn của Alley, 1 trung sĩ VNCH, rằng mình chẳng liên quan gì tới cuộc phục kích cả. Anh ta nói du kích trưng dụng nhà mình vì chỗ đó an toàn khiến họ có thể theo dõi con đường, điểm hỏa mìn. Đại để anh ta bị giữ làm con tin và du kích đã đi khỏi đó từ lâu. Kẻ bị bắt thanh minh rằng nếu như là VC thì mình đã trốn mất rồi. Người thông ngôn bảo Alley là mình tin anh kia nói thật.

    Nhưng những người khác thì ko. Trung úy Alley đang sôi sục, giận giữ chẳng kém đám lính xung quanh và cũng đang muốn bắt kẻ nào đó phải trả giá cho những gì vừa xảy đến. Alley trừng trừng nhìn người bị bắt tự nhủ: rất có thể thằng khốn dối trá này là đứa đã điểm hỏa mìn. Phải quyết làm cho ra nhẽ.

    Trung úy Alley rút dao găm ra khỏi bao, hua nó lên cho tù nhân thấy rồi rít giọng bảo: "Tao sẽ xẻo từng miếng thịt của mày. Dù sớm hay muộn thì mày cũng phải nói."

    Kẻ bị bắt năn nỉ người thông ngôn. Mặc cho thông ngôn nói đi nói lại rằng anh kia vô tội, Alley vẫn bảo: "Tao sẽ cắt tai mày trước." Với trái tim đầy thù hận, anh kéo tai người tù đang khiếp đảm, cắt đứt gần 1 nửa. Người thông ngôn hét lên, cầu xin viên trung úy dừng tay. Cơn điên bỗng dưng vụt biến. Nhân tính quay trở lại. Tay của Lee Alley bắt đầu run, anh buông con dao xuống đất, buồn nôn, cảm thấy người tù đang chảy máu, run rẩy kia có lẽ chỉ là 1 nông dân, xuất hiện ko đúng nơi, ko đúng lúc thật. Alley gọi lính cứu thương: "Doc, băng cho hắn rồi đừng để tao thấy cái ********* đẻ ấy nữa."

    Sau đó người đại đội trưởng trẻ tuổi bảo lái xe đưa tất cả tử sĩ lên xe mình. Họ đều là lính dưới quyền anh và vì lệnh của anh mà bước vào chỗ chết. Anh phải có nghĩa vụ đưa họ về. Trung úy Alley bước ra vệ đường, ngồi xuống, đơn độc 1 mình, lòng đắng ngắt, nước mắt chỉ trực trào ra. Anh bộc bạch sau này: "Dù rất tự hào về quá trình phục vụ, nhưng biến cố ấy cứ mãi ám ảnh tôi. Ở đó tôi đã cố gắng hết khả năng. Cố chiến đấu trong 1 cuộc chiến công bằng và khi nhìn lại, tôi nghĩ sao mình lại có thể dùng dao cắt xẻo người khác kia chứ? Chắc vì mất nhiều người quá mà thần kinh tôi đã hết chịu nổi. Tuy nhiên tôi đã xử lý biến cố đó 1 cách đúng đắn. Nó mãi là vết đen trong ký ức của tôi về VN."

    Trung úy Merle James "Jim" Sharpe cùng đại đội A hối hả tới tăng cường cho đại đội C, tảo thanh khu vực nhưng chẳng tìm thêm được gì ngoài vài mảnh xác nữa. "Cơn giận dữ vẫn đeo theo mọi người khi cuộc hành quân lại tiếp tục." Hạ sĩ Alan D. Kisling, tiền sát viên pháo binh phối thuộc đại đội A, cùng 1 số lính xuống xe lùng sục đã lùa 1 tay bắn tỉa địch khỏi chỗ nấp, bỏ chạy. Trung đội trưởng lấy 4-5 binh sĩ, có cả Kisling, xông qua bụi rậm chạy trên các bờ ruộng đuổi theo. Thấy trước mắt mình là đồng trống, chẳng nơi nào ẩn nấp, tay VC cùng đường rốt cục đành vất khẩu AK-47, nhảy xuống 1 hố bom nước ngập tới đầu gối, giơ tay hàng. Kisling khi đó mồ hôi mồ kê nhễ nhại, cực kỳ phấn kích, lăm lăm trong tay khẩu colt 45, nhào tới hố bom, đằng đằng sát khí. "Bạn hiền" quá trễ để đầu hàng rồi; anh nghĩ bụng. Tao sẽ cho thằng khốn ấy phọt óc ra. Bất giác anh bỗng khựng lại, ko thể nào xuống tay với 1 kẻ đã xin hàng được. Tay trung đội trưởng thì sắt đá hơn, anh ta bước tới bên trái Kisling, dừng lại ở rìa hố, đưa khẩu CAR-15 lên vai, chĩa thẳng vào đầu người lính địch, quả quyết siết cò.

    Joe Sintoni, người ko có mặt ở đó, đã tử trận ngày 27/3/1968 và là 1 trong số 20 lính Bandidos chết trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Cuốn nhật ký cùng đồ đạc cá nhân của anh đã được gửi về nhà và qua đó, bố mẹ, hôn thê mới anh đã đau khổ thế nào khi làm nhiệm vụ. Sintoni viết: "Đêm qua, cậu bạn thân nhất của con vừa bị giết. Chúng con sang VN cùng nhau...cùng chiến đấu bên nhau để bảo tồn mạng sống. Nhưng giờ thì cậu ấy đã ko còn. Con thấy buồn khôn tả. Trong 1 trang nhật ký khác, Sintoni để lộ nỗi tuyệt vọng, cho thấy tâm tư của người lính chẳng được quyền chọn lựa: "Dù ko phải là người tin vào số mệnh, nhưng con nghĩ rằng mình sẽ chẳng thể nào sống nổi khi phải ở ngoài chiến trường suốt 1 năm. Con sẽ chẳng bao giờ gặp lại gia đình, cùng cô gái mình yêu thương nữa. Mà con giờ cũng chẳng dám kết bạn...Tất cả bạn bè đều ko chết cũng bị thương cả rồi...Con chỉ muốn được về nhà...Chả hiểu vì sao con toàn viết ra những dòng yếm thế? Chắc là vì ở đây chỉ toàn điều tồi tệ."
    maseo, caonam_vOz, kuyomukotoho7 người khác thích bài này.
  3. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    Bên ta lẫn Mẽo đều có những quyển hồi ức chiến tranh rất hay, mình lại thắc mắc bên VNCH có không nhỉ ? lướt qua blogs của các cụ lính VNCH già thấy toàn tự sự mà có phần không thật lắm
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hồi ức thì nhiều nhưng đa số rặt 1 giọng ta oai hùng, bộ đội kém tắm chỉ toàn đánh biển người, chơi thuốc hùng binh, xích chân vào pháo...hận thù, cực đoan lắm
    Lần cập nhật cuối: 11/06/2021
  5. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.474
    Đã được thích:
    13.622
    Mây ống mà chiến thực sự, chắc một là chết hai là thua nên người ta chán không muốn viết. Còn lại chắc toàn mấy ông lính chả đánh đấm gì, toàn nghe kể nên giọng văn vừa cay cú, vừa phi thực tế
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 4



