1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ HẬU HIỆN ĐẠI

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi blowjob, 09/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀ NÓI RA NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA MÌNH!
    BẠN ĐÃ DẪN RA 1 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CỦA CỔ NHÂN ĐỂ ĐẢ KÍCH NHỮNG NGƯỜI HỌC ĐÒI MÀ KHÔNG TỰ BIẾT VỀ CHÍNH MÌNH. RẤT HAY! TUY NHIÊN, NGƯỜI TA CŨNG CÓ CÂU BẤT HỦ RẰNG "SẮC ĐẸP NẰM TRONG MẮT NGƯỜI YÊU", HAY LÀ "ĐỐI VỚI CON CÓC ĐỰC THÌ CON CÓC CÁI LÀ ĐẸP NHẤT TRONG MẮT NÓ". CÓ NGHĨA CÁI ĐẸP MỖI NƠI MỖI NGƯỜI LẠI CHO 1 KHÁC. HOA HẬU THẾ GIỚI TRONG MẮT CỦA THỔ DÂN ÚC HAY NGƯỜI LÙN PIC-MÊ THÌ CŨNG CHỈ LÀ 1 HÌNH DÁNG ĐÁNG KINH TỞM, NÔN MỬA MÀ THÔI. CÒN HOA KHÔI CỦA NHIỀU BỘ TỘC CHÂU PHI THÌ CHÚNG TA BIẾT RỒI ĐẤY: HỌ CĂNG TAI, CĂNG MÔI, RẠCH MẶT CHI CHÍT, XỨC NHỮNG LOẠI HƯƠNG LIỆU HÔI HẮC LÊN NGƯỜI MÀ ĐẾN NGƯỜI VN "CHÂN ĐẤT MẮT TOÉT" CŨNG KHÔNG DÁM ĐẾN GẦN KHI HÍT PHẢI CÁI MÙI ẤY.
    TỪ CÂU CHUYỆN NÀY TA THẤY RẰNG CÁI "CHÂN THIỆN MỸ" CŨNG KHÁC NHAU TRONG SUY NGHĨ VÀ NHẬN THỨC CỦA MỌI NGƯỜI. THỜI TRUNG CỔ BÊN PHƯƠNG TÂY GIÁO HỘI BẢO TẤT CẢ NHỮNG GÌ THUỘC VỀ THỂ XÁC CON NGƯỜI ĐỀU XẤU XA NÊN LUÔN PHẢI CHE KÍN. ĐẾN THỜI PHỤC HƯNG THÌ NGƯỜI TA LẠI PHẢI LÀM CUỘC CÁCH MẠNG ĐỂ TRẢ LẠI CHO VẺ ĐẸP TUYỆT MỸ CỦA THÂN THỂ CON NGƯỜI, NHỜ ĐÓ MÀ NHÂN LOẠI MỚI CÓ ĐƯỢC NHỮNG BỨC HOẠ KHOẢ THÂN TRẦN TRUỒNG BẤT HỦ. THẤY "KÍN" LÀ ĐẸP HAY THẤY "TRUỒNG" LÀ HAY LÀ QUAN ĐIỂM CỦA 2 LOẠI NGƯỜI, 2 THỜI KỲ KHÁC NHAU. CHỈ BIẾT RẰNG CON NGƯỜI DÙ VĂN MINH ĐẾN ĐÂU THÌ CŨNG KHÔNG THỂ QUÊN ĐI ĐƯỢC CỘI RỄ "THÚ VẬT" TRONG BẢN THỂ CỦA MÌNH BAO GIỜ.
    CHUYỆN "CŨ NGƯỜI MỚI TA" HAY HAY-DỞ RÕ RÀNG LÀ KHÓ SO SÁNH. CN HIỆN THỰC PHÊ PHÁN THỊNH HÀNH Ở PHƯƠNG TÂY ĐẦU THẾ KỶ XIX NHƯNG PHÁT TRIỂN Ở VN THÌ LẠI MÃI ĐẾN GẦN GIỮA TK XX CƠ MÀ. MÀ CÁI ĐÓNG GÓP MUỘN MÀNG ẤY CỦA VN ĐÂU PHẢI LÀ KHÔNG OANH LIỆT. CHO ĐẾN NAY VIẾT THEO LỐI NÀY VẪN CÒN PHỔ BIẾN Ở VN CƠ ĐẤY.
    TÔI CHỈ CÓ Ý MUỐN GIỚI THIỆU CNHHĐ VỚI MỌI NGƯỜI. HAY-DỞ LÀ TUỲ TÂM NGƯỜI "XÀI" NÓ VẬY. THỰC RA CÂU CHUYỆN MỚI CHỈ BẮT ĐẦU, CHƯA AI BIẾT NHỮNG TUYỆT PHẨM VIẾT THEO KIỂU MỚI ĐÃ RA ĐỜI Ở VN HAY CHƯA. NHƯNG, TÔI NGHĨ MỌI Ý MUỐN TIỀN PHONG, ĐỔI MỚI ĐỀU RẤT CÓ ÍCH CHO NỀN VĂN HỌC NƯỚC NHÀ HIỆN NAY ĐANG RẤT CHẬM LỤT VÀ TÙ ĐỌNG.
  2. HacDongLan

