1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIÀNH GIẬT TỪNG CĂN NHÀ 'CHƠI' THEO LUẬT CỦA ĐỐI PHƯƠNG SÀI GÒN, THÁNG 5 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 24/05/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bố của Tower là 1 người nhập cư Canada. Ông mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ ông tái hôn rồi cùng chồng mới chuyển nhà tới Dedham, Massachusetts. Sau khi học xong trung học, biết kiểu nào cũng phải đi quân dịch, ông đã tình nguyện nhập ngũ. Vào lính rồi ông lại thấy yêu môi trường quân đội. Năm 1953, sau khi phục vụ sư đoàn dù 101, ông được gửi đi học sĩ quan OSC.


    Khi còn là sĩ quan cấp thấp, Tower phục vụ chủ yếu trong các đơn vị bộ binh, nhảy dù. Tới khi sớm được lên cấp thiếu tá, lại kiếm được cả bằng đại học và bằng thạc sĩ, ông tốt nghiệp hạng ưu khóa học ở trường chỉ huy và tham mưu. Tiếp đó Tower được chỉ định vào diện sĩ quan trao đổi học tập với nước khác và đã hoàn thành tốt cương vị chỉ huy 1 đại đội của quân đội Anh giai đoạn 1964-1966. Sau khi được lên lon trung tá, Tower chuyển tới Lầu 5 góc làm việc. Với sứ mệnh tột cùng của cấp bậc này, trung tá John Tower ở tuổi 39, từ biệt vợ cùng 2 con gái nhỏ lên máy bay sang nam VN nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh, sư đoàn 9 tại căn cứ Bearcat ngày 3/1/1968.


    Ngay từ đầu, viên tân trung tá đã tỏ ra mạnh mẽ. Khi giới thiệu bản thân với các sĩ quan, bằng chất giọng Massachusetts rõ ràng, dứt khoát, Tower nói nhiệm vụ của mình là tìm ra 'bọn cộng' còn việc của họ là giết chúng, nên cứ yên tâm là ông ta sẽ tìm ra. Do bửng trước những xe bọc thép của tiểu đoàn đều có hình báo đen vồ mồi, Tower chọn danh hiệu truyền tin của mình là Panther 6, rồi sơn luôn nó vào sau xe jeep cùng câu khẩu hiệu là phương châm chỉ huy của mình: Uptight and Ready to Fight - Cuồng nộ và Sẵn sàng chiến đấu.


    Trung tá Tower sớm được thử thách khi những chú báo đen của mình được huy động tới bảo vệ Biên Hòa - Long Bình sáng mùng 1 Tết. Dù bị hạ tới 2 lần, Tower vẫn lên trực thăng thứ 3, tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn đánh nhiều trận chớp nhoáng diễn ra cùng lúc. Thiếu tá Jones và đại đội A đã hợp sức cùng 1 đại đội của lữ bộ binh nhẹ 199 tiêu diệt tiểu đoàn quân Giải phóng định xâm nhập vào vùng phía đông bắc của Long Bình trong đêm. Đại đội B (thiếu 1 trung đội ) đảm nhiệm việc truy quét những chiến sĩ đặc công đã lọt vào kho đạn ở phía đông Long Bình, còn đại đội C thì giao chiến ác liệt trên đường phố với những tổ bắn tỉa và RPG ở ngoại vi căn cứ Không quân Biên Hòa.


    Trong lúc ấy, trung đội bị ngắt ra của đại đội B, được lệnh quét sạch các tay súng bắn tỉa địch trong cái ấp nằm ở rìa bắc Long Bình. Thế nhưng thay vì vài lính bắn tỉa, trung đội lại chạm chán với nguyên 1 tiểu đoàn địch, đang chờ trời sáng là vượt qua đường 316, đánh vào Bộ tư lệnh Lực lượng Dã chiến II. Trận tao ngộ chiến đã trở thành 1 cuộc tàn sát, cận chiến hết sức khốc liệt. Dưới màn hỏa lực của trực thăng vũ trang, các xe bọc thép trung đội thám sát của tiểu đoàn dưới quyền trung úy Brice H. Barnes được tăng cường thêm 1 trung đội bộ binh đã chia thành 2 mũi thận trọng tiến tới, tiêu diệt quân thù. Khi khói bụi lắng xuống, 3 lính Mỹ cùng 77 quân Giải phóng đã thiệt mạng. Hàng chục địch quân bị thương hoặc choáng váng bị bắt.


    Tiếp tục làm nhiệm vụ, trung đội thám sát lọt vào ổ phục kích tại 1 ấp ven đường. 4 xe bọc thép bị RPG bắn hạ, 11 lính Mỹ, trong đó có cả Barnes, bị thương. Hấp tấp đánh thẳng vào ổ phục kích, trong khi tiêu diệt 2 hỏa điểm súng máy địch bằng lựu đạn cùng 1 khẩu AK-47 tịch thu được, Trung sĩ nhất Robert W. Schultz đã bị giết. Lính thám sát điên máu nấp trong 1 số căn nhà, bắn trả lại quân địch cho tới khi trực thăng vũ trang tới, tạo điều kiện cho họ thoát khỏi tử địa trên 4 chiếc M113 còn lại. Cả Barnes, Schultz cùng 1 lính thám sát nữa, người dũng cảm ra đứng bắn súng chống tăng LAW trước mắt địch sau đó đều được tặng huân chương chữ thập Biệt công.


    Bản thân trung tá Tower thì được tướng Ewell thưởng cho huân chương Sao bạc. Do thấy Tower có đầy đủ phẩm chất mình cần đến, Ewell đã cắt ngắn thời gian chỉ huy báo đen của ông này, rồi đưa vào vị trí trưởng phòng hành quân sư đoàn. Đại tá Gunfighter Emerson cho biết: "John Tower đúng là con ngựa giống. 1 gã nhỏ con kiêu căng, hăng máu, nói được làm được - giỏi đé-o chịu được."


    Nhưng tiếng tăm của Tower đối với cấp dưới, lại có nhiều khác biệt. Theo Richard Uhlich thì "Trung tá hệt 1 chú gà trống choai. 1 gã độc tài thu nhỏ. Lính tráng tụi tôi hình dung ổng thế này: Chúng tôi cứ lọ mọ dưới đất còn trung tá thì luôn bay trên đầu trong chiếc trực thăng bong bóng của mình (loại H-13 Sioux .ND)."


    Billy C. Reid, lính trung đội cối nặng nhớ trung tá đôi khi cũng tỏ ra nhân từ khi đáp xuống nói chuyện, uống bia cùng binh sĩ. Reid nói: "Tôi khá bất ngờ khi biết chính sách sử dụng rượu bia của tiểu đoàn. Nó như vầy: Cứ việc uống bao nhiêu tùy thích, khi nào cũng được miễn là nó ko ảnh hưởng tới nhiệm vụ của mình. Nhưng thằng nào đến lúc có việc mà vẫn còn say thì chỉ có Chúa mới cứu nổi."


    Trung tá Tower nhiều tham vọng và thô bạo đến độ 1 trung đội trưởng nói mình có cảm nghĩ Panther 6 xài sĩ quan dưới quyền theo kiểu 'vắt chanh bỏ vỏ'. Nhưng trái lại, trung sĩ nhất William Nelson Butler lại coi Tower "1 trong số ít tiểu đoàn trưởng thực lòng cảm thông với binh sĩ". Vì thành tích trong tổng tiến công Tết, Butler được đề cử nhận huân chương Sao bạc. Nhưng khi huân chương về đến, thì anh ta đã bị điều đi làm cố vấn cho quân lực VNCH. "Thay vì gửi nó cho tôi là được rồi, Tower đã bỏ thì giờ viết lời xin lỗi bỏ kèm theo. Ông bảo lấy làm tiếc vì đã ko đích thân trao nó cho tôi được. Tôi vẫn còn giữ cái bì thư ấy."


    Trung tá Tower là 1 chỉ huy tin rằng 'ai chơi giỏi thì đánh nhau cũng giỏi', và cho phép mình cùng sĩ quan dưới quyền có thể khề khà ở hậu cứ, trong thời gian giữa những đợt hành quân, nơi rượu chảy như suối, những cuốn phim hài đen trắng xưa cũ được chiếu suốt ngày. Trung úy Brice Barnes hãy còn nhớ: "Tower là 1 chú gà trống hung hăng, có chút gì đó của hội chứng người lùn - little-man's syndrome (chỉ những người có chiều cao khiêm tốn do mặc cảm thường tỏ ra hung hãn, gây chú ý để chứng tỏ bản thân. ND) Dù đánh bóng chuyền, chơi bài hay chiến đấu đều dữ dội như nhau cả. Gã khốn nhỏ con ấy có thể nhảy cao tới hơn 2m để đập bóng, càng khiến đối thủ bị đau thì càng khoái. Tuy ghét cái tính cứ quay mọi người như chong chóng nhưng tôi lại rất nể sự tài giỏi về kỹ chiến thuật, cũng như tinh thần trách nhiệm với binh sĩ của ông ta. Dũng cảm chứ ko phải dũng phu. Biết làm thế nào để chiến thắng. Có khả năng đưa mọi người tới mức giới hạn, cho nghỉ 1 chút rồi lại thúc họ tiếp tục. Dù là 1 chỉ huy hắc xì dầu, nhưng nếu ai cũng mạnh mẽ, biết việc như John Tower thì lính tráng sẽ tình nguyện theo liền."
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nếu coi Tower là cha của tiểu đoàn thì thiếu tá Riedl chính là anh cả của nó. Là 1 tay đẹp mã, vui tính, nhiệt tình, hăng hái xuất thân trong tầng lớp trung lưu Worchester, Massachusetts, cựu cầu thủ bóng bầu dục, Bill Riedl đã lập gia đình với cô người yêu thời trung học trước khi tham dự khóa sĩ quan dự bị tại đại học Norwich ở Vermont. Anthony Midkiff, xạ thủ trọng liên 50 trên xe tiểu đoàn phó nhớ lại: "Thiếu tá Riedl là 1 người rất tốt bụng. Thuộc típ sĩ quan coi lính là ưu tiên một. Lúc nào cũng thấy anh ấy quan tâm tới lính tráng."