    Lanny Jones lái chiếc M113 đầu tiên trong đoàn xe của đại úy Scarborough trên đường lên Sài Gòn. Tới 1 chỗ rẽ thì Jones dừng lại vì ko thể vượt cái ô tô nhỏ đỗ ngay góc đường. Đường hẹp quá, chẳng đủ chỗ cho cả 2 xe. Jones thông báo lý do với những xe còn lại đang dồn lại sau mình. Lệnh truyền lên là: "Phải đi thôi. Đẩy nó ra khỏi đường." Jones nhớ lại: "Làm đ-éo gì có chuyện đẩy. So với cái ô tô kia thì M113 vừa to vừa cao hơn nên khi ôm cua tôi đã đè phải 1 bên sườn của nó. Những xe đi sau cũng vậy...và rồi cái ô tô bé tí kia chẳng còn hình thù gì nữa."

    Với tấm bản đồ đô thành đang trải sẵn trên đùi, trung tá Antila ngồi trên chiếc trực thăng bong bóng, luôn theo sát quá trình tiến đến mục tiêu của đoàn xe đại úy Scarborough.

    Đại đội C theo đường 232 lăn bánh về phía đông. Đường này chạy song song với bờ nam của kênh Đôi, 1 con kênh chia cắt chợ Lớn với 1 chuỗi xóm ấp, trải dài 15 cây số ngoại ô phía nam thành phố Sài Gòn. (tức gồm đường Phạm Thế Hiển, Q8. ND). Những xóm ấp này vốn nằm ngoài lề thành phố cũ thời Pháp thuộc. Mới 3 năm trước thôi, nơi đây vẫn là 1 vùng bùn lầy cùng những xóm nhà lá tồi tàn khổ sở. Chỉ sau khi được sự viện trợ của Hoa Kỳ, vùng này mới được rút hết nước; trường học, chợ búa, nhà cửa xây tô mới được mọc lên. Cái vùng mới nhất của thành phố, giờ được đặt tên là Quận 8, dần trở nên đông dân và sầm uất. Nằm dọc kinh là rất nhiều kho chứa, nơi xuống hàng của những chủ tàu từ ngoài biển Đông ngược sông Sài Gòn đi theo hướng bắc tới tận đây.

    Sau khi đi theo con đường chạy theo trục đông - tây ven kinh khoảng 5km, đoàn xe của Scarborough tới đường 5A, từ chợ Lớn qua kênh Đôi xuôi tới vùng đồng ruộng phía nam Sài Gòn. (nay là QL50. ND). Đường 5A có vị thế rất quan trọng vì là 1 trong 2 con đường huyết mạch (đường kia là lộ 4) vận chuyển lúa gạo từ đồng bằng sông Cửu Long lên Sài Gòn.

    Được giao nhiệm vụ bảo vệ cây cầu trên con đường này (tức cầu Nhị Thiên Đường. ND), trung tá Antila chỉ thị đại úy Scarborough tiến vào cánh đồng chỗ đường 5A giao với đường 232. Sau khi xuống khỏi trực thăng, Antila gọi các sĩ quan dưới quyền tới phổ biến. Đợt tiến công thứ nhì của địch vào các thành phố, thị xã đã đến gần. Hôm qua, giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa quân Giải phóng và lính VNCH ở chợ Lớn, cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn. ND) phía đông thành phố. Đối phương cũng đã tập kích phi trường Tân Sơn Nhất, ở đầu tây bắc Sài Gòn,trong sáng ngày 6/5/1968.

    Dựa trên các tin tức tình báo cho biết, các đơn vị tăng cường của địch sẽ sớm áp sát Sài Gòn từ phía nam, thiếu tướng Julian J. Ewell, tư lệnh sư đoàn 9 đã chỉ thị lữ đoàn 3 ở Tân An phái gấp 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 5 cơ giới, trung đoàn 60 từ hướng nam lên thành phố. Lính Bandido Charlie chỉ mất 2 tiếng để từ Bình Phước hành quân tới Sài Gòn. Antila phổ biến nhiệm vụ bây giờ của họ là tăng cường cho quân chính phủ, bảo vệ quận 8, ngăn ko cho kẻ địch - nếu đúng là có ý đồ tấn công - vượt kênh Đôi sang chợ Lớn.

    Antila nhanh chóng quyết định vị trí đóng quân đêm. Ban chỉ huy đại đội C của Scarborough cùng các xe cối và trung đội 3 dưới quyền trung úy Garver sẽ làm thành 1 vòng tròn phòng thủ quanh tiểu đoàn bộ trên cánh đồng gần cầu Nhị Thiên Đường. trung đội 2 sẽ lãnh trách nhiệm bảo vệ cầu. Thiếu úy Dwight L. Long cùng trung đội 1 tiếp tục tiến ven kinh về phía đông thêm 4km nữa tới cầu chữ Y, 1 cây cầu cũng bắc qua kênh Đôi, được đặt tên này vì từ giữa cầu tỏa ra 3 nhánh nhìn trên cao hệt như hình chữ Y vậy.

