1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào ngày 4 tháng Mười, người Nga đã đột nhập vào Pancevo, một điểm dân cư nằm trên bờ bắc của sông Danube, chỉ cách thủ đô Belgrade. Sang ngày mồng 6, họ đã đánh bật lực lượng phòng thủ Đức để chiếm một đầu cầu đổ bộ nhỏ, nằm ngay bên bờ sông tính từ thủ đô của Serbia ; áp lực của người Nga buộc von Weichs phải sơ tán Sở chỉ huy đến Vukovar vào ngày 5. Cùng ngày, ông đề xuất từ Bộ tư lệnh quân sự vùng Đông Nam Âu chuyển đổi thành Cụm tác chiến Serbia và đề xuất với OKW rằng Tập đoàn quân Panzer II được đưa ra khỏi bờ biển đến các vị trí phòng thủ mới trên vùng núi. Những đề xuất của ông nhanh chóng được chuẩn y. Rõ ràng là Cụm Tập đoàn quân E sắp đào thoát được, nhưng Weichs vẫn không vội tiến hành các biện pháp sơ tán.

    Trong ngày 5/10/1944, cánh trái thuộc Tập đoàn quân XLVI (46) của Nga đã tiếp cận với ngoại ô thủ đô Belg-rade, nhưng người Nga đã chuyển theo hướng tây bắc, nhằm tham gia cuộc tấn công xuyên qua Tisza vào Hungary, đúng theo dự đoán của Weichs. Tuy vậy, chỉ ba ngày sau một phân đội cơ giới hóa xung kích thuộc Tập đoàn quân LVII (57) Nga đã vượt qua Bor, nằm ở biên giới Bulgaria-Hy Lạp. Người Đức không hề phát hiện ra cho đến khi đơn vị này cắt đứt đường sắt tới Belgrade ở trên sông Morava, 50 dặm sâu trong hậu phương của họ. Để phối hợp, các đội du kích Cộng sản dưới quyền Tito đã nổi dậy, họ tràn vào khu vực phía tây nam Belgrade và phía tây Nis. Ngày 9/10/1944, Tập đoàn quân I Bulgaria (dưới sự chỉ huy của người Nga) bắt đầu tiến về phía Nis.

    Thời điểm này, việc rút lui của Tập đoàn quân Panzer II lên vùng núi đã gần như hoàn tất. Sứ mạng mới mà Weichs ra lệnh là phải bảo vệ các điểm phòng thủ ở phía bắc Belgrade, trong lúc Cụm tác chiến Serbia bảo vệ nội đô thủ đô và chuẩn bị đưa lực lượng tiến về phía nam, mục tiêu làm cỏ vùng Thung lũng Morava và bảo vệ tuyến đường sắt (Cụm tác chiến Serbia đã gộp cả đám tàn quân của Quân đoàn Bảo vệ Belgrad do tướng Schneckenburger chỉ huy mặc dù viên tướng này đã tử trận trong ngày 14/10). Cùng lúc đó, Sư đoàn Sơn cước số 1 cũng gia nhập với họ từ phía đông. Các mũi xung kích của Felber đã tiến vào Thung lũng Morava vào ngày 12/10 và đến Velike Plana (nơi Liên Xô cắt đường sắt lần đầu tiên), nhưng họ ngã ngửa khi phát hiện ra Tập đoàn quân LVII (57) Nga đã tập kết được toàn bộ được một Quân đoàn cơ giới hóa trong khu vực này.

    Tình thế mới này buộc các nhóm xung kích thuộc Cụm tác chiến Serbia phải cấp tốc dừng lại tại thung lũng. Đến trưa hôm sau, cả 2 lực lượng Đức (cụm quân Serbia lẫn Sư đoàn Sơn cước số 1) đã bị bao vây và chia cắt ở thung lũng Morava, và Xe tăng Sô-viết tiến thẳng về phía nam thủ đô Belgrade và cách thành phố có 6 dặm đường. Weichs ra lệnh Felber phải giữ Belgrade cho đến khi Stettner von Grabenhofen có thể phá vây và vượt sông tại khu vực Saga (đoạn sông Danube chảy qua Belgrade). Ông cũng lệnh cho Tập đoàn quân Panzer II của de Angelis đưa một số đơn vị lên thượng nguồn Sava, phòng trường hợp các lực lượng bị bao vây phải thoát vây xa hơn về phía tây..

    Trong đêm ngày 14/10, quân Nga tiến sâu vào vùng ngoại ô phía nam của Belgrade. Chiều ngày hôm sau, quân Đỏ đột nhập vào trung tâm thủ đô. Cụm tác chiến Serbia đã phải tập trung toàn bộ sức lực có trong tay để trấn giữ một đầu cầu xung quanh cầu Sava. Trong khi đó, von Grabenhofen đang trên đường về phía tây và đã đến Grocka, 15 dặm về phía đông nam Belgrade. Ông đã tiến thêm được hơn mười dặm vào ngày 16, nhưng mọi nỗ lực để chọc thủng phòng tuyến của người Nga để vào Belgrade đã bị thất bại vào ngày 17 kể cả một nỗ lực cuối cùng vào ngày 18. Chính Stettner von Grabenhofen đã thiệt mạng trong cuộc tấn công này và được thay thế bởi một Trung đoàn trưởng có thâm niên dưới quyền ông ta.

    Cụm tác chiến Serbia buộc phải sơ tán ra khỏi đầu cầu Belgrade vào ngày 19/10/1944 và phần còn lại của thủ đô Nam Tư đã rơi vào tay Du kích Tito và Hồng quân. Trong khi đó, Sư đoàn Sơn cước số 1 đã vượt qua phòng tuyến của người Nga ở phía tây và vượt qua Sava tại Sabac trong ngày 21 tháng 10, theo sau là vài nghìn người sống sót trong lực lượng tấn công Thung lũng Morava của Cụm tác chiến Serbia. Họ đã bắt được liên lạc với Cụm tập đoàn quân F nhưng đã mất tất cả các thiết bị vũ khí hạng nặng.

    Sư đoàn Sơn cước số 1 được tái trang bị vào cuối tháng 10, nhờ Sư đoàn tăng số 1, đã tước vũ khí của Sư đoàn Sơn cước số 13 "Handschar", một Sư đoàn Hồi giáo không đáng tin cậy có lẽ là đơn vị tồi tệ nhất trong quy mô của Wehrmacht. Đây là một đơn vị luôn từ chối phục vụ bên ngoài vùng trách nhiệm của họ, luôn bị cản trở bởi nạn đào ngũ, và chỉ quan tâm đến việc tàn sát các ngôi làng Cơ đốc giáo không được bảo vệ hơn làm bất cứ điều gì khác. Tuy nhiên, Tướng Berger của SS đã chứng kiến rằng Sư đoàn "Handschar", được trang bị đến tận chân răng. Giờ đây, đội quân Thiết giáp Đức đã thấy Sư đoàn Sơn cước số 1 được vũ trang một cách hoàn hảo. Tất nhiên, Tập đoàn quân Panzer số II cũng lấy những thứ mà họ có thể sử dụng cho chính bản thân mình được…

    Trước đó, ngày 23/8/1944, theo kế hoạch, Cụm tập đoàn quân E bắt đầu cuộc di tản khỏi Hy-lạp. Tính đến ngày đó, Tướng Loehr có bốn quân đoàn (tại Tirane, Yanina, Athens và Salonika),10 sư đoàn (bảy trên đất liền và ba trên các đảo), và 6Lữ đoàn phòng vệ. Sau cuộc đào tẩu của Rumania, OKW ra lệnh cho ông ta rút lui về phòng tuyến chạy từ Corfu qua Metsovon đến Đỉnh Olympus. Loehr bắt đầu bằng việc rút quân ra khỏi các đảo. Vào tháng Chín, ông đã sơ tán thành công lực lượng Đức ra khỏi vùng Peloponnese, bất chấp các cuộc quấy rối mạnh mẽ đến từ quân du kích Hy Lạp, những người được tăng cường bởi các lính dù Anh.

    Ngày 13 tháng Mười, Tướng Helmuth Felmy (*), chỉ huy của Quân đoàn LXVIII(68), đã trao lại quyền kiểm soát Athens cho Thị trưởng người Hy-lạp. Cuộc rút lui của người Đức vẫn tiếp tục, nhưng khá ngạc nhiên là họ được hỗ trợ bởi mâu thuẫn bè phái chính trị ngay trong hàng ngũ du kích. Điển hình như tại Sư đoàn Dã chiến Luft-waffe số 11 của Thiếu tướng Gerhard Henke đã thành công khi vượt qua các khu vực có nhiều quân du kích Cộng sản đóng quân theo một cách độc đáo: người Đức cung cấp cho phe Du kích Đỏ một số vũ khí và thiết bị hạng nặng để đổi lấy quyền tự do đi qua lãnh thổ của họ. Quân Du kích Cộng sản (Mặt trận Giải phóng Quốc Gia) - những người chỉ quan tâm đến việc trang bị cho mình cho cuộc nội chiến sắp tới với những người theo phong trào tự do Dân chủ (Quân đội Quốc gia Dân chủ Hy Lạp) hơn là giao tranh với quân Đức – đã lấy khí tài, vật chấtvà cho phép người Đức khởi hành, không hề cản trở họ.

    Quân Đức có lý do để vội vàng. Kể từ ngày 15 tháng Mười, tuyến giao thông chiến lượcNis đến Belgrade (120 dặm) đã không còn hoạt động, và ông ta không thể làm gì hơn.Và như vậy, con đường rút quân trực tiếp của Loehr ra khỏi Hy Lạp đã bị cắt đứt, giờ đây, người Đức sẽ phải vòng xa hơn về phía tây. Nhưng Loehr vẫn hoàn thành nhiệm vụ mặc dù gặp nhiều khó khăn. Vào ngày 26 tháng Mười, quân Anh đổ bộ lên đảo Kithira, ngoài khơi mũi phía nam thuộc bán đảo Peloponnesus, trong khi quân chặn hậu của Loehr đang rút về eo đất Corinth. Lực lượng không quân Đồng minh giờ đây đã chuyển mọi nỗ lực chính của họ sang hỗ trợ cho các lực lượng Anh trên đất liền, cho nên đã giảm bớt đáng kể áp lực lên phía bắc, mà cũng không gia tăng tương ứng về phía nam.

    Sau khi Belgrade thất thủ vào ngày 19 tháng Mười, Thống chế von Weichs Tập đoàn quân Panzer số II nắm giữ phòng tuyến ở phía bắc Belgrade và ra lệnh ngăn chặn quân Nga trên các tuyến ven bờ sông Tisza, Danube, Sava và Drina. Cụm Tập đoàn quân E được giao trách nhiệm bảo vệ đường rút lui Skopie-Kraljevo-Visegrad mới được mở, trong khi Tập đoàn quân Panzer số II giữ chặt cửa ngõ mới được mở ra trên phía bắc. Sau khi tạm dừng chân trên tuyến Metsovon Pass-Larisa trong vài ngày, một lần nữa Loehr bắt đầu rút lui vào ngày 21 tháng Mười và di tản khỏi Salonika trong ngày cuối tháng Mười. Những đơn vị chặn hậu cuối cùng của ông đã vượt qua biên giới Hy Lạp vào ngày 1 tháng 11, bỏ lại 45 nghìn quân (trong đó có 15.000 quân Ý) đóng ở trên các đảo. Những người này đã đầu hàng Liên quân Anh-Mỹ vào cuối cuộc chiến tranh.

    Vào cuối tháng Mười, trước khi người Nga và người Bulgaria dùng các lực lượng quân sự mạnh mẽ gia tăng các hoạt động quân sự về phía tây để chiếm Kraljevo và Skopie. Nhưng giờ đây, Loehr đã nắm được hệ thống đường sắt và có 3 tuần để sử dụng, cũng như có nguồn nhân lực sẵn sàng chống lại kẻ thù xâm nhập. Ngày 2 tháng 11, Cụm Tập đoàn quân E đã chặn được hướng tiến công của Liên Xô - Bulgaria gần Kraljevo. Trong vài ngày tiếp theo, Loehr đã đánh lui quân Bulgaria về phía đông Skopie. Trên thực tế, thử thách tồi tệ nhất mà ông phải đối mặt là hệ thống đường bộ vùng Balkan.

    Tháng Mười trôi đi – nhà văn chiến tranh Ziemke viết tiếp - tháng mới bắt đầu trông như thể von Weichs “đã thể hiện năng lực chắc chắn cũng như có cảm giác chân thực về thời điểm cần lui quân của người Đức”. Thực ra, cuộc rút lui của người Đức sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, nếu như mà Tolbukhin, chỉ huy Phương diện quân Ukraina 2, không ra lệnh quay lên hướng bắc, tiến về phía Hungary, để lại công việc truy đuổi Tập đoàn quân Panzer số II ở phía tây thủ đô Belgrade cho quân kháng chiến của Tito. Trong ngày 2 tháng 11, Tướng de Angelis kết thúc hành trình rút quân của ông ta. Phòng tuyến thuộc Tập đoàn quân Panzer số II lúc này men theo con sông Drina đến Vukovar, băng qua hẻm Vukovar đến sông Danube, và từ đó hướng về phía bắc đến biên giới Hungary, nơi đó họ tiếp giáp với Tập đoàn quân Hungary II thuộc Cụm tập đoàn quân Nam (trước đây là Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine) gần Apatin , Hungary, ngay phía tây biên giới Serbia.

