1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIÀNH GIẬT TỪNG CĂN NHÀ 'CHƠI' THEO LUẬT CỦA ĐỐI PHƯƠNG SÀI GÒN, THÁNG 5 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 24/05/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vụ việc bắt đầu khi có nhóm người mang băng rôn, biểu ngữ ra đứng trước điểm tuyển quân, biểu tình 1 cách ôn hòa. Lúc đó chiến tranh mới bắt đầu và cánh Tả hãy còn hiền lắm. Thế nhưng Neild, 1 người thủ cựu lại cho đó là hành động hết sức sai trái và trong giây phút bốc đồng, anh gạt đám biểu ngữ ra bước vào điểm tuyển quân. Anh ko đăng lính ngay đâu vì đã có tên trong danh sách tình nguyện viên được chính phủ gởi đến các nước chậm phát triển. Thế nhưng, từ đó anh bắt đầu suy ngẫm rồi tiến đến cho rằng người lính chứ chẳng phải những sứ giả hòa bình ở thế giới thứ 3 mới là thứ đất nước mình đang cần. Lịch sử đã cho thấy văn minh, dân chủ chẳng thể nào tồn tại nếu những người trẻ tuổi ko sẵn lòng xả thân vì chúng. Và thế là mấy tháng sau, anh đã gia nhập đội ngũ những người cạo trọc tóc, đứng nghiêm bị trung sĩ huấn luyện hét vào mặt và nhanh chóng kiếm được lon sĩ quan sau khoa học tại trường pháo binh OCS của căn cứ Fort Sill, Oklahoma.

    Trung úy Neild, 22 tuổi, gầy, cao lênh khênh, nói năng hoạt bát có xu hướng phân tích thứ gì cũng đến đầu đến đũa. Kisling lúc đầu nhún vai coi sự ‘thông thái’ của Neild chẳng có gì hơn những trung úy khác. Anh tỏ ra xa cách người toán trưởng cho tới khi chứng kiến trung úy chiến đấu ở Sài Gòn; và kể từ đó Kisling mới nhận thấy ẩn sau điệu cười nhếch mép của Frank Neild là sự can đảm của con sư tử.

    Dù phải mất 1 thời gian mới hiểu được Neild nhưng người trung úy vẫn gây cho Kisling ấn tượng ngay từ đầu. Kisling là kiểu người nhiệt huyết, dễ cười nhưng cũng dễ cáu giận, thấp tủn (cao 1,63m) đến nỗi phải mang biệt danh là Shorty. Cái tay lính có vẻ khoái chiến tranh này sinh ra ở vùng rừng núi Oregon. Bố là thợ xẻ, mẹ nấu ăn cho xưởng đốn gỗ trên trang trại rộng 136 mẫu của mình. Đời sống của họ khá là chật vật. Kisling là 1 cậu trai thông minh nhưng cũng hết sức cứng đầu. Do học kém, đến năm 17 tuổi anh bỏ trường đi làm lính và lập tức tình nguyện sang nam VN.

    Dù lúc này chỉ mới 18 tuổi, nhưng Kisling rất khoái đánh nhau, mà đánh như lính bộ binh chứ ko phải tiền sát pháo. Hung hăng kiểu như thế cũng như 1 con dao 2 lưỡi. Thời gian tăng phái cho đại đội A Kisling từng 2 lần bị trung úy Sharpe kỷ luật. Lần đầu là vì bắn chết trâu của dân báo hại cả đại đội phải góp tiền bồi thường. Sharpe cho rằng Kisling bắn con vật cho vui nhưng trong ký ức của 'kẻ tội đồ' thì vì nó định húc anh mới buộc phải nổ súng.

    Lần thứ 2 nghiêm trọng hơn là Kisling gọi pháo bắn mà ko được phép, khi tiến hành tuần tra bộ gần căn cứ Jaeger để dọn lối đi qua 1 hàng cây có nhiều mìn bẫy. 1 quả pháo phốt pho trắng quá tầm đã rơi trúng cái ấp gần đó, san bằng mấy căn nhà lá, khiến 1 người bị chết cháy. "Dân đã khiếu nại" John A. Holder, 1 người bạn của Kisling ở đại đội A nhớ lại. Hậu quả là cả toán tuần tra bị an trí trong 1 lớp học. "bị bảo là đang chịu kỷ luật, phải viết tường trình. Chúng tôi thông đồng viết y hệt nhau và rồi vụ việc cũng chìm xuồng."

    Vừa gia nhập đại đội Bandidos, Kisling đã lập công cứu toán tuần tra thoát khỏi trận phục kích bằng cách gọi pháo dập gần như trên đầu mình và dùng súng lục hạ 1 VC định áp sát. Kisling được khen thưởng và thậm chí suýt nữa còn được đề bạt lên trung sĩ, nhưng sau lại hụt vì có rắc rối về thẩm quyền. Cũng bởi chán nhiệm vụ đồn trú sau khi hết hạn phục vụ về Mỹ, Kisling lại tình nguyện trở lại VN chiến đấu thêm 18 tháng nữa.

    Điện đài viên của trung úy Neild, là binh nhất James J. "Lurch" Hewitt (tên đã được đổi), nông dân, to xác, đần độn, tốt bụng 19 tuổi, 1 'tấm bia đỡ đạn' quê ở Pennsylvania. Cậu này có biệt hiệu là Lurch (dật dẹo) vì vẻ mặt ngây ngô, lúc nào cũng há hốc miệng của mình. Cả Neild lẫn Kisling đều ko sao tin nổi 1 gã chậm lụt như Hewitt lại vượt qua được các tiêu chuẩn nhập ngũ, được 'đôn lên' cho đủ số 100.000 của McNamara. 1 chương trình đáng hổ thẹn theo đó quân đội sẽ phải cắn răng chấp nhận mỗi năm 100.000 tân binh ko đủ tiêu chuẩn để bảo đảm cho con cái giới thượng lưu khỏi phải sang VN.

    Thoạt đầu Hewitt là pháo thủ trong pháo đội của cả Neild với Kisling, thế nhưng đời lính pháo là 1 công việc nhẫn nại, hết sức đơn điệu, lúc nào cũng ồn ào mà vẫn chẳng thấy đánh nhau ra sao cả. Chán quá, chỉ sau 1 tháng sang nam VN, cậu ta xin chuyển sang bộ phận tiền sát, nhập đội với Neild và Kisling 2 tuần trước khi lên Sài Gòn. Dù rất mong muốn làm tốt chức trách điện đài viên của toán nhưng cậu ta vẫn chưa vỡ ra được cách chỉnh tần số cho đúng. Quá thất vọng, Kisling phát cáu với Lurch. Dù cũng cố chỉ bảo cậu ta nhưng thấy vẫn chả có gì tiến triển, trung úy Neild đành gặp pháo đội trưởng xin thay Lurch bằng ai đó biết sử dụng máy truyền tin. Dù rất buồn vì ko làm nổi lính điện đài, nhưng trước khi có người đến thế Lurch vẫn cố gắng hết sức. Neild nhận xét: "Lurch là kiểu người thánh thiện, chỉ mỗi tội khờ quá."

    1 xe cối đã được lấy đi làm nhiệm vụ canh cái cầu nhỏ trên con rạch gần chỗ đóng quân chính ban đêm. Tổ lái lập tức bị 1 đám gái mại dâm được 1 má mì chăn dắt tới 'nhập đội'. John Hohman nhớ lại: "Ngay khi nghe tiếng xe dừng, họ đã ra tới nơi để chèo kéo. Bọn tôi chọn chừng 3-4 ẻm, đưa cho má mì 10 đô, thế là có thể vui vẻ tới sáng." Chiếc xe đậu cạnh mấy gốc dừa và "bọn tôi ôm gái rúc vào trong đó, 'tắt đèn'. Cứ gọi là ngất ngây con gà tây!"

    Đội bảo trì đã phải làm việc suốt đêm để khắc phục những trục trặc máy móc phát sinh trong quá trình hành quân. Cuối cùng sau khi đã đóng hết mấy hộp đồ nghề lại, hạ sĩ Class Vertrees leo lên nóc xe làm vài lon bia ướp lạnh. Đó là cách duy nhất giúp anh nghỉ ngơi trước 1 ngày mai tất bật. Anh nhớ lại: "Tôi uống đến độ gần như chẳng còn biết gì nữa. Mất hết khái niệm về thời gian. Cứ dzô dzô hoài dzô mãi."
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Gary Vertrees xuất thân từ 1 trang trại trồng cây ăn trái ở Tacoma, Washington. Anh lớn lên cùng những cuộc đi săn, chơi bắn súng hơi cùng bạn bè, khoái độ chế xe cổ. Năm 18 tuổi, anh đăng lính khi đang học dở năm cuối trung học. Được huấn luyện làm lính lái xe, sau 1 năm công tác trong 1 đơn vị vận tải ở Mỹ, Vertrees được đưa sang Đức về với 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp. Toàn làm những việc vớ vẩn, mùa đông đến doanh trại lúc nào cũng lạnh lẽo, lại theo chuẩn NATO cứ 3 ngày lại phải lên xe ra ngoài mưa tuyết lạnh cóng cả giò. Nhiệm vụ của đơn vị đồn trú đúng là chán ốm. Vertrees cho biết "Cảm thấy vô tích sự ko chịu nổi." Mọi người ai cũng thấy nản.

    1 gã mới tham gia đơn vị sau khi phục vụ trong 1 tiểu đoàn quân vận ở nam VN đã tuyên bố ngay rằng "Đây là cái chốn vớ vỉn." Nghe Vertrees hỏi nói vậy có ý gì thì gã kia đáp: "Ồ bay ơi, mấy cái qui tắc tỉ mỉ toàn là vớ vỉn hết. Ở VN á. Làm gì có mấy chuyện tào lao này. Cứ làm việc của mình cho tốt thì sẽ chẳng ai làm khó mình." Gã lính kia bảo hắn sẽ 10-49 (tức là xin thuyên chuyển) về VN lại. Nhờ sự chỉ dẫn của hắn, Vertrees cũng làm đơn xin được chuyển tới vùng chiến. Vertrees nhớ lại "Bọn họ nghĩ tôi bị khùng nhưng tôi chỉ muốn được là 1 thằng lính thực thụ, được mặc giáp, cầm vũ khí giết thứ gì đó."

