1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các CHẢO LỬA CS nay đang: (SÔI, CHÁY..ÂM & Ầm Ĩ) Ai đc lơi? & sẻ ra sao?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Hoailong, 01/05/2024.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.603
    Đã được thích:
    49
    Tiếp tục Bàn CS Nga U Cà:

    [​IMG]

    CẬP NHẬT THỰC ĐỊA: Ukraine tuyên bố phá hủy UAV Nga và bắn cháy tàu của Hạm đội Biển Đen
    [​IMG]


    Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (VOV)

    Ukraine ngày 24/6 cho biết, các lực lượng nước này đã phá hủy một con tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga. Theo Ukraine, khi ...


    New

    [​IMG]

    Tâm điểm quốc tế 25/6: Ukraine đã sẵn sàng với 350 quả tên lửa; Nga tung 13 sư đoàn mới

    Và Bình Luận Chuyên gia:=

    [​IMG]

    Chuyên gia: Ukraine hết thời "gây sốt" giờ chỉ còn là "gánh nặng" khiến Mỹ đau đầu | BLQT
    [​IMG]


    Truyền Hình Hà Nam

    binhluanquocte #xungdotngaukraine #trungdong #israel #iran #my #truyenhinhhanam #hanamtv Truyền Hình Hà Nam | Từng là ...


    New
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.603
    Đã được thích:
    49
    Ăn cơm khoai bàn chuyện 3 vùng CS chảo lữa:
  3. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.674
    Đã được thích:
    843
    Bên trong 'Dumra': XỊA đã huấn luyện người Tây Tạng chống lại Chị Na như thế nào?

    Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bước sang tuổi 90, thế giới kỷ niệm một cuộc đời cống hiến cho hòa bình, lòng trắc ẩn và sức bền tinh thần. Nhưng ẩn sau nụ cười thanh thản của nhà lãnh đạo Tây Tạng là một câu chuyện Chiến tranh Lạnh về gián điệp, kháng chiến và chiến tranh du kích do XỊA hậu thuẫn. Trong chuyến thám hiểm sâu theo phong cách phim tài liệu này, chúng ta sẽ khám phá lịch sử bí mật của "Hành động Bí mật ở Vùng cao" (Covert Action in High Altitudes) —một nhiệm vụ được XỊA giải mật nhằm huấn luyện các chiến binh Tây Tạng và khơi dậy cuộc kháng chiến ngầm chống lại Chị Na + sản. Với những chi tiết hiếm hoi từ kho lưu trữ của XỊA, hãy chứng kiến sự hình thành của lực lượng kháng chiến Tây Tạng, cuộc đào thoát đầy kịch tính của Đức Đạt Lai Lạt Ma khỏi Lhasa và nguồn gốc Lực lượng Biên phòng Đặc biệt (Special Frontier Force - SFF) tinh nhuệ của Ấn Độ.

    Ẩn mình trong những ngọn núi của Uttarakhand, SFF là đội quân ma của Ấn Độ, một đơn vị bí mật ra đời từ âm mưu Chiến tranh Lạnh và sự kháng cự của người Tây Tạng, phát triển thành một trong những vũ khí mạnh nhất của Ấn Độ chống lại sự xâm lược của Chị Na. Trong video dưới đây, chúng ta sẽ khám phá toàn bộ câu chuyện chưa từng kể về SFF:
    1. XỊA và IB của Ấn Độ đã huấn luyện du kích Tây Tạng chống lại Chị Na như thế nào.
    2. Sự trỗi dậy của Establishment 22.
    3. Chiến tranh Giải phóng Bangladesh năm 1971: Các nhiệm vụ phá hoại của Chiến dịch Eagle đằng sau phòng tuyến của Pakistan.
    4. Chiến dịch Blue Star: Vai trò chiến tranh đô thị bí mật của SFF.
    5. Chiến tranh Kargil: Cho phép Ấn Độ chiến đấu trên địa hình không thể.
    6. Bế tắc Doklam (2017): Sự răn đe thầm lặng đối với Chị Na.
    7. Chiến dịch Snow Leopard (2020): Cách thức SFF hành động táo bạo ở Ladakh chiếm giữ các điểm cao quan trọng, buộc Chị Na phải đàm phán.

