1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Chủ yếu có 2 vấn đề:
    - thầy cô kém; kém ngoại ngữ ko tự cập nhật đc giáo trình tiên tiến của tây
    - NN dek có tiền và phương hướng cũng mù mờ, nên để mặc theo khuôn sẵn có và cho tư nhân hoá.

    Vấn đề đúng là NN nhận ra cần thợ hơn thầy, nhưng thị trg gd lại bán dv dạy thầy chứ dạy thợ là cần tập trung 3 cấp đầu tiên kìa, hiện miễn phí cần thế thôi. Mà thợ đang bị xh coi rẻ nên chấp nhận như hiện có, dù có muốn đổi chưa có lực để đổi.

    Vậy giả sử đổi mới đc một cách lý tưởng thì thế nào? Chủ yếu tập trung mẫu giáo, c1, c2 vào gd toàn diện thành người có năng lực. C3 là định hướng vào nghề hay ĐH, là nghiêm túc nghề nghiệp luôn, thi cử chặt hoặc siết chất lượng chặt. Mục tiêu là đông đảo tầng lớp trung bình xuất sắc, và thiểu số nhóm tinh tuyển xuất sắc thật sự, và sau này thầy giỏi có thợ giỏi để mà thi triển, h thầy giỏi mấy thợ kém thì thầy bỏ đi Mỹ hết.

    Vậy 3 cấp đầu nó sẽ phải bỏ hết thi cử mà đi dạy thực hành chơi bời đa dạng và học các môn tích hợp. Lý do là thực tế hiện nay học chỉ để mà thi, học nặng vô cùng cũng chỉ phục vụ cho thi, vậy bỏ thi là ắt giảm tải, để thời gian học cái thực chất. Môn tích hợp là kiểu một chủ đề kiến thức thực tế bao gồm nhiều lý thuyết nhiều môn vào giảng dạy cùng lúc, vừa học vừa hành, vậy là ko học chay nữa, cần nhà xưởng và phòng thí nghiệm. Kiểu như chủ đề là làm đường cao tốc quốc gia dạy cho lớp 7-9 chẳng hanh, môn lý thuyết bao gồm cả toán, lý, hoá, kinh tế... hay môn nông nghiệp quốc gia, tích hợp toán lý hoá sinh địa kt...

    Nghe cũng thấy hạ tầng và nhân lực đáp ứng ko đc. Và động lực để thay đổi ko phải từ NN mà từ gv, thì vừa lương thấp vừa trình độ hạn chế.

    Hiện Bộ GD bắt đầu ép tích hợp môn, gv la như cha chết. Nếu giả sử thành công bước này, thì số môn sẽ ít đi, gv cũng đa năng hơn, mà nội hàm kiến thức cũng thực tế hơn, thì có thể sang 2 bước tiếp, là tăng lương cho gv, tăng dạy thực hành, và bỏ dần thi cử. Như vậy tiết kiệm đc tiền để sang bước 3 là tăng đầu tư hạ tầng trg học. Lằng nhằng để biết hiện thực sự là khởi đầu, nan vô cùng. Mà trc đây thì sao? Nói thật là ko biết, nhưng có thể kết luận là trc nay toàn là thí nghiệm các kiểu. Đành rằng rất chán ghét, nhưng phải khách quan mà nói là mấy chục năm vừa rồi triết lý gd đang khủng hoảng, ko chỉ mình mà thế giới cũng hỏng, mình nhìn quanh ko biết theo ai. Ng ta có thực lực mạnh nên thử nghiệm đổi mới liên tục đc để tìm ra hướng mới, mình hóng chán khi rõ hướng rồi mới ỳ ạch.