    Vertrees gia nhập Bandidos trước Tết 2 tuần lễ, khi sắp bước qua sinh nhật thứ 20. Trong đêm đầu tiên của anh ở Bình Phước (nơi mà lính Mỹ đọc trại đi thành"Been F-ucked"), chốt cảnh giới của 1 trung đội chiến đấu bị tập kích mạnh. Viên trung kỹ thuật yêu cầu phân đội bảo trì sửa chữa tình nguyện tham gia lực lượng ứng cứu. "Mọi người đều hưởng ứng 'Tôi đi ! Để tôi!'. Dù chẳng biết đang diễn ra chuyện gì tôi cũng nói: "Yeah, Cho tôi đi với." Thế mới đúng là 1 đơn vị chứ. 1 đại đội 'cứng'. Khi đụng chuyện thì cứ ai vào việc nấy."

    Vertrees kết thân với Jerry Tomlinson và Tom Beck, người từng hạ được 1 VC khi đánh nhau ở chợ Lớn dịp Tết; 2 viên đạn trọng liên 50 của anh ta đã bắn đứt đôi người chiến sĩ giải phóng.

    Khi Vertrees hỏi "Cậu cảm thấy thế nào?" thì Beck chỉ cười bảo rằng "Tuyệt."

    Sở dĩ xe bảo trì còn được gọi là "deuce track" vì số lượng vè chắn bùn (mỗi xe bình thường chỉ có 1) và hình đầu lâu vẽ trên giáp trước nằm trên cờ lê, tuốc nơ vít bắt chéo chứ ko phải là kiếm. Xe bảo trì được tự do hoạt động hơn những xe chiến đấu. Vertrees cho biết: "Lúc nào muốn bọn tôi đều có thể chuồn đi được. Tất cả những gì cần làm chỉ là tới nói với đại úy rằng: 'Này, chúng tôi đi lấy đồ đây' là cứ việc tếch thôi. Chủ yếu là đi kiếm bia. Sau khi đến văn phòng xin sự vụ lệnh chúng tôi đua lên Sài Gòn tới chỗ mấy kho tiếp vận lớn tại chợ Lớn. Hình như ở đó mỗi tấm pallet có tới 86 thùng bia thì phải. Chúng tôi cho chúng lên xe nâng, chất lên xe bọc thép, rồi lượn lại về Bình Phước, bỏ 40 thùng xuống lều của mình kế bãi xe trước rồi mới đưa số còn lại tới chỗ mấy trung đội chiến đấu."

    Những ngày đó chiến tranh vẫn chưa có gì là tệ lắm. Cứ mỗi khi ko phải lái xe hay thủ khẩu trọng liên 50 là Vertree lại ngả lưng trên chiếc ghế kê ngay sau cửa lái, tu bia, hút xì gà thảnh thơi nhìn ngắm những cánh đồng lúa chạy ngang, dưới bóng lá cờ nhỏ in hàng chữ "F-uck Communism" bay phần phật trên cần ăng ten. Hành trình có vốn có vẻ kỳ cục nay càng quái dị hơn khi 'dậm thêm' 1 chút khói nữa. Vertrees, vẻ ngoài nhìn như công nhân, tóc tai gọn gàng trông chẳng có vẻ gì giống dân hippi cả nhớ lại: "Tôi khá ngố khi lần đầu tiên tới nam VN. Chẳng hiểu cần sa mặt mũi ra sao cả." Tuy nhiên ko lâu sau đó đã có kẻ đưa cho anh 1 cái tẩu nhồi đầy và "sau đó, tôi khám phá ra vô khối 'khả năng' của nó."

    Cuộc sống của đám bảo trì sửa chữa dường như 'êm ả' hơn các lính trung đội chiến đấu. Họ ko phải đi đầu và cũng chẳng bị bắt ra ngoài lập ổ phục kích hay chốt cảnh giới. Ấy vậy mà Vertrees cũng đã 2 lần bị thương, 1 là vì mảnh cối ở Bình Phước còn lần kia là do xe cán mìn nổ tan tành trên đường Sấm. Vụ thứ 2 đã khiến mũi anh bị gãy. Sau 1 thời gian suy ngẫm, anh ngộ ra rằng chiến tranh đâu phải như cuộc phiêu lưu ta tình nguyện dấn thân trên phim ảnh. Mỗi lúc hành quân trên đường, cách xa các sĩ quan, mấy gã trên xe bảo trì lại xả nỗi thất vọng theo cái cách mà lính các trung đội chiến đấu, vốn bị kiểm soát chặt chẽ hơn ko thể nào làm nổi. "Bọn tôi thường ra ngoài đường tìm người để bắn. Chẳng phải giết ai đâu vì ngu gì chịu rắc rối thêm mà chỉ lấy M79 ra giọt 1 trái xuống ruộng của dân và quỷ thần ơi xem họ chạy bán sống bán chết kìa. Bọn tôi ko nhắm với mục đích làm hại họ mà chỉ hù tí - cho vui í mà. Tuy nhiên do hầu hết dân đều ủng hộ VC nên làm vậy cũng tương tự như: 'này, nhận lấy này - bọn tao đủ lắm rồi.'"

    Đêm đó, khi đơn vị đóng lại nghỉ, thiếu tá Miller túm trung úy Sweet, trợ lý hành quân của mình, người vừa được điều lên ban tham mưu tiểu đoàn sau 6 tháng làm trung đội trưởng, giao cho anh nhiệm vụ sĩ quan liên lạc với lực lượng cảnh sát sở tại. Đám cảnh sát VNCH, trang bị toàn cạc bin, trung liên BAR hàng second hand đảm nhiệm mọi vị trí then chốt trong toàn quận trước những mối nguy dự kiến sẽ xảy ra đêm đó. Sweet sẽ báo cho Miller mọi động thái của họ và truyền đạt lại mọi yêu cầu về tiếp viện cũng như hỏa lực hỗ trợ.

    Đại úy Phant, trưởng ty cảnh sát quận (?) cho Sweet cùng điện đài viên của anh lên xe jeep về nhà mình trong khu đồn hình vuông nằm ở mặt tây xóm Cầu Mật. Nhà tuy nhỏ nhưng gọn gàng, sạch sẽ, mái ngói, quét vôi trắng hệt như những ngôi nhà khác trong đồn. Sweet cùng lính điện đài của mình là hạ sĩ Gary Rogers ngồi bệt xuống sàn nhà cùng vợ chồng Phant và 4 đứa con nhỏ dùng bữa tối muộn với cơm, rau và rau câu tráng miệng. Tới khi Sweet và Rogers quay về phòng giành cho mình thì đã gần nửa đêm.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    4 tiếng đồng hồ sau, đại úy Phant, người có máy truyền tin trong nhà hét gọi mọi người dậy báo tin cầu chữ Y đang bị tiến công. Phant nhảy lên xe jeep, cầm lái lái ra đường Phạm Thế Hiển phóng về phía đông; Sweet ngồi ghế cạnh còn Rogers thì ngồi ghế sau cùng với điện đài. Bắt đầu thấy có dân chạy về hướng ngược lại, tránh xa khỏi những tiếng súng nghe văng vẳng phía cuối đường để lại 3 người trên xe jeep với nỗi lo ngay ngáy sợ lọt ổ phục kích.

    Những tiếng súng nổ nhắm vào trung đội của trung úy Long, đại đội Bandido Charlie bùng lên lúc 3g45 ngày mùng 7 tháng 5 năm 1968. Cùng lúc đó, từ vùng đồng ruộng, dừa nước phía nam thành phố, 1 khẩu đội cối của đối phương cũng rót cả thảy 80 quả đạn vào khu Chợ Lớn. Đại úy Phant đỗ xe lại chỗ đầu nam cầu. Sau khi hỏi han mấy lính gác thuộc quyền anh ta cùng Sweet và Rogers đi bộ lên cầu, vượt qua đám M113 của trung úy Long tiến xuống nhánh cầu đông bắc. (hướng ra đường Nguyễn Biểu. ND). Lính trong bốt gác bằng bao cát đầu này cầu đang bị đạn từ khu Chợ Lớn, bên kia kênh Đôi bắn mạnh. Sweet kể: "Chúng tôi cố gắng gọi họ quay về. Mọi người ai cũng nổ súng. Đạn AK bắn tới khắp nơi. Bầu trời thành phố chỗ này bừng sáng." Lính gác cầu bắt đầu lui. 1 người té ngã trên lối đi bộ, bị thương. Phant, Sweet, và Rogers chạy đến nhưng bị bắn tỉa, phải núp sau lan can cầu. Sweet cho biết: "Chưa định vị chính xác chỗ anh ta nằm, chỉ nghe toàn tiếng đạn bắn trúng thành cầu bật ra. Tuy nhiên người bị thương cũng đã tự mình bò về được."

    Địch bên bờ bắc kinh đã thôi bắn; nhưng lại có các báo cáo cho hay bờ nam cũng có lực lượng bổ sung của đối phương xâm nhập, cùng nhiều lính VNCH từ Chợ Lớn đang di chuyển qua cầu. Thỉnh thoảng những loạt súng lại vang lên trong màn đêm khi quân chính phủ trên các con phố lùng bắt VC. Đến khoảng 4g30 sáng thì hỏa lực (súng cối, súng liên thanh) lại bùng lên dữ dội ở quận 8 do lại có thêm những toán quân Giải phóng tới tấn công nhà máy điện cùng 1 đồn cảnh sát bị cô lập.

    1 tốp 2 chiếc trực thăng vũ trang sà xuống khạc lửa xung quanh đồn, khiến cuộc tấn công bị đình lại. 1 trực thăng vũ trang là loại Huey trang bị đại liên, rocket còn chiếc kia là loại AH-1G Cobra tân tiến hơn với dàn ống rocket đeo dưới 'cánh' cùng khẩu minigun bắn bằng điện và khẩu phóng lựu gắn ở ‘cằm’.

    Quãng 5g sáng, 1 trái RPG bắn ra từ cửa sổ tầng 2 căn nhà trên bờ nam Kênh Đôi. Trung úy Long cùng binh sĩ nhìn rõ quả đạn với đuôi lửa sáng rực lao về hướng chiếc M113 đỗ trên nhánh nam cầu. Địch bắn hụt, quả đạn cắm vào thành cầu phát nổ. Ô cửa sổ kia lại lóe sáng, 1 'sao chổi' khác lạt phụt đến. Quả đạn bay xẹt qua đầu số quân trên cầu lao xuống kinh, ko gây ra thiệt hại nào hết. Tới lúc đó thì Long cũng đã nâng khẩu súng chống tăng hạng nhẹ LAW cỡ nòng 66mm, loại dùng 1 lần, lên vai phụt về phía VC.

