1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các đồ án quy hoạch chung ở VN. Lịch sử và hiện tại.

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi datvn, 17/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Nhìn vào bản vẽ, thấy rõ sự sơ sài và cẩu thả của những người làm quy hoạch chung thành phố HP. Có quá nhiều lỗi sơ đẳng. Không gian tổ chức thì vừa manh mún, vừa đơn điệu. Nếu với bản QHC Hà nội mới thấy người vẽ nghiên cứu quá ít, chiều sâu nghiên cứu cực kỳ hời hợt.
    Tất nhiên QHC không phải là tất cả, rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của Thành phố. Nhưng bài toán QHC không thể không bỏ qua!
  2. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Đây là thành phố Đà nẵng, Hometown của HSS. Chuyên gia quy hoạch này lúc đầu tưởng là cởi mở hóa ra đóng kín như bưng. Hãy thử bình luận về sự phát triển không gian đô thị của mình mà mình đang sống một chút xem nào!
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Một bài báo mà tác giả hàm ý đến quy hoạch TP Đà nẵng, mời các bạn tham khảo!
    Câu chuyện qui hoạch đô thị
    TTCN - Đã đến lúc chấm dứt hẳn tình trạng tù mù khi đưa ra những quyết định quan trọng đến tương lai của thành phố.
    Công tác thiết kế và qui hoạch khi ảnh hưởng đến các công trình quan trọng cần phải có sự thẩm tra và phải có ý kiến của người dân.
    Các phương pháp để người dân tham gia trong quá trình xây dựng, qui hoạch có rất nhiều và đã được các nước phát triển sử dụng từ lâu. Chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo những gì họ đã làm. Thêm nữa, cần phải từ bỏ lối suy nghĩ chỉ có nhà ?ochuyên môn? về qui hoạch mới có thể nói chuyện qui hoạch. Vì lẽ, qui hoạch không phải là chuyện chuyên môn mà chính là việc quyết định hoàn cảnh sống của hàng trăm ngàn người. Xin hãy lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người dân.
    Câu chuyện thứ nhất:
    Robert Moses từng được coi là người xây dựng vĩ đại, người dựng những cây cầu, những xa lộ và các dự án nhà ở của thành phố New York. Nhưng Robert Moses đã đi vào lịch sử qui hoạch như một kẻ tội đồ. Bị ám ảnh bởi quyền lực và danh vọng do những xa lộ và những cây cầu do chính ông tạo ra, Moses đã san bằng nhiều khu dân cư ở New York như khu nam Bronx, khu Coney Island, đồng thời ông cũng là người chịu trách nhiệm trong việc cố tình phá hủy hệ thống giao thông công cộng của New York.
    Thậm chí, để xây dựng tuyến đường nối liền Brooklyn và Manhattan, Moses còn muốn xây dựng một cây cầu mà hệ quả là việc phá hủy công viên Battery (nơi từ đó đưa du khách đến thăm tượng Nữ Thần Tự Do) và có khả năng đe dọa cảnh quan khu trung tâm tài chính New York. Đề xuất này tất nhiên vấp phải sự phản đối dữ dội của những nhà bảo tồn di sản, giới tài chính phố Wall và những chủ sở hữu bất động sản của khu vực. Cuối cùng, Moses phải lùi bước và giải pháp xây dựng đường ngầm qua sông thắng thế.
    Vào những năm 1960, đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc hạ Manhattan của Moses với dự định cắt qua khu phố Harlem và SoHo nổi tiếng của New York cũng gặp phải sự chống đối của dân chúng. Kết cục dự án bị bãi bỏ vào năm 1964.
    Như vậy, việc phá bỏ các công trình lịch sử, giải tỏa các khu dân cư đang đầy sức sống để làm đường cho xe cơ giới luôn đặt ra một câu hỏi: thành phố làm ra là để cho con người hay cho ôtô? Phá hủy các công trình văn hóa, các khu vực lịch sử để thay vào đó một thứ máy móc vô hồn (1) phải chăng làm cho thành phố tốt hơn?
    Câu chuyện thứ hai:
    Kansas City và vùng phụ cận là nơi có mức sống tương đối dễ chịu cho nhiều người dân Mỹ. Với thu nhập vào hạng khá so với bình quân thu nhập toàn nước Mỹ, Kansas City lại không thể nào địch được về mặt danh tiếng với những thành phố nghèo hơn như Saint Louis hoặc New Orlean chẳng hạn. Chẳng có ai nói Kansas City là một thành phố nổi tiếng, thay vì vậy khi nói đến vùng trung tây nước Mỹ người ta nhắc nhiều đến Saint Louis.