    Lý luận là vậy chứ thực tế đéu biết thế kek nào đâu. Chỉ chắc chắn là ĐH sau này đắt như Mỹ Sing, và các cấp nhỏ mà trường tốt cũng đắt lòi kèn. Còn đồ xhcn mà ngon thì cứ chờ tiếp vài thập kỷ. Mà cái NN kek nó cũng chỉ mong đào tạo đủ công nhân kha khá để hút nhà máy về, là hết cơt.
  2. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.916
    Đã được thích:
    2.097
    Lão bàn vậy không được. Vỳ sao Ông cụ lại nói." vỳ lợi lích mười năm trồng cây, vỳ lợi ích 100 trồng người" . có nghĩa là cụ không những nhìn thấy 10 năm mà là 100 năm. tư duy hiện nay thì tư duy nhiệm kỳ 5 năm làm sao thấy được 100 năm của ông cụ. Ông nào mà sáng lắm thì cũng nhìn được 10 năm. giống như trồng cây lên rồi lại nhổ cây trồng lại. Nền giáo dục vậy thì sao mà sánh vai với các cường quốc năm châu đươc. tôi không là giáo sư nghiên cứu. nhưng theo tôi. 18 tuổi thì là trở thành một công dân. có đủ năng lực làm việc phổ thông cơ bản để nuôi sống bản thân. 18-20 là học nghề nâng cao. 22-24t làm việc chiêu sau cơ bản. 26-30 làm việc chuyên sâu cao rồi đén tiến sỹ , giáo sư. còn việc đào tạo thế nào thì đó là đề ra chính sách và cơ chế để đạt được mục tiêu đó. bây giờ cụ bảo c3 mới định hướng nghề nghiệp thì . 18 tuổi trở thành công dân bốc s.hit à. hay là công dân bị dắt mũi.
    huy động tư nhân đào tạo vào những cái gì mà chưa làm tốt. như đào tạo nghề đòi hỏi nhiều vốn đàu tư vào công nghệ hay trang thiết bị thực hành mà nhà nước chưa kham nổi. sửa chữa máy móc. đào tạo công nghệ cao. ...
    Thầy cô dạy tiếngoài, hay giáo trình nước ngoài méo đâu mà bảo thầy cô trình độ kém ngoại ngữ. họ chỉ giảng dạy tiếng việt giáo trình tiếng việt mà bộ GD ĐT đang tốn hàng chục tỷ để thay sách, đổi chương trình. nói như lão thì thuê mẹ giáo trình nước ngoài về giảng dạy đi chứ tốn hàng trăm tỷ VNĐ làm méo gì?
    Lần cập nhật cuối: 27/12/2021
  3. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Cụ đọc mà ko hiểu.
    Hiện gd có vấn đề vì học nặng đồ chay để phục vụ thi cử, mà thi cử để đảm bảo chất lượng học. Nên cái vòng luẩn quẩn học để thi nó rất nặng, ko còn chỗ trống về thời gian, nguồn lực để làm j khác.

    Đập thêm rất nhiều tiền vào cũng ko phải là cách, mà nhà nc cũng ko có tiền, NN muốn có thay đổi bên trong rồi mới đầu tư cho cái mới, đời nào bỏ tiền vào mua cái như cũ. Tư nhân đập tiền vào và có đem mấy cái mới vào, nhưng vì nó vì lợi nhuận, nên nó tư duy kiểu hớt váng, vớt số học sinh giàu và giỏi, kiểu gì đầu ra cũng tốt, vừa làm tiền vừa lấy tiếng tốt, nhưng ko phải là giải pháp thay thế đầu tư gd công.

    Học cấp 2 xong là thành thợ đc rồi. Hết cấp 3 là có kiến thức nền để làm nghề và làm người cho tốt. Vậy nhưng hồi trc thi ĐH rất căng để ra sv đh tốt, mà học cấp 3 kém, làm thợ cũng ko nên thân, vì chất lượng gd cấp dưới nó quá tồi và ko có động lực.

    Bộ GD muốn ghép thi ĐH vào thi tốt nghiệp cũng là ý định tốt, vì muốn học sinh nó cố sức đến hết cấp 3, đủ để làm người có chút kiến thức, cũng như ép gv trường lớp học cho thật, dù rằng chất lượng sv ĐH h kém đi chút nhưng tổng thể thì cấp 3 ra thành công dân nó tử tế hơn.

