1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIÀNH GIẬT TỪNG CĂN NHÀ 'CHƠI' THEO LUẬT CỦA ĐỐI PHƯƠNG SÀI GÒN, THÁNG 5 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 24/05/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lưng Koenig thủng lỗ chỗ, chân phải Ossen cũng vậy. Những người bị nặng hơn gồm có Shields, Tice, Nauyalis. Trung úy Lange bị thương nặng nhất với 1 vết chí mạng vào cổ, chưa kể vô số miểng cắm đầy mông và cánh tay. Số thương binh nặng, 10 người cả thảy, được cho lên xe bọc thép trở về chỗ tập trung trên quốc lộ, nơi trực thăng tản thương có thể đáp xuống an toàn. Sau khi xúm vào đưa các đồng đội bị thương nặng lên xe bọc thép, về cơ bản Koenig và Ossen cũng đã bị loại khỏi vòng chiến. Koenig, nhớ lại: "Do phần lớn tiểu đội đã 'lên đường' chúng tôi quyết định có lẽ mình nên lùi lại phía sau 1 lúc xem thế nào."

    Lính cứu thương cắt bỏ quần áo rồi băng bó cho trung úy Lange. Cổ anh được quấn rất dày. Anh cứ thế trần truồng nằm trên cáng cho đến lúc máy bay tản thương đáp xuống chỗ tập trung mới được đưa lên. Chiếc trực thăng bốc cao trở thương binh về bệnh viện dã chiến số 3. Lange sẽ ko quay lại đơn vị nữa. Howard Ossen, kẻ khá hài lòng khi thấy trung đội trưởng dính chấu, phải về nước, vẫn luôn bực tức khi biết Lange được thưởng huân chương Sao bạc còn mình chỉ được mỗi Quả tim tím. Lý giải cho những căng thẳng giữa trung úy Lange với các thành viên của trung đội , Mark Fenton hồi tưởng: "Do quá mệt mỏi, khiếp nhược và kích động, nên sau khi mất trung úy Buehrig, bọn tôi ko muốn chấp nhận 1 gã mới đến. Chỉ vậy thôi. Tất cả đều đặn niềm tin vào trung úy Buehrig, vậy mà bỗng chốc anh ấy dính chấu, phải ra đi. Giờ lại phải theo lời 1 tay trung úy mới. Ngoài việc tỏ ra quá hăng máu, chẳng ai biết gì về anh ta cả. Lange có lẽ là 1 sĩ quan giỏi, nhưng thời gian ở với chúng tôi quá ngắn ko đủ để nhận thấy."

    Cuối cùng thì trên đường tới Xóm Tân Liêm, Đại úy Dobbs, viên đại đội trưởng mới, bất tài, nhu nhược của đại đội A cũng đã đánh mất hết sự tự chủ. John Holder chứng kiến Dobbs "Vừa chạy về phía sau vừa ngoái nhìn lại, chỉ trực khóc tới nơi. Đúng là sợ chết khiếp mất rồi. Tôi còn nhớ khi đó mình còn nghĩ: Chẳng phải ta cần bắn bỏ những thằng hèn bỏ chạy sao?"

    Đại úy Scarborough cùng đại đội C cũng đã phải dừng lại phía sau đại đội A vài trăm mét, đọ súng với kẻ địch ở phía tây đường lộ. Trung úy Neild, sĩ quan tiền sát pháo binh đã cùng với trung sĩ Kisling, tiền sát viên và điện đài viên Lurch nhảy khỏi xe. Neild nhớ lại: "Chúng tôi chạy loanh quanh, cố tránh những luồng đạn. Do thiếu quan sát, Lurch chạy ra trước mũi 1 khẩu trọng liên 50." Đạn đi ngay trên đầu, cái cần ăng ten trên máy đeo sau lưng Hewitt bị cắt cụt. Báo hại Neild mất khả năng gọi pháo binh hỗ trợ "trừ phi dùng điện đài trong xe chỉ huy."

    Antila lệnh cho Scarborough bỏ qua đối thủ bên sườn, cơ động lên phía trước chi viện thiếu úy Edward B. Gallup, sĩ quan tiền sát pháo binh, người đang nắm quyền chỉ huy đại đội A sau khi đại úy Dobbs bỏ vị trí. Thời điểm đó, quãng giữa trưa, Gallup đã cho quân lùi lại lấy chỗ cho hỏa lực hỗ trợ. Suốt 2 tiếng đồng hồ sau đó, phi pháo và trực thăng vũ trang đã quần nát cả khu vực.

    Antila muốn đại đội C của Scarborough tổ chức tấn công tiếp tục. Sau khi vượt qua vị trí đại đội A, lính Bandidos chứng kiến nhà cửa trước mặt mình tan tành giữa tiếng rú xé tai của máy bay phản lực bay thấp, những quầng lửa napalm, những đám mây khói bụi của bom phá. Trong khi đó, Scarborough đi lên chỗ xe dẫn đầu bàn bạc cùng thượng sĩ T. L. Kemper (tên đã được đổi) - trung đội phó tạm thời nắm quyền chỉ huy trung đội 1. Dưới tay Kemper chỉ có 2 xe M113, chiếc thứ 3 của trung đội sớm hôm đó đã bị điều đi hộ tống xe chở nhiên liệu tới sân bay Tân Sơn Nhất lấy dầu diesel.

    Thượng sĩ Kemper là 1 quân nhân cao to lực lưỡng người vùng Thâm Nam (Deep South). Sau khi có được huy hiệu chiến đấu bộ binh đầu tiên ở Triều Tiên, cống hiến toàn bộ sự nghiệp cho chiến trận, lẽ ra khi sang nam VN, ông ta phải là 1 trung đội phó 'ngoại hạng'. Thế nhưng thay vì thế ông ta lại bị coi là gã nát rượu, bị xem thường "đêm nào cũng xay xỉn" như lời 1 lính dưới quyền. Kemper cũng được coi là kẻ ngạo mạn, quân phiệt, luôn mắng chửi lính tráng theo lời cựu binh khác "kiểu chỉ ăn nhậu là giỏi nhưng đi tuần thì nhát gan."

    Scarborough cho Kemper hay trung đội của ông ta sẽ phải phóng vào xóm ngay khi chấm dứt không kích. Đại đội sẽ theo sau. Đại úy Scarborough quay sang Larry Miller lái xe trên chiếc M113 đi đầu, khi ấy đang ngồi trong cửa lái, chỉ về phía 1 cấu trúc xi măng hình trụ, mái tôn có vẻ như cái giếng bên trái đường dẫn vào xóm. Scarborough nói mình muốn Miller dừng lại cách cái giếng chừng 15m để bộ binh trên 2 xe bọc thép dẫn đầu ào xuống đè bẹp bất cứ địch quân nào còn sót lại vẫn đang mụ mị trong đống đổ nát, tro tàn. Scarborough tuyên bố với vẻ cương quyết chưa từng thấy: "Ta sẽ đánh thẳng vào giữa chúng nó. Mọi người phải nhảy ra ngay khi xe dừng, xông tới đám nhà lá và cứ bắn nát mọi thứ cho tôi. Ko chần chừ gì hết; ko cho chúng cơ hội có tổ chức lại. Hãy xông thẳng vào chúng đúng chất Bandido Charlies."

    Với ý định chỉ huy từ tuyến đầu, đại úy Scarborough cho xe chỉ huy của mình lên ngay sau trung đội đi trước. Binh nhất Randolph R. Wilkins, 19 tuổi, da đen, 1 điện đài viên mạng đại đội được mọi người yêu quí, lựu đạn giắt vòng quanh thắt lưng. Anh ta để lại trong xe khẩu súng M16.

    Vào lúc chuẩn bị tấn công, thấy Wilkins đi ngang Jerry Harper hỏi hỏi: "Này, súng cậu đâu rồi?"

    "Chẳng cần!" Wilkins nói, cố làm ra vẻ tự tin. "Ra tới nơi, tớ sẽ lấy lựu đạn tống vào mõm chúng nó."
    caonam_vOz, viagraless, gaume13 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trên điện đài vang lên tiếng đại úy Scarborough: "Lên xe!". Thế rồi sau 1 tiếng nổ rung chuyển mặt đất, không kích chấm dứt, người đại đội trưởng hạ lệnh: "Được rồi, lăn bánh thôi."

    Miller bắt đầu cho chiếc M113 tiến lên. Thượng sĩ Kemper ngồi ngay sau cửa lái, tiểu đội của hạ sĩ Edward J. Chaffin cũng ngồi cả trên nóc xe. Xe của đại úy Scarborough đi sau chiếc xe bọc thép thứ nhì; tiếp đến là trung đội 3 rồi tới trung đội 2. Xe của trung úy Garver đi thứ 5 trong đoàn. Anh vẫn còn nhớ phần phía bắc xóm đã bị san bằng hết cả "Ai cũng chủ quan vì nghĩ đánh lần này chỉ là càn quét chứ sẽ ko phải giao tranh quyết liệt."

    Sau này trung úy Garver kể lại mình "đã theo con đường tấn công trực diện như kỵ binh thời trước, phóng hết tốc lực, súng đồng loạt nhả đạn. Hệt như phim ảnh. Càng tới gần xóm, càng có thêm lính Mỹ nổ súng." Garver cũng rút khẩu súng ngắn đeo trên bao da quàng qua vai bắn búa xua, dù biết đạn .45 chả hiệu quả gì mấy. Đoàn xe dừng lại, từ bửng sau, bộ binh lập tức túa ra, đua nhau chạy sang phía trái xe bọc thép mình.

    Trong lúc 2 tiểu đội đi đầu nhào tới xóm nhà lá 2 bên, Garver nhận thấy có hỏa lực địch từ bên trái bắn đến. Người trung đội trưởng cùng điện đài viên của mình vội vòng qua bên phải xe. Tuy nhiên bên ấy cũng chẳng an toàn vì cũng có đạn từ hướng đó bắn lại. Dù không kích có thể gây thiệt hại nặng nề cho những thứ trên mặt đất, nhưng chúng có vẻ chả hiệu quả lắm với địch quân náu mình trong hố cá nhân hay các hầm tránh pháo mà hầu như nhà dân ở vùng quê đều có. Garver cho biết: "Charlie vẫn còn rất mạnh. Tôi chẳng bao giờ quên được cái cảm giác bất lực, nằm mọp cạnh xe nghe tiếng đạn gim thun thút vào vỏ thép, bật leng keng khỏi bánh và xích xe. Chẳng có chỗ nào để mà nấp và cũng chẳng thấy địch ở đâu hết. Chúng đào công sự quá giỏi. Bọn tôi hệt lũ vịt mồi."

