1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quy Nhơn và Trịnh Công Sơn-Những thông tin chưa biết đên

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi mien_gio_chuong, 21/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mien_gio_chuong

    mien_gio_chuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Quy Nhơn và Trịnh Công Sơn-Những thông tin chưa biết đên

    Trịnh Công Sơn - ai cũng đã biết được tài nằng của ông, có thời gian nhũng năm đầu thập niên 60, nhạc sỹ họ trịnh là giáo sinh của truờng sư phạm QN, nên ông cũng có nhiều kỉ niệm với đất QN, với biển QN. ở đây ông đã viết được nhiều tác phảm hay. chúng ta sẽ nói cụ thể hơn ở những bài post sau.
    nhưng có một điều mà chúgn ta mới phát hiện đó là tại QN, năm 1964 ông ra đời bản trường ca đầu tiên, vói tựa "Dã tràng ca" .

    các bác yêu nhạc Trịnh ơi!!!! hãy nói về Trịnh trên đất QN đi.
  2. tolveumore

    tolveumore Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Ặc...lúc đó thì em còn chưa ra đời nữa ...! Có mí bô lão ở đây chắc bíêt về vụ này !
  3. gocthoigian

    gocthoigian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    ồh ! thông tin này mới nghe , cái trường ca : " dã trường ca " đấy . Góc hùi giờ yêu nhạc Trịnh ghê mà lần đầu nghe đó .
    Hồi giờ toàn nghênh mặt với mọi người về cái bài " biển nhớ " của bác Trịnh được sáng tác ở Bình định , với 1 cô gái nào đó tên " Khê " ( trời cao níu bước Sơn Khê ) .
    miên-gio-chuong có thông tin gì thêm thì post cho mọi người biết với nèo
  4. cumvit

    cumvit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    " Chiều một mình qua phố " nữa chứ," biển nhớ", "diễm xưa", bài diễm xưa tình cờ nhạc sĩ nhìn thấy tháp đôi trong một buổi chiều mưa ngâu... và nổi hứng sáng tác...và bài du mục có nhiều bài mà nhạc sĩ sáng tác lúc còn ở Quy Nhơn. Riêng bài chiều một mình qua phố do cô gì tên Khê hát trên đài phát thanh lần đầu tiên. nếu cô đó không bị gia đình bắt vào nghề dạy học thì chắc bây giờ không có Khánh Ly nữa, bởi vì nhạc sĩ họ Trịnh luôn muốn cô biểu diễn các ca khúc mang chất điệu của những ca khúc của người da đen. thôi âu cũng là duyên phận....Khoảng thời gian mà nhạc sĩ họ Trịnh sáng tác ở Quy nhơn chỉ là các ca khúc về chủ đề tình yêu nhưng rất hay...nhưng không thể không khẳng định rằng trong khoảng thời gian mà nhạc sĩ làm việc tại quy nhơn không gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ. Hic hic kể nhiều quá. Nếu ai muốn tham khảo thêm xin mới vào trang nhà của em.... http://www.hoiquannhactrinh.uni.cc
    Được cumvit sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 24/10/2005
  5. turbo_bdffc