    Dù vậy, vẫn thừa thầy thiếu thợ, công nhân thì nhà máy chỉ cần học cấp 2, mà những đứa đến cấp 2 là dừng vì nó siêu dốt, vì đứa khá hơn nó cố đi lên. Cũng là xh nó vẫn khinh người học thấp một cách tàn nhẫn. Chỉ đến khi người học thấp nhưng học nó thực tài thực lực ra đời, thì người làm thợ mới có chất lượng và an tâm nghề nghiệp, có chỗ đứng trong xh hơn.
    Có nghĩa là, nếu chia 3 cấp vàng bạc đồng, thì nc mình chỉ tập trung vào dạy vàng, chắc văn hoá thành tích, còn bạc là nền tảng thì kệ, rốt cục có tí vàng chạy sạch đi nc ngoài, còn lại toàn là đồng nát. Ta muốn là tới phải biến đồng thành bạc, nhiều bạc thì vàng cũng sẽ ở lại.
    Cấp vàng là ĐH thì quyết cho tự chủ để chho thực chất, có vẻ đúng, nhưng sau tiền học đh sẽ đắt, nhà nghèo nghỉ.
    Cấp bạc là cấp 2-3 nhưng hướng nghiệp sớm, học thực hành nhiều, giảm thi cử... nhưng cái nguy hiểm là cấp bạc tốt thì từ mẫu giáo đã phải tốt, dạy con từ thuở còn thơ.

    Vậy nên bây giờ đang loay hoay. Mà chủ yếu trc h là tìm cách thay cái nội tại trong dạy học cấp thấp, phương pháp cũ đập tiền vào nghiên cứu sách vở (để còn ăn), nhưng ko đc. Hiện định bắt gv tự thân thay đổi để đổi mới môn học, gv khóc như cha chết. Mà cái đáng nói, gv trẻ, ví dụ hội mầm non các trg tư, nó tự học tự cập nhật theo giáo trình tiên tiến nc ngoài rồi tự áp dụng, kệ mẹ Bộ gd. Cái đó tốt, bgd hỏi sao gv công ko làm thế, thì hoá ra gv công dốt tiếng anh...Tích luỹ nhiều đời nó thế.

    Thế. Ví dụ thành công nhất là Phần Lan, nó bỏ thi cử tiêu chuẩn, toàn bộ gd công, mà trình độ học sinh cao nhất tg, làm người cũng văn minh. Trong nội tại nó coi trọng thực chất (mình cũng thế) mà làm bên ngoài nó trung thực làm việc nhất quán (mình đéu thế).

    Cho nên, hết bộ y tế lên máy chém rồi đến bộ gd thôi. Hướng làm cho chuẩn tg nó làm đầy, nc ta cũng biết thừa. Chỉ thay bộ máy rồi làm thôi. Mịa nó chém chém
    karate_hn thích bài này.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Biển Đông: Indonesia mời Việt Nam và 4 nước ASEAN khác họp

    29/12/2021 - 11:49

    Lãnh đạo Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia mời 5 đồng nhiệm ASEAN tham gia một cuộc họp vào tháng 2/2022, để thảo luận về những thách thức về an ninh tại Biển Đông. Theo giới quan sát, các yêu sách chủ quyền gia tăng của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia buộc quốc gia Đông Nam Á này tìm kiếm các hợp tác từ phía các láng giềng ven Biển Đông, cũng đang gặp các thách thức tương tự từ Trung Quốc.

    Trang mạng Ấn Độ Bharat Express News hôm nay, 29/12/2021, dẫn thông tin từ báo Jakarta Post, theo đó phó đô đốc Aan Kurnia, đứng đầu Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (gọi tắt là Bakamla), cho biết đã gửi lời mời đến các đồng nhiệm Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam tham dự một cuộc họp với mục tiêu chính là « đưa ra một cách tiếp cận phối hợp » về các vấn đề ở Biển Đông và « cách ứng phó trên thực địa khi chúng ta phải đối mặt với cùng ‘‘xáo trộn’’ ».

    Đề xuất của lãnh đạo Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia được nhiều chuyên gia và quan chức cấp cao của các quốc gia ven Biển Đông hưởng ứng. Theo ông Thomas Daniel, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Malaysia (ISIS), đề nghị nói trên của Jakarta là « táo bạo và rất đáng quan tâm ». Ông Satya Pramata, một quan chức cao cấp trong chính phủ Indonesia, một cựu thuyền trưởng trong lực lượng tuần duyên, cho biết một cuộc họp như vậy sẽ là « cơ hội tuyệt vời để Cảnh sát biển ASEAN và lực lượng thực thi pháp luật hàng hải trao đổi và hợp tác ».

