1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm Nghỉ Ngơi Trong Thiền Định

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Prahevajra, 15/07/2025 lúc 07:35.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    TÌM NGHỈ NGƠI TRONG THIỀN ĐỊNH


    Thuộc Bộ Ba “Nghỉ Ngơi”, Tập 2



    LONGCHENPA


    Dịch sang tiếng Anh: Nhóm dịch thuật PADMAKARA

    Việt dịch: Thích Giác Phổ


    Nhóm dịch thuật PADMAKARA trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ hào phóng của Quỹ Tsadra trong việc tài trợ cho công tác dịch thuật và biên soạn cuốn sách này.


    Lời nói đầu của Alak Zenkar Rinpoche

    Giới Thiệu của Nhóm Dịch


    Phần Một: Tìm nghỉ ngơi trong Thiền Định

    Mở đầu

    1. Điểm Kim Cương thứ nhất: Về Nơi Thực Hành

    2. Điểm Kim Cương thứ hai: Đối với những Người thực hành thiền định

    3. Điểm Kim Cương thứ ba: trình bày những Giáo Lý cần thực hành

    Những vần thơ kết luận

    Phần Hai: Thừa thanh tịnh siêu việt

    Mở đầu

    Điểm Kim Cương thứ nhất

    Điểm Kim Cương thứ hai

    Điểm kim cương thứ ba

    Kết luận

    Phụ lục: Dàn ý cấu trúc của điểm kim cương thứ ba

    Ghi chú

    Các văn bản được trích dẫn trong Thừa thanh tịnh siêu việt

    Chỉ mục

    Lời Nói Đầu

    Alak Zenkar Rinpoche

    Cao nhất trong số vô vàn những chỉ dẫn cốt lõi,

    Đưa vào trong một hình ảnh thu nhỏ

    Những điểm quan trọng không ngoài Tam Tạng Kinh điển

    Và bốn lớp Mật điển,

    Những tập sách này là đỉnh cao của vô số chuyên luận

    Vốn chữa lành và bảo vệ,

    Một cỗ xe hoàn hảo với giáo lý rõ ràng và vô song,

    Phương tiện tối thượng mà nhờ đó

    Tâm trí của những người lang thang trong tam giới,

    Tìm thấy sự nghỉ ngơi trong tự do.


    Vô giá trong vũ trụ,

    Kinh văn này là hình ảnh lời nói của Longchen,

    Pháp vương từ Samye, người trong thời gian tới

    Sẽ có tên là Merudipa Chiến Thắng.

    Đó là tâm gương đẹp được tạo thành từ pha lê không tì vết

    Thứ tiết lộ ý nghĩa của tri thức cốt lõi

    Trong ba yoga và chín giai đoạn của Đại Thừa,

    Được truyền miệng và lưu giữ trong các kho tàng quý giá,

    Di sản phong phú từ dòng truyền của những người nắm giữ kiến thức

    Về các bản dịch cổ xưa.


    Khát vọng của bạn lần đầu nảy sinh

    Trên mé đồi phía đông

    Và giờ bản dịch của bạn trong một ngôn ngữ nước ngoài

    Tỏa sáng như mặt trời ban ngày

    Được hỗ trợ bởi phép thuật xuất bản

    Tôi mừng vì sự xuất hiện của nó,

    Người bạn ngọt ngào trong hoa sen của giáo lý Phật.


    Từ những bông hoa tươi cười của niềm vui và hạnh phúc

    Có một thứ mật hoa ngọt ngào của sự vui thích rơi xuống

    Không chờ đợi bài ca của những chú ong vỗ cánh,

    Tôi không thể không thốt lên lời chúc mừng.


    Tôi người đã lớn lên dưới tán cây an lạc này,

    Vẻ rực rỡ tuyệt vời của ánh sáng mặt trời

    Từ giáo lý của Bậc Thánh đầy quyền năng,

    Không thể không tán dương mong ước của bạn

    Để phục vụ giáo lý của ông.


    Vì vậy, mong sao bản chú giải tường tận này,

    Thật sự là một loại thảo dược duy trì sức khỏe

    Của trường phái Cựu dịch thuật

    Và là nguồn dinh dưỡng tuyệt diệu cho nhiều chúng sinh,

    Tăng lên gấp trăm, ngàn, triệu lần

    Được truyền bá và nhân rộng.


    Với niềm khao khát và hoạt động xuất sắc cho giáo lý Phật nói chung và đặc biệt là cho giáo lý truyền miệng và quý giá từ Truyền thống Cổ xưa của Bí mật Vĩ đại, các dịch giả Padmakara đã dịch sang tiếng Anh những văn bản gốc của Bộ Ba Nghỉ Ngơi, (hiện được xuất bản cùng với các bản tự bình luận của họ), là sự trình bày rõ ràng không thiếu sót của Người Chinh Phục Longchen Rabjam phi phàm. Với niềm hân hoan ngưỡng mộ, tôi, Thubten Nyima, chắp tay trước tim và dâng những bông hoa hoan hỷ. Được viết tại thành phố Chengdu thơm ngát vào ngày 12 tháng 7, năm 2017.
  2. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Lời giới thiệu của Nhóm Dịch Thuật


    TÌM NGHỈ NGƠI TRONG THIỀN ĐỊNH,1 là phần hai trong Bộ Ba tác phẩm Nghỉ Ngơi của Longchen Rabjam Drime Ozer. Chi tiết về cuộc đời và thời đại của Longchenpa, như thường được biết, cùng với mô tả chung về các tác phẩm của ông có thể được tìm thấy trong phần giới thiệu của cuốn đầu trong bộ ba tác phẩm, Tìm nghỉ ngơi trong Bản tính của Tâm trí,2 và không cần phải lặp lại ở đây. Chỉ cần nhắn người đọc rằng Bộ Ba tác phẩm Nghỉ Ngơi, hay theo nghĩa đen là Ba Chu Kỳ Nghỉ Ngơi,3 không phải gồm ba cuốn mà là ba nhóm văn bản, mỗi nhóm bao gồm một văn bản gốc bằng thơ, một bản tự chú giải gọi là “cỗ xe”, một bản tóm lược ngắn gọi là “vòng hoa” và một chỉ dẫn thiết yếu hoặc “hướng dẫn thực hành”.4 Cuối cùng, bộ ba tác phẩm này được kết thúc bằng một bài thuyết trình chung có tựa đề Một Đại Dương của những Chú Giải Tao Nhã.5

    Vì lý do thời gian và tính thiết thực, chỉ có các văn bản gốc và các bản tự chú giải được đưa vào dự án dịch thuật hiện tại. Hơn nữa, như đã giải thích trong phần giới thiệu của các dịch giả về Tìm Nghỉ Ngơi trong Bản tính của Tâm trí, bản dịch hoàn chỉnh của Cỗ Xe Vĩ Đại, 6 bản tự chú giải đồ sộ cho tác phẩm đó, đầy rẫy những trích dẫn dài và khó hiểu từ các kinh điển và mật điển, đã không được thực hiện. Thay vào đó, một số đoạn văn quan trọng tiêu biểu cho tư tưởng của Longchenpa đã được trích dẫn, dịch, và cung cấp như phần đệm cho cho văn bản gốc. Ngược lại, Cỗ Xe Thanh Tịnh Vô Song,7 bản tự bình luận của Tìm Nghỉ Ngơi trong Thiền Định, là tác phẩm ngắn gọn và khá dễ hiểu, đã được dịch đầy đủ trong tập này. Không giống như Bảy Kho Tàng Vĩ Đại, chỉ có sáu kho tàng được liệt kê như các mục riêng biệt trong danh mục của Longchenpa, và dường như đã được nhóm lại với nhau như một thực thể duy nhất theo truyền thống sau này do tên của chúng giống nhau, ba nhóm văn bản tạo nên Bộ Ba Nghỉ Ngơi đã được chính tác giả biên soạn rõ ràng thành một bộ sưu tập đơn lẻ. Tuy nhiên, bất chấp ý định rõ ràng của Longchenpa là nhóm ba phần của bộ ba của ông lại với nhau, có lý do để nghĩ rằng chúng không được biên soạn có hệ thống như một thực thể văn học duy nhất.

    Ví dụ, rõ ràng là thành phần của bộ ba tác phẩm không được viết theo thứ tự được đưa ra trong bản trình bày chung. Vì trong khi Tìm Nghỉ Ngơi trong Bản tính của Tâm trí và bản bình luận của nó Cỗ Xe Vĩ Đại chắc chắn được sáng tác đầu tiên, được trích dẫn trong các văn bản tiếp theo, bằng chứng bên trong cho thấy ít nhất là bản bình luận cho Tìm Nghỉ Ngơi Trong Thiền Định được sáng tác sau bản bình luận cho Tìm Nghỉ Ngơi trong Tính Huyễn Ảo,8 là phần ba của bộ ba tác phẩm.

    Tựa đề của ba văn bản gốc, cũng như của chính bộ ba, thực sự gợi ý rằng toàn bộ tuyển tập được hình thành và biên soạn cùng nhau xung quanh một chủ đề thống nhất là “nghỉ ngơi”, trạng thái yên tĩnh của giác ngộ mà chúng sinh tìm thấy sự thoải mái và giải thoát khỏi những cuộc lang thang bất tận của họ trong luân hồi. “Hôm nay”, Longchenpa tuyên bố trong lời mở đầu chung. “tôi sẽ mang lại sự nghỉ ngơi cho tâm trí kiệt quệ của họ”. Nhưng trong khi ý tưởng này thể hiện nổi bật trong Tìm nghỉ ngơi trong bản tính của tâm trí, xuất hiện trong các dòng kết thúc của mỗi chương tại mười ba chương của nó, thì lại không xuất hiện chút nào trong phần thứ hai và ba của bộ ba, ngoại trừ trong tiêu đề của các văn bản gốc chứa chúng. Chỉ trong phần trình bày chung của bộ ba, và thông qua phần giải thích chi tiết về tiêu đề của các văn bản gốc, Longchenpa mới mở rộng rõ ràng cho toàn thể bộ sưu tập một phép ẩn dụ, như một đặc điểm thơ tự chứng, chỉ có trong phần đầu tiên.

    Longchenpa cho chúng ta biết rằng ông đã sắp xếp bộ ba tác phẩm của mình theo công thức nổi tiếng của nền tảng, con đường và hành động. Rõ ràng, nền tảng hay quan điểm được cung cấp bởi Tìm Nghỉ Ngơi trong Bản tính của Tâm trí, cùng với bản tự chú giải dài của nó, là một lamrim toàn diện hay trình bày về các giai đoạn của con đường Phật giáo, đỉnh cao là giáo lý Đại Toàn Thiện. Và có vẻ như tác giả muốn bổ sung cho bản bình luận của mình bằng cách thêm vào hai chu kỳ phụ trợ ngắn hơn của văn bản mà nó giải thích, thứ nhất, cách các hành giả tham gia vào thiền định trên cơ sở của một nền tảng hoặc cái thấy như vậy, và thứ hai, phương thức xử lý những trải nghiệm của cuộc sống trong giai đoạn sau thiền định. Có lẽ, để truyền tải cảm giác thống nhất về mặt văn học cho toàn bộ biên soạn mà Longchenpa đã lấy một ý tưởng hình thành mạnh mẽ trong cả tiêu đề lẫn nội dung của phần đầu tiên và mở rộng nó thành hai văn bản gốc tiếp theo, một quy trình mà sự tổ hợp sắp xếp của nó được gợi ý kéo dài thêm do khó khăn trong việc trình bày tổng quan, nhằm chú thích và biện giải cho những tiêu đề được đưa ra như vậy.

    Trong phần thảo luận của mình về tựa đề Tìm Nghỉ Ngơi trong Thiền Định, Longchenpa bắt đầu bằng cách xem xét ý kiến phản đối, vốn cho rằng thiền định nhất tâm là trạng thái không có sự chuyển động của tư tưởng, nên theo định nghĩa, nó là trạng thái nghỉ ngơi hoàn hảo. Do đó, nói về việc tìm thấy sự nghỉ ngơi trong trạng thái này là thừa thãi và trùng lặp, ngụ ý một cách vô lý rằng có một khía cạnh nào đó của thiền không phải là sự nghỉ ngơi. Để trả lời phản đối này, Longchenpa đưa ra một sự phân biệt giữa cái ông gọi là thiền “thế gian” và thiền “siêu thế gian”.

    Cần hiểu rằng thiền định được đề cập ở đây không phải là loại thiền phân tích, trong đó một ý tưởng được đưa ra phân tích bằng tri thức, mà thứ đang nói đến là an trú tĩnh lặng, hay thiền samatha, mục đích là đạt được sự tập trung sáng suốt và hoàn hảo trong trạng thái tinh thần tĩnh lặng. Là cơ sở cho tất cả các hình thức tèn luyện tinh thần và tâm linh khác, loại thiền định này được theo đuổi nhiệt thành trong hầu hết các truyền thống tôn giáo và triết học của Ấn Độ cổ đại, cả Phật giáo và phi Phật giáo.

    Mặt khác, cần lưu ý rằng, dù thiền samatha có quan trọng đến đâu với tư cách là một công cụ rèn luyện tâm trí và phát triển các quyền năng, thì về mặt cứu cánh, nó chỉ có công dụng trung lập. Nó có thể tạo ra những kết quả hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào quan điểm hoặc lập trường triết học mà nó được kết hợp. Với nguy cơ bị đơn giản hóa quá mức, chúng ta có thể nói rằng các phái Bà la môn của Ấn Độ, đặc biệt là các phái dựa trên Upanishad và Vedanta khẳng định sự tồn tại của một bản ngã hạnh phúc trường cửu, vĩnh hằng, thuộc về linh hồn, hay atman, là bản thể cốt lõi của chúng sinh. Sự giải thoát hay moksa, đỉnh cao của con đường tâm linh, bao gồm kiến thức và giác ngộ ra rằng atman là bản thể sâu xa nhất, hay chân ngã của con người, và trong việc khám phá ra rằng nó giống hệt với Brahman, nguyên lý vĩnh cửu, tự tồn tại và là nguồn gốc vũ trụ.

    Quan điểm của Phật giáo hoàn toàn khác với lập trường này. Đức Phật đã phủ nhận một cách sắc bén sự tồn tại của một bản ngã vĩnh hằng hay atman, cũng như sự tồn tại của một đáng sáng tạo vũ trụ vĩnh cửu. Ông tuyên bố rằng chính sự bám víu vào một bản ngã được cho là như vậy đã tạo ra hành động, thiết lập sự vận hành và duy trì chu kỳ bất tận cho sự tồn tại luân hồi. Vì vậy, hiểu sai về bản ngã là sự đối lập với con đường giải thoát. Theo quan điểm Phật giáo, sự làm chủ thiền samatha khi được định hướng niềm tin vào atman có thể dẫn đến trạng thái cao nhất của hỷ lạc thiên giới trong những khoảng thời gian vô tận. Nhưng cho dù những trạng thái này có thanh tịnh và kéo dài đến đâu trong cõi sắc và vô sắc, chúng cũng không thoát khỏi luật vô thường. Được xây dựng trên niềm tin vào bản ngã, chúng cũng là kết quả của hành động, cho dù là hành động vi tế của sự tập trung nhất tâm, và khi nguyên nhân cạn kiệt, cuối cùng chúng sẽ phải chấm dứt. Do đó, chúng bị hư hoại bởi tính bất mãn nền tảng vốn là dấu hiệu đặc trưng của tồn tại luân hồi. Ngược lại, chỉ khi bản ngã được cho là độc lập và vĩnh cửu được chứng minh là không tồn tại, và khi sự bám chấp vào nó bị tiêu tan, thì sự giải thoát khỏi luân hồi mới có thể xảy ra. Vì thế, mặc dù việc thành thạo thiền samatha thực sự là một công cụ không thể thiếu trong nỗ lực tinh thần, nhưng nếu muốn đạt được giải thoát, nó phải được kết hợp với quan điểm vô ngã, trí tuệ về tính không, nội quán thâm sâu của vipassyana.

    Đây là nguyên nhân cho sự phân biệt của Longchenpa, đã đề cập từ trước, giữa thiền thế gian và thiền siêu thế gian. Thiền trước, tức là thực hành samatha không được định hướng bởi trí tuệ, được định nghĩa là “một sự tập trung được đo lường bằng sự sáng suốt và vô niệm, và được kinh nghiệm trong ba cõi luân hồi”.9 Điều này có thể dẫn đến sự kìm nén tạm thời của đau khổ hiện hữu, tuy trong khoảng thời gian rất dài, nhưng giải pháp không phải là triệt để. Khi những nguyên nhân của hỷ lạc thiên giới cạn kiệt, tâm trí chắc chắn sẽ trở thành con mồi cho sự tiến triển của nghiệp chướng và sẽ phải tiếp tục lang thang trong luân hồi, thông qua các trạng thái đau khổ hiện hữu hoặc tiềm ẩn, mà không bao giờ có hy vọng tìm thấy được trạng thái nghỉ ngơi chung cuộc. Ngược lại, thiền siêu thế gian xảy ra khi sự an trú tĩnh lặng được kết hợp với trí tuệ của tính không. Được trao truyền như vậy, tâm trí có thể nhổ tận gốc bám chấp sai lầm vào bản ngã. Gốc rễ của sự tồn tại bị cắt đứt và sự mệt mỏi vì trôi lăn vô tận cuối cùng cũng được chấm dứt. Chỉ có trí tuệ chứng ngộ không có bản ngã mới có thể mang lại bình yên và tươi mới cho tâm trí kiệt quệ của chúng sinh. Tóm lại, Longchenpa nói, tìm thấy nghỉ ngơi trong thiền định là khám phá ra sự giải thoát chỉ có được thông qua việc hợp nhất thiền samatha và thiền vipassyana.10

    Vì vậy, đây là chủ đề của văn bản này, trong đó trí tuệ của vipassyana được trình bày theo các giáo lý của Đại Toàn Thiện, mục đích của giáo lý này là chứng ngộ bản tính của tâm trí rồi làm cho trạng thái chứng ngộ này ổn định và kéo dài, khiến cho trạng thái giác ngộ nguyên thủy và nội tại của tâm trí được biểu hiện đầy đủ. Để đạt được mục đích đó, Tìm Nghỉ Ngơi trong Thiền Định, đề cập đến ba chủ đề hoặc “ba điểm kim cương”: đầu tiên, thảo luận về các điều kiện, về mặt địa lý cũng các điều kiện khác, phù hợp để ẩn dật trong cô tịch; thứ hai, xem xét những loại người có khả năng thành công trong những cố gắng như vậy, và thứ ba, trình bày chung về các hoạt động liện quan, đi kèm lời khuyên về cách tăng cường hiệu quả của chúng và sửa chữa các sai lầm.

    Longchenpa mô tả văn bản của mình như một loạt các chỉ dẫn cốt lõi thiết yếu. Thay vì giảng giải có hệ thống về thiền, nó là một loạt các luận điểm với lời khuyên cụ thể hướng đến những hành giả có kinh nghiệm. Đây là một điều quan trọng. Những hướng dẫn trong sách này không dành cho người đọc chưa được nhận quán đỉnh, những người được khuyên không nên bắt đầu bất cứ thực hành nào được mô tả, mà chưa được chuẩn bị đáng kể và được hướng dẫn chuyên môn từ một vị thầy có đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên nó có sức hấp dẫn phổ quát vì toàn bộ các giải thích mà nó chứa đựng, rõ ràng, mạch lạc như chúng vốn có, phản ánh những mối bận tâm và những phát hiện riêng của Longchenpa. Như đã nói trong lời mở đầu chung và nhiều lần sau đó, giáo lý của ông được bảo chứng, do đó nó được ghi chép lại từ chính kinh nghiệm của ông. Vì vậy, mặc dù văn bản này không phải là một cẩm nang hướng dẫn dành cho công chúng, nhưng chúng ta được tưởng thưởng bằng hào quang soi chiếu qua tính cách của tác giả. Nó được truyền cảm hứng sâu sắc, thậm chí là thú vị khi được thoáng nhìn vào quá trình thực hành cá nhân của Longchenpa và có một số ý tưởng về lòng quyết tâm và tính siêng năng chuyên nhất, cũng như năng lực phi thường đã hỗ trợ cho nó.
  3. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ NHẤT: NƠI CHỐN THIỀN ĐỊNH

    Việc thực hành thiền định chuyên sâu, một cách tự nhiên đã ám chỉ việc ẩn tu trong cô tịch. Vì vậy, điểm kim cương thứ nhất của Tìm Nghỉ Ngơi trong Thiền định chứa đựng lời khuyên về cách lựa chọn địa điểm phù hợp nhất để tu tập samatha và vipassyana. Trong bản diễn giải của mình, Longchenpa tham khảo hai văn bản: Thực hành sâu xa Yoga cho Bốn mùa,11 được cho là của tổ phụ Đại Toàn Thiện Garab Dorje, và Vòng Hoa của Pháo Đài Quan Kiến,12 của đạo sư Liên Hoa Sinh. Trong cả hai văn bản này, có một tiên đề rằng thực hành thành công phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng các trạng thái tâm trí thuận lợi, mà đến lượt nó lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình trạng thể chất của hành giả cũng như môi trường bên ngoài. Đúng nơi, chế độ ăn uống đúng cách và quần áo phù hợp với mùa, đều là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của việc thực hành. Ví dụ, các công trình xây dựng gọn nhẹ trên núi cao, mát mẻ thoáng đãng, có tâm nhìn rộng mở bao la, phù hợp nhất để trau dồi vipassyana, trong khi các khu vực yên tĩnh, trũng thấp, có rừng hoặc thung lũng khép kín lại thuận lợi cho việc hướng nội của thiền an trú tĩnh lặng samatha.

