1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghiệp Quốc phòng Vn ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi great_sephiroth, 30/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    1 người cho vay bao giờ cũng muốn biết được khả năng trả lợ và vay để nàm gì? Nếu họ cho vay thì tất nhiên thỏa mãn ít nhất là điều kiện đầu[:D].
    .
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Tất nhiên là họ biết khả năng của ta đến đâu, vì rủi ro ta cao nên họ đòi lãi cao, mà lãi cao thì ta lại sợ ==> chưa có cái trái phiếu nào giao dịch thành công!

    Còn với những nước rủi ro thấp như Mỹ, Đức, Anh, Nhật thì nhà đầu tư quốc tế sẵn sàng chấp nhận lãi thấp hơn (TQ hiện ôm một đống trái phiếu chính phủ của các nước này)

    Vụ Vinashin là ví dụ điển hình, Vinashin bùng nợ các quỹ đầu tư và ngân hàng nước ngoài kha khá, chính phủ ta bảo lãnh cho Vinashin cũng cóc tiền giả ==> chính phủ cũng bùng luôn ==> điểm tín dụng cả nước bị hạ thê thảm ==> giờ ta muốn bán trái phiếu hay đi vay (bán trái phiếu thực chất cũng là đi vay) đều phải chịu lãi suất cao!
  3. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Cái này em nghĩ là viết không rõ ràng dễ gây hiểu nhầm bác ạ. Lợi nhuận cho nhà đầu tư khác với lãi suất vay bác ạ. Lợi nhuận cho nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu sẽ đến từ coupon, do thay đổi giá trái phiếu, và do lỗ lãi từ chuyển đổi ngoại tệ. Cái lợi nhuận lớn nhất thường là do giá trái phiếu thay đổi khi biến động về lãi suất, lãi suất tăng giá trái phiểu giảm và ngược lại hoặc do chuyển đội ngoại tệ .

    Về lãi suất huy động hiện nay của Việt Nam:
    Trái phiếu chính phủ VN 10 năm mệnh giá VND: lãi suất khoảng 10.33%.
    Trái phiếu chính phủ VN năm mệnh giá USD: lãi suất trung bình 4.06%

    Nguồn:
    http://asianbondsonline.adb.org/vietnam.php
    http://www.tradingeconomics.com/vietnam/government-bond-yield
    http://www.businessweek.com/news/20...r-bonds-defy-moody-s-downgrade-southeast-asia
  4. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Viettel sản xuất thành công điện thoại di động

    QĐND - Thứ Sáu, 12/10/2012, 18:7 (GMT+7)
    QĐND Online - Chiều ngày 12-10, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, chiếc điện thoại di động Sumo 2G V6206 đầu tiên do Viettel tự sản xuất trên dây chuyền của mình đã xuất xưởng và hoạt động đảm bảo chỉ tiêu chất lượng. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của Viettel trong chiến lược tự sản xuất thiết bị viễn thông trong và ngoài quân đội.
    [​IMG]
    Các kỹ sư của Viettel tự nghiên cứu và sản xuất thành công chiếc điện thoại di động Sumo 2G V6206

    Hướng vào nhóm khách hàng phổ thông, Sumo 2G V6206 là điện thoại có chức năng 2 sim 2 sóng, thiết kế nhỏ gọn với trọng lượng 70 gram, hoạt động trên băng tần 900/1800 MHz, thực hiện cuộc gọi liên tục 5 giờ. Kết nối mạng dựa trên sóng 2G GSM và GPRS (Class 10). Sumo 2G V6206 được trang bị màn hình TFT 262 nghìn màu, kích thước 1,77 inch độ phân giải 128 x 160 pixel. Bên cạnh đó là các tính năng giải trí như nghe đài FM, nghe nhạc MP3, chụp ảnh, quay phim, khe cắm thẻ nhớ microSD cho phép mở rộng bộ nhớ tới 32GB. Với những tính năng trên, Sumo 2G V6206 được trang bị pin 900 mAh, đem lại thời gian chờ lên tới 200 giờ và thời gian đàm thoại liên tục 5 giờ.
    Sản phẩm do Viettel tự chế tạo hoàn toàn với quy trình sản xuất và lắp ráp được thực hiện trên dây chuyền sản xuất thiết bị tại Công ty Thông tin M1. Dự kiến sau khi đánh giá về toàn diện hiệu quả sản xuất, điện thoại Sumo 2G V6206 sẽ được chế tạo với số lượng lớn và phân phối tại các thị trường Viettel có triển khai kinh doanh.
    Sản xuất thiết bị là 1 trong 4 trụ quan trọng trong chiến lược phát triển của Viettel. Nhiệm vụ chính nhằm làm chủ công nghệ và tự sản xuất các loại thiết bị viễn thông, từ điện thoại di động cơ bản, smartphone, USB 3G và máy tính PC All-in-one (tất cả trong một).
    Trong năm 2011, Viettel đã chế tạo thành công USB 3G và nhiều loại thiết bị tự động điều khiển như: Thiết bị cảnh báo sóng thần, thiết bị cảnh báo hồ chứa nước, thiết bị giám sát nhà trạm, tủ nguồn,... Không giống nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam, những thiết bị viễn thông do Viettel sản xuất được chuẩn bị sẵn thị trường rộng lớn trong và ngoài nước.
    Và đây nữa (Đổ xô mua nhà 10 triệu đồng/m2):
    http://www.anninhthudo.vn/Kinh-doanh/Do-xo-mua-nha-10-trieu-dongm2/469185.antd
  5. --cratos--

