1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ChuyenGiaNemDa, 18/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
  2. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.584
    Đã được thích:
    18.383
  3. goodbyept

    goodbyept Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2014
    Bài viết:
    682
    Đã được thích:
    3.143
    Chiến tranh Ukr không phải là chiến tranh du kích. Nó là chiến tranh tiêu hao. Cái này bọn tây cũng nói trắng ra rồi mà.

    Chiến tranh tiêu hao là cuộc chạy đua gây thiệt hại nhiều nhất có thể cho đối thủ cho đến khi 1 trong 2 bên không thể bù đắp nổi tổn thất và suy yếu dần, buộc phải chấp nhận rút lui. Đó chính là mục tiêu của U. Trong khi Nga cố gắng chiếm đất thật nhiều để tuyên bố một chiến thắng nào đó thì U không đặt mục tiêu giữ đất làm ưu tiên mà là tiêu hao lực lượng N mới là ưu tiên. Nói nôm na là 1 thằng đếm đất (N) còn 1 thằng đếm xác (U), cùng 1 cuộc chiến nhưng 2 mục tiêu khác nhau.
    Vì thế bọn U nó sẽ không cố giữ đất ở mọi nơi mà chỉ thủ ở những chỗ dễ thủ như thành phố hay khu vực có công trình phòng thủ kiên cố nhằm gây thương vong tối đa cho bọn N, đồng thời nếu bị áp đảo hỏa lực quá mức thì U sẽ rút lui để bảo toàn lực lượng. Trừ một số khu vực có ý nghĩa chiến lược cao và có công sự chắc chắn như Mariupol thì U mới thủ lâu dài.

    Tại sao lại là chiến tranh tiêu hao mà không phải là chiến tranh du kích ?
    Bởi vì quân U mặc dù yếu hơn N nhưng trong dài hạn họ có lợi thế về hậu cần khi được Nato đứng ngoài bơm vũ khí mà N không thể ngăn cản được. Trong khi đó lực lượng N dù áp đảo quân U nhưng trong dài hạn họ bị bao vây cấm vận, trừng phạt kinh tế khiến cho nguồn cung ứng sẽ dần cạn kiệt. Bằng chứng là hiện nay đã phải vét gần hết kho tank đời cổ dự trữ ném vào trận địa, đồng thời đã phải vét lính hợp đồng lên đến 60 tuổi rồi.
    Bọn tây nó cũng nói trắng phớ ra rằng sẽ làm cho N suy yếu đến mức không thể tiến hành những việc làm tương tự như vậy nữa. Điều đó sẽ được thực hiện bằng cách làm tiêu hao sức mạnh quân sự N chứ không phải là đánh bại nó nhanh chóng. Một cuộc chiến tiêu hao kéo dài kết hợp với cấm vận khốc liệt có thể làm cho quân đội N suy yếu mà không bao giờ có thể hồi phục trở lại được nữa. Việc này cần có thời gian, có lẽ là không dưới 3 năm. Chúng nó đều úp mở nói về 1 cuộc chiến kéo dài nhiều năm mà không hề dấu diếm, còn bọn Mỹ nó thông qua cái lend - lease cũng với hàm nghĩa đó: chú cứ đánh bọn N thoải mái đi, vũ khí đã có anh lo.

    Tại sao chiến tranh U - N không phải là 1 cuộc chiến tranh du kích ?
    Thứ nhất là quân U không quá yếu. Họ nhận được hỗ trợ hầu cần to lớn từ Nato.
    Thứ 2,quan trọng hơn, U vs N có sự tương đồng rất lớn về ngôn ngữ và văn hóa. Rất khó đánh du kích với 1 kẻ thù có ngôn ngữ và văn hóa gần tương tự mình. Chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân thường dùng để chống lại kẻ thù ngoại bang có ngôn ngữ và văn hóa khác mình, bởi vì con người luôn có xu hướng bài xích những cái khác mình. Nhưng ở đây thì khác, nó khá giống với nội chiến, và nội chiến thì thường là chiến tranh tiêu hao kéo dài chứ không phải là chiến tranh du kích. Một VD tham khảo là chiến tranh dành độc lập của Mỹ - Anh. Quân Mỹ dù yếu hơn Anh nhiều lần nhưng họ vẫn chủ yếu là thực hiện các trận tập kích làm tiêu hao quân Anh và sau cùng là tổng phản công , vai trò của chiến tranh du kích là không đáng kể.
    xinxit, tre100dot, usadok3 người khác thích bài này.
  4. accessable