    HacDongLan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    0
    Vậy bác đã có ý kiến jì thế ạ ? hị hị ! Em nói thật chứ nếu để em hô khẩu hiệu thì chắc cả ngày cũng uki ! em thấy cái Chậm lụt của bác có vấn đề , em thì nghĩ rằng bác bảo Chậm lụt tức là đang còn khô ráo cơ ?
    Nói chung là cứ nghĩ mình làm những jì mang tầm vĩ mô thường thì toàn chết sớm, cứ suy từ mấy đứa ca sỹ thì biết, chẳng đứa nào thọ được quá mùa xuân sau cả...hị hị ! Mắc bệnh sao ý mà bác, chóng tắt , chỉ làm được cho nó thôi chứ làm jì cho cái Nền chung đâu ? Từ trước đến giờ em chưa tin bất cứ bố con nhà văn thơ nào bảo : Tao đang xây dựng và đóng góp cho Nền ... nước nhà , chứ không phải cho Tao . Mắc Hài lắm đó bác.
  3. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Đúng là mắc hài quá! Chắc bạn vừa từ thread "SAY" sang đây hay sao mà các ý kiến của bạn chẳng ăn nhập gì với những câu đã làm bạn bức xúc, vì đó là 1 câu chuyện riêng giữa Larra & blowjob mà thôi. Nó chỉ có ý nghĩa cụ thể trong câu chuyện của họ, tách bất cứ câu nào ra bê sang 1 không gian khác là nó không còn ý nghĩa ban đầu.
    Nếu đây là 1 ý kiến độc lập của bạn thì bạn hãy vui lên vì tôi hình như cũng có những ý nghĩ tương tự. Rất vui khi có người đồng cảm như vậy.
  4. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Xin được gửi tới bài thơ cuối cùng của Đinh Linh in trong tập KHOAN CẮT BÊ TÔNG:

    Níu người xa lại gần,
    Đẩy người gần ra xa,
    Nó xóa không gian và thời gian.
    Thậm chí nó còn xóa cái phòng
    Nơi bạn đang ngồi để cưỡi nó.

    Vào nó, tôi luôn bồn chồn, ngứa ngáy.
    Chẳng yên thân, tôi nhấp nhổm liên hồi.
    Thỉnh thoảng tôi còn phải tụt quần, nhăn mặt,
    Nhíu mày, rồi lại kéo quần lên, chỉ vì nó.

    Nó là một dạng vượt biên đùa.
    Nó là một dạng hồi hương đùa.
    (Tôi suýt viết, ?oNó còn là một dạng đụ đùa,?
    Nhưng thấy tục quá nên không viết.)
    Nó biến tất cả thành nhà văn,
    Kể cả những kẻ gần như mù chữ
    Và các hội viên Hội Nhà Văn.

    Xưa, trước khi nó hiện ra, một người
    Ở trong rừng là một người ở trong rừng,
    Và một người ở một nước độc tài
    Là một người ở một nước độc tài,
    Nhưng nay, nhờ nó, hai người này
    Có thể đùa với nhau cả ngày.

    Họ có thể tạm quên rừng và độc tài.

  5. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Một số thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong THƠ HẬU HIỆN ĐẠI:
    - Giễu nhại (parody)
    - Nhại văn (patische)
    - Cóp phỏng (imitation)
    - Biếm mỉa (irony)
    - Báng nhạo (rediculing)
    - Trích dẫn (quotation)
    - Cưỡng đoạt (appropriation)
    - Đạo văn (plagiarism)
    .....