    Đạn cũng trượt mục tiêu. Tuy nhiên, noi theo gương trung úy, những người khác trong đó có trung sĩ Dawin G. "Buddy" Gault - 1 tiểu đội trưởng 'mì ăn liền' mới đi trận được 1 tháng. Anh này nã 1 phát M79, phát đầu tiên mà anh bắn ko phải trong lúc tập luyện. Ngạc nhiên thay, trong thứ ánh sáng tranh tối tranh sáng, ở cự ly hơn 100m mà quả đạn vẫn chui tọt qua ô cửa sổ Gault nhắm. Đạn nổ gây ra 1 loại tiếng đạn RPG nổ dây chuyền, ánh chớp nhoáng nhoàng. Dù có diệt gọn được tổ chống tăng hay ít ra ngăn không cho địch nã thêm RPG ra cầu nữa thì Gault cũng chẳng băn khoăn mấy đến cú ăn may đó hay tấm huân chương được nhận cũng như chuyện được lên trang nhất báo sư đoàn. Gault nói: "Chẳng có gì to tát cả hết. Chúng tôi bị bắn và tất cả những việc cần làm là bắn trả, xua chúng ra xa thôi."

    Khoảng 5g30, đối phương từ những rặng cây xông ra, vượt qua đồng lúa tiến đánh ty cảnh sát phía tây Xóm Cầu Mật. Số cảnh sát ít ỏi trang bị súng cạc bin lỗi thời khó có thể nào đương cự nổi những bóng đen đông đảo súng AK-47 kẹp hông, RPG trên vai đang ào tới dưới ánh bình minh.

    Đang sắp sửa vỡ trận thì xuất hiện 2 trực thăng vũ trang, xả đạn ào ào xuống đầu đối thủ, đang chỉ còn cách bờ tường chừng 30m. Quân du kích chạy lui về phía hàng cây. Cảnh sát trong ty phấn khởi, quay trở lại chiếm lĩnh vị trí.

    Trung tá Antila chỉ thị cho đại úy Scarborough phái trung đội 2 đang chốt trên cầu Nhị Thiên Đường tới ty cảnh sát. "Charlie Two" vượt qua chỗ của Gary Vertrees trên đường Phạm Thế Hiển. Trên đường khi ấy đang có khá nhiều dân, tay xách nách mang chạy xa khỏi vùng chiến sự. Vertrees đang lấy máy ảnh ra chụp hình dân chúng cùng đám trực thăng vũ trang quần đảo trong sớm mai thì nhận thấy đạn cuối tầm từ trận đánh chỗ ty cảnh sát đang va leng keng vào xe mình.

    Vào lúc Charlie Two đang từ đường Phạm Thế Hiển rẽ phải tiến về ty cảnh sát thì trời đã sáng rõ, nhiệt độ cũng nóng hơn. Sau khi chạy ngang khu gia binh quét vôi trắng, đang tiến xuống mặt nam khu đồn thì trung đội bị đạn địch bắn đến. Có chừng 30-40 quân Giải phóng đang xung phong, cố gắng chiếm lĩnh mục tiêu. Do ko nghĩ địch có thể liều lĩnh vượt đồng trống tiến công lần nữa, trực thăng vũ trang đều đã quay về tiếp thêm nhiên liệu, đạn dược. Lính Mỹ vội xuống xe, tới nấp sau tường, nhà khai hỏa về phía quân Giải phóng đang xốc tới. Đối phương hẳn ko ngờ đến mình bị chào đón bởi 1 bức tường lửa mạnh mẽ đến vậy. Họ đã rời khu vực tập kết khi trời tối, lợi dụng sự che chở của bóng đêm, đi xuồng tam bản ngược dòng sông để đến đây. Với thông tin liên lạc thiếu thốn, nhiều khả năng chỉ huy quân tấn công ko biết chuyện viện binh Mỹ đã tới Sài Gòn trước mình.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hậu quả là: 1 đại đội quân Giải phóng đã bị lính Bandidos, tiểu đoàn 5 cơ giới, trung đoàn 60, sư đoàn 9 ghìm chặt trên đồng trống.

    Nghe Charlie Two báo mình đang bị bắn mạnh, Antila phái tiếp Scarborough cùng trung đội 1 của trung úy Garver tới chi viện. Đơn vị của Garver đang chuẩn bị vào ty cảnh sát thì gặp 5-6 cảnh sát chạy ngang. Garver kể: "tôi chẳng thể nào quên được, ngay khi vừa tới thì bọn họ đã gọi nhau 'đi! đi mau', chạy thục mạng, bỏ trận đánh lại cho lính Mỹ."

    Scarborough bảo Garver tới chiếm lĩnh vị trí mặt tây ty cảnh sát còn xe chỉ huy của mình thì tới thẳng chỗ trung đội 2 đang đụng độ dọc tường nam. Lái xe cho xe dừng lại gần khoảng sân giữa, nơi đám M113 đang đậu. Alan Kisling nhớ lại: "Mọi người hộc tốc nhảy ra khỏi xe, tìm chỗ ẩn nấp. Trận đọ súng đang diễn ra hết sức ác liệt."

    Trung úy Neild cùng lính điện đài Hewitt phóng tới dãy nhà quét vôi trắng, mặt quay về phía đồng lúa. Địch đang nhô lên hụp xuống nổ súng sau bờ ruộng cách đó tầm trăm mét là cùng. Đạn đan ngang đan dọc khắp không trung. Sau 1 thoáng thót tim, rốt cục Neild và Hewitt cũng tới được cái nhà cuối cùng trong dãy, đứng dựa vào tường, an toàn trước đạn đối thủ. Binh nhất Richard G. Heater, lính điện đài của đại đội trưởng, thì lại chẳng may mắn thế. Bị ăn đạn vào chân, cậu ta nằm còng queo trước mũi xe chỉ huy, miệng rống lên cầu cứu.

    Để tới chỗ người bị thương, Neild sẽ phải quay lại hàng rào lửa đạn, của những khẩu súng AK-47 đang ghim phầm phập vào tường nhà, cầm chắc cái chết. Neild do dự. Anh đâu buộc phải làm thế. Đó đâu phải nhiệm vụ của anh; 1 sĩ quan tiền sát pháo binh. Chuyện anh có làm hay ko cũng chẳng ai quan tâm đến. Neild tự nhủ, mình có 2 lựa chọn. Quay ra cứu anh chàng đó hoặc cắn rứt lương tâm vì hèn nhát suốt quãng đời còn lại.

    Vơ vét mọi sự trợ giúp có thể, trung úy Neild túm lấy cậu lính điện đài to xác, vụng về của mình bảo "Đi nào, Lurch!". Họ cùng nhau chạy đến chỗ Heater, túm lấy dây đeo trang bị của cậu này, kéo về chỗ nấp như kéo 1 bao gạo. Lính cứu thương nhanh chóng xuất hiện, tiêm cho Heater 1 ống mooc phin. Lát sau khi Neild nhìn lại, thì cậu lính điện đài đã toét miệng cười, ko cảm thấy đau nữa. Mặt cậu ta tươi như hoa, hẳn ko phải là bởi mooc phin mà là do mừng rỡ vì thấy mình còn sống, sẽ được lên máy bay tản thương ngay khi có cơ hội. Dù đạn vẫn rít viu víu quanh đó nhưng đối với cậu ta, cuộc chiến đã kết thúc.

    Kisling chui vào nấp trong 1 căn nhà, anh tham gia bắn qua cửa sổ cùng mấy binh sĩ nữa. Dọc theo bờ ruộng, đối phương vẫn ko ngừng nhô lên hụp xuống để nổ súng. Từ trước tới giờ, Kisling chưa bao giờ thấy địch bị kìm chặt như thế cả. Những chiến sĩ quân Giải phóng thường rất giỏi. Là bậc thầy về phục kích, họ đâu dễ để mình bị mắc kẹt như vậy. Tuy nhiên, số VC kia thì có vẻ như đang làm ngược lại. Chỗ ẩn nấp duy nhất của họ chỉ là cái bờ ruộng trong khi lối thoát duy nhất lại là đồng trống dưới lằn đạn trực xạ.

    Mọi người thấy rõ tất cả đã an bài khi 1 trực thăng vũ trang bỗng đâu trong nháy mắt xuất hiện trên cánh đồng. Chiếc Cobra hình dáng như con cá mập đảo 1 vòng, rồi sà xuống dùng khẩu minigun có tốc độ bắn 4000 phát/ 1 phút công kích hết lượt này đến lượt khác vào hàng lính đối phương đang nấp sau bờ ruộng. Đúng là 1 cuộc tàn sát. Kisling kể: " Tôi vẫn nhớ khi chiếc Cobra xuất hiện, tôi đã nhìn về phía đối phương bụng nghĩ. 'lần này thì xiên táo nhé'. Tay phi công căn thẳng bờ ruộng, bám y như tàu trên đường ray ấy, sà xuống bắn tanh bành cả."

    Ngoài sự khoái trá đầy thù hận, vẫn còn nhiều cảm giác khác nữa. Kisling cho biết: "Cũng phải có đôi lời khen ngợi những con người ấy. Họ đã chiến đấu dữ dội, đã trụ vững trước khi bị hỏa lực áp đảo hoàn toàn. Cho tới hôm nay, tôi vẫn còn áy náy về chuyện đó. Ko thể tưởng tượng nổi cảnh cứ nằm đó, nhìn lên chiếc máy bay đang lao thẳng xuống vồ lấy mình...."


    Chương 6



    4 chiếc xe bọc thép của trung úy Garver tạo thành 1 hàng rào hỏa lực dọc theo bờ lũy phía tây ty cảnh sát. Lính Mỹ vừa xuống xe, 1 quả RPG bay qua cánh đồng trước mặt, lao vút về phía họ. Quả đạn nổ tung khiến cho 1 số binh sĩ vừa nhảy xuống đất bị thương.

    Quả đạn được bắt ra từ 1 cái xóm ko tên gần đó. Toàn thể trung đội bắt đầu nã bừa đạn vào đám nhà vách gỗ lợp tôn. Trong thoáng chốc, ngoài tiếng nổ rầm rầm trọng liên 50, súng M60, M16 của lính Mỹ, chẳng ai còn nghe được âm thanh gì nữa.

    Khi chiếc trực thăng vũ trang nhảy vào vòng chiến, lính Mỹ cũng giảm bắn và Garver nhớ lúc ấy đại úy Scarborough cũng tới nhập bọn. Bỗng đâu xuất hiện 15-16 bóng người, từ trong xóm chạy lên phía bắc, trên 1 bờ ruộng, ra đường Phạm Thế Hiển. Dường như chẳng thấy ai mang theo vũ khí. Trong thực tế hầu hết đều là phụ nữ và trẻ con. Tuy nhiên cũng có cả vài người đàn ông nữa. Cho rằng đó có thể là VC trà trộn vào dân để chạy trốn, 1 xạ thủ trọng liên 50 trên xe M113 đã nổ súng.