    turbo_bdffc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bài này sưu tầm đâu đó, quên mất, đã post ở Binhdinhfc.com. Khuân về đây:
    Hai năm tại Trường sư phạm Quy Nhơn (1962-1964)
    Trịnh Công Sơn nhập học khoá đầu tiên của trường sư phạm Quy Nhơn, khai giảng ngày 22/04/1962. Tổng số sinh viên của khóa là 300, trong đó 60% là người gốc Huế. Hiệu trưởng là thầy Đinh Thành Chương.
    Để quảng bá cho nhà trường, BGH quyết định tàhnh lập ban văn nghệ, và trưởng ban chính là Trịnh Công Sơn. Buổi đầu tiên của ban văn nghệ là ngày 07/07/1962, tiết mục mở màn là tác phẩm mà Trịnh Công Sơn viết ròng rã 2 tháng trời: ?oTrường ca tiếng hát dã tràng? hay gọi gọn hơn là ?oDã tràng ca?. Trịnh Công Sơn trực tiếp tuyển lựa đội hợp xướng gồm 50 người, tập luyện trong 3 tháng, và đã thành công tuyệt vời trước sự ngạc nhiên thích thú của quan khách cũng như khán giả.
    Cũng tại Quy Nhơn thời gian này, các tác phẩm khác của ông được ra đời: Biển nhớ, Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh và một số ca khúc thiếu nhi như: Ông tiên vui, Ông mặt trời
    Trong số 300 SV khóa 1 có Bích Khê ?" 1 trong 4 nữ sinh đến từ Nha Trang. Chuyện tình của Trịnh Công Sơn với Bích Khê không ai rõ bằng họa sĩ Đình Cường. Bích Khê không đẹp nhưng rất có duyên. Sau khi bài Biển nhớ ra đời, được tâp dượt để biểu diễn thì trường sư phạm Quy Nhơn mới bắt đầu bàn tán? lời bài hát có ?otrời cao níu bước sơn khê??. Tương tự, bài Nhìn những mùa thu đi, trong lớp của Trịnh Công Sơn có đến 3 cô tên Thu, các lớp khác cũng có 2 hay 3 Thu, nên không biết Thu nào đã đến với Sơn hay Sơn đã yêu Thu nào. Mỗi khi có cô Thu nào đi ngang, bạn bè Sơn lại hát ghẹo ?oNhìn những lần Thu đi, anh nghe hồn anh đau đớn??
    Sau hai năm học ở Sư phạm Quy Nhơn, tốt nghiệp ra trường, Trịnh Công Sơn cùng 5 giáo sinh khác là Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Nguyễn Thanh Ty (Huế), Nguyễn Văn Sang, Trương Khắc Nhượng, Đỗ Thị Nghiễn (Nha Trang) cùng được bổ nhiệm chung một sự vụ lệnh đáo nhậm nhiệm sở ty tiểu học Lâm Đồng. Sự vụ lệnh mang số 961-GD/NV/38/SVL do ông Nguyễn Hữu Quyến, xử lý thường vụ hiệu trưởng Trường Sư phạm Quy Nhơn ký ngày 04/08/1964.
    Ca khúc đầu tay của Trịnh Công Sơn là Ướt mi?
    ?oTrịnh Công Sơn, thủy chung vẫn chỉ ở với nhạc tình. Bài ca đầu tiên và cuối cùng của ông đều là những tình ca. Trong chiều dài một nửa thế kỷ sáng tác, từ những năm 50 đến cuối thập niên 90, Trịnh Công Sơn viết nhiều nhất vẫn là nhạc tình. Bản tình ca đầu tiên không phải là bài Ướt mi như nhiều người vẫn nghĩ. Ông cho biết ca khúc viết cho tình yêu đầu tiên là bài Sương đêm mà nay ông chỉ còn nhớ được cái tựa. Không một ai biết hát bài này. Ông cho biết nó đã thất lạc trong biển dâu trùng trùng của đời sống. Ướt mi lần đầu tiên được hát trước công chúng là tại phòng trà Văn Cảnh bởi tiếng hát của Thanh Thuý. Ca khúc Ướt mi đưa Trịnh Công Sơn thành một tên tuổi trong làng? (Bùi Thảo Trúc)?
    (Hoài Niệm Trịnh của Tạ Xuân Quan)
  6. mien_gio_chuong