    Để các trung đội còn lại của đại đội ở phía sau, thiếu úy Long mau chóng vượt qua cây cầu nhỏ bắc qua rạch Xóm, 1 nhánh chạy về phía nam của kênh Đôi. Cái ấp nhỏ nằm bên con rạch này ko thấy có tên trên bản đồ của Long. Tiếp đó trung đội đi qua Ty cảnh sát Quận 8, nằm trên mặt tiền đường, hướng ra con kinh giữa cái ấp ko tên với 1 nơi dân cư đông đúc được xác định là xóm Cầu Mật (địa bàn phường 4, Q8 hiện giờ. ND). Tiếp tục tiến quân, Long lại đi qua 1 cây cầu nhỏ khác, bắc ngang qua 1 cái rạch gọi là rạch Ông Nhỏ (cầu Mật. ND). Qua cầu này chừng 400m, sau khi rẽ phải 1 lần, rẽ trái 2 lần, đám xe bọc thép đi vòng qua 1 cánh đồng để tiến lên cầu chữ Y. Long bố trí 3 xe thuộc quyền ( xe thứ 4 bị hỏng đang phải sửa.) ở ngay giữa đỉnh cầu, mỗi xe quay mặt về 1 nhánh. Trời thành phố dần trở tối, 1 số lính của Long góp ý rằng, để để phòng địch tấn công đúng như dự định thì phải tắt toàn bộ số đèn chiếu sáng trên đường, trên cầu đang phô bày đám xe bọc thép. Cẩn tắc vô áy náy.

    Với viễn tượng 1 trận đánh lớn sắp xảy ra, trung úy Garver rất lo cho 'chất lượng' của trung đội . Hầu hết lính dưới quyền anh là lính mới được bổ sung. Tệ hơn nữa, thượng sĩ trung đội phó Bill Bloom (biệt hiệu) nhìn đã chẳng 'ngầu' như thường thấy mà còn như 1 thằng nhóc lẻo khẻo mới tốt nghiệp trường hạ sĩ quan của căn cứ Fort Benning vậy.

    Đây là khóa học mới tổ chức hè năm ngoái để bù đắp cho số lượng hạ sĩ quan bị 'mất mát' vì đủ mọi lý do trong chiến tranh. Nhiều người là vì thương vong, nhiều người khác về hưu non để tránh việc bị bắt tái tham gia kỳ hạn chiến đấu mới, hay bứng khỏi công việc bàn giấy điều sang nam VN. Để lấp khoảng trống này, những kẻ có tiềm năng trong khi huấn luyện cơ bản và nâng cao như Bloom được yêu cầu tình nguyện tới trường Hạ sĩ quan học. Bloom thuộc khoá đầu tiên. Trường này chuyên 'sản xuất' ra trung sĩ nhưng do tốt nghiệp hạng ưu nên Bloom được thăng làm trung sĩ nhất. Lúc này anh ta mới 19 tuổi, chưa đầy 1 năm tuổi quân. Trong việc làm tròn chức trách của những trung sĩ được đào tạo cấp tốc này, ngoài đôi ba người mạnh mẽ thiên bẩm, tận tụy chăm lo cho lính tráng thuộc quyền còn hơn cả những hạ sĩ quan cả đời làm lính mà họ tới thay thì những người khác lại tỏ ra ko đủ tầm, bị nhạo báng là đám 'mì ăn liền'. Bloom cùng những học viên khác thuộc khóa đầu tiên chỉ có thêm 6 tháng phục vụ trong các đơn vị ở Mỹ để thêm kinh nghiệm trước khi nhận lệnh sang nam VN ngay trước Mini Tết
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vào thời điểm đó của cuộc chiến nếu đội ngũ chỉ huy đơn vị càng dày dạn thì lính tráng của nó cũng sẽ càng ít mê muội. Dù như hầu hết mọi lính chiến, những binh sĩ mà Larry Garner và Lee Alley lãnh đạo năm 1967 tuy chỉ là lính quân dịch, nhưng họ có niềm tin về cuộc chiến - hay ít nhất là ý niệm ngăn chặn chủ nghĩa CS - cho rằng mình đang chiến đấu giành chiến thắng. Chính cuộc tổng tiến công Tết Mậu thân mới khiến nhiệt huyết của họ tan biến. Lính tráng giờ chẳng hát bài "The Ballad of the Green Berets" nữa mà nghe nhạc của Jimi Hendrix, rên rỉ cùng Eric Burdon và nhóm Animals: "Hãy rời khỏi chốn này nếu đó là điều cuối cùng phải làm!"

    Trong vùng chiến sự mà sự chia rẽ cũng sâu sắc chẳng kém ở quê nhà. Đám ‘diều hâu’ thì chỉ muốn ném bom nguyên tử Hà Nội trong khi đồng đội ngày càng có nhiều người tự hỏi liệu phong trào phản chiến đáng ghét kia có điểm gì tích cực hay ko? Nhiều binh sĩ da đen cảm thấy đắng cay khi phải chiến đấu cho '1 cuộc chiến của bọn da trắng', trong bối cảnh sự chia rẽ về chủng tộc đang tăng cao - nhất là sau vụ mục sư Martin Luther King Jr bị ám sát. Tuy vẫn còn nhiều người tranh cãi với nhau về quan điểm của các chính trị gia Nixon, McCarthy, Humphrey, Wallace, và Bobby Kennedy nhưng đa số thì chẳng còn thiết gì tới họ nữa. Chính trường càng hỗn loạn thì càng khiến cho người ta thờ ơ. "Lính Mỹ ở VN chẳng những ko thèm quan tâm mà còn coi những thứ đó chẳng bằng cục c-ứt." 1 trung sĩ thuộc trung đoàn Kỵ binh thiết giáp số 11 tham chiến giai đoạn 1968-1969 đã đúc kết như vậy. "Cứ ngồi ỳ ra đó, chẳng quan tâm điều gì. 1 hôm trong khi đám phi công của chúng tôi đang tập đáp khẩn cấp xuống cánh đồng, thì tôi cứ ngồi đó dí đầu thuốc giết kiến lửa. Có hiểu ý tôi nói ko?" Điều duy nhất có ý nghĩa chính là đơn vị mình. Tay trung sĩ nói: "Mối liên kết ấy hết sức bền chặt. Ta biết nếu mình dính chấu sẽ có người lo cho, và nếu như ta còn sống, rất có khả năng trực thăng có thể liều mình xuống bốc ta bất kể địch có bắn mạnh hay ko nữa?. Tinh thần vì thế vẫn rất tuyệt. Nhưng với kiểu chiến tranh này thì lính chiến lại tỏ ra tôn trọng VC còn hơn cả đám chính khách ở Washington thật."