    Scarborough quát ngừng bắn, bảo rằng ngoài đó có nhiều phụ nữ, trẻ nít quá. Trung úy Garver cũng chạy tới nơi Scarborough đứng, sau 1 xe bọc thép. Anh cãi nếu để cho địch thoát thân, sẽ có ngày lại phải tái chiến, gây thương vong cho binh sĩ. Garver gay gắt cho rằng: Đúng, có phụ nữ, trẻ con ngoài đó thật, nhưng cứ 3-4 người thì lại có 1 đàn ông. Liệu đại úy có chắc họ ko bắn vào quân ta hay ko?
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Garver còn nhớ đại úy Scarborough nhìn chăm chăm vào số người đang chạy xa xa mất 1 lúc mới hạ lệnh khai hỏa. Millard R. Goodwin thì ko còn nhớ rằng ai ra lệnh khi đó nhưng xác nhận mình có tham gia rót đạn M79 khi trung đội bắt đầu xả súng bắn vào đám người kia. Garver thuật lại 1 cách ráo hoảnh: "Chúng tôi đốn ngã hết. Có vẻ như họ còn ko có ý định núp sau bờ ruộng để tránh đạn. Chỉ cứ chạy cho đến khi bị bắn trúng mà thôi. Hệt như trò bắn vịt ở hội chợ ấy."

    Với đầu óc bị chiến tranh làm cho hoang tưởng, Garver ko bao giờ nghĩ tới chuyện, những người chạy trên bờ ruộng kia – kể cả mấy người đàn ông - có khi chỉ là dân thường, cố gắng thoát khỏi vùng chiến sự khi súng tạm lắng mà thôi. Thay vào đó, anh ta tự biện hộ sau này rằng: ngay cả nếu đám phụ nữ, trẻ con kia ko phải là chiến sĩ - 1 khả năng vẫn thường xảy ra trong chiến tranh du kích - thì đó là vì VC 'tàn ác' đã dùng họ làm 'lá chắn' để che chở cho mình rút lui. Garver viết: "Chẳng thấy ai đề cập gì tới vụ việc ấy nữa. Có lẽ ở thời điểm đó, nó chỉ được coi là 1 hành động trong chiến tranh, chả ảnh hưởng mấy đến ai - sự sống của ta là thứ quan trọng hơn hết thảy những điều khác - và nó chỉ phát tác khi ta đã trở về với thế giới thực tại."

    Nhiều năm sau đó, khi nghe những gì Garver kể lại, những cựu binh trong tiểu đoàn đã phản ứng với vụ việc theo 2 hướng khác biệt. Cựu đại đội trưởng Jim Sharpe: "Tôi bụng bảo dạ, bây ơi, Scarborough đã thay đổi rồi kìa. Làm sĩ quan tham mưu có thể ít 'đau tim' hơn; nhưng khi ra làm sĩ quan chỉ huy thì hoàn toàn khác hẳn, nhất là khi thấy người của mình bị thương vong. Trách nhiệm của anh được gắn với bọn họ chứ đâu phải với đám dân đen bị mắc kẹt giữa 2 làn đạn."

    Tuy nhiên, Doug Birge thì vẫn ko thể tin nổi chuyện Scarborough, người từng khiển trách lính vì gọi người VN là 'gooks', lại có thể 'trở mặt' xả súng vào đàn bà, con nít ngay cả trong tình huống giao tranh hỗn loạn như vậy. "Anh ấy biết luật và tuân thủ nó rất nghiêm túc. Mà trong luật thì ko có chuyện bắn dân thường." Birge cho rằng chính Garver, chứ chẳng phải Scarborough, mới là người hạ lệnh khai hỏa. Anh lờ đi 1 sự thật là nếu muốn trối bỏ trách nhiệm, Garver đã có thể bóp méo lịch sử bằng cách nhét súng vào tay những người trên bờ ruộng hay chỉ cần im như thóc về biến cố chỉ 1 nhúm người biết ấy chứ đâu lại đi kể với người ngoài? Scarborough mà Birge từng phục vụ luôn :"coi người Việt là người, muốn họ được đối xử 1 cách đúng mực. Thẳng tay trừng phạt những kẻ giết hoặc làm dân thường bị thương."

    Bi kịch thay: lính Bandidos chẳng hề biết rằng những người dân quận 8 ấy, ko hề là những kẻ 'cơ hội' hay ủng hộ VC như họ thường chụp mũ cho mọi người VN khác mà chính là những giáo dân chống Cộng, từ ngoài Bắc di cư vào sau thất bại của Pháp 14 năm về trước. Vốn thoạt đầu được an trí ở vùng đồng bằng châu thổ, về sau nhóm dân di cư này được khuyến khích chuyển lên sống ở cái xóm nghèo, sình lầy bên bờ kênh Đôi này. Vùng này khi ấy đang do VC kiểm soát và họ có thể tự tung tự tác, hội họp ngoài trời mà chẳng sợ gì quân chính phủ. Năm 1965, dự án ấp Đời mới - 1 tổ chức cộng đồng được đại sứ quán Hoa Kỳ cấp vốn, lực lượng thanh niên cộng hòa - tuyển người từ học sinh sinh viên trung học, đại học - chống lưng. Tổ chức này bắt tay vào làm công tác 'thiện nguyện' trong quận như giúp dân sửa chữa đường xá, đào kênh mương thủy lợi, xây trường, chợ, trạm xá cùng những trang trại để dân cùng nhau nuôi heo, gà. Cứ thế các cửa hàng được mở ra, nhà cửa mọc lên, tầng lớp 'trung lưu' theo tiêu chuẩn VN cũng phát triển.

    Chương trình Đời Mới cũng thu thập cả thông tin về những VC nằm vùng nữa. Số cán bộ VC phần nhiều bị bắt, những người còn lại thì bặt tăm. Trong suốt năm 1967, ko thấy có báo cáo nào về chuyện kẻ thù hoạt động trong khu vực. Thời gian này, quận 8 là kiểu mẫu cho công tác dân sự vụ, xây dựng quốc gia; là điểm dừng chân 'phải đến' đối với mọi chính trị gia muốn từ Washington bay tới nhìn tận mắt cuộc chiến. Khi nơi này bị quân Giải phóng tiến công vào dịp Tết, dân chúng biết chính xác nhà nào đang bị VC chiếm và chỉ điểm cho quân VNCH. Dân ở đây chẳng những thù ghét CS, trung thành với chính quyền Sài Gòn mà còn rất đỗi biết ơn Hoa Kỳ nữa.

    Kể cũng lạ khi du kích lại động viên được 1 cộng đồng ‘tốt’ như thế làm 'lá chắn sống' giữa mình và quân đội Mỹ.

    Trung tá Antila cùng sĩ quan liên lạc pháo binh của mình là trung úy Tommy R. Franks lúc này đang ngồi trên trực thăng quan sát, phó mặc thiếu tá Miller điều hành ở chỉ huy sở. Scarborough báo cáo mình có 5 lính bị thương nặng. Họ sớm được đưa lên trực thăng Huey đi sơ tán.

    Trước báo cáo về các hoạt động của đối phương ở xóm lân cận, lính của đại úy Scarborough lại lên xe, vượt qua khu đồng trống giữa ty cảnh sát với Xóm Cầu Mật. Tới 1 bờ ruộng thì, đám xe dừng lại, đậu rải theo nó, rồi xoay trái tạo thành 1 hàng đối diện với cái xóm kia. Khi thấy đạn đối phương từ những căn nhà tôn bé tí bay ra (lúc đó khoảng 8g30 phút), lính Bandidos liền nhảy khỏi xe, chiếm lĩnh vị trí dọc theo bờ ruộng, bắt đầu bắn trả về phía những quân Giải phóng mà họ ko nhìn thấy.

    Ở sở chỉ huy phía sau, Gary Vertrees nhận được điện báo của 1 xe M113 có động cơ bị trục trặc. Anh hô đồng đội lên xe rồi leo lên, chui vào cửa lái, đội mũ công tác, rồ máy tiến. Tới chỗ Scarborough, Vertrees yêu cầu lính trên chiếc xe bị hỏng ra hiệu khi anh cho xe tiến đến ngay sau tuyến đầu. Chẳng thấy dấu hiệu gì hết nên Vertrees đành chuyển hướng chạy tới chiếc M113 cuối cùng. Vừa cho xe từ cuối hàng chạy lên thì có thứ gì đó nổ tung, hơi nổ mạnh đến độ anh nghĩ chiếc xe bảo trì lật mất. Phải mất 1 lúc trấn tĩnh, Vertrees mới nhận ra xe mình chưa hề bị trúng đạn. Hóa ra chiếc xe bảo trì đã chạy ngang qua qua đuôi 1 chiếc M113 gắn súng không giật 106mm, đúng lúc xạ thủ vừa nã thêm 1 phát vào Xóm cầu Mật, tạo nên luồng phụt phản lực ghê hồn.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Giận quá, Vertrees gọi máy bảo đứa nào cần giúp thì vẫy tay hay la lên giùm cái. Vừa xong thì có người làm theo. Đội bảo trì sửa chữa thử tái khởi động chiếc xe chết máy bằng cáp 'mồi', trong bối cảnh đạn địch va vào cả 2 xe rồi nảy ra kêu leng keng. Thủ thuật 'mồi khởi động' ko thành. "Chó -chết" Vertrees nói "Kéo nó qua bên, thay ắc qui mới." Có ắc qui mới là xong ngay. ắc qui cũ sẽ phải đưa về bãi và Jerry Tomlinson mẫn cán đang cố đưa nó vào xe bảo trì bỗng nghe tiếng đạn rít víu víu trên đầu. Vứt toạch 'khối tài sản của nhà nước' xuống ruộng, Tomlinson vội lao đi tìm chỗ nấp. Anh phân trần "Nghe tiếng đạn víu dù biết nó đã qua rồi nhưng vẫn khiến ta sợ té đái. Tôi vứt cha khối ắc qui xuống bùn. Có lẽ giờ này nó vẫn còn ở đó."