    --cratos-- Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Nói về vinashin, các bác thạo tin cho biết vụ vinashin xử lý thế nào rồi.
    Mình nghe nói toàn bộ nợ của Vinashin đc 1 tập đoàn trong nước mua lại hết rồi. Không biết có đúng không
  6. Jenna.87

    Jenna.87 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    5
    napster90, trái phiếu chính phủ hoặc chính phủ bảo lãnh phát hành ở nước ngoài có lãi suất cố định, không bao giờ tăng giảm.

    Lãi suất ở Mỹ trước khủng hoảng là 4,5%, trong khủng hoảnh hạ xuống gần 0%.

    Mua trái phiếu chính phủ không bao giờ có rủi ro các con giời ạ. CP này đổ CP khác phải trả. Đổi lại chúng bao giờ cũng lãi thấp hơn cổ phiếu.

    Nhìn lại đi, thấp nhể !!! Bán nước là đây chứ đâu.
  7. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Hehe đây là ngành nghề của em bác ạ :D
    Cái lãi suất mà nói tới ở đây là lãi suất huy động nếu giả sử chính phủ phát hành trái phiếu để vay tiền tại thời điểm này bác ạ. Như tại thời điểm này phát hành trái phiếu thì lãi suất là 10%. Cái lãi suất này biến động tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và nước phát hành. Bác có thể xem lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ qua các thời kì có biến động khá nhiều đấy ạ.
    Cái lãi suất mà không thay đổi bác nói chắc là coupon rate (tỉ lệ lợi tức trên mệnh giá trái phiếu).
    Cái bác nói về rủi ro chính phủ phá sản thì k đúng đâu bác ạ [:D]
    Nhưng đây là diễn đàn GDQP nên là không nên lạc đề hehe.
  8. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Ờ, chả thằng đầu tư nào đi nhìn cái lãi suất danh nghĩa ghi trên miếng coupon để mà mua đâu ạ. Đúng là cóc biết gì về kinh tế, trái phiếu, cổ phiếu, đi google được mấy chứ bỏ lên đây nói nhăng nói cuội, google thêm công thức tính giá trị thực của trái phiếu rồi lên đây người ta bày thêm cho chứ lôi trái suất ghi trên miếng coupon vào nổ người ta cười cho đấy.
  9. Jenna.87

    Jenna.87 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    5
    Oạch! cậu đúng như sách nhưng sai trong thực tế.

    Trái phiếu CP phát hành ở nước ngoài tính bằng đô chứ chả thằng tây nào tính tiền vịt cả.

    Đi vay thì phải thế chấp, như DN đi vay ngân hàng thế chấp bằng nhà xưởng đất đai chẳng hạn.

    Trái phiếu CP cũng là đi vay có thế chấp. Ai đó có thể hỏi thế thế chấp bằng cái gì? Bằng 90 triệu dân, trong đó có cả cái mạng của cậu đấy.