    Thiếu tá Jones, sĩ quan hành quân tiểu đoàn , tính tình cũng rất tốt, được binh lính nể trọng, quí mến. Anh vẫn hay đùa rằng vì cái tính ko chịu nịnh bợ, lấy lòng cấp trên mình sẽ chẳng thể nào lên tới đại tá nổi. Bill Jones sinh trưởng trong 1 trang trại trồng thuốc lá vùng Newport, Tennessee, nhập ngũ sau khi học xong trung học, lên tới cấp trung sĩ rồi mới đi học sĩ quan OCS. Theo ngành biệt động quân - dù, Jones có được huy hiệu chiến đấu bộ binh và khả năng thông thạo tiếng Việt sau thời gian chỉ huy 1 toán A Lực lượng đặc biệt hoạt động ở biên giới VN-Campuchia hồi đầu cuộc chiến. Với thành tích vượt trội ngoài chiến trường, trong kỳ phục vụ thứ nhì, viên thiếu tá 30 tuổi đã được tặng thưởng 3 huân chương sao Bạc, 4 huân chương sao đồng. "Jones điên lắm" Jim Craig kêu lên "ý tôi là anh ấy có gì đó rất khác người."


    Với cấp dưới, Jones rất thoải mái, xuê xoa nhưng với cấp trên anh nếu ko đồng ý, anh sẵn sàng tranh cãi kịch liệt. Điều này có lẽ giải thích về những căng thẳng khó thấy trong quan hệ giữa anh với trung tá John Tower. Theo Jones thì "Gìa John B là kẻ tầm vóc nhỏ nhưng cái tôi thì rất lớn - kiểu như Napoleon ấy. Ông ta muốn khẳng định quyền chỉ huy, quản lý mọi người, ôm đồm mọi việc. Nói thẳng nói thật chả sợ mất lòng ai. Muốn mọi thứ phải xảy ra chính xác theo những điều mình nói, dù tất nhiên làm gì có chuyện ấy. Dù thế.." Jones nói thêm "Tôi vẫn coi John là 1 tiểu đoàn trưởng xuất sắc. Biết mình biết người. Đó là tiểu đoàn trưởng tài ba nhất mà tôi từng phục vụ dù đôi lúc cũng rất khó ưa."


    Sau khi rời khỏi khu vực trung tâm, đội hình tiểu đoàn giờ chạy ngang những khu công nghiệp ồn ào, những vùng dân cư nghèo khổ. Thiếu tá Jones dẫn đoàn xe vượt kênh Đôi (thực ra đoạn này gọi là kênh Tẻ. ND) gần nơi nó đổ ra sông Sài Gòn rồi từ lộ 15 (qua đường Trịnh Minh Thế nay là đường Nguyễn Tất Thành, Q4. ND) rẽ phải vào đường 232 (tức đường Trần Xuân Soạn. ND). Sau khi Jones vượt qua cây cầu nhỏ bắc ngang 1 con rạch, trung tá Tower lệnh cho anh rút vào 1 bãi đất trống, cao hơn mặt ruộng ngập nước quanh đó khoảng 1 tấc để lập điểm tập trung cùng sở chỉ huy dã chiến. Đại đội B dừng lại trên đường để chỉnh đốn rồi lại đi tiếp. Xứ mệnh của nó là đi tiên phong, tìm đánh bất cứ lực lượng địch nào có mặt trên đường.


    Thiếu tá Riedl, cùng bộ phận phục vụ bảo đảm và đại đội C thì đóng lại chờ thời trên mặt đường, phía sau đại đội B. Cả Tower, Riedl, lẫn Jones đều hết mực tin tưởng 2 đại đội trưởng ngoài hiện trường. Người nắm quyền chỉ huy đại đội C ngay sau tổng tiến công Tết là Đại úy Morgan, 1 tay Texas phớt tỉnh, cảm thông, quan tâm lính tráng.


    Đại úy Craig của đại đội B quê ở Springfield, Massachusetts. Là con trai 1 giáo sư đại học với 1 phụ nữ dòng giõi trâm anh thế phiệt, vậy mà thiếu gia Jim Craig lại bị tới 3 trường đại học đuổi cổ. "Tôi ko thích học, chỉ khoái bia và gái." Craig giải thích. Hậu quả là người cha đã phải điệu anh tới phòng tuyển quân, để môi trường quân đội dạy dỗ, chứ đâu biết phải sang tận xứ VN xa tít kia tham chiến. Ai ngờ Craig lại khoái quân ngũ, chọn nó làm sự nghiệp. Sau 2 năm làm lính dù, anh được chọn đi học sĩ quan OCS.


    Khi Jim Craig được gắn lon sĩ quan thì gần như cùng lúc anh nhận lệnh sang nam VN. Bố mẹ anh rất buồn. Cũng như những trí thức khác, họ phản đối chiến tranh. Tuy vậy anh vẫn hăm hở ra đi. Dù 2 lần bị thương trong kỳ phục vụ đầu tiên đầy khiếp hãi với cương vị trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn của Gunfighter Emerson ở sư dù 101, anh vẫn sống sót. Sau khi cưới 1 nữ y tá quân y làm vợ, được thăng cấp, Craig gia nhập sư Old Reliables chỗ Emerson. Được giao về đơn vị Báo đen làm sĩ quan tham mưu (vợ được chỉ định về làm ở bệnh viện dã chiến gần đó) anh mau chóng nhận ra mình chỉ khoái cầm quân tác chiến. Trung tá Tower cho Craig toại nguyện chỉ trước chuyến hành quân về Sài Gòn có 5 ngày. Thoạt đầu lính tráng nhìn đại úy Craig bằng ánh mắt nửa tin nửa ngờ. 1 số đánh giá sếp mình là loại biết người biết việc còn những người khác thì ko tin, cho rằng đấy là kẻ ngạo mạn. Theo lời thiếu tá Jones, 1 tay thẳng tính chẳng nể nang gì ai cả, thì Craig: "là 1 gã rất khá. Tài năng, vui vẻ và 1 đại đội trưởng tốt."


    Hàng trăm người dân hốt hoảng chạy trên đường ngược hướng đoàn xe bọc thép. Từ khu phố họ ở, 1 cột khói đen kịt đang bốc lên rất cao. Giọng đại úy Craig đều đều trên điện đài: "Rồi, tất cả mọi người hết sức chú ý. Có tin báo 1 đại đội VC đang ở trong khu vực."


    Đoàn xe bắt đầu tiến. 2 lính xích hầu nhảy khỏi chiếc M113 dẫn đầu, đi lên phía trước. Trên các xe chỉ còn lại lái xe và xạ thủ. Những binh sĩ còn lại của đại đội di chuyển thành 1 hàng dọc dưới vệ đường, dòng kênh bên tay phải, nhà cửa bên trái. Hạ sĩ Philip Streuding, trung đội 2, đại đội B là xạ thủ trọng liên 50 trên chiếc xe đi đầu. Tổ xích hầu lúc này vừa vượt qua xác 2 cảnh sát còng queo cạnh 1 chiếc jeep lật ngửa. Đúng là nó rồi. Streuding nghĩ. Chỉ có cái chưa xảy ra thôi.


    Địch đã chờ sẵn cách đó 1 km trên đường Trần Xuân Soạn. Quân Giải phóng nấp trong những ngôi nhà bên trái đại đội Craig, kìm súng ko bắn, chờ cho tổ xích hầu lọt vào vòng ngắm của những hỏa điểm nằm dọc đường 230, con đường chạy về hướng nam, giao với đường Trần Xuân Soạn. Đúng 2g20 phút chiều ngày 9/5 năm 1968, binh nhất Larry G. Caldwell và hạ sĩ George W. Darnell Jr, 2 lính xích hầu, vừa ra tới ngã ba thì bất ngờ bị nhiều loạt AK-47 đốn ngã.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đối mặt với ổ phục kích, nghe tiếng hét của Phil Streuding, lái xe chiếc M113 đi đầu rú ga ôm cua, rồi đỗ xịch lại. Chiếc xe bọc thép thứ nhì cũng làm như thế, dừng bên lề đường đối diện. Streuding cùng tay xạ thủ trọng liên 50 xe kia bắt đầu nã đạn liên hồi, bắn vào tất cả những cửa sổ nào nghi có địch. Tường ngôi nhà góc đường, bên phải Streuding tan rã trước họng khẩu súng máy, lộ ra 1 chiếc xe máy cùng phuy xăng bên trong. Streuding nã ngay loạt đạn tiếp theo vào cái thùng phuy. Anh kể lại: "1 tiếng nổ kinh lắm, cháy đùng đùng, chả ai có thể vượt qua được ngọn lửa như thế. Giờ sườn đã an toàn, tôi có thể dồn hết hỏa lực vào những thứ đằng trước mặt."


    Cuộc phục kích đã nổ ra, quân Giải phóng khai hỏa vào toàn bộ đội hình quân Mỹ. Đoàn xe lập tức dừng lại, quay mặt về phía nhà cửa bên trái, nổ súng bắn trả. Lewis W. Hosler nhớ lại: "Bọn gooks ở ngay trên đầu chúng tôi. Có thể chúng từ trên mái nhà nhô lên bắn xuống." Hạ sĩ Hosler, 1 lính cựu dạn dày, từng phục vụ 2 kỳ hạn chiến đấu ngồi trên xe M113 bắn đại liên "đạn bay qua đầu mấy thằng trong cái mương trước mặt. Lính đại đội tôi bị kìm chặt dưới thoát nước 2 bên đường ko ngóc đầu lên nổi. Trước khi bọn tôi chế áp được hỏa lực địch, rất nhiều đứa chỉ bạ đâu trốn đấy."


    Jimmy Dye, thu lu mọp sát người bên cạnh xe bọc thép mình, cố gắng bắn trả bằng súng M16. Dye kể: "Chúng tôi đã được dạy phản xạ bắn trả. Chỉ phản ứng mà ko cần nghĩ gì hết." Trên đầu Dye là khẩu trọng liên 50 của hạ sĩ Paul J. Lanni đang khạc lửa. Trong khi đó, Ron Bates, tay lái xe sắp hết hạn phục vụ, lo việc tiếp đạn. Ta và địch cách nhau 10-15m, xả đạn vào nhau. Khói bụi mù mịt, đạn nảy lung tung. Tiếng la hét dậy lên khắp nơi, người gào thêm đạn, kẻ phát hiện chớp lửa đầu nòng súng địch trong cửa sổ hoặc nhìn thấy 1 chiến sĩ đối phương, đầu trần cầm AK-47 nhô lên từ vị trí chiến đầu đào trong các ngõ hẻm giữa những căn nhà.