    Theo chỉ thị, chạy qua giếng khoảng 50 thứơc, Miller cho xe dừng lại rồi rời khỏi vị trí lo tiếp đạn cho xạ thủ đại liên trên cửa chỉ huy. Tiểu đội của Chaffin cũng đã ra khỏi xe chạy xuống nấp sau bờ đất đối diện với đôi ba căn nhà lá còn sót lại bên sườn phải.

    Bắn trả được mấy giây, xạ thủ trọng liên 50 trên chiếc xe thứ 2 trúng đạn; lái xe phải lên bắn thay. Trong khi ấy, bộ binh rời xe nấp sau bất cứ chỗ nào khả dĩ, xả đạn ào ào cố gắng áp đảo hỏa lực AK-47, dường như đang từ khắp nơi bắn đến. Chaffin thét lên với Jerry Harper, người đang giữ khẩu M60 “Bắn đi, Harper! Bắn đi!"

    “Thứ thổ tả này dở chứng rồi” Harper cũng gào toáng át cả tiếng súng đáp lại “Ko bắn được!”

    Harper mở khay tiếp đạn xem dây đạn có bị lệch ko? Ko hề. Anh lên cò lần nữa nhưng khi siết cò khẩu M60 vẫn im lìm. Quá đỗi tức giận, anh gọi Chaffin “cái củ c này vô dụng rồi. Tôi sẽ chạy về lấy súng M16.”

    Harper an toàn chạy tới chỗ xe bọc thép, nhanh chóng tháo dây đeo khẩu M60 ra khỏi vai để bỏ nó ra thì phát hiện hông súng có 3 lỗ đạn. Chó thật, hèn gì nó ko bắn được. Harper nghĩ bụng. Do xạ thủ súng máy luôn là mục tiêu ưu tiên nên anh tí nữa thì bị thiện xạ đối phương giết chết. Tuy nhiên đạn địch chỉ trúng vào khẩu súng chứ ko phải người mang nó. Quơ lấy khẩu M16 cùng 1 túi đựng mìn claymore chứa đầy hộp tiếp đạn, Jerry Harper lại nhào ra lại bờ đất nhập bọn với Ed Chaffin.

    Xe bọc thép chỉ huy ăn đạn khắp nơi, nhưng xạ thủ đại liên vẫn duy trì luồng hỏa lực bắn trả ko ngớt. Kisling, người đứng bắn M16 trong khoang chở lính, ngay sau cửa chỉ huy nhớ lại: “Chẳng hiểu tay xạ thủ ấy lấy đâu ra can đảm để trụ sau khẩu đại liên lâu đến thế. Dù thấy rõ đạn bắn trả của chúng tôi chẳng gây thiệt hại gì cho quân địch nhưng tôi vẫn ko muốn rời xe, bỏ xạ thủ với lái xe ở lại. Chỉ hy vọng rằng RPG sẽ ko xuyên vào xe, xơi mất chân của chúng tôi mà thôi.” Chả hiểu do súng bị hóc, hay tay xạ thủ rốt cục cũng quyết định ko trường mình ra nữa; Kisling rất mừng khi cuối cùng 2 người kia cũng đã nhảy xuống đường, để anh ta có thể làm theo mà ko cảm thấy dằn vặt như 1 thằng đào ngũ. Thoáng thấy trung úy Neild vọt qua bên phải đừơng, vừa chạy theo, Kislingvừa bắn mấy loạt yểm trợ. Khẩu M16 kẹt đạn cũng là lúc Neild tìm thấy chỗ trốn là cái rãnh thoát nước dưới mặt đường. Kisling cũng chui xuống nấp bên phải Neild. Anh nhớ lại: “Xung quanh chúng tôi toàn bùn là bùn. Cứ mỗi khi đạn bắn xuống ruộng là chúng lại văng tung tóe.”

    Đại úy Scarborough cùng binh nhất David G. Creamer, 1 lính mang điện đài theo cửa sau chui ra khỏi xe chỉ huy. Randolph Wilkins, người lính mang điện đài thứ 2 đang ra theo thì bỗng ‘nổ tung’. Anh lính trẻ bị cắt làm đôi; có lẽ vì lãnh 1 quả RPG vào bụng hay do đám lựu đạn đeo quanh thắt lưng trúng đạn hoặc miểng mà phát nổ.

    Cố kiểm soát tình hình, đại úy Scarborough cùng điện đài viên Creamer và Hewitt, người trong lúc hỗn loạn đã lạc mất Neild với Kisling di chuyển ra đằng trước chiếc xe bọc thép. 3 người bị lộ ngay, địch lập tức tập trung hỏa lực vào cái bóng cao cao, có cấp hiệu đại úy bằng bạc gắn trên mũ sắt, đeo tai nghe. Trước đó Scarborough vừa bảo Creamer đổi ăng ten sang loại dài 4,5m xong “thế là ai cũng thấy cái ăng ten cao ngễu nghện ấy” 1 cựu lính Bandido cho biết “giống như vẫy cờ bảo hãy bắn tao đi này ấy..”

    Thích là chiều, đối phương lập tức phụt 1 trái RPG ngay giữa 3 người. Creamer và Hewitt bị thương nặng; đại úy Scarborough chết tươi vì bị 1 mảnh nhỏ xíu xuyên qua mắt vào não. Kính của anh văng ra đường, 1 mắt bị vỡ. Thi hài người đại đội trưởng hầu như chẳng có vết xước nào hết. Dấu vết thương tích duy nhất chỉ là 1 dòng máu nhỏ từ tai chảy xuống cổ, do màng nhĩ bị thủng.
    maseo, caonam_vOz, viagraless6 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vụ nổ cũng khiến Millard Goodwin, người đã từ trên chiếc M113 đi ngay sau xe của Scarborough nhảy khỏi bửng trước xuống đường bị thương. Khi đó anh quì giữa 2 chiếc xe bọc thép bắn trả bằng súng M79. Mục tiêu của Goodwin là cái nhà lá trước mặt, bên trái, dường như là nơi đạn AK-47 bắn ra. Tới khoảng phút thứ 5 của trận đánh; quả RPG hạ sát Scarborough cũng bắt nguồn từ đó. Dù chiếc xe chỉ huy đã bảo vệ Goodwin khỏi trọng tâm của vụ nổ, nhưng anh cũng cảm thấy chân trái bị cái gì đó đánh trúng. “Tôi mặc kệ, tiếp tục nạp đạn giọt vào cái nhà. Sau thấy rát quá tôi nhìn xuống thấy 1 mảnh to cỡ đồng xu, nóng bỏng xuyên qua quần, găm ngay trên đầu gối. Tôi bèn cúi xuống rút nó ra rồi lại quay trở lại bắn M79.”

    Jerry Harper lúc này cầm súng trường đã ra lại chỗ Chaffin, giữa đám nhà lá. Nghe Chaffin báo tin đại úy đã tử trận, Harper buột miệng “Làm chó có chuyện ấy? Six chết rồi ư?”

    “Phải, anh ấy ăn 1 quả RPG ngay trên đường.”

    “Dis..”

    Nghe thấy tiếngđạn RPG nổ sau lưng, nhưng do bận tiếp đạn cho xạ thủ đại liên trên xe đi đầu, người vẫn bắn như điên như dại, Larry Miller ko có thì giờ ngoái lại xem ai đã dính chấu. Tới khi nhìn được, anh hết sức khiếp đảm khi thấy đại úy Scarborough nằm bất động trên đường cùng Hewitt và Randolph Wilkins đã đứt làm đôi.

    Từ ruộng lúa bên trái chiếc M113 dẫn đầu, 1 chiến sĩ đối phương đột ngột xuất hiện, bật dậy quất cả băng đạn AK-47. Bị bắn trúng cánh tay trái, Larry Miller ngã vào người xạ thủ trọng liên 50 mạnh đến nỗi anh này bật khỏi khẩu súng.

    Trong khoảnh khắc sau đó, trước khi người lính đối phương kịp cúi xuống thay băng, binh nhất Robert J. Foris, lái xe vừa chuyển sang làm xạ thủ súng máy đã chúc nòng xả ngay 1 loạt, hất anh ta xuống nước bùn. Sau đó Foris cũng bị bắn trúng khuỷu tay khiến khẩu trọng liên 50 trên chiếc M113 đi thứ nhì ko có ai điều khiển trong suốt trận đánh.

    Chiếc xe bọc thép đi đầu cũng đã im tiếng vì xạ thủ trọng liên đã rời vị trí chạy mất tiêu. Có lẽ anh ta đã mất tinh thần trước hỏa lực quá ác liệt của địch hoặc cũng có thể vì bị máu của Miller văng trúng mà tưởng mình bị thương. Hay cũng có khi anh ta chỉ noi gương thượng sĩ Kemper, người đã bỏ xe chạy trốn về phía sau mà thôi. Trong cơn đau đớn, Larry Miller còn cố giương súng M16 ngắm vào lưng gã thượng sĩ đáng khinh ấy, định bắn. Trong quãng đường chạy về trung đội đi cuối, Kemper ko chết mà cũng chẳng xây xát gì. Gã quyền trung đội trưởng ấy đã rúc trốn trong 1 xe bọc thép cho đến khi hết trận.

    Chẳng những ko chạy theo, Larry Miller còn bò lên chỗ khẩu trọng liên 50 nhả đạn liên hồi yểm hộ cho tiểu đội của Ed Chaffinđang rút nữa. Miller lúc dùng súng máy lúc dùng M16, bắn nát mọi vị trí nghi địch ẩn nấp. Chàng trai nhà quê gầy nhom, điềm tĩnh, ít nói giải thích hành động của mình 1 cách hết sức giản dị: “Tôi chỉ nghĩ nếu như còn bắn được thì cứ tiếp tục bắn thôi.”

    Tay trái bị thương của Miller chẳng còn sức lực nào hết dù vẫn còn nhấc lên được. Do vậy mọi thao tác từ thay băng, ấn dây đạn vào vị trí, kéo qui lát… anh đều phải dùng tay phải. Ko như những binh sĩ khác xa hơn đằng sau, Miller có thể nhìn thấy chiến sĩ đối phương vọt qua vọt lại giữa các căn nhà hay từ những lùm cây, bụi dừa nước nhô lên điểm xạ. Anh nã đạn thẳng vào những cái bóng thấp thoáng này. “Dù ko thích kể lại nhưng tôi thấy mình cũng bắn gục vài tên. Chúng ở ngay ngoài đó. Bọn tôi bị áp đảo hoàn toàn.”

    Trung úy Garver cùng binh nhất Jimmy D. Lundberg, lính điện đài và cũng là bạn thân của người trung đội trưởng quì gối cạnh xe mình trong bối cảnh chốc chốc lại có đạn nảy ra sau khi đập vào vỏ nhôm nghe chát chúa. Trong lúc gọi về tiểu đoàn báo tin đại úy Scarborough đã chết, mình hiện nắm quyền chỉ huy, Garver cứ chắc mẩm sớm muộn rồi cũng sẽ ăn đạn. Mãi rồi Garver mới nhận ra vị trí của mình và Lundberg vừa đủ để tránh đạn trực xạ bắn ra từ công sự của quân Giải phóng.