    Quân Đỏ bắt đầu tấn công mạnh mẽ vào phòng tuyến này vào ngày 10 tháng 11, và Tập đoàn quân Panzer số II buộc phải rút lui cục bộ ở một số nơi. Trong khi đó, ở phía nam, sự rút lui của Cụm Tập đoàn quân E liên tục bị cản trở bởi quân du kích, mạng lưới giao thông tồi tàn vùng Balkan và bởi sự bất lực của các đơn vị quân sự. Tuy nhiên, do không phải chịu áp lực trực tiếp của Đồng minh, Loehr vẫn thực hiện thành công trong chiến dịch rút lui của Wehrmacht.Ông ta vẫn đang nắm giữ Zagreb (thủ đô của Croatia) và chiếm giữ các vị trí ở phía bắc Nam Tư cho tới ngày 1 tháng Chạp, khi Hitler đưa Tập đoàn quân Panzer số II từ von Weichs và chuyển qua cho Friessner. Tướng Loehr không bị buộc phải từ bỏ Sarajevo cho đến ngày 6 tháng Tư năm 1945. Vào thời điểm này, trọng tâm của cuộc chiến đã chuyển sang nơi khác từ lâu rồi....

    …………………

    (*). Helmuth Felmy (1885-1965) là nhân vật hàng đầu của Luftwaffe trong giai đoạn xây dựng trước chiến tranh (1935-39).Năm 1941, ông làm nhân viên tham mưu đặc biệt chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch viễn chinh Iraq của OKW. Tiếp theo Felmy được bổ nhiệm làm chỉ huy Cụm tập đoàn quân Nam Hy Lạp (Befehlshaber Südgriechenland) Từ năm 1943 đến năm 1944, ông chỉ huy Quân đoàn LXVIII (68). Năm 1948, trong phiên tòa “Xét xử các con tin” tại Nuremberg, Felmy bị coi là tội phạm chiến tranh tại Hy Lạp và bị tuyên án 15 năm tù nhưng ông sớm được trả tự do vào ngày 15 tháng 1 năm 1951. Ngày 14 tháng 12 năm 1965, Felmy qua đời tại Darmstadt (Tây Đức).
    --- Gộp bài viết: 09/06/2021, Bài cũ từ: 09/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Helmuth Felmy (1885-1965)
    --- Gộp bài viết: 09/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh sách : Một chiếc xe tăng Tiger của Đức, thuộc Tiểu đoàn Panzer hạng nặng 504, bị người Mỹ bắt giữ ở Sicily, tháng 7 năm 1943. Chiếc 504 được gắn liền với Sư đoàn Panzer Gozer của Luftwaffe trong chiến dịch Sicilia. Chiếc xe tăng này gần như nguyên vẹn còn sót lại, có thể đã bị hỏng trong cuộc rút lui của Đức khỏi hòn đảo. Các vấn đề hỏng học đã làm khổ những chiếc Tiger trong suốt sự tồn tại của chúng, nhưng chúng là một vũ khí cực kỳ đáng gờm hoạt động bình thường…..
    caonam_vOz, viagraless, tatpcit1 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927




    CHƯƠNG VII - CHIẾN SỰ TẠI HUNGARY






    Triệt thoái về Hungary - Đô đốc Miklos Horthy – Số phận người Do Thái – Đến lượt người Slovak nổi loạn – Tiếp tục lui quân – Tham vọng của Malinovsky - Blitzkrieg trở lại gần Debrecen – Skorzeny ra tay – Người Hung buộc phải trở cờ - Ferenc Szalasi – Mục tiêu là Thủ đô – Giao tranh giữa Miskolc và Budapest– Tháng 11/1944 : Chiến sự tiếp tục bùng nổ - Trận chiến bên hồ Balaton – Đoạn kết của Lữ đoàn Dirlewanger – Đêm Giáng sinh 1944 – Vòng vây Budapest – SS. Gruppenfueh-rer Pfeffer Wildenbruch – “Budapest phải được giữ vững” – Chiến dịch Konrad – Stalingrad Đệ nhị kết thúc…..





    Vào ngày 29 tháng Tám năm 1944, sau khi Tập đoàn quân Nam Ukraine gần như bị xóa sổ ở Rumania, Bộ Tư lệnh Lục quân Đức (OKH) ra lệnh cho Tướng Friessner rút lui vào dãy Transylvanian Alps (Nam Carpathian) và Car-pathian, nhằm duy trì mối liên kết với Cục Đông nam Âu tại Cổng Sắt -bên sườn phải - và Tập đoàn quân Hungary số I (Đơn vị bảo vệ cánh phải thuộc Cụm Tập đoàn quân láng giềng Bắc Ukraine) – nằm ở bên sườn trái – gần biên giới Séc. Mặc dù vùng núi có địa thế hiểm trở này chắc chắn đã cung cấp cho Friessner một tuyến phòng thủ tốt nhất có thể nhưng ông ta vẫn không có đầy đủ sức mạnh để sử dụng một cách tốt nhất với 6 Sư đoàn hiện đang dưới quyền ông ta (Bao gồm cả Sư đoàn Phòng không số 15 mà ông ta đã từng phải chia tay họ trong quá trình bảo vệ các chiến dịch rút lui dưới sức mạnh của Không quân Sô-viết) (*)

    Bên cánh phải của Friessner, Tập đoàn quân VI dưới quyền Fretter-Pico chỉ bao gồm 20 tiểu đoàn, chủ yếu là các đơn vị chiến đấu được tập hợp lại từ các loại lính lang thang, lạc đơn vị, không hề có vũ khí hạng nặng hoặc thiết bị vô tuyến liên lạc. Fretter-Pico thậm chí không thể bao quát được sườn phía tây hoặc tiếp xúc, liên lạc với Cụm tập đoàn quân F nằm ở cánh phải. Vào cuối tháng, Friessner đã ra lệnh cho Sở chỉ huy Tập đoàn quân tái xây dựng lại tuyến phòng thủ dọc theo con sông Muresul — sẽ là vị trí phòng thủ hợp lý tiếp theo mà họ phải chiếm lĩnh một khi các chốt chặn trên đường đèo rơi vào tay kẻ thù.

    Trong lúc này, tại Transylvania, Friessner được tăng cường thêm Tập đoàn quân Hungary II (chỉ có 4 Sư đoàn) dưới quyền Tướng Lajos Verres (**) đồng thời gian với Tập đoàn quân Rumani IV được tái thiết để nhảy sang phe Hồng quân. Nhìn thấy có cơ hội để tấn công kẻ thù truyền thống và rất căm ghét của mình, Tập đoàn quân Hungary II tấn công với một nhiệt huyết hiếm có và họ đã áp đảo được Tập đoàn quân Rumani IV trong khu vực Cluj vào ngày 5&6/9/1944. Cũng vào thời điểm này, Tập đoàn quân Hungary III đang được thành lập dưới sự chỉ huy của Tướng Heszlenyi có nhiệm vụ bảo vệ sườn phải của Tướng Friessner.

    Tuy vậy, khi mà cuộc tấn công của người Hungary có thể hoàn thành thì người Nga nhanh chân thần tốc tiến vào vùng Vulcan và Turnu Rosu trước khi Wehrmacht có thể tập hợp đủ quân để bảo vệ đồng minh, và cuối cùng người Hungary đã bị chặn lại bởi sự xuất hiện của Tập đoàn quân xe tăng VI Sô-viết. Chính vì thế, Friessner ra lệnh cho các Tập đoàn quân Đức số VI và VIII bắt đầu cuộc triệt thoái về phòng tuyến Muresul ngay trong đêm ngày 7&8/9/1944.

    Cuộc rút lui của Friessner về phòng tuyến Muresul đã hoàn toàn thành công. Bất chấp giành được chiến thắng tại Rumania, quân Nga đang gặp khó khăn lớn về đường tiếp vận và không thể tấn công các đội chặn hậu Đức với một sức mạnh áp đảo được. Kết quả là họ mất gần hai trăm xe tăng, 150 khẩu pháo cùng vài nghìn binh lính, sĩ quan mà vẫn mà không làm gián đoạn đáng kể thời gian biểu rút quân của Friessner.






    ☆☆☆☆☆☆






    Trên mặt trận chính trị, tình hình Budapest rất bất ổn.Vì thế, OKW đã di chuyển các Sư đoàn kỵ binh SS số 8 và 22 đến gần thủ đô vào ngày 24/8/1944, đề phòng trường hợp một cuộc đảo chính chống Đức được tiến hành. Động thái này đạt hiệu quả mong muốn; vào ngày 30 tháng Tám, Đại tướng Gaza Lakaos thay thế Doeme Sztojay đang bị bệnh nặng làm Thủ tướng để bảo vệ tầm ảnh hưởng của Đức đối với chính phủ Hungary hiện thời.

    Đô đốc Miklos (Nicholas) Horthy, nhiếp chính vương Hungary từ năm 1919, là một quý tộc sống và cư xử như một Quốc vương phong kiến (***). Từng phục vụ cho Đế quốc Áo-Hung, ông chưa bao giờ là một người ủng hộ Đức và chắc chắn là không hề thân thiện với các ông bạn Đức Quốc xã - đặc biệt khi Hitler đang bị thua tan tác trong cuộc chiến.

    Vào ngày 7 tháng Chín,Hội đồng Vương quyền Hungary đã tổ chức một cuộc họp bí mật và đưa ra cho Bộ Tư lệnh Tối cao quân lực (OKH) một yêu sách: đề nghị gửi ngay 5 sư đoàn Thiết giáp tới Hungary trong vòng 24 giờ. Nếu không làm như vậy, Hungary sẽ có quyền hành động vì lợi ích quốc gia (tức là rời khỏi phe Trục). Guderian điên tiết, coi đây là một tối hậu thư, nhưng cuối cùng, ông ta vẫn đồng ý cử gần đủ lực lượng theo yêu cầu.

    Người Đức không hay biết, chính Horthy đã mở các cuộc đàm phán với Moscow và vào ngày 11/9/1944 đã yêu cầu nội các chấp thuận bước đi này của ông ta. Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu, có rất nhiều phiếu chống lại Horthy và nội các yêu cầu ông từ chức. Nhưng Horthy không từ chức mà cũng không giải tán nội các, tuy tránh một cuộc khủng hoảng chính trị nhưng làm bế tắc hoạt động của Chính phủ Hungary. Trong khi đó, Hitler vốn bị mất niềm tin vào giới lãnh đạo Hungary nên tiếp tục xua quân vào Hungary, gần như chiếm đóng đất nước này. Chính vì vậy, Fuehrer sẽ đối xử với Hungary như thể nước này là một nước chư hầu bị chiếm đóng, và cuộc vây ráp và tiêu diệt người Do Thái Hungary bắt đầu manh nha…..

    ……………………………..

    (*). Sư đoàn Pháo Phòng không số 15 bị tổn thất nặng nề tại Rumania và chỉ còn còn là một đám tàn quân khi đến được Hungary. Chỉ huy cũ của Sư đoàn, Đại tá Ernst Simon, đã bị bắt làm tù binh ngày 29/8/1944. Người thay thế ông tạm thời là Đại tá Arnost Jansa, chỉ huy của Trung đoàn 12 Phòng không. Tuy nhiên, Sư đoànPK 15 đã kết hợp với Sư đoàn PK số 5 vào cuối tháng Tám. Những người chỉ huy tiếp theo của Sư đoàn là Thiếu tướng Theodor Herbert (12/9/1944) và Thiếu tướng Hans-Wilhelm Manteuffel (26/1/1945)….

    (**). Tướng Hungary Lajos Veress (1889-1976) sinh ra trong một gia đình quý tộc Hungary. Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân số II vào ngày 1 tháng 4 năm 1944. Từng bị Chính quyền thân Đức bắt giữ trong nỗ lực thoát ra khỏi chiến tranh và kết án 15 năm tù, sau đó vượt ngục thành công và nghỉ hưu năm 1946. Sau WW II, bị Tòa án Nhân dân nước Hungary kết án tử hình vào ngày 16/4/1947 nhưng sau đó ân xá xuống tù chung thân. Ông được trả tự do trong cuộc binh biến 1956 và rời khỏi đất nước vào ngày 3/11/1956. Từ năm 1958, ông giữ chức chủ tịch Liên đoàn Thế giới những người đấu tranh cho nước Hungary tự do và chết trong tuổi già tại London (1976)…

    (***). Nicholas Horthy (Cha) (1868-1957). Ông sinh ra trong một gia đình quyền quý lâu đời.Nicholas gia nhập hải quân Áo-Hung, được đào tạo tại học viện hải quân ở Fiume, trở thành phụ tá của Hoàng đế Franz Joseph, và vào cuối WW I là Tư lệnh hải quân Áo-Hung.Định cư ở Hungary, ông đã giúp tổ chức các lực lượng phản cách mạng chống lại Chính quyền Bolshevik năm 1919 và trở thànhTổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hungary.Ông trở thành Nhiếp chính vương vào ngày 1 tháng 3 năm 1920. Đó là một vị trí bất thường, vì Hungary không có chế độ quân chủ.
    --- Gộp bài viết: 10/06/2021, Bài cũ từ: 10/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Tướng Lajos Veress (1889-1976)
    --- Gộp bài viết: 10/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Nicholas Horthy (Cha) (1868-1957)
    --- Gộp bài viết: 10/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh sách : Một phân đội pháo cối Luftwaffe đang hoạt động trên chiến trường. Những người lính này thuộc quân số của Sư đoàn Dã chiến Luftwaffe, thường không được đào tạo bài bản trên mặt đất và tác chiến kém trên các mặt trận, đặc biệt là mặt trận miền Đông..
    caonam_vOz, viagraless, danngoc1 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cơ sở cho chính sách tiêu diệt người Do Thái Hungary đã được thiết lập từ rất lâu trước đó. Đất nước này có lịch sử bài Do Thái lâu đời, trầm trọng hơn bởi nhận thức rằng mặc dù 750.000 người Do Thái Hungary chỉ chiếm 5,1% dân số quốc gia, nhưng họ được hưởng một phần không tương xứng về sự giàu có xa hoa và ảnh hưởng ở vùng nông thôn của một nước nông nghiệp, chủ yếu là theo đạo Công giáo. Người Do thái tại Hungary chiếm 49,2% trong giới thẩm phán, 59% các chủ ngân hàng, 75,1% số người làm việc trong các ngành công nghiệp, 30,4% số người làm việc trong lĩnh vực xuất bản và 31,7% số người làm việc trong lĩnh vực học thuật.