  6. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    bạn này đọc nhiều, biết nhiều nhỉ. Tớ đọc ít, sách thì đắt, nhưng có cho đọc free trên net cũng thấy đau đầu. Bạn viết cảm nhận của bạn thêm nữa đi, nếu không sẽ rất khô khan và cứng nhắc, ko hiểu được cái hay của những bài thơ.
    "Nhà thơ thực sự thì không làm thơ, vì khi nghĩ "làm thơ" là anh ta đã đi vào những quan niệm thông tục" - Hagiwara Sakurato đã nói thế ( nhà thơ nhật bản ) đã nói thế trong tập thơ Nguyên lý thơ ca ( tớ chưa được đọc, nghe giới thiệu thế)
    Đúng là nhà thơ với nghĩa cao quý của từ này, anh ta không "làm thơ", anh ta chỉ nói thay cho đồng loại niềm vui và nỗi buồn, tình yêu và nỗi uất ức, niềm hy vọng và nỗi tuyệt vọng và cả những xúc động tế vi khác mà người ta có cảm thấy mà không nói ra được :) Nhà thơ cũng không "làm thơ" vì khi nghĩ làm thơ, tức là anh ta đi vào lối mòn của người khác đã đi - làm một điều gì đó tương tự như cái mà người ta đã dạy cho mình, đã làm mẫu cho mình về nghệ thuật. Như thế anh ra sẽ là thợ sửa chữ chứ ko phải là thi sĩ., là người sáng tạo trong một loại hình nghệ thuật vào loại khó khăn nhất, tinh tế nhất của con người.. như Marx đã từng nói "Niềm thích cao nhất mà con người tự đem đến là Văn Học Nghệ Thuật" Nhưng " có hai điều cần học hỏi trong nghệ thuật, phải sửa chữa nhưng đừng sửa chữa quá nhiều" ( Engène de Lacroix)
    Như vậy làm thơ đúng trước tiên là để giải toả cá nhân sau đó mới đến với mọi người.. và nâng tầm lên rộng hơn, nhân bản hơn.. nếu được cả hai như thế... thì thơ sẽ hay và có giá trị lâu dài biết bao nhiêu..
    ah, ông người nhật ấy theo tôi được biết là một cậu bé ốm yếu, suy nhược, được sống nuông chiều của bà nội và mẹ. Lớn lên đi học và nghỉ học nhiều lần nhưng dù có học gì anh ta cũng từ chối con đường làm bác sĩ y khoa mà người cha đã vạch sẵn để theo con đường nghệ thuật. âm nhạc và thi ca. Ông có cống hiến quyết định giải phóng hình thức thơ, là nhà thơ khẩu ngữ tự do thành công nhất cận đại ( tôi chẳng biết gì về mốc thời gian cả :D..) Và tôi sẽ post bài thơ " tiếng gà" của ông nhà thơ người Nhật kia lên sau nhé, tôi cần nghỉ ngơi chứ nếu ko đọc lại những gì mình viết thấy ngán tận cổ.

    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 19:48 ngày 23/12/2005
  7. kieu_phi_yen

    kieu_phi_yen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Xoá !
    Được kieu_phi_yen sửa chữa / chuyển vào 07:09 ngày 23/12/2005
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chào Blowjob
    Bạn cũng giống 2910, khoan khoái với thơ mới và hiện đại hại điện và ra sức tìm tòi những cái hay cái đẹp trong cái mớ tả pí lù này. Tớ thì ko sao tiêu hóa nổi mấy thứ này. Tuy nhiên cũng với bạn vì đã bỏ nhiều thời gian và công sức cho topic này. Đọc dc bài này trên Talawas gửi vào đây để bà con đọc chơi:
    Đoàn Cầm Thi
    Lại Khoan cắt bê tông

