1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 16/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ muốn bác bỏ mấy cái quan niệm KTXHCN phát hành trái phiếu bằng USD nhưng tính quy đổi qua VND mà nhiều bạn gật gù coi là chí lý .
    Còn việc mình trả 2.5% thêm hàng năm là do mức độ rủi ro của nền kinh tế ta (BB rating gì đó) cao so với mức độ rủi ro của nền kinh tế của Mỹ.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.749
    Đã được thích:
    10.157
    e***ted
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 30/10/2005
  3. little_panda81

    little_panda81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Tớ nhầm khái niệm.
  4. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Đấu giá trái phiếu Chính phủ tại thị trường chứng khoán New York

    VNECONOMY cập nhật: 28/10/2005


    Đây là bước khởi đầu thành công của kế hoạch đưa trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài.

    Trả lời VnEconomy qua điện thoại từ New York sáng nay (28/10), Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm cho biết phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Việt Nam tại thị trường chứng khoán New York đã hoàn tất.
    Trái phiếu Chính phủ Việt Nam được đấu giá ở thị trường chứng khoán New York, mở đầu cho kế hoạch phát hành trái phiếu quốc gia ra nước ngoài.
    Có 750 triệu USD trị giá trái phiếu thay vì 500 triệu USD như dự tính ban đầu được giao dịch ở thị trường này để huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư lớn ở Hoa Kỳ cũng như trên thế giới.
    Lãi suất trái phiếu Chính phủ trong đợt phát hành này là 7,125%. Lãi suất này đã được điều chỉnh giảm so với tính toán ban đầu là 7,25%. Đây là đợt phát hành trái phiếu ra nước ngoài đầu tiên của Việt Nam. Trái phiếu sẽ đáo hạn vào năm 2016.
    Nguồn vốn huy động từ nước ngoài này sẽ được dùng vào các dự án kinh tế có thời gian thu hồi vốn nhanh. Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) được chọn là một trong những công ty Nhà nước đầu tiên sẽ được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu trong đợt phát hành đầu tiên này.
    Thứ trưởng Lê Thị Băng Tâm cho biết phiên đấu giá đã được hoàn tất. Các nhà đầu tư đã đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào bán là 750 triệu USD. Các bộ phận liên quan đang hoàn tất hồ sơ, thông tin để công bố với báo giới trong thời gian sớm nhất.

  5. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Ngành CN đóng tàu, với TCT đóng tàu VN (Vinashin) có tương lai rất hứa hẹn :
    Việt Nam sẽ đóng mới tàu trọng tải 30 vạn tấn vào năm 2010

    VNECONOMY cập nhật: 28/10/2005


    Ngành đóng tàu Việt Nam có tiềm năng thu ngoại tệ cao nhờ các hợp đồng đóng và cải tạo tàu cho đối tác nước ngoài

    Đóng mới được tàu trọng tải 30 vạn tấn là mục tiêu của đề án điều chỉnh phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015.
    Theo đó, đến năm 2010, Việt Nam có thể đóng mới được các loại tàu hàng có trọng tải tới 80.000 tấn (riêng tàu chở dầu thô có trọng tải từ 100.000 tấn tới 300.000 tấn), các loại tàu khách, tàu công trình, tàu dịch vụ dầu khí, dàn khoan dầu khí, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu LASH, tàu tuần tra và tàu quân sự thông dụng.