    Điều này không phải là ngẫu nhiên: người ta biết đến Saint Louis bởi cái Cổng Vòm (The Gateway Arch) - một vòm cuốn bằng thép không gỉ cao hơn 180m, do kiến trúc sư lừng danh Eero Saarinen thiết kế. Công trình này được coi là công trình tưởng niệm cao nhất nước Mỹ. Kansas City không có một công trình kiến trúc nào tầm cỡ như thế nên dễ hiểu vì sao nó không có gì đọng lại nhiều trong tâm trí của người Mỹ.
    Có thể coi Kansas City, như người Mỹ thường nói, là một nơi ở giữa của chẳng nơi nào (middle of nowhere). Chính những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa cao đã tạo nên cá tính cho nơi chốn.
    Câu chuyện thứ ba:
    Nhà ga trung tâm New York do kiến trúc sư Charles McKim thiết kế theo phong cách Beaux-Arts được coi như một viên ngọc của thành phố New York. Từ những năm 1950-1960, một loạt hành động phá dỡ nhà ga trung tâm New York (thường được biết đến với cái tên Penn Station) xảy ra. Đứng trước nguy cơ mất hoàn toàn một công trình có giá trị kiến trúc và lịch sử, năm 1965 thành phố New York chuẩn y luật bảo tồn cảnh quan.
    Mục đích là bảo vệ các công trình lịch sử khỏi bị biến dạng và phá hủy nếu không có sự thẩm tra của công chúng và sự cho phép của chính quyền. Không lâu sau Công ty Penn, đơn vị quản lý Penn Station, đề xuất xây dựng một tòa tháp cao 55 tầng ngay phía trên nhà ga trung tâm. Đề xuất này nhanh chóng bị Ủy ban Bảo tồn cảnh quan của thành phố New York phản đối. Sau đó nhà ga đưa đơn kiện lên tòa án của bang và cuối cùng vụ án được Tòa án tối cao Mỹ thụ lý.
    Năm 1978 Tòa án tối cao Mỹ phán quyết như sau: đơn kiện của nhà ga Penn cho rằng thành phố New York ngăn cấm việc xây dựng trên khoảng không của nhà ga như ?osự tước đoạt quyền lợi? là sai trái. Đây là một tranh chấp nổi bật trong lịch sử qui hoạch đô thị và bảo tồn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tòa án bên nguyên đã đưa ra lý lẽ: thẩm mỹ tự thân cũng đáng được bảo vệ. Vụ án chứng tỏ một công trình có giá trị lịch sử là đáng được bảo tồn. Như vậy lần đầu tiên giá trị văn hóa đã được bảo vệ trước tòa án (2).
    Các công trình văn hóa chính là những biểu tượng của thành phố. Nhờ chúng mà người ta phân biệt thành phố này với thành phố khác. Chúng chính là đặc trưng của một thành phố. Đặc trưng ấy cũng giống như đặc trưng của một con người. Nó phải là cái riêng, cái không lẫn vào đâu được, nó phải là cái khẳng định cái ?otôi? của thành phố.
    Theo nhà qui hoạch đô thị lỗi lạc Kevin Lynch, một thành phố cần có được bảy yếu tố: sự sống động, tri giác về địa điểm, sự phù hợp, khả năng tiếp cận, khả năng kiểm soát, tính hiệu quả và cuối cùng là tính công bằng. Trong các yếu tố đó, tri giác về nơi chốn (sense of place) là yếu tố cực kỳ quan trọng và thường được các nhà qui hoạch đô thị đưa lên hàng đầu như một tiêu chí cho qui hoạch.
    Có thể kể ra rất nhiều về ý nghĩa của cảm nhận về nơi chốn. Chẳng hạn đó chính là yêu cầu về đặc trưng của vị trí. Đó chính là khả năng mà con người có thể nhận dạng một nơi như một vị trí khác hoàn toàn với các nơi khác, đó có thể là tính độc nhất vô nhị của địa điểm, có thể khơi gợi lại các kỷ niệm của nơi mà ta đã từng qua.
    Như Lynch nói: Cá tính của một nơi nào đó cũng rất gần với cá tính con người. ?oTôi ở đây? (I am here) hỗ trợ cho câu nói ?oTôi đây? (I am) (3). Một thành phố nhợt nhạt không bản sắc cũng giống như một con người không có tên. Chẳng ai nhớ đến thành phố đó, ngay cả cư dân của nó. Liệu chúng ta đã sẵn sàng phá nát bản sắc của thành phố?