    Giờ đây, mọi thành kiến xã hội với người Do thái tại Hungary đã bắt đầu lan tràn từ tháng Ba năm 1944 khi Hitler triệu Đô đốc Horthy đến Klessheim và buộc ông phải chấp thuận một vai trò lớn hơn của người Đức tại Hungary. Vì vậy, một sự hiện diện rộng rãi của SS đã xuất hiện ở Budapest trong cùng tháng đó. Tiến sĩ Edmund Veesenmayer đến với tư cách là “Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền” của Hitler bên cạnh chính quyền Hungary, trong khi Tiến sĩ Otto Winkelmann được bổ nhiệm làm Lãnh đạo cấp cao SS và Thủ lĩnh Cảnh sát tại nước này(*). Nhưng điều đáng ngại hơn đối với người Do Thái là Trung tá SS Adolf Eichmann, “chuyên gia” và trưởng điều phối viên tiêu diệt dân Do Thái của Himmler đã đến sống trong một khách sạn Majestic sang trọng ở thủ đô Buda-pest.

    Trong khi đó, vào ngày 22 tháng Ba, Horthy buộc phải bổ nhiệm Doeme Zstojay làm thủ tướng. Ông này sớm bổ nhiệm Tiến sĩ Laszlo Endre làm ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị (chủ yếu là về người Do Thái). Là một người bài Do Thái mạnh mẽ, Endre ngay lập tức bắt tay với Eichmann, và hai con người này nhanh chóng trở thành bạn thân của nhau (**).

    Vào ngày 29 tháng Ba, chính quyền Hungary đã cấm người Do Thái hoạt động với tư cách là nhà báo, thẩm phán, luật sư, nhạc sĩ, giáo viên hoặc quản trị khoa học cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác. Chỉ có các bác sĩ mới thoát khỏi cuộc thanh trừng ngành nghề này chỉ vì một lý do đơn giản (Nếu các bác sĩ Do Thái bị cấm hành nghề, hệ thống y tế Hungary sẽ sụp đổ). Hầu hết các công ty đã đăng ký do người Do Thái làm chủ đã bị đóng cửa. Những người này bao gồm 18.000 trong số 30.000 công ty đang hoạt động ở Budapest và khoảng 40.000 trong số 110.000 công ty đang kinh doanh trên toàn bộ quốc gia này.

    Tất cả những người Do Thái đều được yêu cầu bắt buộc phải đeo Ngôi sao David ngoại trừ các cựu chiến binh chiến tranh đượctặng thưởng huân chương và một số cựu chiến binh này bị tàn tật nặng vì vết thương trong cuộc chiến. Hơn 8.000 người Do Thái “nguy hiểm” đã bị bắt, và việc đi lại của người Do Thái bị hạn chế nghiêm trọng. Nhưng đây chỉ là sự khởi đầu. Trước khi sự việc bi thảm này kết thúc, thì có khoảng 437.000 người Do Thái bị trục xuất, trong đó 330.000 người bị tiêu diệt. 140.000 người khác sẽ được sử dụng làm lao động nô lệ, cả trong và ngoài đất nước Hungary.


    Đến lượt người Slovak nổi loạn….


    Chuyển sang đất nước Slovakia, trong thời điểm này, những phần tử chống lại chính phủ của Nhà nước bù nhìn thân Đức đã tìm cách lợi dụng tình hình quân sự đang xấu đi của Wehrmacht, trước các chiến dịch quân sự mới của Hitler ở Hungary và việc Hồng quân sẵn sàng chuẩn bị lật đổ chế độ bù nhìn của Tổng thống (Cha) Joseph Tiso và thành lập chính phủ chống Đức Quốc xã.

    Từ lâu,người Đức đã biết rằng Quân đội Slovakia lúc này không còn đáng tin cậy. Mùa thu năm 1943, một trung đoàn đầy đủ thuộc Sư đoàn bộ binh Slovakia số 1 (2.000 người), do các sĩ quan chỉ huy đầu têu, đã đào ngũ sang Liên Xô. Một thời gian ngắn sau, 800 thành viên của Sư đoàn Cảnh vệ Slovakia số 2 - cũng do các sĩ quan của họ chỉ huy - cũng trở cờ về với Hồng quân. Cả hai sư đoàn sau đó đã được rút khỏi mặt trận và được gửi lại về nước Slovakia .

    Tiếp theo, vào tháng Giêng năm 1944, một số trung đoàn Slovakia đã đào ngũ gần Odessa. “Binh lính Slovakia sẽ đào ngũ bất cứ khi nào họ có cơ hội,” một báo cáo tình báo Mỹ nêu rõ. Nhưng các sĩ quan Slovakia phản thùng vẫn chưa hề bị thanh trừng. Nói về Joseph Tiso (Cha), nhà văn chiến tranh Richard Landwehr sau này đã đề cập : “ông ta có tính cách như một linh mục quê mùa và ông ấy quá tin tưởng vào đội ngũ cấp dưới của mình”.

    Tướng Ferdinand Catlos, Bộ trưởng Quốc phòng, đứng đầu âm mưu đào tẩu ra khỏi phe Trục của quân Slovakia và gia nhập vào quân Nga. Đại tá Jan Golian, quyền chỉ huy của Quân đội Slovakia, cũng tham gia vào âm mưu này (***).

    Vào tháng Tám năm 1944, Quân đội Slovakia bao gồm Quân đoàn bộ binh I (Sư đoàn Bộ binh 1 và 2 Sư đoàn Cảnh vệ), đóng ở miền đông Slovakia; Cụm quân miền Tây (20.000 quân, trong đó có 8.000 quân đang canh giữ thủ đô Bratislava của Slovakia); và Đội quân trung thành với Chính phủ Slovak, có nhiệm vụ trấn giữ và bảo vệ phần còn lại của đất nước. Quân số thuộc Quân đoàn I rơi vào khoảng 24.000 người trong khi Quân đội trung thành với Chính phủ có 14.000 binh sĩ, 4.000 lao động và 36.000 quân dự bị chưa động viên. Tổng cộng, bao gồm cả 8.000 quân đang bảo vệ các cơ quan chỉ huy đầu não tại Thủ đô cùng với quân số dự bị, Quân đội trung thành với Chính phủ Slovak có sức mạnh khoảng 62.000 người.
    ………………………..

    (*). Edmund Veesenmayer (1904 - 1977) là một Thủ lĩnh cấp cao SS và là thủ phạm Holocaust trong thời kỳ Quốc xã tại Hungary.Ngày 15 tháng 3 năm 1944, ông được thăng cấp SS-Brigadeführer và trở thành Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Đế chế sau khi Đức nhảy vào Hungary. Từ tháng 3 đến tháng 10/1944, ông đã tham gia tổ chức “Giải pháp cuối cùng” cho người Do Thái ở Hungary. Sau chiến tranh, ông bị xét xử và bị kết án 20 năm tù. Được ân xá vào ngày 16/12/1951 và mất ngày 24/12/1977 tại Tây Đức vì bệnh suy tim.

    Tiến sĩ Otto Winkelmann (1894-1977) nguyên là Lãnh đạo Cấp cao SS và Thủ lĩnh Cảnh sát của Đức tại Hungary. Đầu hàng người Mỹ ngày 1/5/1945, bị dẫn độ và giam giữ ở Hungary trong ba năm. Năm 1948, được tha bổng và trở về Đức sinh sống. Mất năm 1977..

    (**).Döme Sztójay (1883-1946). Nguyên là đại sứ Hungary tại Đức vào năm 1935 sau này làm thủ tướng của Hungary từ năm 1944-1945. Sau khi Đức Quốc xã bị lật đổ vào cuối WW II, Sztójay chạy trốn nhưng bị quân Mỹ bắt và dẫn độ đến Hungary, nơi ông bị kết án tử hình vì được coi là tội phạm chiến tranh. Án được thi hành bằng hình thức xử bắn vào tháng 8 năm 1946.

    Tiến sĩ László Endre (1895-1946) là một chính trị gia người Hungary và cộng tác viên của Đảng Quốc xã. Là một trong những người nhiệt thành ủng hộ chủ trương trục xuất người Do Thái Hungary đến các trại tập trung. Sau chiến tranh, Endre bị bắt ở Áo và bị trục xuất sang Hungary, nơi ông bị kết tội Diệt chủng và bị xử tử bằng cách treo cổ vào năm 1946.

    Adolf Eichmann (1906-1962), cựu Trung tá SS và là người chủ chốt trong thảm họa Holocaust. Ông là chánh văn phòng Vụ IV-B-4 (Do Thái) trong Cục An ninh Chính Đế chế (RHSA).Sau khi Đức xâm lược Hungary vào tháng Ba năm 1944, Eichmann giám sát các hoạt động trục xuất phần lớn số dân Do Thái của quốc gia này. Sau khi Đức Quốc xã bại trận vào năm 1945, Eichmann trốn chạy đến Áo và sống ở đó tới năm 1950 trước khi sử dụng giấy tờ giả để đến Argentina. Vào năm 1960, Eichmann bị Mossad, cơ quan tình báo Israel, bắt cóc ở Argentina và đưa về xét xử công khai rộng rãi tại Israel, Eichmann được coi là Tội phạm chiến tranh và bị treo cổ vào năm 1962.

    (***). Tổng thống Jozef Tiso (Cha) ( 1887-1947) là Tổng thống nước Cộng hòa Slovak, đồng minh của nước Đức quốc xã. Sau WW II, chạy sang Áo và Đức bị người Mỹ bắt giữ và dẫn độ về Tiệp khắc, nơi ông ta bị kết tội phản quốc và sau đó bị treo cổ vào năm 1947.

    Ferdinand Catlos (1895-1972), từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia. Vào ngày 2 tháng Tám năm 1944, ông từ bỏ chức vụ của mình và gia nhập đội ngũ du kích. Khi WW II kết thúc, ông bị Tòa án Quốc gia Bratislava kết án ba năm tù và được thả vào năm 1948. Ông dành phần còn lại của cuộc đời mình để làm công việc thư ký bình thường tại Martin (Tiệp khắc).

    Jan Golian (1906-1945), cựu Đại tá,người đã trở nên nổi tiếng với tư cách là một trong những người tổ chức chính và là chỉ huy trong Cuộc nổi dậy Slovakia chống lại chính quyền thân Đức quốc xã. Cuộc nổi dậy bị đàn áp và ông bị lực lượng đặc biệt Đức bắt vào ngày 3 tháng 11 năm 1944. Bị giam giữ và bị thủ tiêu trong trại tập trung Flossenburg.
    --- Gộp bài viết: 17/06/2021, Bài cũ từ: 17/06/2021 ---
    [​IMG]
    Edmund Veesenmayer (1904 - 1977)
    --- Gộp bài viết: 17/06/2021 ---
    [​IMG]
    Tiến sĩ Otto Winkelmann (1894-1977)
    --- Gộp bài viết: 17/06/2021 ---
    [​IMG]
    Döme Sztójay (1883-1946)
    --- Gộp bài viết: 17/06/2021 ---
    [​IMG]
    László Endre (1895-1946)
    --- Gộp bài viết: 17/06/2021 ---
    [​IMG]
    Adolf Eichmann (1906-1962)
    --- Gộp bài viết: 17/06/2021 ---
    [​IMG]
    Jozef Tiso (Cha) ( 1887-1947)
    --- Gộp bài viết: 17/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ferdinand Catlos (1895-1972)
    --- Gộp bài viết: 17/06/2021 ---
    [​IMG]
    Jan Golian (1906-1945)
    ngthi96, caonam_vOz, viagraless2 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Kế hoạch của Tướng Catlos sẽ kêu gọi các đội quân du kích nổi dậy tiến hành các đợt tấn công nghi binh tại miền trung Slovakia. Sau đó, vào ngày 1 tháng Chín, Quân đoàn Bộ binh số I sẽ thọc sâu vào hậu phương quân Đức để chiếm các con đèo trên rặng Carpathian, mở đường cho quân đội của Stalin tràn vào, nhằm bao vây, cắt đứt Tập đoàn quân Panzer I của Đức. Vào thời điểm này, ở Berlin không ai hay biết rằng Quân đội Slovakia và lực lượng du kích đã âm mưu bắt tay nhau, cấu kết từ một khoảng thời gian trước. Mặc dù, cụm quân đội đang đóng tại miền Tây Slovakia không hề can dự vào âm mưu bạo loạn, nhưng lực lượng duy nhất vẫn trung thành tuyệt đối với Tổng thống Tiso chính là các đơn vị dân quân được trang bị rất kém cỏi của Đảng Nhân dân Slovakia (mang tên là Đội Cận vệ Hlinka) cùng với một số đơn vị cảnh sát và hiến binh. Ngày 23 tháng Tám, các đơn vị du kích thân Cộng bắt đầu nổi dậy tại khu vực miền Trung. Quân đội không hề có động thái ngăn chặn nên cuộc bạo loạn ngày càng lan rộng. Liên tục các quan chức của Đảng Nhân dân Slovakia bị ám sát cũng như các ngoại kiều Đức bị giết. Nghiêm trọng hơn là vào ngày 28 tháng Tám, có 22 sĩ quan Đức đang trên đường từ Rumania trở về Đức đã bị buộc phải xuống tàu tại St Martin (một thị trấn nhỏ thuộc miền trung Slovakia) rồi sau đó bị bắn hạ bởi những người lính Slovakia, họ đang hành động dưới sự chỉ đạo của các sĩ quan Slovakia và các Cố vấn Du kích Sô-viết. Điều này làm cho Bộ Tư lệnh Lục quân (OKH) cảm thấy có mối đe dọa thực sự nghiêm trọng đến từ Slovakia.