    Tuy nhiên các xạ thủ súng máy thì chả thể nấp vào đâu được. 1 người mau chóng bị bắn trúng. Hạ sĩ Class William G. Behan kéo người bị thương qua bên, thay anh này bắn trọng liên 50. Là quân nhân nghĩa vụ, 22 tuổi, đã lấy vợ rồi nhưng Behan vẫn thuộc số lính giỏi nhất của trung đội Garver. Tuy nhiên chỉ được có 1 lúc anh đã bị bắn chết. Tom Clemmer, 1 ‘thủ túc’ khác của Garver, đẩy cái xác ra, tiếp tục duy trì hỏa lực khẩu trọng liên 50. Trong khi ấy, chạy tới chạy lui giữa đám xe bọc thép, Doc Bianco lo cứu chữa thương binh. Tuy nhiên cứ mỗi khi rảnh rỗi là lại thấy anh nổ súng M16.

    Flores, Harris, và Helsley; 3 xạ thủ đã rời xe của trung úy Garver đang tạo ra 1 hàng rào hỏa lực mà ko đếm xỉa đạn địch đang bắn đến. Binh nhất Richard J. Flores, 19 tuổi, tân binh đã bị 1 loạt đạn địch giết chết khi nằm bắn đại liên M60 trên đường.

    Do nằm dưới cái rãnh dưới mặt đường nên lúc đầu trung úy Neild ko biết chuyện đại úy Scarborough đã trúng RPG tử trận, còn điện đài viên của mình là Lurch Hewitt thì bị thương. Trong tiếng ầm ầm của trận đánh, Neild ko nghe tiếng quả đạn nổ và cũng chẳng biết chuyện ko hay đã xảy ra. Ở sát bên mà Kisling dù có hét vào tai Neild cũng chả hay. Rốt cục anh phải lấy tay xoay người Neild lại, chỉ cho thấy mấy cái xác trên mặt đường. Dù bị sốc trước cảnh mình chứng kiến nhưng Neild vẫn biết mình phải làm gì. Cần phải gọi pháo dập xuống mục tiêu và như thế cũng có nghĩa phải vào sử dụng điện đài trong xe chỉ huy. Neild còn nhớ khi đó mình đã nghĩ: “Ôi Chúa ơi! Mình sẽ phải đứng dậy chạy đến cái xe ấy. Nếu mình ko làm thì cả bọn sẽ mắc kẹt rồi chết ráo cả thôi.” Đúng là rất khó bỏ chỗ nấp mà nhào ra trước lửa đạn nhưng “là sĩ quan, thì phải làm gương. Với lại cũng chả có thể ở mãi dưới cái rãnh đó được. Ko có lựa chọn nào là an toàn cả. Nếu cứ ở lỳ dưới đó thì rồi cũng sẽ bị địch tiêu diệt; cả đơn vị cũng thế. Nếu ko động tay động chân, thì tình thế sẽ càng thêm nguy ngập. Đúng là chẳng còn cách nào khác ngoài việc chạy lên chỗ xe chỉ huy thật.”
    caonam_vOz, gaume1, huytop3 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Kisling kinh hãi nhìn trung úy Neild bật dậy, phóng chạy về chỗ xe chỉ huy với đạn địch đuổi theo bén gót. Chui vào qua lối cửa sau, Neild vồ lấy tổ hợp liên lạc. Nghe chỉ thấy tiếng ồ ồ như ong vỡ tổ. Chả hiểu có phải đối phương đã làm nghẽn mạng bộ binh rồi hay không? Mãi sau, qua mạng pháo binh Neild mới liên lạc được với tiểu đoàn nhưng lại ko nhận được chút hỏa lực chi viện nào hết. “Ko có pháo, chả có trực thăng vũ trang. Mọi việc hẳn đã diễn ra quá nhanh đến nỗi tiểu đoàn ko thể yểm hộ kịp, ít nhất là khi chúng tôi vẫn còn trong tử địa. Tiểu đoàn bảo trước tiên hãy rút khỏi chỗ đó đã.” Neild về sau tự hỏi tại sao tiểu đoàn ko chịu sắp xếp sẵn hỏa lực hỗ trợ phòng trường hợp đang tấn công thì đụng nặng? “Giờ nhìn lại mới thấy đó là cách đánh sai lầm.”

    Việc rút lui bắt đầu sau khi trận đánh diễn ra khoảng 30 phút. Hồi ức của trung úy Garver về quyết định triệt thoái lại ko giống với trung úy Neild. Anh nhớ lại: “Dù ko nghe thấy lời ai qua máy truyền tin cả nhưng cũng chẳng thể nói là họ ko nghe tôi báo cáo tình hình cũng như xin chỉ thị hay chi viện cả. Sau 1 thời gian dài như thế kỷ bị mất liên lạc vô tuyến, tôi quyết định di chuyển dù có sai thì cũng còn hơn nằm im 1 chỗ. Hành động khả dĩ duy nhất lúc đó là ‘tếch’ khỏi chỗ chết chóc ấy càng nhanh càng tốt.” Garver cho thương binh tử sĩ lên xe rồi ra lệnh rút. “Có tin báo đường lui đã chiếc M113 đi cuối, hình như bị RPG bắn liệt, chặn mất rồi. Tôi bảo nếu cần cứ hất nó ra khỏi đường mà qua. Bọn họ nghe theo và chúng tôi rút thành công.”



    Chương 23



    Chiếc M113 đi thứ 2, bị tổ lái bỏ lại, nằm chình ình giữa đường cản luôn chiếc đầu tiên. Ko lính bộ binh nào ở phía trước biết lái cái của ấy hết.

    Khi ấy Ed Chaffin liên lạc với thượng sĩ nhất đại đội, người ở lại chỗ tập trung với xe bảo trì và phân đội cối. Ngoài những việc khác Chaffin còn báo cáo "Six KIA rồi."

    “Nói lại. Over."


    “Six đã Kilo India Alpha." (Six là ám danh chỉ thủ trưởng đơn vị trong quân đội Mỹ; KIA=tử trận. ND)


    Thượng sĩ hứa sắp có hỗ trợ. Jerry Harper giục giã Chaffin: “Bảo hắn điều 1 lái xe xuống!”


    Tới lúc rút lui vẫn chưa có lái xe nào tới. Khi quá trình này diễn ra thì Miller vẫn bắn trọng liên 50 trên xe đi đầu còn Chaffin, Harper, Sam Marr, và binh nhất Donald W. Wendler thì vẫn bị hãm sau bờ ruộng gần đó. Trung đội đi cuối cùng đã rút khỏi tử địa, theo sau đó là 4 xe bọc thép của Garver, cùng chiếc xe chỉ huy với Neild và Kisling bên trong. Trong lúc hỗn loạn dường như những kẻ rút lui ko nhận ra là mình đã bỏ quên đồng đội. Tới bây giờ mọi người vì chuyện này mà vẫn còn thấy áy náy.


    Còn lại 1 mình trên chiếc M113 đi đầu, do quá chú tâm đến việc bắn trả Larry Miller đâu để ý rằng đại đội đã tháo lui, còn mình thì bị kẹt bởi 1 xe bọc thép ko ai điều khiển. Marr và Wendler sau cũng chạy tới xe đi đầu tìm chỗ nấp. Marr lên bắn khẩu trọng liên 50 để Miller ngồi xuống băng cánh tay đang chảy máu. Đối phương tập trung hỏa lực nhằm vào 2 chiếc M113 hãy còn nằm trong tử địa. Miller nhớ lại: “Đạn bắn quá rát tới độ chẳng còn có thể đứng lên bắn đại liên được nữa. Mô hôi mồ kê ướt sũng. Chẳng ai nghĩ mình có thể thoát nổi.”


    Việc chạy về chiếc M113 thứ nhì dường như là 1 cố gắng tự sát. Nhưng dù có rủi ro thế nào đi nữa cũng phải lái nó đi thì chiếc thứ nhất mới thoát được. Cuối cùng Sam Marr nói mình sẽ thử. Anh nhảy khỏi cửa sau chiếc M113 đi đầu vọt lên chui vào cửa lái chiếc thứ 2, tóm lấy cần điều khiển và nhanh chóng làm nó trượt khỏi đường khi cố quay đầu lại. Do ko được dạy lái nên rốt cục anh làm cái xe sa xuống ruộng lúa gần chỗ cái giếng xi măng bên trái đường.


    Cũng chả sao. Mart, người vừa chạy vội về chiếc M113 dẫn đầu đã hoàn thành nhiệm vụ. Đường rút đã thông thoáng. Miller chui sang ghế lái hô Marr và Wendler mở cửa bửng sau để mình thấy đường mà lùi lại. Thế nhưng cửa vừa mở ra, đã thấy đạn AK-47 bắn vào, nẩy lung tung trong khoang. Cửa lại đóng sập. Sau đó Miller cố gắng quay đầu xe lại cố “xách đít về chỗ đại đội đang tái tập hợp, tổ chức lại.”


    Thấy chiếc M113 chạy ngang, Ed Chaffin và Jerry Harper liền bật dậy; theo lời Harper là “chạy ngay bên cạnh, vừa chạy vừa xả súng M16”. Khi đó xe bọc thép của đại đội A và đại đội C vẫn đang đậu thành 1 hàng dài bên vệ đường. Harper nhớ lại: “Thấy thế tôi điên tiết lắm. Bọn họ ko gửi ai lên và chẳng làm gì để giúp cả. Toàn ngồi đó giương mắt ra mà nhìn. Bao nhiêu xe bọc thép ở đó mà đ-éo có làm gì hết. Tôi chửi um cả lên; thật quá sức buồn.”


    Mấy tay hộ tống xe chở nhiên liệu tới sân bay cũng đã trở về chỗ tập trung. Nghe tin xảy ra tai họa, họ hộc tốc về lại trung đội sau khi chất lên xe 1 cơ số đạn dự trữ. Tới nơi họ thấy Miller ngồi bên vệ đường, mắt cụp xuống đầy u buồn. Tắt máy xe, Lanny Jones hỏi Miller chuyện quái gì xảy ra vậy? Miller vui hẳn lên khi nhìn thấy các bạn. Anh hất mặt về phía Doc Birge cười nói “Tớ ăn đạn, thế mà thằng y tá chết tiệt của mình lại chả có mặt mà băng bó cho.”
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Birge tháo mẩu băng quấn vội trên tay Miller ra, băng bó lại theo đúng cách rồi hỏi xem cần phải làm gì nữa.


    "Có chứ." Miller vặc. "Lấy tao lon bia lạnh coi."