    Từ các hoạt động bí mật trong Chiến tranh Lạnh đến các cuộc đối đầu hiện đại trên cao với Chị Na, SFF vẫn là lưỡi dao ẩn của Ấn Độ ở dãy Himalaya, sẵn sàng hành động khi cần thiết đồng thời tượng trưng cho sự phục vụ thầm lặng trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Hãy xem đến cuối để hiểu tại sao SFF không chỉ là một lực lượng mà còn là biểu tượng của sự kiên cường, sức đề kháng và cam kết của Ấn Độ trong việc bảo vệ biên giới.
    Hoailong thích bài này.
  4. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.674
    Đã được thích:
    843
    NGÀY: 3 THÁNG 4 NĂM 2025 | Khi xung đột ở Gaza leo thang, Thượng nghị sỹ Bernie Sanders đưa ra một dự luật nhằm ngăn chặn việc bán vũ khí của Chú Sam cho Do Thái. Chỉ trích hành động của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Sanders lập luận rằng vũ khí của Chú Sam không nên được sử dụng trong những gì ông mô tả là một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Trong các bài phát biểu trên sàn Thượng viện, Sanders đã nói về các nghị quyết của mình nhằm ngăn chặn việc bán vũ khí cho Do Thái trong bối cảnh cuộc tấn công vào Gaza.

    Mọi chuyện ra sao thì ai cũng rõ :) Một cánh én sao gọi nổi mùa Xuân
    Hoailong thích bài này.
  5. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.674
    Đã được thích:
    843
    Ăng-ri Cít-xanh-gê (Heinz Alfred Kissinger, 27/5/1923 – 29/11/2023)- người được mệnh danh là "kiến trúc sư của địa chính trị hiện đại" - đã "dự báo' những gì về thế giới trong phần cuối cuộc đời?

    Là người đề xuất chính sách "Chính trị thực dụng", Cít-xanh-gê đóng một vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Chú Sam giai đoạn 1969 - 1977. Trong suốt thời gian này, ông ta mở ra chính sách "thư giãn" với Liên Xô nhằm giải tỏa bớt mối quan hệ căng thẳng (trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, việc giảm bớt căng thẳng giữa Đông và Tây, cùng với cải cách trong nước ở Liên Xô, đã cùng nhau làm việc để đạt được sự chấm dứt của Chủ nghĩa + sản ở Đông Âu và cuối cùng là Liên Xô); nối lại quan hệ với Chị Na - hình thành liên kết chiến lược chống Liên Xô; đàm phán Hiệp định tại Paris, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    Vì đã giúp thiết lập lệnh ngừng bắn và rút quân Chú Sam khỏi Việt Nam, Cít-xanh-gê được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 gây nhiều tranh cãi (hai thành viên trong hội đồng trao giải từ chức để phản đối) cùng với Cố vấn Lê Đức Thọ. Lệnh ngừng bắn không được duy trì, Cố vấn Lê Đức Thọ từ chối nhận giải thưởng và Cít-xanh-gê tỏ ra vô cùng thích thú về điều đó, quyên tặng tiền thưởng của mình cho tổ chức từ thiện, không tham dự lễ trao giải và sau đó đề nghị trả lại huy chương giải thưởng của mình.

    Chính sách "Chính sách thực dụng" của Cít-xanh-gê dẫn đến các chính sách gây tranh cãi của Chú Sam, như việc hỗ trợ Pakistan - mặc dù nhà cầm quyền nước này có hành động diệt chủng trong chiến tranh với Bangladesh. Từ vụ việc đó, cùng với cuộc xâm lược Việt Nam, cũng như các nước nhỏ khác hay các vụ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ các nước của Chú Sam dẫn tới các hậu quả tàn bạo, các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư tìm cách truy tố Cít-xanh-gê, với cáo buộc gây tội ác chiến tranh.