    Nằm chình ình trên đường ở đầu đoàn xe, chiếc M113 của Hosler trở thành mục tiêu chủ yếu. "Hosler bị bắn kinh lắm." Bob Dyson rất ngạc nhiên khi thấy sau bao lần phải thụt xuống, Hosler đều nhô lên ngay, tiếp tục nhả đạn trọng liên 50 "Tôi nghĩ cậu này chắc chả sống nổi." Bị thương ngay từ đầu trận vì 1 miểng ko rõ của cái gì, Hosler kể: "Nó cắm vào cẳng tay, nhưng ko sâu, chả có gì nghiêm trọng. Chỉ tội rát đé-o chịu được." Sau đó Hosler trở thành đích ngắm của 1 tay súng bắn tỉa trên nóc nhà. Người này xả luôn 1 tràng cả băng đạn AK-47 30 viên vào anh. 1 viên trong số đó sượt qua tai Hosler "nghe đánh vù 1 cái, tôi nghĩ 'Mình sẽ tiêu. Ko thể nào khác được.' Thế nhưng vẫn chả sao cả. Tôi cũng chẳng làm gì hết ngoài việc thụt xuống thêm tí nữa và tiếp tục bắn. Bọn tôi bị bắn nhiều đến nỗi khi hết trận, mới thấy trước xe hệt như lông nhím. Đạn ghim dính thẳng vào vỏ nhôm."


    Trung úy Paul H. Bowman, sĩ quan tiền sát pháo của đại đội cùng mấy người nữa, trong đó có 1 trung đội trưởng bị đạn vào chân, nấp bên lề phải đường. Mặc kệ vết thương khá nghiêm trọng, tay trung đội trưởng vẫn bảo những người lính đang bắn trả "Đưa mấy băng đạn đây. Ít ra tôi còn có thể nạp đạn vào chúng."


    Rút cục cũng bò được tới xe chỉ huy, Bowman thấy đại úy Craig đang lom khom bên phía đường được coi là an toàn, xin tiểu đoàn cho phép rút lui. Bowman nhớ khi đó mình có hỏi Craig những vị trí quân bạn trong khu vực ở đâu để gọi pháo bắn, nhưng ko nhận được câu trả lời chính xác. Với Bowman thì có vẻ như đại úy Craig, người mới 'tái nhập cuộc' được 5 ngày, trước trận đọ súng quá ác liệt đã ko khỏi dao động.


    Chán quá, Bowman bò tới chỗ điện đài viên của mình. Anh cầm tổ hợp liên lạc, xin pháo binh chi viện. Sau khi pháo bắn 1 quả đạn phốt pho trắng làm dấu, anh bắt tay vào hiệu chỉnh. Để đảm bảo đạn trái phá rót đúng nơi cần thiết, anh băng sang đường tới 1 cái chòi, rồi từ trong đó, báo lại thông số cho điện đài viên. Cái chòi hóa ra lại là 1 cái chuồng lợn. Bowman vừa tới nấp sau cái bệ xi măng, thì xạ thủ súng máy đối phương, ở ngay trước mặt anh liền nổ súng. Đạn cày tóe tung bức tường mỏng. Bowman chỉnh pháo từ từ về phía hỏa điểm địch, quả cuối cùng khiến mảnh vỡ rơi như mưa xuống chỗ anh. Người sĩ quan pháo binh nhớ lại "Pháo rót xuống đã khiến đạn địch bắn về phía chuồng giảm bớt. Tôi vẫn tiếp tục cho pháo dập xuống trước mặt rồi dịch sang phải, dọn sạch khu vực phía trước trung đội đầu tiên. Về sau tôi mới biết mình đã vô tình rót mấy quả trúng đại đội C. "


    Nằm rạp trước đầu xe, John Driessler sợ cứng cả người khi những tảng nhựa đường bị đạn pháo phá ra bay tới mình sát rạt. Sau khi nghe tiếng trung đội trưởng quát bảo mình bắn trả, Driessler bèn quì dậy nổ súng về hướng mà những người khác đang bắn. Trong nháy mắt, 1 loạt súng liên thanh bắn trúng chiếc xe bọc thép. Mảnh vỡ của đạn, vỏ nhôm bắn rào rào vào lưng Driessler. Dù chúng ghim ko sâu nhưng do khi ấy ko biết tình trạng thương tích ra sao, anh rất đỗi khiếp đảm. "Thời điểm ấy nếu như biết nghĩ " Driessler nhớ lại "thì tôi sẽ tìm chỗ trốn ngay. Nhưng khổ nỗi khi đó tôi chỉ là 1 gã ngu xuẩn, 19 tuổi, sợ người ta nói mình hèn. Thế là tôi cứ tiếp tục bắn trả."


    Nhưng vẫn còn có nhiều người khác chẳng quan tâm mấy đến 'hình ảnh' của mình. Giữa lúc hỗn loạn, Driessler thấy cả trung đội trưởng lẫn trung sĩ trung đội phó, 1 quân nhân già đời trong quân ngũ, của mình, rúc trốn trong xe của viên trung úy, mặc kệ Bob Dyson đứng trên cửa chỉ huy, bắn trọng liên 50. Điện đài viên của trung úy cũng cố chui vào trong xe. Do cáo cần ăng ten chiếc máy PRC-25 đeo vướng quá, ko chui lọt, cậu ta bị tay trung úy tống cho 1 phát đạp, văng ra ngoài. "Tao cần mày ở ngoài đó."


    Vừa chán nản, vừa buồn cười trước cái cảnh vừa chứng kiến Driessler cười rộ lên. Trái với anh, Bob Dyson, cựu sinh viên đại học quê vùng ngoại ô Long Island, New York thì lại rất nể trung đội trưởng, coi trong hoàn cảnh đó 1 sĩ quan trẻ làm như thế là tốt lắm rồi. Dyson nhớ là viên trung úy dù rất bực điệu cười đểu cáng của Driessler nhưng chỉ nói: "trong khi đọ súng đôi khi ta vẫn phải ẩn nấp chứ. Trong suốt 2 kỳ chiến đấu tôi đã trải qua ở VN thì đây là lần địch nó bắn dữ nhất." Trận đánh ác liệt đến độ Dyson cho biết "khói súng bốc cao ngất, khiến tôi chỉ trực nôn. Tôi dính chấu 2 lần. 1 miểng văng vào má, như do hết lực nên ko bị thương gì. 1 miếng kính găm vào cánh tay trong lúc nạp đạn. Sau khi nạp xong, thấy cường độ bắn nhau giảm đã, tôi tụt xuống xe làm hớp nước. Rõ ràng trong khu vực đâu chỉ có mỗi 1 đại đội VC? Về sau người ta cho biết địch là quân chính qui Bắc Việt và đông tới 1 tiểu đoàn ."
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trước hỏa lực quá dữ dội của đối phương, đại úy Craig cũng chẳng thể nào rời xa khỏi chiếc xe bọc thép. Phần lớn thời gian trận đánh anh rúc sau đít xe, tai ong ong vì tiếng nổ của trọng liên 50, tay bỏng rộp vì vỏ đạn văng từ nóc xe xuống. Mỗi tay nắm 1 tổ hợp liên lạc, anh trao đổi với các trung đội trưởng, tổ chức đưa người bị thương tới điểm tập kết của tiểu đoàn để trực thăng tản thương tới bốc, chỉ thị mục tiêu cho các trực thăng vũ trang của đại đội D, phi đoàn 3, trung đoàn 5 Kỵ binh đang có mặt.


    Dù đã có hoả lực chi viện, Craig vẫn phải báo cáo tình hình cho các thượng cấp, những người đang bu tới trên đầu trong những máy bay chỉ huy. Craig nói: "1 trực thăng chở Tiểu đoàn trưởng. 1 trực thăng chở Lữ đoàn trưởng. 1 trực thăng chở tư lệnh sư đoàn và người ta còn bảo thậm chí có cả chỉ huy cấp quân đoàn cũng lượn lờ tới khu vực. Ai cũng muốn nói chuyện với tôi; ai cũng có tần số liên lạc của tôi. Đúng là cái chợ vỡ."


    Cũng có lúc đại đội B bị đạn từ bên kia kênh Tẻ bắn sang khá mạnh. 1 số xe bọc thép phải chuyển hướng đối phó và lập tức đạn lửa từ 2 hướng bắt đầu bay tới tấp qua mặt kênh. Lewis Hosler tụt vào trong xe, quơ mấy khẩu chống tăng LAW rồi ra quì trên bửng sau nhắm bắn. Mục tiêu của anh là 2 cái cột đá. Có 1 số hình người mặc đồ xanh ô liu, cầm súng "ùa ra bờ kênh" Hosler nhớ lại. "Dường như bọn họ đang chiếm lĩnh vị trí sau mấy cái cột đó. Tôi biết mình có thể phụt LAW vào ngay giữa bọn họ."


    Trung tá Tower gọi cho đại úy Craig, hỏi có phải quân của anh đang bắn qua bên kia kênh ko? Nghe Craig xac nhận, Tower liền lệnh cho anh ngừng bắn với lý do quân VNCH đang truy quét bên phía bờ bắc. Hỏa lực của đại đội B chùng xuống rồi bỗng lại rộ lên dữ dội vì chẳng thấy cường độ đạn bờ bên kia bắn sang giảm chút nào. Vẫn chưa rõ đại đội B đang xơi đạn là vì lính VNCH đáp trả hỏa lực đối phương trước mặt đoàn xe bọc thép hay địch bên bờ bắc đã luồn vào giữa 2 lực lượng, nổ súng khiêu khích gây ra cảnh' quân ta đánh quân mình'? Phát hiện 1 số tay súng nhìn như bộ đội Bắc Việt tại 1 cái bến trên bờ bắc, 1 lính Mỹ đã rời xe tên là Edward Barry liền lấy súng M60 nhả đạn về phía họ. 1 tay súng nhảy xuống kênh, 1 người khác gục xuống bến trong khi những người còn rút vào trong nhà kho. Nhiều lính Mỹ chẳng thèm quan tâm đến chuyện mình có bắn nhầm 'đồng minh' hay ko nữa. Jimmy Dye cho biết: "Lính VNCH chẳng phải loại chúng tôi hoan nghênh ở đó. Thậm chí có nhiều đứa tôi chỉ muốn bắn cho rồi. 1 đám trộm cắp, kền kền,chuyên hôi của kể cả người chết cũng ko từ."


    Ngay từ lúc giao tranh bắt đầu, Hạ sĩ Timothy Burke, tiền sát viên của trung đội súng cối hạng nặng tiểu đoàn đi cùng đại đội B đã ra sức gọi hỏa lực chi viện nhưng ko được. Burke cho hay mình đã "trở thành lính súng trường duy nhất có điện đài viên cho đến hết trận." Điện đài viên của Burke là "1 cậu người Jamaica nhỏ con tên là Weir. Dù đây là lần đầu tiên dự trận, nhưng cậu ta vẫn chẳng nao núng. Cứ tôi đi đâu là cậu ta vác điện đài, súng M79 theo đấy."