    Trung úy James M. Simmen, đại đội A, tiểu đoàn 5 cơ giới trung đoàn 60 chẳng e ngại gì việc giết chóc sắp tới; đây là bức thư anh viết gửi anh trai, người đang là linh mục giáo xứ.

    Anh hẳn sẽ kinh ngạc khi biết việc giết chóc cũng tương tự với việc đi săn. Dù biết có gì đó ko đúng, nhưng khi nhìn thấy 1 VC em vẫn rất phấn kích, như thể thấy 1 con hươu vậy. Nổ súng bắn nhẹ như ko....Người thường có khi nghĩ đó là điên rồ, nhưng việc đó thật ra chả có gì lớn hết. Hắn chạy thì mình bắn thôi...Chả có gì ghê gớm cả. Khi anh thấy ai cười cợt về chuyện ấy thì xin nhớ hắn chỉ coi đó như chuyện giết hươu nai mà thôi. Tất nhiên trả thù cũng phần nào là động cơ của việc giết chóc.

    Dù là 1 trung đội trưởng khá xông xáo, nhưng Simmen cũng thừa nhận 'giảm thiểu rủi ro' đã trở thành thứ quan trọng nhất sau Tết. Điều đó có thể tìm thấy trong bức thư:

    Đêm qua có đứa bắn vào chỗ bọn em phục kích. Em bèn báo cáo mình đụng nặng rồi gọi 8 họng pháo tương đạn trái phá, đạn phốt pho trắng vào hàng cây. Sáng ra tìm được 1 cái xác, trung tá rất hoan hỉ...Tuần trước em có 1 cậu bạn chết vì phục kích. Trung tá bảo cậu ta ra ngoài 'làm ăn' khi trời tối. Trong khi đang tổ chức gài mìn claymore thì bị Charlie (biệt hiệu của VC) tập kích. Đêm qua họ bảo em chuyển chỗ tới 2 lần. Thật là hãi quá. 30 phút sau em báo cáo "đã di chuyển". Trung tá cũng chẳng thèm ra kiểm tra xem em đang ở chỗ nào. Dù còn non nhưng mình đâu có ngu!

    Các sĩ quan trẻ có đủ mọi lý do để 'bẻ cong' mệnh lệnh nhằm bảo vệ lính thuộc quyền. Sau khi chứng kiến đồng minh VNCH hèn nhát khi chiến đấu cuộc chiến của mình thế nào, cùng chuyện dân chúng chẳng thèm quan tâm mấy đến ‘tự do, dân chủ’ giành cho họ mà chỉ muốn người Mỹ cút đi thì trong con mắt rất nhiều lính Mỹ người Việt ko còn là con người nữa. Họ chỉ là lũ 'gooks - mọi' - cả sĩ quan cũng thường xuyên dùng từ miệt thị này - luôn xin xỏ thứ gì đó, từ đám trẻ con xin đồ hộp, thuốc lá, đến các phụ nữ trung niên, giấu mặt dưới chiếc nón lá, tay cầm chai Pepsi, tay kia cầm ly đá, nở nụ cười cầu tài trước khi 'cắt cổ' 1 lính Mỹ đang khát nước.

    Ngoài đồ uống có ga là thứ bán chạy nhất, đám sồn sồn kia còn hối hả mang đến nào bia, nào rượu, nào những bao Salem bọc giấy bóng kính nhưng bên trong ko phải là thuốc lá mà là cần sa. Lính Mỹ cũng thường bị 1 đội quân dắt mối tầm 10 tuổi lôi kéo sẵn sàng bán những đứa chị 15 tuổi của chúng. Với số tiền kiếm được, mọi thành phố, thị trấn, thôn ấp đều có những căn chòi nhỏ lợp tôn bên trong là 1 cô gái ở truồng nằm chình ình trên tấm nệm, ngăn sự riêng tư với 3-4 hay cả chục lính Mỹ đang xếp hàng chờ tới lượt chỉ bằng 1 tấm ri đô. John Hohman đùa: "Đơn vị cơ giới thường di chuyển rất nhiều nên tin tôi đi, mọi nhà thổ nằm giữa Đồng Tâm với Lai Khê bọn tôi đều quen hết." Thậm chí gái điếm còn xuất hiện cả trong những cuộc hành quân. 1 tiểu đội trưởng cho biết: "Dù anh có đi tới đâu, họ cũng tìm ra được. Ngay cả trong những vùng rừng núi tối tăm, sâu thẳm nhất thì hễ nghe tiếng máy 'bụp bụp' trên đường thì chắc chắn đó là chiếc xe lam chở đầy nhóc ‘gà’."

