1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. coollover991

    coollover991 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    89
    [​IMG]
    Tình hình taiwan mới nhất: Ra sức quạt căng lên đi nào
    karate_hn thích bài này.
  2. coollover991

    coollover991 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    89
    Một đoàn 5 nghị sỹ Mỹ vừa hạ cánh thăm ĐL lúc 7.pm hôm Chủ nhật, chỉ sau chuyến thăm đảo của bà Pelosi hơn tuần. Đoàn gặp gỡ TT Tsai và các quan chức ĐL khác và thảo luận về đầu tư vào trong lĩnh vực bán dẫn. Trong chuyến thăm này đoàn Mỹ cho biết sẽ có nhiều tàu chiến và máy bay điều đến (qua) eo biển ĐL trong vài tuần tới.
    Tầu cứ tập trận tốn kém khoe cơ bắp, Tây họ cứ tới thăm đảo đều, rồi loa Tầu lại ca bài: "chúng tôi phản đối... vi phạm... " giống như xứ Ơ kìa vẫn làm; rất đúng với tầu bản chất mềm nắn rắn b.uông.
    Lần cập nhật cuối: 15/08/2022
    hoalongtrang thích bài này.
  3. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    387
    Các trang trại trồng cần sa ở Thái Lan đang làm ăn phát đạt. Việc dùng thuốc phiện làm ngu dân nhằm dễ cai trị chứng tỏ vua và chính phủ Thái là đám bất tài, không tự tin.
    Thái Lan rồi sẽ tự tụt hậu !
    --- Gộp bài viết: 09/10/2022, Bài cũ từ: 09/10/2022 ---
    Các trang trại trồng cần sa ở Thái Lan đang làm ăn phát đạt. Việc dùng thuốc phiện làm ngu dân nhằm dễ cai trị chứng tỏ vua và chính phủ Thái là đám bất tài, không tự tin.
    Thái Lan rồi sẽ tự tụt hậu !
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc tuần tra thường xuyên hơn, tạo ‘gánh nặng’ lên các khinh hạm lâu năm của Đài Loan

    Reuters - 11/10/2022

    Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết việc hải quân Trung Quốc tăng cường tuần tra gần Đài Loan kể từ tháng 8 đang đặt “gánh nặng” lên đội tàu hộ vệ già cỗi của hòn đảo vốn đang chật vật duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu, Reuters dẫn thông tin từ bộ tường thuật hôm 11/10.

    Trong một báo cáo trình trước quốc hội để được duyệt ngân sách cho một lớp tàu hộ vệ mới, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết số lượng tàu Trung Quốc thường xuyên tuần tra ở các vùng biển gần Đài Loan đã tăng gấp đôi, hiện nay là từ 4 đến 5 chiếc mỗi ngày.

    Báo cáo cho biết phía Trung Quốc đã mở rộng khu vực mà các tàu hoạt động, từ mức tuần tra “thường xuyên” ở eo biển Đài Loan đến mức thường xuyên điều tàu vào vùng biển ngoài khơi phía tây nam và bắc Đài Loan.

    “Hải quân phải cử lực lượng tương ứng để giám sát mỗi ngày, và cử lực lượng bổ sung để ứng phó tùy thuộc vào mức độ đe dọa, điều này đang gây ra gánh nặng cho một số tàu cũ hơn”.

    Bộ cho biết Hải quân Đài Loan chỉ có 26 tàu chiến chủ lực, trong đó có 6 khinh hạm lớp Chi Yang đã hoạt động trong 3 thập kỷ, có trang thiết bị cũ và ngày càng khó bảo trì an toàn.

    “Hiện tại, họ đang phải vất vả để bảo trì các thiết bị phù hợp và thực hiện các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu khác nhau”.

    Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, bao gồm hai tàu sân bay đã được đưa vào hoạt động và một tàu sân bay thứ ba được hạ thủy vào tháng 6, và tổng cộng dự kiến sẽ tăng lên 460 tàu các loại vào năm 2030.

    Các khinh hạm lớp Chi Yang của Đài Loan được Hoa Kỳ chế tạo vào những năm 1970 và được Đài Loan đưa vào biên chế vào năm 1992.
  5. huntinghunter

    huntinghunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    1.791
    Đã được thích:
    714
    Việt Nam thúc đẩy lớn mở rộng các tiền đồn ở Biển Đông - viện nghiên cứu chiến lược của Mỹ báo cáo

    Câu chuyện của David Brunnstrom • 2022-12-15 3:17 chiều


    WASHINGTON (Reuters) - Việt Nam đã tiến hành mở rộng lớn công tác nạo vét và san lấp tại một số tiền đồn ở Biển Đông trong nửa cuối năm nay, báo hiệu ý định củng cố đáng kể các tuyên bố chủ quyền của mình trên tuyến đường thủy tranh chấp, một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ đưa tin hôm thứ Tư.

    Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Washington cho biết công trình ở quần đảo Trường Sa, nơi cũng được Trung Quốc và các nước khác tuyên bố chủ quyền, đã tạo ra khoảng 420 mẫu Anh (170 ha) đất mới và nâng tổng diện tích mà Việt Nam đã bồi đắp trong thập kỷ qua lên 540 mẫu Anh (220 ha).

    Dựa trên những phát hiện của mình về hình ảnh vệ tinh thương mại, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của CSIS cho biết nỗ lực này bao gồm công việc mở rộng mặt bằng tại bốn địa điểm và nạo vét mới tại năm địa điểm khác.

    "Quy mô của công trình san lấp, mặc dù vẫn còn thấp hơn nhiều so với hơn 3.200 mẫu đất do Trung Quốc tạo ra từ năm 2013 đến năm 2016, nhưng lớn hơn đáng kể so với những nỗ lực trước đây từ Việt Nam và thể hiện một động thái lớn hướng tới việc củng cố vị thế của mình ở Trường Sa", báo cáo cho biết.

    Đại sứ quán Việt Nam tại Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về thông tin này.

    AMTI cho biết các tiền đồn cỡ trung của Việt Nam tại đảo Nam yết, rạn san hô Pearson và Sand Cay đang được mở rộng lớn, với một cảng nạo vét có khả năng chứa các tàu lớn hơn đã hình thành tại Nam yết và Pearson.

    Đảo Nam yết, rộng 117 mẫu Anh (47 ha) và Đá Pearson, rộng 119 mẫu Anh (48 ha), cả hai hiện đều lớn hơn đảo Trường Sa với diện tích 97 mẫu Anh (39 ha), vốn là tiền đồn lớn nhất của Việt Nam trước đây. Rạn san hô Tennent, nơi trước đây chỉ có hai cấu trúc nhỏ, hiện phifng ra 64 mẫu Anh (26 ha) đất nhân tạo, báo cáo cho biết.

    AMTI cho biết Việt Nam đã sử dụng máy nạo vét vỏ sò để múc các phần của rạn san hô nông và lắng đọng trầm tích để chôn lấp, một quá trình ít tàn phá hơn so với việc nạo vét mà Trung Quốc đã sử dụng để xây dựng các đảo nhân tạo của mình.

    "Nhưng các hoạt động nạo vét và san lấp của Việt Nam vào năm 2022 là rất đáng kể và báo hiệu ý định củng cố đáng kể các thực thể bị chiếm đóng ở Trường Sa," báo cáo cho biết.

    "Việc cơ sở hạ tầng các tiền đồn mở rộng vẫn còn được nhìn thấy từ trên không. Liệu Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác có phản ứng ở mức độ nào hay không sẽ rất đáng để theo dõi", báo cáo cho biết.

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông và đã thiết lập các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng ở đó. Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines đều có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên biển, nơi được đan xen bởi các tuyến hàng hải quan trọng và chứa các mỏ khí đốt và ngư trường phong phú.

    (Phóng sự: David Brunnstrom; Jonathan Oatis biên tập)


    Link
    Vietnam in big push to expand South China Sea outposts - U.S. think tank (msn.com)
    TranTrungHP thích bài này.
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    CSIS: Việt Nam mở rộng ‘đáng kể’ Trường Sa

    15/12/2022 - VOA Tiếng Việt


    Việt Nam đã tiến hành mở rộng đáng kể công việc nạo vét và bồi đắp tại một số tiền đồn ở Biển Đông trong nửa cuối năm nay, cho thấy ý định củng cố thêm nhiều các tuyên bố chủ quyền của mình ở vùng Biển Đông có tranh chấp, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS).


    Báo cáo mới đưa ra của CSIS, có trụ sở ở Washington DC của Mỹ, nói rằng việc mở rộng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc và các nước khác trong khu vực cũng có tranh chấp chủ quyền, đã tạo ra khoảng 170ha đất mới và nâng tổng diện tích mà Việt Nam đã mở rộng trong thập kỷ qua lên gần 220ha.


    Dựa trên các hình ảnh chụp từ vệ tinh thương mại, chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) của CSIS cho biết các hoạt động mà Việt Nam tiến hành bao gồm mở rộng công việc bồi đắp tại bốn thực thể và nạo vét tại năm thực thể khác.