    Sau khi vận động lên đầu đội hình, Burke ném mấy thùng đạn lên cho 1 xạ thủ súng máy. Thấy tay xạ thủ chẳng có chỗ nấp, Burke bảo anh ta xuống mương thoát nước bên phải đường cùng những tay súng khác rồi cùng với Weir cũng nhảy xuống theo. 2 lính xích hầu vẫn nằm sóng sượt trên mặt đường, trước mấy chiếc M113. 1 người thấy vẫn hơi động đậy. Lợi dụng lúc tiếng súng địch vơi bớt, hạ sĩ Phillip Rogers, 1 lính cứu thương gốc Phi nổi tiếng tốt bụng, lăn xả đã lên kéo anh này xuống mương nấp. "Nhưng khi lật người anh ta lại" Burke kể. "thì thấy rõ là đã chết thật rồi. Những gì Phillip tưởng là thở thực ra chỉ là cơn giãy chết mà thôi." Tuy nhiên, trong ký ức Driessler thì người lính xích hầu kia vẫn cố bám víu lấy cuộc sống, và 1 tốp lính bắt đầu khiêng anh ta về phía sau. Trên đường đi, bọn họ tới nấp gần chỗ Driessler, người khi ấy cũng nhảy xuống mương ven đường, bắn M16. Thương binh thấy vẫn còn run nhẹ, chỏm đầu đã bị 1 phát đạn hớt mất. Driessler cho biết mình "nhìn thấy cả óc chảy ra." Hô mấy tay súng đang nấp sau hàng rào bắn yểm hộ, Driessler túm lấy 1 đầu cáng, trong khi 1 lính khác túm đầu kia rồi cả 2 hối hả chạy trên đường đến 1 xe bọc thép, nơi 1 lính cứu thương đang băng bó cho thương binh phía sau. Driessler kể: "Chúng tôi đã khiêng anh ta qua khoảng 1 đoạn dài, phải cỡ cả khối phố. Có thể cho đó là can đảm, cũng có thể là ko. Ở cái nơi trơ trọi ấy thật khiếp nên khi có dịp mang thương binh về phía sau, thoát ly hỏa ngục là tôi mừng rỡ túm lấy liền." Tay lính cứu thương quay qua người thương binh trên cáng rồi bảo mình "bó tay, chẳng còn làm gì được nữa. Sau khi được chúng tôi đưa về khoảng 10-15 phút thì anh ta chết."


    ***


    Bruce Isenhoff của đại đội C lạnh toát cả người khi nghe tin đại đội B đụng nặng qua điện đài trong xe. Vội vào vị trí lái, Isenhoff cầu khấn xin cho mình qua được ngày hôm ấy, kể cả nếu phải thay đổi cuộc đời hoặc làm bất gì điều gì Chúa bảo.


    Trung úy Corry vỗ vào mũ trận của Isenhoff hét: "Đi nào." Isenhoff liền vào số.


    Đại đội C rùng rùng tiến lên.


    Trên chiếc trực thăng bong bóng của mình, trung tá Tower lệnh cho đại úy Morgan cùng đại đội C, từ nơi tập trung tiến xuống phía nam, chiếm lĩnh vị trí xạ kích ở rìa tây dãy nhà cặp đường Trần Xuân Soạn, nhằm đánh tạt sườn lực lượng đối phương đang giao chiến với đại đội B.


    Đội hình xe bọc thép tiến xuống 1 con đường đất chạy qua cánh đồng cạnh chỗ tập trung. Để phối hợp hành động, thiếu tá Riedl cũng theo cùng, trên chiếc xe bọc thép có nickname là Pink ***** Cat. Xe anh rất dễ nhận ra vì nó gắn khẩu súng không giật 90mm ngay cửa chỉ huy, cái nòng to tướng thò ra qua khe hở tấm chắn đạn. Các trung đội của Morgan được kỳ vọng sẽ từ phía bắc tiến xuống nam rồi bắn sang hướng tây vào dãy nhà ven đường nhưng thay vì thế, thiếu tá Riedl thấy đại đội C lại đang dàn thành 1 hàng theo trục đông tây. Đám xe M113 đang phải đọ súng với 1 lực lượng địch khác bố trí phía nam Rạch Bần Đôn, chính giữa Xóm Ông Đội. Có vẻ như đại đội Charlie đã quá coi trọng đối thủ bên kia rạch trong khi địch quân bên sườn phải của họ mời là những kẻ đang kìm chặt đại đội B.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Riedl báo cáo sự việc lên cấp trên. Tower cho máy bay hạ độ cao để quan sát. Tuân theo chỉ thị của trung tá, các xe bọc thép của Morgan lùi lại, chuyển hướng. Để có thì giờ cho Morgan chỉnh đốn đội hình, Riedl cho xe mình tiến thêm khoảng 100m tới dãy nhà lá ở đầu đông xóm, rồi bảo lái xe dừng lại, hô các thành viên còn lại nổ súng. Hạ sĩ Roy Derrthe, lái xe nghiện xì gà, đầu húi cua, cầm khẩu M16 nhô lên nắp cửa. Trợ lý tuyên úy tiểu đoàn cùng 1 số nhân viên dân sự vụ vốn đi nhờ xe của tiểu đoàn phó cũng đã rời cửa sau và bắt đầu nổ súng từ sau đít xe.


    Tony Midkiff, 1 tay khắc khổ, già so với cấp bậc, vừa tái ngũ đảm trách bắn khẩu trọng liên 50 trên chiếc Pink ***** Cat. Do phải đổi chỗ cho khẩu súng không giật chỗ cửa chỉ huy, nó đã được hàn bên phải xe. Thiếu tá Riedl, đứng trong cửa khoang sau, cạnh Midkiff, tự mình thao tác khẩu không giật. Cứ thấy Riedl mở khóa nòng cho vỏ đạn rơi ra là Trung úy Randall J. Lancaster, sĩ quan dân sự vụ tiểu đoàn lại lấy trong xe đưa lên 1 quả đạn khác. Do cự ly rất gần, ko thể trượt được, Riedl phụt thẳng vào những ngôi nhà anh thấy có chớp lửa đầu nòng hay bóng người chuyển động, phá hủy ít nhất 3 căn. Tường, mái đổ sập xuống, lửa bén sang đám dừa nước quanh đó cháy rực. Sau khi bắn chừng nửa tá đạn nổ mạnh chứa trong xe, Riedl quay sang nã đạn chài. (flechette_đạn chống bộ binh nhồi toàn đinh nhọn. ND).


    Những xe bọc thép khác cũng bắt đầu dàn thành trận tuyến, 2 bên xe tiểu đoàn phó. 2 xe chỉ huy M577 có thành cao nghệu cũng tiến tới đằng sau. Thiếu tá Riedl cởi bỏ mũ công tác, nhảy xuống đất giao nhiệm vụ bắn súng không giật cho Tony Midkiff. Tay trợ lý tuyên úy nhảy lên sử dụng khẩu trọng liên 50. Nhằm cho đại đội C thêm thời gian chiếm lĩnh vị trí, Riedl vác khẩu M79 tiến lên trước, lốp đạn vào cửa số mấy cái nhà lá gần nhất. Sau khi nhanh chóng bắn hết đạn, Riedl lại chạy về xe, lấy súng M16 rồi hăng máu xông thẳng tới dãy nhà đối diện. Đạp bung cánh cổng xong, Riedl men theo tường nhà sang bên trái, cẩn thận ló ra khỏi góc quan sát. Trong cái rạch chảy sau lưng dãy nhà, anh thấy 4 chiến sĩ giải phóng đang bố trí sau bờ đất, AK-47 nhằm vào khoảng trống giữa 2 nhà, bắn về phía đại đội C.

    Bill Riedl cùng số địch sững người nhìn nhau, rồi viên thiếu tá nổ súng, xả nguyên băng đạn M16 về phía bờ đất, gần như ko ngắm. Anh vội thụt lại vào góc nhà, lắp thêm băng đạn nữa. Do chẳng biết loạt đạn vừa rồi trúng hay trượt, Riedl vòng sang phải chiếm vì trí có lợi so với số địch chỗ bờ đất. Thốt nhiên, anh bị cái gì như nhát búa tạ giáng vào đùi trái, ngã quị. Riedl cho rằng mình vừa ăn 1 trái M79 ko nổ của binh sĩ đại đội C, những người tưởng anh là quân địch.

    Hàng M113 của đại úy Morgan bắn đầu cuộn xích tiến, nhưng mới qua khỏi xe của Riedl, đất chỗ rìa xóm bắt đầu lún xuống, nhường chỗ cho bãi lầy. Trong khoảnh khắc, hầu hết các xe đều mắc kẹt, chẳng nhúc nhích gì được. Địa hình chỗ này hệt như 1 thảm cỏ trải ra trên mặt nước, đủ để người đi qua nhưng ko chịu nổi sức nặng của những cỗ xe bọc thép nặng 12 tấn.

    Cũng có vài xe kịp lùi lại khi người lái phát hiện ra sự cố. Tuy nhiên hầu hết, kể cả xe của đại úy Morgan đều đã lún sâu, ngập ngang xích mất rồi. Dù có vậy, dưới lằn đạn đại liên yểm hộ, trung úy Corry, từ chiếc M113 đi bên cánh trái vẫn nhảy xuống, dẫn binh sĩ rời xe xông tới dãy nhà đầu tiên. Bruce Isenhoff, lúc này đã rời ghế lái tới làm xạ thủ súng máy số 2 nhớ lại: "Chúng tôi chỉ biết ngồi 1 chỗ, giương mắt nhìn bạn bè băng qua rạch rồi biến mất trong đám nhà cửa bên bờ kia."

    Lúc này đã 3g chiều. Thiếu tá Riedl tập tễnh chạy về phía sau gặp thượng sĩ trung đội phó của Corry, 1 quân nhân chuyên nghiệp cao tới gần 2m, người da đen tên là Clarence Williams. Thượng sĩ Williams là trái tim cũng như linh hồn của trung đội 1. 1 tay hết sức điềm tĩnh, lo cho lính tráng nhưng cũng ko kém phần khắc nghiệt. Williams giang tay ra ôm Riedl rồi dìu anh lại nấp sau chiếc Pink ***** Cat.

    Riedl rất bất ngờ. Trung tá Tower hoàn toàn ko có ý đánh trực diện vào 1 khu dân cư do quân Giải phóng chốt giữ, với hỏa lực bắn tạt sườn của đơn vị bạn (đại đội C). Thay vì thế vị tiểu đoàn trưởng chỉ muốn lập tuyến ở đầu đông, bắn chi viện trong khi đại đội B tiếp tục bắn vào mặt bắc xóm. Làm như thế địch quân sẽ bị kẹp chặt trong 1 cái 'hộp' để pháo, cối, trực thăng vũ trang cùng máy bay chiến đấu mà Panther 6 đã khẩn thiết yêu cầu lúc bay vòng vòng trên trời 'xử đẹp.'