    Lính tráng sau những chuyến tuần tiễu đôi khi còn dùng xe bọc thép mang lậu gái vào căn cứ. 1 lần, lính trên xe Hohman đã thuê 1 em gái ở Tân An và đưa cô này theo trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ban đêm cầu Bến Lức. Hohman còn nhớ: "Thượng sĩ trung đội phó đã ngoảnh mặt làm ngơ vì biết giáo huấn chúng tôi sẽ chỉ tốn thì giờ 1 cách vô ích."
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lính Bandido Charlie hầu như chẳng ai tôn trọng nhúm hạ sĩ quan trong đơn vị. Theo lời đồn thì thượng sĩ nhất từng bị bắt vì lục hòm ăn cắp đồ của lính bị thương vong trong đại đội. Ngoài ra tay này còn mạo danh đại đội trưởng, tự viết đề bạt thăng thưởng cho mình nữa. Chi đội trưởng của Hohman cùng thượng sĩ trung đội phó đều là những người tốt, từng chiến đấu tại Triều Tiên, nhưng khi đã gần hết đời binh nghiệp họ bị cho rằng chỉ thích trốn ở phía sau hơn là dẫn lính tham gia chiến đấu. Hohman cho hay: "Chúng tôi kệ mẹ bọn họ, thế thôi. Dù sao thì chúng tôi cũng được mặc sức muốn làm gì tùy ý. Việc ai người nấy làm thế nên họ cũng chẳng hơi đâu dây vào cái đám khùng điên ba trợn này."

    Tới năm thứ 3 của cuộc chiến thì kỷ luật của lính quân dịch đã tới mức rã đám. Bắt đầu lan tràn những câu chuyện đau lòng về việc sĩ quan, hạ sĩ quan ko được lòng lính bị trừ khử bằng súng, lựu đạn 1 cách có chủ ý. Ngay trước khi lên Sài Gòn, Bandido Charlie cũng đã xảy ra 1 vụ kiểu thế. Tay tiểu đội trưởng trong vụ việc thuộc thành phần 'mì ăn liền' cư xử rất hà khắc, chỉ chăm chăm làm đúng những gì huấn luyện mà bỏ ngoài tai những lời khuyên nhủ của cựu binh.

    Điên rồ nhất là do máy xe quá ồn, ko thể nói chuyện hay thậm chí cả liên lạc qua mạng nội bộ, lẽ ra mỗi khi muốn chuyển hướng, gã phải chồm tới trước vỗ vào mũ người lái, như các trưởng xe khác. Thay vì thế gã trung sĩ kiêu căng lại chọn cách lấy chân đá. Một hôm sau khi lãnh 1 cú 'ung thủ', cậu lại xe đã thắng gấp, đe: "Nếu mày còn giữ cái kiểu ấy thì có ngày sẽ bị người ta bắn nát gáo." rồi xồng xộc tới xe trung đội trưởng ra tối hậu thư: "Tôi sẽ ko quay về xe trừ phi anh đổi thằng trung sĩ ấy sang xe khác."

    Dù vậy gã tiểu đội trưởng vẫn chẳng thay đổi cách cư xử với tổ lái mới và trong 1 lần xuống xe đi càn, đầu gã lãnh 1 phát M16 thật. Chiếc mũ sắt đã cứu mạng tay trung sĩ. Mặt xanh như tàu lá, hắn ta loạng choạng quay về xe mình, tay nắm chặt chiếc nồi cơm điện, thủng 1 lỗ phía sau vì phát đạn 'lạc' bắn ra giữa buổi chiều yên ả.

    Lanny Jones, 1 thanh niên nông thôn, nhớ lại 1 vụ việc tiêu biểu cho tình trạng hỗn loạn của cái gọi là thái độ đối với những kẻ đã 'cạo đầu, rồi gửi mình sang VN' của lính tráng sau Tết Mậu Thân. Nó xảy ra vào lúc tiểu đoàn 5 cơ giới được điều sang sư đoàn 1 bộ binh, đơn vị vẫn thường gọi là 'Anh cả đỏ'. Lính Bandidos đang lo bảo vệ 1 căn cứ hỏa lực thì xe của Jones bị cắt cử quay về căn cứ lấy nước cho đại đội . Tuy chưa bao giờ thấy ai lạm dụng quá mức bia, bồ đà khi phải hành quân nhưng Jones cũng thú nhận "thời gian ấy mọi thứ đều bị xóa sạch bách." Sau khi móc cái rơ mooc chở nước vào xe M113, Jones cùng tổ lái vào câu lạc bộ hạ sĩ quan nhậu 1 tăng. Anh kể "Tới khi rời đó thì tất cả đều đã say đứ đừ. 1 thằng trong bọn có mang theo pháo nên trên quãng đường đất xuyên rừng lái xe trở về, bọn tôi đốt pháo ném chơi. Nghe nổ đại đội tưởng bọn tôi bị phục, liền nổ súng khiến trên xe cũng tưởng gặp địch thật."

    Sau khi vào trong căn cứ hỏa lực, Jones lập tức lái xe tới chiếm lĩnh vị trí phòng thủ, định bụng đánh bật cuộc tấn kích tưởng tượng kia. Tuy nhiên, do bẻ lái quá gấp, tay tiểu đội trưởng say khướt trượt ra khỏi ghế, đạp cả vào đầu của Jones khiến cằm anh vập vào vành nắp cửa lái. Jones luống cuống lùi xe đè cả vào cái rơ mooc, khiến nó bẹp dí, số nước cũng đi tong. "Rắc rối to rồi." Đại đội trưởng gọi bọn tôi lên "Tụi bay có chấp nhận điều 15 ko?".(điều luật cho phép sĩ quan chỉ huy xử phạt lính mà ko phải làm to chuyện. ND) Tất cả đều nói: "Úi, đừng, đừng mà'. Anh ta bảo 'Tốt hơn nên nhận, ko là ra tòa án binh đó.' Bọn tôi đáp 'Vậy thì OK'. 'Từ giờ tụi bay phải ở đây, cấm ko được về căn cứ nữa.' Do chỉ còn 1 tháng nữa là rời VN tôi cũng chẳng bận tâm mấy đến chuyện đó."

    Sau 5 tháng công tác ở ban tham mưu tiểu đoàn, đại úy Scarborough về nắm quyền chỉ huy đại đội C thay trung úy Lee Alley, chỉ trước khi hành quân lên Sài Gòn có 6 tuần lễ.