    Ngay buổi tối ngày 28 tháng Tám, Tổng thống Tiso kêu gọi sự trợ giúp tới từ các lực lượng quân sự, các đơn vị dự trữ và đang huấn luyện của Quân đội Đức đóng tại vùng Bohemia và Moravia (thuộc 2 Sư đoàn huấn luyện nhân viên tham mưu và quản trị Đặc biệt số 539 và 540) được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp và được lệnh thành lập ngay các nhóm quân độc lập – chiến đoàn (viết tắt là KG – tên của từ Kampfgruppe)cơ động ngay lập tức được triển khai đến Slovakia.

    KG von Ohlen thuộc Sư đoàn Bộ binh 178 tiến vào Slovakia ngày hôm sau và bắt đầu xông đến các thị trấn Sillein (Zilina) và St. Martin. Khi nhận được tin này, Tướng Catlos quyết định không đợi đến ngày 1 tháng Chín mà đưa cuộc khởi nghĩa vào cuộc ngay tức khắc. Ông đã làm điều này trong một bài hiệu triệu trên Đài phát thanh vào lúc 19.30 trong buổi tối ngày 29 tháng Tám. Bài phát biểu được phát thanh từ thành phố Banska Bystrica thuộc miền trung Slovakia, ông kêu gọi lập tức tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang dành chính quyền.

    Quyết định của Catlos mang lại thảm họa cho kế hoạch khởi nghĩa. Tướng Malar, tư lệnh Quân đoàn I Slo-vakia, đang bận tham dự một hội nghị tại Bratislava nên không thể đưa ra ngay các mệnh lệnh thích hợp. Vào ngày 30 tháng Tám, trong khi lực lượng Không quân Slovakia (gồm 38 máy bay) vừa hạ cánh an toàn ở hậu phương quân Nga cũng như hàng trăm du kích quân đã nổi dậy ở miền trung đất nước thì quân Đức đã làm xong nhiệm vụ giải giáp vũ khí phần lớn Quân đoàn I Slovakia.

    Vào ngày 1 tháng Chín, Tướng SS Gottlob Berger, tân Thủ lĩnh SS và Cảnh sát cấp cao Slovakia, đến Pressburg (người Đức gọi là Bratislava) và nắm quyền chỉ huy tất cả các lực lượng Đức ở miền trung và miền tây Slovakia; ngay lập tức, ông ta bắt tay vào nhiệm vụ dẹp cuộc nổi loạn (*).

    Trong ngày 2 tháng Chín, Tướng Berger thông báo cho Himmler rằng ông ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong vòng bốn ngày. Lực lượng của ông bao gồm một số nhóm chiến đấu từ Bohemia và Moravia : một cụm gồm 1.200 người có qui mô Tiểu đoàn đến từ Sư đoàn Bộ binh 86 (được điều động bởi Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraine); Trung đoàn SS “Schill” (một KG của các sĩ quan Waffen-SS và các học viên sĩ quan, bổ sung thêm một số lực lượng khác, tổng cộng 2.200 người, do Trung tá SS Rudi Klotz chỉ huy); KG SS “Schaefer,” – một đội quân gồm 1.200 người đến từ Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS số 18 “Horst Wessel” do Thiếu tá SS Ernst Schaefer, chỉ huy Trung đoàn Bộ binh Cơ giới SS số 40 chỉ huy ; một số quân đến từ Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS số 14 nổi tiếng “Galician Nr. 1 ”cũng tham gia chiến dịch..

    Sư đoàn SS 14 vừa được xây dựng lại sau thảm họa Brody bằng cách thu nạp thêm các Trung đoàn Cảnh sát SS Ukraina số 4-5 và 8. Lúc này, họ cũng có thêm sự kết hợp với Tiểu đoàn Dự bị Dã chiến SS 14 nên họ thoát ra khỏi tình trạng sụp đổ với rất ít thương vong.Ngoài ra, Sư đoàn SS 14 đã tiếp nhận thêm khoảng 1.000 sĩ quan, NCO và binh lính người Đức. Khoảng 60% tiểu đoàn thông tin liên lạc giờ đây là người Đức, vì vậy sư đoàn không còn bị ảnh hưởng bởi thông tin liên lạc kém cỏi như hồi thảm họa Brody nữa. Sư đoàn đã đóng góp khoảng 1.500 quân Ukraine cho chiến dịch tảo thanh tại Slovakia dưới sự chỉ huy bởi Trung tá SS Karl Wildner, chỉ huy trưởng Trung đoàn Bộ binh Cơ giới Waffen SS III/29.

    Vào ngày đầu tiên của tháng 9, chỉ chưa tới 200 lính Đức đã tước vũ khí của toàn bộ đơn vị đồn trú Bratislava (8.000 người) mà không gặp phải sự kháng cự nào. Ngày hôm sau, KG Schill chiếm lại Nitra, thành phố lớn thứ hai trong nước, một lần nữa mà không bắn một phát súng nào (vì người chỉ huy đồn trú từ chối tham gia cuộc nổi dậy). Sự kháng cự đầu tiên xảy ra tại Topolcany vào ngày 3 tháng Chín. SS KG Schill đã chiếm lại thị trấn và giết chết 100 quân trú phòng Slovakia, với tổn thất là sáu lính SS bị giết và 15 người bị thương.

    Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, quân nổi dậy có khoảng 47.000 người (bao gồm 18.000 cựu quân nhân chính quy, 7.000 du kích Slovak và các cố vấn Sô-viết, cộng thêm với Lữ đoàn Dù số 2 của Tiệp khắc đã đổ bộ xuống theo mệnh lệnh của Stalin).Các lực lượng Slavic được kiểm soát khoảng 12. 500 dặm vuông địa hình miền núi ở trung tâm Slovakia, một khu vực chứa hàng triệu người đang sinh sống và có diện tích lớn hơn 30 % so với bang New Jersey.Thế nhưng, hầu hết những người nông dân trong vùng này vẫn ủng hộ Tổng thống Tiso. Bản đồ sau cho thấy tình hình cuộc nổi loạn của Slovakia và cách nó bị trấn áp……

    ………………………..

    (*). Gottlob Berger (1896-1975) là một Đảng viên Quốc xã kỳ cựu. Ông gia nhập lực lượng SS vào năm 1936. Berger là Chánh văn phòng Trung ương SS quyền lực từ ngày 1/4/1940, cho đến khi chiến tranh kết thúc, và ông đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển lực lượng Waffen-SS. Sau chiến tranh, Berger bị Tòa án Quân sự Hoa Kỳ xét xử và bị kết án 25 năm tù. Tuy nhiên, bản án của ông được giảm nhẹ, và ông được trả tự do vào năm 1951. Gottlob Berger qua đời tại Gerstettin vào ngày 5 tháng 1 năm 1975.
    --- Gộp bài viết: 18/06/2021, Bài cũ từ: 18/06/2021 ---
    [​IMG]
    Gottlob Berger (1896-1975)
    --- Gộp bài viết: 18/06/2021 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ : TOÀN CẢNH SỰ KIỆN NỔI LOẠN CỦA NGƯỜI SLOVAK....1944...
    --- Gộp bài viết: 18/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Một chiếc máy bay Ju-88 (Đức). Chiếc máy bay đa năng này đã được sử dụng trong nhiều vai trò khác nhau trong Thế chiến II và thậm chí còn được sử dụng để tiếp tế cho Quân đoàn Sơn cước SS IX ở Budapest năm 1945 (Không quân Hoa Kỳ, Học viện Hàng không).
    caonam_vOz, gaume1, ngthi961 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ...Các lực lượng nổi dậy, được tập hợp thành sáu Lữ đoàn dưới sự chỉ huy chung của Đại tá Golian, thường trấn giữ các vị trí của họ trên núi cho đến ngày 19 tháng Chín, mặc dù trên thực tế là Berger (người thiếu kinh nghiệm chỉ huy) đã được tăng cường với Sư đoàn Thiết giáp đặc biệt " Tatra ”—có 6.000 quân nhân dưới sự chỉ huy của Trung tướng Friedrich Wilhelm von Loeper (*), tất cả được tập hợp từ các đơn vị Dự bị kiếm được và Sư đoàn Bộ binh 178. Dưới sự lãnh đạo kém cỏi của Berger, người Đức đã thực sự để mất quyền kiểm soát tại một vài nơi khi các hoạt động du lích lan rộng ngay ở trong hậu phương của họ. Chỉ có Chiến đoàn (KG) Schill là đạt được những tiến bộ đáng kể. Trong hai tuần, họ đã tảo thanh xong toàn bộ khu vực Thung lũng Nitra, giết chết 500 phiến quân và bắt được thêm 200 người nữa, và tiến sâu 25 dặm về phía Banska Bystrica. Ở các nơi khác, quân Đức buộc phải dừng lại.

    Ngày 14 tháng Chín, Berger được thay thế bởi Tướng cảnh sát Hermann Hoefle (**), một con người nổi tiếng là cứng rắn đang là Chỉ huy Cảnh sát Hanover, là con người đã tiến hành tiếp tục chiến dịch một cách có hệ thống và thành thạo hơn nhiều so với người tiền nhiệm.

    Hoefle bắt đầu tấn công vào ngày 20 tháng Chín. Ngày hôm sau, von Loeper đã tiến quân vào thị trấn St. Martin, đè bẹp một lữ đoàn quân khởi nghĩa, giết và bắt sống khoảng 1.000 người. Ngày 1 tháng Mười, quân Đức chỉ còn cách Thủ đô cuộc khởi nghĩa (Banska Bystrica) có 20 dặm và Hoefle phát động cuộc tổng tấn công cuối cùng. Tuy nhiên, đội ngũ du kích bảo vệ đến từ Liên Xô, Séc và Slovakia đã chống trả một cách ngoan cường, và cuộc tổng tấn công của quân Đức đã buộc phải dừng lại vào ngày 7 tháng Mười.

    Lúc này, tình hình chiến sự trong khu vực này tạm thời lắng xuống trong khi Lữ đoàn Hình sự SS Dirlewanger, do Đại tá SS Oskar Dirlewanger, một kẻ biến thái, từng bị đưa vào trại tập trung vì tội quấy rối một em gái đến tăng cường cho Hoefle. (Những hành vi ******** biến thái của hắn ta được cho là đã gây ra trên xác chết của một số nạn nhân sẽ không được kể lại ở đây.) Giống như chỉ huy của họ, người của Dirlewanger bao gồm đám cặn bã của trái đất, một số tên côn đồ tồi tệ nhất của Đệ tam Đế chế .

    Lữ đoàn Dirlewanger gồm 2 Trung đoàn với quân số là 4.000 người, có 3 khẩu đội pháo binh. Hoefle cũng được giao thêm Sư đoàn Bộ binh nhẹ Volksgrenadier 271 của Đại tá Martin Bieber (7.200 người), Sư đoàn Volksgre-nadier 708 (6.000 người), và Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS 18 “Horst Wessel” do Trung tướng August Wilhelm Trabandt (***) chỉ huy (8.000 người) cũng như bổ sung thêm ba tiểu đoàn từ Sư đoàn SS 14 (4.000 người) trong Chiến đoàn (KG) Wittenmeyer.

    Đổi lại, Bộ Tư lệnh Lục quân Đức (OKH) chỉ đạo Hoefle trả lại cho họ Sư đoàn tăng Tatra và KG Schill; Tuy nhiên, Hoefle không tin rằng mình có thể đánh bại được quân nổi dậy mà không có những lực lượng này (được coi là tốt nhất của mình), vì vậy Hoefle phớt lờ chỉ đạo của OKH. Đến ngày 18 tháng 10, Hoefle có trong tay 48.000 người đối chọi với 36.000 quân Du kích. Tuy nhiên, nhiều lực lượng Slovakia dưới quyền được coi là không đáng tin cậy.

    Hoefle lợi dụng thời gian tạm lắng để siết chặt túi vây. Trong khi đó, Stalin tung nhiều Sư đoàn của mình gây áp lực với Tập đoàn quân Panzer I của Heinrici, trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tiến qua rặng núi Carpathians và giải cứu nhóm quân nổi dậy đang bị bao vây. Tuy nhiên, Tướng Heinrici, là một bậc thầy trong quá khứ của chiến lược phòng thủ, ông ta đã tận dụng mọi lợi thế của địa hình và tổ chức rút lui rất chậm. Hồng quân bị mất 20.000 người và 60.000 người khác bị thương trong các tháng 8, 9 và 10; quân của Stalin không tiếp cận được đèo Dukla, cửa ngõ vào vùng Slovakia, cho đến tuần đầu tiên của tháng Mười. Lúc đó Hoefle đã thắt chặt chiếc thòng lọng xung quanh và gần như sẵn sàng bóp nát túi vây.

    Chiến dịch lớn của người Đức nhằm tiêu diệt túi vây bắt đầu vào ngày 18 tháng Mười, với Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS 14 tấn công từ hướng đông bắc, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS 18 tiến theo hướng đông nam, Trung đoàn SS Schill tấn công từ phía nam, Sư đoàn thiết giáp Tatra tấn công thủ phủ Banska Bystrica từ phía tây, và Lữ đoàn hình sự Dirlewanger tấn công từ phía tây bắc. Sự kháng cự của kẻ thù trở nên khốc liệt cho đến ngày 21 tháng Mười, khi Lữ đoàn du kích đối mặt với Sư đoàn 18 SS bất ngờ bị sụp đổ.