    Dù đại đội C đã hiểu nhầm ý của Tower, nhưng giờ đây chẳng còn có thể làm gì nhiều ngoài dấn tới. Trong lúc lính của Morgan rời xe tấn công vào xóm, phân đội cối của anh nhập bọn cùng nhóm thiếu tá Riedl sau hàng xe bị mắc lầy. Riedl sau còn được đại úy Louis E. Daughtery, người bác sĩ trưởng được nhiều người ngưỡng mộ của tiểu đoàn, 1 thanh niên trẻ liều mạng, thích ra gần tuyến lửa, tới gia nhập nữa. Trước diễn biến của tình hình, Bác sĩ Daughtery cùng mấy lính cứu thương đã leo lên chiếc M577 ra hiện trường. Trong khi thiếu tá Riedl đang trao đổi với tay thượng sĩ cứng cựa, có tuổi chỉ huy phân đội cối thì 1 loạt RPG bay đến, nổ tung quanh xe chỉ huy, xe cối và xe cứu thương. Trong số người bị thương có cả Riedl. Sau khi bị dập đùi anh giờ dính nhiều miểng vào mắt cá chân trái. Tiếp sau loạt RPG, đối phương lại nã tiếp 1 loạt cối. Riedl hồi tưởng lại "Thật may là khi đó chúng tôi đang ở trong bãi lầy, nước ngập nên cả đạn RPG tới đạn cối đều chui tụt xuống bùn, sức công phá bị hạn chế rất nhiều. Hầu như ko tác dụng."
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thiếu úy Frederick R. Casper, chỉ huy trung đội 3 bên sườn phải, đã vượt qua được bãi lầy và đang tiến lên rìa bắc xóm. Sau khi qua đám nhà lá tới khối nhà 2 tầng đầu tiên bên kia rạch, trung đội Casper bị AK-47 bắn mãnh liệt, lãnh 2-3 trái RPG. Khi đám xe bọc thép đã lùi lại theo đường cũ, binh nhất Michael H. Jeter chĩa họng trọng liên 50 vào 1 căn hầm bên phải, trước mặt xe mình. "Sau vài phút bắn ko ngừng" Jeter nhớ lại. "1 VC vọt ra khỏi hầm, nhảy xuống rạch mất dạng. Bắn tiếp thêm 1 lúc nữa, tay VC thứ 2 cũng bắt đầu chạy, lao về phía cái rạch. Nhưng chẳng được bao xa."

    Cuối cùng cũng có lệnh rút về. Từ trong những ngôi nhà cháy khói lửa mù mịt, lính Mỹ hiện ra. Những kẻ lành lặn cùng những người bị thương nhẹ còn đi được giúp những thương binh nặng ra phía sau hàng xe bọc thép bị mắc lầy. 2 người bị giết trong quá trình rút là: binh nhất Kenneth W. Arnold lúc đang giúp đỡ thương binh; binh nhất Thomas W. Cranford khi ở lại phía sau bắn M16 yểm hộ cho đồng đội. Theo lời bản tuyên dương lúc truy tặng huân chương Sao đồng cho họ.

    Binh nhất Vernon B. Quagon, lái xe M113, đã bỏ khẩu M16 của mình tham gia cùng những người khác băng qua bãi lầy, cứu thương binh ra khỏi đám nhà đang bốc cháy. Sau khi giúp 1 người tới nấp sau xe bọc thép, Quagon lại quay lại vác thêm người nữa trên vai. Tới chuyến xâm nhập thứ 3 vào vùng tử địa, vừa kéo được xác của Ken Arnold lên khỏi rạch thì 1 tiếng nổ vang lên, miểng ghim chi chít khắp người khiến Quagon cũng nhanh chóng phải lên đường đi sơ tán.

    Trung úy Corry cùng mấy binh sĩ khác quay lại lấy súng chống tăng LAW cùng khẩu không giật 90mm vác vai cất trong 1 xe bọc thép. Corry quấn băng quanh trán, máu chảy ướt nửa trái đầu. Isenhoff nhớ lại: "Mắt anh ấy trợn tròn, nhìn rất dữ. Đó là 1 người hết mình vì nhiệm vụ. Tốp lính vừa chạy qua rạch vừa bắn yểm trợ cho những người cuối cùng còn tụt lại thoát ra. Họ mau chóng bị hỏa lực súng liên thanh xạ kích. Đang chạy lui qua bãi lầy để tránh đạn thì có thứ gì đó - có thể là 1 quả RPG - phát nổ ngay phía sau Corry. Quật anh ngã xuống, lưng và mông bị thương rất nặng. Thiếu tá Riedl, có bác sĩ Daughtery và 1 trong số 2 lính cứu thương của anh này, kéo Corry vào nấp sau 1 chiếc xe bọc thép. Isenhoff chưa kịp nói lời tạm biệt, chúc may mắn thì Corry đã lên trực thăng sơ tán mất. "Chẳng thấy anh ấy quay lại nữa, cũng ko nghe tin tức gì. Có người nói anh vẫn sống sót và đã được cho về nước. "

    Trực thăng vũ trang vẫn tiếp tục vào công kích từ đông sang tây, khạc lửa trên đầu đại đội C, phóng rocket sát sạt đến độ kinh khiếp vào nhà cửa trước mặt đám M113 chưa đầy 100m. Sau khi lính xuống xe đã rời hết mặt đường, các xạ thủ trọng liên 50 cùng lái xe, giờ đã trở thành xạ thủ số 2, lại 1 lần nữa nã đạn tới tấp về phía mục tiêu. Trước những loạt AK-47 bắn trả chẳng biết từ đâu bắn đến của quân Giải phóng, những binh sĩ đã rời xe cũng tham gia bằng súng M16, M60, M79 và súng chống tăng M72 LAW.

    Nhiếp ảnh gia của tiểu đoàn , 1 hạ sĩ trẻ tên là Claude Walker, đã thuật lại cảnh tượng trên vào máy ghi âm:

    Chúng tôi đã chiến đấu ở ngoại ô Sài Gòn được khoảng 1 giờ rưỡi đồng hồ...1 lực lượng địch mà chúng tôi ko rõ quân số bao nhiêu - có thể là cả 1 trung đoàn - bắn ra rất mạnh. Đây là trận ác liệt nhất mà chúng tôi từng gặp. Từ minigun và rocket của trực thăng vũ trang tới trọng liên 50, súng không giật 90mm lẫn các kiểu súng cá nhân đều được đem ra sử dụng. 1 cố gắng anh hùng biết mấy.

    Đầu đông Xóm giờ chỉ còn đống gạch vụn, cháy nham nhở. Walker nói tiếp: "Đâu đâu cũng thấy những cột khói bốc cao ngất. Trận đánh quá khốc liệt. Người dân đổ xô chạy trốn, chỉ mong giữ lấy tính mạng chứ chẳng biết chuyện gì đang diễn ra cả."

    Walker chĩa micro về phía 1 binh sĩ băng bó, người tự giới thiệu mình là binh nhất Larry Miller, người ở Indianapolis, Indiana. Walker hỏi: 'Ở đó thế nào rồi?". Bằng kiểu nói bỗ bã của lính chiến hồi năm 1968, Miller trả lời: "Đám Charlie bắn bọn tôi vãi c-ứt nhưng nhiều người vẫn ko chịu bỏ cuộc - nhiều người bị thương, nhiều người chết - nhưng vì đất nước, vì tự do ai cũng chiến đấu hết mình. Đó cũng là những gì tôi làm ở đây. Làm những việc lớn lao...Khi 1 người ngã xuống, là có người khác lên thế chỗ ngay. Đó là tinh thần tập thể mà lính tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 ai cũng hiểu cũng như biết làm sao để có nó."

    Trung úy Dennis C. Klingmen, sĩ quan kỹ thuật tiểu đoàn, cho chiếc xe cứu kéo M88 đồ sộ lên trước kéo đám xe bọc thép ra khỏi bãi lầy. Dưới lằn đạn, cùng với 2 thợ máy khác trong đại đội Bảo trì sửa chữa, Klingmen đang móc cáp kéo cứu 1 xe bị mắc lầy, thì có chiếc trực thăng Huey sà xuống phóng 1 loạt rocket vào địch quân trong xóm. Tuy nhiên, 1 quả rocket phốt pho trắng cỡ 70mm do trục trặc kỹ thuật thay vì lao vào mục tiêu lại trúng vào đuôi chiếc xe bọc thép mà Klingmen cùng đồng đội đang chuẩn bị kéo về.

    Chiếc xe chìm trong màn khói trắng. Lính tráng mang theo bình chữa cháy ùa ra. Dậy lên tiếng gào cứu thương. Hai Hạ sĩ Paul R. Standridge và Clarence H. Washington Jr., toàn là những thợ máy kỳ cựu với 18 năm phục vụ đã thiệt mạng trong vụ nổ. Chất phốt pho trắng cháy xèo xèo khắp từ mặt tới tận háng trung úy Klingmen. Tưởng tai nạn là do lỗi của phi công, đại úy Morgan điên tiết cảnh báo đám trực thăng vũ trang rằng, nếu họ tới chỗ mình lần nữa, anh sẽ cho lính bắn hạ.

    Trung úy Barnes, bấy giờ phụ trách đại đội chỉ huy, người chỉ mấy hôm nữa là về Mỹ, nhảy ra khỏi chiếc jeep lao tới chiếc M113 đang bốc cháy. Dù cả 2 tai trung úy Klingmen đều bị phốt pho trắng đốt cháy nhưng cái mà anh lo nhất chính là 'củ giống' của bạn mình. Lính cứu thương đã tiêm cho Klingmen 2 ống mooc phin. Tác dụng của thuốc khiến nét mặt người trung úy có vẻ hạnh phúc, mơ màng nhưng qua những tiếng kêu lắp bắp có thể thấy anh vẫn chưa hết sợ hãi. Nhưng để động viên người bạn cũng sắp được về Mỹ của mình, Barnes đùa: "Phải hốc 1 bãi thật lớn nữa mới tớ mới bị hất khỏi đất nước này nhá."
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chỉ trong vòng 15 phút, trung úy Klingmen đã được sơ tán. Trực thăng tải thương vừa mới bay đi thì 1 quả đạn chỉ thị mục tiêu nổ tung ngay trên đầu đại đội C. Isenhoff nhớ lại: "Ai cũng nín thở vì sợ. Tôi thì nghĩ người vừa chỉnh pháo sẽ tiếp tục hiệu chỉnh thêm. Nhưng thay vì thế, vài giây sau đạn pháo đã bắt đầu rót thẳng xuống vị trí đơn vị." Isenhoff cùng xạ thủ vội nhào vào trong xe nấp. Đại úy Morgan gào lên bảo tiểu đoàn chặn ko cho bắn nữa nhưng trước pháo ngừng bắn, đã có 5-7 quả nổ tung giữa đám xe bọc thép. Bùn, nước cùng mảnh pháo rơi xuống như mưa. Isenhoff, kể: "Pháo nổ lộng óc. Tuy nhiên đơn vị lại ko có ai chết hay bị thương cả. Tới tận giờ tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên vì việc ấy. Về sau tôi mới biết pháo là do đại đội Bravo gọi đến."