  6. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Đóng tầu trong nước: cầu đang vượt cung
    Theo Quy hoạch phát triển đội tầu đến năm 2010, đội tầu vận tải biển quốc gia phải đạt tổng trọng tải vào khoảng 4.445.000 DWT, đủ để đảm nhận 25% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và 100% tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển nội địa.
    Riêng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được giao nhiệm vụ đẩy mạnh đầu tư để có một đội tầu chuyên dùng hiện đại với tổng trọng tải 1.500.000 DWT vào năm 2005.
    Trong giai đoạn 2001 - 2005, Vinalinesphải bổ sung thêm 75 chiếc tầu tương đương 938.000 DWT (đóng mới trong nước 32 tầu và mua từ nước ngoài 43 tầu với trọng tải 602.000 DWT).
    Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Vinalines mới chỉ nhận được 8/32 chiếc tầu và không ai dám khẳng định số còn lại sẽ được thực hiện trong năm nay.
    Cần phải nói rằng, sau loạt tầu 6.500 DWT và 12.300 DWT được trình làng, và đặc biệt là sau khi Công ty Vận tải Viễn dương Vinashinship tổ chức thành công chuyến đi vòng quanh thế giới thì uy tín thương hiệu Vinashin cũng được nâng lên rõ rệt.
    Đặc biệt, với chương trình cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp của Chính phủ, nhiều công ty vận tải biển Việt Nam đã chủ trương tăng cường đóng mới trong nước.
    Với khả năng hiện tại, có thể nói, Vinashin khó có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đội tầu trong nước, đó là chưa kể đến nhu cầu đóng mới của chính các doanh nghiệp vận tải biển trực thuộc Vinashin và các hợp đồng đóng tầu xuất khẩu cho Nhật Bản, Anh... Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam muốn ?ovề tắm ao ta? xem ra cũng không hẳn là chuyện dễ.
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả,
    Tui đọc và hiểu vụ trái phiếu như sau:
    1. NN VN định mức trái phiếu được bán ra là 500 mil USD với lãi suất là 7.5% hay 7.25% gì đó, về sau chỉnh lại là 750 mil USD với lãi suất 7.125%.
    2. Chắc là không có chuyện đấu giá trái phiếu, ví dụ như ai cho phân lời thấp thì được mua. Có thể NN VN ưu tiên cho một số nhà đầu tư có hợp tác với VN được mua, hoặc là ai tới trước thì mua trước. Phân lời đã được NN VN định từ trước, không phải investor đặt ra.
    3. Con số cầu (tức là người muốn mua) quá cao tới mức nếu VN bán ra 4,5 tỉ USD trái phiếu cũng vẫn có người mua như thường. Chứ không phải là vì đấu giá mà nó đẩy con số lên như vậy.
    4. Tui không biết các bác lấy tin từ đâu mà nói rằng sẽ trả phân lời theo tiền (hay đối đoái) VN. Trái phiếu này không phải là công khố phiếu thường (government bonds) phát hành trong nước để tạo vốn, mà là "sovereign bond" (dịch ra là gì nhỉ?). Tui nghĩ phát hành trái phiếu bằng tiền ngoại quốc thì cũng tính lãi suất theo tiền ngoại quốc. NN VN đem tiền ngoại quốc về đổi ra hoặc tiêu xài, đầu tư làm gì đó không biết nhưng khi trái phiếu đáo hạn thì phải trả đủ như trên trái phiếu đã ghi. Loại trái phiếu này có một nguy cơ là khi tới kỳ đáo hạn NN không tìm ra đủ tiền ngoại quốc để chi trả khi chủ nợ cầm trái phiếu tới ngân hàng VN lãnh tiền. Công khố phiếu thì NN còn in thêm tiền hoặc tăng thuế dân để trả, chứ tiền ngoại quốc điển hình như USD thì NN phải bán tài nguyên dồn tiền trả nợ. Trả không nổi thì gây ra khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị.
    Không biết các bác có ai đã mua công khố phiếu hoặc trái phiếu bao giờ chưa? Tui có mua bond của cp Mẽo nên tui biết. Trên những trái phiếu này người bán ra nó đã ghi số tiền họ phải trả vào thời kỳ đáo hạn là bao nhiêu, chứ không phải tới lúc đó rồi mới tính theo hối đoái hay lãi suất của đồng tiền VN. Có nghĩa là NN VN phải in ra những tờ giấy nợ khoảng 1.5 tỉ USD (theo như các bác tính toán lời mẹ đẻ lời con hoặc "compound interest") ngay lúc vừa mới phát hành trái phiếu để lấy về 750 mil USD.
    Tui không biết gì nhiều về tài chánh nhưng đọc tin này
    cũng muốn rút tiền hưu trí của mình ra mà mua bond của NN
    VN. Chỉ nhìn thấy mức lời 7.125% là đã thấy ham rồi,
    còn hơn đầu tư mutual fund ở Mẽo hiện nay. Đầu tư vào mutual fund ở Mẽo cách đây gần mười năm khi bong bóng "dot com" chưa bể cũng đạt được phân lời tối thiểu khoảng 7 - 8 %. Còn bonds và notes của cp Mẽo thì khỏi nói, thấp tới độ lạm phát có thể ăn hết vào tiền lời.
    Báo VN đăng "mức cầu trái phiếu của VN lên tới 4 tỉ
    rưỡi, tức là cao gấp 6 lần số tiền VN đưa ra (750
    triệu), và cho đó là "điều đáng mừng"! Mừng hay lo?
    Tui nghĩ đáng lo hơn là mừng, vì rõ là VN bán trái phiếu
    ra bị hớ! Bây giờ VN đưa ra bao nhiêu tụi nước ngoài nó
    cũng hốt, với tiền lời như vậy không hốt, uổng. Mặc