    Xe bảo trì cũng tham gia xạ kích, Vertrees trèo vào cửa chỉ huy, phía sau khẩu trọng liên 50, để lộ nguyên phần thân trên tới tận thắt lưng. Số xe có trang bị lá chắn đạn trong tiểu đoàn vẫn còn khá ít. Anh khạc đạn vào đám nhà cửa mà những xe khác cũng đang bắn. Tiếng nổ, độ rung sau mỗi phát đạn khá lớn lại bắn ở chế độ hoàn toàn tự động khiến khói và chớp lửa đầu nòng làm mờ tầm nhìn xạ thủ. Chẳng mấy chốc Vertrees đã bắn sạch bách thùng đạn. Tomlinson, xạ thủ súng máy số 2, có nhiệm vụ tìm những thùng đạn nặng 14 - 45kg dưới băng ghế trong khoang nói "cứ mỗi trận 'nóng', đụng nặng như thế là đạn hết veo trong nháy mắt." Vertrees nhớ lại: "Khi đang đọ súng, người ta hành động như cái máy, chỉ cần làm những thứ cần thiết, chẳng cần nghĩ ngợi gì. Mọi thứ diễn ra rất nhanh, nhưng lại như 1 cuốn phim quay chậm, khiến ta sau đó hầu như chẳng còn nhớ gì mấy."

    Khẩu súng không giật do hạ sĩ Clyde W. "Whitey" Whitehead, 1 gã thuộc giới thợ thuyền da trắng, hiếu chiến tới độ tình nguyện sang VN lần thứ 2, người Georgia điều khiển, tiếp tục nổ uỳnh uỳnh. Gã này đi đâu cũng khoe hình xăm con gà lôi đuôi dài cùng hàng chữ "beep-beep" 2 bên vú.

    Dù đã được đại liên, súng không giật yểm trợ, toán lính Mỹ âm mưu đột nhập căn nhà xưởng nằm đầu nam xóm, vẫn bị bắn mãnh liệt. Antila lệnh cho Scarborough dứt chiến, giữ nguyên vị trí đợi mình điều đại đội A của trung úy Sharpe từ cầu Bến Lức lên. Khi tới được đô thành, đại đội C sẽ rẽ sang đường Phạm Thế Hiển, từ phía bắc đánh theo con đường chính của Xóm Cầu Mật xuống phía nam. Nó sẽ ngăn chặn mọi nỗ lực rút về hướng tây của địch trong khi 1 đại đội Biệt động quân VNCH cũng làm tương tự như vậy bên mặt đông của xóm. Trực thăng vũ trang sẽ khống chế khu vực đồng trống phía nam xóm.

    Đám trực thăng vũ trang bắn rocket tới tấp xuống Xóm cầu Mật. Khỏi lửa mù mịt che khuất cả bầu trời. Xác của 20 du kích quân bị trực thăng Cobra giết hại nằm ngổn ngang sau tuyến của đại đội C. Trong thời gian hưu chiến, lính Mỹ ra lục soát các xác chết, tìm đồ lưu niệm cùng những thứ có ích cho sĩ quan tình báo tiểu đoàn . Họ phát hiện 1 người còn sống, bị thương trong số tử thi và nhanh chóng đưa anh này lên xe bảo trì quay về tiểu đoàn bộ. "Tôi dí khẩu Colt 45 vào tai anh ta suốt quãng đường." Vertrees kể. Anh chẳng còn cách nào khác. Dù người tù binh sau trận đánh vẫn còn sống, Vertrees ko tin anh ta qua nổi những đòn tra khảo đang chờ mình khi nằm trong tay cảnh sát Quốc gia và lính VNCH.

    Trong khi ấy, lính Bandidos lại chụp ảnh với những kẻ thù đã hy sinh. Hầu như chả còn ai toàn thây cả. Đạn minigun như lưỡi cưa máy đã vồ lấy họ khi đang co cụm nấp sau bờ ruộng, chẳng có gì bảo vệ. Alan Kisling đã ở đó đủ lâu để bị ám ảnh. Anh ngồi trên bờ ruộng ngay cạnh xác 1 VC, cố lùa những miếng thịt bò nướng đóng hộp vào mồm. Hewitt cũng ngồi đó, đang bị sốc trước trận thử lửa kinh hoàng, nhìn Kisling chằm chằm như chẳng hiểu tại sao anh ta vẫn có thể ăn được? Chó-chết! Tao đang đói mà, Kisling cảm thấy nhột trước ánh mắt của Lurch. Thế rồi anh chàng Lurch đáng thương bắt đầu gập người xuống nôn thốc nôn tháo. Kisling nhăn mặt với người lính điện đài vô dụng như muốn bảo, thôi mà, bây, đứng đắn cái coi!

    Đại úy Phant nhận được cuộc gọi báo tin 1 tổ tuần tra dưới quyền đang ko ngóc đầu lên nổi. Vội lái xe jeep tới ngay hiện trường, khi nhìn thấy lính dưới quyền, Phant liền tấp sang vệ đường. Cùng với Sweet, sĩ quan liên lạc và điện đài viên Gary Rogers, anh tới nhập đội với 5-6 cảnh sát viên đang co đầu rút cổ nấp sau 1 bức tường. 1 trong đồng đội của Phant vẫn nằm lại trên đường, theo báo cáo ngắn gọn - là bị bắn từ căn nhà 2 tầng cao hẳn lên chỗ giao lộ. Những tay súng bắn tỉa chắc đang rình bắn tất cả những ai có ý tới gần để cứu viên cảnh sát bị thương. Lúc này chẳng ai dám nhúc nhích và cũng chẳng ai dám bắn trả.

    "Này, Sếp, ta phải làm gì đây?" Rogers hỏi. Trung úy Sweet biết Rogers là 1 cậu trai tốt bụng, 1 người lính giỏi sẵn sàng làm mọi thứ được giao, kể cả việc ra cứu người cảnh sát bị thương kia. Đại úy Phant động viên quân của mình nổ súng yểm hộ để Sweet và Rogers vọt ra chỗ giao lộ kéo người bị thương về chỗ bức tường. Tất cả những gì Sweet biết là mánh này đã thành công. Kẻ thù đã ko kịp bắn phát nào, dù thật khó để khẳng định điều đó trong bối cảnh hỗn loạn như vậy.

    Thiếu tá Miller báo cho Sweet biết 1 tốp trực thăng vũ trang đang trên đường bay đến hỗ trợ lực lượng cảnh sát. Khi họ đến nơi, Sweet liên lạc điện đài với phi đội trưởng, bật lựu đạn khói đánh giấu vị trí mình, rồi nấp sau tường để trực thăng vũ trang sà xuống nã từng cặp rocket xuống mục tiêu. Sau khi trực thăng bay đi, đại úy Phant cùng 1 số cảnh sát từ bên sườn vận động tới chỗ ngôi nhà trong khi những người còn lại nổ súng bắn chế áp. Sweet và Rogers cũng khai hỏa súng M16 của mình. Thế nhưng, VC đã biến mất. Có thể khi thấy trực thăng vũ trang đến, địch đã thoát ra lối cửa sau xuống 1 con hẻm. Sweet vẫy 1 xe cứu thương của quân đội Mỹ mà bỗng thấy xuất hiện trên đường. Lính cứu thương nhanh chóng đưa người cảnh sát bị thương lên cáng, đóng 2 cánh cửa sau xe lại, rồi tiếp tục hành trình, có thể là tới Bệnh viện dã chiến số 3 gần phi trường Tân Sơn Nhất.
    caonam_vOz, viagraless, gaume13 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung úy Long trong buổi sáng cũng được lệnh từ vị trí hiện tại trên cầu chữ Y, quay về đội hình chính của đại đội C.

    Với kinh nhiệm 2 tháng đi trận của mình, trung úy Long được lính Bandidos khá coi trọng. Anh là người chín chắn, tự tin, đã tốt nghiệp đại học và theo như những lính dưới quyền còn nhớ thì bị gọi nhập ngũ khi đang là giáo viên dạy học. Long biết lắng nghe lời khuyên của lính cựu; ra nhiều quyết định đúng đắn khi chiến đấu. Nói chung là 1 sĩ quan khá thông minh, sắc xảo. Qua bức ảnh mà Doug Birge, y tá trưởng của trung đội, chụp Long ở Sài Gòn, ta thấy 1 nhân vật đeo kính, ôm mũ sắt trong tay, mái tóc rối bù màu nâu đỏ. Anh đeo quanh cổ 1 cái khăn quàng màu xanh lá cây cùng sợi dây chuyền với móng cọp, để 1 hàng ria mỏng, nhếch mép nở nụ cười tự tin. Huy hiệu chiến đấu bộ binh 2 màu bạc, xanh lam đeo ngay ngắn trên ngực trái, mép túi áo đính phù hiệu đầu lâu kiếm chéo; hông đeo súng lục đựng trong cái bao kiểu cao bồi.

    Birge viết: "Trung úy Long thực tâm lo cho lính. Anh ko bao giờ mất bình tĩnh cũng như lộ ra nỗi sợ hãi. Dù tình hình có 'nóng' đến đâu, dù có sợ chết khiếp nhưng cứ nhìn thấy anh ấy, với những biểu hiện như trên, là ta sẽ hiệu mọi thứ rồi sẽ ổn. Anh là người cực kỳ quả cảm, là sĩ quan giỏi nhất mà tôi từng phục vụ tại VN."

    3 chiếc M113 của trung úy Long theo nhánh nam cầu quay về rồi rẽ phải 2 lần vòng quanh bãi trống rộng khoảng 100m vuông dưới mố cầu. Khi xe dẫn đầu vừa tới chỗ giao với đường Phạm Thế Hiển thì từ 1 ngôi nhà xây lệch tầng, 2 trước, 3 sau mặt quay ra góc tây bắc bãi trống, đạn AK-47 bay ra ào ạt. Những phát RPG bắn lên cầu chữ Y hồi đêm hoặc xuất phát từ căn nhà này hoặc 1 trong những nhà láng giềng của nó.

    Trong khi các xạ thủ đại liên bắn trả, trung úy Long cùng 1 số binh sĩ chèo qua hàng rào ngăn cách giữa những ngôi nhà định đánh tạt sườn ổ phục kích. Địch từ những căn nhà khác bắt đầu nổ súng. Nhóm của Long phải từng người 1 vọt qua con hẻm dưới lằn đạn của tay súng bắn tỉa mà họ ko nhìn thấy. Mấy người đầu vượt qua vô sự nhưng tới người kế tiếp vọt qua đường ngắm của tay súng địch, thì binh nhất Samuel E. Marr, xạ thủ M79 dính đạn vào gót chân, khi gần qua tới bên kia.