    Từ câu chuyện của nước Mỹ mới nhìn lại thành phố của chúng ta. Ý tưởng xóa sổ Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng, đẩy Bảo tàng Điêu khắc Chăm xuống gầm cầu, tất cả những ?osáng kiến? đó sẽ ủi sạch dấu ấn của thành phố. Đà Nẵng dẫu có được đường cao tốc, trung tâm thương mại hiện đại nhưng chẳng có nổi nét riêng của mình.
    Người Đà Nẵng sẽ không còn gì để nhớ về thành phố của mình nữa. Thay vào đó, nơi trước kia từng là thư viện với vòm cây xanh mướt (một thứ xa xỉ trong lòng những thành phố lớn), với công trình cổ trầm tư giờ sẽ là một cao ốc ngất trời với bóng lộn những chiếc xe đắt tiền và những ô cửa kính của các Coco Channel, Nautica hoặc Gucci kênh kiệu nhìn khách qua đường, biến họ thành lạc loài. Liệu Đà Nẵng của chúng ta có muốn đánh đổi những báu vật của người xưa để lấy ?ocuộc sống hàng hiệu? đó không?
    Cuối cùng xin nói thêm về hai chữ hiện đại và phát triển. Đừng nghĩ hiện đại hoặc phát triển là tất cả. Nếu hiện đại là hi sinh những giá trị của thành phố mà Lynch đã nêu thì nên suy nghĩ lại tốc độ phát triển. Chính phủ Trung Quốc sau thời kỳ say sưa với tốc độ phát triển chóng mặt nay đã phải tự nhìn lại. Họ hiểu rằng với tốc độ hủy hoại môi trường như hiện nay thì cái giá phải trả cho tương lai sẽ là quá đắt.
    (1) Ở đây tôi muốn mượn ý của Mumford khi ông dùng từ monotechnic để chỉ loại công nghệ chỉ phục vụ bản thân nó. Mumford coi mạng lưới giao thông của nước Mỹ như một điển hình của monotechnic khi đối tượng phục vụ của nó là ôtô chứ không phải con người.
    (2) Barlow Burke - Tìm hiểu luật phân vùng qui hoạch và sử dụng đất. Nhà xuất bản Lexis Nexis.
    (3) Kevin Lynch - Hình thức hoàn hảo của thành phố. Nhà xuất bản MIT Press.
    NGUYỄN HỒNG NGỌC (Học viên cao học ngành qui hoạch đô thị Đại học Kansas)
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Chết thật ! Sự nhầm lẫn tai hại .
    Hss không phải là người Đà nẵng và chẳng liên quan đến Đà nẵng luôn !.Mấy hôm bận không online nên không cập nhật được bài của bạn hiền.
    Như bạn thấy đấy, Hss rất ít time rảnh ,thi thoảng những ngày cuối tuần tranh thủ online rồi lại mất một khoảng time khá dài đọc bài ,xử lý các bài phạm quy ,sắp xếp các topic cho hợp lý ...cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ làm Mod trên tình thần tự nguyện ở thế giới mạng ảo này là vui lắm rồi. Chính vì thế time để ngồi nghiêm túc tranh luận gõ những bài viết trên thật hiếm hoi !.
    À,vừa mới vào box ĐN tìm được bài viết cách đây 1 năm có liên quan một ít về nội dung của chủ đề đấy .
    http://www.ttvnol.com/danang/344949/trang-3.ttvn

  5. tillerorder

    tillerorder Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    15
    1. Lỗi sơ đẳng là những lỗi nào?
    2. Không gian tổ chức manh mún, đơn điệu ra sao?
    3. Ko so với bản QH chung HN được, bởi địa hình khác nhau, quy mô khác nhau....
    4............?????
    Em e bác đang nhìn vào mấy bản vẻ lại trên máy tính mang tính diễn hoạ để đánh giá một đồ án QH. Theo em bác cần có (ít nhất) những thứ sau để đánh giá:
    - Hiện trạng (sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật......)
    - Định hướng phát triển KT-XH
    - ĐỊnh hướng phát triển không gian
    - Bản đồ sử dụng đất
    - Bản đồ phân đợt xây dựng
    - Thuyết minh
    PS 1. ko phải QH chung mà nhận xét chung chung phỏng bác.
    PS 2. HSS ko phải dân ĐN, nhỉ, sao lâu ko thấy vào forum của tụi mình?
  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Giải thích cái này dài quá!
    Trước hết bạn phải so sánh bản QH Hà nội với bản của Hải phòng. Sẽ thấy ngay, bài sau mình sẽ phân tích kỹ hơn!