    kệ NN VN làm ăn ra sao thì làm, tiền vô túi tụi nó là
    được.
    Trái phiếu không phải là "stock". Cái trái phiếu này đáo
    hạn là phải chung đủ cho người mua, đâu có giựt được
    như stock! NN chứ có phải là corporate đâu mà khai phá sản
    rồi quịt nợ. Dù rằng người ta bảo VN có một vài tỉnh khai phá sản, ở Mẽo cũng có nhiều thành phố khai phá sản, nhưng cả nước đâu thể làm vậy với thế giới. Không trả được thì con cháu đời sau phải trả, cả vốn lẫn lãi, không chạy đâu cho thoát!
    Tui là dân gà mờ về kinh tế nhưng đọc ở Wikipedia cũng hiểu lơ mơ lờ mờ phần nào. Các bác nhà nghề vào đây tham khảo xem nó nói có đúng không. Chú ý về những cái risk mà bài này đưa ra, cùng với kinh nghiệm phá sản của hai nước Peru và Argentina cũng phát hành trái phiếu mượn tiền ngoại quốc vô tội vạ, và cuối cùng thì đến bờ vực phá sản. Kinh tế Peru hình như cho tới hiện nay vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau vụ khủng hoảng kinh tế năm 1996.
    Chào,
    FN
    http://en.wikipedia.org/wiki/Government_bonds#Government_and_Sovereign_bonds
    Trang trên nói về sự khác biệt giữa Goverment bonds và Sovereign bonds
    Quote:
    A government bond is a bond issued by a national government denominated in the country''''s domestic currency. Bonds issued by national governments in foreign currencies are normally referred to as sovereign bonds. Government bonds are usually considered risk-free bonds, because the government can raise taxes or simply print more money to redeem the bond at maturity. Investors in sovereign bonds have the ad***ional risk that the issuer is unable to obtain foreign currency to redeem the bonds
    Unquote.
    Trang dưới đây giải thích thêm về Sovereign bond:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Sovereign_bond
    Quote:
    A sovereign bond is a bond issued by a national government denominated in a foreign currency. Bonds issued by national governments in the country''''s own currency are normally referred to as government bonds.
    Nations with very high or unpredictable inflation or with unstable exchange rates often find it uneconomic to issue bonds in their own currencies and so are forced to issue bonds denominated in more stable foreign currencies. This raises the issue of default if the nation cannot afford to repurchase the necessary foreign currency at bond repayment time. The risk of default means that investors require the bonds to be issued paying a higher yield and this, making the debt more expensive to service, makes the risk of default higher! In the event of default, unlike a corporation or even a municipal subdivision, a nation cannot file for bankruptcy. But on the rare occasions that a default occurs, just as in defaults on corporate bonds, recent practice has been that the defaulting borrower presents an exchange offer to its bond holders in an effort to restructure the sovereign debt, as has been the case in US dollar denominated bonds issued by Peru (1996) and Argentina (2001). However, getting the bond holders to accept an exchange offer has become very difficult, something caused by the holdout problem.
    During the early 1980s, the sovereign bonds of developing nations were a popular investment for Western banks. These created many problems when some nations found it difficult to repay those bonds.
    Unquote.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 30/10/2005
  8. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Lắng nghe chuyên gia nói thử xem :
    Phát hành trái phiếu quốc tế: "Oai" hơn đi vay!
    14:17'' 30/10/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Phát hành trái phiếu ra quốc tế không phải là nợ, vì thế oai hơn đi vay. Các doanh nghiệp chứng khoán nghe tin này rất khoái! Không hoàn toàn lạc quan như ý kiến trên của ông Bùi Việt - Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, chuyên gia tài chính Huỳnh Thế Du lại thận trọng cảnh báo về gánh nặng nợ nần cho những thế hệ sau.
    Sau một thời gian chuẩn bị, ngay khi phát hành trên thị trường chứng khoán phố Wall (New York), toàn bộ trái phiếu của Việt Nam đã bán hết veo. Rất nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa tin hoặc bình luận về sự kiện này. Phải chăng đây là một kết quả ngoạn mục và thần kỳ?
    VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Việt, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và chuyên gia tài chính Huỳnh Thế Du, để có cái nhìn xác đáng hơn về sự kiện bất ngờ này.
    Trái phiếu đắt hàng - vị thế VN được nâng cao!
    - Theo ông, nguyên nhân nào khiến trái phiếu của Việt Nam được chào đón nồng nhiệt như vậy tại sàn giao dịch New York?

