1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bắt đầu học piano như thế nào?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi MuaHoaRoi, 05/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Bạn sống ở Mĩ,nơi điều kiện sống thuộc loại hàng đầu thế giới thì piano là một thứ quá phổ biến rồi.Một lần lên dây mất 60$ thì lên dây vài chục lần là mất một cây đàn rồi còn gì
    Tôi nghĩ rằng các thợ sửa đàn chuyên nghiệp đã quen tay rồi,nên khi chỉnh dây sẽ đạt độ chính xác cao hơn,tránh tình trạng trượt đi trượt lại nhiều lần.Còn nếu bạn cũng đã quen tay rồi,thì chẳng tội gì phải tốn 60$ cả
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Piano mới loại rẻ nhất là 3 nghìn đô.
    Loại bỏ đi thì giá dưới 1 nghìn đô.
    Vậy số tiền ta xài Piano rẻ tiền chỉ có 2 nghìn mà thôi.
    Sau khi xài hết 2 nghìn, đàn của ta cũng bằng đàn đi xin mà.
    Nếu một năm 2 lần lên giây, mất 120 đô, thì phải gần 20 năm
    mới hết giá trị cây đàn rẻ tiền này. Vậy tiền đàn mỗi năm là
    3 nghìn chia cho 20, tương đương tiền lên giây đàn.
    So với tiền điện (30) tiền phôn (30) tiền hơi đốt (30),
    thì tiền Piano cũng chỉ 20 mỗi tháng, con nhà nghèo.
    Thực ra, mua Piano cho con tập, muộn nhất chỉ 10 năm là
    biết nó có cần mua đàn mới hay không, chứ không đến
    20 năm đâu. Ở Mỹ, mua Piano còn dễ hơn mua rau muống
    về ăn . Nhân tài Piano cũng chẳng hơn so với ViệtNam.
    Nói vậy thôi, chứ những người mua Piano rẻ tiền ít lên giây lắm .
    Đã là tay chơi, phải mua Piano kiểu Grand, từ 3 chục nghìn trở
    lên . Có thế mới bõ bỏ tiền thuê thợ lên giây mỗi 6 tháng .
    Xin chia sẻ với các bạn mánh lên giây đàn mà không hại đàn:
    1- Chỉ lên giây chứ không xuống giây . Có nghĩa chỉ vặn theo
    chiều thuận của Toán học, ngược chiều kim đồng hồ.
    2- Chỉ vặn Tới độ cao, hay Gần Tới độ cao của nốt nhạc, chứ
    không vặn giây cao quá. Dù giây đàn có Gần Tới độ cao lý
    tưởng, nó vẫn tốt hơn trước khi lên giây, vì đỡ sai nhiều.
    3- Lên giây một Tí một, và nghe độ cao luôn luôn .
    4- Để chắc chắn, mua một cái Tuner để không bao giờ vặn quá.
  3. roa80nh