    Mike Jeter lom khom cạnh chiếc M113 của mình, bắn về phía xóm. Trong lúc tạm lắng, 1 du kích mình trần, quần cụt bỗng trồi lên từ 1 căn hầm giữa đống đổ nát, giơ tay hàng, la lớn: "Chiêu hồi! chiêu hồi!". Jeter ra dấu cho người này bước tới. Khi chỉ còn cách 10-15m thì bất đồ 1 lính Mỹ khác hiện ra sau lưng Jeter, quất cả băng đạn M16 vào người chiến sĩ địch. Jeter thất kinh, quay lại. Tay kia nói ngay: "Đừng báo cáo chuyện này nhé?". Jeter lắc đầu bảo: "Mày là thằng sát nhân. Nó sẽ cắn rứt lương tâm mày suốt quãng đời còn lại chứ chẳng phải tao đâu."

    Rốt cục sau 3 tiếng rưỡi đồng hồ kịch chiến, trung tá Tower cũng được không quân chiến thuật tới chi viện. Sau khi phối hợp với máy bay quan sát FAC đang lượn vòng trên khu vực, đám phản lực cơ bắt đầu tiến hành công kích, hỗ trợ đại đội B, đơn vị đang chịu sức ép rất mạnh. Tuy nhiên, lúc này mới không kích thì hơi trễ. Do giao tranh kéo dài, đạn dược của đơn vị đã gần hết, trong khi đạn tiếp tế thì mãi chả thấy đâu. Phil Streuding, xạ thủ trọng liên 50 trên chiếc M113 dẫn đầu, sau khi bắn hết sạch cả 20 thùng đạn đã chuyển qua bắn M60, nhưng rồi súng lại hóc. Trong khi lái xe sử dụng súng phóng lựu, Streuding lục được 1 thùng lựu đạn, 1 khẩu súng trường. Thế rồi cứ bắn vài loạt M16, anh lại ném bừa lựu đạn mảnh ra càng xa càng tốt.

    Mục tiêu đã được đánh dấu xong. Sau vài lượt công kích giả nhằm đảm bảo tính chính xác, đại úy Craig cảnh báo qua điện đài: "Mọi người cúi xuống! Họ sắp đánh đấy." 2 chiếc F-4 Phantom gầm rú sà thấp ném bom, napalm xuống nhà cửa trước mặt đại đội B. Lewis Hosler kể: "Họ bay thấp tới độ, khi thùng napalm rơi xuống, không khí trong phổi bị hút hết. Nhiều người còn bị hơi nóng dữ dội làm bỏng cả mặt. Phải nói là sát rạt."

    Phil Streuding thấy trong 1 thoáng tạm lắng, 1 người đàn ông VN cùng vợ con chui ra khỏi nhà chạy như bay về phía mình "vẫn sống sót trước đạn chúng tôi, đạn địch, trước máy bay không kích. Họ tới nơi ko bị thương tích gì. Thật là kỳ diệu."

    Ko thể trụ nổi dưới mưa bom trút lên đầu, đối phương bắt đầu rút bỏ trận địa. Thấy hỏa lực địch đã giảm bớt, Jimmy Dye cùng thượng sĩ trung đội phó Lawrence E. Pugh, 1 quân nhân chuyên nghiệp được nhiều người nể trọng, mang cáng ra khiêng số thương binh bị mắc kẹt phía trước đội hình tới chỗ lính cứu thương ở sau xe. Sau mấy chuyến thành công và đang chuẩn bị rút về với 1 trung úy bị đạn vào chân thì bất đồ, họ bị mấy bộ đội cuối cùng còn ở lại bắn chéo cánh sẻ. Theo bản năng, Pugh và Dye đều bỏ cáng. Viên thượng sĩ trung đội phó tiếp tục chạy tìm chỗ nấp còn Dye thì tuyệt vọng nằm mọp cạnh người trung úy.

    Xe bọc thép Mỹ bắn trả, bắt những tay súng bắn tỉa địch còn nấn ná phải im tiếng. Thế nhưng khi Dye vừa dợm đứng dậy, đạn AK-47 lại rít lên. Những mảnh nhựa đường bị cày tung tí nữa thì văng trúng anh và trung úy.

    Dye lại phải nằm dán xuống đất, giả chết giữa những luồng đạn bắn trả bay ầm ầm trên đường. 1 lần nữa, địch lại ngừng bắn cho tới khi viên trung úy nằm trên cáng, giãy giụa, than vãn trong cơn đau đớn: "Chúng mình chết mất thôi. Chết mất thôi."

    Dye mắng "Nếu anh ko im mồm, mình mới chết đó. Nằm im!"

    "Ôi Chúa ơi! Tôi ko thể làm được. Lạy Chúa tôi! đau quá, đau quá."

    Quá trình này kéo dài tới khoảng 20-30 phút, khi số lính bắn tỉa địch bị tiêu diệt hoặc chấp nhận bỏ cuộc. Nửa tiếng đồng hồ là quá lâu với 1 lính bộ binh phải nằm dán mình trên mặt đường nóng giãy, đầu óc căng thẳng, khiếp hãi, mồ hôi ra ướt sũng áo quần. Dye kể lại: "Tới lúc an toàn thì tôi đã khô queo, chả còn nước bọt để mà nuốt nữa. Mấy người khác toàn lo chăm người trung úy. Việc bị mất nước làm tôi hết cả hơi. Lẽ ra tôi chẳng nên xung phong cáng anh ta làm gì. May thay, 1 xe M113 trờ tới, ném xuống 1 thùng bia. Dù đã hết lạnh nhưng tôi vẫn tu 1 mạch hết 6 lon trong số đó. Đó là lần uống bia mà tôi thấy ngon nhất trong đời."

    Đối phương ko còn bắn nữa. Thương binh cùng mấy dân thường bị thương bò ra khỏi đống đổ nát được đưa về điểm tập kết. Bob Dyson khi đó đang ngồi trên cửa chỉ huy xe M113 gần chỗ Doc Rogers nói chuyện với đôi ba tay lính khác. Anh lính cứu thương gốc Phi, người đã tỏ ra hết sức can đảm trong trận đánh bỗng giật ngược, bị gì đó đánh vào vai. "Mọi người đứng như trời chồng mất 1 lúc, kinh hoảng vì đâu có nghe thấy tiếng súng bắn." Dyson nhớ lại. Không có gì xảy ra tiếp nữa và "sau khi nhìn vào vết thương, Rogers bắt đầu cười vui sướng vì nghĩ mình sẽ được đi sơ tán. Tôi còn giỡn trận đánh ác liệt đến độ sau khi kết thúc 20 phút rồi mà nó vẫn khiến cậu 'bác sĩ' bị thương. Có lẽ cậu ta bị thương vì 1 miểng mồ côi khi máy bay tiến hành không kích cách chỗ đó khoảng 1 dặm."

    Thế nhưng đó ko phải là vết thương 'giá triệu đô' của Doc Rogers. Anh mau chóng trở lại làm nhiệm vụ và đã tử trận lúc chạy tới cứu thương binh trong 1 trận đọ súng khác ở ngoại ô Sài Gòn.
    kuyomuko, caonam_vOz, gaume13 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 19



    Suốt trận đánh, thiếu tá Jones ở lại điểm tập trung chờ thời; đợi trung tá Tower bảo tới chi viện cho đại đội nào thì đi. Thế nhưng mãi vẫn chẳng thấy Panther 6 gọi. Jones vẫn còn nhớ cảm giác buồn bực thế nào khi bị tiểu đoàn trưởng, người chỉ đạo toàn bộ 'sô diễn' trên trực thăng chỉ huy, cho ra rìa. "Tôi chỉ ngồi 1 chỗ, nghe điện đài, hầu như chả có việc gì để làm cả. Đó chính là cách làm việc của Tower. Khi đơn vị đụng trận, ông ta lập tức nắm quyền và khi ông ta đã cầm máy nói thì tôi phải xê ra! Cứ như mạng chỉ huy là của riêng mình ấy. Tôi thấy rất bực. Là người chiến sĩ, lẽ ra khi đơn vị mình đánh nhau, tôi phải ra đó cùng với họ, chứ đâu phải ngồi chết dí ở phía sau."

    Rốt cục, viên thiếu tá buồn chán đến độ nhảy vào mạng chỉ huy, xin được ra trận. Trung sĩ Russell Vibberts Jr., trưởng xe của thiếu tá Jones kể: "Rõ ràng đã xảy ra bất đồng. Jones bị bắt ở yên tại chỗ. Quá thất vọng, anh ấy liệng luôn tổ hợp liên lạc vào xe."

    Trung đội cối nặng của tiểu đoàn thậm chí còn cách trận đánh xa hơn nữa. Vào lúc xảy ra chạm súng ở Xóm Ông Đội, họ vẫn còn đang trên đường Trịnh Minh Thế, trong thành phố, bên bờ bắc con kênh. Trung đội được lệnh rời đường cái tiến vào 1 khu đất trống, thiết lập trận địa súng cối 106mm chuẩn bị bắn yểm trợ. Bill Reid, khi đó là 1 trung sĩ trẻ, nhớ lại: "Chưa kịp đặt súng xong thì trên đã bảo bắn. Bọn họ quát tháo đốc thúc um cả lên." Do xe mình bị trục trặc máy móc ở Bearcat, tiểu đội của Reid phải về Sài Gòn trên chiếc xe bọc thép chở đạn có biệt hiệu "lạc đà" của trung đội. Khi đã cho súng cối xuống đất xong và là tiểu đội trưởng cuối báo cáo sẵn sàng tác xạ thì Reid "bị xe chỉ huy hỏa lực phê bình ghê lắm, nhất là trung đội trưởng. Nhưng bọn tôi vẫn kịp bắn và kể từ đó bắn hoài ko ngừng nghỉ, đến khi chiếc 'lạc đà' hết sạch đạn nổ mạnh, đạn phốt pho trắng chỉ còn lại đạn hơi cay CS mới chịu thôi. Tôi còn nghĩ kiểu này thì rồi sẽ đến lúc chỉ còn có thể bắn trái sáng để mà chi viện."