    Trong nháy mắt, phát đạn thứ 2 đã bắn trúng khiến anh ngã lăn quay miệng gào rằng mình đã dính đạn. Tay bắn tỉa chưa kịp kết thúc công việc, Larry Miller người luôn che chở cho Marr từ lúc cả 2 về bổ sung cho đại đội đã nhào ra, túm lấy dây đeo trang bị của anh này, kéo ra khỏi vùng tử địa. Doc Birge hô mọi người yểm hộ rồi lao tới chỗ Miller vừa kéo Marr đến. Người lính cứu thương kiểm tra nhưng ko thấy máu, cũng chẳng thấy thương tích rõ rệt. Tuy nhiên Marr bảo mình bị thương vào hông, rồi kéo áo để lộ 1 vết bầm tím to bằng quả bóng rổ. Xem xét kỹ lưỡng Birge mới biết viên đạn nhằm vào Marr thoạt đầu xuyên qua đầu ống LAW khoác trên vai, chỉ cách đầu đạn bên trong có đường tơ kẽ tóc, bị dây lưng đeo súng lục giống kiểu của cao bồi làm chậm lại, trước khi xé rách bao súng bằng da rồi mới bật vào hông.

    Trong quá trình cận chiến, trung úy Long bị 1 miếng kim loại nhỏ, do mảnh tôn gần đó trúng đạn AK-47 làm rách cổ. Sợ trung đội sẽ bị tổn thất nặng, Long ra lệnh rút về chỗ xe bọc thép, gọi trực thăng vũ trang tới oanh kích ngôi nhà lệch tầng. Từ sau 1 căn nhà, trung sĩ Gault bước ra, nã đạn M79 về phía địch nhằm yểm hộ tiểu đội của mình rút lui. Thế nhưng do thiếu quan sát, anh ko để ý có 1 cột điện chỉ cách đó mấy bước chân, đã cản quả đạn bay đi. Gault kể: "Nó bật lại rơi ngay chỗ chân tôi." Quả đạn 40mm sở dĩ nằm im là vì nó được thiết kế phải bay quá 10m, đủ vòng xoay mới nổ, để "những thằng ngu như tôi khỏi tự giết mình. Tôi điếng hồn nhìn quả đạn, biết mình vừa chết hụt, tử thần đã buông tha. Khi đang bắn nhau, ta say máu chả để ý mấy đến những gì đang hoặc sắp xảy ra đâu. Thực ra lúc ấy chỉ cần sống là đủ."

    Binh nhất Jearold L. Harper đang bắn đại liên trên chiếc M113 đỗ bên đường trong khi bạn mình là binh nhất Harry C. Wagner, ngồi bên trái cửa khoang hành khách, phía sau cửa chỉ huy thủ khẩu trọng liên 50 thứ nhì, hàn bên phải xe. Nhìn thấy những chớp đầu nòng súng từ cửa sổ của ngôi nhà lệch tầng bên tay phải mình, Harper nhanh chóng bắn trả đến nỗi hết sạch cả đạn, bèn gọi với về sau xin Wagner. Mãi ko thấy đạn đâu, Harper cũng nhận thấy bạn mình ko còn bắn nữa. Lo Wagner gặp nạn, Harper ngoái lại thấy bạn mình đang khom mình nói chuyện với 2 phóng viên, đứng sau xe, đang cầm micro hướng về phía người lính Mỹ. Điên tiết, Harper mới vừa quát: "Wagner! cậu là thằng khốn" thì từ căn nhà lệch tầng phụt ra 1 quả RPG bay sạt qua đầu họ nổ tung phía sau.

    Đâu đâu cũng thấy phóng viên. 1 trong số họ là George Severson thuộc kênh CBS News, đã bố trí tổ quay phim của mình ngay sau xe bọc thép của Harper. 2 hôm sau đó, khán giả ở quê nhà sẽ chứng kiến cảnh Harper với Wagner, mặc áo giáp, đội mũ sắt (Wagner mặc giáp nhưng ở trần, cánh tay bóng nhãy mồ hôi), điêu luyện bắn trọng liên 50. Vệt đạn màu trắng dường như lớn thêm khi ra khỏi nòng súng như những mũi tên bay qua những tán cây nằm giữa chiếc xe với ngôi nhà lệch tầng. Hông nhà đối diện với chiếc bọc thép lỗ chỗ đầy vết đạn đen thui, bụi bốc tung tóe theo các vết đạn trổ ra bên kia tường.

    Severson tường thuật:

    Những xe bọc thép đang dừng lại, dùng trọng liên 50 nã về phía các vị trí VC. Cuối cùng lính Mỹ phải gọi tới trực thăng vũ trang. Hợp đoàn gồm máy bay Cobra cùng trực thăng Huey dội rocket và minigun như mưa sa bão táp xuống những căn nhà. Dù đã được báo trước sẽ có không kích, nhưng nhiều thường dân vẫn ở lại. Trực thăng có lẽ đã tiêu diệt được 1 số VC, thế nhưng, họ vẫn chưa thôi bắn trả...
    caonam_vOz, viagraless, gaume13 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại úy Phant đã cho phép dùng trực thăng vũ trang sau khi lái xe jeep tới hiện trường. Đó là 1 quyết định khiến anh phải do dự mãi. Nhiều cảnh sát dưới quyền anh đang cùng gia đình sống tại khu phố này. Quay phim của Severson đã chộp được cảnh trực thăng vũ trang sà thấp trên đầu dãy kho hàng ở mặt đông bãi trống chân cầu. Vào lúc đó trung úy Long cũng đã cho đám M113 theo con đường, lui về phía nam gần các kho hàng, nhìn chéo sang chỗ ngôi nhà lệch tầng.

    Quay phim quay cận cảnh 2 lính Mỹ vẻ hết sức bình thản trong tình cảnh này, đứng ngoài chỗ trống sau chiếc M113 của mình. Lưng xoay về phía máy quay, 1 người tựa báng khẩu M79 vào hông trong tư thế nghỉ. Họ dõi mắt lên trời xem trực thăng vũ trang tiến hành công kích. 1 trái rocket được phóng ra, ngay sau đó tới quả thứ nhì. 2 tay lính quay đầu về phía căn nhà lệch tầng. Quả rocket thứ nhất bắn trúng hông nhà. Quả thứ 2 lao xuống mái bằng. Cả 2 nổ tung, khói đen bốc lên mù mịt, gần đến độ 2 lính Mỹ phải rụt đầu, nhăn mặt. 1 người lấy tay xoa tai rồi bất giác bước ra khỏi chỗ an toàn 1 cách vô thức.

    1 ông lão chợt xuất hiện, bế trên tay 1 đứa trẻ mình đầy máu, chạy qua đường tới chỗ đám xe bọc thép. Trong khi đó phi công 1 chiếc trực thăng khác đang đà lao xuống nghe trung úy Long gọi qua máy truyền tin và nhìn thấy lính tráng vẫy tay rối rít đã bốc lên, lảng ra. Doc Birge dũng cảm lao tới chỗ ông già, đỡ lấy đứa bé, chạy về nấp sau xe bọc thép. Thấy ông lão khóc thương quá, Birge đã phá vỡ qui tắc, lấy đồ cấp cứu trong túi - vốn định chỉ giành cho đồng đội chứ ko phải cho lũ gooks - băng bó, và tiêm mooc phin cho đứa nhỏ. Birge nhớ lại: "Đứa bé bị dính rất nhiều miểng, mất khá nhiều máu. Chỉ có phép lạ thì nó mới sống nổi."

    Không biết là do rocket hay ko mà lửa đã bùng lên chỗ góc đường. Trời hôm đó có gió mạnh, lửa lan nhanh chóng qua đường Phạm thế Hiển sang dãy nhà nằm giữa nó với kênh Đôi. Thấy lửa cháy, 1 xe cứu hỏa cùng 1 xe jeep cứu thương sơn đỏ từ chợ Lớn chạy sang. Trên xe đứng 5-6 người lính cứu hỏa, chiếc jeep có thêm 3 người nữa; tất cả đều đội mũ cứu hỏa mạ bạc cũ kỹ, áo mưa màu đen khoác ngoài quần áo ka ki, chân mang ủng đen tới đầu gối. Tới gần đám xe của trung úy Long thì chiếc jeep phải dừng lại vì địch trong căn nhà lệch tầng lại tiếp tục bắn, chẳng thèm đếm xỉa đến là cờ chữ thập đỏ to quá khổ. Đám cháy vì thế đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Về sau đại úy Phant mới biết 2 cảnh sát viên dưới quyền đã mất vợ trong đám cháy. 4 đứa trẻ nữa cũng thiệt mạng. Thêm vào đó 1 tiểu đội cảnh sát gồm 12 người, phóng tới hiện trường bằng xe tải, khi qua cái cầu thứ nhì trên đường Phạm Thế Hiển (tức cầu Mật. ND), đoạn giữa Xóm Cầu Mật với cầu chữ Y, đã lọt ổ phục kích, chết ko còn 1 mống.

    Ngay khi trực thăng vũ trang lảng ra, trung úy Long lại chỉ huy binh sĩ vận động đánh thọc sườn căn nhà lệch tầng. Chớp lửa đầu nóng súng vẫn thấy nhấp nháy nơi ngôi nhà đổ nát, khói bốc mù mịt. Đáp lại, từ cửa sổ ngôi nhà toán lính của Long vừa lẻn vào, Sam Marr rót đạn M79. Long cũng nâng khẩu chống tăng LAW lên vai, hô "tránh!" nhằm cảnh báo mọi người về luồng phụt phản lực, rồi siết cò. Doug Birge kể: "Luồng phụt thổi bung tất cả các cửa sổ trong nhà, khiến mọi người điếc đặc. Chẳng hiểu trung úy có nã trúng mục tiêu ko mà thấy địch đã ngừng bắn. Trung úy Long khoái xài LAW lắm. Anh luôn mang theo mình 1-2 ống, có dịp là quất tẹt ga luôn. Chính vì thế trung đội mới gọi anh là The Lawman."

    Bản tin của Severson trên kênh CBS lại tiếp tục:

    Khi VC rút, dân cũng ùa ra; ban đầu còn lẻ tẻ nhưng sau là cả 1 dòng thác đông kinh khủng ùn ùn chạy qua cầu. Họ chỉ kịp mang theo chút đồ đạc nghèo nàn, già trẻ lớn bé bồng bế nhau kéo vào trung tâm Sài Gòn, dù chẳng biết rồi mình sẽ ăn đâu, ngủ đâu. Điều quan tâm duy nhất của họ lúc này thoát khỏi cái chết cùng sự hủy diệt đang nhấn chìm nhà cửa của mình...