    Chẳng bao giờ biết được vì sao lại có sai sót trong công tác chi viện hỏa lực cả. Có lẽ do liên lạc vô tuyến bị nghẽn hay trục trặc gì đó. Cũng có thể tốp trực thăng vũ trang khi ấy phải quay về tiếp thêm nhiên liệu trong khi lại chưa có sẵn tốp khác. Giờ thì theo lệnh trung tá Antila, mọi khẩu pháo hiện có đều đã bắn, thêm nhiều trực thăng vũ trang vào công kích và máy bay phản lực lại 1 lần nữa gào rú trên đồng lúa, sà thấp dội bom phá, napalm xuống xóm Tân Liêm.


    Từ trên máy bay chỉ huy, trung tá Schmalhorst quan sát trực thăng đại đội A, và tiếp đó là đại đội C, tiểu đoàn 6, trung đoàn 31 xuống đường lộ ngay phía sau tiểu đoàn 5/60 bộ binh cơ giới. Nỗ lực đổ bộ xuống gần mục tiêu hơn đã bị hủy bỏ sau khi ăn đạn 12 ly 7 từ dưới bắn lên.


    Sau khi đợt oanh kích chuẩn bị ngừng lại, lính Bandido Charlie lại lần nữa tiến quân vào xóm. Lần này ko thấy địch bắn nữa; quân Giải phóng đã ‘lỉnh’ mất. Tuy thất bại ko chiếm được đồn binh này, nhưng dù vô tình hay cố ý, đối phương cũng đã gây ra thiệt hại đáng kể cho lực lượng cứu viện.


    Chiếc M113 sa xuống ruộng được kéo lên đường lại. Thi hài đại úy Scarborough được thu hồi và đặt nằm trong khe giữa tấm bửng trước với mũi xe. Chaffin bảo Harper phụ mình 1 tay đưa Wilkins về. Mỗi người túm 1 tay Wilkins, họ kéo xác người lính điện đài xuống vệ đường. Vừa bắt đầu lấy poncho ra quấn thì thối quá, Harper phải lấy tay bịt mồm bịt mũi lại. Chaffin bảo: “Để mình tôi làm cho. Cậu đi đi.” Harper mới quay người bỏ đi được mấy bước thì quị xuống nôn. Sam Marr và trung úy Neild cũng chạy lại giúp Chaffin. Neild kể: “Tôi vẫn nhớ lúc đưa cái xác lên nhét vào khe bửng trước, tay mình hình như đã túm phải ruột của cậu ấy. Nghĩa là chỗ đó trống không, chả có thế nào để cầm vì làm gì còn bụng nữa. Tôi bèn rụt tay lại, tìm chỗ nào dễ tóm hơn như là mông chẳng hạn để đẩy. Thật chưa từng thấy cảnh máu me khiếp đến thế.”


    28 binh sĩ bị thương mang ra đường được trực thăng tới chở đi, gồm cả Lurch Hewitt nữa. Anh này cố bám víu lấy sự sống được thêm 2 tuần nữa rồi cũng ‘đi theo’ đại úy Scarborough cùng 3 đồng đội Behan, Flores, và Wilkins – những người chết ngay tại trận - luôn. Đổi lại, tiểu đoàn tuyên bố giết được 20 VC – 1 con số có lẽ là ảo.


    Đáng ngạc nhiên là quân Mỹ lôi được ra từ đám dừa nước gần lộ 1 lính địch còn sống. Lính Mỹ nhanh chóng tước lấy khẩu RPG, chiếc quần cụt màu đen ướt nhẹp của tù binh cũng bị lột mất; anh ta bị trói quặt tay lại, mắt bị 1 cái áo bịt kín. Người bị bắt được cho lên nóc xe M113 của Garver để chở tới chỗ 1 chiếc trực thăng vừa đáp xuống mặt lộ. Trên đường đi, tay xạ thủ cố tính dí cái nòng trọng liên 50 hãy còn bỏng giãy sau đợt tiến công cuối cùng vào cổ người chiến sĩ địch, khiến anh ta giật thót người vì đau. Mấy gã khác cười rộ. Garver nhớ lại: “Tôi cũng chả thấy phiền lắm. Thật ra lúc ấy tôi có lẽ còn choáng váng hơn cả tay tù binh cơ.”


    Trong khi ngồi cạnh viên phi công điều khiển chiếc trực thăng bong bóng bay trên trời, Trung tá Antila cùng trung úy Franks, sĩ quan pháo binh đã phát hiện thêm 2 chiến sĩ quân Giải phóng nữa. 2 người này đang nằm dán người dưới bờ ruộng, cố ko để bị phát giác. Viên phi công định dùng cánh quạt chém chết tay bộ đội gần nhất nhưng ko thành công. Từ bên phải máy bay, trung úy Franks nã đạn súng colt 45 vào người này rồi anh hoặc Antila đã nhảy từ độ cao 2,5m xuống ruộng (cả 2 đều nhớ mình là người nhảy trước) xông tới bắt sống kẻ bị thương.


    Nhận ra mình đã bị phát hiện, tay bộ đội bị thương cùng người đồng chí bên cạnh mau mắn vứt súng đầu hàng. Do khả năng cao vẫn còn những lính địch ngoan cố hơn nấp gần đó nên quân nhân Mỹ dưới đất cần có người canh chừng phía sau trong khi mình chĩa súng bắt tù binh. Chiếc trực thăng đảo 1 vòng rồi treo lơ lửng để người sĩ quan còn lại từ trên càng nhảy xuống. Phải mất 1 lúc, toán lính Mỹ trên đường mới tới được chỗ Antila và Franks để tiếp nhận tù binh. 2 người sau đó lại bay lên trời tiếp tục lùng sục những quân Giải phóng đang chạy trốn.


    Lữ đoàn quyết định thay tiểu đoàn của Antila bằng tiểu đoàn của Schmalhorst. Trong khi đại đội A/6/31 tiến về phía tây sục tìm quân địch thì đại úy Owen cùng đại đội C/6/31 được lệnh hành quân theo đường lộ tới cứu đồn binh trong Xóm Tân Liêm. Al Olson nhớ lại trên đường đi, họ đi ngang 1 chiếc xe bọc thép “chất đầy xác lính, tay chân lộn xộn. Đôi tấm poncho đậy tạm như muốn giấu đi sự thật kinh hoàng.” Lính đơn vị Al Olson và lính Bandido chẳng nói gì với nhau hết. “Đám đó thậm chí còn chẳng thèm nhìn chúng tôi nữa. Có lẽ bọn họ hãy còn bị sốc. Dường như họ ko muốn có người nhìn thấy nỗi xót xa, đau đớn, sự mất mát trong ánh mắt của mình. Do trông cậy quá nhiều vào người đại đội trưởng nên khi mất anh, họ suy sụp thấy rõ.”


    Thiếu úy Belt, sĩ quan tiền sát pháo binh của đại đội C/6/31 cố hỏi thăm tình hình 1 trung úy gặp trên đường nhưng anh này cứ lắp ba lắp bắp “run đến độ châm thuốc lá còn ko nổi.”


    Lính của Owen bắt được 1 chiến sĩ quân Giải phóng bị thương nằm dưới hố cá nhân. Đó là tù binh thứ 4 của trận đánh. Trong lúc đó, đoàn xe bọc thép bắt đầu quay về. “Trên đường về nơi tập trung tôi có cảm giác thật khó tả” Alan Kisling kể lại. Anh đã hạ nòng súng M60 tính bắn những người dân đang đi thành đoàn theo hàng dọc bên lề đường. “Tôi những muốn giết tất cả bọn chúng – kể cả là đàn bà, con nít. Chỉ cần nổ súng nhả đạn vào hàng người tị nạn dài cả cây số mình đi ngang là được thôi. Sẽ chẳng ai trên xe ngăn tôi lại đâu. Mọi lính Mỹ đều có tâm tư như thế. Nhưng tôi ko làm thế đơn giản là vì có những lằn ranh mà mình chẳng thể nào bước qua được.”


    Hoàng hôn buông xuống, ban chỉ huy của trung tá Antila đóng lại ven đường cùng với đại đội C còn đại đội A thì về bảo vệ cầu Nhị Thiên Đường, trên kênh Đôi. Trực thăng khẩn trương chở đạn tiếp tế tới. Tử sĩ cũng được chất lên 1 chiếc Huey đưa đi.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đang đắp poncho ngủ trên chiếc cầu bê tông, Les Koenig và Howard Ossen giật mình thức giấc vì phát súng M16 và tiếng thét đau đớn, hãi hùng của người lính gác trên nóc xe M113 của 2 người. Cậu lính gác tân binh, mới ra chiến trường cỡ 1 tháng này vừa bắn phải chân mình. Cậu ta nói đó là 1 tai nạn; do đang lau súng mà quên tháo đạn ra. Nhưng Koenig và Ossen thì nghi đó là hành động có chủ ý, nhưng cậu kia phân trần rằng nếu tự thương thì cậu ta ‘lỗ’ quá. Koenig bảo “khi tự bắn xuyên chân mình tao ko nghĩ mày biết thương tích sẽ trầm trọng ra sao đâu.”


    Jerry Harper và Sam Marr cũng được tản thương. Doc Birge về sau kể lại mình gặp lại Marr – người mất đi bạn thân nhất cũng như người bảo vệ Larry Miller - trong hoàn cảnh thế nào. “Cậu ta ngồi thổn thức một mình, run lẩy bẩy. Chả nói chuyện gì được chỉ nhìn tôi mà thôi.” Birge đeo cho Marr thẻ sơ tán vì suy sụp do chiến đấu quá căng thẳng. Anh viết: “ko ai nghĩ cậu ta lại bị loại khỏi vòng chiến vì lý do như thế. Dù là 1 người lính giỏi nhưng đã tới ngưỡng Sam ko còn chịu nổi nữa. Sau những gì phải trải qua mấy hôm nay, cậu ta hoàn toàn có quyền khóc. Đó là thành viên nhỏ tuổi nhất trong trung đội chúng tôi.”


    Nhận định về vụ việc, Harper nói thẳng: “Tinh thần chúng tôi đã tan vỡ. Thần kinh căng như dây đàn; cứ nghe tiếng lốp bốp hay tương tự là chúng tôi lại bật dạy chạy trối chết.” Trong lúc Birge khám cho Harper và Mart, Lanny Jones đi tìm 1 sĩ quan xin cho họ được tản thương. Đầu óc Harper khi đó hoàn toàn trống rỗng. Tới lúc hồi lại, thì anh đã cùng Marr về tới trạm sơ cứu. Harper nhớ lại: “Họ tiêm thuốc an thần rồi để yên cho chúng tôi ngủ, tắm rửa ăn vài bữa nóng. Vài ngày sau tất cả lại quay về đơn vị.”