  7. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Cái ảnh không hiển thị nên khó nói quá! Tuy nhiên chỉ nhìn 1 bản vẽ mà đánh giá vậy thì thật khó chính xác.
    Bạn đã bao giờ bảo vệ một đồ án QH chung cỡ 1 vài trăm, hay vài ngàn ha chưa? "Người làm QH" đâu có phải riêng KTS. Tiếng nói chuyên môn yếu ớt lắm trong các cuộc "chơi" đó. Một bản QHC mà vừa lòng cả các sở, ban, ngành, UBND, Đảng uỷ, HDND... thì không dễ chút nào. Nếu một người (hoặc nhóm) trong số đó có đủ quyền (và lực) phủ quyết thì đồ án được duyệt sẽ mang thiên hướng của họ. Việc KTS QH giải quyết "hòm hòm" dung hoà các ý của hội đồng và cố gắng tuân thủ nhất yêu cầu chuyên môn đã có thể chiếm hết thời gian rồi. Hết hạn không duyệt được thì còn nhiều vấn đề nữa... Lắm khi ngay cả cấp phê duyệt cũng đành "duyệt đã, chỉnh sau"... nữa là mấy anh tư vấn. Mà QH thì tất nhiên lâu lâu lại phải chỉnh sửa mà
  8. ciao_italia

    ciao_italia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0

    Toi ung ho tu tuong cua Bac KtsDzi. Noi that KTS Viet Nam, dac biet la HN chi noi la gioi. THu hoi o day co ai da lam QH Quan, Huyen chua ? chua noi den QH chung HN. Lam QH Chung la phai ket hop nhieu yeu to, chu ko don thuan la may cai y kien vo van phat trien Kinh te, nen mong,...Ma cac Bac co moi cai anh QH chung HN day thi chua on roi, no khac nhieu lam. QH o minh no chua bat kip voi thuc te cuoc song boi do nhieu nguyen nhan, dac biet la cac chính sach. No ko don thuan nhu KT Cong trinh, bi rang buoc nhieu thu. Day la 1 thu de chung ta dan dan dieu chinh QH cho phu hop, do la le tat nhien. Noi chung dung ban nhieu qua, ma hay thiet thuc lam cai gi kha kha cho HN di, cho du no con nho! ( chua can noi den DEP)
    [Cái ảnh không hiển thị nên khó nói quá! Tuy nhiên chỉ nhìn 1 bản vẽ mà đánh giá vậy thì thật khó chính xác.
    Bạn đã bao giờ bảo vệ một đồ án QH chung cỡ 1 vài trăm, hay vài ngàn ha chưa? "Người làm QH" đâu có phải riêng KTS. Tiếng nói chuyên môn yếu ớt lắm trong các cuộc "chơi" đó. Một bản QHC mà vừa lòng cả các sở, ban, ngành, UBND, Đảng uỷ, HDND... thì không dễ chút nào. Nếu một người (hoặc nhóm) trong số đó có đủ quyền (và lực) phủ quyết thì đồ án được duyệt sẽ mang thiên hướng của họ. Việc KTS QH giải quyết "hòm hòm" dung hoà các ý của hội đồng và cố gắng tuân thủ nhất yêu cầu chuyên môn đã có thể chiếm hết thời gian rồi. Hết hạn không duyệt được thì còn nhiều vấn đề nữa... Lắm khi ngay cả cấp phê duyệt cũng đành "duyệt đã, chỉnh sau"... nữa là mấy anh tư vấn. Mà QH thì tất nhiên lâu lâu lại phải chỉnh sửa mà
    [/quote]
  9. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Bạn có nói nhược điểm của QH Hà Nội "dựa trên cấu trúc tầng bậc" là điều ai cũng thấy! - liệu có quả quyết quá không? Liệu bạn có thể giải thích rõ hơn không?
    Theo tôi, có một khoảng cách rất xa giữa những gì đã và đang được thực hiện ở HN và những gì đề ra trong QH. Tôi cho rằng vấn đề mấu chốt nhất trong QH HN cũng như các thành phố khác của VN hiện nay là sự hiểu biết còn rất mập mờ về QH cũng như cách tổ chức quản lý và thực thi QH.
    Nhiều người nói đến QH nhưng ít người hiểu thực sự QH, thậm chí cả những người liên quan trực tiếp đến công tác QH.
    Hơn nữa, cũng chỉ mới rất gần đây, ở VN, đô thị mới được coi như một không gian phát triển chung của các tổ chức cá thể với những nhu cầu riêng về hạ tầng, dịch vụ, không gian... Trước đó, ít nhất ở miền bắc, đô thị là lĩnh vực hoàn toàn do các cơ quan nhà nước khống chế. Ngay như quyền sử dụng đất, cho đến thời điểm này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng trong đô thị.