    Trong khi đó, giới học giả xếp Cít-xanh-gê là Ngoại trưởng Chú Sam có tầm ảnh hưởng nhất kể từ năm 1965. Cựu Thủ tướng Đức Olaf Scholz từng nhấn mạnh Cít-xanh-gê "để lại dấu ấn sâu đậm trong chính sách đối ngoại của Chú Sam". Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Chị Na Tập Cận Bình gọi là "chiến lược gia nổi tiếng thế giới và người bạn già của nhân dân Trung Hoa".

    Riêng Liên bang Nga dành cho Cít-xanh-gê sự tôn kính đặc biệt. Chính trị gia Nga Vladimir Zhirinovsky thường xuyên viện dẫn quan điểm của ông ta trong các bài phát biểu, và năm 2013, Cít-xanh-gê được phong danh hiệu Tiến sỹ Danh dự của Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga. Khi Cít-xanh-gê qua đời, Tổng thống Vladimir Putin gửi lời chia buồn cá nhân, gọi là "một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà lãnh đạo sáng suốt và có tầm nhìn xa".

    Cít-xanh-gê không suy đoán mơ hồ, cho đến tận những ngày cuối đời, ông ta vẫn được tiếp cận thông tin mật từ Nhà Trắng và các cơ quan tình báo Chú Sam. Những "dự đoán" của ông ta thực chất là các phân tích chiến lược của người hiểu rõ bộ máy quyền lực thế giới từ bên trong. Do đó, các dự báo của ông ta được nghiên cứu kỹ lưỡng tại Điện Kremlin, Trung Nam Hải, được trích dẫn trong Nghị viện Châu Âu và Quốc hội Do Thái.

    Cít-xanh-gê từ những năm 1990 dự đoán thế kỷ XXI sẽ là thời kỳ của Châu Á, ông ta viết: "Trọng tâm của các vấn đề quốc tế đang dịch chuyển đáng kể khỏi Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương". Đặc biệt sâu sắc là những suy nghĩ về quan hệ Chú Sam - Chị Na. Là một trong những kiến trúc sư mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh những năm 1970, Cít-xanh-gê vừa thấy được tiềm năng, vừa nhận ra những rủi ro từ mối quan hệ này. Ông ta phê phán giới tinh hoa Mỹ vì không hiểu đúng động cơ hành động của Chị Na, rằng Nhà Trắng chưa nhận ra "Chị Na không còn là một quốc gia lạc hậu nữa — họ có một bước nhảy vọt trong tiến hóa". Cít-xanh-gê cảnh báo những nỗ lực muốn biến Chị Na thành một phiên bản phương Tây có thể không dẫn đến dân chủ hóa, mà ngược lại sẽ gây ra nội chiến hoặc sụp đổ từ bên trong. "Không có lợi ích nào khiến chúng ta phải đẩy Chị Na tới bờ vực tan rã", ông ta từng nói.

    Khi Cít-xanh-gê nói về xoay trục sang Châu Á, nhiều người cho đó chỉ là suy đoán quá mức. Nhưng ngày nay, dự đoán này hoàn toàn ứng nghiệm. Chính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi tập trung các xung đột then chốt, các luồng thương mại lớn và những bước tiến công nghệ hàng đầu thế giới. Chị Na đang thách thức vị thế bá chủ của Chú Sam, Ấn Độ nổi lên như một cực quyền lực mới. Và diễn biến những năm gần đây chứng minh ông ta đúng về Chị Na. Cuộc chiến thương mại dưới thời Trăm 1.0 và 2.0; Các biện pháp trừng phạt công nghệ dưới thời Bi-đen; Khủng hoảng Đài Loan – tất cả đều nằm trong chuỗi đối đầu mà ông ta từng dự đoán.