    Trận phục kích chấm dứt trận đánh tại thủ đô nam VN của tiểu đoàn đã đem lại khá nhiều phần thưởng. Do thành tích bắt được 2 lính địch ở ngoại vi xóm Tân Liêm, cả trung tá Antila lẫn trung úy Franks đều được thưởng huân chương Air Medal. Ngoài ra Franks còn được huân chương Sao đồng vì công ngồi trên trực thăng chỉ huy gọi pháo dù khu vực này có cả súng phòng không của địch. Trung úy Neild được thưởng huân chương Sao bạc dù Alan Kisling cho rằng thế là còn ít. Tuy nhiên người sĩ quan tiền sát pháo binh lại có cảm giác buồn vui lẫn lộn khi nhận tấm huân chương này. Bản tuyên dương công trạng ko được viết 1 cách bình thường mà Neild được cấp trên bảo phải tự mình viết lấy. Anh nhớ lại mà vẫn còn chưa hết ngạc nhiên: ‘Họ nói. Chúng tôi có biết gì đâu, tự anh hãy viết nó.” Có vẻ như Neild được huân chương ko phải do những hành động cụ thể có vẻ chưa hợp lắm với tiêu chí trao thưởng mà là vì cái lon thiếu úy đeo trên ve áo, coi mọi sĩ quan trong hoàn cảnh khốc liệt ấy đều là anh hùng tuốt. Neild muốn được tuyên dương vì thành tích kéo người lính điện đài bị thương khỏi lằn đạn ngày đầu tiên của trận đánh “nhưng phải thêm mắm thêm muối vô vì đó chỉ là nghĩa vụ chúng tôi ai cũng phải làm.”


    Trung úy Garver thì chẳng có thành tích dì dính tới tấm huân chương Sao bạc được gắn lên ngực cả. Anh nghĩ mình hoàn toàn đâu có xứng đáng nhận huân chương khi trước kỏa lực mãnh liệt của địch, chỉ toàn quì mọp cạnh xe gọi radio cầu cứu rồi quyết định rút lui khi ko thấy hồi âm. Garver phát biểu: “huân huy chương của ta chỉ là mấy thứ khả ố. Nó được coi như là công cụ để nâng cao sỹ khí hoặc các lý do chính trị khác hơn là để tưởng thưởng cho những chiến công đích thực.”


    Ngoài sĩ quan ra, hệ thống huân huy chương còn rất ưu ái hạ sĩ quan nữa. Nếu Larry Miller chẳng được khen gì vì một mình bám trụ đầu đoàn xe và thì cũng rất ít, nếu có, lính của Garver được thưởng. Số được vinh thưởng chỉ có Behan, Bianco, Clemmer, Flores, Harris, Helsley, và Lundberg mà thôi. Trong khi đó, thượng sĩ Kemper lại vẫn được huân chương Sao bạc vì ‘công’ bỏ rơi trung đội mình.


    Trung tá Antila còn đề nghị truy tặng cả huân chương Danh dự cho đại úy Edmund B. Scarborough. Điều này cho thấy có lẽ do những thông tin sai lệch về chi tiết hành động của Scarborough ông có được hoặc cố ý nâng cái chết của người đại đội trưởng lên như 1 gương chiến đấu để người ta quên đi trận đánh thảm hại kia. “Nếu tinh thần lính dưới quyền suy sụp thì làm thế nào? Thì hãy gắn nhãn anh hùng cho 1 ai đó.” Theo ý Kisling là thế. Những báo cáo đã được chuẩn bị nhằm mô tả viên chỉ huy đại đội đã sải bước dưới mưa đạn chẳng hề sợ hãi thế nào, đưa lính vào vị trí, chỉ thị mục tiêu chỉ huy hỏa lực dưới quyền xạ kích, hướng dẫn trực thăng vũ trang, pháo binh oanh tạc rồi mới bị thương chí tử ra sao...theo Kisling chỉ toàn là nhảm nhí. Dù anh ko phủ nhận đó là 1 sĩ quan dũng cảm xong Scarborough lại chẳng có cơ hội để thể hiện những điều trên: “Đại úy vừa ra khỏi xe thế là bùm! Toi luôn. Chết 1 cách nhanh chóng, chả có gì anh hùng cả.”


    Thượng sĩ Kemper là người đã ký vào 1 trong những báo cáo ấy. Vì muốn mọi thứ êm thắm, Trung úy Garver cũng ký tên. 1 số chữ ký khác cũng là ký bừa, ký ẩu. Millard Goodwin, người từng đẩy lui 1 cuộc tấn công của đối phương vào chốt cảnh giới của mình trước khi đánh nhau ở Sài Gòn, là 1 trong số 3 người lính được thượng sĩ nhất đại đội tới gần. “Thượng sĩ muốn bọn tôi ký những báo cáo ngợi ca sự anh hùng của Scarborough” Anh kể; đổi lại ông ta hứa sẽ thưởng cho bọn họ huân chương Sao bạc vì trận đánh trước đó “bị từ chối, ông ta bảo vậy thì đừng mơ sao bạc sao biếc gì nữa nhá.”


    Trước âm mưu kiếm cho Scarborough loại huân chương cao nhất của quốc gia về lòng dũng cảm khi chiến đấu, trung úy Neild đặt câu hỏi liệu đấy có phải là do trung tá Antila cảm thấy có lỗi khi đưa người đại úy vào 1 nơi mà mình chả dự liệu trước tình hình, nên đã dựng lên câu chuyện anh hùng, vượt xa khỏi nhiệm vụ nhằm an ủi gia đình người đã khuất hay ko? Dù vì lý do gì đi nữa thì những báo cáo, tường trình cũng đã được hệ thống quân giai chuyển tới Bộ Lục quân. Thay vì huân chương Danh dự; bộ chỉ đồng ý truy tặng đại úy Scarborough huân chương chữ thập biệt công mà thôi.


    Đã có những lời dọa dẫm về hành vi hèn đớn của thượng sĩ Kemper. Jerry Harper nói: “Bọn tôi chẳng thừa hơi mà nói nhiều. Kemper biết rõ điều đó. ‘Gã sẽ ăn đạn – nhưng chưa hẳn là đạn AK-47 đâu nhé.’”


    Tuy thế chẳng ai bắn Kemper cả. Ko cần phải làm vậy. Người quân nhân chuyên nghiệp ngoan cường khi trước sau trận phục kích đã trở thành thằng hèn. Thấy Larry Miller từ bệnh viện trở về, Kemper lẳng lặng lấy tấm huân chương Sao bạc ra bỏ vào thùng đạn gắn với khẩu trọng liên 50 trên xe. Miller nói: “Như thể hắn bỏ nó đi ấy. Dù ko làm ầm ĩ gì nhưng hắn biết tôi đã ở đó và thấy hết những gì hắn làm.”
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cái huân chương cứ ở trong thùng đạn cho đến khi tay thượng sĩ được chuyển về phía sau. Jerry Harper cố đưa nó cho Kemper trước khi hắn ta đi khỏi: “Trung sĩ, huân chương Sao bạc của ông này. Ko để lại đây được đâu.”


    “Tôi ko cần nó” Kemper. “Cậu giữ đi.”


    Harper bèn nhét nó vào bao đựng đồ, để làm kỷ niệm.


    Tại Bình Phước, Đại úy Dobbs tiếp tục tỏ ra kém cỏi khi đại đội A bắt đầu hành quân trở lại. Tay đại đội trưởng đã trở thành mụ mẫm, quá tải và đôi khi còn tỏ ra ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Trung đội trưởng Rick Neuman nhớ lại: “Dobbs thường hay đội mũ công tác trong khi đám còn lại bọn tôi chỉ đeo có tai nghe. Đội cái mũ thổ tả ấy thì nóng chết. Tôi vẫn còn nhớ 1 tối khi đang đội mũ công tác, Dobbs nhảy từ trên xe xuống để lên họp trên tiểu đoàn, chỗ nối giữa mũ với điện đài bị giật phắt, treo lủng lẳng phía sau. Vậy mà anh ta cứ bước đi rồi ngồi họp, mũ vẫn đội trên đầu, quên khuấy mất nó.”


    Lính tráng đặt cho người đại đội trưởng xui xẻo này là đại úy Dum-Dum" hay "Deputy Dawg” nhân vật chó cảnh sát trưởng đần độn, chậm lụt trong phim hoạt hình. “Mấy đứa phụ trách liên lạc mạng đại đội đã toa rập với nhau đặt danh hiệu truyền tin đại đội trưởng như thế. Chuyện như vậy thật chưa từng nghe thấy.”Cũng giống Neuman, Grant Buehrig, đã hồi phục sau khi bị thương trong Tổng tiến công đợt 2, và quay về đơn vị nói: “Chả ai thèm tôn trọng anh ta cả. Rốt cục, sau trận đánh ở Sài Gòn mấy tuần, tiểu đoàn trưởng cũng phải bãi nhiệm Dobbs. Tôi ko thích nói về chuyện này. Đúng là Dobbs ko đủ năng lực thật nhưng tôi cũng chả muốn phán xét 1 người chưa từng chỉ huy tác chiến bao giờ như anh ta cả. Dù gì đi nữa, tôi vẫn cảm thấy tiếc cho Dobbs.”


    Chút đề cập cuối cùng về đại đội Bandidos: sau khi điều trị chứng mệt mỏi vì chiến đấu tới tháng 9 năm 1968, Jerry Harper mới trở lại chiến trường. Ngay sau đó, chiếc M113 anh lái đã cán phải quả mìn điều khiển từ xa, gài trên lối mòn mới được xe ủi qua rừng trong vùng trách nhiệm của sư đoàn 1 bộ binh. Vụ nổ đã hất chiếc xe bọc thép lên tận trời. Sau lúc hoàn hồn, Harper quay sang người lính lúc nãy quì cạnh cửa lái, thấy ngực và mặt bạn mình đã mất tiêu.


    Khi cố trèo ra, Harper mới nhận thấy cẳng tay phải mình đã bị cụt. “Tôi cố nhô đầu lên, gào lớn thì thấy Doc Birge từ chiếc xe khác trong đoàn chạy tới.” Sau khi được kéo ra khỏi cửa lái, Harper đã mất hết cảm giác, nhìn chân phải mình cũng đã cụt tới gối. Birge băng ga rô cho cả 2 chỗ và chăm sóc giảm thiểu nguy cơ sốc cho Harper. Harpernói: “Doc là cứu tinh của tôi.” Dù trực thăng tải thương tới rất nhanh chóng, nhưng tới khi tới được bệnh viện Harper vẫn bị mất máu nhiều đến nỗi tĩnh mạch xẹp lép, ko thể thao tác truyền máu được. Cuối cùng họ phải cứa mắt cá chân trái, đút ống vào tĩnh mạch chỗ đó mới xong. Dù biết đã mất 1 chân, 1 tay nhưng tôi cũng chả thiết. Tôi bảo ‘vậy là mình sẽ về nhà’. Chỉ cần thế là đủ.”