    accessable Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/12/2010
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    2.264
  5. baobom

    baobom Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2013
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    989
  6. tifosimilan

    tifosimilan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    4.756
    Đọc lại conmment này thấy hài hước vô đối :-D
    Đến hôm nay đã là bốn tháng rồi mà vẫn chưa được cơm cháo gì, ở đó mà đòi so với tụi Mỹ =))=))=))=))
    VoThanTrieuVan, hoalongtrangChuyenGiaNemDa thích bài này.
  7. tifosimilan

    tifosimilan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    4.756
    Nga cảnh báo quyết định trao tư cách ứng viên cho Ukraine của EU sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực và "nô dịch" các nước láng giềng.

    "Với quyết định trao cho Ukraine và Moldova tư cách là các nước ứng cử viên, Liên minh châu Âu (EU) khẳng định rằng họ tiếp tục lợi dụng các nước SNG trên phương diện địa chính trị để kiềm chế Nga. Họ không tính tới hậu quả tiêu cực của động thái như vậy", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm 24/6. SNG là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập gồm các nước từng thuộc Liên Xô.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc bằng các mở rộng sang Ukraine và Moldova, EU đã "hy sinh những lý tưởng dân chủ của mình" cho "sự bành trướng không giới hạn và nô dịch về kinh tế, chính trị với các nước láng giềng".

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trước đó bình luận về việc EU trao tư cách ứng viên cho Ukraine, gọi đây là "vấn đề nội bộ của châu Âu" còn Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cũng nhận định việc Ukraine và Moldova muốn gia nhập EU không gây ra rủi ro nào cho Moskva vì khối này không phải liên minh quân sự.

    [​IMG]
    ChuyenGiaNemDaphuongbase thích bài này.
  8. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.584
    Đã được thích:
    18.383
    Bác @filber70 từ ngày Nga bị chặn đứng ở Kyiv là mất hút cmn hàng lươn luôn :D

    Bác ở đâu hiện hồn về chém với anh em đi nào.
  9. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Mình trao đổi chỗ này chút.

    Về nhân lực : Ucraina đã phải tổng động viên, người chạy ra nước ngoài hơn 10 triệu. Như vậy, nếu cuộc chiến kéo dài thì Ucraina sẽ chắc chắn đuối sức hơn Nga. Số quân chết trên chiến trường của Ucraina mình nghĩ cũng cao hơn nhưng phương tiện truyền thông của Phương tây hay đưa ảnh ra thôi. Ví dụ : bắt được mấy ông Nga thì đưa tin nhiều nhưng Nga nó bắt được hàng nghìn lính Ucraina.

    Về tài chính : Ucraina hiện nay không làm được ra tiền, trong khi Nga dự kiến tăng xuất khẩu năm nay dự kiến tăng 1/3 tiền. Mới 100 ngày đầu Nga thu về gần 100 tỷ USD trong khi bán dầu, khí ít hơn do giá tăng. Ucraina thì mỗi tháng phương tây phải tài trợ hàng tỷ USD để nuôi lính. Nhiều khoản tiền không phải cho không mà ghi nợ, sau thời bình phải trả. Như vậy, về tài chính thì Ucraina sẽ đuối hơn Nga. GDP đầu người của Ucraina giờ chắc không được 1000 USD.
    Phương tây cũng thiệt hại dự kiến khoảng 400 tỷ USD/năm nếu không lấy dầu Nga, chưa kể phải hỗ trợ kinh tế, vũ khí thì cũng thiệt hại kinh tế không kém Nga. EU giàu hơn Nga nhưng cuộc chiến này họ cũng tổn thất nhiều nên nhiều quốc gia EU không thích chiến tranh kéo dài.