    Mặc dù vậy, Thủ đô cuộc khởi nghĩa (Banska Bystrica) vẫn đứng vững cho đến sáng ngày 27 tháng Mười, mới bị Trung đoàn SS Schill đánh chiếm. Trong ba ngày tiếp theo, tất cả các đơn vị quân nổi loạn buộc phải đầu hàng hoặc chạy bán sống bán chết (took to the hills).Tổng cộng, quân khởi nghĩa mất 5.000 người bị giết và 15.000 người bị bắt. Các tù nhân thường được đối xử nhân đạo bởi người Đức, cũng như thường dân, trừ khi họ không may rơi vào tay của những tên cặn bã Dirlewangers. Du kích vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Hồng quân chiếm lĩnh khu vực này (Banska Bystrica thất thủ vào ngày 26 tháng Ba năm 1945, và Liên Xô chiếm Thủ đô Bratislava vào ngày 4 tháng Tư năm ấy), nhưng nó sẽ không bao giờ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Wehrmacht trên các mặt trận.SS KG Schill đã chiến đấu xuất sắc đến mức nó được sử dụng làm hạt nhân để thành lập Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Tình nguyện SS số 32 mang tên là “30 Januar”….

    ……………………..
    (*). Friedrich Wilhelm von Loeper (1888-1983). Từng tham dự mặt trận miền Đông, sau đó về chỉ huy Sư đoàn tăng 178. Từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945, ông chỉ huy Sư đoàn Tatra đàn áp cuộc nổi loạn Slovakia. von Loeper thôi phục vụ trong quân ngũ vào tháng Hai năm 1945, nhưng vẫn bị quân đội Đồng minh bắt làm tù binh vào tháng 5 năm 1945 và được trả tự do vào năm 1947.

    (**). Hermann Hoefle (1898-1947). Hoefle chuyển sang lực lượng SS ngày 1 tháng Bảy năm 1943, với tư cách là trung tướng của Waffen-SS và Cảnh sát. Ông là Lãnh đạo Cấp cao SS và Cảnh sát "Trung tâm" (trụ sở chính tại Brunswick) cho đến khi ông được đưa lên thay thế Berger.Ông là Tướng SS và là Thủ lĩnh Cảnh sát tại Slovakia cho đến khi WW II kết thúc. Ông bị treo cổ ở Bratislava năm 1947.

    (***). August Wilhelm Trabandt (1891-1968), ông là Quyền chỉ huy Sư đoàn SS 18 “Horst Wassel” cho đến tháng Tư năm 1945. Sau khi chiến tranh kết thúc, Trabandt bị giam giữ tại Liên-sô. Năm 1954, được trả tự do và mất ngày 19/5/1968 tại Hamburg (Đức)….
    --- Gộp bài viết: 19/06/2021, Bài cũ từ: 19/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Friedrich Wilhelm von Loeper (1888-1983)
    --- Gộp bài viết: 19/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Hermann Hoefle (1898-1947)
    --- Gộp bài viết: 19/06/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : August Wilhelm Trabandt (1891-1968)
    tatpcit, caonam_vOz, gaume11 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    Tiếp tục lui quân.





    Đến giữa tháng 9/1944, Friessner đã hoàn thành toàn bộ kế hoạch rút lui về Muresul. Sườn phía nam của ông ta (trong khu vực được gọi là Dải Szekler) vẫn bị kéo căng quá mức và phơi bày nhiều lỗ hổng chết người, nhưng Hitler từ chối cho phép ông rút quân thêm nữa vì tầm ảnh hưởng chính trị có thể có thể xảy ra đối với người Hungary, mặc dù tướng Bộ binh Hans von Greiffenberg, đại diện của OKW tại Bộ chỉ huy tối cao Hungary, đảm bảo với Fuehrer rằng người Hungary đã chấp nhận được sự mất mát trong khu vực Szekler.

    Sườn phía bắc của Friessner cũng bị đe dọa bởi Cuộc bạo loạn quân sự tại Slovakia. Nhìn thấy thời cơ có thể phá vỡ được hệ thống phòng thủ của Đức, quân Đỏ đã mở một cuộc tấn công vào ngày 8/9/1944 nhưng quân Đức đã nhanh tay hơn họ. Wehrmacht đã tước vũ khí của các sư đoàn Slovakia (như chúng ta đã thấy), và Tập đoàn quân Panzer I của Heinrici đã ghìm chặt được hướng tấn công chủ lực của Tập đoàn quân Cận vệ số I Sô-viết. Tuy vậy, Heinrici vẫn từ từ bị đẩy lùi bởi áp lực áp đảo về quân số của người Nga và cuối cùng vào ngày 6 tháng Mười, ông buộc phải từ bỏ đèo Dukla cho Phương diện quân Ukraina I.

    Trong ngày 23 tháng Chín, Hồng quân đã tiến sâu vào miền đông Hungary, họ đánh chiếm các thị trấn Temes-var và Arad. Hitler đã bị sốc và vô cùng đau buồn trước sự kiện này ; điều quan trọng giờ đây là Đức phải giữ lại được Hungary, vốn là nguồn cung cấp dầu mỏ, quặng bôxít và một số lượng ngũ cốc lớn cho Đế chế. Ông ta liền quyết định tăng viện cho Friessner ngay lập tức.

    Bộ chỉ huy của Friessner được đổi tên thành Cụm tập đoàn quân Nam (23/9/1944), và Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraine của Harpe được đổi tên thành Cụm tập đoàn quân A(24/9/1944). Đến cuối tháng, Friessner được tăng cường thêm Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 4 (Cảnh sát) do Thiếu tướng SS Fritz Schmedes phụ trách, có một biên chế khá ổn đến từ Cụm Tập đoàn quân F. Bên cạnh đó , bổ sung thêm Bộ chỉ huy của Quân đoàn Panzer LVII (57) do Tướng Thiết giáp Friedrich Kirchner cầm đầu. Ngoài ra, các Sư đoàn tăng 23-24 cũng đang trên đường tới tăng viện cho Hungary, họ cố gắng di chuyển nhanh trên những tuyến đường sắt đang bị hư hỏng của Đức cho phép hoạt động.

    Đến cuối tháng Chín, Tập đoàn quân số 8 của Woehler có sức mạnh gồm 3 Sư đoàn Đức và 3 Sư đoàn Hungary, trong khi Fretter-Pico có 4 sư đoàn Đức và 6 sư đoàn Hungary. Tuy nhiên, Friessner đang phải đối mặt với mối đe dọa về một cuộc bao vây kép của quân thù, nhưng một lần nữa, Hitler kiên quyết từ chối cho phép ông ta rút lui.

    Lúc này,Friessner có được một thời gian tạm lắng tương đối dài từ tháng Chín, trong lúc các đạo quân của Stalin đang chinh phục Bulgaria và tiến vào đất Nam Tư. Thời gian nghỉ ngơi đã kết thúc vào ngày 6 tháng Mười, khi quân Đỏ mở một cuộc tấn công có quy mô lớn vào Cụm tập đoàn quân Nam (Đức). Họ lên kế hoạch cho một cuộc bao vây khổng lồ, nhằm chia cắt và tiêu diệt Cụm tập đoàn quân Nam và Armeegruppe (Cụm tác chiến Độc lập) của Heinrici với 2 thành phần chính trong biên chế là Tập đoàn quân Panzer I và Tập đoàn quân Hungary số I.

    Quân Nga có một sức mạnh đáng sợ ; bao gồm Phương diện quân Ukraina II của Malinovsky và Phương diện quân Ukraina IV của Petrov, được điều phối chung bởi Nguyên soái Timoshenko. Chỉ riêng Malinovsky đã có trong tay 6 Tập đoàn quân Bộ binh, 1 Tập đoàn quân xe-tăng và 2 Tập đoàn quân Rumania : Tổng cộng, họ có 42 Sư đoàn Bộ binh Sô-viết, 22 Sư đoàn Bộ binh Rumania, 750 xe tăng và 1.100 máy bay.

    Bảng tổng hợp sau đây cho thấy các lực lượng mà Timoshenko đang cố gắng tiến hành một cuộc bao vây, chia cắt quân Đức.


    BẢNG PHÂN BỔ QUÂN SỐ CÁC LỰC LƯỢNG ĐỨC TẠI HUNGARY VÀ MIỀN ĐÔNG SLOVAKIA (TỪ PHÍA NAM LÊN PHÍA BẮC)… THỜI GIAN : 28/9/1944…


    CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN NAM.


    I/Tập đoàn quân Hungary III


    (1). Quân đoàn Panzer LVII (57) :

    - Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS số 4.

    - Sư đoàn tăng Hungary số 1.

    - Sư đoàn Kỵ binh SS số 22 (Thiếu một số thành phần chủ chốt).


    (2). Quân đoàn Hungary số 2 :

    - Sư đoàn Dự bị Hungary số 23.

    - Sư đoàn Dự bị Hungary số 8.

    - Sư đoàn Hungary số 20.

    - Sư đoàn Dự bị Hungary số 6


    II/Cụm tác chiến độc lập- Ameegruppe Fretter-Pico


    (3). Tập đoàn quân VI :

    - Quân đoàn Panzer III

    . Sư đoàn tăng 23.

    . Sư đoàn Bộ binh nhẹ Hungary số 27.


    - Quân đoàn Hungary số 7.

    . Sư đoàn Dự bị Hungary số 4.

    . Sư đoàn Bộ binh nhẹ Hungary số 12.


    (4). Tập đoàn quân Hungary II :

    - Sư đoàn tăng Hungary số 2.

    - Sư đoàn Hungary số 25.

    - Sư đoàn Dự bị Hungary số 9.


    (5). Chiến đoàn von Kessel :

    - Lữ đoàn Dự bị Hungary số 1.

    - Lữ đoàn Dự bị Sơn cước Hungary số 2.

    - Sư đoàn Dự bị Hungary số 9.


    III/Tập đoàn quân VIII.


    (6). Quân đoàn XXIX :

    - Sư đoàn Kỵ binh SS số 8 “Florian Geyer”

    - Chiến đoàn của tướng Winkler.

    . Sư đoàn Sơn cước số 4.

    - Chiến đoàn của tướng Schopper.


    (7). Quân đoàn XVII :

    - Sư đoàn Sơn cước số 3.

    - Chiến đoàn của tướng Rath.

    - Sư đoàn khinh binh số 8.

    - Lữ đoàn Khinh binh Cận vệ Hungary số 9.

    - Sư đoàn Bộ binh số 46.

    - Sư đoàn Bộ binh Dự bị Hungary số 2.


    (8). Lực lượng Dự bị thuộc Cụm Tập đoàn quân.

    - Quân đoàn LXXII (72).

    - Chiến đoàn của tướng Siebenbuergen.

    - Sư đoàn Bộ binh số 76 (Đang trên đường di chuyển).


    IV/Quân Dự bị của OKH (Bộ Tư lệnh Lục Quân Đức).

    - Sư đoàn Tăng số 13 (Đang trên đường di chuyển).

    - Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 10 (Đang trên đường di chuyển).

    - Sư đoàn BBCG Feldherrnhalle (Đang trên đường di chuyển).

    - Sư đoàn Tăng số 3.

    - Sư đoàn nhẹ kiểu mới Volksgrenadier số 337.


    V/Cụm quân (Armeegruppe) Heinrici.


    (9). Tập đoàn quân Hungary số I :

    - Quân đoàn Hungary số VI :

    . Sư đoàn Bộ binh Hungary số 10.

    . Sư đoàn Bộ binh Hungary số 24.

    . Lữ đoàn Sơn cước Hungary số 1.


    - Quân đoàn Hungary số V :

    . Sư đoàn Bộ binh Hungary số 13.


    - Quân đoàn Hungary số III :

    . Lữ đoàn Sơn cước Hungary số 2.

    . Sư đoàn Bộ binh Hungary số 6.


    (10). Tập đoàn quân Panzer số I :

    - Quân đoàn Sơn cước số XLIX (49) :

    . Sư đoàn khinh binh số 101.

    . Sư đoàn khinh binh số 100.

    - Quân đoàn XI :

    . Sư đoàn Bộ binh số 168.

    . Sư đoàn Bộ binh số 254.

    . Sư đoàn Bộ binh số 96.

    . Sư đoàn Khinh binh số 97.

    - Quân đoàn Panzer XXIV :

    . Sư đoàn Bộ binh số 68.

    . Sư đoàn Bộ binh số 75.

    . Sư đoàn Tăng số 24.

    . Sư đoàn Khinh binh Trượt tuyết số 1.

    . Sư đoàn Bộ binh số 357.


    (11). Lực lượng Dự bị cho Cụm quân Heinrici :

    - Sư đoàn Huấn luyện Dã chiến số 153

    - Sư đoàn Dự bị số 154

    - Sư đoàn tăng số 1


    Kế hoạch của người Nga quá tham vọng. Họ có thừa lực lượng để thực hiện nhưng cơ sở hậu cần lại không thể đáp ứng nổi. Do sự khác biệt về khổ đường, nên các tuyến đường sắt ở Ru-ma-ni ít được quân Sô-viết sử dụng và mọi thứ phải được vận chuyển bằng xe tải từ phía đông sông Dnestr. Các tuyến đường tiếp liệu phải chịu một sự quá tải dẫn đến hậu quả là không thể cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất cho một cuộc tấn công quy mô này.
    --- Gộp bài viết: 03/07/2021, Bài cũ từ: 03/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Nạn nhân bị giết trong trại tập trung. Đây là số phận của phần lớn những người Do thái tại Hungary 1944-45
    caonam_vOz, tatpcitgaume1 thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào ngày đầu tiên của cuộc tấn công, Phương diện quân Ukraina IV, hoạt động bên sườn phải của người Nga đã đánh bại Tập đoàn quân Hungary I. Tuy nhiên, sau đó, Petrov phải đối đầu với quân Đức. Thể hiện với phong độ chói sáng thường thấy, Đại tướng Gotthard Heinrici, Tư lệnh Tập đoàn quân Panzer I, đã tận dụng tối đa khả năng phòng thủ tuyệt vời của rặng núi Carpathians nên nhanh chóng chặn được đà tiến của Phương diện quân Ukraina IV trên các con đường núi. Thế nhưng về phía Friessner, đang bảo vệ khu vực có địa hình phòng thủ kém thích hợp hơn cũng như đội quân dưới quyền kém tin cậy hơn nên ông ta đã sớm gặp rắc rối nghiêm trọng. Bên trái của Friessner, Tập đoàn quân Sô-viết LIII (53) và Cụm quân Kỵ binh- Cơ giới Pliev đã bẻ gãy sức kháng cự của Tập đoàn quân Hungary III và tiến được 50 dặm trong vòng ba ngày. May mắn cho ông ta là Sư đoàn thiết giáp số 23 của Thiếu tướng Josef von Radowitz (*) đã dựng lên một chốt phòng thủ tuyệt hảo tại Oradea, trên bờ núi phía bắc thuộc Tập đoàn quân Hungary số III, và đã làm thất vọng cho đà tiến công của Tập đoàn quân xe-tăng Cận vệ VI Sô-viết buộc Cụm quân Kỵ binh- Cơ giới Pliev phải quay lại để hỗ trợ.