    Có lệnh thu súng. Lính của Reid trục bàn đế lên khỏi bùn, gom góp mọi thứ còn lại chất lên chiếc 'Lạc đà'. Trung đội tiếp tục vượt kênh Tẻ và cuối cùng cũng tới được sở chỉ huy tiểu đoàn. Tình hình dường như đã được kiểm soát. Mọi người đã có thể đi lại ngoài chỗ trống. Thương binh đã được sơ tán xong. Tử sĩ đắp poncho thì hãy còn nằm đó. Reidcho biết: "Chúng tôi được lệnh lập chu vi phòng thủ quanh tiểu đoàn bộ, đặt súng. "Dù rất mệt sau đợt bắn vừa rồi, nhưng sau vài câu kêu ca, ai cũng thi hành nhiệm vụ. Mọi người cũng thấy nhẹ nhõm hẳn khi biết đạn tiếp tế đang trên đường đến. Reid giải thích: "Đó là tin tốt lành vì nếu có đạn chúng tôi sẽ vẫn là lính cối. Còn nếu ko, họ sẽ dùng chúng tôi làm bộ binh."

    Công tái tiếp tế do đại úy Leroy L. Brown, cựu chiến binh trung đoàn 5 ở Triều Tiên giai đoạn 1950-1951, sĩ quan tiếp liệu của trung tá Tower đảm trách. Đang là thượng sĩ cố vấn tiểu đoàn, ông được thăng làm sĩ quan sau 20 năm phục vụ và bị điều sang nam VN khi chỉ còn năm cuối cùng tại ngũ. Đại úy Brown, 1 quân nhân lớn tuổi, nhiệt tình, vui tính được cả Tower, Riedl, lẫn Jones quí trọng, tới Sài Gòn trên chiếc M577 kéo rơ mooc trở đầy lựu đạn khói dẫn đầu đoàn gồm 1 xe bọc thép, 4 xe tải; tất cả đều chở đạn nhiều hơn mức bình thường. Lính của Brown có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho các trung đội chiến đấu lúc xông trận, đưa trực thăng tải thương vào bãi đáp chỗ tiểu đoàn bộ. Brown nhớ lại: "Chiếc trực thăng đầu tiên yêu cầu khói chỉ thị bãi đáp. Khói đã phun, nghe báo 'Roger' nhưng trực thăng vẫn chưa thấy xuống. Gọi cho phi công, lại thấy bảo bật khói tiếp. Lại phun khói, lại nghe `Roger' nhưng vẫn chả thấy trực thăng đâu. 1 lần nữa lại phải gọi phi công hỏi xem vấn đề gì, thì anh ta mới nói bãi đáp nhìn có vẻ nóng. 'Đúng là nóng thật', tôi bảo 'nhưng tao đang đứng giữa chỗ đó đấy. Vậy hãy xách đít xuống đây mau.' Từ lúc đó đám trực thăng tải thương mới ko lằng nhằng gì nữa."

    Lượng đạn dược đội tiếp liệu của Brown có trong tay lại mau chóng hết veo trước khi các trung đội đuổi cổ được VC. Brown yêu cầu Tower báo cáo tình trạng khẩn cấp. Nhờ thế, 1 phi đội 13 chiếc Huey slick đã sẵn sàng hỗ trợ tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh. Khi phi đội trưởng liên lạc, Brown hỏi xem anh ta có biết căn cứ Bearcat ở đâu ko? Nghe nói có biết, ông bảo anh ta cho phi đội hạ cánh xuống bãi đỗ trực thăng của căn cứ, để số đạn đang cần có thể được đưa lên. Sau đó thông qua 1 kênh liên lạc bảo mật, Brown lấy radio gọi về trạm thông tin căn cứ Bearcat, bảo họ nối cho mình nói chuyện điện thoại với trung sĩ Whitfield, trưởng bộ phận tiếp liệu, nói anh này chuẩn bị sẵn cho những trực thăng sắp đến đạn M16, M60, trọng liên 50 và cả đạn M79 với súng chống tăng LAW; cũng như 50 quả đạn phốt pho trắng, 100 đạn sáng, 100 đạn nổ cho trung đội cối nặng nữa. Vậy là khi lấy độ cao trực chỉ Sài Gòn, mỗi chiếc slick chở theo gần nửa tấn đạn được.

    Thấy phi đội trực thăng tới, đại úy Brown cho phun khói. Để giảm thời gian phơi mình trước đạn địch, khi phi công còn chưa đáp xuống đám xạ thủ cửa đã bắt đầu đẩy đạn ra. Những thùng đạn rơi cả xuống bãi nước tù gần đám xe bọc thép. Tiểu đội của Bill Reid được giao nhiệm vụ đưa tử sĩ lên trực thăng và kéo đạn ra khỏi bãi đáp. Nghĩ trận đánh đã kết thúc, đám lính Mỹ đã để súng lại cho rảnh tay. Thế nhưng vừa chạy ra chỗ đám Huey thì "hỏa ngục ập đến". Reid cho biết. "Đạn từ nhà cửa bên kia rạch Bần Đôn bắn sang khá mạnh và dĩ nhiên bọn trên xe bọc thép cũng đáp trả ngay bằng mọi thứ có trong tay. Ầm ĩ điếc hết cả tai. Trực thăng vội tếch, bỏ lại lũ chúng tôi trơ khấc giữa 2 lằn đạn, chẳng có đến khẩu súng để phòng thân. Có lẽ cũng có mấy cậu vọt được về chỗ xe bọc thép, nhưng tôi ko nhìn thấy vì đa số, kể cả tôi, đều cuống cuồng ngụp trong bùn, nước cố tìm ra chỗ nấp."
    kuyomuko, caonam_vOz, danngoc1 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Điều duy nhất Reid thấy trong lúc tìm chỗ nấp là xác 1 người nằm nửa chìm nửa nổi. Bò tới gần, Reid thấy tay xấu số ấy bị giết bởi đạn AK-47. 1 dãy lỗ thủng do đạn bắn chạy từ bụng lên tới tận ngực và mặt. Reid nhìn quanh tìm xem có gì khả dĩ để nấp. Thấy bên trái, hơi lệch về phía sau có 1 thùng đạn, anh bèn trườn tới, cố sức di chuyển thật êm trong khi đạn địch vẫn liên tục khiến nước, bùn văng tung tóe xung quanh.

    Tới chỗ thùng đạn, Reid phát hiện binh nhất Julio Gonzalez, pháo thủ trong khẩu đội súng cối của mình đã ở đó rồi. Gonzalez hét to, át cả tiếng súng nổ: "làm gì bây giờ, Reid?". Reid nhớ lại "Tôi bảo hãy cố bò cho thật thấp tới chỗ đất cao rồi bất ngờ vọt về phía đám M113." Thế rồi Reid trườn đi với Gonzalez theo sát phía sau. "Những cậu khác cũng nhanh chóng bắt chước. Tôi còn nhớ bị mấy cậu lổm ngổm bò bằng tay với đầu gối vượt qua, chắc họ cho rằng cách trườn mà quân đội dạy còn chậm hay sao đó. Hẳn là do ko muốn nhổng phao câu lên cho VC xơi, nên tôi là người cuối cùng về tới đích."

    Tiếng súng địch lắng xuống, công tác tiếp tế lại tiếp tục. Đại úy Brown cho rằng đó là vì quân Giải phóng đã nhụt chí. Ông nói: "Thật tuyệt vời! 13 chiếc trực thăng bay vào tiếp tế cho chúng tôi ngay trước mắt VC, trong khi chỉ cần chậm 1 tí là rụng ngay."

    Chỉ huy bay tiền phương báo cho trung tá Tower biết tốp máy bay phản lực thứ nhì đã lên vùng. Đã hơn 1 tiếng trôi qua kể từ đợt không kích đầu tiên xuống dọc đường Trần Xuân Soạn và khoảng 20 phút sau khi trực thăng tiếp tế bị ăn đạn bắn tỉa từ đám nhà dân bên kia rạch Bần Đôn, trung tâm Xóm Ông Đội. Mục tiêu bên kia rạch, bên sườn trái trung đội C đã được đánh dấu; đại úy Morgan thông báo trên điện đài: "Charlie, Charlie, Charlie [nói vậy tức là gửi toàn thể đại đội] vào hộp [xe] hết đê. Sắp có không kích trong 2 phút nữa."

    Cuộc không kích bắt đầu lúc 6g45 tối. Lính ở gần mục tiêu vội chui vào xe, đóng cửa lại, rồi từ bên trong ngó ra qua các khe nhìn (gồm những khối thủy tinh hữu cơ trong suốt gắn quanh nắp cửa lái xe cũng như cửa chỉ huy) chứng kiến đám phản lực cơ công kích bên kia rạch. Bruce Isenhoff nhớ lại: "Những gì bọn tôi thấy qua khe nhìn nhỏ hẹp là cảnh tượng hoành tráng nhất từng chứng kiến trong đời."

    Từ tây sang đông, 2 chiếc máy bay phản lực dùng napalm, đại bác tự động công kích hết lượt này tới lượt khác biến nhiều khu nhà thành đống đổ nát, cháy rực, tạo thành những lưỡi lửa tung tóe cuốn qua các mái tôn. Những quả bom mảnh chúi mũi lao chếch xuống nhà dân, phát nổ khiến đất trời rung chuyển, khói bụi bốc mù mịt. Russ Vibberts nhớ lại: "Không khí dường như bị hút sạch mỗi khi bom nổ rồi chợt ùa về ào ạt khi máy bay phản lực gầm rú bay đi. Họ ko nói dối. Bom vừa mới nổ thì mảnh đã bay tới chỗ xe bọc thép, rít xoèn xoẹt rất ghê."

    Máy ghi âm của Claude Walker đã thu được tiếng gầm rú siêu âm của chiếc phản lực cơ khi nó nhào xuống mục tiêu cùng lời nhận xét đầy phấn khích của 1 lính Mỹ đang chứng kiến "Con mẹ nó, nhìn vãi thật!"

    1 cậu nhận ra bom napalm được ném xuống, tay lính thứ 3 huýt sáo tán thưởng khi thùng napalm rơi trúng mục tiêu. Chiếc máy bay gầm rú lao vọt qua. Bom nổ, lính Mỹ reo hò ầm ầm "Con mẹ nó!...Wow!...Hẳn hôm nay chúng nó bị quân ta giết nhiều lắm đây."

    Sau mấy lượt bom, chỉ huy bay tiền phương FAC danh hiệu Tamale 3-1 báo qua điện đài cho Morgan biết máy bay sẽ chuyển sang xạ kích: "Charlie 6...chúng tôi sẽ bồi tiếp 20 quả rocket nữa." Lại thêm nhiều tiếng nổ, thêm nhiều tiếng reo hò, tiếng cười khoái trá cùng lời hả hê của 1 lính Mỹ trước cảnh lửa napalm bùng lên giữa vị trí địch: "Cố mà thui cho hết lũ khốn ấy nhé."