    mien_gio_chuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn viết "Dã Tràng Ca" năm 1964 vào lúc ông tuổi 23, bản trường ca này dài 13 chương, và chia ra làm 2 phần. nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã nghiên cứu và ghi chép lại toàn bộ bản dã tràng ca này. tôi vẫn chưa có được nghe ai thể hiện bài này cả, chỉ có phần lời
    Dã Tràng Ca
    Dã Tràng 1: LỜI BIỂN VỌNG
    Dã tràng xe cát biển Đông
    Dã tràng dã tràng dã tràng xe cát biển đông
    Dã tràng, dã tràng dã tràng xe cát hoài công
    Trùng dương ơi mấy ngàn năm
    Gọi miên man cho sóng triều lên
    Quên dã tràng ngày đêm xe cát
    Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
    Gọi cơn sóng đau khi sóng triều lên
    công dã tràng muôn đời vỡ tan
    Trùng dương, trùng dương gọi xa còn nhớ
    Trùng dương đưa sóng vào bờ
    Ngày đêm nghe nắng nghe mưa
    dã tràng vẫn đem hoài công
    Hải đăng mắt đêm gọi mãi
    Trùng dương đưa sóng vào bờ
    Đùa lên biển cát hoang vu
    xóa từng mảnh công dã tràng
    Dã tràng khóc cho thân mình
    Trùng dương trùng dương gợi xa còn nhớ
    Trùng dương ..... nhớ ....
    2. Tiếng hát của dã tràng - bể cát và thân phận đó
    Khi mưa lên, khi nắng về,
    khi sương rơi, khi thu buồn,
    khi chim én bay vào mùa xuân,
    mình tôi đi, triền núi đến,
    tôi xe cát nghe thân lưu đày,
    mình tôi đi, làn sóng đến,
    nghe công vỡ cho thân ru mềm.
    Trùng dương ơi đã mấy ngàn năm,
    gọi miên man cho sóng triều lên,
    quên dã tràng đêm ngày xe cát,
    trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên,
    gọi cơn đau khi sóng triều lên
    công dã tràng muôn đời vỡ tan .
    3. Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ
    Này dã tràng ơi nghe thân lưu đày,
    ngàn năm còn mãi, ngàn sau còn mãi
    cho vai thêm gầy khi nắng khi mưa .
    Trùng dương lên, trùng dương lên,
    bờ cát trắng, bờ cát trắng,
    trùng dương lên gọi mây thêm cho sóng cuồng nộ
    4. Niềm đau vô vàn của thân phận
    Thôi còn gì nữa đâu, còn gì nữa đâu,
    xác dã tràng trắng bể thù sâu
    Không còn gì nữa đâu
    còn dài mãi sau đời lên cơn đau
    5. Lời nói trên không
    Trùng dương ơi đã mấy ngàn năm
    gọi miên man cho sóng triều lên
    quên dã tràng đêm ngày xe cát .
    Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
    gọi cơn đau khi sóng triều lên
    công dã tràng muôn đời vỡ tan
    6. Dã Tràng 2: TUỔI 20 VÀO ĐỜI
    Khi tôi nghe đời gọi, chân bước vô không ngập ngừng
    khi tôi nghe đêm dài, lòng hoài mong ánh sáng
    khi hai mươi tuổi rồi, có những đêm chong đèn ngồi
    chợt nhìn sâu đêm tôi, chợt hồn nghe tiếng nói dã tràng
    dã tràng dã tràng xe cát biển đông
    dã tràng dã tràng dã tràng xe cát hoài công
    7. Niềm đau khoảng không
    Từ đó tuổi hai mươi không còn biết vui
    Từ đó đêm suy tư cho đời lắng sâu,
    những đêm khuya về rã rời,
    bàn tay hoang vu gọi mãi,
    gọi vào niềm không buốt đau,
    gọi vào ngày sau nhớ nhau
    8. Bốn mùa và tuổi đó
    Xuân hạ thu đông bốn mùa làm tóc trắng,
    tôi gọi tên tôi khắp chốn non ngàn,
    tôi dìu tôi đi giữa trời lên bão tố,
    xuân hạ thu đông theo gót chân hờ
    9. Chốn nương náu
    Gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu,
    sáng lên đồi núi bắt loa gọi vào tình yêu
    10. Lời buồn thánh
    Ôi ! thiên đàng thuở nhỏ, ngai vàng từ thuở
    thuở mới sinh ra trời đất là nhà
    nay đã mất rồi trong tuổi đôi mươi
    Ngai vàng đã mất lâu rồi
    thân dày dấu trong môi cười
    tay dài gối giấc ngủ vùi
    nghe mình hóa thân lâu rồi
    11. Bốn mùa là niềm vô vọng
    Xuân hạ thu đông bốn mùa làm tóc trắng
    tôi gọi cơn đau cho nước về nguồn
    tôi dìu tôi đi giữa trời lên bão tố
    dã tràng hai tay với tháng năm chờ
    12. Ngỏ ý
    Còn gì đâu, còn gì đâu mà không thương nhau
    Niềm hoang vu gói đầy mắt dại
    Niềm cô đơn như mây ngàn tới
    còn gì đâu còn gì đâu mà không thương nhau
    13. Chốn trú ẩn cuối cùng
    (Tình yêu mọc cánh thiên thần)
    Tên tháng ngày viết trên môi cười
    đốt đêm dài nghe ngóng tình yêu
    nghe dã tràng, xuống hai v
  7. mien_gio_chuong

    mien_gio_chuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    đọc qua lời của dã tràng ca, các chương, thấy bản trường ca này mang nhiều dấu ấn của QN, đó là biển, là cát, là dã tràng se cát biển đông... nên theo tôi, ông Trịnh Công Sơn đã lấy ngẫu hứng từ biển QN, nơi ông đang sống lúc đó để viết bản trường ca này.
    thực chất bản nhạc này đã không còn bản gốc, chỉ là bản chép lại từ những nguòi tham gia thể hiện bản trường ca này, giống như giáo sư Trần Văn Khuê, đi ghi chép lại ca trù
  8. cumvit

    cumvit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ họ Trịnh vào Quy Nhơn dạy chỉ vì không muốn đi nghĩa vụ quân sự...ai bảo biển Quy Nhơn ta không đẹp...niềm cảm ứng của bao nhác sĩ đã từng đi qua đây rất nhiều....Về trường ca dã tràng ca nhạc sĩ đã sáng tác tại Quy Nhơn là đúng rồi. Trong trang http://baobinhdinh.com.vn vẫn có một bài viết như vậy...hay trong chuyên mục nhạc Trịnh mình cũng thấy có một bài này...
    Được cumvit sửa chữa / chuyển vào 19:15 ngày 24/10/2005
  9. Kien.NT05

    Kien.NT05 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2013
    Bài viết:
    8.843
    Đã được thích:
    212
    Đơn giản chỉ là up http://ecardmax.com/hote***or/smileys/YahooIM/6.gif!!!!

Chia sẻ trang này