    Mặc dù vậy, Friessner nhận ra rằng phòng tuyến của ông khó có thể đứng vững được lâu, và vào ngày 8 tháng Mười, khi mà Guderian đã cảnh báo rằng Tập đoàn quân 8 Woehler sẽ phải mất tới sáu ngày để kịp thời rút lui về sau sông Theiss. Tuy nhiên, Hitler không cho phép rút lui ngay. Cuối cùng, khi Josef von Radowitz buộc phải bỏ Oradea vào ngày 12 tháng Mười, thì phần lớn Sư đoàn bộ binh 76 đã bị người Nga cắt đứt và tiêu diệt. Trong khi chờ lệnh được phép di tản, Friessner quyết định rằng ông không thể chờ đợi lâu hơn được nữa và vào ngày 12 tháng Mười, ông đã ra lệnh rút lui và chịu toàn bộ trách nhiệm về quyết định của mình. Thế là thành phố Cluj đã bị bỏ ngỏ, và phần lớn các nhóm quân Đức cũng như Đồng minh của họ đã rút lui về sau phía con sông Theiss (xem Bản đồ).

    Tốc độ tiến quân của Malinovsky bị chậm lại do gặp nhiều khó khăn về hậu cần, nhưng vào ngày 17 tháng Mười, ông đã phát động một cuộc tấn công nhằm cắt đứt đường rút lui của các Tập đoàn quân VIII và Hungary số I-II ở phía đông Theiss. Người Đức vẫn đứng vững tại Deb-recen, thành phố lớn thứ ba ở Hungary; nó không bị thất thủ cho đến ngày 20 tháng Mười. Sau đó, Cụm quân Kỵ binh-Cơ giới Pliev, bao gồm Quân đoàn Tăng số I và Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ II đã như nhát kiếm chém sâu vào hậu phương Tập đoàn quân VIII (Đức) và chiếm được thành phố Nyiregyhaza vào ngày 22 tháng Mười, cắt đứt đường rút lui chiến lược của Woehler.

    Tuy nhiên, vào thời điểm này, Friessner đã sẵn sàng giao chiến với quân Đỏ. Ông hành động theo một kế hoạch được Thiếu tướng Helmuth von Grolman (**), tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân đề xuất. Theo ý tưởng của von Grolman; Quân đoàn Panzer III do Tướng Thiết giáp Hermann Breith chỉ huy thuộc Tập đoàn quân VI, dẫn đầu bởi Sư đoàn tăng 23 đáng tin cậy cùng với sự hậu thuẫn tuyệt vời bởi các Sư đoàn tăng 1 và 13 đã tấn công từ phía tây trong ngày 23 tháng Mười; còn ở phía đông thì đã có Woehler cùng tấn công hiệp đồng tác chiến từ phía đông với Quân đoàn XXIX (29) của Trung tướng Kurt Roepke (***) và một phần Quân đoàn XVII (17) của Tướng Sơn cước Hans Kreysing phụ trách.

    Cảm thấy nguy hiểm, Phương diện quân Ukraina IV đã cố gắng phá vỡ vòng vây sắp dành cho họ bằng cách mở các đợt tấn công dồn dập vào phòng tuyến của Woehler, nhưng đều không đạt kết quả. Woehler đã chiếm lại Nyiregyhaza vào ngày 29 tháng Mười và bắt liên lạc được với Sư đoàn tăng 23 của Radovitz, cắt đứt đường rút lui của Cụm quân Kỵ binh-Cơ giới Pliev. Người Nga buộc phải tìm đường thoát thân theo từng nhóm nhỏ, nhưng vào thời điểm Debrecen Pocket bị tiêu diệt, quân Nga đã mất 25.000 người (trong đó có 6.662 người chết) và 632 xe tăng. Toàn bộ diễn biến của chiến dịch gợi nhớ lại cho Wehrmacht một khí thế hào hùng của chiến thuật Blitzkrieg hồi đầu xảy ra cuộc chiến.

    Mặc dù thiệt hại của phía Đức được coi là nhỏ so với những tổn thất lớn ở phía Nga, nhưng tính ra vẫn rất nghiêm trọng, bởi vì đề cập đến tình trạng cạn kiệt mọi thứ trong các Trung đoàn xe tăng Đức. Ví dụ như chỉ riêng Sư đoàn Tăng số 23 cũng mất đứt 37 xe tăng và xe thiết giáp AFV trong trận chiến. Tổng số đội xe bọc thép thuộc Tập đoàn quân VI (Đức) đã giảm xuống còn có 14 khẩu Panther, 12 PzKwIII và 41 khẩu pháo tự hành.

    Khi chiếm lại được Thành phố Nyiregyhaza và các làng xung quanh, lúc này, quân Đức mới có rất nhiều cơ hội để xem quân Đỏ sẽ hành xử như thế nào trong lãnh thổ của phe Trục bị chiếm đóng. Phụ nữ Hungary ở mọi lứa tuổi đã bị hãm hiếp trước khi họ bị lính Nga sát hại. Nhiều ông bố, bà mẹ của họ bị cột vào cửa để buộc phải chứng kiến cảnh con cái của họ bị làm nhục và tiêu khiển. Những cảnh tượng này khiến cho những người lính Đức cảm thấy kinh tởm và củng cố mạnh mẽ quyết tâm của họ trong việc cầm chân người Nga và ngăn chặn quân Đỏ tiếp cận đến lãnh thổ nước Đức thân yêu, do đó làm tăng cường đáng kể sức đề kháng của Wehrmacht.
    ………………………..
    (*). Josef von Radowitz (1899-1956)…. sinh ra ở Frankfurt-am-Main vào năm 1899 và gia nhập quân đội với tư cách là sĩ quan học viên trong năm 1917. Ông là Thiếu tá kiêm trợ lý thuộc của Quân đoàn III khi WW II bùng nổ. Ông đảm nhiệm chức vụ chỉ huy Sư đoàn xe tăng số 23 vào tháng Sáu năm 1944. Ông được thăng cấp Thiếu tướng vào ngày 1 tháng Chín năm 1944, và lên trung tướng vào ngày 1 tháng Ba năm 1945. Sau chiến tranh, ông vẫn được người Mỹ mời làm việc trong Lực lượng quân sự mới thành lập của Tây Đức. Ông là Thiếu tướng vào thời điểm trước khi mất vào năm 1956…


    (**). Helmuth von Grolman (1898-1977)..là một Tướng Đức và sau chiến tranh trở thành một nhà Chính trị gia Tây Đức. Ông được thăng cấp Trung tướng vào tháng 11 năm 1944 đảm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Nam. Khi WW II kết thúc, ông là Tư lệnh Sư đoàn kỵ binh số 4, bị người Mỹ bắt làm tù binh và được thả năm 1948. Ngày 19/2/1959, ông được mọi người bầu làm Ủy viên Quốc phòng Hạ viện Đức. Cho đến cuối đời (1977), Grolman sống ẩn dật cùng gia đình.

    (***). Trung tướng Kurt Ropke (1896-1966) là một tướng Đức trong WW II, từng được thưởng Huân chương Thập tự sắt đính Lá sồi của Đức Quốc xã…
    --- Gộp bài viết: 04/07/2021, Bài cũ từ: 04/07/2021 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ THUỘC CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN NAM (ĐỨC ) ..TỪ NGÀY 5-29/10/1944.
    --- Gộp bài viết: 04/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Josef von Radowitz (1899-1956)...
    --- Gộp bài viết: 04/07/2021 ---
    [​IMG]
    Helmuth von Grolman (1898-1977).
    --- Gộp bài viết: 04/07/2021 ---
    [​IMG]
    Trung tướng Kurt Ropke (1896-1966) .
    caonam_vOz, tatpcit, ngthi961 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    .....Trong thời gian này, Đô đốc Nicholas Horthy đang cố gắng theo đuổi mọi nỗ lực nhằm đưa Hungary thoát ra khỏi phe Trục. Vào cuối tháng Chín, các đại diện bí mật của ông đã đến Moscow để đàm phán về một hiệp định đình chiến với Liên Xô. Các nhà ngoại giao của Stalin bằng cách nào đó đã thuyết phục Horthy, cậu con trai ăn chơi 30 tuổi của ông, cũng tên là Nicholas, và đại diện của Horthy (cha) rằng Liên Xô sẽ cho phép vương triều tồn tại trong tầm ảnh hưởng chung của người Nga. Hiệp ước được ký kết vào ngày 11 tháng Mười, nhưng chưa ấn định ngày để chính thức có hiệu lực.

    Tuy nhiên, Fuehrer đã chuẩn bị tốt hơn nhiều nhằm xích cổ với một kẻ đang chuẩn bị đào tẩu ở Budapest (Hungary) so với sự việc đã từng xảy ra tại Bucharest (Rumania) sáu tuần trước đó. Hitler liền cử ngay Tướng SS tàn bạo Erich von dem Bach-Zelewski đến Hungary, cũng như Thiếu tá SS Otto Skorzeny, một tay biệt kích tài giỏi và nổi tiếng nhất châu Âu tại thời điểm này. Skorzeny bí mật nhập cảnh vào Hungary - bằng thị thực du lịch, với bí danh “Dr. Wolf ”—và sớm lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính bí mật nhằm lật đổ Horthy (cha).

    Cả hai người đều mang trên mình những chiến tích hiển hách : Bach-Zelewski đã có kinh nghiệm đáng kể trong việc dập tắt các cuộc nổi dậy, gần đây nhất là dập tắt cuộc khởi nghĩa Warsaw còn Skorzeny, một trong những người lính commando được Hitler yêu thích, nổi tiếng nhất với điệp vụ giải cứu táo bạo Mussolini trong năm 1943. Mặt khác, Horthy đã cai trị Hungary trong một thế hệ nhưng đã mất hầu hết sự ủng hộ và phải đối mặt với một nội các và quốc hội thân Đức. Quân đội thì đang bị dao động, tan đàn xẻ nghé cũng như nhiều tướng lĩnh muốn tiếp tục chiến đấu.

    Không giống như trường hợp ở Rumania, hay ở Ý năm ngoái, lần này, người Đức sở hữu rất nhiều nguồn thông tin tốt từ các điệp viên, những cơ sở cung cấp thông tin đáng tin cậy tại Thủ đô Budapest và ở Bộ chỉ huy cấp cao Hungary. Họ được thông tin rằng Đại sứ quán Đức trên đồi Castle (nơi đặt trụ sở chính phủ ở Budapest) đang bị quân Hungary kín đáo bao vây. Họ cũng được biết rằng Tướng Bela Miklos(*) Tư lệnh Tập đoàn quân Hungary số I, đã bí mật gặp gỡ các sĩ quan Hồng quân ở Carpathians; đang có kế hoạch bắt đầu thực hiện Hiệp định đình chiến vào một thời điểm thích hợp nhất, làm cho hàng trăm ngàn quân Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam sẽ thấy mình bị cắt đứt liên lạc sau phòng tuyến kẻ thù giống như những gì đã từng xảy ra tại Rumania…

    Cuộc khủng hoảng bắt đầu xảy ra trong ngày 15 tháng Mười, khi Skorzeny chỉ sau một cuộc đấu súng ngắn ngủi với các vệ sĩ - đã bắt cóc được Nicolas Horthy Jr (**), con trai của đô đốc, được chỉ định là người kế vị và đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán đình chiến bí mật với Moscow. Trong cuộc đọ súng này, Đại úy SS Otto Klages, chỉ huy trưởng SD ( Lực lượng Bảo vệ an ninh mật) tại Budapest, đã bị trọng thương khi một viên đạn xuyên qua bụng. Ngay sau đó, chàng trai trẻ bất hạnh Nicolas Horthy Jr bị cuộn tròn trong một tấm thảm Ba-tư, buộc bằng dây rèm cửa, đưa thẳng ra sân bay, chuyển sang Đức như một tù nhân. Moscow, có lẽ đã biết được điều gì đã xảy ra, liền yêu cầu Hungary chấp nhận ngay các điều khoản đình chiến vào ngày hôm sau, 16 tháng Mười. Đến đầu giờ chiều ngày 15, tất cả các hướng tiếp cận với Đại sứ quán Đức đều bị đặt rào cản và Đài phát thanh Budapest phát đi bản tuyên bố đình chiến của Nhiếp chính vương Horthy. Kết thúc bằng một câu: “Rõ ràng, hiện nay Đức đã thua trong cuộc chiến. . . . Chính vì thế, nên Hungary đã ký kết một hiệp định đình chiến sơ bộ với người Nga và sẽ chấm dứt mọi hành động thù địch chống lại họ...” Nhưng vào thời điểm này, Đô đốc Nicolas Horthy đang bị cô lập rất mạnh về mặt chính trị. Nội các của Geza Lakatos (***) đã nhanh chóng từ chức với lý do không chấp thuận hiệp định đình chiến. Quan trọng hơn, những người lính Hungary đang cầm súng ở mặt trận đã không bị dao động và gục ngã. Và rốt cuộc, tuyên bố của một nhiếp chính vương không có giá trị gì cả.