    Longchenpa cũng đề cập đến những chiều kích tinh tế hơn liên quan đến bầu không khí vào “cảm giác” của những nơi chốn nhất định, và ông dành thời gian xem xét tác động của các vong linh địa phương lên tâm trí người thực hành. Những người đã thiết lập vững chắc sự tập trung thiền định sẽ không bị làm phiền quá mức bởi những hiện tượng ma quỷ lảng vảng quanh nghĩa địa hoặc bởi các hồn ma và những thực thể phi nhân khác tụ tập ở những nơi rùng rợn và kỳ quái: vách đá, ao hồ hẻo lánh, cây cối quạnh hịu, vân vân. Mặt khác, những người mới bắt đầu dễ bị quấy rầy và nên tránh xa những môi trường như vậy. Các hành giả đầy nhiệt huyết được khuyến cáo nên chọn vị trí ẩn tu của mình một cách đặc biệt cẩn thận và trước khi cam kết, hãy dành ra hẳn hai tuần để đánh giá những tác động mà một địa phương có thể gây ra cho tâm trí của họ. Họ nên cẩn thận tránh những nơi được phát hiện là gây ra sự kích động, mất tập trung, hoặc buồn tẻ, buồn ngủ, và đặc biệt là những môi trường dường như gây ra tình trạng tâm trí u ám, chán nản, có thể dẫn đến chán chường, rồi cuối cùng là từ bỏ thực hành. Ngược lại, những nơi thanh tịnh, không ô nhiễm, lành mạnh, đặc biệt là có liên quan đến việc tu luyện của các thiền sư vĩ đại trong quá khứ thì cần được đánh giá cao. Bất cứ ai đã đành thời gian với các lama và hành giả Tây Tạng sẽ quan sát thấy sự nhạy cảm mà họ phản ứng với cảnh quan và môi trường địa phương, và độ chính xác khi họ xem xét những địa điểm có thể thực hành.

    ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ HAI: NGƯỜI THỰC HÀNH

    Sự phân biệt của Longchenpa giữa thiền thế gian và thiền siêu thế gian, cùng ảnh hưởng của nó đến lời khuyên của ông dành cho các học trò, chủ đề kim cương thứ hai, có thể được làm rõ hơn bằng cách tóm tắt về cách phân chia truyền thống của các đạo sư thành ba nhóm hoặc cấp độ. Không giống như những chúng sinh của cấp độ đầu tiên, những người theo đuổi sai lầm các trạng thái hỷ lạc lâu dài ở những cõi giới cao hơn trong luân hồi, những hành giả cấp độ thứ hai hiểu rằng mọi trạng thái luân hồi, dù cao hay thấp, đều là tạm thời và không thể mạng lại giải thoát tối hậu khỏi đau khổ mà họ tìm kiếm. Do đó, khi truy cầu giải thoát, họ hoàn toàn từ bỏ luân hồi. Từ chối luân hồi, hay từ bỏ, đánh dấu sự khởi đầu đặc biệt cho con đường Phật giáo. Được diễn đạt theo truyền thống là “xuất gia”, sự từ bỏ đã được tìm thấy một cách tự nhiên qua biểu hiện chủ yếu của nó, qua nhiều thế kỷ, trong một cách sống, dù tốt hay xấu, đã được xác định trong tiếng Anh là “tịnh xá”. Như một kỷ luật đạo đức bao trùm toàn thể, bao gồm việc đánh giá sâu sắc lại các mối quan hệ và gắn kết cá nhân, những hy vọng và sợ hãi tạo nên cấu trúc của cuộc sống thể gian bình thường, sự từ bỏ thực sự là nghĩa vụ của tất cả những người thực hành Phật giáo, dù là tăng sĩ hay cư sĩ, và là nền tảng không thể thiếu của bất cứ pháp hành chân chính và nghiêm túc nào. Thách thức mang tính cách mạng đối với sự định hướng lại các giá trị cá nhân này là, nó bắt nguồn từ chẳng nới nào hơn là sự quan sát cẩn thận về chính cuộc sống. Nó phát triển từ nhận thức về những phiền não biểu hiện trong cuộc đời: sinh, lão, bệnh, tử, gặp phải những người đáng sợ, mất đi những người yêu quý, vốn là những câu chuyện bất tận về nỗi thống khổ của con người, ngay cả khi được chấm phá bằng hạnh phúc tạm thời và khoái lạc phù du, thì chúng vẫn tái diễn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có những cơ chế tự bảo vệ của tâm lý con người, thông qua sự lãng quên, giả vờ, và một quyết tâm thảm hại là “chỉ nhớ tới những thời điểm tốt đẹp”, nó thường xuyên tự cô lập chính nó khỏi trạng thái bất mãn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi trong suốt văn bản của mình, đặc biệt là ở điểm kim cương thứ hai, Longchenpa liên tục nhấn mạnh rằng các hành giả cần phải nuôi dưỡng cảm giác buồn chán và mệt mỏi dai dẳng đối với sự tồn tại trong luân hồi.

    Chúng ta hiểu rằng giải thoát không thể đạt được nếu không cắt đứt gốc rễ luân hồi: việc bám chấp sai lầm vào sự tồn tại thực tế của một bản ngã cá nhân và của các hiện tượng. Để điều này xảy ra, chứng ngộ sâu xa về tính không là điều chẳng thể thiếu. Việc này sẽ không thể đạt được nếu không thành thạo trong việc tập trung, và để phát triển sức tập trung, môi trường lành mạnh của kỷ luật và đạo đức trong sạch theo truyền thống được coi là điều kiện tiên quyết. Vì vậy, đạo hạnh thanh tịnh, như được nêu trong ba hệ thống giới nguyện, giới của tu sĩ và cư sĩ về giải thoát cá nhân pratimoska, giới nguyện bồ tát và giới nguyện kim cương thừa, là một đặc điểm nội tại của con đường Đại Thừa. Như Longchenpa nói, tất cả các thực hành hướng tới tự do giác ngộ đều nhất thiết phải bao hàm việc thọ giới. Tất nhiên, nếu không có giới nguyện, sẽ không có nguy cơ phạm giới, nhưng cũng không có khả năng thành tựu. Sự phá hoại hay thu hoạch mùa màng đều trở nên vô nghĩa như nhau khi không có cánh đồng.

    Việc kết hợp ba bộ giới luật thành các phần của một con đường duy nhất là vấn đề khá phức tạp. Do đó, Longchenpa dành phần lớn điểm kim cương thứ hai để làm sáng tỏ câu hỏi này và khi làm như vậy, ông đã phác họa những gì về sau được coi là lập trường chính thức của phái Nyingma.13 Nhiệm vụ trước tiên là giải thích cách hiểu và thực hành cùng lúc ba bộ giới luật mâu thuẫn nhau bởi một hành giả như thế nào. Longchenpa giải quyết vấn đề theo sáu nguyên tắc, luận điểm của chúng là chỉ ra mục đích bên trong của tất các giới luật về căn bản là giống nhau. Khi các giới nguyện cao hơn được thụ nhận liên tiếp, các giới nguyện thấp hơn được chuyển hóa và tăng cường, với kết quả là, mặc dù các khía cạnh bên ngoài của các giới nguyện thấp hơn vẫn tồn tại nhưng bản thân các giới nguyện không bị vi phạm do giữ các giới cao hơn.

    Longchenpa đặc biệt quan tâm đến việc chỉ ra giới nguyện xuất gia của tu sĩ phù hợp thế nào với các thực hành liên quan đến quán đỉnh thứ ba của Kim cương thừa. Bằng cách viện dẫn sáu nguyên tắc vừa đề cập, ông phân biệt giữ tu sĩ Thanh văn Sravaka (người vẫn ở cấp độ của giới xuất gia pratimoksa) và tu sĩ Kim cương thừa Vajrayana, những người có giới nguyện đã được nâng cao thông qua thọ nhận bồ đề tâm giới, các samaya của quán đỉnh mật tông, và tâm trí đã trưởng thành thông qua các yoga của giai đoạn phát sinh và thành tựu. Nhìn bề ngoài, các tu sĩ Sravaka và tu sĩ Vajrayana có vẻ như ở cùng một cấp độ, nhưng thực tế họ khá khác nhau. Ngoài ra, một hành vi bị cấm đối với nhóm trước lại có thể vừa phù hợp, vừa mang lại công đức to lớn cho nhóm sau.

    Hiển nhiên, những câu hỏi như vậy chỉ trở thành vấn đề đối với những hành giả đã tiến xa trên con đường và thực sự có thể thực hành các yoga của quán đỉnh thứ ba, dĩ nhiên là trường hợp của chính Longchenpa. Tuy vậy, chủ đề này ít nhất vẫn có thể gây hứng thú cho những người khác, và chắc chắn cũng nhằm mục đích xoa dịu nghi ngờ của những hành giả ít kinh nghiệm hơn mà Longchenpa thảo luận về vấn đề ở đây.

    Phần còn lại của điểm kim cương thứ hai đề cập đến những chuyện cấp bách hơn. Một điểm nổi bật mà Longchenpa đưa ra là những người đang tu tập trên con đường này nên tránh bị phân tâm bởi lòng vị tha sai lầm: ý tưởng sai lầm rằng một người có thể thực sự mang lại lợi ích cho người khác, có lẽ là trong vai trò của một vị đạo sư hoặc người hướng đạo tinh thần, trước khi người đó đạt được thành tựu thực sự cho chính mình. Bây giờ là lúc, ông nói, để tự tu tập và đảm bảo sự giải thoát cho chính mình. Chỉ khi người đó đạt được giác ngộ chân thực và sở hữu, ví dụ, một tuệ giác thiên nhãn về nhu cầu của người khác, thì người đó mới ở trong vị thế có thể cung cấp sự giúp đỡ và hướng dẫn hiệu quả. Nếu không thì hành động chẳng gì khác hơn ngoài sự phóng dật và tự lừa dối, là nguồn gây nguy hiểm cho người khác và lãng phí thời gian quý báu. Longchenpa bảo độc giả hãy trung thực với chính mình. “Nếu bây giờ chết, bạn sẽ ra sao?” ông hỏi. Nếu một người không thể quản lý được vận mệnh của chính mình tại một thời điểm quan trọng như vậy, thì thật vô lý khi giả vờ rằng mình có thể làm người hướng dẫn chân chính cho kẻ khác. Vì vậy, trong khoảnh khắc tự tu luyện chuyên sâu, mối quan tâm của một người đối với người khác chủ yếu nên được thể hiện bằng khát vọng và lời cầu nguyện chân thành.

    ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ BA: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

    Điểm kim cương thứ ba và dài nhất trong ba điểm kim cương là thảo luận về bản thân việc thực hành. Đây là một chuyên luận được biên soạn đầy đủ theo đúng nghĩa của nó, bao gồm phần mở đầu, chủ đề chính, và hướng dẫn kết thúc. Nội dung chủ đề ở đây phức tạp và có hệ thống hơn so với các phần trước của cuốn sách và được đánh dấu bằng các tiêu đề chính và phụ, vì vậy mang đặc điểm của một bản đại cương cấu trúc. Vì vậy, chúng tôi đã trích đoạn chúng ở dạng đơn giản hóa một chút rồi liệt kê chúng, với các khoảng lùi so với lề và chỉ dẫn ở cấp độ văn bản, như một tài liệu riêng biệt trong phần phụ lục. Nhờ đó độc giả quan tâm có thể đánh giá ngay cách mà phần quan trọng của cuốn sách tiết lộ.

    Tìm Nghỉ Ngơi trong Thiền Định, như tiêu đề phụ của nó tuyên bố, là một giáo lý của Đại Toàn Thiện. Hệ thống hướng dẫn này được coi là đỉnh cao của con đường Phật giáo trong phái Nyingma, liên quan đến tất cả các giáo lý khác, của Thanh Văn Thừa và Đại Thừa, kinh điển và mật điển, được coi là phần chuẩn bị và sơ bộ. Longchenpa phân loại những bước chuẩn bị này thành bên ngoài, đặc biệt và cao cấp. Các bước chuẩn bị bên ngoài là hiểu biết về vô thường, cảm giác không còn mê muội với luân hồi, lên đến đỉnh điểm là thái độ từ bỏ, là đặc điểm của hành giả thuộc cấp độ thứ hai. Các bước chuẩn bị cụ thể tương ứng với việc rèn luyện tâm trí và vun đắp lòng từ dẫn đến sự phát sinh bồ đề tâm tương đối và tuyệt đối. Nói cách khác, chúng tương ứng với giáo lý kinh điển của Đại Thừa, có thể liên tưởng rằng, thuộc về chúng sinh thuộc cấp độ thứ ba. Cuối cùng, các bước chuẩn bị cao hơn bao gồm các thực hành giai đoạn phát sinh và thành tựu của Kim Cương Thừa cùng với Guru Yoga.

    Việc quán tưởng các vị bản tôn và tu luyện về các kinh mạch, khí, và các giọt tinh hoa của thân vi tế cùng với thực hành guru yoga, là những phần chuẩn bị thiết yếu cho con đường Đại Toàn Thiện. Với điều này trong tâm trí, Longchenpa mở đầu bài bình giảng của mình bằng một cuộc thảo luận ngắn gọn về các mật điển. Ví dụ, ông giải thích về số lượng, trình tự, và tác dụng của bốn gia trì, rồi đưa ra những hướng dẫn ngắn gọn về việc trì tụng thần chú. Ông giải thích ngắn gọn rằng mục đích của giai đoạn phát sinh, nói cách khác, việc quán tưởng ở mức độ tương đối về các vị thần bản tôn, vân vân, là để loại bỏ suy nghĩ phàm tục, thanh lọc, chuyển hóa kinh nghiệm của một người về thế giới, các uẩn, các nguyên tố và bảy thức, thành nhận thức về một cõi Phật. Sau đó, thông qua thực hành giai đoạn thành tựu, hoạt động diễn ngôn của tâm trí thông thường được làm cho lắng xuống triệt để. Các pháp sơ bộ cao cấp lần lượt được hoàn thành nhờ việc thực hành vô cùng quan trọng về guru yoga, vì “vị thầy là gốc rễ của mọi con đường và là cội nguồn của mọi thành tựu”. Theo cách này, Longchenpa tuyên bố, người ta có thể dấn thân vào con đường giải thoát mà không mắc sai lầm, không sợ chướng ngại hay chậm trễ. “Ngày nay”, ông kết luận, “nhiều người thiền định trên con đường này mà không thực hành các pháp sơ bộ này. Tuy nhiên, đây là một sai sót”.

    Cuối cùng khi Longchenpa đi đến những giáo lý chính, ông không cung cấp cho chúng ta, như người ta có thể mong đợi, một trình bày chính thức về những gì thường được coi là hai thực hành cao nhất của Đại Toàn Thiện: trekcho thogal. Thay vào đó, ông chỉ định “phương tiện thiện xảo của sự tập trung” vào hỷ lạc, sáng suốt và sự vắng mặt của các suy nghĩ lan man, thông qua đó, bản tính nền tảng của tâm trí, thay vì chỉ được mô tả, sẽ được làm cho xuất hiện trong kinh nghiệm thực tế. Nhờ có những phương tiện thiện xảo này, ông nói, “trí tuệ nguyên thủy sáng ngời, thoát khỏi mọi diễn giải, sẽ phát sinh, đồng khởi, không do tạo dựng”. Ông tiếp tục nói rằng, hỷ lạc tương ứng với các giọt tinh hoa, tính sáng tương ứng với khí hoặc hơi thở, còn vô niệm tương ứng với các kinh mạch vi tế. Tuy các kỹ thuật này được mô tả theo cách gợi nhớ đến các thực hành của giai đoạn thành tựu, nhưng chúng vẫn thuộc về truyền thống Đại Toàn Thiện như từng được các bậc thầy như Garab Dorje và Sri Simha thuyết giảng. Hơn nữa, Longchenpa tuyên bố rất rõ ràng rằng các thực hành về hỷ lạc, sáng tỏ, vô niệm không phải là mục đích tự thân. Mục đích của chúng đóng vai trò là các tác nhân kích hoạt, kết hợp với lòng sùng kính chân thành đối với vị thầy mà hành giả đã nhận được chỉ dẫn cốt lõi vô cùng quan trọng, trực tiếp thúc đẩy sự chứng ngộ bản tính của tâm trí. Thực tế, các kỹ thuật này có thứ tự hoàn toàn khác so với trải nghiệm mà chúng được mong đợi sẽ xảy ra, vốn chẳng có ý nghĩa gì. Lửa và nhiên liệu của nó cũng là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, nhưng chính nhờ sự hiện diển không thể thiếu của gỗ mà lửa xuất hiện. Mặc dù các thực hành dựa trên hỷ lạc, sáng tỏ và vô niệm được giải thích khá chi tiết, nhưng phần lớn điểm kim cương thứ ba được dành cho các giải thích bổ sung, về cơ bản có hai loại. Đầu tiên là thảo luận về những dấu vết sai lầm có thể có trong ba thực hành vừa đề cập, cùng với mô tả về các pháp cứu chữa được kê đơn theo ba cấp độ hành giả. Tiếp theo là một loạt các hướng dẫn khác để có thể tăng cường kinh nghiệm về hỷ lạc, sáng suốt, vô niệm. Rõ ràng các thực hành được kê ra trong phần này cũng như các bài tập khắc phục được đưa ra trong phần trước, đước nhắm tới các yogi đã thành thạo các kỹ thuật như vậy. Sẽ là cực kỳ ngớ ngẩn nếu cho rằng phần này của văn bản cấu thành một cuốn sổ tay hướng dẫn cho độc giả phổ thông. Thỉnh thoảng, Longchenpa gọi các hướng dẫn của mình là bí mật, bằng cách này, ông dường như muốn nói rằng các thực hành liên quan chỉ được nói bóng gió một phần và gián tiếp. Chúng tiềm tàng một lượng kiến thức đáng kể và cần có thêm hướng dẫn từ một bậc thầy đủ tiêu chuẩn.

    Nếu các độc giả phổ thông và thiền sinh mới bắt đầu hành thiền không thể bắt tay ngay vào con đường mà Longchenpa mô tả trong phần này của văn bản, thì đây vẫn là một câu chuyện truyền cảm hứng về các thực hành mà người ta có thể khao khát, và nhờ vào những chỉ dẫn nhận được từ một vị thầy đủ tiêu chuẩn, cuối cùng người ta vẫn có thể thực hiện được.

    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình chuẩn bị phần hai của Bộ Ba Nghỉ Ngơi, chúng tôi một lần nữa biết ơn thầy mình, Pema Wangyal Rinpoche, nếu không có nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ của ông, bản dịch này sẽ không bao giờ có thể được thực hiện. Chúng tôi cũng hết sức tri ân Khenchen Pema Sherab của tu viện Namdroling, Bylakuppe, Ấn Độ, người đã kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của chúng tôi và làm rõ nhiều điểm khó hiểu. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để làm theo chỉ dẫn của ông nhưng thừa nhận rằng mọi lỗi lầm và thiếu sót đều có thể xảy ra. Bản dịch này được thực hiện bởi Helena Blankleder và Wulstan Fletcher của Nhóm Dịch Thuật Padmakara.

    Dordogne

    Ngày 5, Tháng 6, 2017
  4. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    PHẦN MỘT


    TÌM NGHỈ NGƠI TRONG THIỀN ĐỊNH


    Một Lời Dạy về Đại Toàn Thiện



    Trong tiếng Phạn

    Mahasandhidhyanavisrantanama


    Trong tiếng Tây Tạng

    rDzogs pa chen po bsam gtan ngal gso zhes bya ba



    MỞ ĐẦU


    Bản tính nguyên thủy,

    Thanh tịnh và rộng mở bao la như không gian,

    Thực tại tối hậu, bất động,

    Hoàn toàn không có mọi tạo dựng,

    Bản tính trống trải và sáng chói của chính tâm trí,

    Tinh hoa của giác ngộ

    Khi nhìn thấy nền tảng viên mãn bất động và bất biến này,

    Tôi cúi đầu tôn kính.

    Rằng sự kỳ diệu siêu việt của tâm trí Đấng Chiến Thắng

    Được chứng ngộ, trí tuệ nguyên thủy, tự nhận thức

    Tôi đã chắt lọc tinh túy của các mật điển, bình luận và chỉ dẫn cốt lõi. Hãy chú ý!

    Tôi sẽ giải thích chúng theo kinh nghiệm của mình.

    Trên các đỉnh núi, đảo hồ hoặc trong các lùm cây,

    Dễ chịu cho tâm trí vào bốn mùa trong năm,

    Với sự tập trung nhất tâm, bình lặng, không dao động,

    Thiền về sự sáng tỏ không có tạo dựng của tâm trí.

    Việc này có thể đạt được tùy thuộc vào ba yếu tố:

    Địa điểm, con người và các thực hành mà họ thực hiện.


    ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ NHẤT


    Về Nơi Thực Hành


    1. Đầu tiên, chúng ta xem xét địa điểm

    Đây phải là nơi tĩnh mịch dễ chịu

    Thích hợp để thực hành bốn mùa trong năm.

    Vào mùa hè bạn nên thiền

    Ở những vùng mát mẻ và trong nơi cư trú mát mẻ,

    Ở những nơi có tuyết, trên đỉnh núi,

    Trong những am thất làm bằng tre, sậy hoặc cỏ.

    Vào mùa thu, bạn nên ở lại những vùng và sống trong những nơi mà

    Độ lạnh và độ nóng ngang nhau,

    Ở những nơi như rừng, sườn đồi, pháo đài,

    Với sinh hoạt, thức ăn và quần áo tương ứng.

    Vào mùa đông, bạn nên điều chỉnh giường, thực phẩm, trang phục của mình

    Và sống trong những ngôi nhà ấm áp, ở vùng trũng: rừng, hang động, nhà làm bằng đất.

    Mùa xuân quan trọng nhất là ẩn dật

    Đến núi, rừng, đảo và sống trong am thất

    Nơi nóng và lạnh cân bằng,

    Với thức ăn, quần áo và hành vi đều hài hòa.


    2. Các chu kỳ bên ngoài và bên trong tùy thuộc trùng khớp nhau

    Vì vậy hãy ở những nơi tĩnh mịch dễ chịu, những nơi mang lại niềm vui

    Vì trên đỉnh núi, tâm trí sáng suốt và rộng mở,

    Những nơi này, mọi u tối tinh thần đều được làm sáng tỏ,

    Có lợi cho thực hành giai đoạn phát sinh.

    Ở vùng đất tuyết, tâm trí sáng láng

    Với sự tập trung minh mẫn.