    Ông Bùi Việt: Nghe tin này, doanh nghiệp trong ngành chứng khoán nghe thấy rất khoái!
    - Gần đây thông tin trên kênh tài chính Blooberg của Mỹ cho thấy định mức tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên. Tập đoàn Standard & Poor (S&P) nâng tín nhiệm của mình từ BB- lên BB (cao hơn nữa là BB+). Còn tập đoàn rất to là Moody cũng nâng lên mức Ba3. Nhìn về cục diện thế giới thì BB nói chung là tốt so với các nước XHCN.
    - Những đánh giá đó nói lên ý nghĩa gì thưa ông?
    - Đánh giá nói lên độ an toàn về kinh tế khi đầu tư vào quốc gia đó. Khi đầu tư nước ngoài vào đâu đó thì người ta lấy độ an toàn của quốc gia đó làm chuẩn. Ví dụ họ được đánh giá là BB thì lãi suất họ phải tính 7-8%. Nếu cho một doanh nghiệp cụ thể trong quốc gia đó vay tiền, họ lấy nền tảng (base) là định mức tín nhiệm của quốc gia cộng thêm một số điểm cơ bản cho từng dự án, từng loại trái phiếu, cổ phiếu cụ thể.
    Nói nôm na, quan trọng nhất là định mức tín nhiệm của Việt Nam đã được tăng lên một cách cụ thể. Nếu khen miệng thì nhiều người khen lắm, nhưng đánh giá cụ thể họ đã nâng hạng của mình lên.
    - Nhưng họ nâng hạng của Việt Nam lên dựa trên cơ sở nào?
    - Việc họ nâng hạng VN lên có thể dựa vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, cơ cấu kinh tế của mình đang dịch chuyển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN một cách ổn định. Thứ hai là đổi mới kinh tế tiến triển sáng sủa. Cụ thể, họ đánh giá Việt Nam tăng trưởng cao ổn định thứ hai ở châu Á (sau Trung Quốc). Ngoài ra gần đây, mấy vụ khủng bố ở Indonesia, Philippines dẫn đến mức độ rủi ro đầu tư cao hơn. Cho nên trái phiếu của họ tuy phát hành trước nhưng không được hấp dẫn như mình.
    Một số nguyên nhân như thế thì (trái phiếu) bán chạy là đương nhiên!
    - Ông bình luận gì về thành công này?
    - Quan điểm của tôi, việc phát hành đấy là tốt! Có lợi cho Nhà nước, cho doanh nghiệp. Nói chung doanh nghiệp trong ngành chứng khoán nghe thấy rất khoái! Cái này cũng là tiền lệ mở đường cho phát hành chứng khoán ra thị trường quốc tế, niêm yết trên thị trường quốc tế. Trái phiếu có điểm hay là vừa phát hành ở New York, vừa niêm yết ở Singapore.
    Lợi gì nếu nắm trái phiếu Chính phủ VN?
    - Nhiều người đăng ký mua trái phiếu vì nghĩ có hời và thanh khoản cao. Ông đánh giá như thế nào về lãi suất và lợi ích mang lại từ việc nắm giữ trái phiếu của Việt Nam?