    Vào thời điểm này, tại thủ đô Budapest, tình hình vô cùng căng thẳng. Có tới 3 sư đoàn Hungary đóng quân trong khu vực thủ đô chống lại người Đức đang có quân số chưa tới một sư đoàn. Ngoài ra, Horthy còn có một đơn vị vệ sĩ lên tới 2.000 người đang đóng rải rác trong và xung quanh Cung điện Hoàng gia. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Quân đội Hungary sẽ sát cánh cùng Horthy trong cuộc đối đầu chống lại quân Đức.

    Thêm vào đó, các đội quân tiếp viện của Đức đang cấp tốc hành quân tới Budapest ; gồm Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng 503 (gồm 40 chiếc tăng hạng nặng King Tiger), Tiểu đoàn Đổ bộ đường không tinh nhuệ SS số 600, Tiểu đoàn Khinh binh "Centre"”cũng như một số đơn vị SS và Cảnh sát đã từng tham gia dập tắt cuộc bạo loạn tại Thủ đô Warsaw.

    Viên tướng SS tàn bạo và giết người không ghê tay Bach-Zelewski đã mang theo một khẩu đại pháo lớn tới 25 inch, từng được Thống chế von Manstein sử dụng rất thành công khi hạ Thành phốPháo đài Hải quân Liên Xô Sevastopol trong năm 1942. Chính Bach-Zelewski đã sử dụng nó trong việc đàn áp cuộc bạo loạn tại Warsaw, mặc dù không đạt được nhiều thành công. Lúc này, ông ta muốn biến khu vực “Lâu đài Hoàng gia” thành một đống gạch vụn đổ nát.

    Tuy nhiên, Skorzeny lại kiên quyết chống lại ý định này bởi vì hắn ta đoán đúng ý định của Quốc trưởng ; Hungary phải trở lại phe Trục. Cuộc tấn công mà Bach-Zelewski muốn phát động chắc chắn sẽ ném đất nước Hungary vào vòng tay đang gọi mời của Stalin. Cho nên Skorzeny tuyên bố : Những người Đức khác cùng với dân thường, Cảnh sát, Gestapo và cả Quân đội đều đứng về phía ông ta. Chính vì thế, bắt buộc Bach-Zelewski phải miễn cưỡng lùi bước.

    Skorzeny chiếm được Cung điện Hoàng gia vào sáng hôm sau. Ông ta ra mệnh lệnh cho 4 chiếc Panther đang trên đường tiến ra mặt trận, quay lại cùng với các lính Đức và Biệt đội SS người Áo mà ông ta đang có trong tay tiến về Đồi Castle. Skorzeny dẫn đầu, cược rằng người Hungary sẽ không dám bắn vào ông ta. Can đảm và táo bạo, đội quân của Skorzeny cứ thế tiến trên con đường dài hàng dặm dẫn đến Đại sứ quán Đức, Quảng trường Lâu đài Hoàng gia, Bộ Chiến tranh và Cung điện của Horthy.

    Tại đây đã xảy ra một số cuộc đụng độ nhỏ rải rác, làm cho 7 người bị giết và 26 người bị thương. Skorzeny không báo cáo riêng về quốc tịch của những người bị chết hoặc thương vong; ngày hôm sau, họ được chôn cất trong một lễ tang chung dành cho quân đội, với tư cách là những Đồng minh xứng đáng. Trên thực tế, quân biệt kích SS của Áo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc giải quyết êm đẹp toàn bộ cuộc đảo chính. Để tự thưởng cho bản thân, Skorzeny nhanh chóng di chuyển vào khu vực nhiếp chính thuộc Cung điện Hoàng gia, khai thác Hầm rượu Cung đình và sống một cuộc sống xa hoa trong vài ngày. Tướng Karoly Beregfy (Bereckzy), một người thân Đức (****), nhanh chóng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, và Hungary lại quay về với phe Trục. Chính phủ thân Đức vẫn tồn tại như vậy cho đến khi bị Liên Xô đánh đổ hoàn toàn vào năm 1945.
    ………………………

    (*).Tướng Bela Miklos (1890-1948) – nguyên Tư lệnh Tập đoàn quân Hungary số I (1/8/1944) là người ủng hộ việc rời khỏi phe Trục và gia nhập Hồng quân. Ông đã thoát ra khỏi cuộc vây bắt của tướng Heinrici để về với người Nga (16/10/1944). Sau đó, ông đứng đầu một chính phủ lâm thời thân Liên sô (21/12/1944). Sau khi chiến tranh kết thúc, mặc dù được bầu vào quốc hội, nhưng ông đã bị tước quyền một cách bất hợp pháp. Sau đó Miklós rút lui khỏi chính trường, qua đời tại Budapest vào ngày 21 tháng 11 năm 1948.

    (**). Nicolas Miklos Horthy Jr (1907-1993). Con trai của Đô đốc Horthy, là người ủng hộ những nỗ lực nhằm đưa nước Hungary thoát ra khỏi phe Trục. Nhưng vào ngày 15/10/1944, Horthy Jr đã bị Skorzeny bắt cóc và đưa sang Đức. Cha anh buộc phải làm theo các điều kiện của người Đức để giữ được tính mạng cho con trai. Sau đó, Horthy Jr bị gửi đến trại tập trung Dachau và được người Mỹ giải thoát vào ngày 5/5/1945. Sau đó, Horthy Jr cùng cha bắt đầu sống một cuộc sống lưu vong tại Bồ đào nha trong gần 50 năm trước khi qua đời tại Lisbon vào năm 1993.

    (***). Geza Lakatos (1890-1967). Là người phụ trách nội các Hungary trong một thời gian ngắn ngủi (từ 29/8 đến ngày 15/10/1944). Khi người Nga chiếm đóng nước Hungary. Lakatos bị bắt và bị thẩm vấn nhiều lần và được ra tù vào tháng Giêng năm 1946 . Sau đó, ông xuất hiện với tư cách là nhân chứng trong các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh mang tên là Tòa án Nhân dân Budapest. Cuối đời, ông là một họa sĩ vẽ tranh minh họa sách, sống trong cảnh túng thiếu vì tài sản bị tịch thu. Sau sự kiện 1956, ông được phép rời Hungary sang sống với con gái tại Úc và mất sau đó (1967)…

    (****). Karoly Beregfy (1888-1946). Sau khi Đảng Mũi tên Chữ thập thân Đức lên nắm quyền (16/10/1944). Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, ông bị quân đội Mỹ bắt và trao trả về Hungary. Bị đưa ra xét xử trước Tòa án Nhân dân Budapest và bị kết án tử hình. Bản án đối với Karoly Beregfy được thi hành ngày 12/3/1946 bằng hình thức treo cổ….
    --- Gộp bài viết: 05/07/2021, Bài cũ từ: 05/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Bela Miklos (1890-1948)
    --- Gộp bài viết: 05/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Nicolas Miklos Horthy Jr (1907-1993
    --- Gộp bài viết: 05/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Geza Lakatos (1890-1967)
    --- Gộp bài viết: 05/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Karoly Beregfy (1888-1946)
    caonam_vOz, tatpcitngthi96 thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dường như để tránh bị Skorzeny bắt giữ, Horthy – người được coi là vị Hoàng đế cuối cùng – đã phải tự mình xuất hiện tại nhà của Tướng Cảnh sát và Waffen-SS Karl von Pfeffer-Wildenbruch (*). Trên danh nghĩa là Tư lệnh Lực lượng Waffen SS tại Hungary, Pfeffer-Wildenbruch đã buộc vị Nhiếp chính vương phải đưa ra “yêu cầu” xin tị nạn chính trị tại Đức. Ba ngày sau, Skorzeny mới đến nhà của Pfeffer-Wildenbruch và chính thức ra mắt với Đô đốc Horthy. Vị nhiếp chính được thông báo rằng ông sẽ được chuyển đến Hirschberg, một lâu đài ở vùng Bavaria, nơi Skorzeny đích thân có vinh dự được hộ tống bằng chuyến tàu riêng của Horthy. Hai người có rất ít cuộc trò chuyện trong chuyến đi xin tị nạn bất đắc dĩ này (**).

    Vị nhiếp chính bị phế truất bị quản thúc lâu đài Hirschberg cho đến khi chiến tranh kết thúc. Con trai của ông bị đưa vào trại tập trung. Trong hành động cuối cùng trước khi rời bỏ Tổ quốc, Cựu Đô đốc Horthy buộc phải chỉ định Ferenc Szalasi, thủ lĩnh Đảng Mũi tên-Chữ thập (phiên bản Hungary của Đảng Quốc xã), làm người kế nhiệm mình điều hành đất nước.

    Thủ tướng mới Ferenc Szalasi (***) sinh ra trong một gia đình có, ông là con trai của một sĩ quan quân đội độc tài Áo-Hung mang đa quốc tịch Hungary, Slovakia và Armenia. Sinh năm 1897, ông đã từng phục vụ trong Bộ Tổng tham mưu trong Thế chiến thứ nhất và đến năm 1932 dường như ông đang ở ngưỡng cửa của một sự nghiệp quân sự thành công rực rỡ. Nhưng sau đó, ông rời bỏ nghiệp quân sự và tham gia vào con đường chính trị, bởi vì ông luôn luôn tin rằng Chúa Trời đã sắp đặt sẵn cho ông tạo ra một Đế quốc Magyar (Áo-Hung) vĩ đại, theo đó Hungary sẽ thống trị toàn bộ vùng Balkan.

    Theo Nhà văn kiêm nhà sử học Earl Ziemke, từng khẳng định mọi tuyên bố chính thức của Ferenc Szalasi cho đến nay là “không mang tính nhất quán trong cả lời nói và các bài diễn văn." …Rồi ngay lập tức , Szalasi tự coi mình là một Nador (Quốc trưởng) với tất cả các quyền lực của một vị Nhiếp chính vương.

    Hành vi đầu tiên trên cương vị mới là tự tay xé bỏ Hiệp định đình chiến với Moscow. Là một người theo chủ nghĩa bài Do Thái cực đoan và ưa thích bạo lực, Szalasi đã tham dự trọn vẹn vào thảm họa Holocaust. Ngay từ đêm 15-16 tháng Mười, các thành viên của Đảng Arrow Cross – Mũi tên-Chữ thập (chủ yếu là thanh thiếu niên) đã làm loạn đường phố thủ đô, vô cớ giết người Do Thái theo ý thích của mình, bắn nhiều người và ném họ khỏi cây cầu nổi tiếng Margarethe. Lực lượng Cảnh sát Hungary không làm gì để ngăn chặn cuộc giết chóc; và trên thực tế, họ đã sớm hỗ trợ Eich-mann trong việc “thanh lọc” người Do Thái ở Hungary (tức là gửi họ đến các trại tận diệt). Thời gian sau đó, chúng vẫn tróc nã người Do Thái ở thủ đô ngay cả sau khi Budapest bắt đầu bị bao vây. (Hành động này chỉ được cho là kết thúc ở Budapest khi Thiếu tướng Gerhard Schmidhuber, Tư lệnh Sư đoàn tăng số 13, tự mình đứng ra giải quyết vấn đề và ra mệnh lệnh dừng lại - và đó là sau khi thành phố bị bao vây.)

    Dưới thời chính phủ bù nhìn của Szalasi, hậu phương của Wehrmacht tại Hungary được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, không thể nói về các phòng tuyến của người Đức cũng an toàn như vậy. Các khu vực mặt trận ở đây hầu hết có địa hình giống nhau, xung quanh vùng đồng bằng sông Theiss (Tisza) bằng phẳng và rất thích hợp cho các hoạt động tác chiến cơ động, và lực lượng Liên Xô tại Hungary - được trang bị phần lớn bằng xe Mỹ - mạnh hơn và cơ động hơn nhiều so với Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức). Chỉ riêng Phương diện quân Ukraina II của Malinvosky đã có 635.000 quân, 750 xe tăng và 1.100 máy bay. Đối nghịch lại, Friessner có 330.000 người Đức và 150.000 người Hungary (không phải tất cả đều đáng tin cậy) nhưng thậm chí còn đông hơn về số lượng xe chiến đấu bọc thép (AFV).

    Chẳng hạn, Tập đoàn quân VI có 4 Sư đoàn xe tăng và 2 Sư đoàn Bộ binh Cơ giới (Các Sư đoàn tăng 1, 13, 23 và 24 cùng với 2 Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 4 SS và Feld-herrnhalle). Nhưng tổng kết lại, đạo quân Cơ giới của Đức chỉ có khoảng 67 xe tăng và 58 khẩu pháo tự hành. Tóm lại, giờ đây, lực lượng của Friessner đã tổ chức được một tuyến mặt trận liên tục, nhưng lực lượng bảo vệ này rất yếu và mỏng; chắc chắn không thể giữ được lâu trước một đòn tấn công có uy lực của người Nga. Friessner cũng không có mối liên lạc chắc chắn với Cụm tập đoàn quân F của Weichs ở phía Nam và phía Tây Âu, vì các nhóm quân thuộc Phương diện quân Ukraina II đã vượt qua hạ lưu sông Theiss và chiếm giữ phần lớn vùng đồng bằng Hungary nằm giữa sông Theiss và sông Danube.

    Tuy nhiên, Hitler ra lệnh cho Friessner phải chiến đấu bảo vệ từng tấc đất và không được phép rút lui khi chưa có lệnh. Thời điểm này, sự sụp đổ của Horthy và sự ra đời của Chính phủ bù nhìn Szalasi cũng bắt đầu có tác động tiêu cực đến tinh thần của người Hungary vốn đã xuống thấp. Binh lính Hungary bắt đầu đào ngũ với số lượng lớn; ở một số nơi, toàn bộ các đơn vị đã chuyển sang tay quân Nga, tiêu biểu là phần lớn Sư đoàn Thiết giáp số 2 của Hungary.