    Chương 24





    Màn cuối cùng của tấn kịch diễn ra ở ngoại vi phía nam đô thành đã bắt đầu khi đại úy Owen và đại đội C, tiểu đoàn 6, trung đoàn 31 bộ binh vượt qua lính Bandidos trên đường lộ tới đồn binh xóm Tân Liêm khi hoàng hôn ngày 10 tháng 5 buông xuống. Viên trung úy đồn trưởng rất mừng khi thấy đại đội quân Mỹ xuất hiện. Đám dân vệ trang bị nghèo nàn của anh ta đang rất hãi việc địch lại tổ chức đánh đêm. Lính Mỹ tiến vào đồn nhập cùng với dân vệ.


    Ban chỉ huy của đại úy Owen vào đóng trong 1 lô cốt nhỏ, chật hẹp cùng người chiến sĩ quân Giải phóng bị thương họ bắt được trên đường tới đồn. Để phòng ngừa, sau khi kiểm tra lại các vết thương cho người bị bắt trên bàn gỗ trong lô cốt, người y tá đại đội tiêm thuốc mê cho anh ta ngủ. Tới quãng 4g sang, khi tất cả đã thiếp đi, chỉ trừ người lính trực điện đài thì đạn cối bỗng nổ tung trong đồn. Mới nghe tiếng nổ đầu tiên, người tù binh đã ngồi dậy nhảy xuống bàn. Nghĩ anh ta định lao tới cướp lựu đạn, Owen và người điện đài viên dưới quyền liền hất tung poncho đang đắp, cùng lúc chộp súng, mở chốt an toàn định bắn. Người y tá vội hét lên cản 2 người lại “Đừng! Đừng! Tôi bắt được nó rồi. Bắt được rồi.” Mục đích duy nhất của người tù binh là chui xuống băng ghế. Người tù bị thương nặng và bị ngấm thuốc mê tới độ Owen “ko thể tin anh ta có thể di chuyển tự mình tránh pháo kích được. Bản năng sống ấy thật quá ư mãnh liệt!”


    Trận pháo kích bằng súng cối kéo dài ko lâu và chẳng gây ra thiệt hại gì. Cũng chả có ai bị trúng đạn súng nhỏ, từ đêm tối ngoài rào phía nam bắn đến. Lính dân vệ trên bờ lũy sử dụng đám súng carbine, súng trường M1, trung liên BAR cổ lỗ bắn trả. Họ dùng tiếng Việt gọi lính Mỹ, chỉ về phía xuất phát đạn địch. Lính Mỹ cũng phản ứng; theo lời kể của tiểu đội trưởng Al Olson thì “1 số trong chúng tôi cũng nổ được mấy phát. Toàn bộ của tấn công, nếu có thể gọi như thế, chỉ kéo dài có vài phút.”


    Trước những tiếng hô ngừng bắn “Chúng tôi lại ngồi xuống, im hơi lặng tiếng” tất nhiên trừ màn phản pháo của trung đội cối, của trực thăng vũ trang và pháo binh khiến vùng đồng lúa phía nam sáng rực cả lên. Chỗ đó trên bản đồ chính là 1 ấp.” Về sau Olson tự hỏi liệu có phải vì “biết chúng tôi luôn đánh trả dữ dội bằng hỏa lực nếu bị sờ đến, ngay cả nếu họ đã rút đi, khiến dân bị chết lây rồi quay sang căm ghét ta mà quân Giải phóng cố tình bố trí giữa đồn và cái ấp hay ko?”


    Viên trung úy đồn trưởng lại nghĩ trận tập kích vừa rồi là để quân Giải phóng đánh lạc hướng cho chủ lực rút khỏi khu vực. Đại úy Owen cũng đồng ý như thế. Anh cùng viên trung úy - người rất thông thạo địa bàn – lúi húi xem bản đồ rồi vạch ra tuyến đường mà địch nhiều khả năng dùng để rút lui nhất. Sau đó Owen liên lạc về tiểu đoàn đề nghị cho đại đội C tổ chức truy kích ngày hôm đó.


    Nhưng điều gì cần làm thì vẫn phải làm trước. Sáng ra, đại úy Owen cho người tù binh lên trực thăng sơ tán rồi tiến hành lùng sục bãi chiến trường Xóm Tân Liêm. Do tương đối còn non, lại có chút khiếp hãi sau khi thấy đám xác phủ poncho cùng những ánh mắt thất thần ngày hôm trước, lính đại đội C tìm kiếm trong nỗi im lặng nặng nề.


    Đại đội Charlie Hunter tìm thấy 1 số súng ống bị vứt bỏ lại trong ấp. Chỗ này là khẩu AK-47, chỗ kia có khẩu RPG cùng mấy thứ đồ trang bị, lựu đạn, đạn RPG và 1 điện đài do Trung Quốc sản xuất (1 chiến lợi phẩm rất quí giá). Ngoài ra còn có 3 cái xác cứng đơ. 1 trong số đó là 1 ông già mà theo trí nhớ của Robert Magdaleno, bị lính Mỹ dựng lên để chụp ảnh nhí nhố. 2 xác còn lại là của VC. Olson kể “Đó là những tử sĩ đầu tiên đối phương mà chúng tôi nhìn gần đến thế. Mọi người được bảo phải tránh ra xa đề dò xem có mìn bẫy gì ko trước đã. 1 xác chết vẫn còn nắm khư khư quả lựu đạn, trong khi bên cạnh người còn lại là trái RPG chưa nổ.” Olson còn nhớ giấy tờ thu được cho biết người chiến sĩ cầm lựu đạn “chỉ mới 14 tuổi, nhưng đã có được danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ.”
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Khi cùng đại đội A được trực thăng thám sát hướng dẫn tiến hành lục soát nơi phát xuất cuộc tập kích đêm của địch, đại úy Greene đã tìm thấy 2 xuồng ba lá còn vương vãi đạn dược, đồ trang bị. Trên 1 xuồng có xác của 1 chiến sĩ quân Giải phóng. Tới trưa, Đại tá Benson và trung tá Schmalhorst đều đáp trực thăng chỉ huy xuống đồn, tổ chức họp nhanh. Benson khá vừa ý với kế hoạch cơ động tới Đa Phước của Schmalhorst, vị trí mà đơn vị Owen định tới một mình. Sở dĩ cái ấp lạc lõng này bị sờ tới vì theo lời khai của tay tù binh được trực thăng sơ tán ban sáng thì đó là điểm tập kết của đối phương. Anh ta nói với những người hỏi cung rằng thương binh, tử sĩ bạn bè trong trận Xóm Tân Liêm đã được đưa về phía đông đêm trước đó theo đường thủy. Ở đó quân Giải phóng mới đưa họ lên xuồng bơi tiếp về phía nam tới Đa Phước. (nay là xã Đa Phước, huyện Bình Chánh TPHCM. ND)


    Sau khi lục soát xong chiến trường và chở đi hết những thứ tịch thu được, Schmalhorst bốc đại đội A về căn cứ hỏa lực Smoke thay nó bằng đại đội D. Trong khi ấy đại đội Charlie Hunter theo lộ 5A đi tiếp về phía nam, qua khỏi xóm Tân Liêm chừng 3km thì rẽ trái, rời đường bang đồng tới Đa Phước .Lính Mỹ ngậm tăm, nín thở tay hườm sẵn trên cò súng. Sự yên lặng bị phá vỡ khi 1 lính M79 bỗng cướp cò, bắn 1 trái đạn xuống đất. Mặc dù quả đạn ko nổ vì chưa bay đủ 10m, nhiều lính Mỹ căng thẳng, thiếu ngủ vẫn định dần cho tay kia 1 trận báo hại 1 trung sĩ nhất phải ra sức xoa dịu tình hình, bắt mọi người đi tiếp. Khi cuộc truy kích tiếp tục, nhiều binh sĩ bắt đầu chuyển sang lội bùn xồng xộc. Olson nhớ lại: “Ko ai giữ yên lặng nữa. Mọi người đều cố gây ra tiếng động. Tốc độ di chuyển được đẩy nhanh. Ai cũng cố tỏ ra hùng hổ kiểu như thái độ: “Dám tới đây thịt chúng tao đi ko nào.”


    Phần đất của Đa Phước, cách lộ 1 cây số về phía đông, nơi đại úy Owen cùng đại đội C tiến vào vốn là khu vực hoang hóa hầu như đã bị hủy diệt hoàn toàn trong những cuộc hành quân trước đó. Đồng ruộng ở đây toàn là hố bom, hố pháo ngập nước; nhà cửa đã bị san bằng hay đổ sập hết cả. Thiếu úy Gale, chỉ huy trung đội 3 đi đầu báo cáo tìm thấy trên đường vào ấp 1 số bọc nhựa màu xanh địch dùng gói đạn cối, đạn RPG cho khỏi bị thấm nước. Đại úy Owen đích thân lên phía trước xem xét đám bọc nhựa thấy váng dầu bên trong vẫn còn rõ. 1 phát hiện khiến người ta lạnh sống lưng. Dưới ánh nắng chói trang, mấy cái vỏ bọc rất mau khô nên việc dầu vẫn còn chứng tỏ kẻ địch mới ở đây, dỡ đạn chuẩn bị chiến đấu, khoảng 1 tiếng đồng hồ là cùng.


    Con đường dẫn lên phía đông bắc tới 1 con sông chảy từ tây sang đông. Có thể thấy phế tích của nhiều nhà cửa nữa sau những bụi dừa nước dày bên kia sông. Owen chỉ thị cho Gale, bố trí bảo vệ sườn, rồi cho trung đội 3 vượt con sông sang chiếm lĩnh xóm nhà bên ấy. Đại đội sẽ tiến theo sau.


    Thiếu úy Gale cùng trung sĩ nhất William Patterson, chỉ huy tiểu đội xích hầu và hạ sĩ Gregory A. Russell, lính điện đài của trung đội trưởng là những người đi trước nhất. Đúng 3g15 chiều ngày 11 tháng 5, cả 3 vừa lội ra được 3-4 thước thì từ những hố cá nhân đào dưới rặng dừa nước, bộ đội bất ngờ nổ súng. Cả bờ bên kia bùng lên tiếng AK- 47, tiếng RPD cùng những phát RPG kéo theo đuôi khói dài.


    Greg Russell té ngã, chiếc điện đài sau lưng bị xuyên mấy phát đạn, nhưng may có thiếu úy Gale kéo anh tới 1 doi đất ở chính giữa sông (thực ra là 1 dải cát cỏ mọc đầy). Tới nơi cả Gale, Patterson, và Russell đều nằm rạp, dùng súng M16 bắn trả qua mô đất thấp lè tè.