    Lanny Jones chĩa họng súng M16 vào dòng người dân đi ngang, e có kẻ là quân du kích dấu lựu đạn trong tay áo. Jerry Harper dù sau này nhận xét những người ko phải là chiến sĩ anh nhìn thấy trong lúc đánh nhau là khá ít thì "những nhà cửa bị chúng tôi bắn đều đầy nhóc dân thường. Chỉ sau khi VC đã 'đi đi mau' họ mới túa ra. Thật là khủng khiếp, khủng khiếp quá. Nhưng biết làm thế nào bây giờ.?"

    Người ta dùng 1 căn trong dãy kho ở phía đông bãi trống làm trạm sơ cứu. Tại đây, quay phim của Severson thu được cảnh 1 lính VNCH, mệt mỏi, đẫm mồ hôi, đang lui cui bên 1 đồng đội nằm trên cáng, đặt dưới sàn xi măng. Người này đầu cuốn băng trắng toát, vai trái cũng thế, chỗ băng thứ 3 là trên đầu gối trái, nơi quần bị xé ra. Sau khi băng thêm nhiều chỗ ở tay phải, anh này được đưa lên xe jeep cứu thương, 2 bên thành cáng bó lại chật ních.

    Tay quay phim cũng quay cảnh dân lũ lượt chạy lên cầu. Nhiều phụ nữ đi qua máy quay, người này nép sát vào lưng người kia. Họ bám víu lấy nhau, hối hả vượt qua đám rào kẽm gai, né tránh những vũng nước bẩn giữa đường. Tiếp đó người quay phim lên cầu đứng, mặt quay về hướng nam. 1 biển người đang ùa tới, lúc nhúc khắp mặt cầu. Họ đi rất gấp, gần như chạy. Do người kéo lên cầu ngày càng đông, tốc độ di chuyển đành chậm lại. Sau lưng đám đông đang rùng rùng di chuyển ấy là những căn nhà xây trên bờ kinh, đang cháy rực, khói đen, lửa đỏ ngút trời. 1 phụ nữ trẻ chạy ngang qua ống kính máy quay, bế trên tay đứa bé cởi truồng, với mảnh vải trên đầu che nắng cho nó. 1 người đàn ông, áo ko cài cúc đang gánh quang gánh, mỗi đầu lá 1 bao đồ. Nhiều người dắt xe đạp, 1 phụ nữ đội nón đi xe máy cố len lỏi vượt đám đông. Có bà mẹ đẩy chiếc xe 2 bánh, bên trong là 3 đứa con cùng 1 chú chó. 1 đứa con còn toét miệng cười trước máy quay.
    caonam_vOz, viagraless, huytop3 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ko thể vượt qua nổi, trung đội của trung úy Long đành quay về cầu chữ Y. Long kêu Birge lại cứu 1 đứa bé bị thương khác. Trong khi băng bó cho đứa bé, với những thương tích ko nguy hiểm tới tính mạng, Birge ngước lên thấy có tới 5-6 quay phim đang thu hình nhất cử nhất động của mình. Jerry Harper nằm dựa lan can cầu. mặc kệ dòng người chạy nạn chạy qua sát sạt, kê đầu lên mũ sắt đánh 1 giấc. Khi tỉnh dậy mới nghe cậu bạn Wagner kể rằng khi anh đang ngủ trên hè bê tông, 1 phóng viên ảnh đã chụp mấy pô, những bức ảnh hoàn hảo thể hiện 1 lính Mỹ đã chiến đấu đến kiệt sức.

    George Severson kết thúc bài phóng sự:

    Điểm khác biệt giữa trận này với Tổng tiến công Tết là dường như đối phương ko hề ảo tưởng giải phóng Sài Gòn. Có vẻ mục tiêu của họ lần này là gây ra càng nhiều thiệt hại càng tốt; và trong trường hợp này, như các bạn đã thấy, họ đã thành công 1 cách mĩ mãn.


    Chương 7



    "Đúng vậy!. VC đang vắt kiệt sức tụi con trong quá trình ngăn cản cuộc tổng tiến công đợt 2 sắp xảy ra của chúng." Trung úy Sharpe, chỉ huy đại đội A, viết trong thư gửi về nhà hồi đầu tháng. "Chúng con cứ chạy như đèn cù, hết chỗ này tới chỗ khác, cố tìm kẻ thù để đánh, nhưng kết quả thu được tới giờ vẫn chả có gì hết." Sharpe cho rằng 1 lần nữa họ lại phải tác chiến dựa trên những tin tức tình báo sai lầm. Anh chẳng có cách nào biết được thực sự liệu quân Giải phóng có kế hoạch tiến công và có phải là địch đang né tránh đụng độ để bảo toàn lực lượng đánh Sài Gòn hay ko? Vì vậy anh ko hề có ý mỉa mai gì khi báo cho gia đình là "tình hình đang bắt đầu lắng dịu" ngay trước mini Tết.

    Trung úy Jim Sharpe, 1 thanh niên 23 tuổi, đeo kính dày cộp, da hồng hào, tóc đỏ, ko hề ra dáng quân nhân, bị cuộc đời đẩy đưa mà trở thành sĩ quan chiến đấu. Người trung úy chín chắn, điềm đạm này sinh ra trong 1 gia đình thợ mỏ nghèo này đang học ngành sư phạm ở đại học Pennsylvania thì đăng ký học khóa Sĩ quan dự bị ROTC. Sở dĩ anh làm thế là vì đang cần khoản trợ cấp 40 đô la 1 tháng cùng tin lời tay nhân viên tuyển quân và cả sau khi đọc báo, rằng cuộc chiến tranh du kích 'nhơ bẩn' ấy sẽ chấm dứt khi mình tốt nghiệp.

    Tay kia đã lầm. Được phong sĩ quan khi cuộc chiến đến hồi ác liệt, Jim Sharpe đã cố hết sức để khỏi phải ra chiến trường khi điền đơn chọn ngành mong muốn. Trên đơn có 3 ô trống, tương ứng với cách lựa ngành chiến đấu và theo qui định sẽ phải điền vào ít nhất 1 ô. Chọn ô cuối cùng, Sharpe xin về nhánh quân pháp, quân giới, thiết giáp binh và nhanh chóng thất vọng khi lập tức bị đưa tới trường thiết giáp tại căn cứ Fort Knox, Kentucky. Khi Sharpe phản đối nói mình bị cận thị, sợ bị mất kính khi đánh nhau thì quân đội cấp cho anh hẳn 5 cặp nữa rồi mới gửi anh về cho tiểu đoàn 5 cơ giới, trung đoàn 60 bộ binh, sư đoàn 9.

    Trung úy Sharpe được giao về nắm đại đội A dịp Giáng Sinh 1967, sau 5 tháng làm trung đội trưởng và sĩ quan tham mưu. Đại đội này vốn mang nhiều tiếng xấu. Đây là đơn vị yếu kém nhất tiểu đoàn, ban đầu do 1 đại úy chưa bao giờ rời căn cứ chỉ huy, tay này sau bị đổi đi vì bất tài quá. Viên đại úy thứ 2 cũng chẳng kịp thời gian làm gì cả ngoại trừ việc để các trung đội bắn lẫn nhau rồi dính mìn phải lên máy bay sơ tán cùng xác của mấy điện đài viên thuộc quyền.

    Một khi phải ra chiến trường thì việc Sharpe có muốn hay ko cũng chả còn là vấn đề nữa. Lựa chọn duy nhất của anh thời điểm ấy là cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ và Jim Sharpe đã làm đúng như thế. Anh đã đưa đại đội A trở về với quĩ đạo của mình. trung đội trưởng Rick Neuman nhớ lại: "Trung úy Sharpe là người có tài lãnh đạo. Biết cần phải làm gì, bình tĩnh, thực tế trong mọi việc. Anh cũng như chúng tôi, mang thái độ 'làm cho xong việc'. Chẳng ai khiếp hãi nhưng cũng đâu ai muốn 'ra gió' làm gì."

    Trung úy Sharpe ở với đại đội A chừng 4 tháng thì Antila bảo, do đã ở ngoài chiến trường đủ thời gian, nếu muốn anh có thể giao chức chỉ huy về ban tham mưu lại. Sharpe nấn ná ở lại đại đội thêm 2 tuần nữa. Sau cùng Antila phải cho anh biết về sự đã rồi là: đại úy Jerry Dean Dobbs, người sẽ thay quyền Sharpe, đang chờ nắm đại đội A khi đơn vị được lệnh về Bình Phước ngày 6/5/1968. Sau khi được Sharpe bàn giao, Dobbs sẽ tiếp quản đại đội A trong vòng 3 ngày.

    Trong thư gửi Bill, người anh song sinh của mình, khi ấy là phi công trực thăng cũng ở nam VN, Jim Sharpe đã nêu 1 số lý do giải thích vì sao mình ko 'nhảy cỡn lên' nắm lấy cơ hội rời khỏi chiến trường. Đầu tiên là niềm vui khi được cầm quân tác chiến, được lính tráng vị nể sau mỗi nhiệm vụ thành công. Sharpe viết: "Em thấy mình buồn vui lẫn lộn khi phải rời đại đội A. Em có những đồng đội giỏi, cực kỳ thân thiết. Có những khoảng thời gian hết sức vui vẻ...Tuy nhiên hiểm nguy cũng luôn hiện hữu...Đi mà vừa vui vừa buồn."

    Hơn nữa, với trung úy Sharpe và đại đội A, VC là 1 kẻ địch khó nắm bắt, như những 'bóng ma' trên khắp cái xứ chỉ toàn kinh rạch, ruộng đồng, dừa nước, xóm nhà lá khô queo dưới nắng nòng, quái quỉ và đầy thù địch này. Những du kích quân chẳng bao giờ ra mặt; ưa chiến thuật đánh nhanh rút gọn; ko bao giờ hiện diện ở nhưng nơi mà tình báo cho rằng có cả. Jim Sharpe tuy đã chết mất 5 lính cùng bị thương hơn 80 người khác nhưng hầu hết là vì mìn bẫy, súng cối và quân ta bắn quân mình. Đổi lại đại đội A chỉ mới đụng độ đó đây với những nhóm nhỏ có đôi ba quân địch mà thôi. "Chúng em được đánh nhau ít lắm. Suốt 4 tháng chỉ huy đại đội mà vẫn chưa đụng trận nào ác liệt cả."