    Một trong những dự đoán gây sốc nhất của Cít-xanh-gê là về vận mệnh của Nhà nước Do Thái. Năm 2012, nhà bình luận Cindy Adams của New York Post viết cựu Ngoại trưởng Chú Sam (là người tị nạn Do Thái chạy trốn khỏi Đức Quốc xã cùng gia đình năm 1938) từng tuyên bố: "Sau mười năm nữa, sẽ không còn Nhà nước Do Thái". Phát ngôn này gây chấn động dư luận. Đại diện của Cít-xanh-gê vội vàng bác bỏ, sau đó bài báo bị xóa khỏi kho lưu trữ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin ông ta thực sự nói như vậy, dựa trên các tài liệu mật từ các cơ quan tình báo Chú Sam. Theo một số nguồn tin, 16 cơ quan tình báo Chú Sam khi đó soạn báo cáo phân tích mang tên "Chuẩn bị cho Trung Đông không còn Nhà nước Do Thái".

    Báo cáo này cho rằng Nhà nước Do Thái sẽ không thể chống đỡ được "sức ép pro-Palestine đang gia tăng, bao gồm Mùa Xuân A-rập, Phục hưng Hồi giáo và sự trỗi dậy của Một Răng". Ngày nay, Nhà nước Do Thái vẫn chưa sụp đổ nhưng đang chiến đấu trên "bảy mặt trận" – Gaza, Bờ Tây, Li-băng, Sy-ri, Một Rắc, Y-ê-men và trực tiếp đối đầu với Một Răng. Chiến tranh kéo dài gần hai năm, cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng và phá vỡ toàn bộ trật tự cũ tại Trung Đông. Nhiều chuyên gia nhận định "thế giới Trung Đông xưa đã chết" – ám chỉ hệ thống khu vực tồn tại suốt nửa thế kỷ qua.

    Dự đoán chính xác nhất của Cít-xanh-gê là về cuộc khủng hoảng Ukraina. Ngày 4/3/2014, 12 ngày trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm về việc liệu Cộng hòa Tự trị Crưm nên chính thức tái gia nhập Ukraina hay gia nhập Liên bang Nga, Cít-xanh-gê viết trên The Washington Post: "Vấn đề Ukraina thường xuyên bị trình bày như một lựa chọn mang tính sống còn: Ukraina sẽ nghiêng về phía Đông hay phương Tây? Nhưng nếu Ukraina muốn tồn tại và phát triển, thì nó không nên trở thành tiền đồn của phe này chống lại phe kia – mà phải đóng vai trò là cây cầu giữa hai bên", đề xuất một vị thế quốc tế trung lập theo mô hình Phần Lan (khi đó) cho Ukraina.

    Cít-xanh-gê cảnh báo: "Phương Tây phải hiểu với Nga, Ukraina không bao giờ chỉ đơn thuần là một quốc gia khác" và cố gắng cân bằng mong muốn của người Ukraina, Nga và phương Tây về một nhà nước chức năng, đưa ra bốn điểm chính: Ukraina nên có quyền tự do lựa chọn các hiệp hội kinh tế và chính trị của mình, kể cả với Châu Âu; Ukraina không nên gia nhập NATO; Ukraina nên được tự do thành lập bất kỳ chính phủ nào tương thích với ý chí của người dân. Các nhà lãnh đạo khôn ngoan của Ukraina sau đó sẽ chọn một chính sách hòa giải giữa các vùng khác nhau của đất nước họ.

    Cít-xanh-gê kêu gọi chính sách hòa giải chứ không phải chia rẽ, viết: "Phía tây nói tiếng Ukraina; phía đông chủ yếu nói tiếng Nga. Bất kỳ nỗ lực nào của một phe của Ukraina nhằm thống trị phe kia [nhưđã xảy ra] cuối cùng sẽ dẫn đến nội chiến hoặc tan rã" và Ukraine nên duy trì chủ quyền đối với Crưm. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Die Zeit năm 2014, Cít-xanh-gê nhắc lại: "Tôi luôn phản đối việc Ukraina gia nhập NATO. Từ đó bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn đến chiến tranh". Đến năm 2022, các phóng viên của Fox News ngạc nhiên thốt lên: "Hóa ra ông ấy dự đoán tất cả từ năm 2014". Lúc này, Cít-xanh-gê thay đổi lập trường, tuyên bố Ukraina "xứng đáng có quyền trở thành thành viên NATO".