    Lội xuống nước ngay sau tổ xích hầu, lính tiểu đội đầu tiên bị ghìm chặt bên bờ này, ko sao ngóc đầu hay giương súng lên nổi. Những người còn lại của trung đội 3 cũng chả nhúch nhích gì được chịu trận dưới cơn mưa đạn nhọn cùng đạn do súng cối địch bố trí đâu đó trên đồng lúa phía đông câu tới nữa. Khi trận phục kích nổ ra thì trung sĩ Olson đang ở ngoài đồng trống giữa đám nhà bị phá hủy và con sông. Anh kể lại lúc đó thình lình như có bão vậy. Sau tiếng sét nổ là mưa như trút. Vội nằm dí mũi xuống đất, anh bò tới 1 khúc gỗ có đường kính bằng cái cột điện, có thể là 1 phần của vách nhà, hay hàng rào khi trước. 3 cậu lính khác cũng bò tới, co cụm chen chúc nấp sau khúc gỗ, trong khi đạn gim thun thút xuống mặt đất xung quanh. 1 cậu vừa tháo ba lô ra, ném nó sang bên kia để che thêm thì nó lập tức bị 3-4 viên đạn bắn trúng nghe cứ phầm phập.


    Olson nghe tiếng súng M60 khai hỏa bên sườn phải. Số địch đang bắn vào khúc gỗ lập tức quay sang đối phó với khẩu đại liên.


    Al Olson cầm súng trường lên, cố lấy can đảm tham chiến.


    Tổ đại liên bên sườn phải được bố trí ở đó để yểm hộ cuộc vượt sông. Binh nhất Robert York, người bắn khẩu M60, là 1 trong những binh sĩ đầu tiên dám ngóc đầu lên ‘trả lời’ cuộc phục kích. Dẫu khẩu súng máy đã bị kẻ thù chú ý nhưng dù đạn địch có viu víu bay qua, York vẫn ko sợ, tiếp tục duy trì luồng đạn xối xả bắn qua bên kia sông.


    Thiếu úy Gale bảo Russell tìm máy truyền tin khác để phối hợp với trung đội phó để triển khai quân chế áp đối phương hoặc nếu có thể thì tấn công sang bờ bên kia. Đại úy Owen vẫn thường dạy cách duy nhất để thoát bị phục kích là phải bắn mạnh hơn địch rồi xốc tới tấn công. Và đó cũng chính là điều mà Gale muốn làm trong thời điểm này. Gale và Patterson tiếp tục xả đạn để Russell vọt về phía sau kiếm máy điện đài còn dùng được. Tìm được rồi, anh lại dũng cảm quay lại doi đất; chả hiểu vì sao mình vẫn bình yên trước những lằn đạn nhọn đan chéo xung quanh.


    Nhưng Gale vừa mới chỉ thị cho trung đội phó xong thì Russell báo, chiếc điện đài thay thế đeo trên lưng mình lại bị bắn trúng, hết sử dụng được. Trong khi đó, trung sĩ nhất Patterson, liều mạng định bơi qua bờ bên kia thì nhận thấy nước chảy giữa nó và doi đất rất là xiết. Anh lấy lựu đạn ra ném vào rặng dừa nước, cố diệt công sự địch rồi vật lộn bơi về. Thiếu úy Gale đưa khẩu M16 của mình ra cho người tiểu đội trưởng nắm rồi kéo anh vào bờ.


    Lát sau, Greg Russell, chàng trai vui tính 20 tuổi, 1 trong những lính cừ nhất của thiếu úy Gale lãnh đạn vào đầu, khi đang nằm bắn M16 giữa Gale với Patterson, chết ngay tức khắc. Ko có cách nào đưa trung đội vượt qua bên kia dưới dòng nước chảy xiết và hỏa lực địch Gale và Patterson – người vừa bị 1 phát đạn sượt qua mặt – chỉ còn cố bắn, nhằm câu giờ cho những binh sĩ bị ghìm chỗ bờ sông phía sau tìm chỗ nấp an toàn. Sau đó cả hai cũng lội bùn sồn sột, quay trở lại, thoát khỏi con sông lao về phía đám nhà sập; vừa chạy vừa ngoái lại xả súng M16.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bob York cũng bắn như điên yểm trợ cho họ.


    Đúng lúc dầu sôi lửa bỏng ấy, từ sau khúc gỗ, Olson ló đầu nhìn thấy từ dưới sông thấy thiếu úy Gale, trung sĩ nhất Patterson cùng 1 cậu lính tên Pete Murdock hiện lên vừa bắn vừa chạy về phía đám nhà bị bom bên phải mình 2 chục thước. Olson nổ súng M16, mấy cậu nấp cùng anh cũng xả đạn ào ào để yểm trợ. Nhóm của Gale chạy được tới mấy cái nhà. Tuy nhiên khi bọn họ phục xuống sau bức tường đổ chỉ cao tầm 20-25cm thì Olson mới nhận thấy Greg Russell, bạn thân của mình, ko còn theo cùng thiếu úy nữa. Trái tim anh thắt lại khi hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ko sĩ quan nào bỏ rơi lính điện đài của mình trừ phi anh ta đã chết.


    Thiếu úy Gale lấy 1 khẩu súng máy và bắt đầu nã từng loạt dài vào rặng dừa nước, nơi xuất hiện những chớp lửa đầu nòng súng địch. Lập tức quân Giải phóng bên kia ‘lằn xanh’ đáp trả bằng mấy phát RPG – sở dĩ gọi thế vì sông rạch trên bản đồ quân sự đều vẽ màu xanh hết. 1 quả nổ ngay phía sau hút hết ô xi, phun mảnh cắm chi chít vào lưng Gale. Đang say máu, người trung đội trưởng ko để ý tới cơn đau, quay lại bắn khẩu M60 ngay.


    Bị đối phương để ý vì nổ súng, trung sĩ Olson cùng mấy người bạn nay phải rúm người nằm dí mũi xuống đất trong khi trong đạn tiếp tục găm vào khúc gỗ, lướt vù vù sát sạt bên mình. Do nhô lên, nâng súng lên vai ngắm đồng nghĩa với lãnh đạn nên 4 người lính đành giơ khẩu M16 qua khúc gỗ xả đạn lung tung, ko ngóc đầu lên nổi.


    Ai cũng mong được súng nặng chi viện. Đám lính mừng rơn khi thấy khói lân tinh trắng – của đạn chỉ thị mục tiêu - phụt lên trên đầu trận địa địch bên kia sông. Tiếp theo đó là những loạt pháo đầu tiên. Ko lâu sau đó, trực thăng vũ trang cũng lên vùng. Có lúc Olson quan sát thấy đại úy Owen và thiếu úy Belt, sĩ quan tiền sát pháo binh tới nấp sau bức tường đổ chỗ ngôi chùa bị bom ngay phía sau Gale và Patterson. Olson kể lại mình thất kinh khi thấy Charlie Hunter 6 “bình tĩnh như ko, chỉ chỏ, hết liên lạc với đơn vị này lại la hét với đơn vị khác qua máy vô tuyến, cố sốc lại đội hình, hướng dẫn hỏa lực yểm trợ trong cùng 1 lúc.”


    Hỏa lực quân Mỹ lập tức mang lại hiệu quả. Đạn địch bắn ra vốn ko hề gián đoạn suốt 10-15 phút đầu giao tranh giờ đã lắng xuống. Những lúc bị oanh tạc, quân Giải phóng cũng ko ngóc đầu lên khỏi công sự nổi. Giống như những người khác, nhóm của Olson bỗng dũng cảm hẳn ra. Họ bắt đầu dám nhô lên ngắm, bắn hết loạt này tới loạt khác qua bờ bên kia. Thiếu úy Gale làm gương, chạy hết chỗ này tới chỗ khác “xem lính mình có còn đạn ko; ai còn ai mất; đưa họ vào những vị trí tốt nhất để bắn trả. Trong khi phi pháo dập xuống đầu VC, lính trung đội 3 chẳng những ko rút lui tấc đất nào mà còn còn nã đạn M16, M60, M79 với cả súng chống tăng LAW mỗi lúc 1 nhiều sang bên kia.”


    Quân Giải phóng cũng kiên cường bám trụ, tiếp tục bắn sau mỗi đợt oanh kích. Đặc biệt tiếng nổ ùng oàng của đạn cối đối phương hầu như ko lúc nào ngừng dù trận địa trong rặng cây cách đó 2km của họ đã bị phát giác, bị trực thăng vũ trang công kích. Đạn cối nổ khắp nơi chỗ ban chỉ huy và trung đội đi đầu khiến cho hàng chục lính Mỹ bị thương. Tuy nhiên ít nhất 1 nửa số đạn cối đã ko nổ; nếu ko mọi thứ sẽ còn tệ hơn nữa. Ngoài rất nhiều quả bị lép còn có cả những quả do pháo thủ địch vì quá căng thẳng mà quên tháo nắp an toàn nữa.


    Trận đánh càng kéo dài, trung sĩ Olson càng nhận ra rằng mình cùng mấy cậu bạn nấp sau khúc gỗ phải bắn tiết kiệm lại. Phí phạm quá nhiều băng đạn mất rồi. Đến lúc này, than bụi tích tụ trong ổ súng M16 đã bắt đầu gây kẹt đạn (tiểu đoàn được trang bị toàn mẫu đầu tiên, ko đáng tin cậy.) Olson nhớ lại, Ở bên phải mình Gale, Patterson, Murdock, và York “vẫn bắn như mưa bão. Ai đó mang ra 1 khẩu M60 nữa. Cả bọn cố mang đạn tới cho tay xạ thủ. Nhờ có khẩu đại liên thứ nhì này của Tim Hannigan, mà hỏa lực địch bị áp đảo.” Vì ngốn đạn ko ngừng nghỉ, nòng đại liên của Hannigan đỏ rực cả lên. Có người la coi chừng nó cháy mất. “Do ko có nòng khác để thay, Hannigan bắt đầu bắn chậm lại, chỉ nhả từng loạt một.”


    Nhưng cuối cùng, số đạn của Hannigan và York vẫn giảm xuống chỉ còn 1-2 dây; Olson cùng 3 đồng đội, mỗi người lúc đầu trận mang theo 30 băng đạn giờ cũng chỉ còn lại 6-7 băng/người. Tệ hơn nữa, súng M16 của họ do đóng bẩn, quá nhiệt nên cứ bắn được mấy phạt lại kẹt đạn. Do đã hết dầu lau súng, nhóm Olson đành sử dụng mánh học được hồi còn huấn luyện là làm trơn ổ đạn bằng chai dầu đuổi côn trùng. Olson kể: “Chúng tôi bảo nhau phải tản ra chứ túm tụm sau khúc gỗ thế này thì hơi lộ. Biết là thế nhưng chả ai dám di chuyển hết. Có vẻ như chỉ cần nhúc nhích tí thôi là đạn địch lại đổ đến.”