    Edmund Scarborough là con trai 1 đại tá về hưu, xuất thân trong 1 gia đình vùng Virginia nhiều đời làm binh nghiệp. Scarborough 27 tuổi, cao ráo, mảnh mai đeo kính gọng sừng nhìn y như nhân viên kế toán chứ có tí gì giống 1 đại đội đội trưởng bộ binh hết. Tuy tính tình có phần dè dặt, nhưng anh vẫn có khả năng ăn nói và dễ mến. Tinh thần của Scarborough rất cao, luôn hết mình vì nhiệm vụ. trung úy Jim Sharpe cho biết "Anh ấy rất tuyệt vời, với nhiều phẩm chất tốt". tiểu đoàn trưởng Antila cũng đồng ý với nhận xét đó khi viết: " Với mọi mệnh lệnh, nhiệm vụ tôi giao phó, đại úy Scarborough đều hoàn thành 1 cách xuất sắc. Cậu ta hẳn sẽ thành công trong bất cứ nghề nghiệp gì. Dù tính tình trầm lắng nhưng cậu ta vẫn ko thiếu sự xông xáo và quyết đoán. Mỗi khi lệnh được ban ra cậu ta luôn đặt ra những câu hỏi xác đáng. Scarborough là người trung kiên, luôn xả thân vì nhiệm vụ và lính thuộc quyền."

    Tuy đại úy Scarborough là người mới, nhưng ở anh có gì đó khiến binh sĩ thuộc quyền tin tưởng. Đó là khi họ nghe tiếng anh vẫn dõng dạc trên điện đài trong lúc đạn rít vù vù quanh đó cùng sự quan tâm anh thể hiện khi đêm nào cũng ra tuyến đầu hỏi han lính tráng. Douglas G. Birge, lính cứu thương, 1 fan hâm mộ nhiệt thành của người đại úy 'tài ba' viết: "Anh nhận biết 'thương hiệu' Bandido Charlie và luôn cố gắng bảo ban mọi người duy trì nó. Đại úy Scarborough vừa tốt bụng vừa là 1 đại đội trưởng giỏi." Larry D. Miller thì nói: "Anh ko thuộc típ sĩ quan chỉ biết ra lệnh; Mỗi khi phải đi tuần tiễu, là chúng tôi lại thấy anh đi cùng."
    caonam_vOz, viagraless, gaume13 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tác phong khi ra chiến trường của Đại úy Scarborough cũng khá là lập dị. Cho dù mọi sĩ quan khôn ngoan đều đeo cấp hiệu màu đen, Scarborough vẫn gắn trên mũ sắt cái lon đại úy màu bạc sáng lấp lánh, chẳng thèm quan tâm gì đến chuyện làm vậy giống như mời gọi đạn bắn tỉa xuyên qua đầu, khiến đơn vị phải mồ côi vậy. Khi phải xuống xe, thay vì cho ban chỉ huy tản ra, để các điện đài viên đảm trách việc liên lạc thông thường (1 người đảm trách mạng đại đội, người kia liên lạc với tiểu đoàn) thì Scarborough mỗi tay 1 tổ hợp liên lạc, lính điện đài kè kè bên cạnh. Đại đội phó Charles Taylor nhớ lại: "Như thể anh ko tin tưởng nếu để họ tự liên lạc vậy; kết quả là sẽ có 1 nhóm dính chùm với nhau, ăng ten nghễu nghện lạy ông tôi ở bụi này. Chúng tôi cãi nhau về việc ấy suốt. Tôi cho rằng cứ đi ngờ ngờ kiểu ấy thật ko an toàn." Taylor nhìn nhận người đại đội trưởng mới khác với lính tráng nên nhận xét đưa ra cũng khác: "Scarborough lẽ ra làm sĩ quan tham mưu là tuyệt nhất, chứ làm sĩ quan tác chiến thì ko hợp. Do sợ người ta ko thấy mình là chỉ huy, anh ta buộc phải gắn mấy thứ đó lên mũ để chứng tỏ.

    Trung úy Frank R. Neild, người đã sang nam VN mấy tháng phục vụ trong 1 tiểu đoàn khác được tái chỉ định làm tiền sát viên của đại đội C. Viên sĩ quan tiền sát pháo nhanh chóng khó chịu với Scarborough. Neild cho biết: "Đám sĩ quan hãnh tiến tranh nhau nắm Bandidos và tôi biết Scarborough cũng vậy. Đó là 1 vị trí khá 'ngon' nhưng anh ta chưa đủ thời gian để hiểu cách lãnh đạo nó ngoài chiến trường. Dù rất khá nhưng anh ta hãy còn non lắm." Có lần khi phải gấp rút chi viện cho 1 đơn vị khác, thấy Scarborough cứ như gà mắc tóc bên tấm bản đồ, lơ mơ cả vị trí của mình nữa. Neild định lấy bản đồ của mình ra để giúp thì Scarborough nhất quyết ko chịu, còn nói những lời khó nghe, gây cảm giác như sợ nhận lỗi sẽ khiến mình mất uy vậy. "Tôi chỉ cố giúp bởi nghĩ mình lúc đó đã là sĩ quan kinh nghiệm kha khá rồi; nhưng khuyên anh ta mới khó làm sao vì nhiều khi tôi nghĩ anh ta còn chẳng hiểu nổi mình nữa. Tóm lại, tôi cho anh ta chưa đủ trình để làm chỉ huy."

    Nhưng trung úy Sharpe của đại đội A thì lại thích và đánh giá cao Scarborough. Khi Sharpe dùng từ "gook" trước mặt Scarborough thì "anh ấy sầm nét mặt, nói: 'Họ ko phải gook mà là người dân.' Sharpe và Scarborough nói chuyện về chủ đề này trong bối cảnh 1 xe bọc thép khi đi qua Bình Phước đã bị RPG phục kích, khiến xe cháy, nhiều người thương vong ngay trước Tết. Vốn căn cứ của tiểu đoàn ở phía bên này của Bình Phước, 1 bộ phận khác nằm bên kia. "Do đó chúng tôi cứ phải đi đi lại lại qua thị trấn suốt". Sharpe kể "Chính vì vậy chúng tôi cũng có đôi chút cảm tình với dân ở đó. Vậy mà họ chẳng báo gì về trận phục kích cả. Giận quá tôi mới bảo nên cho quân vào 'hóa vàng' thị trấn. Nghe vậy Scarborough rất buồn. Đại để anh nói họ là người dân, ta ko được đổ lỗi chuyện này cho họ rồi vin vào đó mà trừng trị được. Thế là anh ta ghi điểm. Tôi thì nghĩ sao nói vậy trong khi anh ta lại có vẻ giáo điều. Nếu lính mình đang bị 'làm cỏ' mà nói thế thật chẳng hợp lý tí nào. Cho dù với sau này thì những lời đó là đúng, nhưng khi ấy chắc chắn cách đối xử với người Việt của anh ta là ‘dị’ với chúng tôi."