    “Quy mô của hoạt động bồi đắp, mặc dù vẫn còn kém xa so với hơn 3.200 mẫu (gần 1.230ha) đất do Trung Quốc mở rộng từ năm 2013 đến 2016, đã lớn hơn đáng kể so với những nỗ lực trước đây của Việt Nam và cho thấy một động thái lớn nhằm củng cố vị thế của Việt Nam ở Trường Sa,” báo cáo viết.


    Việt Nam chưa có phản ứng gì trước những thông tin từ bản báo cáo của trung tâm nghiên cứu Mỹ. VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.


    Báo cáo cho biết phạm vi của hoạt động bồi đắp tại 4 đảo Nam Yết, Phan Vinh, Sơn Ca và Tiên Nữ “đã mở rộng đáng kể” kể từ khi AMTI ghi nhận hồi tháng 7.


    Việt Nam bắt đầu nạo vét và bồi đắp mới tại Nam Yết, Phan Vinh và Sơn Ca từ tháng 10/2021, theo AMTI. Phát hiện của AMTI trong báo cáo mới cho thấy các tiền đồn cỡ vừa của Việt Nam tại ba đảo này đang được mở rộng với quy mô lớn, với một cảng nạo vét có khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn được thiết lập tại Nam Yết và Phan Vinh.


    Cả Nam Yết, rộng 47ha, và Phan Vinh, rộng 48ha, đều lớn hơn đảo Trường Sa 39ha, nơi từng là tiền đồn lớn nhất của Việt Nam. Theo AMTI, Đá Tiên nữ, nơi trước đấy chỉ có hai cấu trúc đặt ụ súng nhỏ, hiện có 26ha đất nhân tạo.


    Báo cáo nói rằng Việt Nam đã dùng tàu nạo vét vỏ sò để xúc các phần của rạn san hô nông và lắng đọng trầm tích để bồi đắp, một quá trình, mà theo AMTI, ít gây phá hoại hơn so với việc nạo vét bằng máy cắt-hút mà Trung Quốc sử dụng để xây dựng các đảo nhân tạo.


    “Tuy nhiên, các hoạt động nạo vét và bồi đắp của Việt Nam trong năm 2022 là đáng kể và cho thấy ý định củng cố lớn các thực thể mà nước này chiếm đóng ở Trường Sa,” AMTI nói trong báo cáo.


    Viện nghiên cứu của Mỹ cho rằng còn phải xem các tiền đồn mở rộng này sẽ có những cơ sở hạ tầng gì.


    “Liệu Trung Quốc và các bên có tuyên bố chủ quyền có phản ứng hay không và ở mức độ nào sẽ còn phải chờ xem,” báo cáo của AMTI viết.


    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông với cái gọi là “đường 9 đoạn” mà nước này đơn phương đưa ra nhưng đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye bác bỏ trong vụ kiện của Philippines cách đây 6 năm. Trung Quốc đã thiết lập nhiều tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng. Việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đã bị Mỹ, Việt Nam và nhiều nước phản đối.


    Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, các nước trong khu vực, gồm Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên vùng biển giàu tài nguyên và có tuyến đường thủy quan trọng của thế giới.


    Một khảo sát của CSIS đưa ra trước đây nói rằng Việt Nam đã âm thầm nâng cấp việc xây dựng các cơ sở vật chất ở quần đảo Trường Sa nhưng không có ý định quân sự hóa trên vùng Biển Đông như Trung Quốc.


    Việt Nam hiện đang chiếm cứ khoảng 40 tiền đồn trải rộng trên 27 thực thề xung quanh quần đảo Trường Sa. Trong số đó, theo AMTI, chỉ có 10 có thể được gọi là đảo nhỏ trong khi phần còn lại là các bãi đá ngầm nằm bên dưới mặt nước.
    congaubeo thích bài này.
  7. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    675
    Có 2 tin hot gần đây mà không thấy bác nào đăng nhỉ.
    - VN và Indo đã phân định xong vùng đặc quyền kinh tế trên biển.
    - Khựa dường như đang tiến hành bồi đắp thêm 4 thực thể ở Trường Sa (Én Đất, Ba Đầu,...). Cái giá để cho nó đồng ý ngồi vào và tiến tới ký kết COC chăng?
  8. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.006
    Đã được thích:
    3.445
    tớ nghĩ TQ nó ko quan tâm, ko đề cao và cũng không thèm ngó tới cái COC đó đâu, trước ta với nó cũng lập đường dây nóng rồi vài ngày sau vụ tiềm kiếm máy bay MH-370 thì nó kéo giàn khoan qua như chốn ko người.
    usadok, yetkieutre100dot thích bài này.
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Nhìn lại tình hình Biển Đông trong năm 2022


    31/12/2022

    VOA Tiếng Việt


    Trung Quốc trong năm 2022 tiếp tục khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng Biển Đông rộng lớn bằng những hành động ngày càng mang tính cưỡng ép và hăm dọa, và điều này có thể gây bất lợi cho Bắc Kinh vì các nước láng giềng đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ để làm đối trọng, theo nhận định của giới quan sát.