    Người đứng đầu Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh chính là thách thức buộc Jakarta tìm kiếm hợp tác chặt chẽ với các láng giềng ven Biển Đông. Trong một bài viết trên trang mạng Nhật Bản The Diplomat hôm nay, 29/12, nhà báo Sebastian Strangio, chuyên theo dõi về các vấn đề Đông Nam Á, nhận định : Lời kêu gọi đoàn kết nói trên của Indonesia có thể là tín hiệu cho thấy Jakarta « công nhận rõ ràng mức độ nghiêm trọng của thách thức mà Trung Quốc đặt ra trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước, mà quốc gia này không có khả năng xử lý một mình. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các nhà hoạch định chính sách Indonesia - hoặc ít nhất là những người nắm rõ nhất với tình hình thực tế ở khu vực Natuna - đang thức tỉnh trước thái độ phủ nhận (mối đe dọa Trung Quốc) suốt thập kỷ qua ».

    Nhật báo Indonesia Jakarta Post dẫn lời chuyên gia Thomas Daniel, Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Malaysia (ISIS), nhấn mạnh đến việc toàn bộ 10 thành viên khối ASEAN khó tìm được đồng thuận trong vấn đề Biển Đông, và « Trung Quốc đã khai thác thành công nguyên tắc đồng thuận của ASEAN để gia tăng tác động đến lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, cũng như trong việc thương thuyết về Bộ Quy tắc Ứng Xử ở Biển Đông - COC ». Theo chuyên gia Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Malaysia, « đã đến lúc các nước ASEAN liên quan trực tiếp nhất nên chủ động và không nên để phụ thuộc quá nhiều vào phần còn lại của ASEAN ».

    An ninh biển : Việt Nam và Indonesia tăng cường hợp tác

    Quan hệ về an ninh biển giữa Indonesia và Việt Nam vừa có bước tiến bộ đáng kể. Hôm qua, 28/12, Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Indonesia đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác an ninh, an toàn hàng hải giữa hai lực lượng. Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Theo Thông tấn xã Việt Nam, văn bản ký kết nói trên « đánh dấu chính thức sự khởi đầu của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và toàn diện giữa hai cơ quan kể từ Ý định thư về tăng cường hợp tác giữa hai bên ký kết ngày 23/8/2017 ».

    Theo Jakarta Post, các tranh chấp trên biển từng là tác nhân cản trở quan hệ song phương giữa Việt Nam và Indonesia trong nhiều thập kỷ, đặc biệt về vấn đề đánh bắt hải sản bất hợp pháp. Trong năm 2019, Indonesia đã bắt giữ và phá hủy 38 tàu của Việt Nam đánh bắt trái phép. Giới quan sát cũng ghi nhận tình trạng tương tự giữa Việt Nam và Philippines, cũng như giữa Indonesia và Malaysia.
    kachiusa07Hector_S thích bài này.
  5. HoVoQuangBinh

    HoVoQuangBinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2017
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    78
    Dự án chống biến đổi khí hậu của Phi và đông lào bị thiệt hại trên thị tứ và sơn ca, nhưng trên thuyền chài, phan vinh, nam yết tiến triển khá thuận lợi (theo quan sát trên Sentinel Hub ngày 22-29/12)
  6. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.916
    Đã được thích:
    2.097
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam có thể đặt mua tên lửa hành trình Brahmos

    04/01/2022

    · VOA Tiếng Việt


    Việt Nam đang muốn đặt mua tên lửa hành trình Brahmos từẤn Độ và thương vụ này có thể được bàn thảo trong chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh tới Hà Nội, theo truyền thông Ấn Độ.

    Bộ trưởng Singh dự kiến tới thăm Việt Nam vào tuần thứ hai của tháng này nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam, theo The Economic Times (ET) và WION.

    Ghi nhận của tờ Thời báo Kinh tế (ET) cho biết việc xuất khẩu quốc phòng và các hợp tác chung nhưđào đạo và bảo dưỡng các thiết bị quốc phòng có thể là trọng tâm trong nghị trình thảo luận trong chuyến thăm ba ngày của Bộ trưởng Singh tới Việt Nam. Tờ báo tiếng Anh của Ấn Độ còn nói rằng Việt Nam cũng quan tâm đến việc mua tên lửa Brahmos do Ấn Độ và Nga cùng sản xuất.

    Tương tự, kênh tin tức tiếng Anh của Ấn Độ (WION) cho biết chuyến thăm của Bộ trưởng Singh tới Việt Nam còn để củng cố thị trường xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ. Trích dẫn nguồn tin của các chuyên gia quốc phòng, WION cho biết bộ trưởng Ấn Độ dự kiến sẽ bàn thảo với phía Việt Nam về việc mua bán các thiết bị quốc phòng của Ấn Độ, trong đó có tên lửa hành trình Brahmos.