    - Thứ nhất, trái phiếu kho bạc Mỹ là chuẩn mực dành cho cả thế giới. Giống như lãi suất luôn dựa trên nền nào đó, sau đó cộng thêm điểm. Ví như trong nước mình cho nhau vay tiền dựa trên lãi suất liên ngân hàng, cộng với 1%. ở Mỹ và các nước kinh tế thị trường họ không dùng kiểu này mà dùng trái phiếu kho bạc Mỹ loại 10 năm (loại ngắn nhất trong dài hạn).
    Hiện nay, lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ (cùng thời hạn 10 năm với trái phiếu Việt Nam phát hành) chỉ có 4,561%. Nhưng trái phiếu Việt Nam là 7,125%, người nào nắm giữ được hưởng lãi suất cao hơn nhiều. Lãi suất mình cao hơn vì trái phiếu kho bạc nhà nước Mỹ, rủi ro về kinh tế về mặt lý thuyết xét bằng 0. Nó được xếp hạng AAA. Độ rủi ro (trái phiếu) của Việt Nam không phải bằng 0, chỉ là BB. Độ rủi ro cao hơn thì lãi suất phải cao hơn!
    - Ông có thông tin nhà đầu tư nào đặt hàng lớn mua trái phiếu của Việt Nam?
    - Tôi không biết thông tin ấy! Ở Việt Nam mới quan tâm đến điều đó. Ở Mỹ người ta không quan tâm vì có thể mua bằng tiền người khác. Tức là anh đứng ra quản lý danh mục đầu tư, là một công ty chứng khoán. Như công ty tôi, mua cổ phiếu trái phiếu có phải bằng tiền của tôi đâu!
    Phát hành trái phiếu quốc tế khác với vay nợ
    - Phát hành trái phiếu quốc tế thực chất là vay nợ nước ngoài. Theo ông, khi trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường, có khả năng tạo áp lực về ngoại tệ hay bất lợi gì cho Việt Nam không?
    - Trái phiếu khác với vay nợ. Trái phiếu đưa lên giao dịch thì luân chuyển trong thị trường. Ông nào bỏ tiền ra mua trái phiếu ngày hôm nay, ngày mai cần tiền thì bán đi. Chứ không phải cho vay. Cho vay thì làm sao sang nợ được? Còn đây mua trái phiếu, ngày mai nếu anh bí tiền thì bán đi, có người mua ngay lập tức. Bởi vì người đó đang có nhu cầu đầu tư mà thấy lãi suất (trái phiếu) này hấp dẫn hơn lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Hoặc giả ngày mai có người bảo tôi phải đa dạng hoá danh mục đầu tư, mua trái phiếu vào...
    Trái phiếu không phải là nợ mà là công cụ nợ, có thể mua bán, sang nhượng. Tính thanh khoản khi niêm yết cao hơn hẳn việc vay nợ.
    - Nhưng có liệu có động thái nào làm ảnh hưởng đến động cơ người nắm giữa trái phiếu khiến họ bán ra ồ ạt?
    - Cái anh sợ là cổ phiếu. Chứ còn trái phiếu chẳng có gì anh phải sợ. Sau này bán thế nào, anh không cần biết. Chỉ biết hàng năm "đến hẹn lại lên" anh trả từng đó tiền "coupon" (lãi suất). Nếu như trái phiếu giảm giá thì sẽ làm khó khăn cho anh trong phát hành đợt tới chứ không làm ảnh hưởng đến hoạt dộng tài chính của anh.
    - Thưa ông, việc Việt Nam phát hành trái phiếu ảnh hưởng đến ngưỡng an toàn của các khoản vay nợ nước ngoài?
    - Theo tôi thì không ảnh hưởng. Thứ nhất là giá trị trái phiếu phát hành quá bé. Mình vay hàng tỷ đôla, trái phiếu chỉ có mấy trăm triệu. Thứ hai, mình vay nợ để phục vụ kinh tế nói chung, còn trường hợp này là phát hành trái phiếu phục vụ cho những dự án cụ thể có thu nhập bằng đôla. Tôi nghĩ là an toàn không có ảnh hưởng gì cả!
    Ở VN, bỏ chục tỷ đồng mua trái phiếu là oai vệ vô cùng!
    - Trái phiếu phát hành ra quốc tế đắt hàng. Dường như tương phản với trái phiếu phát hành trong nước, một số người không mặn mà lắm, mua xong rồi mang ra hiệu cầm đồ bán rẻ??