    Tướng Janos Voeroes (****), Tổng tham mưu trưởng quân đội Hungary, đã đào thoát (ông vượt qua chiến tuyến trên chiếc Mercedes mà Heinz Guderian đã tặng cho chính ông vài tuần trước đó), cũng như Tướng Bela Miklos, Tư lệnh Tập đoàn quân Hungary số 1 - chỉ một giờ trước khi Heinrici cử người đến bắt. Duy chỉ có Đại tướng Verres, Tư lệnh Tập đoàn quân số II Hungary, đã bị bắt theo lệnh của Friessner (*****).
    ……………………….
    (*). Karl Pfeffer-Wildenbruch (1888-1971). Vào tháng Chạp năm 1944, Pfeffer-Wildenbruch được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn Sơn cước SS IX, có trụ sở tại Budapert. Ông đã chỉ huy lực lượng Đức trong chiến dịch bảo vệ Budapest (24/12/1944-11/2/1945). Trong nỗ lực thoát ra khỏi Budapest, Pfeffer-Wildenbruch bị thương nặng và bị quân đội Liên Xô bắt làm tù binh. Năm 1949, bị Liên sô kết án 25 năm tù nhưng được phóng thích vào năm 1955. Ông bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông vào ngày 29/1/1971.

    (**).Sau WW II, Đô đốc Horthy làm nhân chứng tại Tòa án Nuremberg. Do Hungary bị những người Cộng sản kiểm soát nên ôngđã quyết định không quay về, và chuyển đến Estoril, Bồ Đào Nha, nơi ông qua đời năm 1957. Thi hài của ông được đưa về Hungary vào năm 1993, và ông được cải táng tại đúng thành phố mà ông đã từng sinh ra. Horthy được coi là một nhân vật lịch sử gây tranh cãi ở Hungary đương thời.

    (***). Ferenc Szálasi (1897-1946)…Là Thủ tướng – Thủ lĩnh của Đảng Mũi tên- Chữ thập thân Đức Quốc xã. Trong thời gian cai trị ngắn ngủi của mình, người của Szálasi đã sát hại 10.000–15.000 người Do Thái. Khi WW II kết thúc, ông bị quân Mỹ bắt vào ngày 6/5/1945 và trao trả về Hungary tháng Mười năm đó. Bị đưa ra xét xử trước Tòa án Nhân dân Budapest và bị kết án tử hình. Bản án đối với Ferenc Szálasi được thi hành ngày 12/3/1946 bằng hình thức treo cổ….

    (****). Tướng Voeroes (Voroes)(1891-1968). Ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Lục quân (19/3/1944). Sau đó, Vörös gia nhập đào thoát và gia nhập Hồng quân. Ông là người ký công ước đình chiến ở Moscow với tư cách là một trong những thành viên của phái đoàn Chính phủ lâm thời. Năm 1946, vì lý do cá nhân, ông xin được nghỉ hưu. Trong sinh nhật lần thứ 58 của mình (năm 1949), ông bị bắt với cáo buộc làm gián điệp bởi cơ quan điều tra quân đội. Tòa án Quân sự kết án Voeroes tù chung thân vào năm 1950 nhưng phóng thích ông vào năm 1956. Ông mất năm 1968.

    (*****). Sau sự kiện 16/10/1944. Tướng Dezso Laszlo lên chỉ huy Tập đoàn quân Hungary số I, Tướng Zoltán Heszlenyi, người nắm quyền chỉ huy Tập đoàn quân III Hungary, cả 2 ông đều lãnh đạo cho đến đến khi kết thúc cuộc chiến. Riêng tướngJeno Major lãnh đạo Tập đoàn quân Hungarian II cho đến ngày 1/12/1944 khi được lệnh giải tán…
    --- Gộp bài viết: 06/07/2021, Bài cũ từ: 06/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Tướng Karl Pfeffer-Wildenbruch (1888-1971)
    --- Gộp bài viết: 06/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Thủ tướng Ferenc Szálasi (1897-1946).
    --- Gộp bài viết: 06/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Tướng Voeroes (Voroes)(1891-1968).
    caonam_vOz, gaume1, tatpcit1 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ở bên kia chiến tuyến, Nguyên soái Malinovsky (*) đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn với mục tiêu là chiếm được thủ đô Budapest. Theo đó, mũi nhọn xung kích là Tập đoàn quân số XLVI (46) của Tướng I. T. Schle-min, sẽ tấn công về phía tây bắc, chiếm Kecskemet, và sau đó tiến nhanh về thủ đô. Tập đoàn quân Cận vệ VII của tướng M. S. Schumilov đến phía bắc của Schlemin để tấn công vượt qua sông Theiss (Tisza), trong khi các Tập đoàn quân số XL (40), XXVII (27) và LIII (53) vẫn di chuyển xa hơn về phía bắc đặc biệt là hướng Miskolc, nhằm trói chặt quân Đức trong khu vực đó.

    Nhằm tăng thêm tốc độ và sức nặng cho các cuộc tấn công này, Tập đoàn quân số XLVI (46) được tăng cường thêm 2 Quân đoàn cơ giới số II và IV; còn Tập đoàn quân cận vệ VII được tăng cường thêm Cụm quân kỵ binh cơ giới của tướng Pliev (bao gồm Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ IV và VI cùng với Quân đoàn tăng XXIII); và Tập đoàn quân XXVII (27) được kết hợp thêm Quân đoàn Cận vệ V và Quân đoàn Cơ giới VII. Malinvosky muốn quân đội của mình được nghỉ ngơi trong vài tuần, thực hiện các công tác bảo dưỡng và bổ sung nguồn cung cấp hậu cần cần thiết, nhưng Stalin đặc biệt nhấn mạnh rằng cuộc tấn công phải được tiến hành ngay lập tức.

    Thế là thời gian nghỉ ngơi của Friessner trên khu vực Theiss rất ngắn. Chiều ngày 29 tháng Mười, Malinovsky bắt đầu tấn công. Một lần nữa, quân Đỏ tập trung áp lực vào Tập đoàn quân Hungary số III của Đại tướng Zoltán Heszlenyi. Các nhóm quân Đức trong Tập đoàn quân này chính là Quân đoàn Panzer LVII (57) của Kirchner, đã giữ vững vị trí của mình, nhưng phần lớn quân Hungary đã rã đám gần như ngay lập tức. Người Nga chiếm được Kecskemet vào ngày cuối tháng Mười và ngày đầu tiên của tháng 11 họ đã tiến thêm từ 15-30 dặm trên toàn bộ chiều dài mặt trận. Các Quân đoàn II và Cơ giới IV Sô-viết lũ lượt đổ vào hậu phương Tập đoàn quân VI của Đức và hướng thẳng về Budapest.

    Ở phía bắc, quân Đức gặp muôn vàn khó khăn. Trong vòng ba ngày, Tập đoàn quân Cận vệ VII Sô-viết đã băng qua sông Tisza và thiết lập lên một đầu cầu đổ bộ có chiều sâu 6 dặm và chiều rộng 20 dặm. Tướng Fretter-Pico, Tư lệnh Tập đoàn quân số 6, cho rằng trong lúc này, việc quân Nga tiến vào Budapest là mối đe dọa lớn nhất. Ông quyết định mặc kệ cho các lực lượng của mình ở phía bắc chủ động phòng thủ, đồng thời điều ngay các Sư đoàn tăng số 23 và 24 tổ chức một cuộc phản công nhằm chống lại các mũi nhọn cơ giới hóa của Liên Xô. Họ được Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa SS số 4“Cảnh sát” rút từ Quân đoàn Kirchner đến tiếp viện kịp thời.

    Nhằm tránh một thảm họa giống như Debrecen, Hồng quân đã không némmột số lượng lớn xe tăng lao lên phía trước mà không quan tâm đến sườn hoặc hậu phương như trước đây; thay vào đó, họ bố trí thành từng cụm quân nhỏ dọc theo toàn mặt trận, được bộ binh, pháo binh và vũ khí chống tăng yểm trợ hỏa lực đầy đủ. Sư đoàn tăng số 24 của Thiếu tướng Gustav-Adolf von Nostitz-Wallwitz (**) đã chiến đấu đặc biệt xuất sắc trong việc làm trì hoãn bước tiến của quân Liên Xô nhưng vẫn không thể ngăn chặn được kẻ thù. Ngày 4/11/1944, Tập đoàn quân Cận vệ VII Sô-viết đã bẻ gãy sức kháng cự của Sư đoàn Bộ binh Hungary 20 và tiến đến điểm dân cư Cegled, chỉ còn cách thủ đô Budapest có 10 dặm đường.

    Hiện tại, Friessner đã tập trung được trong khu vực này các Quân đoàn Panzer số III và LVII (57), bao gồm các Sư đoàn Thiết giáp 1, 23, 24 và Feldherrnhalle (***).

    Cùng nhau ra sức kháng cự , họ buộc quân Nga phải dừng lại trong vòng vài dặm tại vùng ngoại ô Budapest. Lực lượng xe tăng chủ công của Đức đã cắt rời một mũi nhọn tiên phong xe tăng Sô-viết, khiến cho người Nga bị mất 20 trên 35 xe-tăng trước khi buộc phải lùi lại. Thêm một Tiểu đoàn Bộ binh Nga bị tiêu diệt. Nhưng một mũi nhọn tiền phương của Hồng quân đã đột nhập được vào vùng ngoại ô phía đông Budapest, trước sự ngỡ ngàng của cư dân thủ đô Magyar. Tuy nhiên, sau đó, những kẻ xâm lăng nhanh chóng bị tiêu diệt bởi các nhóm quân chiến đấu đặc biệt của Đức, sử dụng vũ khí thô sơ kiểu Panzerfausts cùng với các xe tăng PzKw IV.

    Trong lúc này, lực lượng phòng thủ Đức được tăng cường bởi các Sư đoàn kỵ binh SS số 8 và 22, trong khi một số quân thuộc Sư đoàn kỵ binh SS số 8 và Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Feldherrnhalle phản công và chiếm lại được thị trấn Vecses, nằm ngay phía đông nam thủ đô. (Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 60 “Feldherrnhalle” đã được đổi tên thành Sư đoàn tăng “Feldherrnhalle” từ ngày 1/10/1944, sau khi tăng cường thêm Lữ đoàn tăng số 109.)Giờ đây, các Sư đoàn tăng số 23 và 24 đã liên tục mở các cuộc tấn công vào hai bên sườn quân Nga, hạ gục được Quân đoàn Bộ binh số 23 (thuộc Tập đoàn quân XLVI-46 Sô-viết). Các mũi nhọn của Liên Xô đã bị đập tan bởi những đợt phản công sắc lẹm này. Lo ngại đến thảm họa mà họ từng phải hứng chịu gần đây tại Debrecen, quân đội Stalin đã tạm thời rút theo hướng đông nam vào ngày 5/11/1944. Vào thời điểm này, các Quân đoàn cơ giới số II và IV Liên Xô có tổng cộng khoảng 100 xe tăng. Tranh thủ thời cơ, khoảng 20.000 công nhân ở Miskolc (hầu hết là công nhân trong các nhà máy sản xuất vũ khí) đã nổi dậy, đình công và — không nghi ngờ gì nữa, họ sẽ mở cửa đón Hồng quân có thể đến bất cứ lúc nào —tỏ ra thái độ thù địch và ghét bỏ đối với người Đức. Sự rút lui của Hồng quân đã cho phép Friessner điều đến một KG (kampfgruppe) khá lớn và dập tắt cuộc nổi loạn đang còn lúc phôi thai.

    Tuy nhiên, giữa Miskolc và Budapest, Tập đoàn quân Cận vệ VII Sô-viết tiếp tục mở rộng đầu cầu của mình qua sông Tisza (xem bản đồ). Thêm nữa, Fretter-Pico đã gửi lực lượng xe tăng chủ lực của mình xuống phía nam, nhằm đối phó với mối đe dọa thường trực dành cho Budapest, cho nên không thể tránh được một cuộc đột phá của quân Nga. Cực chẳng đã, Tập đoàn quân số VI Đức không còn cách nào khác là phải bỏ toàn bộ phòng tuyến sông Tisza và rút về phía tây. Tuy nhiên, điều này cũng có lợi cho nó: phòng tuyến Tisza rất không liên tục và rời rạc, cho nên bất kỳ cuộc rút lui nào cũng sẽ rút ngắn, nắn thẳng và củng cố vững chắc phòng tuyến nhiều hơn so với trước đây….
    ………………………..
    (*). Nguyên soái Rodion Yakovlevich Malinovsky (1898-1967)là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân, là Nguyên soái Liên Bang Sô-viết từ năm 1944. Sau chiến tranh, trong cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô cuối thập niên 1950 và thập niên 1960, ông đã giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đưa Liên Xô trở thành siêu cường về quân sự.

    (**). Gustav-Adolf von Nostitz-Wallwitz (1898-1945). Chỉ huy Sư đoàn tăng số 24, bị trọng thương vào ngày 28/3/1945 ông được đưa tới bệnh viện và mất ngày 31/5/1945.

    (***).Tất cả các đơn vị này được đặt dưới quyền chỉ huy của KG Breith (Tướng Xe-tăng Hermann Breith, chỉ huy của Quân đoàn Panzer III).
    --- Gộp bài viết: 07/07/2021, Bài cũ từ: 07/07/2021 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ : TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ TẠI CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN NAM (ĐỨC) TỪ NGÀY 29/10 ĐẾN NGÀY 30/12/1944...
    --- Gộp bài viết: 07/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Nguyên soái Rodion Yakovlevich Malinovsky (1898-1967)
    --- Gộp bài viết: 07/07/2021 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Gustav-Adolf von Nostitz-Wallwitz (1898-1945)
    maseo, gaume1tatpcit thích bài này.

Chia sẻ trang này