    Toàn bộ chuyện này diễn ra khoảng 30 phút rồi Tamale 3-1 báo: "Giờ là lượt công kích cuối cùng." Đám lính chiến lại reo hò tở mở sau 1 cú trúng đích nữa. Viên sĩ quan FAC gọi điện đài cho Tower: "Angry Strike 6, Tamale 3-1 đây. Đã chấm dứt không kích."

    Đại tá Benson xuất hiện trên mạng liên lạc: "Tamale 3-1, Action 6 đây. Rất đẹp mắt. Cảm ơn bạn nhiều."

    "Roger, cám ơn ông. Rất vui vì đã được hỗ trợ các vị ".

    Khu nhà bên kia rạch tan tành. Không khí yên ắng hẳn chỉ còn tiếng lửa cháy lép bép trên đống đổ nát. Dường như chẳng còn ai sống sót được. Reid kể: "Nhưng chỉ được 1 lúc, chúng tôi phát hiện có bóng người chui ra khỏi những căn nhà còn sót lại, mang theo vài thứ gì đó, chậm chạp dìu nhau tránh xa khu vực mà từ đó đạn bắn vào trực thăng tiếp tế. Trong khi tôi đoan chắc đó là đối phương vậy mà chả hiểu tại sao quân ta lại ko bắn. Hẳn là vì những người khác lại nghĩ đó là dân thường. Thế là mọi người chỉ giương mắt nhìn, kệ cho họ đi."

    Ko hề có lệnh ngưng bắn. Sau khi về lại vị trí trên xe, Bruce Isenhoff cùng tay xạ thủ đại liên nhìn thấy 1 tá đàn bà, con nít hiện ra từ 1 cái nhà bên kia rạch, đứng bao quanh 1 người đàn ông, như thể để bảo vệ vậy. Toán người đi dọc theo bờ rạch về hướng đông tới 1 con rạch khác, chạy về phía nam từ khu chiến. Đúng lúc đó, tay xạ thủ chuyển đại liên sang chế độ bắn phát một rồi bắt đầu nhằm người đàn ông mà 'tỉa'. Đạn đi sát trên đầu, người này cùng những kẻ kháp vội cúi xuống. Đám lính trên chiếc M113 cuối hàng, bên trái chếch phía trước Isenhoff, quát um lên bảo thôi đi, nói đạn đi gần mình quá. Sau vài phút, nhóm người đã ra tới con rạch kia và mất hút. Thoạt đầu, trong lúc hăng máu, Isenhoff cho rằng mục tiêu của mình là VC, nấp sau phụ nữ con nít để trốn nhưng về sau khi bình tâm lại anh nghĩ đó có thể là 1 ông bố cùng người thân trong gia đình hay 1 thầy giáo và học trò mà thôi.
    kuyomuko, caonam_vOz, gaume11 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Điện đài lại vang lên sau khi không kích. Lính bên sườn phải báo cáo phát hiện 1 người đàn ông từ trong xóm đi ra, 2 tay giơ cao trên đầu. Isenhoff vẫn còn nhớ bọn kia xin chỉ thị và được bảo "Chờ tí."

    1 lúc vẫn chẳng thấy gì, đám lính lại gọi về xe chỉ huy xin chỉ thị. lần này câu trả lời khá mơ hồ: "Bọn ta ko bắt tù binh."

    "Vậy chúng tôi phải làm gì với thằng này?"

    "Bọn ta ko bắt tù binh."

    "Xin chỉ thị. Chúng tôi phải làm gì với thằng này?"

    "Chờ tí."

    Im lặng. Đám lính kia lại hỏi: "Xin chỉ thị."

    Cuối cùng cũng có câu trả lời dứt khoát: "Khử nó!" Lát sau, 1 loạt trọng liên 50 nổ vang trên chiến trường yên tĩnh.

    Hoàng hôn đã tới, do ko đủ thời gian cứu kéo số xe bọc thép bị mắc lầy cũng như di chuyển tới chỗ thuận lợi hơn để phòng thủ, đại úy Morgan buộc phải thiết lập vị trí đóng quân đêm tại chỗ, ngay trên đồng trống. Để đảm bảo khu vực này, thiếu úy Casper, trung đội 3, đại đội C cầm đầu 1 toán quân tiến vào đầu đông Xóm để sục sạo. Viên thiếu úy và người điện đài viên đi trên đầu đội hình cùng với tổ xích hầu. "Casper máu lửa lắm" Binh nhất Clifford M. Pinkston Jr nhớ lại "Anh ta luôn sẵn sàng cho việc đánh nhau."

    Fred Casper 25 tuổi, cao ráo, tráng kiện, tóc đen, quê ở Fond du Lac, Wisconsin. "Cứ chỗ nào có đánh nhau là thiếu úy Casper mò tới" John Ax. Though, 1 tiểu đội trưởng kể. Dù đã bị thương khi cận chiến hồi Tết Mậu Thân, Casper vẫn chẳng ngán, vẫn tiếp tục chỉ huy trung đội kiểu "Tự mình xông pha nguy hiểm, thương lính thực lòng. Mọi người ai cũng nể nang, quí trọng anh ấy."

    Cả Pinkston lẫn binh nhất James E. Crowston, 1 người quê ở Oklahoma 1 người ở Montana, đều là lính quân dịch, mới được bổ sung về và đã hòa nhập cùng đơn vị. Họ yểm hộ cho 1 lính Mỹ người Hawaii, để anh này mở cửa 1 căn nhà lá ven đường. 1 chiến sĩ quân Giải phóng nấp trong đó đã khai hỏa khẩu AK-47, khiến anh lính người Hawaii té ngã. Do hoảng quá, người lính Mỹ ko kịp thu tay về. Thế là mấy ngón tay bị tiện đứt luôn. Pinkston nhớ lại: "Mọi người nằm rạp xuống, cửa nhà đóng lại. Chúng tôi liền lấy trái sáng ra, phóng hỏa cái nhà, rồi vừa tránh xa ra vừa xả đạn."

    Khi toán tuần thám tiếp tục lên đường, thiếu úy Casper tự mình đi xích hầu. Theo sát anh là binh nhất Merrill A. Moser, lính điện đài; tiếp đó tới Jim Crowston. Trong lúc viên thiếu úy tới 1 tiệm xay xát gạo ko có tường bao ở cuối đường thì Clifford Pinkston tới nấp sau chiếc xe Honda màu đỏ đậu cạnh 1 nhà lá phía sau khoảng 30m. Bao gạo chất đầy bên trong tiệm. Bất đồ, 1 họng súng trung liên RPD kê trên bao gạo hiện ra, sau đó là đầu và vai của 1 chiến sĩ giải phóng khác. Tay súng khai hỏa vào chiếc xe máy màu đỏ, mục tiêu rõ ràng nhất. Bình xăng bốc cháy. Trong lúc vọt tránh, Pinkston thấy thiếu úy Casper chạy cắt mặt mình để né luồng đạn. "Nhưng vẫn bị bắn trúng. Tôi thấy máu thịt văng ra từ đầu gối và chân anh. Quần bị xé rách. Anh ngã xuống cái rãnh ngay gần đó. Đó là 1 cái rãnh ngập nước nằm giữa tiệm xay xát với đám nhà lá."

    Crowston, Moser và Pinkston đều bỏ chạy, chui cả vào 1 căn nhà. Sau khi sập cửa lại, tất cả nằm dí mũi xuống đất trong khi đạn của xạ thủ trung liên địch bắn xuyên qua cửa gỗ vách lá. Đúng lúc ấy, 1 trực thăng vũ trang Huey, do ko biết vị trí toán tuần thám bắt đầu xối đạn xuống tiệm xay xát cùng cái nhà nơi Crowston, Moser và Pinkston đang trốn. Đạn xuyên qua mái tôn cày tung cả nền xi măng.

    Trước tình cảnh bị kẹt giữa 2 lằn đạn, Moser bật dậy hét: "Ko chịu được nữa rồi! Tôi phải ra khỏi đây! Phải ra khỏi chỗ này!"

    Crowston và Pinkston gào lên bảo nằm xuống nhưng Moser vẫn kéo cửa, định nhao ra. Cậu ta lập tức ăn đạn vào ngực, ngã bật trở lại. Cởi áo Moser ra, Crowston thấy thương tích chỉ là 1 cái lỗ nhỏ màu xanh, ko chảy máu. Pinkston kể: "Kể cả khi xuống lỗ tôi vẫn tin rằng, cậu ta ăn đạn của 'quân ta' vì nó quá nhỏ so với lỗ đạn RPD hoặc AK-47. Ai đó đang bắn trả ngoài đường đã vô tình xơi phải Moser khi cậu ta xông ra."

    Moser thở dốc bảo: "Tôi chết mất."

    "Không. Cậu sẽ ổn thôi." Pinkston vừa nói vừa lấy băng băng chỗ bị thương.

    Nhưng Merrill Moser, lính quân dịch đã lập gia đình 20 tuổi quê Alabama mới là người nói đúng. Pinkston nhớ lại: "Cậu ấy thở dốc thêm vài cái nữa rồi ra đi. Chết."

    1 trong 2 người cầm lấy tổ hợp liên lạc máy truyền tin của Moser báo cáo tình hình. Họ được chỉ dẫn ném lựu đạn khói ra ngoài để xác định vị trí. Thấy khói, phi công trực thăng vũ trang điều chỉnh lại việc bắn phá. Tuy nhiên xạ thủ trung liên địch bên tiệm xay xát vẫn nhả đạn mãi ko thôi. Nằm bẹp dưới nền nhà, đạn rít vù vù trên đầu nhưng ko thể bắn trả, cả Crowston lẫn Pinkston đều biết sớm muộn rồi cũng sẽ dính chấu.

    Vị cứu tinh đã tới. 1 lính Mỹ người Puerto Rico, dù bị đạn vào đùi vẫn lết tới chỗ căn nhà khi thấy lựu đạn khói được ném ra. Từ ngoài vách nhà ở phía khuất tầm nhìn đối phương, anh hô: "Cố gắng. Cố gắng. Tôi sẽ dùng dao găm khoét vách chỗ này." Thế là Crowston và Pinkston chui ra và về lại với tiểu đội. Với 2 người chết, 5 người khác bị thương trong khi trời đã sắp tối, nhà xung quanh phát hỏa, đại úy Morgan đành hạ lệnh cho toán tuần thám lui về. Tổ chức tấn công vào số quân chặn hậu của đối phương vào lúc này là quá trễ.
    kuyomuko, caonam_vOz, huytop2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này