    UBND TP.HCM tham gia mua trái phiếu chính phủ. Ảnh: Nguyên Phạm
    - Đó là anh đang nghĩ đến vấn đề công trái. Công trái là nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bản chất không phải là một công cụ tài chính sinh ra để mua bán. Đúng là Nhà nước định mức các tổng công ty, các ban ngành, doanh nghiệp phải mua bao nhiêu đấy. Công trái hiện nay bán ra chỉ được 0,9-0,95 trên mệnh giá. Còn trái phiếu là khác, chẳng có ép anh nào cả mà trái phiếu phát hành qua đấu giá.
    - Những thực tế đấu giá trái phiếu Chính phủ chủ yếu các ngân hàng gánh mua, nhiều phiên không thành công. Ngay trái phiếu mua bán trên thị trường chứng khoán cũng rất ảm đạm ?~chợ chiều?T?
    - Đúng thật! Nước mình nghèo, còn những nước giàu giao dịch trái phiếu nhiều lắm. Những tổ chức, công ty có tiền cũng mua trái phiếu. ở nước mình doanh nghiệp nào bỏ chục tỷ đồng mua trái phiếu, oai vệ vô cùng! Hiện nay chủ yếu vẫn là các tổ chức tài chính mua trái phiếu, trong đó có ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính?
    - Với điều kiện thuận lợi như thế này, theo ông, sắp tới Việt Nam có nên phát hành tiếp trái phiếu ra thị trường quốc tế nữa không?
    - Nên quá chứ! Tôi nghĩ đây tín hiệu tốt để sau này phát hành. Tất cả các nước muốn phát triển đều phát hành trái phiếu ra quốc tế, oai hơn là ông đi vay. Chỉ sợ không phát hành được hoặc phát hành chẳng ai thèm mua! Còn phát hành được luôn luôn là tốt!
    Tất cả các nước phát triển đều phát hành trái phiếu ở nhiều thị trường khác nhau. Các nước đang phát triển ví dụ khối Đông Âu, Đông Nam Á, nhiều nước cũng đang muốn làm điều đó.
    Văn Tiến
    thực hiện
    Trái phiếu VN đắt hàng: Chẳng có gì bất ngờ!
    Đây là điều đương nhiên, chẳng có gì là bất ngờ cả. Chúng ta biết rằng, ở các thị trường chứng khoán như New York, London,? hiếm khi có chuyện tâm lý bầy đàn xảy ra, nhất là đối với trái phiếu.