    roa80nh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chao moi nguoi!
    Em ở Huế.Muốn tìm sách của Hanon về luyện ngón mà mua không ra.Phải làm sao đây!
  4. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Vào box này thấy các bạn tranh luận sôi nổi, thấy vui vui tôi cũng xin đóng góp một vài ý kiến:
    - Với các cháu nhỏ cũng không nên cho các cháu học đàn Piano sớm quá vì phím Piano cơ nặng, chưa thích hợp với ngón tay các cháu.
    - giữa học đàn Piano và Organ thì mỗi loại có cái hay, cái dở riêng: Đàn Piano thì sang trọng hơn, nếu chơi tốt thể hiện tình cảm rất hay. Nhưng chỉ có tiếng 1 loại nhạc cụ nên khó có được thẩm mỹ đẹp về phối âm, phối khí, có nghĩa là đứng trước 1 tác phẩm thì không biết phải phối thế nào cho hay, cho đúng (đơn cử như không thể chơi bài làng tôi của Văn Cao bằng kèn Trombone được, phải không nào?) và khi chơi cùng các điệu đệm (nhất là thể loại nhạc Jazz, Blue) thì rất khó nghe nhịp.
    - Về kết cấu 1 buổi dạy tôi thường dạy cho học sinh như sau (khoảng 1 giờ 30 phút), 20 phút đầu cho việc chạy gam, appe, các bài kỹ thuật, luyện ngón v.v....nói khác là tập các bài kỹ thuật. Sau đó 30 phút cho việc ôn tập các bài cũ, và thời gian còn lại để hướng dẫn tâp bài mới. Khi dạy tôi thường chơi mẫu cho học sinh vài ba lần để cho các em quen với giai điệu, cách thể hiện, sau đó giới thiệu các vấn đề cốt lõi, những điểm mới, những điểm cần chú ý trong tác phẩm. Sau đó hướng dẫn các em tập từng tay, trước tiên là tay phải.
    - Về giáo trình thì theo tôi luyện tập sách Methorde Rose như các ban nói thì cũng tốt, nhưng tôi cũng thêm vào nhiều bài mới để tăng hứng thú cho học sinh, vì quyển sách trên là các bài nước ngoài nhiều nên chưa phù hợp với học sinh Việt Nam lắm.
    - Về việc mua đàn thì nên mua đàn tốt một chút để có thể tăng hiệu quả của việc học đàn, chứ mua một cái đàn sai dây liên tục thì hiệu quả học lâu dài là rất kém. Các bạn cứ thử nghĩ xem người học đàn quan trọng nhất là tai nghe mà thường xuyên lại nghe các nốt có cao độ sai thì lâu dần sẽ như thế nào.
    Có vài thiển ý nho nhỏ, mong tiếp tục được các bạn tiếp tục đóng góp thêm.
    Còn bạn nào muốn cho con học đàn ở Hà Nội thì có thể gọi điện cho tôi Thắng 0904300505, hoặc đến Nhà thiếu nhi quận Hoàn Kiếm vào các ngày Chủ nhật (8258513) gặp tôi hoặc cô Thu
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Piano chỉ đẹp với Piano thôi. Violin chỉ đẹp với Violin.
    Các đàn sáo khác cũng vậy. Nếu bạn học chuyên Trombone
    thì bài nhạc nào bạn cũng chơi được bằng Trombone cả.
    Có rất nhiều tay chơi Piano không chơi classical mà chỉ chơi
    Jazz hoặc Blue thôi.
    Mozart chơi Piano giỏi, mà ông ta viết nhạc cho giàn nhạc cũng
    hay. Có lẽ ông ta không học chuyên chỉ Piano mà thôi.
    Tôi nghĩ nhạc cụ không cản trở học sinh, mà học sinh chọn
    hướng đi của mình mới quan trọng: Classical hay Lối Mới,
    và trong nhạc Lối Mới thì Jazz hay Rap, hay gì nữa vân vân.
  6. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Điều này chưa hẳn đã đúng,tôi thấy có khá nhiều người chơi piano từ hồi 3 tuổi (thực ra là nghe nói thôi,chứ cũng không hỏi trực tiếp được )
    Bạn cho rằng đàn piano như thế nào là tốt?
  7. xxyyzz

    xxyyzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Thậm chí là 2 tuổi : Kissin (Nga) 2 tuổi nhập học ở trường nhạc Gnesin.
    Lang Lang (Trung Quốc) 3 tuổi bắt đầu học nhạc.
    Họ đều là những pianist trẻ hàng đầu thế giới.
  8. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Không biết họ chơi nhạc cụ gì đầu tiên chứ piano thì nghe hơi khó tin.
  9. mosquitovn

    mosquitovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bác CoDep này chuyên nghiệp theo mọi nghĩa... Cám ơn bác. Vậy tóm lai là nếu ít tiền thì nên mua đàn Digital a? Vì theo bác nói thì đàn Digital 1000USD có tiếng hay hơn Piano thường cỡ 4000=5000USD? và nếu có điều kiện chơi đàn giá trị cao mới nên đầu tư việc thuê thợ lên dây?
    Xin bác cho lời khuyên?
  10. xxyyzz

    xxyyzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Kissin was born in Moscow to a Jewish family. At age eleven months, he famously was able to hum along to a Bach tune his sister was playing on the piano. At age two he commenced his own piano studies at the esteemed Gnessin School of Music for Gifted Children. He first studied there with Anna Pavlovna Kantor and has continued to study with her to this day.
    (From wikipedia).
    He (Lang Lang) began piano lessons at the age of three with Professor Zhu Ya-Fen. At the age of five he won the Shenyang Piano Competition and played his first public recital.
    (From wikipedia)
    Kissin theo tớ biết, ghi âm Piano Concerto No.1 Tchaikovksy, Piano Concertos Chopin ... ở khoảng 12-13 tuổi gì đấy.
    Được xxyyzz sửa chữa / chuyển vào 00:34 ngày 11/02/2006

Chia sẻ trang này