    Những nơi này thuận lợi để thực hành nội quán sâu xa

    Vì ở đây có rất ít trở ngại.

    Trong rừng rậm, tâm trí trở nên thanh thản

    Và sự bình lặng của tinh thần được hiển lộ.

    Đây là nơi người ta tu luyện an trú tĩnh lặng

    Và nơi an lạc tinh thần phát triển mạnh mẽ.

    Dưới chân những vách đá cheo leo, cảm giác về tính phù du

    Và nỗi chán nản với luân hồi sẽ mạnh thêm.

    Sự kết hợp rõ ràng và mạnh mẽ

    Của an trú tĩnh lặng và nội quán thâm sâu được thành tựu.

    Trên bờ sông, ảo tưởng của tâm trí bị hạn chế.

    Đầu khổ trong luân hồi và mong muốn dứt khoát

    Muốn thoát khỏi nó sẽ phát triển nhanh chóng.

    Nghĩa địa là nơi đầy quyền năng

    Nơi thành tựu nhanh chóng

    Những nơi như vậy, được dạy, là thuận lợi nhất

    Cho bất kỳ thực hành phát sinh và thành tựu nào.


    3. Trong thị trấn và chợ, những ngôi nhà trống, những chiếc cây đơn độc

    Nơi con người tụ tập, hoặc yêu tinh và linh hồn đi qua,

    Người mới tu thường bị mất tập trung và cản trở trong quá trình thực hành.

    Với những người đã có độ ổn định,

    Những nơi như vậy rất thuận lợi và thường được ca ngợi.

    Những ngôi đền trơ trọi, những lăng mộ,

    Nơi các hồn ma gyalgong cư ngụ, là những nơi mà

    Tâm trí không tìm được sự an nghỉ

    Và nhiều ý nghĩ thù địch nảy sinh.

    Ở những nơi như hang động trong lòng đất

    Là nơi trú ngụ của các mụ phù thùy senmo,

    Ham muốn nảy sinh và u tối cùng cực, hoặc kích động tâm trí.

    Những cây đơn độc là nơi ẩn náu của mamo dakini;

    Vách đá và mũi đất là hang ổ của những

    Con quỷ theurang tsen hoang dã, hung tợn.

    Người ta nói tất cả những nơi đó đều gây ra kích động dữ dội

    Trong tâm trí và nhiều chướng ngại.

    Trong sự ám ảnh của những kẻ bị ruồng bỏ, rồng, bóng ma nyen ma, linh hồn của nơi này,

    Trên bờ hồ, đồng cỏ, rừng hoang,

    Trong các thung lũng rải rác các loại thảo mộc chữa lành,

    Được trang trí bằng hoa, quả và cây có quả mọng,

    Tất cả đều làm hài lòng tâm trí, lúc đầu người ta thấy vui thích,

    Nhưng sau đó nhiều trở ngại ập đến.


    4. Tóm lại, trong những địa điểm và nơi trú ngụ

    Thoạt đầu có vẻ dễ chịu nhưng khi đã thân quen

    Sẽ mất đi sự quyến rũ, chỉ đạt được thành tựu nhỏ.

    Nhưng những nơi thoạt đầu có vẻ đáng sợ và cấm kỵ

    Lại trở nên tốt đẹp khi bạn dần quen

    Có sức mạnh to lớn, và đại thành tựu sẽ nhanh chóng đến,

    Trong khi không có trở ngại nào xảy ra.

    Mọi nơi khác đều trung lập, không có lợi cũng chẳng có hại.


    5. Vì tùy thuộc vào nơi ở của bạn

    Nội tâm bạn bị biến đổi, việc thực hành phẩm hạnh

    Phát triển hay suy yếu, như vậy việc suy ngẫm về trú xứ của bạn

    Là một điểm rất quan trọng.


    6. Tóm lại, có bốn loại nơi ở

    Tùy theo bốn hoạt động

    Ở những nơi thích hợp để tĩnh tâm, tâm trí sẽ tự nhiên tập trung.

    Những nơi thích hợp để tăng tiến là chỗ thú vị

    Tràn ngập vẻ lộng lẫy và tráng lệ

    Những nơi quyến rũ và kích thích gắn bó

    Thích hợp với hoạt động thu hút chú ý

    Những nơi phù hợp với hoạt động dữ dội

    Gây ra lo lắng và sợ hãi hoảng loạn

    Trên thực tế, có rất nhiều phân khu như vậy không đếm xuể.

    Nhưng ở đây, như một phương tiện hỗ trợ tập trung,

    Những nơi thích hợp để tĩnh tâm là tốt nhất.

    Những nơi khác không được xem xét ở đây

    Vì e là quá dài dòng.


    7. Am thất thiền định ở một nơi thanh bình

    Nên được đặt ở nơi tĩnh mịch,

    Tại một địa điểm dễ chịu.

    Một nơi rất thoáng đãn, rộng rãi,

    Nơi ta có thể nhìn thấy bầu trời xung quanh là thuận lợi nhất.


    8. Ngôi nhà tối cho yoga ban đêm của bạn

    Có hai lớp tường.

    Ở giữa một căn phòng có vị trí cao hơn, bên trong,

    Tựa đầu của bạn nên hướng về phía bắc

    Giống khi đức Phật nhập niết bàn.

    Đối với yoga ban ngày trong ánh sáng,

    Ẩn thất nên có một không gian rộng lớn phía trước

    Với bầu trời rộng mở và tầm nhìn xa

    Những ngọn núi tuyết, dòng nước chảy,

    Rừng cây và thung lũng.

    Ở nơi đó, tâm trí sẽ sáng suốt và minh mẫn,

    Nóng lạnh sẽ cân bằng.


    9. Đối với việc thực hành an trú tĩnh lặng

    Một nơi ẩn tu khép kín là phù hợp nhất

    Cho sự xuất hiện tự nhiên của trạng thái tâm bình lặng

    Khi thực hành nội quán sâu sắc

    Một nơi rộng rãi có tìm nhìn bao la rộng mở

    Là quan trọng nhất.

    Luôn luôn phải là nơi dễ chịu, phù hợp các mùa.


    10. Những nơi thấp, tối tăm như rừng và khe núi là những nơi thích hợp để an trú tĩnh lặng.

    Những vùng đất cao, như núi tuyết

    Là nơi để cho quán chiếu sâu xa.

    Vì vậy, điều quan trọng là phải biết những khác biệt này.


    11. Tóm lại, những địa điểm và am thất

    Nơi bạn cảm thấy chán nản với luân hồi

    Và mong muốn giải thoát bản thân,

    Những địa điểm nơi tâm trí bạn được kiềm chế,

    Nghỉ ngơi trong hiện tại và sự tập trung của bạn sẽ phát triển.

    Đây là những nơi kết nối bạn với đức hạnh

    Bạn nên sống trong những môi trường như vậy

    Giống như nơi đức Phật giác ngộ.

    Những nơi phẩm hạnh của bạn giảm sút và ô uế gia tăng,

    Nơi bạn sa ngã dưới ảnh hưởng

    Từ sự bận rộn xao lãng của cuộc sống,

    Người khôn ngoan có tránh xa những hang ổ ma quỷ gây ra tội ác không?

    Đức Padma, tự sinh, đã giải thích như vậy,

    Và những ai mong ước tự do nên lưu ý.


    Đến đây kết thúc điểm kim cương thứ nhất của Tìm Nghỉ Ngơi trong Thiền Định, một giáo lý của Đại Toàn Thiện.
  5. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    2. ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ HAI


    Về người thực hành thiền định


    1. Hiện nay những người tham gia thực hành

    Phải có tính siêng năng và niềm tin

    Cảm thấy một nỗi phiền muộn lành mạnh, mong muốn tự do

    Mệt mỏi với luân hồi, họ nên phấn đấu để giải thoát.

    Từ bỏ những mối bận tâm của cuộc sống này,

    Họ khao khát được giác ngộ trong tương lai.

    Họ nên tránh xa những hoạt động giải trí và xao lãng

    Và có ít phiền não.

    Họ cần một tâm hồn rộng mở

    Và thái độ khoan dung,

    Có nhận thức thanh tịnh và lòng sùng mộ lớn lao.

    Họ phải tân tụy phục vụ cho Giáo lý.

    Những người như vậy sẽ đạt được giải thoát vô thượng.


    2. Họ nên khiến người thầy phi phàm của mình thật hài lòng

    Qua nghiên cứu, suy ngẫm và qua thiền định

    Họ nên rèn luyện tâm trí của mình

    Trong những chỉ dẫn cốt lõi của dòng truyền miệng

    Họ nên nỗ lực đặc biệt,

    Và trong quá trình thực hành lâu dài, họ nên dành cả ngày lẫn đêm,

    Không được sa vào sự tầm thường dù chỉ trong chốc lát

    Họ phải kiên trì phấn đấu

    Vì thứ tinh túy và sâu sắc nhất.


    3. Không vi phạm ba giới nguyện

    Thuộc về thừa Thanh Văn, Bồ Tát và Trì Minh,

    Các hành giả nên chế phục tâm mình

    Và tìm kiếm lợi ích của người khác càng nhiều càng tốt.

    Biến tất cả những gì biểu hiện thành con đường giải thoát.


    4. Người mới thực hành

    Phải thành tựu lợi ích chính họ trước

    Họ nên canh giữ tâm mình trong cảnh vắng lặng

    Từ bỏ những công việc bận rộn, xao lãng.

    Họ nên thoát khỏi những hoàn cảnh bất lợi,

    Thuần hóa phiền não của mình bằng các pháp đối trị

    Không lẫn lộn giữa cái thấy và hành động,

    Họ nên dành thời gian thiền định.

    Bất cứ loại nào trong năm phiền não

    Nảy sinh trong tâm trí họ

    Nên tỉnh giác nắm bắt nó

    Sử dụng pháp đối trị và không bị phân tâm.

    Họ nên cẩn thân, cảnh giác

    Có cảm giác xấu hổ và đàng hoàng

    Trong các hành động của thân, khẩu, ý

    Hãy để họ trừng tâm của họ.


    5. Khen ngợi và chế bai, từ chối và chấp nhận,

    Dễ chịu và khó chịu, hãy để họ xem tất cả như nhau

    Tất cả, như những màn ảo thuật và giấc mơ, đều không tồn tại thực sự.

    Họ nên nghĩ về chúng như tất cả đều giống nhau

    Chỉ như một tiếng vọng, và thực hành kiên trì,

    Kiểm tra tâm trí bám chấp vào cái “Tôi” và “bản ngã”

    Tóm lại, trong mọi hành vi, đừng để họ làm bất cứ điều gì

    Trái với Pháp.

    Họ nên chế ngự tâm trí và không làm hại người khác.

    Không đắm chìm trong ô trược dù chỉ một khoảnh khắc.

    Hãy để họ dành cả ngày lẫn đêm trong đức hạnh.

    Đây là khoảnh khắc cao nhất.


    6. Vì trong thời hiện tại đầy tội lỗi này,

    Con người trở nên thô lỗ và hung dữ,

    Việc vô cùng quan trọng là đảm bảo

    Mục tiêu của bạn bằng thực hành trong đơn độc.

    Nếu con chim không đủ lông đủ cánh thì nó không thể bay;

    Tương tự, nếu không có thiên nhãn trí,

    Bạn không thể giúp người khác.

    Vì vậy, hãy nỗ lực đạt được mục tiêu của mình,

    Và trong tâm mong muốn mang lại lợi ích cho người kahsc.

    Đừng để tâm trí bạn bị lôi cuốn bởi những thú vui bận rộn;

    Đây là những thủ đoạn lừa dối của Ma vương.

    Điều quan trọng là phải chân thành nỗ lực thực hành

    Đến đến giờ chết,

    Bạn sẽ không bị dằn vặt bởi hối tiếc.


    7. Bây giờ hãy kiểm tra tâm trí của bạn!

    Hãy nhìn! Nếu bây giờ chết bạn sẽ ra sao?

    Chẳng có gì chắc chắn về nơi bạn sẽ đến

    Và bạn sẽ trở thành cái gì.

    Bằng cách tiêu tốn những ngày đêm bị lừa đối trong xao lãng

    Bạn đang lãng phí tự do và lợi ích của mình một cách vô nghĩa

    Thiền định một mình trong cô tịch về những giáo lý thiết yếu

    Hãy nỗ lực ngay bây giờ để đạt được mục tiêu cuối cùng của bạn.

    Vì vậy hãy nỗ lực ngay lúc này.


    8. Những hình tướng giả trá của luân hồi

    Giống như một con đường nguy hiểm chất đầy sợ hãi

    Hãy nhớ! Bạn phải tìm cách giải thoát cho chính mình.

    Nếu một lần nữa bị lừa dối,

    Bạn sẽ mãi lang thang trong ảo tưởng.

    Do vậy hãy nuôi dưỡng tính kiên định và giữ nó trong tim!


    9. Bây giờ trên con thuyền tự do và lợi thế của bạn

    Đi qua đại dương khó vượt:

    Phiền não và bám chấp của bạn vào “cái tôi”.

    Nhờ sức mạnh từ công đức của bạn,

    Cơ hội trong một trăm năm của bạn đã xuất hiện:

    Con đường giải thoát và giác ngộ của bạn!

    Vì vậy, bây giờ, và với sự toàn tâm kiên định,

    Hãy đảm bảo hạnh phúc và lợi ích của bạn!


    10. Cuộc đời là phù du, mỗi khoảnh khắc đều thay đổi.

    Những sự xao lãng, không ngoan đánh lừa bạn.

    Hãy hoãn lại những việc làm thiện nguyện của bạn.

    Thói quen ảo tưởng của bạn rất mạnh như vậy!

    Những phiền não trong vô lượng của chúng

    Tự nhiên ập đến với bạn và trong một khoảnh khắc.

    Trong khi phẩm hạnh mạng lại công đức khó có thể đến

    Dù bạn cố gắng bao nhiêu!

    Vậy thì điều quan trọng là phải nỗ lực

    Để đảo ngược luồng gió mạnh mẽ của nghiệp!

    11, Trong luân hồi không hề có chút niềm vui nào.

    Thật không thể chịu đựng khi nghĩ đến

    Mọi nỗi buồn trong vòng quay của cuộc đời này.

    Vậy bây giờ hãy áp dụng nhữung phương pháp giúp bạn thoát khỏi nó.

    Nếu thay vì một nỗ lực chân thành

    Trong tinh hoa của giáo lý,

    Bạn chậm chạp trong một thực hành nhàn nhã không thường xuyên,

    Sẽ chẳng có điều gì tốt đẹp xảy ra.

    Vậy hãy nuôi dưỡng nhận thức ngày càng tăng về tính vô thường

    Cùng với nỗi chán nản lành mạch về thế gian.

    Hãy nỗ lực hết mình khi thực hành,

    Đừng để bị phân tâm dù chỉ một phút.


    12. Nếu ngay từ đầu bạn đã nắm bắt tốt điều này,

    Trong tương lai bạn sẽ đạt đến giác ngộ

    Và một khi bạn đã có được điều tốt cho bản thân,

    Bạn sẽ tự nhiên đạt được điều tốt cho người khác.

    Bây giờ con đường tối thượng bạn đã khám phá

    Dẫn bạn đến sự giải thoát khỏi luân hồi.

    Mọi việc bạn làm bây giờ đều phù hợp với Pháp

    Do đó bạn là cơ sở sự thành tựu giác ngộ.


    Đến đây hoàn thành điểm kim cương thứ hai của Tìm Nghỉ Ngời Trong Thiền Định, một giáo lý Đại Toàn Thiện.
  6. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ BA


    Giảng Nghĩa Giáo Lý Thực Hành


    1. Bài giảng thực hành có ba phần: mở đầu, phần chính và kết luận.

    2. Giáo lý sơ bộ được trình bày trước tiên.

    Các pháp sơ bộ bên ngoài là hiểu biết

    Về vô thường và không còn mê muội vào luân hồi.

    Những điều này nhổ tận gốc rễ từ sâu thẳm trong tâm trí

    Mọi thứ bám dính vào cuộc sống này.

    Các bước chuẩn bị cụ thể là

    Lòng từ và thái độ bồ đề tâm mà nhờ đó

    Mọi thực hành đều được chuyển hóa vào con đường Đại Thừa.


    Vì vậy, để bắt đầu, hãy tu tập những pháp sơ bộ này.


    3. Những pháp sơ bộ sau đây vượt trội hơn nhiều

    Với mọi quán đỉnh được nhận

    Bạn thực hành hai giai đoạn: phát sinh (và thành tựu)

    Bạn nhận thức thân thể mình như một thần bản tôn

    Như những vị thần của vũ trụ và chúng sinh

    Nhờ vậy bạn lật đổ sự dính mắc vào tồn tại đích thực

    Về những gì thường được nhận thức.

    Nhờ thực hành trên con đường sâu sắc của guru yoga

    Phúc lành vô biên sẽ phát sinh

    Nhờ lòng từ mạnh mẽ của thầy

    Những chướng ngại được xua tan

    Và hai thành tựu đạt được

    Vì vậy, theo các pháp sơ bộ bên ngoài và đặc biệt

    Hãy thiền về hai pháp cao hơn.


    4. Qua bốn pháp sơ bộ này

    Tâm bạn sẽ bước vào con đường không sai lầm

    Và một khi bạn đi theo con đường tối thượng này đến tự do

    Bản tính nền tảng sẽ nhanh chóng biểu lộ.

    Bạn sẽ đạt được sự thiện xảo dễ dàng trong thực hành chính

    Và sẽ không có trở ngại nào cả.

    Những phẩm tính vô tận bạn sẽ sở hữu:

    Gần tới thành tựu và mọi thứ còn lại.

    Do đó, việc tu luyện trong các pháp sơ bộ là quan trọng nhất.


    5. Về thực hành chính,

    Thông qua các phương tiện thiện xảo của sự tập trung

    Vào hỷ lạc, sáng tỏ và vô niệm

    Bản tính nền tảng của tâm trí

    Giờ đây sẽ được giới thiệu với bạn

    Trí tuệ nguyên thủy sáng ngời, thoát khỏi mọi tạo tác,

    Sẽ xuất hiện tự nhiên và đồng thời.


    6. Trước tiên, pháp giới thiệu thông qua phương tiện thiện xảo của đại lạc

    Tiếp theo những pháp thiền sơ bộ đã giải thích trước đó

    Hãy quán tưởng ba kinh mạch, thẳng như các trụ cột

    Đi qua trung tâm của bốn luân xa

    Kinh mạch bên phải có màu trắng;

    Kinh mạch bên trái có màu đỏ;

    Mạch trung tâm màu xanh, và giống như một ống rỗng.

    Đỉnh của nó nằm ở huyệt Brahma,

    Kết thúc bên dưới ở trung tâm bí mật.

    Trong kinh mạch trung tâm, ở tầm rốn,

    Có chữ A, từ đó lửa bùng cháy, tạo thành

    Dòng mật hoa chảy xuống từ chữ HANG nằm trong đỉnh đầu.

    Thứ này sẽ đổ đầy bốn luân xa và không gian bên trong thân thể.

    Khi lạc thọ tràn ngập thân thể

    Mật hoa từ chữ HANG

    Chảy xuống không ngừng

    Đến chữ BAM trong tim

    Hãy thiền như vậy cho đến khi trải nghiệm về lạc xuất hiện.

    Sau đó chữ BAM sẽ nhỏ hơn và mịn hơn

    Giờ đây tâm trí bạn lắng dịu, thoát khỏi những suy nghĩ và hình ảnh

    Trong trạng thái không có bất cứ cấu trúc khái niệm nào

    Thông qua phương pháp này, lạc thọ do định sẽ xuất hiện

    Và do đó có trạng thái an trú tĩnh lặng.


    7. Một trạng thái của tâm trí sau đó xuất hiện

    Vượt qua mọi suy nghĩ, vượt ngoài mọi diễn đạt

    Một trạng thái như không gian vượt trên tâm trí thông thường

    Đây là tính sáng chói đầy hỷ lạc và trống rỗng

    Của trạng thái Đại Toàn Thiện

    Pháp tính trong suốt và không thể nghĩ bàn.


    8. Khi bạn quen với điều này

    Bốn kinh nghiệm sẽ đến với bạn:

    Mọi thứ bạn nhận thức đều dễ dàng.

    Ngày và đêm bạn không rời khỏi trạng thái an lạc.

    Tâm tư bạn không bị quấy nhiễu bởi những nỗi khổ của dục vọng và hần thù

    Và trí tuệ biểu lộ

    Nhờ đó mà ý nghĩa lời Phật dạy được hiểu ẽo.


    9. Thông qua thiền định liên tục

    Mặt trời của những phẩm chất vô hạn

    Sẽ xuất hiện trong tâm thức bạn:

    Những quyền năng về linh ảnh, thiên nhãn trí, và những thứ khác.

    Sự giới thiệu này vào bản tính của tâm

    Nhờ phương tiện thiện xảo của đại lạc

    Là một chỉ dần trọng yếu và sâu xa.


    10. Thứ hai là pháp giới thiệu

    Thông qua phương tiện thiện xảo của tính sáng tỏ

    Luyện tập đầu tiên trong các pháp sơ bộ như trước

    Sau đó, quán tưởng ba kinh mạch

    Theo cách mà Ro kyang có phần kết thúc bên dưới

    Cong và xuyên qua kinh mạch trung tâm

    Và đầu trên chạm tới lỗ mxui.

    Khi bạn thở ra không khí cũ ba lần,

    Mọi bệnh tật, thế lực xấu xa

    Tội lỗi và chướng ngại đều bị đào thải.

    Khi bạn hít vào từ từ ba lần,

    Thế giới tĩnh lặng và vật dụng chuyển động mà nó chứa đựng, tan chảy thành ánh sáng.

    Được hút vào lỗ mũi

    Đi qua ro kyang,

    Chúng đi xuyên qua trung mạch

    Rồi sau đó hòa tan thành một quả cầu ánh sáng có kích thước bằng ngón tay cái

    Ngay chính giữa tim bạn

    Hãy tập trung vào điều này lâu nhất có thể.

    Kết hợp các luồng khí trên và dưới lại với nhau.