    Vẫn theo WION, Việt Nam và Ấn Độđã thương thảo về việc tiếp nhận loại tên lửa siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất từít nhất một năm qua. Kênh tin tức này nhận định rằng Việt Nam đang muốn hiện đại hoá các vũ khí quốc phòng trước mối lo ngại ngày càng tăng từ Trung Quốc.

    Còn theo nhận định của ET, chuyến thăm của Bộ trưởng Singh tới Việt Nam sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông tới Đông Nam Á kể từ khi bùng phát dịch COVID-19, trong lúc Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh trong khu vực.

    Bộ trưởng Singh đã có cuộc hội đàm trực tuyến với người đồng cấp phía Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, vào tháng 7 năm ngoái, trong đó hai bên thảo luận một loạt các vấn đề về việc tiến hành kế hoạch hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Hai bộ trưởng đãđánh giá tiến độ thực hiện các sáng kiến hiện tại vàđưa ra cam kết tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa lực lượng quốc phòng hai nước. Tại cuộc gặp trực tuyến, hai bộ trưởng đã nhất trí khởi động các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ quốc phòng. Trong một loạt các dòng đăng tải trên Twitter sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Việt Nam, ông Singh gọi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam là“mạnh mẽ và hiệu quả.”

    Truyền thông Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ thông tin gì về chuyến thăm sắp tới của bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nhưng trong cuộc họp đàm trực tuyến hồi tháng 7 năm ngoái, Bộ trưởng Giang đã mời người đồng cấp phía Ấn Độ của mình tới thăm Hà Nội.

    Ấn Độ thiết lập quan hệđối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam vào năm 2016 và là một trong 3 nước duy nhất, ngoài Trung Quốc và Nga, có quan hệở mức cao nhất này với Hà Nội. Khoản tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu USD của Ấn Độ dành cho Việt Nam đãđược sử dụng đểđầu tư cho các thiết bị hải quân. Ấn Độđã vàđang đào tạo các nhân viên quân sự Việt Nam cũng như giúp Việt Nam bảo trì một số sản phẩm quốc phòng giữa lúc hai nước ngày càng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này trước mối lo ngại chung về sựảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Đụng độ ở biên giới: Lính Trung Quốc ném đá xe xúc đất của Việt Nam
    RFA
    2022.01.04

    Những đoạn video mới đây trên mạng xã hội cho thấy vụ đụng độ mới nhất ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngay những ngày đầu của năm 2022.

    Đoạn clip được một tài khoản Tik Tok quay lại và đăng tải gần đây, trong đó tám binh lính biên phòng Trung Quốc có trang bị áo giáp và khiên chắn liên tục ném đá vào hai chiếc xe xúc đất của Việt Nam đang thi công ở khúc sông chia cắt hai nước.

    Bên phía Trung Quốc công nhân đang thi công, gia cố lại phần bờ kè sông phía sau hàng rào kẽm gai kiên cố, người xem cũng có thể thấy camera an ninh được trang bị trên đoạn hàng rào này.

    Các binh lính này sau đó căng băng rôn, gọi loa bằng tiếng Trung yêu cầu phía Việt Nam dừng việc xây dựng.

    "Các bạn trước tiên đã vi phạm luật. Hai bên chúng ta đều chưa thương lượng vì vậy đề nghị dừng việc thi công.

    Sau khi đàm phán thì các bạn có thể thi công trở lại. Các bạn đã vi phạm luật khi xây dựng bờ kè."

    Vụ việc không rõ xảy ra ở đoạn nào ở biên giới, tuy nhiên người đăng tải clip là tài xế xe ben chở đất dạo gần đây cho việc thi công các công trình xây dựng bờ kè biên giới ở Lào Cai.

    Các đoạn video sau đó bị tài khoản Tik Tok này xóa bỏ khỏi mạng xã hội và được các trang khác đăng tải lại trên Facebook.

    Một số hình ảnh khác cho thấy, bên phía Trung Quốc cắm các tấm bảng màu đỏ chữ màu vàng, viết bằng song ngữ Việt Trung với nội dung: "Khu vực biên giới chưa thống nhất, không được thi công".