    Biển Đông, nơi chứa trữ lượng hải sản và khoáng sản phong phú và là thủy lộ quan trọng cho thương mại toàn cầu, trong những năm gần đây đã chứng kiến căng thẳng bùng lên liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines.

    Trung Quốc từ chối công nhận chủ quyền của năm nước kia đối với một phần hoặc cả vùng biển và bác bỏ phán quyết của một tòa án trọng tài quốc tế vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền lịch sử rộng lớn của nước này vào năm 2016 theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.

    Vào tháng 3, Trung Quốc khẳng định họ có quyền phát triển các đảo ở Biển Đông nhưý muốn sau khi Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số những hòn đảo mà họ xây cất ở Biển Đông, trang bị các hệ thống phi đạn chống hạm và chống máy bay, thiết bị gây nhiễu và laser, cũng như máy bay chiến đấu.

    Vào tháng 5, Trung Quốc cấm tàu thuyền và máy bay tiến vào vùng Biển Đông đang tranh chấp trong khi tiến hành các cuộc tập trận quân sự trùng với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào việc chống lại điều mà Mỹ xem là mối đe dọa từ Bắc Kinh.

    Các nước Mỹ, Úc và Canada cũng báo cáo những vụ việc mà trong đó tàu và máy bay của Trung Quốc bị nói là nghênh cản, đeo bám hoặc quấy nhiễu tàu và máy bay của các nước này thực hiện các nhiệm vụ trong hải phận hoặc không phận quốc tế theo quan điểm của họ.

    Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và một nhà quan sát Biển Đông nhiều năm, nhận định tất cả những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông “không hề giảm bớt” so với các năm khác vàđiều này cho thấy dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì“tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông không hề thay đổi.”

    “Năm 2020 là năm mà Trung Quốc bắt đầu gặp rất nhiều khó khăn về dịch bệnh [COVID-19] nhưng họ vẫn không ngơi các hành động của họ trên khu vực Biển Đông, khẳng định sức mạnh của họ cũng như tăng cường sự diện diện của họ,”ông nói. “Cho đến năm 2022 cũng vậy khi mà cả thế giới đang tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, và bản thân Trung Quốc cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ không lợi dụng làm giống như Nga đã làm ở Ukraine. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông vẫn luôn luôn thể hiện.”

    Nhà quan sát này liệt kê những vụ việc mà trong đó Trung Quốc bị nói là xâm phạm vùng nhận diện phòng không hoặc vùng trời của Malaysia hay cho tàu vào “quấy nhiễu” trong vùng biển Bắc Natuna của Indonesia và các nước khác, cũng như tăng cường bồi lấp những thực thể mà nước này kiểm soát.

    “Dựa trên tất cả những hành động đó thì có thể thấy một điều rằng là dự báo trong năm 2023 chắc chắn những hành động của Trung Quốc không hề suy giảm bởi vì mục tiêu của họ là chiếm đoạt Biển Đông để họ trở thành cường quốc. Từ sức mạnh đó họ có thể cạnh tranh với sức mạnh của nước Mỹ.”

    Mỹ không có lập trường chính thức ủng hộ nước nào trong những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng luôn nói họ có toàn quyền hoạt động ở nơi mà họ xem là vùng biển quốc tế. Điều này bao gồm điều tàu chiến của Hải quân Mỹđi ngang qua các thực thể do Trung Quốc nắm giữ, bao gồm các đảo nhân tạo được trang bịđường băng và các cơ sở quân sự khác.

    Vào tháng 1, một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ mang tên “Ranh giới trên Biển” khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông gần như hoàn toàn vô giá trị. Nó cũng nói rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hơn 100 thực thể ngập nước khi thủy triều lên là không phù hợp với luật pháp quốc tế; rằng yêu sách bao phủ vùng biển rộng lớn không có sơ sở trong luật pháp quốc tế; và rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển dựa trên việc định danh từng nhóm đảo như một tổng thể là“không được luật pháp quốc tế cho phép.”

    “Các yêu sách hàng hải rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế nhưđược phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,” nghiên cứu của Mỹ nói.