    Khi thở ra, hãy giữ lại một ít không khí

    Việc hít vào thở ra nhẹ nhàng có tầm quan trọng rất lớn

    Mọi điều tuyệt hảo

    Của chư Phật và những bậc được tán thán

    Tan chảy vào tim bạn

    Đừng rời khỏi trạng thái này

    Thông qua phương pháp này

    Trạng thái tâm trí trong suốt, sáng ngời, và tĩnh lặng sẽ biểu lộ.


    11. Hãy quán tưởng ánh sáng rạng rỡ tăng cường

    Từ ánh sáng trong tim bạn

    Khiến bốn luân xa và thân thể bạn bừng sáng

    Và tràn ra ngoài, lấp đầy thế giới bằng ánh sáng

    Nếu thiền như vậy cả ngày lẫn đêm

    Trong vòng vài hôm, những giấc mơ của bạn sẽ dừng lại

    Và bạn sẽ nhìn thấy những hình tướng sáng láng này:

    Một mặt trăng, một ngọn đuốc bùng cháy, đom đóm, các vì sao và tất cả những thứ còn lại

    Bên ngoài và bên trong, khắp nơi đều tràn ngập ánh sáng ngũ sắc

    Vì tâm trí bạn tập trung vào trạng thái sáng tỏ

    Thiền an trú tĩnh lặng, samatha, sẽ biểu lộ.


    12. Ánh sáng sau đó tụ họp trở lại vào tim bạn

    Rồi từ từ giảm dần cường độ cho đến khi

    Tâm trí bạn nghỉ ngơi trong trạng thái trống rỗng

    Không tập trung vào bất cứ điều gì

    Tâm trí bạn sẽ ở trạng thái trống rỗng, trong trẻo và minh mẫn

    Sáng tỏ tự nhiên thoát khỏi mọi tạo tác.

    Đó là trí tuệ ban sơ

    Sáng chói và trống rỗng, không bị chế định.

    Đó là cách thức căn bản của hiện tồn

    Của Đại Toàn Thiện tự nhiên.


    14. Khi quen với thiền như vậy

    Bốn kinh nghiệm sẽ biểu hiện

    Bạn sẽ nghĩ những thứ xuất hiện

    Là khó nắm bắt, trong suốt, và không bị ngăn trở.

    Ánh sáng sẽ tràn ngập ngày và đêm của bạn

    Tâm trí sáng suốt và minh mẫn của bạn sẽ không bị các suy nghĩ lay động

    Và thoát khỏi tính nhị nguyên của người nắm bắt và đối tượng được nắm bắt.

    Tri thức sẽ dâng trào từ bên trong


    15. Thông qua việc tăng cường thói quen

    Thiên nhãn trí sẽ xuất hiện

    Bạn sẽ phát triển quyền năng của linh ảnh

    Nhận thức được các đối tượng siêu tinh thần

    Ngay cả khi chúng bị che khuất bởi những vật khác

    Bạn sẽ có được quyền năng thực hiện các phép màu

    Sự giới thiệu bản tính của tâm

    Bằng phương tiện của tính sáng tỏ là tinh hoa

    Của những chỉ dẫn sâu sắc nhất.


    16. Thứ ba, thông qua phương tiện thiện xảo của vô niệm

    Bản tính của tâm được giới thiệu

    Hãy thiền như trước đây về các pháp sơ bộ.

    Sau đó thực hiện ba điểm của thực hành chính thức:

    Đẩy mạnh, tập trung và sau đó là tinh chỉnh

    Thực hành đẩy mạnh như sau:

    Quán tưởng trong tim bạn

    Tâm trí bạn nghỉ ngơi, sáng ngời tự nhiên

    Có một chữ A hoặc một quả cầu ánh sáng

    Kích thước bằng ngón tay cái của bạn

    Sau đó đọc HA một cách mạnh mẽ

    Hai mươi lần

    Quán tưởng rằng chữ cái được

    Phóng thẳng lên đỉnh đầu bạn

    Càng lúc càng cao hơn lên bầu trời phía trên

    Cho đến khi nó biến mất khỏi tầm nhìn

    Thư giãn cả tâm trí và cơ thể thật sâu

    Và duy trì trạng thái nhập định

    Dòng tư tưởng ngay lúc đó sẽ dừng lại, và bạn sẽ được nghỉ ngơi

    Trong một trạng thái không thể diễn tả bằng lời nói hay ý niệm.

    Một kinh nghiệm vượt ngoài tầm suy nghĩ

    Nơi không có gì để thấy.

    17. Bây giờ đến giai đoạn tập trung tỉnh giác

    Quay lưng về phía mặt trời

    Hướng mắt lên bầu trời trong trẻo

    Yên lặng và để hơi thở thư giãn

    Cho đến khi bạn không còn cảm thấy chuyển động của nó nữa

    Và từ bên trong trạng thái vô niệm

    Tự do khỏi tạo tác sẽ xuất hiện

    Một kinh nghiệm thiền về tính không như không gian

    Sẽ nảy sinh.


    18. Sau đó, không xao lãng, cố định ánh mắt chăm chú của bạn lên trời

    Và trong trạng thái tinh thần sáng suốt

    Nơi mà những ý nghĩ không phát triển hay tan biến,

    Hãy thiền, quán chiếu rằng đất và đá

    Những ngọn đồi, vách đá

    Vũ trụ và chúng sinh trong toàn thể của chúng

    Trở nên giống như không gian, một sợ mở rộng không bị cản trở

    Bạn không có sự nắm bắt

    Ngay cả thân thể bạn như một hình tướng thô thiển, có thật

    Hãy an trú trong trạng thái mà không gian và tâm trí bạn

    Không thể phân biệt được

    Không có sự nhìn nhận về thế giới bên ngoài hay bên trong

    Hoặc cái gì đó ở giữa

    Và trong trạng thái không gian đó

    Hãy thư giãn thật sâu cơ thể và tâm trí bạn

    Ký ức và suy nghĩ, mọi chuyển động tinh thần

    Đều tự nhiên dừng lại

    Với vô niệm lan tỏa và tan biến

    Tâm trí vẫn ở trong tình trạng tự nhiên của nó

    Trạng thái tối hậu của các hiện tượng

    Và tâm trí vượt trên mọi ý niệm và ngôn từ

    Vào thời điểm đó, là không hai

    Một sự chứng ngộ giống như không gian giờ đây ló rạng

    Đây là bản tính tinh hoa của các Đấng Chinh Phục

    Từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai.


    19. Khi bạn thiền như vậy

    Bốn kinh nghiệm xảy ra

    Mọi hiện tượng dường như không thực chất

    Vì bạn không có cảm giác về vật chất thô

    Cả ngày và đêm bạn không rời khỏi trạng thái vô niệm

    Vì năm độc tự nhiên lắng dịu

    Dòng tâm thức của bạn sẽ mềm mại nhẹ nhàng

    Bạn sẽ nếm trải bảnh tính rộng lớn của mọi thứ.


    20. Thông qua tu luyện kỹ thuật thứ ba này về vô niệm.

    Bạn sẽ đắc quyền năng linh ảnh và thần nhãn

    Sự tập trung và nhiều phẩm chất khác.

    Thông qua sự hợp nhất của phương tiện thiện xảo và trí tuệ

    An trú tĩnh lặng và nội quán sâu sắc

    Bạn sẽ đạt được cho bản thân và người khác

    Các mục tiêu trước mắt và cuối cùng.


    21. Trong phần giải thích kết luận

    Bốn chủ đề được thảo luận:

    Các kinh nghiệm trong thiền

    Tăng cường, chứng ngộ và thành quả.


    22. Các kinh nghiệm thiền có hai loại:

    Những thứ không có khuyết điểm đã được thảo luận ở trên.

    Thứ có khuyết điểm đến từ sự dính mắc và bám chấp

    Về hỷ lạc, sáng tỏ, vô niệm

    Những thứ này bao gồm việc bám víu vào những kinh nghiệm

    Hỷ lạc, sáng suốt, vô niệm.

    Khi xem xét những kinh nghiệm như vậy

    Như các đối tượng tự thân

    Khi bám chấp vào chúng một cách sai lầm

    Và trộn chúng với chất độc

    Hỷ lạc sai lệch báo hiệu dục vọng thô tục

    Hao tổn tinh khí gây ra

    Hầu hết sự bất mãn và ngu độn.

    Tính sáng sai lệch ám chỉ sự nhiễu loạn điên cuồng

    Của khí và những cơn giận thông thường .

    Nó chủ yếu dẫn đến sự lan truyền

    Những ý nghĩ thô tục hoặc kích động.

    Vô niệm sai lệch là trạng thái vô minh thông thường,

    Chủ yếu bao gồm trạng thái trì trệ tinh thần

    Buồn ngủ, uể oải,

    Trạng thái trống rỗng trong tâm trí.

    Khi những trạng thái sai lệch

    Hoặc những trải nghiệm khiếm khuyết như vậy xảy ra,

    Bạn phải xác định chúng

    Và dùng pháp đối trị để tu sửa chúng.


    23. Vì lợi ích tiến bộ

    Sử dụng phương tiện thiện xảo để chống lại

    Những kinh nghiệm thiền khiếm khuyết

    Và tăng cường sự tập trung của bạn.

    Có ba cách để sửa chữa

    Những kinh nghiệm khiếm khuyết như vậy.

    Những hành giả giỏi nhất sẽ sửa chúng

    Thông qua áp dụng quan điểm:

    Mọi hiện tượng đều là sự quy kết của tinh thần;

    Chúng như ảo ảnh và không thể bị ghim chặt.

    Chúng tất cả như không gian, đều bình đẳng và vượt ngoài sự bám chấp.

    Về phía chúng, chúng trống rỗng.

    Thiền giả tự tin đạt đến trạng thái

    Không bám dính vào bất cứ thứ gì.

    Những kinh nghiệm sai lầm và mờ tối xuất hiện

    Như bản tính nền tảng của tâm trí.

    Mọi trở ngại do vậy đều thúc đẩy phẩm hạnh

    Mọi nghịch cảnh đều là trợ thủ cho giác ngộ.

    Trên nền tảng hỷ lạc, tâm trí luôn vui vẻ.

    Và giác ngộ rạng ngời như không gian vô tận.


    24. Đối với những người có sức mạnh trung bình

    Những kinh nghiệm sai lệch được khắc phục thông qua thiền.

    Họ đạt được tính sáng suốt rõ ràng

    Bằng cách tập trung tâm trí chặt chẽ

    Và giữ chúng bằng chánh niệm.

    Họ an trú không xao lãng

    Trong trạng thái an lạc, sáng suốt, không ý niệm.

    Vì xao lãng và mất tập trung

    Là sai, nên điều quan trọng trong việc hành thiền

    Là không được phân tâm dù chỉ một giây.
  7. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    25. Khi hạt giống bị mất

    Quán tưởng trong bình kim cương

    Chữ HUNG, từ đó một ngọn lửa rực cháy

    Đốt cháy toàn bộ tinh khí trong thân thể.

    Thiền rằng không còn lại gì cả

    Việc này sẽ xua tan khiếm khuyết.

    Áp dụng điểm quan trọng này ngay cả khi chủng tử của bạn

    Bị mất do bệnh tật hoặc tác động của thế lực xấu.

    Khi bạn đã phá hủy mọi sự bám dính vào hỷ lạc,

    Hãy thiền về lạc như là không.

    Theo dõi chặt chẽ trạng thái tinh thần của dục vọng thông tục

    Và không can thiệp vào nó

    Duy trì tình trạng không có hy vọng và sợ hãi.

    Theo cách này, dục vọng sẽ tự nhiên lắng xuống.

    Trí tuệ bản nguyên, lạc và không sẽ nảy sinh.

    Cảm giác chán nản là một lỗi lầm

    Xuất hiện do giọt tinh chất bị yếu đi.

    Để chống lại điều này, hãy thiền về

    Định hỷ lạc của bùng cháy và nhỏ giọt.

    Sự đần độn chiếm ưu thế là một sai lệch xuất hiện

    Khi các giọt tinh chất được chế luyện

    Không tách biệt với những thành phần đã bị thoát hóa.

    Trong trường hợp này, hãy ngồi ở tư thế thẳng đứng;

    Giữ hơi thở bình, quán tưởng ánh sáng tràn ngập tim bạn

    Và toàn thể thế giới. Sau đó thiền về ánh sáng trống rỗng.

    Nhờ đó sự đần độn bị xua tan.


    26. Nếu bạn dính mắc vào tính sáng

    Điều này phải được thanh lọc đến trạng thái không còn bất cứ bám chấp nào nữa.

    Nếu tâm trí bạn buồn ngủ và không minh mẫn,

    Hãy thiền về nó như thể nó sáng láng và rạng rỡ.

    Nếu tâm trí bạn hỗn loạn và kích động,

    Hãy nhắm mắt lại, thiền bên trong tim bạn

    Trên một ngọn đèn, lá thư, bông sen, thanh kiếm hoặc hai chày kim cương bắt chéo,

    Những thứ này đi xuống mãi

    Như thể được gắn vào một sợi dây dài

    Cho đến khi chúng chạm tới nền tảng vàng

    Cơ sở của toàn cũ trụ

    Chắc chắn việc này không thể không làm tiêu tan mọi hỗn loạn và kích động

    Khi cơn giận dữ thông thường và ý nghĩ phóng đãng quấy nhiễu

    Hãy giữ thái độ bất động rồi tất cả chúng sẽ lắng xuống

    Trong trí tuệ ban sơ như tấm gương

    Sáng ngời và trống rỗng.


    27. Khi một kinh nghiệm sai lệch của vô niệm bộc lộ

    Không bám víu vào nó chính là điểm then chốt để thanh lọc nó

    Khi trạng thái vô minh này được nhận ra

    Và trực tiếp quan sát, nó sẽ ngay lập tức lắng xuống

    Trí tuệ bản nguyên của pháp giới biểu hiện

    Trong trường hợp trì trệ, lờ đờ hoặc trống rỗng tinh thần

    Hãy quán tưởng trong tim bạn một luồng sáng

    Bắn qua huyệt Brahma

    Và ở lại, độ cao một chiếc cung, lơ lửng trong không khí.

    Khi bạn tập trung vào đó

    Tâm trí bạn thoát khỏi mọi hoạt động.

    Đây là một chỉ dẫn quan trọng và sâu sắc.


    28. Nói chung, điều quan trọng là không được dính mắc vào bất cứ thứ gì.

    Nếu bạn không có hy vọng hay sợ hãi,

    Bạn sẽ thoát khỏi mọi chướng ngại.

    Nghỉ ngơi trong trạng thái thanh tịnh

    Bản tính sáng chói và trống rỗng của tâm trí

    Nơi không có những suy nghĩ lan man nẩy nở

    Khi đó bạn chắc chắn sẽ thoát khỏi những con đường nguy hiểm

    Của những chướng ngại và khuyết điểm cần phải từ bỏ.


    29. Những hành giả thuộc có năng lực thấp nhất

    Tu sửa kinh nghiệm khiếm khuyết của họ

    Bằng cách áp dụng hành động ba phần:

    Thông qua cái nhìn chăm chú, thông qua các các yếu tố vật chất,

    Và thông qua các liên kết cát tường.

    Cách nhìn chăm chú thuộc về

    Thế ngồi bảy điểm của Đại Nhật

    Hai chân bắt chéo, cái nhìn không dao động,

    Hơi thở chậm,

    Hai tay kết ấn thiền,

    Cổ hơi cong,

    Đầu lưỡi đặt trên vòm miệng,

    Mắt nhìn xuống dọc theo mũi,

    Tâm khí nhờ vậy được giữ cân bằng

    Và thiền định nhất tâm hoàn hảo

    Thoát khỏi sự biểu hiện của hôn trầm, trạo cử.

    Vì mọi sai lệch đều phát sinh từ sự nhiễu loạn

    Của các kinh mạch, khí và giọt tinh chất

    Và những thứ này lại phát sinh thông qua sự nhiễu loạn

    Của các điểm then chốt trên thân thể.

    Vì vậy, điều quan trọng là phải giữ chúng không bị xáo trộn

    Trong trạng thái nhập định

    Vì mọi phẩm chất tốt đẹp

    Khi các mạch, khí, giọt tinh hoa

    Không bị xáo trộn và vận hành đúng cách

    Điều cần thiết là bạn phải hiểu

    Các yếu huyệt của thân thể.


    30. Trong các bài tập yoga

    Và những phần tu luyện khác của thân thể

    Một điểm quan trong là duy trì

    Trạng thái thoải mái không gượng ép

    Không có bất cứ kích động nào

    Điểm quan trọng nữa là

    Cách giữ hơi thở nhẹ nhàng

    Sẽ có lợi từ cách mạnh mẽ

    Và ngược lại

    Cách nín thở mạnh mẽ sẽ có lợi từ cách nhẹ nhàng.

    Thực hành đúng thể trạng của bạn

    Là vấn đề có tâm quan trọng tối cao.


    31. Đặc biệt, khi thực hành về hỷ lạc

    Điểm quan trọng là bạn phải khoanh tay ngang khủy,

    Mắt nhìn xuống, trong khi tập trung tâm trí vào hỷ lạc.

    Khi thực hành tính sáng,

    Tay bạn đặt úp lên gối;

    Hơi thở nên nhẹ nhàng,

    Và mắt bạn cần nhìn thẳng vào không trung.

    Mặt khác, trạng thái vô niệm đạt được

    Nhờ việc duy trì thế ngồi bảy điểm.


    32. Yếu tố vật chất là

    Một nơi thực hành phù hợp với thời điểm trong năm

    Người đồng hành và đồ ăn (cả thực phẩm và đồ uống).

    Áp dụng bất cứ điều gì giúp trải nghiệm.


    33. Việc tạo ra các mối liên hệ tốt lành

    Đối phó với việc mất tinh khí,

    Một dây ba sợi chỉ được một thiếu nữ bện thành

    Và được gia trì thần lực bởi mật chú

    Nên được buộc quanh eo bạn.

    Việc này ngăn ngừa các chất lỏng tinh yếu bị xuất lậu.

    Khi những ý nghĩ nảy nở

    Trạng thái vô niệm đạt được

    Nhờ nuốt một viên thuốc gồm có

    Đàn hương, nghệ tây rắn hổ, và “mỡ lớn”.

    Trong những lúc tinh thần uể oải, nếu bạn uống

    Một viên thuốc gồm có nghệ tay, long não, bồ đề tâm,

    Sự tập trung sẽ đạt được, các mật điển nói.


    34. Để tăng cường trạng thái hoàn hảo

    Của hỷ lạc, sáng tỏ và vô niệm,

    Tốt nhất bạn nên hướng tâm trí mình

    Vào bất cứ đối tượng nào phù hợp

    Do đó, hãy bắt đầu bằng cách tập trung vào một đối tượng,

    Rồi sau đó thiền định sẽ tự động thoát khỏi mọi tham chiếu.

    Điểm trọng yếu này là thâm sâu nhất.

    Nó là tối cao và cần được những người may mắn áp dụng nghiêm túc.

    Từ chối phương pháp này, bỏ qua nó,

    Vì cậy có những thiên tư đặc biệt,

    Thực sự là đi theo con đường của những kẻ ngu ngốc.

    Hãy tránh xa con đường tệ hại này của những người thiếu kinh nghiệm.


    35. Đặc biệt, cách tốt nhất để tăng cường

    Sự tập trung vào hỷ lạc

    Là bằng cách kéo rút luồng khí ở dưới thấp,

    Để kéo các giọt tinh hoa lên từ trung tâm bí mật của bạn

    Và để chúng tan chảy, hòa tan trong đỉnh đầu của bạn.

    Sau đó, trầm lặng trong trạng thái không tham chiếu.

    Sau đó, hội hợp các luồng khí ở dưới và ở trên lại với nhau

    Giữ hơi thở bình

    Tập trung tâm trí của bạn vào tim.

    Ở lại trong bản tính không sinh.

    Bạn nghỉ ngơi trong trạng thái hỷ lạc và sáng chói,

    Thoát khỏi sự sinh sôi của tâm trí.


    36. Thỉnh thoảng thực hiện

    “Rung lắc mạnh của sư tử”

    Kéo xuống, đảo ngược, kéo lên, lan tỏa các giọt tinh hoa.

    Và tự tin an định trong bản tính của tâm.

    Thực hiện các khía cạnh trọng yếu

    Của bài tập yoga này

    Như bạn đã thấy chúng được trình bày

    Theo dòng truyền của bạn.


    37. Để kéo các giọt tinh hoa xuống

    Thực hiện mudra ôm ấp

    Và, ngồi thẳng, tạo ra

    Một áp lực xuống phần dưới của bạn.

    Quán tưởng rằng giọt bồ đề tâm

    Được tạo ra để chảy xuống từ HANG.

    Và khi nó rơi vào trung tâm bí mật của bạn,

    Tập trung vào hỷ lạc từ đó.


    38. Sau đó đảo ngược dòng chảy và kéo nó lên trên.

    Giữ hai nắm tay ngang với thận của bạn

    Và “nối liền đại dương và tảng đá”.

    Kéo luồng khí ở dưới lên trên

    Và chạm đầu lưỡi vào vòm miệng của bạn

    Cuộn mắt lên, đẩy xuống và lắc đầu.

    Quán tưởng các giọt tinh hoa

    Như thể được xâu trên một sợi tơ

    Tan chảy mỗi giọt vào giọt tiếp theo

    Cho tới khi chạm đến đỉnh đầu.


    39. Để các giọt tinh hoa lan tỏa,

    Hãy làm như bạn đang kéo một cây cung

    Và khuấy động mạnh mẽ tay chân bạn

    Sau đó, đặt đầu lưỡi của bạn vào răng

    Phát ra âm Si , rít lên qua hơi thở của bạn.


    40. Bây giờ hãy nghỉ ngơi với niềm tin vào bản tính của tâm trí.

    Nằm ngửa, hít thở nhẹ nhàng, tâm trí thoải mái.

    Đừng nghĩ về bất cứ điều gì, đừng nắm bắt bất kỳ thứ gì.

    Nghỉ ngơi trong bản tính thoát khỏi mọi chuyển động tinh thần.

    Bằng phương tiện này, đại lạc, giác ngộ

    Sẽ được thành tựu mà không gặp trở ngại.