    Vấn đề xây kè trên biên giới Việt Trung đã từng được đưa ra chất vấn tại Quốc hội Việt Nam hồi năm 2020.
    Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan thuộc tỉnh Quảng Ninh nói tại Quốc hội rằng, tại “biên giới Việt - Trung tại Móng Cái, Quảng Ninh, hệ thống kè biên giới của chúng ta mới hoàn thành 10%, phía nước bạn đã xây dựng kiên cố và có cống thoát lũ tiết diện lớn xả thẳng ra sông vào mùa mưa làm xói lở bờ sông và thay đổi vị trí tâm điểm xác định ranh giới hai nước.”

    Báo Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến năm 2020, hệ thống kè biên giới bên phía Trung Quốc đã được xây dựng kiên cố, nhưng hệ thống kè biên giới của Việt Nam thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới được xây dựng hoàn thành 16,43 km trên tổng số đường biên giới trên sông giữa hai nước tại tỉnh Quảng Ninh là 89 km.
    Trả lời chất vấn các đại biểu tại Quốc hội hồi năm 2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, hiện Hiệp định quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các thỏa thuận song phương liên quan đã xác định rõ các nội dung, quy trình liên quan đến việc xây dựng các công trình biên giới của hai bên, trong đó có việc xây dựng các công trình kè bảo vệ sông, suối biên giới.
    Bộ Quốc phòng VN cho biết, trong năm 2019, theo đề nghị của tỉnh Quảng Ninh và Quân khu 3, Bộ Quốc phòng đã tiến hành khảo sát thực tế và đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Tuyến kè chắn sóng, kết hợp đường tuần tra cơ động bờ sông biên giới đối diện với bến biên mậu phía Đông Hưng/Trung Quốc (thuộc phường Hải Yên, TP.Móng Cái) với quy mô 1,38 km kè sông và 640 m đường cơ động tuần tra với tổng mức đầu tư 210 tỉ đồng, một nửa do ngân sách Trung ương và một nửa do ngân sách địa phương đầu tư.

    Hồi giữa tháng 9 năm 2021, một đoạn video xuất hiện trên mạng internet quay lại cảnh phía người dân Việt Nam và biên phòng Trung Quốc đối đầu ở đoạn hàng rào tại mốc biên giới số 57 ở tỉnh Lai Châu.
    Connuocviet, karate_hnHector_S thích bài này.
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Sáng nay 10.1, tàu Thực Nghiệm 6 (Shi Yan 6) của Trung Quốc và tàu trinh sát USNS Effective được nhìn thấy hoạt động cách nhau dưới 3 hải lý ở khu vực đông bắc quần đảo Hoàng Sa.
    Đây là lần hiếm hoi các tàu nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc hoạt động ở gần nhau như thế.
    Hiện không rõ cả hai tàu này đang thăm dò hay săn tìm thứ gì ở khu vực này.
    Connuocviet, karate_hnPhyeudyeu thích bài này.
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Mỹ công phá các điểm yếu pháp lý của TrungQuốc

    14/01/2022 06:19 GMT+7

    TTO - Báo cáo số 150 của Cục Đại dương - môi trường - các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định rõ yêu sách chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông là phi pháp.

    Việc Cục Đại dương - môi trường - các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo số 150 về các Giới hạn trên biển cho thấy Washington tiếp tục chiến thuật "công phá các điểm yếu" trên mặt trận pháp lý trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Điều này khác với các hoạt động mang tính đối trọng về quân sự như tăng cường tuần tra, tập trận hàng hải hoặc đáp trả về kinh tế như trừng phạt các công ty Trung Quốc có liên quan hoạt động phi pháp ở Biển Đông. Những hành động này vốn thuộc về chiến lược "làm yếu các điểm mạnh" từ bên ngoài mà Mỹ đang dùng để ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông.

    Sự duy trì thế trận "nội công ngoại kích" theo cách tiếp cận này không chỉ cho thấy tính nhất quán trong chiến lược tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông của nhiều đời tổng thống Mỹ, mà còn tạo nền tảng cho những chuyển biến tích cực trên mặt trận pháp lý Biển Đông ngay từ đầu năm 2022.

    Cách tiếp cận nhất quán


    Vì đã chọn không tham gia Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) 1982 nên Chính phủ Mỹ có xu hướng tránh né việc công nhận bất cứ phán quyết của tòa án quốc tế nào liên quan đến Luật biển.

    Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi đáng kể từ sau khi Chính phủ Mỹ gửi một ghi chú ngoại giao dưới dạng công hàm đến Trung Quốc vào tháng 12-2016 để phản đối lập trường của Bắc Kinh ngay sau khi nước này đưa ra 3 văn bản tuyên bố bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS ngày 12-7-2016.

    Trong các sự kiện thời Tổng thống Donald Trump như gửi công thư cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào tháng 6-2020 để phản đối công hàm CML/14/2019 của Trung Quốc, đưa ra tuyên bố lập trường Biển Đông chính thức của Mỹ ở cấp độ ngoại trưởng (tháng 7-2020)... phía Mỹ đã nhiều lần nhắc về phán quyết của Tòa trọng tài Biển Đông năm 2016.

    Động thái công bố báo cáo số 150 về yêu sách Biển Đông của Trung Quốc ngày 12-1 với một loạt dẫn chiếu đến UNCLOS 1982, cũng như phán quyết của Tòa trọng tài Biển Đông 2016 cho thấy sự tiếp nối nhất quán về lập trường pháp lý của Chính phủ Mỹ về Biển Đông ngay ở thời Tổng thống Biden.

    Nội dung của báo cáo số 150 cũng cho thấy sự cập nhật chi tiết hơn bản đồ về các vùng biển và thực thể quan trọng trên Biển Đông. Đây là kết quả của chuỗi hoạt động khảo sát hàng không (bắt đầu từ 2015) và khảo sát hàng hải, gần nhất là chuyến khảo sát ít được nhắc đến của tàu USNS Mary Sears vào tháng 9-2021 của quân đội Mỹ.

    Ngoài ra, nó cũng thể hiện sự chuyên nghiệp hơn trong cách diễn giải và dẫn chiếu luật khi không chỉ nhắc đến UNCLOS, phán quyết Tòa Biển Đông 2016 mà còn có cả các luật tập quán và phụ lục về những ứng xử trên thực tiễn thỏa thuận giữa các quốc gia, trích dẫn cả các diễn giải luật của Trung Quốc để tăng tính phản biện.

    Bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc


    Khác với báo cáo số 143 công bố năm 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ vốn chỉ dừng ở việc yêu cầu Trung Quốc bổ sung thêm tài liệu về yêu sách của họ ở Biển Đông, báo cáo số 150 khẳng định rõ yêu sách chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông là phi pháp.

    Báo cáo này đã bổ sung thêm cả sự phi pháp trong các yêu sách của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa, giúp bổ sung thêm một bộ phận quan trọng bên cạnh phán quyết Tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ tính hợp pháp trong sự hiện diện mà Trung Quốc luôn diễn giải ở Trường Sa.

    Như vậy từ thời điểm này, toàn bộ các hoạt động của Trung Quốc như khảo sát khoa học biển, các sáng kiến hợp tác vận tải biển, phát triển đối tác kinh tế biển... đều vô hiệu trước luật pháp quốc tế.

    Thêm vào đó, với chiến thuật công kích "điểm yếu pháp lý" của Trung Quốc trên Biển Đông, phía Mỹ lúc này đã mở đường cho các hành động pháp lý khác của các nước đồng minh hoặc nhóm các thành viên ASEAN trực tiếp có liên quan đến Biển Đông. Nhóm này gần đây đã có sự gắn kết mạnh mẽ với xu hướng tạo thành khối A5 gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei.

    Trên cơ sở báo cáo số 150, Trung Quốc dường như đã mất hoàn toàn cơ sở pháp lý để có thể duy trì hiện diện trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Khi không còn là bên có hiện diện hợp pháp trên Biển Đông, thì các lập trường đơn phương của Trung Quốc vốn quá xa rời với phần còn lại của ASEAN không thể tiếp tục cản trở tiến trình đàm phán định hình trật tự pháp lý khu vực.

    ASEAN khi đó với sự chủ đạo của khối A5 hoàn toàn có thể bàn đến viễn cảnh tách ra thực hiện một cuộc đàm phán về COC riêng của khối, trước khi mở rộng sự tham gia đến các nước bên ngoài có quan tâm. Điều này theo đúng như cách ASEAN đã bắt đầu đàm phán với nhau về Tuyên bố ứng xử về các bên ở Biển Đông (DOC) từ năm 1992 và đến 10 năm sau Trung Quốc mới gia nhập.

Chia sẻ trang này