    Dĩ nhiên, trong lịch sử cũng có bùng chạc, tỷ dụ như Cuba bùng, Vịt bùng năm 1945.
  10. Daccongm1

    Daccongm1 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    90
    Một bài tuy dài nhưng em thấy rất hay , hi vọng các bác bỏ chút thời gian đọc để biết thêm về những con người tài năng thực sự , có tâm huyết với nước nhà



    Nguyễn Tăng Cường và 'ván bài' thủy điện Sơn La
    “28 triệu người ở hạ lưu, trong đó có TP Hà Nội sẽ chìm trong biển nước, ai sẽ chịu trách nhiệm?”. Câu nói đó cứ ám ảnh mãi Nguyễn Tăng Cường, Giám đốc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Ninh Bình), khi anh mạo hiểm đánh cược toàn bộ tài sản, tính mạng và danh dự của mình để “được” làm cần cẩu 1.200 tấn cho thủy điện Sơn La.
    [​IMG]

    Những người “nghe” nhịp thở sông Đà
    Sự kỳ vĩ ở cuối trời Tây Bắc

    Xem bài khác trên Vef.vn

    Ông Cường, nói được làm được

    Chỉ còn 2 tháng nữa, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á sẽ khánh thành. Đã có khoảng 12.000 cán bộ công nhân đã làm việc không ngừng nghỉ suốt 5 năm qua để làm nên công trình này. Sẽ có rất nhiều câu chuyện về cống hiến, sáng tạo và cả hy sinh để có được thành công này. Trong số đó đến chuyện Anh hùng lao động Nguyễn Tăng Cường chế tạo chiếc cần cẩu 1.200 tấn.

    Câu chuyện ấy giống như một “ván bài khoa học” mà sự rủi ro lắm khi lại nhiều hơn may mắn, cái được- mất, thắng - thua thường không thể nói trước cho đến khi kết quả cuối cùng có thể sờ được, mắt thấy, tai nghe.

    Gặp Nguyễn Tăng Cường bốn năm sau ngày quyết định “đánh cược” làm cẩu 1200 tấn ở thủy điện Sơn La, anh tâm tư: “Ngày ấy, mình chỉ có duy nhất suy nghĩ, nếu không quyết tâm làm thì bao giờ mới có cơ hội chứng minh Việt Nam có thể làm được cần cẩu hạng nặng, làm chủ công nghệ chế tạo những máy móc nâng hạ thiết bị siêu trường, siêu trọng?”

    Anh nói: “Nếu như thủy điện Sơn La đưa ra đấu thấu thiết bị cần cẩu hạng nặng, chắc chắn Trung Quốc sẽ trúng thầu, vì giá rẻ. Nhưng công nghệ, chất lượng là một câu hỏi. Còn nếu mua đồ ngoại, chúng ta sẽ phải trả tới 25-26 triệu USD cho chiếc cần cẩu châu Âu. Còn tôi, tôi chỉ bán với cái giá 8,5 triệu USD và tôi tin là mình sẽ đáp ứng được mọi điều kiện về chất lượng!”

    Bài toán giá thành nghe rất hấp dẫn. Nhưng ông Cường và DN của mình ngày ấy đã có gì để chứng minh cho EVN, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học công nghệ… về lời nói của mình?.


    Giới thiệu về các thành tựu trong sáng tạo công nghệ.

    Thực tế, lúc đó dù đã khá nổi tiếng nhưng người ta chỉ biết ông Cường đã được cẩu 500 tấn ở thủy điện Sê - San 3 trong vòng 2 tháng 15 ngày. Nhờ đó, đã cứu cánh cho công trình trước bàn thua trông thấy khi có thể phải trả lãi vay quá hạn 250 tỷ đồng vì bị đối tác nước ngoài giao chậm hàng hơn 1 năm rưỡi. Chuyện này khiến cho ngành điện bất ngờ, “không tưởng tượng nổi” là “ ông Cường nói được, làm được”.

    Ông cường cũng đã được mệnh danh là “vua thép” khi cung cấp hàng loạt thiết bị phụ tùng chế tạo bằng thép đặc chủng trong các nhà máy xi măng, hóa chất, đóng tàu… Ông đã được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, được Huân chương lao động hạng Nhất…

    Nhưng dường như tất cả đó cũng vẫn chưa đủ phá tan định kiến “DN Việt Nam không thể chế tạo được chiếc cần cẩu tới 1.200 tấn!” Đây gần như là một thách thức, một ván bài khoa học và kinh tế đầy mạo hiểm, vì chưa có ai ở Việt Nam, kể cả anh Cường, làm cần cẩn 1.200 tấn. Tất cả đều đứng trước lựa chọn: Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nếu thành công thì không sao, nếu thất bại thì tai họa rất lớn. Vì thế, có thể, có những người ủng hộ anh nhưng lại chẳng dám nói ra!

    Hồi ấy, trong một hội thảo về thủy điện Sơn La, người ta gay gắt phản đối Nguyễn Tăng Cường vì “nếu không may chiếc cần cẩu bị trục trặc kỹ thuật, làm vỡ đập, 28 triệu dân ở hạ lưu, trong đó có Tp Hà Nội sẽ bị chìm trong biển nước, ai sẽ chịu trách nhiệm?”