    41. Cách tốt nhất để tăng cường

    Sự tập trung của bạn vào tính sáng

    Là thông qua hơi thở.

    Những cách nhẹ nhàng và mạnh mẽ

    Mà hơi thở được giữ lại

    Tăng cường lẫn nhau.

    Đặc biệt, quan trọng là phải kết hợp xen kẽ

    Giữ hơi thở chậm và nhẹ nhàng

    Cả bên ngoài và bên trong.

    Như được dạy rằng người ta nên thực hành theo nhiều cách khác nhau

    Liên quan đến số lượng, màu sắc, sờ chạm, vân vân

    Nhưng ở đây, thông qua hướng dẫn độc đáo

    Tất cả sẽ được thành tựu

    Tu tập này quả thực là phương pháp cao nhất.


    42. Áp dụng tất cả những điểm chính của thân thể

    Như đã giải thích trước đây

    Đặc biệt là một cái nhìn chăm chú bất động,

    Hít thở đều và rất chậm

    Qua miệng và cả hai lỗ mũi.

    Thư giãn hoàn toàn trong trạng thái “bình thường”,

    Tức là trạng thái tự nhiên, rộng mở và tự do.

    Điểm then chốt của tâm trí không phải là tập trung’vào bất cứ điều gì, mà là để mặc mọi thứ tự nhiên như vậy.

    Nằm ngửa và duỗi tay chân

    Sau đó hét lên HA , tập trung tâm trí của bạn vào bầu trời.

    Nghỉ ngơi bình thản, không bị xao lãng,

    Thoát khỏi sự sinh sôi và tan biến của các suy nghĩ.

    Khí – tâm sau đó nghỉ ngơi trong trạng thái an lạc

    Của sự mở rộng tự nhiên và tự do.

    Đây là cánh cửa mà qua đó phát sinh

    Mọi phẩm tính hoàn hảo, vô số và vô ngại.


    43. Sau đó cơ thể cở thể cảm thấy nhẹ nhõm

    Không có hơi thở được cảm nhận.

    Mọi vận động tâm trí đều dừng lại.

    Tâm trí sáng tỏ và minh mẫn

    Và ở đó trí thiên nhãn xuất hiện.

    Thần túc đạt được

    Làn da của bạn sẽ lấp lánh và tỏa sáng;

    Và sự tập trung sẽ xuất hiện.

    Những dấu hiệu sẽ chỉ ra

    Rằng khí tâm giờ đã đi vào kinh mạch trung tâm

    Đây là một chỉ dẫn tối cao.

    Nó cực kỳ bí mật, sâu xa nhất.


    44. Để tăng cường tập trung của bạn

    Vào trạng thái vô niệm như không gian,

    Hãy để tâm trí và thân thể nghỉ ngơi thật sâu

    Và tập trung nhất tâm vào một đối tượng

    Khi bạn cố định mạnh mẽ vào đối tượng àny

    Không bị xao lãng

    Mọi suy nghĩ khác đều lắng xuống

    Trong trải nghiệm duy nhất về đối tượng này

    Khi đó ngay cả ý niệm về đối tượng này cũng biến mất hoàn toàn.

    Hình tướng của sự vật vẫn còn,

    Nhưng không có sự nắm bắt nào vào nó.

    Nó phát sinh nhưng lại trống rỗng.


    45. Đây là điểm trọng yếu, và ngoài ra

    Bạn nên tu luyện như sau

    Thỉnh thoảng tập trung vào một vật thể bên ngoài nào đó.

    Thở ra và ngưng thở càng lâu càng tốt.

    Trạng thái vô niệm sẽ xuất hiện.

    Đôi lúc giữ hơi thở bên trong

    Giữ nguyên không dao động và không xao lãng

    Tập trung vào một đối tượng trong cơ thể bạn

    Dù là phần trên hay phần dưới.

    Đôi khi hãy để mặc tâm trí bạn

    Như nó đang là, không hỗ trợ.

    Duy trì trạng thái mà

    Tuy mọi thứ xuất hiện, nhưng bạn không dính mắc vào chúng.

    Trên cơ sở lời giải thích trọng yếu này,

    Trí tuệ của pháp thân, thoát khỏi các suy nghĩ,

    Sẽ, tự nảy sinh, từ bên trong.


    46. Cách chung để nâng cao tập trung

    Và hỷ lạc, sáng tỏ và vô niệm

    Nghỉ ngơi trong sự tích lũy cả trí tuệ và công đức,

    Thanh tẩy mọi che chướng

    Thực hành các giai đoạn phát sinh và thành tựu.

    Và con đường sâu xa được ca ngợi nhiều nhất là guru yoga.

    Lời chỉ dẫn này là tối thượng và tối hậu.

    Những người may mắn ước muốn giải thoát

    Nên tha thiết đón nhận nó.


    47. Những chứng ngộ phát sinh thông quan thiền định như vậy

    Đều có chung hương vị

    Chúng không đa thù, chúng chẳng dị biệt.

    Giống như nhữung người đến từ ba hướng

    Rồi gặp nhau tại một nơi duy nhất,

    Và giống như những dòng suối khác nhau chảy qua,

    Hợp lại thành một trong một biển cả duy nhất.

    Hỷ lạc, sáng suốt, vô niệm

    Bất cứ phương pháp nào trong số này mà người ta có thể thực hành

    Khi chuyển động tinh thần đạt đến trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn

    Và trong bản tính của tâm trí, không gian bất sinh, tan biến.

    Tâm trí giác ngộ, không có mọi khái niệm

    (Dù là tồn tại hay không tồn tại).

    Mặt trời của bản tính nền tảng, bừng sáng và trống trải,

    Sẽ mọc lên từ bên trong

    Trong sự chứng ngộ này, bất biến và bất động

    Không có gì để thêm vào, chẳng có gì để bớt đi.

    Đó là bản tính của nó như lại tạng

    Tương xứng với chính không gian.


    48. Vào lúc đó, trong biển samadhi

    An trú và nội quán,

    Nhất tâm, minh bạch, thuần tịnh

    Các hiện tượng giống như ảnh phản chiếu

    Không có bản thể nội tại

    Được phản chiếu mà không có sự thiên vị hay bám chấp.

    Bản tính của chúng được nhận ra như là

    Hình sắc và tính không trong sự hợp nhất.

    Các hình tướng là trống rỗng;

    Chúng giống như những huyễn ảnh ảo thuật.

    Chúng không thể được ghim chặt.

    Sự mở rộng bao la của chứng ngộ này

    Của sự hợp nhất không thể chia cắt này

    Sự sáng chói phát sinh bên trong

    Được đưa ra thông qua lời chỉ dẫn cốt lõi này.


    49. Nhờ sự ban phúc của thầy mà bạn thấy được

    Trí tuệ nguyên thủy tự sinh, không thể diễn tả,

    Vượt ngoài cả ngôn ngữ và tư tưởng.

    Và trong khoảnh khắc nhìn thấy,

    Phi thời gian là ba thời,

    Không có sự khác biệt nào chia tách tương lai với quá khứ.

    Đây là Trí Tuệ Vượt Qua, Trung Đạo;

    Sự Tĩnh Lặng (của mọi ý nghĩ và nỗi khổ), Đại Ấn;

    Đại Toàn Thiện của thực tại tối hậu tinh túy,

    Đó là trạng thái bản tính nền tảng

    Nơi, ngay từ đầu,

    Các hiện tượng đều cạn kiệt.

    Đó là sự sáng suốt của tâm trí

    Trí tuệ nguyên thủy tự sinh,

    Được gọi bằng nhiều tên khác nhau, nhưng tất cả đều có một ý nghĩa:

    Thực tại tối hậu, vượt ngoài mọi phạm vi

    Về lời nói, tư tưởng, diễn giải:

    Tâm giác ngộ,

    Bản tính như không gian, nơi luân hồi và niết bàn vốn không hai.


    50. Vô hạn, vượt ngoài mọi thiên lệch,

    Chẳng bị ràng buộc trong cạm bẫy của các giáo điều,

    Thoát khỏi tâm trí lan man,

    Bất nhị, hoàn hảo, đại bình đẳng,

    Trí tuệ của các Đấng Chiến Thắng,

    Không gian bao la vượt trên mọi cực đoan.

    Đây là điều mà các hành giả cần nhận thức đầy đủ.


    51. Các kết quả khác nhau của những mức độ tập trung này

    Khi đã hoàn toàn thuần thục, thì như sau:

    Ngay lập tức, thông qua sự hợp nhất

    Của hỷ lạc, sáng suốt, vô niệm,

    Vô số phẩm tính, thiên nhãn trí,

    Quyền năng của các linh ảnh, tất cả đều đạt được.

    Và ở cấp độ cuối cùng,

    Những phẩm chất giác ngộ, viên mãn

    Của ba thân được thành tựu.

    Mục đích kép cho bản thân và người khác

    Đạt được tự nhiên.


    Đến đây hoàn thành điểm kim cương thứ ba của Tìm Nghỉ Ngơi Trong Thiền Định, một giáo lý của Đại Toàn Thiện.

    CÁC CÂU THƠ KẾT THÚC


    1. Nhờ công đức giải thích

    Giáo lý tính túy này

    Sâu và rộng,

    Một pháp thực hành sẽ dẫn đến thanh thản,

    Nguyện cho mọi chúng sinh đạt tới giác ngộ

    Được trang hoàng bằng hai tích lũy cao cả

    Tận hưởng sự tráng lệ vô tận của những hành vi giác ngộ

    Nhờ đó thỏa mãn mọi mong ước.


    2. Là sự chưng cất tinh túy

    Từ những điểm trọng yếu trong thực hành của ông

    Drime Ozer, con của Đấng Chiến Thắng

    Vì lợi ích của những người sẽ đến,

    Đã ghi lại lời diễn giải tường minh này

    Trên sườn núi Grangri Thokar.


    3. Những ai mong muốn giải thoát,

    Hãy siêng năng áp dụng lời tôi.

    Vì như vậy bạn sẽ hoàn thiện hai mục tiêu

    Cho nhu cầu trước mắt và tối hậu.

    Và nhanh chóng được hài lòng

    Trên hòn đảo đại lạc.


    Đây là kết thúc của chuyên luận Tìm Nghỉ Ngơi Trong Thiền Định, một giáo lý của Đại Toàn Thiện.
  8. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    PHẦN HAI


    Thừa Thanh Tịnh Siêu Việt


    Bản Tự Chú Giải của Longchenpa về Tìm Nghỉ Ngơi Trong Thiền Định


    Trong tiếng Phạn

    Mahāsandhidhyānaviśrāntasayavrittirathaviśuddhakanāma


    Trong tiếng Tây Tạng

    rDzogs pa chen po bsam gtan ngal gso’i ’grel pa shing rta rnam dag ces bya ba



    MỞ ĐẦU


    Kính lễ ngài, đức Phổ Hiền vinh quang!

    Bản tính của ngài bao la tối hậu,

    An bình nguyên thủy và hoàn hảo.

    Mặc dù thoát khỏi mọi cấu trúc khái niệm,

    Nhưng nó vẫn được tô điểm bởi các thân và trí tuệ

    Hiện diện của chính chúng.

    Từ đó phát ra vô số tia sáng

    Thực hiện mọi loại hành động

    Trong cõi của những người có thể được tu tập

    Trong niềm hân hoan và tôn kính, con cúi đầu trước ngài

    Phổ Hiền, mặt trời của tình yêu và trí tuệ,

    Tới ngài và toàn thể chư Phật cùng các bồ tát kế tục.

    Trong số những giáo lý của Đại Toàn Thiện tự nhiên,14

    Con đường của những người mang đến cho chúng sinh ân phúc của may mắn hoàn hảo

    Đến thành phố giải thoát của họ,

    Ở đây tôi sẽ trình bày bản bình luận này,

    Cỗ xe thanh tịnh siêu việt.

    Chóp đỉnh của toàn bộ các bài giảng vô tận của đấng Thiện Thệ là lớp giáo lý về Đại Toàn Thiện tự nhiên. Các giáo lý mà một cá nhân có thể đưa giáo lý này vào thực hành được định nghĩa trong tác phẩm Tìm Nghỉ Ngơi Trong Thiền Định của tôi. Ở phần bình luận hiện tại, tôi sẽ mô tả rõ ràng những điểm then chốt trong chỉ dẫn cốt lõi của nó.

    Văn bản mở đầu bằng lời bày tỏ kính trọng:

    Bản tính nguyên thủy,

    Rộng lớn bao la và thanh tịnh như chính không gian,

    Thực tại tối hậu, bất động,

    Hoàn toàn không có bất cứ chế định nào,

    Bản tính sáng tỏ và trong suốt của chính tâm trí,

    Tinh hoa của giác ngộ

    Khi nhìn thấy nền tảng hoàn hảo bất động và bất biến này,

    Tôi cúi đầu kính lễ.

    Nền tảng của Đại Toàn Thiện là bản tính của tâm trí, trí tuệ bản nguyên tự sinh, bất động và siêu việt mọi cực đoan khái niệm. Bản chất của nó vượt ngoài mọi sự phân biệt. Nó trống rỗng như không gian chứa đựng toàn thể và sáng ngời như mặt trời và mặt trăng không bị mây che. Giống như viên ngọc, bản thân nó đầy tuyệt diệu. Chính trong nền tảng này, hay đúng hơn là không gian tối thượng này, mặc dù không tồn tại theo bất cứ cách nào, nhưng có thể biểu hiện thành bất kỳ thứ gì, mà luân hồi và niết bàn vẫn tồn tại. Thông qua chứng ngộ nền tảng bất động và bất biến này, chính là tính giác, tôi tỏ lòng tôn kính tới nó. Như đã nói trong Vua Sáng Tạo Toàn Thể:

    Kye! Đạo sư của mọi đạo sư, Vua sáng tạo toàn thể!

    Sự quảng đại của thực tại tối thượng,

    Bản tính của chư Phật trong ba thời,

    Bạn không cự tuyệt luân hồi,

    Lòng từ của bạn không đứng về phía nào,

    Tới ngài, vị thầy, Vua sáng tạo toàn thể, con cúi đầu!

    Cũng được nói trong Doha, những bài ca giác ngộ:

    Bản tính của tâm trí là hạt giống duy nhất của mọi thứ.

    Sự tồn tại và niết bàn đều xuất hiện từ đó.

    Tôi cúi đầu trước tâm trí này giống như viên ngọc như ý

    Là đấng ban tặng những thành quả mà người ta khao khát.

    Và một lần nữa trong Ratnavali chúng ta tìm thấy:

    Như nước hòa nhập vào nước,

    Bơ hòa vào bơ,

    Trí tuệ nguyên thủy sáng suốt tự nhận thức

    Đó là lý do tôi cúi đầu trước nó.

    Sau đó là lời hứa biên soạn bản bình luận.

    Rằng sự kỳ diệu siêu việt của tâm trí Đấng Chiến Thắng

    Được chứng ngộ, trí tuệ nguyên thủy, tự nhận thức

    Tôi đã chắt lọc tinh túy của các mật điển, bình luận và chỉ dẫn cốt lõi. Hãy chú ý!

    Tôi sẽ giải thích chúng theo kinh nghiệm của mình.

    Chủ đề của những lời chỉ dẫn cốt lõi này là trí tuệ bản nguyên tự nhận thức. Trí tuệ này là mẹ của toàn thể chư Phật, quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, tôi sẽ giải thích nó vì lợi ích của thế hệ tương lai theo cách mà chính tôi đã thực hành nó. Như được nói trong kinh Bát Nha Ba La Mật Tóm Lược:

    Con đường của những Đấng Chinh Phục trong quá khứ và tương lai

    Trú ngụ ở mười phương, đây là đức tính siêu phàm, không gì khác.

    Điểm rất giống được nêu ra trong Lời Ngợi Ca Mẹ:

    Không tên, không ý niệm, không diễn giải nào

    Dành cho Trí Tuệ đã Vượt Qua.

    Không ngừng và không sinh, chính đặc điểm của không gian,

    Đó là cõi của trí tuệ tự nhận thức.

    Tôi cúi đầu trước thứ này, mẹ của các Đấng Chiến Thắng

    Quá khứ, hiện tại và tương lai.

    Mối liên hệ giữa việc trích dẫn đức tính siêu phàm này trong bối cảnh của một bài thuyết trình về Đại Toàn Thiện là gì? Lý do vì bản thân trí tuệ siêu việt chính là Đại Toàn Thiện.15 Vì đây là cách mà mọi Đấng Chiến Thắng của ba thời đều ám chỉ đến bản thân tính giác. Đó là nơi mà họ sinh ra. Như đã nói trong Vua Sáng Tạo Toàn Thể:

    Kye! Tôi chính là bản tính không tạo tác như nó đang là.

    Tôi vượt ngoài cả tồn tại và không tồn tại.

    Những Đấng Chiến Thắng của ba thời xuất hiện từ tôi,

    Vì vậy, tôi thực sự được gọi là Mẹ của các Đấng Chiến Thắng.

    Phần này tiết lộ lý do tôi biên soạn chuyên luận này. Bây giờ tôi sẽ giải thích nội dung chính của văn bản gốc trước, một cách ngắn gọn, rồi sau đó là chi tiết.

    Đầu tiên là phần mô tả ngắn gọn và tóm lược về những chỉ dẫn cốt lõi của nó:

    Trên các đỉnh núi, đảo hồ hoặc trong các lùm cây,

    Dễ chịu cho tâm trí vào bốn mùa trong năm,

    Với sự tập trung nhất tâm, bình lặng, không dao động,

    Thiền về sự sáng tỏ không có tạo dựng của tâm trí.

    Việc này có thể đạt được tùy thuộc vào ba yếu tố:

    Địa điểm, con người và các thực hành mà họ thực hiện.

    Nếu những người mong cầu giải thoát an trú quân bình trong sự chú tâm sâu xa ở những địa điểm phù hợp với tính khí của họ và thích hợp với bốn mùa trong năm, thì chắc chắn họ sẽ đạt được mục đích của mình. Vì sự giải thoát được thành tựu viên mãn nhờ vào ba yếu tố: địa điểm, nơi thực hành được theo đuổi, bản thân những người thực hành, và giáo lý mà họ thực hành, ba luận điểm này cấu thành kim thân của luận thuyết này, và bây giờ tôi sẽ giải thích chúng theo trình tự và chi tiết.


    ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ NHẤT

    Về Địa Điểm Thực Hành


    Có nhiều địa điểm khác nhau phù hợp với bốn mùa trong năm.

    1. Đầu tiên, chúng ta xem xét địa điểm

    Đây phải là nơi tĩnh mịch dễ chịu

    Thích hợp để thực hành bốn mùa trong năm.

    Vào mùa hè bạn nên thiền

    Ở những vùng mát mẻ và trong nơi cư trú mát mẻ,

    Ở những nơi có tuyết, trên đỉnh núi,

    Trong những am thất làm bằng tre, sậy hoặc cỏ.

    Vào mùa thu, bạn nên ở lại những vùng và sống trong những nơi mà

    Độ lạnh và độ nóng ngang nhau,

    Ở những nơi như rừng, sườn đồi, pháo đài,

    Với sinh hoạt, thức ăn và quần áo tương ứng.

    Vào mùa đông, bạn nên điều chỉnh giường, thực phẩm, trang phục của mình

    Và sống trong những ngôi nhà ấm áp, ở vùng trũng: rừng, hang động, nhà làm bằng đất.

    Mùa xuân quan trọng nhất là ẩn dật

    Đến núi, rừng, đảo và sống trong am thất

    Nơi nóng và lạnh cân bằng,

    Với thức ăn, quần áo và hành vi đều hài hòa.

    Tất cả những điều này được mô tả trong một văn bản do đạo sư vĩ đại Garab Dorje biên soạn, Thực Hành Sâu Xa của Yoga trong Bốn Mùa. Vào mùa hè, khi lửa chiếm ưu thế, các nguyên tố bên ngoài và bên trong nóng, người ta nên ở những nơi mát mẻ, áp dụng hành vi thích hợp về thực phẩm mát và quần áo nhẹ nhàng. Thu là mùa của gió. Đây là thời điểm các nguyên tố bên ngoài và bên trong chín muồi. Người ta nên ở những nơi thoáng đãng, rộng rãi và điều chỉnh sinh hoạt, thức ăn và quần áo của mình cho phù hợp. Mùa đông là thời điểm nước chiếm ưu thế. Các yếu tố bên ngoài và bên trong mát mẻ, nơi ở, quần áo, thức ăn, vân vân, nên ấm áp. Cuối cùng, mùa xuân là thời kỳ của đất. Các nguyên tố bên ngoài và bên trong đang trên ranh giới phát triển. Vì vậy điều quan trọng là phải ở đúng nơi, áp dụng cách ăn uống và mặc sao cho lạnh và nóng được cân bằng nhau. Vì chu kỳ phụ thuộc phát sinh có hai khía cạnh: bên ngoài và bên trong. Như đã nói trong mật điển Kalachakra , “Ngoài sao, trong vậy”.

    Đặc điểm của nhiều trú xứ khác nhau sẽ được thảo luận bây giờ cùng với các thực hành sao cho chúng được thuận lợi.

    2. Các chu kỳ bên ngoài và bên trong tùy thuộc trùng khớp nhau

    Vì vậy hãy ở những nơi tĩnh mịch dễ chịu, những nơi mang lại niềm vui

    Vì trên đỉnh núi, tâm trí sáng suốt và rộng mở,

    Những nơi này, mọi u tối tinh thần đều được làm sáng tỏ,

    Có lợi cho thực hành giai đoạn phát sinh.

    Ở vùng đất tuyết, tâm trí sáng láng

    Với sự tập trung minh mẫn.

    Những nơi này thuận lợi để thực hành nội quán sâu xa

    Vì ở đây có rất ít trở ngại.

    Trong rừng rậm, tâm trí trở nên thanh thản

    Và sự bình lặng của tinh thần được hiển lộ.

    Đây là nơi người ta tu luyện an trú tĩnh lặng

    Và nơi an lạc tinh thần phát triển mạnh mẽ.