    Với nỗi thất vọng, Sharpe cho anh biết: "Nếu chỉ dựa vào sức mạnh quân sự của mình, Hoa Kỳ sẽ chẳng thể có được chiến thắng ở VN."

    Theo Sharpe thì chỉ có quân chính phủ, dưới sự hậu thuẫn của hỏa lực Mỹ mới có khả năng đánh bại được VC. Bởi trên hết thảy, đó chính là đất đai, người dân của họ.

    "Em từng chứng kiến việc những tay lính VNCH giỏi có được thông tin từ người dân mà lính Mỹ sẽ chẳng bao giờ moi nổi, tìm được kho tàng bí mật ở những nơi lính Mỹ thường bỏ qua. Họ bắt được từ VC 'tiềm năng' tới VC thực thụ, đến cả đám trốn lính, những kẻ mà quân Mỹ thường cho qua vì có giấy tờ hợp lệ."
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Dù ko thể đề ra phương cách tiến hành nhưng Sharpe cũng lờ mờ nhận thức rằng công tác bình định mới chính là nhân tố quyết định của chiến thắng:

    "Người dân thường là gió chiều nào che chiều ấy. Họ ủng hộ VC khi VC ở xung quanh và là 'bạn' của chính quyền mỗi khi có 'lính' [Mỹ và VNCH] gần đó. Tuy nhiên dân thì lại nghe VC hơn phía đồng minh. Khi lính Mỹ hỏi dân thông qua người thông ngôn, thì câu trả lời thường là ko biết, ko nghe, ko thấy. Sở dĩ họ ko nói vì biết làm vậy thì cũng chả sao cả. Tuy nhiên khi VC hỏi hay mượn con cái trong nhà làm dân công thì họ lại hợp tác 100%."

    Tuy nhiên phần lớn lý do vẫn chưa được nói tới trong thư. Sharpe ko cho anh biết về quyết tâm báo thù cho những mất mát của đại đội cùng lời hứa thưởng cho bất kỳ quân nhân nào giết được 1 VC 3 ngày phép của mình. Cũng ko thấy đề cập đến vụ khi 1 toán tuần tra đêm thuộc quyền bị bắn, anh đã dẫn cả đại đội , xuống xe lùng sục, mong tìm đối phương để đánh. "Khi đó tôi chỉ nói: Chó -chết! Đi thôi."Sharpe kể mà lòng vẫn hơi ngượng bởi hành động liều lĩnh này lại bị Antila hiểu lầm, đề cử tặng huân chương Sao bạc: "Bọn tôi dẹp hết mọi thận trọng, xộc thẳng vào rừng. Chả gặp ai hết. Trời thì tối như hũ nút, thế là lại rút về."

    Sharpe cũng chẳng nói trong thư chuyện trong 1 lần xuống xe càn quét, nhằm cố gắng tránh thương vong, anh đã bắt người nông dân gần nhất đi trước mở đường vì cho rằng dân làng là những người biết rõ vị trí của mìn, bẫy. Sharpe nhận xét vẻ cay đắng: "Chẳng thấy dân làng bị sao cả. Điều đó ko đáng chú ý hay sao?" Anh cũng cho biết rằng trung sĩ Nguyen Van Nhan (?), thông ngôn của mình "luôn can thiệp khi thấy tôi tra hỏi người dân 1 cách 'quá đáng'. Nhan cũng là kiêm vai trò kiềm chế tôi. Anh ta lập tức ngăn cản, nói mình ko thích chuyện bắt dân đi trước mở đường. Nhưng tôi bảo thẳng là chuyện này sẽ ko thay đổi. Tôi nói: "Dù biết công ước Geneva cấm làm thế, nhưng xin lỗi, bọn tao cứ làm đấy."

    Từ chỗ tránh bị đưa ra đơn vị chiến đấu khi mới tốt nghiệp sĩ quan, khát vọng giết chóc đã ám Jim Sharpe đến mức anh đã do dự khi phải rời khỏi chiến trường "nói trắng ra là tôi muốn giết cho được vài thằng Charlie. Để trả thù cho những người đã khuất." Sharpe bị dằng xé giữa việc hoàn tất kỳ hạn phục vụ trong 1 vị trí tương đối an toàn ở tiểu đoàn bộ với việc nấn ná ở lại đại đội Cho đến khi đòi xong 'món nợ kia'. Tóm lại anh cảm thấy áy náy vì đã chưa làm tốt những gì mình được huấn luyện. Anh phát biểu: "Chúng tôi chưa làm được gì ra hồn hết. Buổi sáng ta ra ngoài, lùng sục trên đồng ruộng cả ngày trời rồi trở về thiếu mất 1 người. 3 bữa sau, ta quay lại cũng chỗ ấy và lại mất thêm người nữa mà vẫn chưa 'gặt hái' được gì. Nỗi thất vọng vì chẳng thể làm gì để bù đắp nỗi mất mát kinh khủng tới mức khiến tôi mất đi lý trí. Trái tim tôi đã bị lạc lối. Mong muốn giết Charlie đã làm tôi như hóa dại."

    1 trung đội thuộc quyền trung úy Sharpe đêm hôm ấy đóng trên cầu Bến Lức, ngoài Tân An, trong khi 1 trung đội khác lo bảo vệ cây cầu Thủ Thừa ở gần đó. trung đội thứ 3 của anh đã bị lấy đi tăng phái cho 1 đơn vị khác từ trước. Sớm tinh mơ, những toán lính ra ngoài nằm phục đều đã trở về và toàn đại đội lại "làm mấy thứ việc linh tinh như thường lệ". Sharpe viết trong thư gửi cho anh "thì bỗng có lệnh hành quân cấp tốc trực chỉ Sài Gòn"

    Trung úy Sharpe hội quân với trung đội của trung úy Grant S. Buehrig ở cầu Bến Lức rồi cùng đại úy Dobbs, viên đại đội trưởng mới tới còn đang giai đoạn 'thực tập' leo lên nóc xe chỉ huy ngồi. Chẳng ai biết chắc sẽ phải làm gì với Dobbs cả. Hôm trước, khi tự giới thiệu mình với đại đội, Dobbs, 1 tay béo mập, hói đầu, già chát so với chức đại úy đã bảo là mình chẳng những ko tự tin mà còn thấy gà mờ lắm.

    Sau khi khẩn trương cho quân lên xe, thì vào khoảng 9g30 sáng ngày 7/5/1968 trung đội 3, đại đội A cùng trung úy Buehrig với Sharpe và Dobbs rời cầu Bến Lức lên đường. Grant Buehrig, 24 tuổi, con trai 1 bác sĩ sống ở vùng nông thôn Illinois, vừa tốt nghiệp đại học thì bị gọi nhập ngũ. Vừa mới về trung đội , anh đã khiến lính dưới quyền vị nể, đánh giá anh là 1 sĩ quan 'biết việc', xông xáo đi đầu (trong thực tế, xe trung đội trưởng thường đảm nhận vị trí dẫn đầu), cư xử 'đúng mực' với lính tráng, như Mark D. Fenton nhớ lại. "anh quan tâm đến chúng tôi, chả bao giờ bắt ai làm gì mà mình ko muốn làm."

    Tới cầu Thủ Thừa, thì trung đội 1 của trung úy Neuman nhập vào đuôi đoàn quân. Rick Neuman, 23 tuổi, lớn lên cùng người mẹ đơn thân làm việc ở Mankato, Minnesota. Học đến năm thứ 2 đại học thì hết tiền, vừa bỏ học thì lập tức có giấy gọi nhập ngũ. Anh là người điềm đạm, ít nói và cũng là 1 trung đội trưởng giàu kinh nghiệm, từng 3 lần bị thương trong 4 tháng ngoài chiến trường. Neuman rất tâm đắc những gì người ta dạy mình ở trường sĩ quan OCS: "Cứ bình tĩnh, thực thi nhiệm vụ thì mọi thứ rồi sẽ ổn hết."

    Do thiếu mất 1 trung đội , nên khi hành quân trung úy Sharpe chỉ còn 9 xe bọc thép cùng tổng cộng 58 binh sĩ. Về cơ bản, tất cả đều mù tịt chả hiểu tại sao mình lại bị điều gấp lên Sài Gòn. Grant Buehrig nói: "Tôi nghĩ đó cũng chỉ là 1 chuyến lên đó làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh thông thường gì đó. Chả thấy có cảnh báo gì sất. Ai mà ngờ nổi mình đang dấn thân vào 1 trận chiến ác liệt đến vậy."

    Hạ sĩ Holder, 1 tổ trưởng thuộc trung đội Buehrig, sau này nhớ lại: "Lính luôn là những kẻ cuối cùng biết điều gì đó về các chiến dịch. Chúng tôi cứ ngỡ mình chỉ bị điều đi hộ tống 1 đoàn công voa tiếp liệu nào đó nữa thôi, và như thế cũng có nghĩa là được 1 khoảng thời gian 'lè phè' trên Sài Gòn."

    Tinh thần của đại đội A là khá tốt. Đơn vị ko cố tỏ vẻ 'hổ báo' dù cũng có những lá cờ vẽ hình cái ủng lớn và dòng chữ "Ass Kicking Alpha - Alpha chuyên đá đít" tung bay trên 1 số xe. "Chẳng ai muốn tới đó đâu, dù nơi ấy vốn có tiếng là tuyệt cú mèo" Buehrig cho hay. Lính tráng chỉ quan tâm tới ngày được xoay tua và quan điểm của họ như lời Leslie F. Koenig là: "Mọi người chăm lo cho nhau, làm những gì phải làm. Dù ko khuyến khích chuyện hung hăng nhưng nếu đồng đội gặp rắc rối thì mình có mặt ngay. Ngoài việc đó ra, đừng hòng chúng tôi làm gì đó ngu ngốc nhé."

    Trung úy Grant Buehrig cho rằng: "tinh thần nói tới ở đây trong bối cảnh khi ấy ko phải là kiểu tinh thần'trống giong cơ mở' và cũng chả có gì cao cả hết." Chẳng ai thèm biết ơn nhiệm vụ của họ, và họ cũng chẳng ai muốn làm người hùng. Phần thưởng duy nhất sau mỗi ngày vất vả kiểu như thế là ngồi nhâm nhi đồ hộp, uống bia mà thôi. "Nghĩ lại những gì mọi người đã trải qua mới thấy tinh thần của họ thật đáng khen." Buehrig thêm vào "Họ làm tất cả những gì được yêu cầu và thực hiện với sự chuyên nghiệp, bình thản và đôi khi cũng thật là dũng cảm. Tôi tự hào được chiến đấu cùng với họ."

Chia sẻ trang này