    Nguyễn Tăng Cường cũng gay gắt không kém: “ Ở hạ lưu, tôi còn anh em ruột thịt, còn đồng nghiệp, đồng chí, không lẽ tôi không có trách nhiệm sao? Tôi làm còn vì lòng tự tôn dân tộc Việt Nam! Tôi đánh cược với toàn bộ tính mạng, tài sản và danh hiệu Anh hùng Lao động để khẳng định là tôi làm được!”

    Rồi anh nói: “Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại. Nếu mình không làm gì thì chẳng có gì chứng minh rằng mục tiêu đó đạt được”.
    “Bây giờ thành công rồi, cần cẩu hoạt động lắp rotor cho 6 tổ máy chưa bao giờ bị hỏng, mình mới tạm thở phào nhẹ nhõm”, anh tâm sự.

    Những sáng tạo trên công trường thế kỷ

    Đối với những người ngoài cuộc, thật khó để giải thích vì sao việc làm cẩu 1200 tấn lại đặc biệt đến thế. Nhưng chỉ cần biết rằng, mức độ an toàn, chính xác cho thiết bị này phải là tuyệt đối. Một chiếc cần cẩu thả rotor nặng cả nghìn tấn vào lỗ tổ máy, chỉ có “chừa” khoảng cách 8mm, nếu sai sót, cần cẩu thả chệnh đi, va vào một bên đi là coi như hỏng cả công trình, là tai họa. Trên thế giới, sự cố lắp đặt các rotor do cần cẩu đâu phải ít.

    Khi nói chuyện thủy điện Sơn La đã đi sớm tiến độ 2 năm, Nguyễn Tăng Cường cho biết: “Công trình thủy điện nào cũng có 2 phần xây dựng và phần lắp máy. Muốn sử dụng công nghệ gì thì cũng phải bằng ấy năm mới xong được, theo quy trình rất rõ ràng”.

    Nhưng vấn đề sớm 2 năm ở đây chính là sáng kiến thay đổi quy trình công nghệ lắp máy đó. Theo giải pháp đã được thẩm định, khi xây đập lên đỉnh cao là 228 m xong, mới bắt đầu lắp cần cẩu, thử các cửa van 17.000 tấn để xem có kín, khít không. Sau đó, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước mới cho tích nước mất khoảng 9 tháng, thử mất 11 tháng, lắp cần cẩu mất 3 tháng. Vây là toàn bộ quy trình thông thường sẽ mất tới 23 tháng”.

    Nhưng khi đó, một giải pháp khác được đề ra. Đó là khi lên đến cao trình có 162m, anh Cường đã cho lắp một “cẩu chân què” của cẩu, xây đến đâu, thử cửa van luôn đến đó, làm cuốn chiếu 2 trong 1. Nhờ đó mà rút ngắn thời gian 2 năm.

    “Sáng kiến đó là của anh Nguyễn Bá Tân, một chuyên gia đầy kinh nghiệm của công ty Tư vấn xây dựng điện 1, rất giỏi và có nhiều đóng góp lớn cho thủy điện Sơn La. Mình chỉ là người thực thi dưới sự chấp thuận của Ban quản lý và bác Thái Phụng Nê”, anh Cường nhấn mạnh.

    Lúc lắp rotor đầu tiên ở thủy điện Sơn La, Nguyễn Tăng Cường cũng hồi hộp nhưng anh bảo, vẫn không bằng vụ lắp cần cẩu đầu tiên ở thủy điện Sesan 3. Vì đó là lúc, anh chưa bao giờ làm cho công trình thủy điện.
    Cũng bắt đầu tư đây, EVN đã hợp tác với xí nghiệp cơ khí Quang Trung trong việc cung cấp cần cẩu cho hàng loạt các dự án thủy điện khác như Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Sông Tranh, Huội Quảng, Bản Chát, Hủa Na. Tới đây, thủy điện Lai Châu cũng được sự chấp thuận của Thủ tướng tiếp tục cho xí nghiệp cơ khí Quang Trung làm cần cẩu hạng nặng.


    Ông Cường cùng các kỹ sư ngiên cứu các thiết kế kỹ thuật.