    Dưới chân những vách đá cheo leo, cảm giác về tính phù du

    Và nỗi chán nản với luân hồi sẽ mạnh thêm.

    Sự kết hợp rõ ràng và mạnh mẽ

    Của an trú tĩnh lặng và nội quán thâm sâu được thành tựu.

    Trên bờ sông, ảo tưởng của tâm trí bị hạn chế.

    Đầu khổ trong luân hồi và mong muốn dứt khoát

    Muốn thoát khỏi nó sẽ phát triển nhanh chóng.

    Nghĩa địa là nơi đầy quyền năng

    Nơi thành tựu nhanh chóng

    Những nơi như vậy, được dạy, là thuận lợi nhất

    Cho bất kỳ thực hành phát sinh và thành tựu nào.

    Khi các thiền sinh, dù là người mới, hay hành giả có trình độ trung bình, hoặc những yogi hoàn hảo, sống ở những nơi như vậy, biết cách điều chỉnh bản thân trong kỳ ẩn tu như đã được giải thích, thì cái thấy và thiền định riêng biệt của mỗi người trong số họ sẽ phát triển và thành tựu. Vì những giá trị tuyệt vời của những địa điểm này sẽ trở thành bạn bè và người trợ giúp trong việc hoàn thành con đường của họ.

    Những địa điểm phù hợp với trình độ thiền định của hành giả được mô tả lúc này:

    3. Trong thị trấn và chợ, những ngôi nhà trống, những chiếc cây đơn độc

    Nơi con người tụ tập, hoặc yêu tinh và linh hồn đi qua,

    Người mới tu thường bị mất tập trung và cản trở trong quá trình thực hành.

    Với những người đã có độ ổn định,

    Những nơi như vậy rất thuận lợi và thường được ca ngợi.

    Những ngôi đền trơ trọi, những lăng mộ,

    Nơi các hồn ma gyalgong cư ngụ, là những nơi mà

    Tâm trí không tìm được sự an nghỉ

    Và nhiều ý nghĩ thù địch nảy sinh.

    Ở những nơi như hang động trong lòng đất

    Là nơi trú ngụ của các mụ phù thùy senmo,

    Ham muốn nảy sinh và u tối cùng cực, hoặc kích động tâm trí.

    Những cây đơn độc là nơi ẩn náu của mamo dakini;

    Vách đá và mũi đất là hang ổ của những

    Con quỷ theurang tsen hoang dã, hung tợn.

    Người ta nói tất cả những nơi đó đều gây ra kích động dữ dội

    Trong tâm trí và nhiều chướng ngại.

    Trong sự ám ảnh của những kẻ bị ruồng bỏ, rồng, bóng ma nyen ma, linh hồn của nơi này,

    Trên bờ hồ, đồng cỏ, rừng hoang,

    Trong các thung lũng rải rác các loại thảo mộc chữa lành,

    Được trang trí bằng hoa, quả và cây có quả mọng,

    Tất cả đều làm hài lòng tâm trí, lúc đầu người ta thấy vui thích,

    Nhưng sau đó nhiều trở ngại ập đến.

    Những nơi bị ám bởi các tà thần và hồn ma xấu ác thích hợp với thực hành của các yogi mạnh mẽ và vững vàng trong thiền định. Tuy nhiên, chúng không tốt cho việc hành thiền hoặc là môi trường sống thường xuyên của những người mới bắt đầu thực hành, những người này nên tránh xa chúng. Mặt khác, hàng xóm của các vị thần núi, rồng, các linh hồn tsen menmo, và những thực thể phi nhân khác vui thích với đạo hạnh luôn là những nơi tốt để ở. Vì những thực thể như vậy bảo vệ họ, khuyến khích những hoàn cảnh thuận lợi và ngăn chặn sự phát sinh của nghịch cảnh.

    Nơi thực hành cần được kiểm tra cẩn thận.

    4. Tóm lại, trong những địa điểm và nơi trú ngụ

    Thoạt đầu có vẻ dễ chịu nhưng khi đã thân quen

    Sẽ mất đi sự quyến rũ, chỉ đạt được thành tựu nhỏ.

    Nhưng những nơi thoạt đầu có vẻ đáng sợ và cấm kỵ

    Lại trở nên tốt đẹp khi bạn dần quen

    Có sức mạnh to lớn, và đại thành tựu sẽ nhanh chóng đến,

    Trong khi không có trở ngại nào xảy ra.

    Mọi nơi khác đều trung lập, không có lợi cũng chẳng có hại.

    Đây là những điểm chính quan trọng. Nếu kiểm tra các địa điểm khác nhau trong hai tuần, chất lượng của chúng có thể được đánh giá chắc chắn. Do đó:

    5. Vì tùy thuộc vào nơi ở của bạn

    Nội tâm bạn bị biến đổi, việc thực hành phẩm hạnh

    Phát triển hay suy yếu, như vậy việc suy ngẫm về trú xứ của bạn

    Là một điểm rất quan trọng.

    Như đã nói trong Con Đường Tuần Tự của Mật Tông: “Nơi ở có hai đặc điểm: hoặc là nuôi dưỡng sự gia tăng đạo hạnh, hoặc là không”.

    Sau đó, nơi ở được mô tả ngắn gọn liên quan đến bốn hoạt động.

    6. Tóm lại, có bốn loại nơi ở

    Tùy theo bốn hoạt động

    Ở những nơi thích hợp để tĩnh tâm, tâm trí sẽ tự nhiên tập trung.

    Những nơi thích hợp để tăng cường là chỗ thú vị

    Tràn ngập vẻ lộng lẫy và tráng lệ

    Những nơi quyến rũ và kích thích gắn bó

    Thích hợp với hoạt động thu hút chú ý

    Những nơi phù hợp với hoạt động dữ dội

    Gây ra lo lắng và sợ hãi hoảng loạn

    Trên thực tế, có rất nhiều phân khu như vậy không đếm xuể.

    Nhưng ở đây, như một phương tiện hỗ trợ tập trung,

    Những nơi thích hợp để tĩnh tâm là tốt nhất.

    Những nơi khác không được xem xét ở đây

    Vì e là quá dài dòng.

    Mọi nơi ở môi trường bên ngoài đều thuận lợi cho một trong bốn hoạt động. Ở những nơi thích hợp cho hoạt động tĩnh tâm, tâm trí tự nhiên có xu hướng bình lặng, việc tập trung thiền định của vô niệm tự phát sinh. Ngược lại, những nơi thích hợp cho hoạt động tăng cường thì tráng lệ và làm cho tâm trí phấn khích với niềm hân hoan vui vẻ. Những nơi thích hợp cho hoạt động quyến rũ hoặc thu hút kích thích sự gắn kết, trong khi những nơi thích hợp với hoạt động hung nộ gây cho người ta cảm giác lo lắng sợ hãi. Cấu hình vật lý của những nơi này lần lượt là tròn, vuông, bán nguyệt và tam giác, màu sắc chủ đạo của chúng là trắng, vàng, đỏ, và xanh lá đậm. Ngoài ra, nếu mỗi loại địa điểm lại được chia thành bốn phần (an bình – an bình, an bình – tăng cường, an bình – thu hút, vân vân) chúng ta sẽ có mười sáu mục. Mỗi mục này lại có thể được phân loại thêm vô hạn. Tuy nhiên phức tạp như vậy là đủ rồi! Trong bối cảnh hiện giờ, hướng dẫn được đưa ra để sống trong một nơi an bình, thuận lợi cho sự phát triển của việc chú tâm thiền định.

    Bây giờ chúng ta sẽ mô tả một am thất thiền định trong môi trường an bình.

    7. Am thất thiền định ở một nơi thanh bình

    Nên được đặt ở nơi tĩnh mịch,

    Tại một địa điểm dễ chịu.

    Một nơi rất thoáng đãng, rộng rãi,

    Nơi ta có thể nhìn thấy bầu trời xung quanh là thuận lợi nhất.

    Một am thất tu thiền được đặt ở vị trí thông thoáng, có tầm nhìn rộng và xa sẽ thúc đẩy sự phát sinh tự nhiên của việc chú tâm thiền định. Những trở ngại sẽ hiếm khi xảy ra ở những nơi như vậy.

    Tiếp theo là mô tả những địa điểm phù hợp cho các hoạt động ban ngày và ban đêm.

    8. Ngôi nhà tối cho yoga ban đêm của bạn

    Có hai lớp tường.

    Ở giữa một căn phòng có vị trí cao hơn, bên trong,

    Tựa đầu của bạn nên hướng về phía bắc

    Giống khi đức Phật nhập niết bàn.

    Đối với yoga ban ngày trong ánh sáng,

    Ẩn thất nên có một không gian rộng lớn phía trước

    Với bầu trời rộng mở và tầm nhìn xa

    Những ngọn núi tuyết, dòng nước chảy,

    Rừng cây và thung lũng.

    Ở nơi đó, tâm trí sẽ sáng suốt và minh mẫn,

    Nóng lạnh sẽ cân bằng.

    Để chuẩn bị cho thời khóa thực hành ban đêm, người ta nên xây một ẩn thất tối tăm được trang bị hai bộ tường. Một số người nói rằng am thất nên tròn như vòng tròn của mặt trời, nhưng việc này rất bất tiện cho việc đi lại và ngồi. Do đó, xung quanh một điểm trung tâm, một am thất nên được xây dựng với một bức tường đôi và có các lỗ thông sáng ở phía đông, phía nam và phía tây. Các bức tường (đồng tâm) nên cách trung tâm một sai tay cho bức tường đầu tiên, sau đó cách một sải tay cộng với chiều dài một mũi tên cho bức tường thứ hai. Cửa của thiền phòng bên trong (được đặt trong bức tường bên trong) nên ở hướng tây. Còn cửa của bản thân bức tường bên trong nên hướng về phía nam, còn cửa bức tường bên ngoài nên hướng về phía đông. Một cửa sổ nên được làm ở mỗi bức tường theo bốn hướng để chiếu sáng phòng bên trong (khi người ta không ở trong thời khóa) và cung cấp ánh sáng cho việc thực hành đi nhiễu vòng quanh, vân vân. Tuy nhiên, khi người ta ở trong thiền phòng vào các khóa thực hành, các cửa sổ nên được chặn lại và người đó nên thiền hướng về lỗ thông ở bức tường phía bắc.16

    Địa điểm cho yoga ban ngày nên là trên mái của ẩn thất, bên dưới một nửa mái che hướng về phía nam. Nếu tu luyện ở một khu vực mở như vậy, nơi người ta có thể nhìn xa, việc tập trung thiền định của người đó sẽ rất rõ ràng.

    Địa điểm thực hành chung cho an trú tĩnh lặng bây giờ được mô tả.

    9. Đối với việc thực hành an trú tĩnh lặng

    Một nơi ẩn tu khép kín là phù hợp nhất

    Cho sự xuất hiện tự nhiên của trạng thái tâm bình lặng

    Khi thực hành nội quán sâu sắc

    Một nơi rộng rãi có tìm nhìn bao la rộng mở

    Là quan trọng nhất.

    Luôn luôn phải là nơi dễ chịu, phù hợp các mùa.

    Ở một trong bốn hướng của am thất phải có một khoảng đất trống, một đồng cỏ rộng rãi được rào lại bằng một hàng cây thấp mọc cao đến thắt lưng. Ở những nơi như thế này, trạng thái an trú tĩnh lặng sẽ phát sinh tự nhiên. Sau đó, nếu người ta ngồi trên một chiếc ghế nhỏ ở vị trí cao, để có tầm nhìn rộng, nội quán sâu sắc sẽ phát sinh tự nhiên.

    Vậy thì những vùng nào có thể khiến phát sinh an trú tĩnh lặc và nội quán thâm sâu?

    10. Những nơi thấp, tối tăm như rừng và khe núi là những nơi thích hợp để an trú tĩnh lặng.

    Những vùng đất cao, như núi tuyết

    Là nơi dành cho quán chiếu sâu xa.

    Vì vậy, điều quan trọng là phải biết những khác biệt này.

    Ở những nơi như rừng và khe suối giữa các vách núi, tâm trí thu rút vào bên trong, nhờ đó những địa điểm này thích hợp cho việc thực hành an trú tĩnh lặng. Ngược lại, ở những nơi cao, tâm trí trở nên sáng suốt và rộng mở. Điều quan trọng cần hiểu là những nơi đó có lợi cho việc thực hành tuệ quán sâu xa.

    Lời khuyên kết thúc sau đây là về những nơi cần tìm kiếm hoặc tránh xa.

    11. Tóm lại, những địa điểm và am thất

    Nơi bạn cảm thấy chán nản với luân hồi

    Và mong muốn giải thoát bản thân,

    Những địa điểm nơi tâm trí bạn được kiềm chế,

    Nghỉ ngơi trong hiện tại và sự tập trung của bạn sẽ phát triển.

    Đây là những nơi kết nối bạn với đức hạnh

    Bạn nên sống trong những môi trường như vậy

    Giống như nơi đức Phật giác ngộ.

    Những nơi phẩm hạnh của bạn giảm sút và ô uế gia tăng,

    Nơi bạn sa ngã dưới ảnh hưởng

    Từ sự bận rộn xao lãng của cuộc sống,

    Người khôn ngoan có tránh xa những hang ổ ma quỷ gây ra tội ác không?

    Đức Padma, tự tại, đã giải thích như vậy,

    Và những ai mong ước tự do nên lưu ý.

    Những địa điểm và nơi ở thuận lợi cho sự phát triển đạo hạnh, nơi niềm tin và quyết tâm mạnh mẽ thoát khỏi luân hồi phát triển, giống như chính nơi đức Phật đã đạt được giác ngộ. Đây là loại địa điểm mà người ta nên sống. Ngược lại, những môi trường mà xung đột và phiền não lan rộng, nơi mà sự xao lãng và các hoạt động bận rộn của đời sống hiện tại này gia tăng, nên được nhận ra và từ bỏ vì chúng là: những vùng đất ma quỷ thích hợp cho những hành động xấu xa. Trong chỉ dẫn cốt lõi tên là Vòng Hoa của Pháp Đài Quan Kiến, 17 bậc thầy vĩ đại Liên Hoa Sinh đã nói về tầm quan trọng của nơi mà Pháp được thực hành. Không có hoàn cảnh nào tố hơn những nơi mà đạo hạnh và sự tập trung được gia tăng. Do đó, ngài khuyên chúng ta nên sống ở những nơi như vậy và nói rằng chúng ta nên thực hiện các bước để tránh xa những khu vực được đánh dấu bằng sự gia tăng xung đột và tiêu cực vì chúng là những chướng ngại trên con đường giải thoát.

    Ở những nơi thanh bình, tôi xin được duy trì

    Bằng tịnh thủy và vinh quang của khổ hạnh.

    Từ bỏ sự xao lãng và những thú vui bận rộn của cuộc sống,

    Nguyện cho tôi có thể tập trung sâu sắc và thiền về thực tại tối hậu.

    Nguyện cho tôi tránh xa nơi nảy sinh vô vàn nỗi khổ,

    Hàng rào của thành phố luân hồi,

    Và đạt được an lạc của giải thoát,

    Chốn giác ngộ cao cả,

    Vườn thiên giới hỷ lạc Niết Bàn.

    Một người như tôi, ngày nay không thể làm được điều gì có ích cho chúng sinh.

    Vì vậy, trong thời đại tội lỗi này, tôi sẽ từ bỏ

    Xã hội và những điều thế tục.

    Từ bỏ những hoạt động và các trò tiêu khiển của cuộc sống này.

    Nguyện cho tôi mở rộng bốn cánh cửa của vùng đất ẩn giấu quý giá.

    Đây là điểm kim cương đầu tiên của Thừa Thanh Tịnh Siêu Việt, một bản bình luận về Tìm Nghỉ Ngơi Trong Thiền Định, một giáo lý của Đại Toàn Thiện.
  9. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ HAI


    Về Những Người Thực Hành Thiền Định


    Bây giờ tôi sẽ giải thích những đặc điểm của các thiền giả, người thực hành trong khóa ẩn tu.

    1. Hiện nay những người tham gia thực hành

    Phải có nỗ lực và niềm tin

    Cảm thấy một nỗi phiền muộn lành mạnh, mong muốn tự do

    Mệt mỏi với luân hồi, họ nên phấn đấu để giải thoát.

    Từ bỏ những mối bận tâm của cuộc sống này,

    Họ khao khát được giác ngộ trong tương lai.

    Họ nên tránh xa những hoạt động giải trí và xao lãng

    Và có ít ô trược.

    Họ cần một tâm hồn rộng mở

    Và thái độ khoan dung,

    Có nhận thức thanh tịnh và lòng sùng mộ lớn lao.

    Họ phải tân tụy phục vụ cho Giáo lý.

    Những người như vậy sẽ đạt được giải thoát vô thượng.

    Niềm tin, nỗ lực và quyết tâm muốn giải thoát bản thân khỏi luân hồi giống như mảnh đất không thể thiếu mà trong đó giáo Pháp lớn lên. Sự chán nản với luân hồi là lối vào Pháp, điều kiện tiên quyết cần thiết để theo đuổi con đường giải thoát. Phấn đấu cho hạnh phúc của niết bàn cũng giống như hạt giống của giác ngộ. Quay lưng lại và từ bỏ những mối quan tâm của cuộc đời này là phương tiện để đạt được giải thoát khỏi luân hồi. Mong muốn giác ngộ tối hậu là một trong ba điều kiện cần thiết để hạt giống phát triển, như nước và phân bón. Rút lui khỏi các hoạt động bận rộn và phiền não chính là thực hành một chỉ dẫn mà theo đó mọi hoàn cảnh bất lợi đều được loại bỏ tự nhiên. Có một thái độ nhận thức trong sáng và lòng sùng mộ là nguyên nhân và điều kiện tự nhiên để tăng trưởng vụ thu hoạch đạo hạnh của một người. Một tính khí ổn định, tôn trọng và phục vụ các giáo lý sẽ nhanh chóng đưa những thành quả của con đường giải thoát đến độ chín muồi. Những người có các đặc điểm như vậy nên được coi là những chiếc bình chứa tốt nhất.

    Hơn nữa, Vua Sáng Tạo Toàn Thể có nói điều này:

    Những người với tín, nguyện và đại tinh tấn,

    Người có lòng từ, hoan hỷ, và nỗi khổ với luân hồi

    Và sở hữu tính khí ổn định;

    Những người không dính chấp vào thân thể của họ,

    Đối với con cái, vợ chồng, người hầu và người phục vụ của họ

    Và dâng hiến họ với niềm tin và hân hoan

    Những người như vậy có ấn tín của niềm tin và thệ nguyện.

    Đối với họ những giáo lý tinh yếu cần được truyền dạy.

    Cũng tại đây, văn bản đề cập đến những chiếc bình chứa cần bị loại bỏ.

    Sai người, những ai không phải là bình thích hợp,

    Giờ đã được thấy.

    Họ bám víu vào danh vọng và những điều thế tục.

    Họ phồng lên vì kiêu ngạo

    Và không tôn kính các bậc thánh.

    Tâm trí họ thất thường và không kiên định.

    Tất cả chỉ là phô trương. Họ không quan tâm đến thực chất của việc thực hành.

    Từ sự suy đoán về thiền định, họ mong đợi kết quả ngay lập tức.

    Nhiều giáo lý mà họ biết lại bị coi là sai trái.

    Họ tự khen mình một cách giả dối và họ phỉ báng người khác,

    Và nuôi dưỡng ác tâm.

    Không nên truyền giáo lý cho tất cả những người như vậy;

    Giữ các giáo lý được che giấu hoàn hảo.

    Những người là bình chứa hoàn hảo nên thực hành theo cách sau.

    2. Họ nên khiến người thầy phi phàm của mình thật hài lòng

    Qua nghiên cứu, suy ngẫm và qua thiền định

    Họ nên rèn luyện tâm trí của mình

    Trong những chỉ dẫn cốt lõi của dòng truyền miệng

    Họ nên nỗ lực đặc biệt,

    Và trong quá trình thực hành lâu dài, họ nên dành cả ngày lẫn đêm,

    Không được sa vào sự tầm thường dù chỉ trong chốc lát

    Họ phải kiên trì phấn đấu

    Vì thứ tinh túy và sâu sắc nhất.

    Vì vị thầy cao cả mở ra cánh cửa giải thoát, những người mong muốn đạt được thành tựu nên phục vụ ngài một cách vui vẻ. Để hài hòa với việc học, suy ngẫm và thiền định của mình, họ nên siêng năng và không xao lãng trong thực hành tinh yếu. Mật điển Sự Cạn Kiệt Vinh Quang của Bốn Nguyên Tố cho biết:

    Những người trung thành muốn đạt được thành tựu!

    Thành tựu xuất phát từ việc hân hoan phục vụ đạo sư.

    Và với tất cả những gì bạn có,

    Hãy nỗ lực hết mình để cúng dường cho thầy mình.

    Nền tảng của con đường giải thoát được đặt ra theo cách sau đây.

    3. Không vi phạm ba giới nguyện

    Thuộc về thừa Thanh Văn, Bồ Tát và Trì Minh,

    Các hành giả nên chế phục tâm mình

    Và tìm kiếm lợi ích của người khác càng nhiều càng tốt.

    Biến tất cả những gì biểu hiện thành con đường giải thoát.

    Trong bất cứ thực hành nào mà người ta gắn kết, điều cần thiết là rèn luyện trong các kỷ luật liên quan đến ba giới nguyện. Nếu muốn giác ngộ như các thanh văn, cần giữ những giới nguyện giải thoát cá nhân, hay pratimoksa. Nếu muốn giác ngộ vô song sau ba vô lượng kiếp 18 hoặc hơn, người ta phải tu tập trong các giới nguyện của bồ tát. Nếu muốn giác ngộ nhanh chóng, trong khoảng một hoặc nhiều đời, người ta phải tuân theo những giới nguyện của Mật tông. Vì các bộ giới nguyện (thấp hơn) được dần dần tăng cường về phẩm chất (bởi những bộ sau) trong khi vẫn đứng riêng biệt về mặt danh nghĩa, ba bộ giới luật riêng biệt này được cho là nền tảng (của tất cả các phẩm hạnh). Như ngài Long Thọ đã nói:

    Đức Phật nói rằng, như mặt đất

    Là nền tảng và cơ sở cho mọi thứ và tất cả những gì đang sống,

    Giới luật cũng vậy

    Là nền tảng và cơ sở của mọi phẩm chất.