    ***

    Trung tá Eric Antila sinh ra và lớn lên trong 1 trang trại vùng Santa Fe, New Mexico. Nhập ngũ ngay sau khi tốt nghiệp trung học, tuổi thanh xuân ông làm lính súng trường trong lực lượng chiếm đóng Triều Tiên trước khi điểm số cùng thành tích trong đội bóng chày sư đoàn giúp ông có vé tới học trường West Point khóa 1951.

    Vừa tốt nghiệp học viện xong, ông phục vụ trong vai trò sĩ quan tham mưu giai đoạn chiến tranh Triều Tiên đã đến hồi kết thúc. Trong những năm sáu đó, ông học các khóa nhảy dù, chỉ huy, kết hôn với con gái 1 vị đại tá, tập thể thao rất dữ cho thể hình cường tráng. 1 đồng liêu cho biết: "Eric thuộc típ người kiêu ngạo." Tuy nhiên Antila cũng rất uyên bác. Rốt cục sau khi phục vụ trong vai trò sĩ quan vũ khí hạt nhân nguyên tử thuộc Tổ chức Hiệp ước bắc Đại Tây Dương NATO ông quyết định giã từ vũ khí. Sau này ông giải thích "Quân đội thật nhàm chán. Tôi nghĩ mình phải làm được thứ gì đó hơn chuyện hô 'quay trái, quay phải'. Dạo đó tôi đang là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ và rất muốn tìm hiểu về mảng y học trong lĩnh vực hạt nhân với binh chủng quân y ở Bethesda, Maryland."

    Nhưng yêu cầu trên bị từ chối và Antila được điều sang nam VN. Trước khi nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn 5 cơ giới, trung đoàn 60, ông từng đảm nhận vị trí tham mưu trương lữ đoàn ở Tân An, được tặng huân chương khi tham gia phòng thủ dịp Tết. Có thể ngay lập tức thấy rằng Antila đã được thừa hưởng 1 tiểu đoàn cừ khôi từ 1 chỉ huy giỏi. Theo nhiều sĩ quan cấp dưới Antila là người thay thế xứng đáng cho trung tá Steele mà họ hằng yêu quí. Trung úy Jim Sharpe nhớ lại: "Antila và tôi có quan hệ tốt với nhau. Tôi quí ông cũng như là Steele vậy. Họ đều là những người tốt, những chiến binh cừ." Trung úy Lee Alley cũng đồng ý như thế: "Do làm sĩ quan tham mưu, được ở cạnh Antila hàng ngày, tôi thấy ông ấy thật xuất sắc."

    Antila được tiếng là "chỉ huy thực sự của binh lính, hết mình vì bọn họ." Những nhận xét khác của John R. Sweet, sĩ quan tham mưu và của Richard F. Neuman, trung đội trưởng đều cho rằng "Antila rất tài ba. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự chỉ huy của ông ấy và ko bao giờ hoài nghi về chiến thuật ông sử dụng." Từng làm tài xế xe jeep và làm trợ lý ko chính thức cho Antila mấy tuần lễ khi ông này về Bình Phước chữa cổ tay bị gãy, Neuman cảm thấy rất ấn tượng trước sự thông tuệ của vị tiểu đoàn trưởng. Thật hiếm có viên trung tá bộ binh nào mang lại cho anh ấn tượng tốt đẹp như thế: "Là trung tá nhiều quyền uy, nhưng nếu tỏ ra tôn trọng thì nói chuyện với ông ấy thật dễ."
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Dù thế nhưng mối quan hệ giữa vị trung tá với sư bộ lại cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. "Nhiều tay cơ hội chính trị ko ưa bộ dạng của tôi." Antila xác nhận. Trong cuốn sách của Antila thì tướng Ewell là 1 tay quân phiệt với con tim băng giá, thích chèn ép cấp dưới. Ông ta cùng đám đệ tử chính là đại diện tệ hại nhất của kiểu người hãnh tiến - háo danh. Ngược lại những sĩ quan này lại cho Antila là 1 tên dối trá, mồm loa mép giải, đánh đấm chẳng ra chi. Những nỗ lực liên tục nhằm tước kỳ hiệu và biểu tượng của tiểu đoàn trước giờ vốn đã gây ra mâu thuẫn nghiêm trọng thì nay Ewell lại đổ thêm dầu vào lửa khi chỉ trích việc lính của Antila uống bia ngoài chiến trường. Đáp lại, Antila xực cả Ewell: "hoặc ông để tôi chỉ huy theo cách của mình hoặc hãy cách chức tôi thay tay nào biết nghe lời hơn vào đấy".

    Antila ko bị đổi đi mà thay vào đó Ewell điều đơn vị của ông sang sư đoàn 1 bộ binh, theo ý định có từ hồi mùa thu, nhằm đổi 1 tiểu đoàn cơ giới lấy 1 đơn vị bộ binh thường để tác chiến phù hợp hơn ở vùng đồng bằng châu thổ. 1 đệ tử của Ewell sau này đã mô tả chuyến biệt phái này là "đẩy cục nợ Antila sang cho Anh cả đỏ". Sư đoàn phó sư đoàn 1 đã tới đón tiểu đoàn của Antila lúc họ hoàn tất cuộc hành quân tới căn cứ mới ở Lai Khê. Sau khi nhìn từ đầu tới cuối đoàn xe, ông tướng hỏi Antila xem về cơ bản các xe M113 của ông trang bị những gì. "6 két bia ạ." Antila dí dỏm nói. Greg Hawkins, lính điện đài của tiểu đoàn bộ vẫn còn nhớ mãi lời trung tá. "Ông ta hẳn mất điểm nhiều lắm vì sư đoàn mới của chúng tôi cũng có lệnh cấm uống bia ngoài chiến trường. Dù thế, nó cũng khiến chúng tôi phải khó khăn lắm mới nhịn được cười."