    Về phần mình, Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họđối với vùng biển đãđược xác lập qua một thời kì lịch sử lâu dài và bác bỏ lập luận của phía Mỹ là“tùy tiện diễn giải sai công ước.”

    Gregory Poling, nhà nghiên cứu cao cấp và giám đốc Chương trình Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói những hành động mang tính “cưỡng ép” của Trung Quốc đang đưa tới một sự dịch chuyển chính sách ở Philippines về Biển Đông, điều màông nói là diễn biến quan trọng nhất ở khu vực này trong năm 2022.

    “Dưới chính quyền mới của Marcos Jr., Philippines đang nhanh chóng hiện đại hóa quan hệđồng minh với Mỹ và kháng cự một cách công khai hơn những hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông,”ông nói.

    “Bắc Kinh đã tăng tốc điều đó bằng cách ngăn chặn các nhiệm vụ tiếp tế của Philippines tới các tiền đồn của họ, bao vây các rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bằng các tàu dân quân, và gần đây nhất là nghênh cản một cách nguy hiểm một tàu Tuần duyên của Philippines đang kéo các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc rơi xuống gần một trong những hòn đảo do Philippines chiếm giữ.”

    Ông nói thêm:

    “Bất chấp những lời lẽ về chuyện giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, Trung Quốc dường như không thể thay đổi hướng đi ở Biển Đông—họ tiếp tục dựa vào sự cưỡng ép và bắt nạt để thúc đẩy các yêu sách của mình theo cách liên tục thúc đẩy các bên đoi chủ quyền ởĐông Nam Á tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, với nhau và với các bên ngoài khu vực khác. Điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì Trung Quốc mong muốn.”

    Chuyên gia Hoàng Việt lưu ý rằng Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp chủ quyền đôi khi căng thẳng với Trung Quốc, trong những năm gần đây đang thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc gia khác ngoài khu vực tranh chấp bao gồm Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu, Nhật Bản vàẤn Độ. Tất cả các nước này từng lên tiếng ủng hộ một vùng Biển Đông tự do và rộng mở cũng như bày tỏ lo ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong khu vực.

    “Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Áđều muốn thực sự vấn đề Biển Đông không chỉ còn là vấn đề riêng của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc nữa mà nó là vấn đề của thế giới, bởi vì Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trên toàn thế giới,”ông nói.
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc dự kiến đưa tàu sân bay Phúc Kiến chạy thử trên biển trong năm nay

    RFA
    2023.01.03

    Trung Quốc dự kiến đưa tàu sân bay thứ ba của nước này mang tên Phúc Kiến chạy thử trên biển trong năm 2023.

    Tờ Tiền Phong dẫn lời Phó hạm trưởng con tàu –Qian Shumin trong video đăng tải ngày 3/1/2023 rằng trong năm mới, chúng tôi tập trung cho các chuyến thử nghiệm trên biển và tiếp tục góp phần thực hiện những mục tiêu trăm năm của quân đội.

    Tàu Phúc Kiến là chiếc tàu sân bay đầu tiên được thiết kế và đóng hoàn toàn bởi công nghệ nội địa, so với hai chiếc trước đó là Liêu Ninh và Sơn Đông có nguồn gốc từ Liên Xô cũ. Tàu này hiện đại tương đương tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ.

    Tàu Phúc Kiến dự kiến sẽ thường xuyên hiện diện ở eo biển Đài Loan, và chắc chắn sẽ đóng vai trò đáng kể nếu xung đột xảy ra ở khu vực này.

    Hôm 17 tháng 6, hãng tin Reuters đưa tin Trung Quốc đã tổ chức lễ hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ ba mang tên Phúc Kiến. Động thái trên diễn ra chỉ mấy ngày sau khi ông Tập Cận Bình ký sắc lệnh cho phép quân đội Trung Quốc thực hiện chiến dịch quân sự ở nước ngoài.

    Trao đổi với Đài Á châu Tự do ngay trong ngày 17/6, thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông và quan hệ quốc tế, cho biết với việc Trung Quốc có thêm hàng không mẫu hạm thứ ba, cán cân quân sự ở khu vực lệch hẳn về Bắc Kinh.

    “Nếu mà so sánh trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt khu vực Biển Đông thì rõ ràng là không có quốc gia nào ở khu vực này có thể theo kịp được với Trung Quốc. Gần đây Trung Quốc tuyên bố về những máy bay như J20, rồi đến bây giờ với cái tàu sân bay như vậy thì rõ ràng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở trên biển đã vượt trội rất nhiều lần so với các quốc gia Đông Nam Á”.

Chia sẻ trang này