    Nói chung, đối với mọi thực hành hướng tới giác ngộ giải thoát, người ta phải nhận các giới nguyện. Đối với các hành động tích cực, được thực hiện bên ngoài khuôn khổ của các giới nguyện, cấu thành một loại đức hạnh trung tính, không thể đưa người ta vượt qua luân hồi. Tuy nhiên, nếu một người thực hành hoàn hảo và không phạm sai lầm trên con đường của những giới nguyện giải thoát cá nhân, người đó sẽ đạt được giác ngộ của các thanh văn và sẽ không còn lang thang trong luân hồi. Sau đó, với sự giúp đỡ của những giới nguyện bồ tát, người đó sẽ đạt được giác ngộ sau ba vô lượng kiếp. Cuối cùng, thông qua những giới nguyện Mật tông, người đó có thể đạt được giác ngộ trong khoảng một kiếp. Đối với những người có ba loại giới nguyện, có khả năng sa ngã hoặc vi phạm giới luật. Đối với những người không có giới nguyện, không có sự sa ngã, nhưng cũng không có bất kỳ công đức nào. Vì nếu không có cánh đồng thì chẳng có vụ thu hoạch mùa thu cũng như không có khả năng nó bị phá hủy bởi sương giá và mưa đá.

    Ba giới nguyện nên được hiểu theo cách sau đây. Lời nguyện giải thoát cá nhân bao gồm những sự kiềm chế đặt lên tâm trí để nó không bị ô nhiễm bởi phiền não và tính bất thiện. Giới nguyện bồ tát gồm việc đảm bảo lợi ích cho người khác thông qua hành động tích cực liên tục. Giới nguyện vidyadhara của Mật tông gồm việc tự nhiên hoàn thành mục tiêu kép bằng cách quán tưởng chúng sinh, bản thân và người khác như các vị thần bản tôn và nơi ở của họ như những cung điện vô lượng, và bằng cách tận dụng các khoái lạc giác quan như con đường. Về hành vi liên quan đến ba giới nguyện, điều này bao gồm, trong trường hợp giới nguyện giải thoát cá nhân, trong việc quay lưng lại với việc gây ra tổn hại và những phiền não là nguyên nhân cho điều này. Trong trường hợp giới nguyện bồ tát, nó bao gồm việc đảm bảo lợi ích của người khác. Cuối cùng, với giới nguyện mật tông, nó bao gồm việc không rời khỏi mandala duy nhất của tính thanh tịnh và bình đẳng.19

    Về cách thức một cá nhân thực hiện ba giới nguyện, một số người cho rằng cho đến khi bước vào con đường (Đại Thừa), người đó phải giữ giới nguyện giái thoát cá nhân. Sau đó, cho đến khi đạt đến mức độ “nhiệt tình” trên con đường hội nhập, 20 giới nguyện bồ tát được tuân thủ. Chỉ từ thời điểm này trở đi, các giới nguyện của mật tông mới được tuân thủ. Khẳng định này là không thể chấp nhận được, vì những người thực hành Kim cương thừa thiền định trên con đường, tuân thủ cả ba loại giới nguyện ngay từ đầu. Quan điểm sai lầm này bị bác bỏ bởi trích dẫn sau:

    Những hành giả giỏi nhất

    Phải có đầy đủ các giới nguyện và thực hiện chúng hoàn hảo.

    Ý kiến khác cho rằng các giới nguyện được tuân thủ dưới dạng chuyển hóa. Ví dụ, khi quặng đồng được nấu chảy, đồng được sản xuất. Nếu thiếc được thêm vào đồng, đồng thau được sản xuất. Nếu chì được thêm vào sau đó, hợp kim sẽ chuyển thành đồng thau. Tương tự, khi nhận được giới nguyện cao hơn, các giới thấp hơn được chuyển hóa, với kết quả là chỉ cần tuân thủ các giới nguyện mật tông là được. Điều này cũng không đúng và trở nên vô giá trị bởi mật điển Phật Thiêng Nguyên Thủy, trong đó giải thích rằng “Việc bỏ qua (một giới nguyện) là một hành vi sai trái trong chính bản chất của nó”. Điều này có nghĩa là việc bỏ qua các giới nguyện thấp hơn là một sự sa ngã. Mọi giới nguyện đều phải được tuân thủ.

    Một số người khác lại cho rằng (khi một loại giới nguyện được tuân thủ) thì những giới nguyện kahsc như thể đang ngủ yên hoặc bị lu mờ. Tuy nhiên điều này không liên quan, vì dù giới nguyện cao hơn hay thấp hơn bị lu mờ, thì tất cả các giới nguyện đều giữ nguyên tính chất riêng của chúng.

    Quan điểm cho rằng ba giới nguyện có cùng bản chất và phương diện cũng không hợp lý. Chúng không giống nhau về bản chất, phương diện hoặc thời gian, vì ba yếu tố sau. Thứ nhất, chúng không bắt nguồn từ cùng một nguyên nhân, thứ hai chúng trái ngược nhau, và cuối cùng chúng không cùng thời điểm.

    Niềm tin cho rằng giới nguyện thấp hơn sẽ bị từ bỏ khi nhận được giới nguyện cao hơn cũng là điều không thể chấp nhận, vì không tìm thấy lời giải thích nào như vậy ở bất cứ nơi đâu.

    Vậy sự thật của vấn đề là gì? Có sáu nguyên tắc theo đó ba giới nguyện được tuân thủ cùng nhau bởi một cá nhân duy nhất. Thứ nhất, các khía cạnh của ba giới nguyện vẫn riêng biệt. Thứ hai, các giới nguyện có cùng mục đích như các biện pháp phòng ngừa hoặc biện pháp khắc phục. Thứ ba, bản chất của các giới nguyện được chuyển hóa. Thứ tư, ba giới nguyện được tăng cường dần dần về mặt chất lượng. Thứ năm, không có mâu thuẫn căn bản nào giữa chúng. Thứ sáu, việc tuân thủ chúng chủ yếu phải phù hợp với thời điểm.21

    Theo nguyên tắc đầu tiên, khi nói rằng các khía cạnh của giới nguyện vẫn riêng biệt, ý nghĩa là chúng vẫn giữ nguyên đặc trưng riêng biệt của chúng.22

    Nguyên tắc thứ hai cho rằng cả ba giới nguyện đều giống nhau trong việc phục vụ cùng một mục đích và đóng vai trò như biện pháp phòng ngừa (các hành vi bất thiện).23 Như câu nói: “Hãy để mọi người đứng lên và xây dựng pháo đài”.24 Cả ba giới nguyện đều giống nhau ở chỗ chúng đều ngăn chặn tính tiêu cực khỏi dòng tâm thức. Như được nói trong các văn bản Luật Tạng:

    Bạn nên hiểu rằng bất cứ giáo lý nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, trở thành nguyên nhân của sự bám chấp và không phải là nguyên nhân của sự từ bỏ bám chấp, thì không phải là phạm hạnh. Đó chẳng phải là Luật Tạng; đó không phải là giáo lý của Thầy chúng ta. Bạn nên hiểu rằng bất kỳ giáo lý nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, trở thành nguyên nhân của sự từ bỏ bám chấp và không phải là nguyên nhân của bám chấp thì đều là phạm hạnh. Đó là Luật Tạng; đó là giáo lý của Thầy chúng ta.

    Văn bản tiếp tục bàn dài về sân hận và các phiền não khác.

    Về phương diện này, một tu sĩ sống thanh tịnh và độc thân và một yogi bước vào con đường của quán đỉnh thứ ba về căn bản là giống nhau theo nghĩa là, trong khi tu sĩ, mặc dù có khả năng làm như vậy, không tham gia vào sinh hoạt ******** và không bị vấy bẩn bởi dục vọng, thì yogi, người tham gia vào hoạt động ********, cũng không bị vấy bẩn bởi dục vọng, vì vậy, liên quan đến sự ô uế của dục vọng, giới nguyện của cả hai hều hoàn toàn giống nhau trên điều khoản thiết yếu về mục đích và phẩm chất khắc phục. Nếu, trong mọi tình huống, yếu tố chính chỉ đơn giản là không đắm chìm trong hoạt động ********, thì có thể nói đúng rằng hoạn quan và trẻ nhỏ có khả năng tuân thủ giới luật (hành vi trong sạch).

    Hơn nữa, nếu giới nguyện giải thoát cá nhân và giới nguyện liên quan đến quán đỉnh thứ ba mâu thuẫn trực tiếp, thì sự hỗ trợ thích hợp duy nhất cho Mật tông sẽ là các cư sĩ. Tuy nhiên, mật điểm gốc của Kalachakra nói rằng: “Trong ba loại hành gia, tu sĩ là tốt nhất”.Và Samvarodaya nói: “Hỡi người cao quý, trong quá khứ, bạn đã chân thành thọ giới xuất gia theo Luật Tạng (lễ truyền giới được cho là nền tảng tuyệt vời cho mọi phẩm chất tốt đẹp) chưa? Bạn đã sống theo giới nguyện giải thoát cá nhân chưa? Bạn đã quy y tam bảo chưa? Hoặc bạn có mong muốn làm vậy không?”.

    Mật điển Hevajra hai phần nói:

    Giới nguyện của toàn thể chư Phật

    Hoàn toàn an trụ trong Evam.

    Evam là hỷ lạc tuyệt hảo,

    Nhờ quán đỉnh mà điều này được biết chính xác.

    Và:

    Những ai bị thiêu đốt trong ngọn lửa dục vọng

    Sẽ được giải thoát bởi chính dục vọng.

    Mật điển Manjshri nói:

    Sự dính mắc thế gian được loại bỏ

    Nhờ sự dính mắc hoan hỷ vào tính không.

    Tóm lại, việc loại trừ phiền não thông qua giới nguyện giải thoát cá nhân, việc thanh lọc phiền não thông qua giới nguyện bồ tát, và việc chấp nhận ô trược như đạo lộ thông qua mật tông đều giống nhau ở chỗ chúng loại trừ phiền não thực sự. Tương tự, điều này giống như việc thanh lọc chất độc, sử dụng nó như một loại thuốc, hoặc tiêu thụ nó sau khi đã áp dụng một câu mật chú.

    Cả ba trường hợp đều giống nhau ở chỗ tất cả đều loại bỏ tác dụng có hại của chất độc và đạt được cùng một mục tiêu là thoát khỏi cái chết, nếu những sự sa ngã được đánh giá như vậy đối với ba giới nguyện, theo giới nguyện giải thoát cá nhân, người ta phải giữ mình khỏi những sa ngã liên quan đến tính bất thiện và hành vi sai trái. Theo giới nguyện cao hơn, người ta cũng phải bảo vệ mình khỏi những sa ngã không phải do bám chấp ích kỷ thúc đẩy. Cuối cùng, người ta phải hết sức cảnh giác với tất cả những gì bị cấm đoán bởi tập tục thế gian và bởi chính giới nguyện khiến người khác mất tín tâm.

    Hạnh kiểm của một tu sĩ Kim cương thừa phải không có những hành vi sai trái và phải phù hợp với một tình huống nhất định. Cho đến khi đạt được kinh nghiệm chân chính (về trí tuệ nguyên sơ của lạc và không), về căn bản, anh ta phải phải tuân thủ các giới nguyện chung. Tuy nhiên, khi anh ta đạt được kinh nghiệm này, sẽ có sự khác biệt trong cách cư xử bên ngoài và bên trong của anh. Vào thời điểm của các hoạt động bí mật, và trong bốn dịp khi anh ta và những người khác nhận được gia trì, tức là trong các lễ quán đỉnh, lễ cúng dường, và trong hai giai đoạn phát sinh và thành tựu (trong một nghi quỹ), chủ yếu là anh ta phải giữ gìn các giới nguyện mật tông trong đó hai giới nguyện thấp hơn được tăng cường (về mục đích và phẩm chất khắc phục của chúng). Ví dụ liên quan đến quán đỉnh thứ ba, nếu tu sĩ Kim cương thừa không thoát khỏi ham muốn và dục vọng, anh ta đã đi chệch khỏi con đường của mật tông. Nhưng nếu giọt tinh hoa của anh ta được ổn định và không bị mất, và nếu anh ta không lĩnh hội ba cửa theo cách thông tục, thì không có cơ sở nào cho sự sa ngã của hành vi bất tịnh, bởi vì ham muốn thông thường, là thứ cần phải dừng lại, đã được khắc phục. Nếu không có sự khác biệt giữa vàng và đá, thì sự sa ngã của việc chạm vào vàng không thể xảy ra. Tình hình hiện tại cũng tương tự.

    Người ta có thể phản đối rằng sự sa ngã của hành vi không trong sạch vẫn liên quan đến một hành động vật chất,25 vì nó xảy ra thông qua ******** ********. Tuy nhiên, đây chỉ là sa ngã đối với những người thực hành không có trí tuệ và thiếu kỹ năng về phương pháp. Trên thực tế, một hành động vật chất và ý định thúc đẩy nó không tách rời nhau. Vì chúng không tách biệt, khi giao hợp ******** được kết hợp với các phương pháp và trí tuệ phi thường, thì không có lỗi lầm nào xảy ra. Tương tự, người ta có thể uống thuốc độc mà không có thần chú nào được áp dụng và chết vì nó, hoặc người ta có thể dùng thuốc độc mà không có thần chú nào được áp dụng và nhờ đó vẫn không bị tổn hại. Như đã nói trong Guhyagarbha:

    Nếu người ta gắn kết vào hoạt động “hợp nhất” và “giải thoát”,

    Biết rằng chúng chỉ là huyễn ảo, trò lừa bịp của thị giác,

    Người đó sẽ không phải chịu bất cứ vết nhơ nào.

    Vì vậy, điều thực sự là sa ngã đối với một tu sĩ thanh văn không phải như vậy (vì nó bị lu mờ) trong trường hợp của một người mà ba giới nguyện được nâng cao dần dần về mặt phẩm chất. Mục đích của giới nguyện được thực hiện theo cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, những nguyên nhân được cho là dẫn đến sự sa ngã trong trường hợp của một tu sĩ thanh văn, là không trọn vẹn trong trường hợp của một tu sĩ thực hành mật thừa do sử dụng các phương tiện thiện xảo phi thường. Vì vị sau không coi mình với phối ngẫu là một người đàn ông và đàn bà bình thường. Anh ta quán tưởng mình và phối ngẫu là các vị thần và tịnh hóa các cơ quan sinh dục bằng cách nhận ra chúng là kim cương và hoa sen.

    Người ta có thể nghĩ rằng điều này bất đồng với Đèn Soi Nẻo Giác (Atisha), trong đó nói rằng: “Các quán đỉnh bí mật và trí tuệ không nên được thụ nhận bởi những người giữ hạnh thanh tịnh hoặc độc thân.” Nhưng giáo lý của văn bản này được đưa ra với mục đích hướng tới những người có năng lực kém hơn. Trong mật điển Phật Thiêng Nguyên Thủy có nói rằng những giáo lý như vậy được đưa ra vào lúc đầu để đáp ứng như cầu của những người có năng lực tinh thần kém hơn (như hiền triết Suryaratha) đã vứt bỏ ý nghĩa sâu xa. Nó được dạy để những người như thế này có thể (dần dần) bước vào con đường mật tông. Mặt khác, bản chất vấn đề là một tu sĩ hành trì mật thừa chưa thọ nhận được cả bốn quán đỉnh thì không thể đạt được quả vị Phật. Do đó, vị ấy phải thọ nhận toàn bộ chúng và dựa vào cả con đường giải thoát và con đường của phương tiện thiện xảo.26 Luận điểm chính đằng sau lời dạy rằng những người tuân theo giới luật thanh tịnh nên tránh nhận các quán đỉnh bí mật và trí tuệ là những người có căn cơ kém hơn, những người (nhầm lẫn) nghĩ rằng việc thực hành liên quan đến các quán đỉnh này sẽ dẫn họ đến thanh tịnh và giải thoát, trên thực tế không nên nhận chúng. Họ bị cấm thọ nhận các quán đỉnh đó ngay từ đầu. Tuy nhiên, việc này không có nghĩa là các quán đỉnh đó bị cấm dứt khoát đối với tất cả mọi người. Khi Atisha đến thăm Tây Tạng trước đây, các thành viên tăng đoàn đã trở nên khá lỏng lẻo trong giới luật của họ.27 Mục đích của ông trong việc đưa ra lời khuyên như vậy là để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, cần hiểu rằng lời khuyên như vậy bị phủ nhận bởi tuyên bố trước đó (trong Kalachakra) rằng tu sĩ là nguồn hỗ trợ tối cao cho việc thực hành mật tông.

    Vấn đề này được minh họa thêm bằng nguyên lý (thứ năm trong danh mục đã đưa ra) rằng ba giới nguyện về căn bản không mâu thuẫn với nhau. Khi một người đang thực hành trên con đường của quán đỉnh thứ ba, nếu, thông qua kinh nghiệm hòa tan hỷ lạc, lạc của thân và tâm được phát triển đầy đủ; nếu ham muốn được thanh lọc, nếu tinh chất ổn định và không bị mất, và nếu hành giả không kinh nghiệm dục vọng khi nhìn thấy một người phụ nữ, mặc dù anh ta có thể đang thực hành con đường của quán đỉnh thứ ba, thì các giới nguyện giải thoát cá nhân được giữ gìn và tuân thủ theo cách cao hơn. Như đã nói trong Guhyagarbha:

    Trong giới nguyện samaya tối thượng và vô song,

    Giới luật của Luật Tạng

    Và toàn thể các giới luật không có ngoại lệ

    Tìm được hiện thân thanh tịnh của chúng.

    Hơn nữa, sau khi Saraha lấy con gái của người thợ làm cung tên, ông nói:

    Cho đến ngày hôm qua tôi là một Bà la môn

    Cho đến ngày hôm qua tôi vẫn chưa phải là một tu sĩ

    Nhưng từ bây giờ, tôi thực sự là một tu sĩ

    Một nhà sư tối cao và một heruka vinh quang.

    Sau đó Saraha trở thành trụ trì của chính Long Thọ.

    Hơn nữa, trong Mật thừa, tất những khoái lạc giác quan, chẳng hạn như uống rượu, ăn sau buổi trưa, ca hát và nhảy múa, tất cả đều được thưởng thức vào những dịp khi chúng là cách tốt nhất để hoàn thành hai tích tập và loại bỏ hai bức màn che chướng. Chính vì mục đích tương tự mà các khoái lạc giác quan bị loại bỏ trong việc thực hành các giới nguyện khác. Như đã nói trong Mười bài kệ về lời nguyện Bồ đề tâm:

    Khi bạn sở hữu các phương tiện đại thiện xảo,

    Phiền não sẽ dẫn đến giác ngộ.

    Cả ba giới nguyện đều ngăn chặn và ngăn ngừa sự phát triển của các khuyết điểm và lỗi lầm, nhưng chúng không ngăn cản sự phát triển của các phẩm chất tốt. Hơn nữa, khi tất cả các hình tướng hiện tượng biểu hiện thành đại lạc, mọi lời nguyện bồ đề tâm (như những lời nguyện bồ đề tâm tương đối trong ý định và hành động) đều được thành tựu trọn vẹn. Trong mật điển Hevajra có nói:

    Phát khởi bồ đề tâm có hình tướng

    Cả tương đối và tuyệt đối.

    Mối tương thuộc như hoa kunda

    Cái tối hậu vẫn giữ nguyên hình thái hỷ lạc.

    Theo nguyên tắc thứ ba trong danh mục, các giới nguyện được chuyển hóa. Như đã nói trong mật điển Vương Miện Bí Mật:

    Như vậy, chúng ta có thể quan sát rằng đồng

    Có nguồn gốc từ đá; từ đồng, vàng.

    Khi đồng đã được nấu chảy, đá sẽ biến mất.

    Đồng không còn nữa khi được chuyển hóa thành vàng.

    Đức Phật không dạy

    Giới biệt giải thoát và bồ đề tâm

    Ở lại trong tâm trí

    Của “các tu sĩ bên trong”, những vị nắm giữ minh giác.

    Khi đạt được cấp độ mật tông vidyadhara, các giới nguyện biệt giải thoát và giới bồ đề tâm không còn tồn tại trong tâm như những thực thể khác biệt và tách biệt, vì chúng được chuyển hóa thành bản chất của giới nguyện Mật thừa. Tuy nhiên, các khía cạnh cụ thể của ba giới nguyện vẫn riêng biệt; chúng không hòa nhập thành một. Vì khi thọ giới nguyện biệt giải thoát, người ta thề trong suốt cuộc đời mình sẽ ngăn chặn sự suy thoái của các giới nguyện đã thọ nhận. Tuy nhiên cũng không nói rằng việc thọ giới mật tông sẽ khiến cho các giới biệt giải thoát bị từ bỏ. Đối với các giới bồ đề tâm, người ta thề sẽ giữ chúng cho đến khi thành tựu tinh hoa giác ngộ. Và việc thọ giới mật tông không được nói là điều kiện cho sự suy thoái của các giới bồ đề tâm, là nguyên nhân cho sự từ bỏ chúng.

    Vì chúng có cùng bản chất với giới nguyện mật tông, điều này có nghĩa là giới biệt giải thoát và bồ đề tâm được chuyển hóa. Tuy vậy, các khía cạnh cụ thể của chúng không hợp nhất và không bị trộn lẫn với nhau. chúng vẫn riêng biệt và tồn tại cho đến khi một hoàn cảnh xảy ra khiến chúng bị phá hủy theo quan điểm của các cam kết tương ứng đã thọ nhận. Theo đó, có giải thích rằng có hai nguyên nhân thực tế (cái chết và sự trở lại của các giới luật) và bảy yếu tố khác dẫn đến việc từ bỏ các giới biệt giải thoát. Tương tự, có bốn yếu tố đen tối (chẳng hạn như để lừa dối những người xứng đáng được tôn trọng)28 dẫn đến việc từ bỏ các giới bồ đề tâm. Điểm này được giải thích trong Cỗ Xe Vĩ Đại.29

    Nguyên tắc thứ tư là ba giới nguyện được tăng cường phẩm chất dần dần. Các giới biệt giải thoát và bồ đề tâm được bao gồm trong các giới mật tông theo cùng cách mà nhị lượng của một vật nào đó được bao gồm trong tam lượng (với cùng chất thể). Mật điển Mayajala nói:

    Trong giới nguyện vô song và tối thượng,

    Các giới luật của Luật Tạng và Bồ đề tâm,

    Toàn bộ không có ngoại lệ,

    Tìm được hiện thể thanh tịnh của chúng.