    Trong suốt kỳ hạn chiến đấu của mình, Hawkins từng phục vụ dưới quyền 4 tiểu đoàn trưởng. Anh cho biết: "trung tá Antila là người giỏi nhất. Trong nhiều tình huống căng thẳng mà ông vẫn bình tĩnh như không. Sử dụng hỏa lực hỗ trợ cực tốt, hết lòng bảo vệ lính thuộc quyền. Ông hiểu chúng tôi chẳng phải là dân chuyên nghiệp mà chỉ là lính quân dịch, đánh nhau thì dở lại chỉ mong toàn mạng. Dù luôn xuề xòa với hành vi lôm côm của chúng tôi nhưng ai cũng biết ông là 1 người vĩ đại"

    Hawkins vẫn còn nhớ chuyện Antila từng nhảy khỏi trực thăng xuống ruộng lúa nước gia nhập trung đội thám sát của mình, nơi họ đang bị kìm chặt, bị thương vong nặng. "Tôi thấy trong khi mọi người nằm rạp xuống nấp sau bờ ruộng thì trung tá đứng ngay trên nó để gọi phi pháo ập xuống đầu quân địch, điều trực thăng đổ các đại đội làm chốt chặn dễ dàng hơn". Khi lính thám sát bảo ông nấp sau bờ ruộng thì Antila đáp là mình ko muốn bị ướt. Cuối cùng để tránh tỏ ra quá lộ liễu, ông ngồi xuống, lấy mũ sắt làm ghế cho khỏi ướt quần, miệng vẫn nói chuyện điện đài. "Tất nhiên đám lính thám sát cứ tấm tắc mãi về người chỉ huy 'chẳng lo bị bắn, chỉ sợ ướt quần' của mình."

    Hawkins kết luận: "Chúng tôi quí ông ấy lắm và sẵn sàng theo ông tới bất cứ nơi nào. Ông ấy có thứ mà nhiều sĩ quan khác có đỏ mắt tìm cũng chẳng thấy - đó chính là khả năng lãnh đạo."

    Nhưng cũng có những điều mà các sĩ quan cùng binh lính thuộc quyền dù biết nhưng ko làm sao lý giải được là sự khinh thị, tính tự tung tự tác chẳng thèm lấy lòng sư bộ, tỏ ra chẳng hề khát khao tới chuyện thăng tiến của Antila. Antilla giải thích: "Đơn xin ra quân của tôi đã được ký. Tôi nộp nó hồi ở châu Âu làm nhiệm vụ với NATO cùng với đơn xin chuyển sang 1 đơn vị chiến đấu ở VN. Tình nguyện chiến đấu là 1 nghĩa vụ mang tính đạo lý để tôi có thể thanh thản về hưu sau khi đã cống hiến hết khả năng. Nghe thì có vẻ kiêu nhưng ngoài chuyện được đến nghiên cứu ở Bethesda, Marylandra tôi chẳng còn thiết tha gì nữa. Tôi cũng chẳng thấy vị trí nào trong quân đội tỏ ra là 1 thác thức với mình nữa trừ việc được chỉ huy 1 đơn vị tác chiến. Tôi muốn ra quân để có thể đóng góp cho 1 lĩnh vực nào khác ngoài quân đội. Nhưng phải tình nguyện sang VN đã rồi mới có thể thanh thản cởi bỏ áo lính."


    Chương 5



    Hạ sĩ Kisling, tiền sát viên pháo binh mới chuyển về đại đội C dạo gần đây đã đi cùng trung úy Neild tới dự buổi họp phổ biến tối đầu tiên tới Sài Gòn. Buổi họp diễn ra khá nhẹ nhàng, thong thả. Kisling nhớ lại: "Đại để như là 'Rồi. Ta sẽ tiến ra khỏi đây tới bảo vệ các căn cứ.' Khác hẳn với hồi Tết. khi ấy thì "Ôi chó thật! tận thế đến nơi rồi.'"

    Do toán tiền sát của trung úy Neild đi cùng với đại úy Scarborough nên trời tối 1 lúc thì Kisling leo lên xe chỉ huy kiếm chỗ chợp mắt. Nếu ban ngày do sợ mìn chẳng ai chịu vào xe ngồi cả, thì đêm đến vẫn ko ai chịu ngủ trong đó vì lo ăn 1 quả RPG phụt ra từ đâu đó trong bóng tối, làm nổ đạn dược bên trong. Thay vì thế họ ngủ ngoài võng hay trên nóc xe như Kisling, với 1 tấm poncho quấn từ chân tới đầu để chống muỗi. Poncho thật là hữu ích và thế là Kisling nằm co ro trên tấm lưới tản nhiệt bên cạnh cửa lái xe, trước mặt vị trí khẩu trọng liên 50 mà xạ thủ đang thức gác. Cứ khoảng 1 tiếng đồng hồ, khi tới phiên đổi gác, là lính Mỹ sẽ đề máy để nạp ắc qui và khói xả sẽ khiến muỗi tránh xa. "vậy là sẽ có được 1 lúc" Kisling giải thích "mình ko bị chúng làm thịt."

    Hệt như trung úy Neild, Kisling cũng tỏ ra ko tin tưởng đại úy Scarborough lắm. Trước đấy anh chưa từng gặp người nào giống như Neild cả. Neild là 1 sĩ quan có tài, con trai 1 bác sĩ được đào tạo ở trường Harvard, người có tiếng tăm ở Geneva, New York. Sở dĩ Frank Neild dấn thân vào 1 cuộc chiến mà lẽ ra anh có thể tránh được là bởi 1 vụ việc xảy ra ngay sau nhận bằng Toán học của đại học Wisconsin năm 1965.
    huymaya, kuyomukotoho, gaume14 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này