    Về vũ khí : Nga sẽ không kịp sản xuất đủ bù nếu chiến tranh kéo dài, nhưng liệu có kéo dài được ít nhất 5 năm không? Rất khó vì nhiều bên muốn đình chiến. Do vậy, nói Nga tiêu hao nhưng họ có đủ dùng trong khoảng 3 năm thì Ucraina đã đuối không thể theo nổi cuộc chiến rồi.

    Về địa điểm chiến sự : Địa điểm chiến sự quan trọng trong mọi cuộc chiến. Để gây thiệt hại cho đối phương lớn nhất thì chiến trận cần diễn ra ở lãnh thổ đối phương. Cuộc chiến này, Nga tấn công vào Ucraina nhưng Ucraina không được tấn công tổng lực vào đất Nga, đó là điểm yếu của Ucraina. Khi cuộc chiến diễn ra ở đâu thì mọi đau khổ, mất mát sẽ dồn vào vùng chiến sự. Do vậy, Ucraina sẽ thiệt hại hơn rất nhiều so với Nga và khó kéo dài hơn.

    Tổng thể : Cuộc chiến nào cũng phải dẫn đến đàm phán khi 2 bên đi tới giới hạn chịu đựng, vấn đề là điều kiện đàm phán. Nếu Ucraina tự chủ được tài chính 1 phần của cuộc chiến và các bên khác được lợi, không mất nhiều thì cuộc chiến mới có điều kiện kéo dài hàng chục năm. Nga cũng xác định là không được thua vì thua là khuyến khích NATO thâm nhập theo vào các quốc gia tách ra từ Liên Xô cũ. Do vậy, Nga cũng sẽ quyết đánh đến cùng. Theo tôi, cuộc chiến này không kéo dài quá 3 năm thì buộc 1 trong 2 bên đuối hơn phải đàm phán.

    Sai lầm chiến lược của Ucraina là không trung lập, nghe ông phương tây cho quả hứa hão và để nổ ra Euromaidan. Ở thế kẹt giữa 2 đối thủ lớn lại tự đẩy mình vào làm chiến trường cho 2 bên tranh đấu là điều cực kỳ sai lầm. Ucraina chỉ có độc lập, tự cường khi có chính sách đối ngoại tốt, đoàn kết dân tộc, củng cố sức mạnh và ngày càng giàu lên, tận dụng vị trí địa chính trị của mình để kiếm tiền từ trung chuyển dầu, khí và thúc đẩy giao lưu kinh tế. Lúc đó EU và Nga đều bị đan xen lợi ích với Ucraina, có lợi ích lớn từ Ucraina hòa bình thì Ucraina sẽ có độc lập và lớn mạnh. Tiếc cho Ucraina không biết ở bên cạnh 2 lực lượng cường quốc hạt nhân thì phải ứng xử khéo để mình mạnh và cả 2 thằng nó không bắt nạt được. Ucraina phải hiểu, kể cả sau hòa bình, nếu quan hệ kinh tế EU và Nga bị suy thoái thì giá trị địa chính trị của Ucraina cũng không còn, Ucraina cũng khó phát triển.

    Thực sự tiếc cho Ucraina khi thế lớn của họ đã bị tổn thất, sau khôi phục nguyên khí quốc gia cũng mất hàng thập kỷ.
    Phyeudyeuusadok thích bài này.
  10. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.149
    Đã được thích:
    4.516
    Himars nó bắn như cắm chông vào mục tiêu như thế bào sao UCR nó đòi cho bằng được. 80km nó giã cho thì bọn nga nó chốn lên quận. Kho đạn với xăng dầu cứ gọi là nở hoa. Quá 80 km thì có UAV tự sát nó phang. Hazz. Đau đầu cho anh hói quá.
    goodbyeptphuongbase thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này