    Cứ mỗi lúc ló đầu lên quan sát tình hình qua cửa sổ trên bức tường đổ, đại úy Owen lại bị đạn liên thanh ‘chào đón’ ngay, phải hụp xuống tránh. Nhưng lần này, đối phương bên kia sông đã phụt sang cả trái RPG. Cú bắn trúng vào mép phải cửa sổ, khiến Owen ngã ngồi xuống, bị 1 số mảnh vào ngực, tai ù đặc. Do phần lớn mảnh sát thương đều bay quá đầu nên thương tích của Owen cùng 2 lính điện đài dưới quyền là hạ sĩ Douglas Lindner và hạ sĩ William McMullen nói chung là nhẹ. Vài giây sau vụ nổ, McMullen, khuy áo mở phanh đang ngồi bệt dựa điện đài PRC-25 vào tường bị 1 miểng thép nóng giãy bắn trúng phía trên rơi xuống người. Anh lập tức lấy tay phủi nó đi. Đại úy Owen thấy vết bỏng liền nói: “Tôi sẽ cho cậu huân chương trái tim tím.”


    Nghĩ vết thương quá nhẹ, chẳng đáng thưởng huân chương McMullen đáp: “Ấy đừng sếp. Mẹ tôi sẽ sợ té đái khi nhận điện báo tin mất.”


    Từ trong cửa ngôi chùa bị bom, nhìn ra những bậc thang dẫn xuống sông thiếu úy Belt gọi pháo rót xuống. Đám lính chiến nằm dười đường đạn pháo nghe rất rõ tiếng đạn rít u u trên đầu lao sang bờ bên kia. Việc 1 quả đạn hụt tầm khi ta và địch ở quá gần nhau là chuyện gần như ko tránh khỏi. May thay, do nổ ngay trong 1 hố bom cũ nên qua pháo chẳng gây thiệt hại lớn. Tuy nhiên 1 lính Mỹ vẫn bị miểng cắt cụt ngón tay. Thấy thế, trong cơn kích động, thiếu úy Gale quát vào mặt người sĩ quan tiền sát: “Belt, tớ sẽ bắn cậu nếu cậu giết quân của tớ.”
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lát sau, 1 quả RPG nữa lại bay vù qua sông bắn trúng bậc thang thứ 2 tính từ cửa, nổ tung sáng lòa trước mặt Belt. Trong lúc thất thần, viên thiếu úy được “cậu lính điện đài kéo tôi lộn xuống hố bom cách tường vài bước. Công kéo tôi ra khỏi lằn đạn của cậu ta xứng đáng nhận huân chương.”


    Người Belt phủ toàn bụi gạch. Thương tích của anh vừa do miểng sát thương lẫn gạch vỡ gây ra. Tai ù đặc chả nghe thấy gì nữa. Sau khi qua cơn choáng, Belt lại tiếp tục gọi pháo, vừa nhìn bản đồ vừa hiệu chỉnh để điện đài viên báo lại cho pháo 105mm ở căn cứ hỏa lực Smoke.


    Trung đội 1 của thiếu úy May cũng đang nổ súng từ các vị trí gần ban chỉ huy đại đội. Nghe Gale báo mình sắp hết đạn, đại úy Owen liền liên lạc với thiếu úy Ronald R. Belloli, chỉ huy trung đội 2, đang làm dự bị. Đáp lại lệnh trên, trung đội phó trung đội 2 của Belloli, viên thượng sĩ có vẻ ngoài hết sức ấn tượng tên là George A. Segrest, 1 hạ sĩ quan kiểu mẫu lập tức dẫn 1 tốp lính dây đạn M60 và túi đựng băng đạn M16 quấn quanh người chạy lên. Trong lúc xông tới, Segrest bị đạn trúng đầu gối buộc phải bò suốt quãng đường còn lại. Chính vết thương gây tàn phế này đã chấm dứt sự nghiệp với trung đoàn 3 bộ binh lừng lẫy trước chiến tranh của Segrest. Owen nhớ lại: “Segrest xuất thân từ đơn vị vệ binh Đền Tử sĩ Vô danh (Tomb of the Unknown Solider); điều duy nhất anh ấy muốn sau khi cuốn gói khỏi nam VN là được trở lại đơn vị này. Tuy nhiên vết thương kia đã khiến kế hoạch ấy tan thành mây khói. Anh chẳng thể nào còn tham gia diễu binh được nữa.”


    Trên máy bay chỉ huy bay trên đầu chiến trường, nghe lời thúc giục của đại úy Owen, trung tá Schmalhorst chỉ thị cho đại đội D tổ chức chốt chặn phía bắc lực lượng quân Giải phóng đang giao tranh với đại đội C, ngõ hầu trói địch ko cho thoát khỏi con sông. Owen rất thất vọng vì sự chậm chễ của đơn vị này nhưng rồi cuối cùng đại đội D cũng đã tới gần hàng cây cách phía tây chỗ đánh nhau vài trăm mét. Đại đội D bắt bì bõm lội qua ruộng lúa về phía hàng cây, với 2 trung đội đi trước, 1 trung đội đi sau. Khi còn cách khoảng 50 thước, vào 1 bãi trống giữa 2 bờ đất, thì quân Giải phóng ém trong hàng cây bỗng nhất tề khai hỏa súng AK-47.


    Người lính mang máy truyền tin của thiếu úy Fish bị đạn vào chân ngay loạt súng đầu tiên. Viên trung đội trưởng xốc anh đứng dậy, dìu chạy về bờ đất sau lưng. Trừ tiểu đội đi đầu là nhao đến bờ đất trước mặt, số lính còn lại của trung đội đều chạy về nấp cùng chỗ với 2 người.


    Lính đại đội D, trong trận thử lửa đầu tiên vừa bắt đầu bắn trả thì đạn cối, đạn RPG cũng bắt đầu rơi bùm bũm xuống bùn quanh đó. Fish giương khẩu M16 lên tham chiến. Khi súng hóc, anh lấy súng của người điện đài viên, vốn đã bị vào nước bắn tiếp. Nó cũng mau chóng bị kẹt đạn. Điên tiết vì được cấp cho 1 loại súng quá kém cỏi, Fish nhặt lấy khẩu M16 thứ 3.


    Trong khi đọ súng, trung sĩ John Moore bị bắn trúng cổ. Thiếu úy Fish gọi xin trực thăng tản thương. Nhưng khoảng gần nửa tiếng sau khi nó tới thì Moore đã chết. Trực thăng vũ trang Huey được lệnh chuyển hướng bay tới khu vực. Thiếu úy Fish liên lạc với đại đội trưởng báo cáo có 1 tiểu đội dưới quyền đang bị kìm chặt nơi bờ đất, phía trước chỗ anh ném lựu đạn khói đánh dấu vị trí mình. Có vẻ như lời cảnh báo của Fish đã bị hiểu sai vì trong lượt công kích đầu, chiếc trực thăng vũ trang bay số 1 đã khai hỏa quá sớm. Đạn súng máy bắn xuống ruộng tạo thành nhiều cột nước chạy qua vị trí tiểu đội đầu tới chỗ hàng cây. Thật bất ngờ khi ko có lính Mỹ nào thương vong cả. Sau khi mấy chiếc trực thăng vũ trang chỉnh lại đường bắn, đám lính bộ binh nấp sau bờ đất đã có thể ngắm mấy chiếc Huey nối nhau giộng rocket, nã đại liên xuống hàng cây. Giờ thì khán giả ở quê nhà đã có thể chứng kiến trận đánh; 1 tiểu đội trưởng đã thu hình ‘sô diễn’ trên bằng chiếc máy quay phim gia dụng mình mang sang từ Mỹ.


    Hoàng hôn buông xuống, rốt cục 1 đồng đội nấp sau khúc gỗ với Olson cũng phải nhào ra để tìm thêm đạn. Ngay cả Olson cũng phải vọt qua chỗ thiếu úy Gale sau bức tường đổ. Người trung đội trưởng đang vừa hô khẩu lệnh, vừa bắn từng loạt ngắn trong khi trung sĩ nhất Patterson và Bob York - lúc ấy đã bị thương, vẫn tiếp tục nã đạn M60 qua bên kia sông.


    Gale khẳng định rằng Russell đã chết rồi chỉ về phía doi đất giữa sông. Olson buột miệng bảo mình sẽ qua lấy xác bạn cùng chiếc điện đài về. Tuyên bố như thế có vẻ ko hợp lý cho lắm nhưng Olson khi ấy chẳng những rất buồn mà còn cảm thấy có lỗi nữa. Do từng là lính mang máy điện đài cho thiếu úy hồi còn huấn luyện, Olson biết nếu mình ko được đưa lên làm tổ trưởng, rồi sau là chỉ huy tiểu đội thì người chết có lẽ là anh còn người thay mình sẽ vẫn còn sống khỏe.


    Al Olson bật dậy lao xuống sông. Lập tức 1 chớp nổ nhoáng lên. Người trung sĩ ngã ngửa, thở ko ra hơi. Người anh chẳng còn cảm giác gì nữa, tai ù đặc, đầu nhức như búa bổ. Thấy trong mồm mặn mặn, anh nhổ ra 1 bãi máu, chẳng hiểu cái gì đã xảy ra với mình? Khi tai bớt ù, Olson gào lên gọi cứu thương. Người xuất hiện ko để ý tới mấy vết thương tương đối nhẹ ở vai, ngực và hông mà chỉ tập trung băng cổ cho Olson, vốn bị 1 đám mảnh, gạch đá sát thương cứa ngang cứa dọc. Tiếp đó, lờ mờ 1 lính Mỹ; có thể là lính cứu thương hay cũng có thể là lính thường lên giúp đưa Olson qua đám binh sĩ đang nhào đến lấy đạn mà 1 trực thăng tiếp tế Huey vừa chở đến, về phía sau.


    Sau 1 đợt không kích xuống bên kia sông, đại úy Owen đánh liều gọi trực thăng tiếp tế tới. Thiếu úy Belloli tổ chức 1 bãi đáp, là khoảng ruộng sau đường vào ấp, rồi vào tần số của phi công để hướng dẫn số trực thăng. Tuy nhiên đợt không kích vẫn ko khuất phục được quân Giải phóng. Hầu hết mọi trực thăng đáp xuống chỗ khói màu đều ăn đạn AK-47 cả. Chiếc cuối cùng đáp xuống bãi đáp là trực thăng tải thương. Số lính bị thương nặng được đưa lên tàu, trong đó có Al Olson và người lính thám báo Mãnh hổ của trung đội. Thiếu úy Gale rất giận dữ khi biết 1 lính Mỹ thuộc đội quân ‘100.000’ của McNamara, dù bị thương ko nặng lắm, vẫn trèo lên chiếc Huey chỉ với ngón tay bị đứt.
    caonam_vOz, gaume1, danngoc2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này