    Thương hiệu cơ khí chế tạo Việt

    Nguyễn Tăng Cường đã làm cả giới cơ khí chế tạo máy nể phục! Vì anh nói được, làm được. Anh đã cho người ta thấy “sức mạnh” của 5 giải pháp chế tạo cần cẩu như nghiên cứu thiết kế chế tạo hộp số hành trình; chế tạo vành mâm xoay cho các cần cẩu chân đế; bộ điều khiển động cơ ***g sóc kiểu biến tần; dự ứng lực cho các sản phẩm kết cấu và công nghệ đúc chính xác trong chân không.

    Những chiếc cần cẩu anh chế tạo có tỷ lệ tới 90% nội địa hóa. Và giờ, không chỉ là 1.200 tấn, ông “vua” cần cẩu này có thể cho ra đời những chiếc cần cẩu 5.000-6.000 tấn “made in Vietnam” với giá còn cạnh tranh hơn giá của nước láng giềng.

    Nhìn vào những công trình chế tạo máy hoành tráng đó, ít ai ngờ rằng, vị Anh hùng Lao động – nhà khoa học này chẳng hề mang danh bằng cấp học hàm học vị lớn nào. Anh học cơ khí từ các cụ ở nhà, trải qua 3 đời làm nghề sửa chữa máy móc. Thuở thanh niên, anh từng mở hiệu sửa chữa xe đạp. Rồi sau đó, anh bước vào làm nghề vật liệu, nấu gang luyện thép.

    Nhà khoa học vừa mới được trao giải thưởng Hồ Chí Minh này, khi đó, đọc sách hướng dẫn của Nga về cách nấu thép, còn chẳng hiểu “thép khác gang ở hàm lượng cac -bon thì các- bon tính chất là gì?” và chẳng nấu ra được “mác thép gì”. Cứ thế anh Cường mày mò, tự học mà đi lên. Nhiều lúc, anh thất bại thê thảm. Day dứt nhất là vụ cung cấp thiết bị cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Vừa đưa vào hoạt động thì tấm thiết bị này đã bị vỡ. Vậy là 2 vị cán bộ kỹ sư, phụ trách kỹ thuật ở nhà máy vì anh mà bị kỷ luật nặng.

    Đã một thời, có bao nhiêu tài sản tích lũy được, anh ném hết vào nghề. Cho đến khi, anh nấu được tất cả các loại mác thép đặc chủng chế tạo chi tiết trong môi trường khắc nghiệt cho nhà máy xi măng, hóa chất… lợi nhuận gặt hái được nhiều, trình độ tay nghề lên cao thì cũng là lúc, anh nhận thấy “cái áo này quá chật!” Phải đi vào sản phẩm cơ khí đồng bộ và mang thương hiệu Việt!

    Với hoài bão lớn lao đó, anh Cường mới bắt đầu lao đầu vào nghiên cứu làm cần cẩu, nội địa hóa, modun hóa dần dần toàn bộ và đến nay, doanh nghiệp của anh có thể làm được tới 50 chủng loại cẩu khác nhau.

    Thuở ban đầu, trước khi chế tạo thành công được những sản phẩm cơ khí thương mại, bán được, giá rẻ, chất lượng tốt thì Nguyễn Tăng Cường mất tới 10 năm để chỉ “tiêu” tiền là chính, nghiên cứu và chế tạo rồi… thất bại. Một Nguyễn Tăng Cường từng bị coi là “dở hơi” vì lao đầu vào đá giờ đã chứng minh rằng, chỉ cần có hoài bão, có đam mê, có kiên trì là có thể thành công.

    Bấy lâu, đi hội thảo nhiều về ngành cơ khí ở Bộ Công Thương, có không ít những ông chủ đầu tư các dự án công nghiệp than thở rằng: Tỷ lệ nội địa hóa thấp, rồi sản phẩm Việt Nam chưa đạt chứng nhận quốc tế, rồi giá thành còn cao, DN Việt thiếu chuyên nghiệp… nên khó chọn hàng nội, “buộc” phải “cắn răng” nhập ngoại.

    Vì thế, Nguyễn Tăng Cường vẫn đau đáu vì sao cơ khí Việt Nam, sao cứ mãi ỳ ạch, đì đẹt đến thế dù cho chính sách về cơ khí trọng điểm đã ban hành rồi. Anh cho rằng, Nhà nước còn thiếu hoạch định chiến lược dài hạn cho ngành này, thiếu những sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp bằng cơ chế chính sách cụ thể và vốn ưu đãi. Tiềm lực công nghiệp, công nghệ không nằm ở các bộ ngành Chính phủ mà nằm ở chính các doanh nghiệp.

    Bởi “nếu không làm gì thì biết bao giờ, Việt Nam mới trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020?”.

    nguồn Vietnamnet

Chia sẻ trang này