    Về Việt Nam, khi Trăm - sau khi nhậm chức Tổng thống lần 1 - nhờ tham vấn về vấn đề ngoại giao, Cít-xanh-gê nói: “Với Chú Sam nói riêng và thế giới nói chung dân tộc Việt Nam là một dân tộc đặc biệt. Họ là một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn nhưng lại có một lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm mà bất kể một dân tộc nào trên thế giới cũng chưa từng phải trải qua. Kiên cường, bất khuất, thông minh, chịu đựng, cần cù, gan dạ, anh dũng, nhân đạo và thân thiện là tất cả những gì đều có ở dân tộc này. Vì vậy nếu Chú Sam hôm nay và mai sau cần một lời khuyên về quan điểm ngoại giao của Chú Sam với Việt Nam thì nên suy nghĩ đến những điều đặc biệt quan trọng sau:

    Chúng ta không nên lôi kéo để gần gũi họ – bởi dân tộc này có tinh thần cảnh giác rất cao độ đối với những nước lớn. Họ sợ gần gũi rồi lôi kéo mua chuộc làm mất an ninh quốc gia họ.

    Ngay như Chị Na ở ngay bên cạnh nhưng trong suốt cuộc chiến tranh với Chú Sam họ vẫn đề phòng mọi hành động của Chị Na, vì vậy năm 1978 tại Cam-pu-chi-a và biên giới phía Bắc năm 1979 họ đã không bị động bất ngờ.

    Đặc biệt càng không nên tạo mối ác cảm thù địch với họ, vì như chúng ta biết có những thời điểm trong chiến tranh và hậu chiến tranh cảm tưởng như dân tộc này đã bị cô lập bỏ rơi nhưng ý chí và nghị lực của họ không bao giờ cạn".


    Cít-xanh-gê khuyên Trăm: "Nếu những dân tộc khác mà bị gần một nghìn năm đô hộ Bắc thuộc như dân tộc Việt Nam chắc đã bị xóa tên trên bản đồ từ lâu, nhưng với họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và không bao giờ quên nhiệm vụ giành lại độc lập cho dân tộc. Vì vậy coi họ là kẻ thù nhiều khi lại không có lợi cho Chú Sam.
    Với dân tộc này chúng ta nên tôn trọng quyền tự quyết của họ, tạo niềm tin và sự tôn trọng với họ, bởi họ là một thế lực rất đáng gờm trong những quốc gia Đông Nam Á và Châu Á trong tương lai rất gần. Với vị thế và đường lối ngoại giao đặc thù như quốc gia này – họ không liên kết liên minh tạo phe phái gây bất lợi cho chúng ta.
    Họ là lá cờ đầu trong việc xóa bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới. Vì vậy, đối với nhiều quốc gia Việt Nam vẫn là hình mẫu giải phóng và độc lập dân tộc. Họ có tiếng nói và niềm tin nhất định trên hầu hết các quốc gia thân thiện hay không thân thiện với chúng ta. Các quốc gia hợp tác và quan hệ với họ cảm thấy yên tâm hơn nhiều, hơn khi quan hệ với chính chúng ta.
    Chính vì thế với Việt Nam, chúng ta nên có một cách quan hệ đặc thù với họ. Không gần gũi lôi kéo, không gây sức ép cô lập ác cảm với họ. Và hãy quan hệ với họ bình đẳng khách quan và tôn trọng họ. Làm được như thế, chắc chắn Chú Sam sẽ có được rất nhiều lợi thế trong khu vực Châu Á nói riêng và thế giới nói chung, bởi đây là một quốc gia đặc biệt – một dân tộc đặc biệt. Vì vậy Chú Sam cũng nên có một mối quan hệ đặc biệt với họ”.

Chia sẻ trang này