    Tôi không nghĩ rằng các ý đồ quy hoạch ở HN trong thời gian qua đã được thực hiện đầy đủ so với những gì đề ra - VD như "tuyến đường đắt nhất hành tinh" nối từ Ô chợ Dừa ra ĐHBK thực tế đã được QH trước đó 20 năm, từ khi chưa có các hộ dân lấn chiếm - nhưng do QL không tốt đến nay mới phải đền bù với giá cao như vậy.

  10. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Chỉ mỗi cái bản đồ tổng thể bé tí tẹo chẳng biết tỉ lệ mấy phần nghìn thế kia mà bình luận được quả là giỏi ! Rất giỏi là đằng khác, lúc đó không khéo mình chuyển không làm nghề KTS nữa .
    Còn nhớ cách đây khá lâu, lúc đó tôi vô tình ( dùng từ vô tình vì thực ra tôi rất ít khi được nhiều time rảnh vào chiều chủ nhật để thong thả theo dõi ti vi cả ),vô tình xem chương trình nói về Quy hoạch chung Hà Nội trên kênh truyền hình VTV3 chiều chủ nhật, khách mời của VTV3 bao gồm các nhà Quy hoạch tôi chẳng nhớ tên ,nếu nhìn mặt thì biết vì thấy quen quen , nhưng nhớ nhất là có thầy Bá ( Chủ tịch Hội KTS Quy hoạch ) tham dự ,bên dưới là đông đảo các sinh viên khoa Quy hoạch tham gia nghe ngóng. Đến phần bình luận, một chú sinh viên năm cuối đứng lên hỏi một câu lãng nhách ( không biết có được cơ cấu các câu hỏi để lên ti vi không ?!) rằng : " Nhìn trên bản đồ Quy hoạch chung Hà Nội, em thấy rất ít sông hồ , thậm chỉ chẳng có vùng cây xanh bóng mát nào trong quy hoạch ,em muốn hỏi ..." ,thú thật nghe chưa hết câu hỏi mà tôi muốn oánh cho một phát vào mông nếu thằng đó là em giai tôi . À,mà trước khi hỏi còn còn tự giới thiệu mình là người sinh ra và lớn lên ở Hà nội nữa ! Chết thật, dù sao tôi cũng thông cảm về điều này, vì bản thân thằng bạn con của ông Chú bà con họ hàng với chị dâu tôi ( Kiến trúc sư ) cũng sinh ra và lớn lên ở Hà nội nhưng chỉ mới đến Lăng Bác có một lần duy nhất nhân dịp Đại hội cháu ngoan Bác Hồ thủ đô năm nó học lớp 2 ,có lần đưa tôi đến tham quan Văn Miếu còn bị lạc đường ! Thành ra ít đi đây đi đó trong thuộc khu " tiểu vùng " ngồi đoán mò cũng là điều dể hiểu. Nhưng nếu nói là KTS quy hoạch sắp ra trường nhìn vào bản đồ kia mà nhận xét thế thì không thể chấp nhận được, ít nhất thằng đó không bị mắc bệnh mù màu để phần biệt được đâu là màu xanh lá cây và đâu là màu xanh biển nữa mà.
    Đoạn ti vi 14 " in chờ " quay gần cái bản đồ khi một Chú trong Sở Quy hoạch Hà Nội chỉ ra vùng này là cây xanh ,vùng này là hệ thống sông ngòi chẳng chịt tôi vẫn nhìn rõ huống hồ ra giữa Trường quay với cái bản đồ to đùng thế kia. Buồn cười !.
    Quay trở lại vấn đề trên, nếu chú datvn cung cấp đầy đủ các loại Bản đồ về Quy hoạch chung của Hà nội như Quy hoạch định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan của từng giai đoạn, quy hoạch các hệ thống hạ tầng kỷ thuật...với tỉ lệ lớn chút nữa bao gồm các ghi chú rọ rỏ chút xíu nữa thì tôi mới bình loạn được.
    Tất nhiên là tôi sẽ khen nhiều , vì bản thân tôi tham gia chủ trì và thiết kế khá nhiều quả quy hoạch chung, nhưng tự nhận thấy chưa quả nào đẹp bằng 1 tí tẹo móng tay như các KTS Cây Đa Cây Đề mình làm quy hoạch chung Hà nội cả ! Thế nên ,còn phải học hỏi nhiều nhiều ,chí ít cũng cần time để nghe ngóng thật nhìu mà suy ngẫm !

Chia sẻ trang này