    Việc quyết định mua ở mức giá nào được các nhà đầu tư, các nhà phân tích chuyên nghiệp tiến hành phân tích rất tỷ mỉ. Sức khoẻ của nền kinh tế tốt thì lãi suất thấp. Ngược lại, nền kinh tế có vấn đề thì phải chịu lãi suất cao hơn. Của nào tiền ấy, rủi ro cao lãi suất phải cao dường như là quy luật bất biến ở các thị trường này.
    "Tránh để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau"
    Mặc dù có nhận định: "Số nợ hiện nay của Việt Nam so với các nước khác chưa thuộc loại cao và chưa tới giới hạn nguy hiểm", song theo cảnh báo của Chính phủ, số nợ đó "đang tăng lên nhanh chóng và sẽ có nguy cơ đe doạ tính bền vững của sự phát triển trong tương lai, nhất là khi vốn vay chưa được sử dụng có hiệu quả".

    Việc lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp hơn lãi suất trái phiếu của một số nước là do nền kinh tế Việt nam được dự báo, trong thời gian tới, vẫn duy trì được sự ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao như những năm qua. Ngoài yếu tố này, chẳng còn sự thần kỳ nào khác cả.
    Đây là một tín hiệu tích cực, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Có thể sau sự kiện này, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FPI) sẽ gia tăng, thúc đẩy hơn nữa kinh tế Việt nam tăng trưởng.
    Việc trái phiếu bán chạy trên thị trường quốc tế cũng là điều kiện để Việt Nam có thể huy động thêm nguồn vốn, tăng cường đầu tư, thúc đẩy cỗ máy tăng trưởng, khi mà nguồn vốn trong nước đang đi dần đến điểm bão hoà, khó huy động hơn.
    Đó là những mặt tích cực của việc phát hành trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp hợp lý. Những vấn đề bất lợi sẽ nổi lên, đôi khi triệt tiêu hẳn những tác động tích cực, thậm chính còn làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn.
    Ta biết rằng, huy động trái phiếu có nghĩa là chính phủ đi vay ở nước ngoài. Đã đi vay thì phải trả mà còn phải trả với lãi suất cao. Một khoản đi vay chỉ có thể trả được khi suất sinh lợi mà nó làm ra tối thiểu phải bằng lãi suất đi vay. Con số cụ thể ở đây là 7,13%.
    Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với khoản vay này là phải sử dụng một cách hiệu quả. Có nghĩa là, việc sử dụng khoản vốn này không được rơi vào vết xe đổ của các khoản vốn vay ODA khi đi vay chỉ lãi suất tượng trưng một vài phần trăm năm, nhưng ta phải chịu những ràng buộc để lãi suất thực phải trả cao hơn gấp nhiều lần.
    Hoặc rơi tình trạng đầu tư lãng phí ngân sách hiện nay với một tỷ lệ thất thoát không thể tính toán được hoặc không tiện nói ra.
    Hoặc hoạt động không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, khi mà tổng vốn nhà nước bỏ vào trên 200.000 tỷ đồng (gấp 17 lần số tiền huy động lần này), nhưng suất sinh lợi hàng năm các doanh nghiệp này tạo ra chưa đến 5%.
    Khi tiền của ta bỏ ra, nếu hoạt động không hiệu quả thì ta chỉ mất vốn là cùng. Trong trường hợp đi vay, nếu không trả được nợ thì hậu quả như thế nào chắc ai cũng rõ.
    Thế hệ này đi vay, thế hệ sau sẽ phải trả. Các khoản nợ chỉ có thể trả được khi mà một nền tảng vững chắc được để lại. Nếu không gánh nặng nợ nần cho con cháu chúng ta là rất khủng khiếp.
    Ở thời điểm hiện tại, việc vay tiền của Việt Nam là không khó, vấn đề khó khăn hơn cả là làm sao sử dụng đồng tiền này cho hiệu quả, để một thời gian ngắn nữa thôi chúng ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Đây là điều quan trọng nhất.
    Do những khoản nợ mang yếu tố lịch sử, mà chúng ta đã một vài lần được đưa vào các câu lạc bộ Pari hay London để giảm nợ, xoá nợ. Trong tương lai, không bao giờ chúng ta mong muốn điều này lặp lại, vì đó là một điều đáng hổ thẹn. Chúng ta chỉ có thể ngẩng cao đầu khi đứng trên chính đôi chân của mình.
    Chuyên gia tài chính Huỳnh Thế Du


  9. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Thấy sai lầm mà đứng ra nhận, mình tặng bạn 5 sao.
  10. zedi_vu

    zedi_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    2
    Có ai biết mệnh giá in trên trái phiếu của chính phủ VN là USD hay VN đồng rồi được qui đổi tỉ giá ra USD để bán ??

Chia sẻ trang này