    Và mật điển Vương Miện Hoa Sen nói:

    Ẩn sĩ theo đuổi con đường

    Của quán đỉnh thứ ba

    Được cho là một tu sĩ vĩ đại.

    Anh ta đang giữ cả ba giới nguyện.

    Cuối cùng, nguyên tắc thứ sáu là việc tuân giữ các giới nguyện chủ yếu là phải phù hợp với thời điểm. Khi gắn kết với các thực hành bí mật, người ta phải giữ mình khỏi những suy đồi được xem xét khác nhau ở các cấp độ khác nhau của ba giới nguyện. Người đó không được trộn lẫn chúng hoặc phỉ báng việc thuận thủ các giới nguyện thấp hơn. Nếu việc tuân thủ ba giới nguyện bị xung đột, người có liên quan chủ yếu phải hành động theo quan điểm Mật tông, do đó nâng cao (các giới nguyện thấp hơn) về mục đích và chức năng khắc phục của chúng. Tuy nhiên, khi ở trong hoàn cảnh công cộng, người ta nên cảnh giác với mọi sa ngã được xem xét khác nhau ở ba cấp độ của giới nguyện, riêng biệt và không nhầm lẫn chúng. Còn nếu việc tuân thủ bị xung đột, người ta nên chủ yêu hành động theo hai giới nguyện thấp hơn. Vì quan kiến của Mật tông rất bí mật, hành động với sự thận trọng như vậy sẽ nâng cao mục đích không khiến những người khác mất niềm tin.

    Sáu nguyên lý này tạo thành đại cương cho ba giới nguyện và nên được xem là kho báu vô cùng quý giá đối với những người thực hành Mật tông, là những người nắm giữ ba giới nguyện.
  10. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên quen thuộc Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Những người giữ gìn tốt ba giới nguyện được khuyên bảo theo cách sau đây.

    4. Người mới thực hành

    Phải thành tựu lợi ích chính họ trước

    Họ nên canh giữ tâm mình trong cảnh vắng lặng

    Từ bỏ những công việc bận rộn, xao lãng.

    Họ nên thoát khỏi những hoàn cảnh bất lợi,

    Thuần hóa phiền não của mình bằng các pháp đối trị

    Không lẫn lộn giữa cái thấy và hành động,

    Họ nên dành thời gian thiền định.

    Bất cứ loại nào trong năm phiền não

    Nảy sinh trong tâm trí họ

    Nên tỉnh giác nắm bắt nó

    Sử dụng pháp đối trị và không bị phân tâm.

    Họ nên cẩn thân, cảnh giác

    Có cảm giác xấu hổ và đàng hoàng

    Trong các hành động của thân, khẩu, ý

    Hãy để họ trừng tâm của họ.

    Những người mới bắt đầu trên con đường giải thoát nên thực hành chủ yếu để đảm bảo lợi ích của chính họ. Họ nên phấn đấu vì lợi ích của người khác chỉ gián tiếp thông qua nguyện vọng của họ, vì đến nay họ vẫn chưa có khả năng để đạt được điều đó. Điều này là do những phiền não trong tâm trí của họ sẽ tạo ra những điều kiện bất lợi (cho hành động vị tha). Thay vào đó, họ nên sống độc cư và áp dụng các pháp đối trị cho những phiền não của chính mình, và nên thực hành mà không làm lu mờ quan điểm và hành động của họ.30 Họ nên tập trung chánh niệm vào bất cứ phiền não nào xuất hiện trong tâm trí mình, để nó không tiếp diễn vào khoảnh khắc tiếp theo. Điều tối quan trọng là họ cần chú ý đến hành động của ba cánh cửa của mình với chánh niệm, nội quan và cẩn trọng. Như đã nó trong Con Đường Bồ Tát:

    Tất cả những người muốn bảo vệ tâm trí của mình,

    Duy trì chánh niệm, nội quan;

    Bảo vệ cả hai, bằng cả mạng sống và chân tay

    Tôi chắp tay cầu khẩn ngài.31

    Lời khuyên sau đây sẽ hướng dẫn người mới bắt đầu, những người có tâm trí dễ bị tác động bởi hoàn cảnh bên ngoài, nên xử lý những tình huống và kinh nghiệm khác nhau phát sinh thế nào.

    5. Khen ngợi và chế bai, từ chối và chấp nhận,

    Dễ chịu và khó chịu, hãy để họ xem tất cả như nhau

    Tất cả, như những màn ảo thuật và giấc mơ, đều không tồn tại thực sự.

    Họ nên nghĩ về chúng như tất cả đều giống nhau

    Chỉ như một tiếng vọng, và thực hành kiên trì,

    Kiểm tra tâm trí bám chấp vào cái “Tôi” và “bản ngã”

    Tóm lại, trong mọi hành vi, đừng để họ làm bất cứ điều gì

    Trái với Pháp.

    Họ nên chế ngự tâm trí và không làm hại người khác.

    Không đắm chìm trong ô nhiễm dù chỉ một khoảnh khắc.

    Hãy để họ dành cả ngày lẫn đêm trong hạm hạnh.

    Đây là khoảnh khắc cao nhất.

    Khi trải nghiệm lời khen ngợi hay lăng mạ, hạnh phúc hay sợ hãi, người ta nên nhớ rằng mọi hình tướng bên ngoài và kinh nghiệm bên trong chỉ là những giấc mơ và ảo ảnh, và rằng chúng không có sự tồn tại đích thực, giống như âm thanh của tiếng vọng. Người đó nên tự mình kiểm tra rằng, không có hình dạng hoặc màu sắc, thì cơn giận dữ và sự giày vò tâm trí không thể được tìm thấy. Như đã nói trong Con Đường Bồ Tát: “Với những thứ theo cách này là trống rỗng thì có gì để được và có gì để mất?” “Có gì để cho tôi vui sướng và đau khổ?” “Mong sao những chúng sinh như tôi nhận ra và lĩnh hội rằng mọi thứ đều có đặc tính của không gian!” 32

    Tóm lại, trong bất kỳ việc gì, ngày hay đêm, người ta phải thuần hóa tâm mình. Như vậy, người ta sẽ không làm hại người khác. Các phiền não sẽ tự động lắng xuống và phẩm hạnh sẽ tự nhiên tăng lên. Đây chính là định nghĩa của việc tu hành trong Phật Pháp, Như Long Thọ đã nói:

    Hãy chế ngự tâm trí mình. Đấng Thế Tôn đã nói

    Tâm trí thực sự là gốc rễ của Pháp.

    Và trong kinh Pratimoksa nói rằng:

    Từ bỏ mọi việc ác

    Và thực hành đức hạnh

    Hoàn toàn chế ngự tâm mình

    Đây là lời dạy của Phật.

    Bằng chứng về tính đúng đắn của những điều đã nó bắt bằng lời khuyên rằng người ta không nên quên mục tiêu cá nhân của mình, vì lúc đầu rất khó để đạt được lợi ích cho người khác.

    6. Vì trong thời hiện tại đầy tội lỗi này,

    Con người trở nên thô lỗ và hung dữ,

    Việc vô cùng quan trọng là đảm bảo

    Mục tiêu của bạn bằng thực hành trong đơn độc.

    Nếu con chim không đủ lông đủ cánh thì nó không thể bay;

    Tương tự, nếu không có thiên nhãn trí,

    Bạn không thể giúp người khác.

    Vì vậy, hãy nỗ lực đạt được mục tiêu của mình,

    Và trong tâm mong muốn mang lại lợi ích cho người kahsc.

    Đừng để tâm trí bạn bị lôi cuốn bởi những thú vui bận rộn;

    Đây là những thủ đoạn lừa dối của Ma vương.

    Điều quan trọng là phải chân thành nỗ lực thực hành

    Đến đến giờ chết,

    Bạn sẽ không bị dằn vặt bởi hối tiếc.

    Ngay cả khi đức Phật xuất hiện, ngài cũng không thể thuần hóa được chúng sinh trong thời kỳ hiện tại. Vì vậy, đối với những người như tôi, mặc dù chúng ta có mong muốn giúp đỡ người khác, nhưng thời điểm để thực hiện mong muốn này vẫn chưa đến. Vì chúng ta thiếu tri thức siêu nhiên và thần thông làm ra các phép màu, và còn không thể mang lại lợi ích cho chúng sinh bằng cách ép buộc. Trong hoàn cảnh này, làm việc vì lợi ích của người khác không gì khác hơn là một trò hề, mọi người không nên được khuyến khích tham gia vào nó. Thay vào đó, họ nên được khuyến khích thực hành nhất tâm cô tịch trong rừng. Sự quyến rũ của ma vương, sự xao lãng và bận rộn của cuộc sống này đã lừa dối chúng ta trong quá khứ. Bây giờ chúng ta đã quá chán nản với nó. Chúng ta nên, bằng tất cả lòng chân thành, hãy đi một mình, đến những nơi vắng vẻ và kiên trì trong việc đảm bảo lợi ích của chính mình để khi chết, chúng ta sẽ không bị giày vò bởi nỗi hối hận (vì đã bỏ lỡ cơ hội). Bây giờ là lúc để vun đắp trong tâm trí chúng ta mong muốn mang lại lợi ích cho người khác. Như Santideva đã nói:

    Có rất nhiều khuynh hướng và nhu cầu của chúng sinh

    Ngay cả đức Phật cũng không thể làm hài lòng tất cả họ

    Một kẻ khốn nạn như tôi thì không cần phải nói!33

    Tuy nhiên, ngay cả khi bắt đầu bằng việc thực hành vì lợi ích của chính mình, thì cũng rất khó để duy trì sự tập trung vào việc này, do đó, người ta được khuyên nên dồn toàn bộ nỗ lực vào kế hoạch.

    7. Bây giờ hãy kiểm tra tâm trí của bạn!

    Hãy nhìn! Nếu bây giờ chết bạn sẽ ra sao?

    Chẳng có gì chắc chắn về nơi bạn sẽ đến

    Và bạn sẽ trở thành cái gì.

    Bằng cách tiêu tốn những ngày đêm bị lừa đối trong xao lãng

    Bạn đang lãng phí tự do và lợi ích của mình một cách vô nghĩa

    Thiền định một mình trong cô tịch về những giáo lý thiết yếu

    Hãy nỗ lực ngay bây giờ để đạt được mục tiêu cuối cùng của bạn.

    Vì vậy hãy nỗ lực ngay lúc này.

    Quay lại và nhìn vào bên trong chính mình. Nếu phải chết trong khoảnh khắc hiện tại này, tâm trí bạn đã sẵn sàng để khởi hành tới một đích đến hạnh phúc hay chưa? Điều quan trọng là phải suy ngẫm rằng khi lãng phí ngày đêm của mình trong xao lãng, sự tự do và lợi thế của bạn đang bị lãng phí. Bởi vì chính trong khoảnh khắc hiện tại này, bạn cần nỗ lực để đảm bảo mục tiêu cuối cùng cho sự giác ngộ của mình. Chính tại đây và bây giờ, bạn nên thành tâm cố gắng trong việc thực hành giáo Pháp. Như ta thấy trong Con Đường Bồ Tát:

    Và thế mà cách tôi hành động lại như thế này

    Tôi sẽ không lấy lại được mạng sống con người!

    Và mất đi hình hài con người quý giá này,

    Tội lỗi của tôi sẽ nhiều, còn phẩm hạnh thì không. 34

    Thật khó chịu đựng những kinh nghiệm huyễn ảo của luân hồi! Vì vậy, người ta được khuyên nên cố gắng giải thoát bản thân khỏi chúng ngay tại thời điểm này.

    8. Những hình tướng giả trá của luân hồi

    Giống như một con đường nguy hiểm chất đầy sợ hãi

    Hãy nhớ! Bạn phải tìm cách giải thoát cho chính mình.

    Nếu một lần nữa bị lừa dối,

    Bạn sẽ mãi lang thang trong ảo tưởng.

    Do vậy hãy nuôi dưỡng tính kiên định và giữ nó trong tim!

    Nghĩ đến nỗi đau khổ của các cõi cao và cõi thấp của luân hồi khiến người ta run sợ. Chúng giống như một con đường khó khăn và đáng sợ hoặc một vực thẳm khổng lồ. Nếu người ta không thể thoát khỏi nó, sẽ không bao giờ có thể được tự do. Do đó, người ta phải kiên trì. Như Santideva nói:

    Dọc theo một vách đá nhỏ và bình thường

    Nếu tôi phải chọn cách đi của mình đặc biệt cẩn thận

    Cần gì phải nói đến vực thẳm miên trường đó

    Lao xuống độ sâu ngàn dặm?35

    Một lần nữa điều được dạy là cần tinh tấn trong việc thực hành giáo Pháp. Vì rất khó để vượt qua đại dương luân hồi.

    9. Bây giờ trên con thuyền tự do và lợi thế của bạn

    Đi qua đại dương khó vượt:

    Phiền não và bám chấp của bạn vào “cái tôi”.

    Nhờ sức mạnh từ công đức của bạn,

    Cơ hội trong một trăm năm của bạn đã xuất hiện:

    Con đường giải thoát và giác ngộ của bạn!

    Vì vậy, bây giờ, và với sự toàn tâm kiên định,

    Hãy đảm bảo hạnh phúc và lợi ích của bạn!

    Phiền não giống như một đại dương sâu thẳm, những tự do và lợi thế hiện tại của một người giống như chiếc thuyền để vượt qua nó. Một lần nữa, như Con Đường Bồ Tát nói:

    Sau này sẽ khó tìm thấy con thuyền này.

    Thời gian mà bạn có bây giờ, đồ ngốc, không phải để ngủ đâu!36

    Những tự do và lợi thế này, rất khó tìm, giờ đã được tìm thấy, và những khuyết điểm cùng phẩm chất tương ứng của luân hồi và niết bàn đã được hiểu. Hơn nữa, ý nghĩ nhỏ bé: “Tôi phải thực hành Pháp” đã xảy ra. Đây là dấu hiệu cho thấy lòng từ của đức Phật đã đi vào trái tim một người. Nó giống như một tia chớp trong bóng tối sâu thẳm. Vì không dễ để một trạng thái tâm thiện hạnh như vậy phát sinh. Bây giờ nó đã xuất hiện, nó nên được theo đuổi với tính siêng năng và không chậm trễ. Như Con Đường Bồ Tát nói:

    Thật khó để tìm được sự rảnh rang và giàu có

    Nhờ đó mục đích của chúng sinh có thể đạt được

    Nếu bây giờ tôi không biến nó thành lợi ích của mình

    Làm sao tôi có cơ hội như vậy một lần nữa?

    Giống như trong một đêm tối che phủ mây đen,

    Những tia chớp đột ngột lóe lên và mọi thứ đều hiện rõ,

    Tương tự, hiếm khi, thông qua Phật lực,

    Những suy nghĩ tốt đẹp nảy sinh, ngắn ngủi và thoáng qua trên thế gian.

    Thiện hạnh, do vậy, bị suy yếu ...37

    Bây giờ là lời khuyên rằng người ta nên tinh tấn tu tập Phật pháp vì nghịch cảnh luôn rình rập.

    10. Cuộc đời là phù du, mỗi khoảnh khắc đều thay đổi.

    Những sự xao lãng, không ngoan đánh lừa bạn.

    Hãy hoãn lại những việc làm thiện nguyện của bạn.

    Thói quen ảo tưởng của bạn rất mạnh như vậy!

    Những phiền não trong vô lượng của chúng

    Tự nhiên ập đến với bạn và trong một khoảnh khắc.

    Trong khi thiện hạnh mạng lại công đức khó có thể đến

    Dù bạn cố gắng bao nhiêu!

    Vậy thì điều quan trọng là phải nỗ lực

    Để đảo ngược luồng gió mạnh mẽ của nghiệp!

    Cuộc sống của chúng sinh không phải là vĩnh cửu cho dù trong một khoảnh khắc. Còn những người thực hành pháp bị phản bội bởi những hình tướng gây xao lãng của thế giới này. Những người non kém luôn trì hoãn việc thực hành thiện hạnh của họ. Chúng sinh trong luân hồi đã quá quen với những hình tướng huyễn ảo của nó đến nối, trong suốt tam giới, những phiền não rơi xuống họ như mưa. Hành động tích cực xảy ra nhưng hiếm hoi và chỉ nhờ vào hành vi của các Đấng Chiến Thắng. Thật khó để đảo ngược được làn sóng của biển cả triền phược. Điều quan trọng nhất là cần tinh tấn kiên định trong Pháp với toàn bộ sức mạnh của mình và tránh thực hành rời rạc. Tôi khuyên bạn nên cân nhắc cẩn thận ý nghĩa của những lời dạy trong Udanavarga:

    Than ôi! Các pháp hữu vi đều thoáng qua;

    Chúng sinh ra rồi hoại diệt.

    Thay vì chỉ sống và chết,

    Hãy nỗ lực nhanh chóng để đạt đến hạnh phúc bình an.

    Cuối cùng có một chỉ dẫn rằng, chính vì luân hồi không có bất cứ ý nghĩa trọng yếu nào, nên điều quan trọng là phải nỗ lực tinh tấn trong giáo Pháp.

    11, Trong luân hồi không hề có chút niềm vui nào.

    Thật không thể chịu đựng khi nghĩ đến

    Mọi nỗi buồn trong vòng quay của cuộc đời này.

    Vậy bây giờ hãy áp dụng nhữung phương pháp giúp bạn thoát khỏi nó.

    Nếu thay vì một nỗ lực chân thành

    Trong tinh hoa của giáo lý,

    Bạn chậm chạp trong một thực hành nhàn nhã không thường xuyên,

    Sẽ chẳng có điều gì tốt đẹp xảy ra.

    Vậy hãy nuôi dưỡng nhận thức ngày càng tăng về tính vô thường

    Cùng với nỗi chán nản lành mạch về thế gian.

    Hãy nỗ lực hết mình khi thực hành,

    Đừng để bị phân tâm dù trong khoảnh khắc.

    Thật không thể chịu đựng khi suy nghĩ về những đau khổ trong ba cõi luân hồi. Chúng ta phải tìm cách thoát khỏi nó. Chúng ta cần nỗ lực không ngừng trong giáo pháp. Chỉ hiểu và muốn làm thôi thì chưa đủ. Như đã nói trong kinh Avatamsaka:

    Giống như người lái đò lành nghề

    Đã chở vô số người

    Qua bên kia dòng nước rồi chết,

    Pháp cũng vậy nếu bạn không thực hành nó.

    Giống như một nhạc công khiếm thính

    Có thể là niềm vui của nhiều người

    Trong khi bản thân anh ta không nghe được gì

    Pháp cũng vậy nếu bạn không thực hành nó.

    Giống như hình ảnh hay âm thanh của nước

    Không làm dịu cơn khát

    Của những người đang khát

    Pháp cũng vậy nếu bạn không thực hành nó.

    Vì vậy, kết luận:

    12. Nếu ngay từ đầu bạn đã nắm bắt tốt điều này,

    Trong tương lai bạn sẽ đạt đến giác ngộ

    Và một khi bạn đã có được điều tốt cho bản thân,

    Bạn sẽ tự nhiên đạt được điều tốt cho người khác.

    Bây giờ con đường tối thượng bạn đã khám phá

    Dẫn bạn đến sự giải thoát khỏi luân hồi.

    Mọi việc bạn làm bây giờ đều phù hợp với Pháp

    Do đó bạn là cơ sở cho sự thành tựu giác ngộ.

    Nếu bạn hiểu rõ về những khiếm khuyết của luân hồi và lợi ích của giải thoát, và nếu bạn hiểu đúng lời dạy phải dấn thân ngay lập tức và mạnh mẽ vào Pháp, bạn sẽ, thông qua thực hành kiên trì, đạt được lợi ích cho bản thân và người khác. Nếu bạn đặt ra con đường giải thoát với giác ngộ là mục đích cuối cùng của mình, bất cứ điều gì bạn làm đều sẽ phù hợp với Pháp. Điều được nói tới trong tất cả các kinh điển và mật điển là khi làm như vậy, bạn sẽ có nền tảng thích hợp cho việc thực hành mà nhờ đó đạt được giác ngộ. Vì vậy, tôi khuyên bạn hãy hành động phù hợp.

    Trong vòng luân hồi như một khối lửa đau khổ

    Tâm trí tôi trong cơn buồn bã mệt mỏi nói với tôi rằng:

    “Bây giờ, trong kiếp này, hãy đến những khu rừng yên ả

    Hãy thực hành với lòng chân thành, từ bỏ mọi thú tiêu khiển.”

    Lúc này, khi mục đích của tôi cần đạt được

    Làm việc vì tha nhân chỉ là giả tạo.

    Một nguồn bất mãn và khổ sở.

    Nó sẽ phục vụ mục đích gì?

    Vậy hãy để tôi sống một mình trong rừng.

    Trong tình trạng hiện tại của tôi, mặc dù tôi có thể tinh tấn,

    Làm sao tôi có thể giúp ích cho người khác?

    Khi tôi suy ngẫm về đời sống bên trong hoặc hoàn cảnh bên ngoài,

    Nỗi buồn lớn dần, trào dâng.

    Vậy nên bây giờ trên đỉnh núi cao hiểm trở tôi sẽ ở lại một mình.

    Và sẽ bỏ lại đó cả thể xác lẫn cuộc đời mình.

    Đây là điểm kim cương thứ hai của Thừa Thanh Tịnh Siêu Việt, một bản bình luận về Tìm Nghỉ Ngơi trong Thiền Định, một giáo lý của Đại Toàn Thiện.

Chia sẻ trang này