    1. Khoan cắt bê tông [1] : một tập thơ hỗn
    Một cái tựa bưng thẳng từ vỉa hè: KH CAT BTONG 0919136640. Một cái bìa nâu đen đỏ nguệch ngoạc chữ, con số, hình vẽ cũng chỉ thấy trên các mảng tường công cộng. Một cỡ khổ A4 gấp đôi theo chiều dọc cực design. Hỗn hợp 54 tác phẩm của 23 nhà thơ không cùng hội nhóm không ai giống ai cả đề tài lẫn cảm hứng, tập thơ đập vào mắt như một mớ hỗn độn, hỗn tạp, hỗn hào. Nhưng chính cái hỗn là nam châm níu kéo tôi.
    Những cái tựa bí hiểm, ngông cuồng. Những cái tựa làm bừng sáng cả bài thơ. ?zTháng Tư gãy súng?o (Bùi Chát), ?zĐắm bay?o (Đinh Linh), ?zĐùi tôi lông lá tại?o (Đỗ Kh.), ?zBọn mày tưởng tao là ai?o (Lý Đợi), ?zVẻ đẹp hùng hổ?o (Lynh Bacardi), ?z4 bài không thơ?o (Nguyễn Đăng Thường), ?zĐụ vỡ sọ?o (Nguyễn Quốc Chánh), ?zRất nhiều đồ chơi, rất nhiều em bé?o (Phan Bá Thọ), ?zGhét-nhìn a(I) tao cũng muốn đánh?o (Vương Văn Quang)?
    Những kỹ thuật thường thấy trong các trường phái hậu-hiện-đại: vắt dòng, nhại giọng, giễu nhại, cut up,... Những hình thức phóng túng: thơ xen lẫn văn xuôi (Bùi Chát), ảnh kèm bình luận (Đỗ Kh.), căn cước với ngày sanh định hướng ******** tình trạng gia đình? và ảnh (rởm) (Đỗ Kh.), kinh thánh (rởm) (Lý Đợi), thư email (Nguyễn Đăng Thường), từ điển tiếng Việt phổ thông (Nguyễn Tôn Hiệt), tâm thư đánh số từ 1 đến 7 (Nguyễn Tôn Hiệt)?
    La liệt những ký hiệu tối kỵ trong thơ truyền thống vốn mượt mà thuần khiết: dada cheets yeeur vee, dấu * % # $ &, tiếng Anh condom, freedom, Game Modes, những từ vô nghĩa lauli lonni, sisi911, các con số, các dấu ngoặc ( ) [ ], chữ viết thẳng viết nghiêng viết hoa, dấu chấm phảy xuống dòng không theo qui luật.
    Loang loáng những cái nháy mắt, những tiếng gọi nhau: Đặng Đình Hưng [the ?zdada?o Bird] Và con thuyền đã gặp ?zbến lạ?o trong một chiều mưa? (Đặng Thân), a? xiu ha đang chút chích tôi viết tặng cho thi sĩ Bùi Chát (Huỳnh Lê Nhật Tấn), Ê, tao đây? bọn mày đâu? Với N.Q.C (Lý Đợi), Từ bức collage âm nhạc Từ một giọt nước của Hoàng Ngọc-Tuấn. Để dỗ dành Nguyễn Quốc Chánh và Đinh Linh ?" hai ông thầy dạy tôi làm thơ (Miên Đáng), Đinh Linh viết ?zVesicle?o là chữ đẹp nhất trong Anh ngữ? (Nguyễn Quốc Chánh), ?vang vọng trong đầu lời ca: đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt? (Nguyễn Quốc Chánh).
    Một tinh thần bên lề và một cơn khát sáng tạo: biến Khoan cắt bê tông thành một phòng thí nghiệm thơ. Với các tác giả của tuyển tập, đưa các chất liệu, hình thức, kỹ thuật mới vào thơ truyền/chính thống (hay ôm mộng truyền/chính thống), không phải để cạnh tranh với nó, mà để lật đổ nó. Cự tuyệt chính trị xã hội đạo đức, trước hết Khoan cắt bê tông cự tuyệt thơ. Không mang cho người đọc nghỉ ngơi lẫn bình yên, nó buộc họ xem lại bản chất và định nghĩa thơ. Phải chăng thơ vẫn là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có nhịp điệu, vần điệu để thể hiện ý tưởng và cảm xúc [2] ? Nói cách khác, với Khoan cắt bê tông, văn học Việt Nam đang trở nên đa nguyên [3] , để câu hỏi thơ là gì không có lời giải đáp duy nhất.
    2. Nguyễn Quốc Chánh: ?zNhững công dân toàn cầu bị kẹt đạt ở hẻm 47?o
    Trong cả tập, bài thơ này của Nguyễn Quốc Chánh hiện lên như điển hình của không-thơ. Một cái tựa quá dài, cấu trúc như một câu hoàn chỉnh với lần lượt chủ ngữ động từ bổ ngữ, lại ở thể bị động. Hai dấu huyền, ba dấu nặng, hai dấu hỏi liên tiếp không cho nó cái bay bổng thường thấy trong thơ. Viết dưới dạng văn xuôi với một khổ duy nhất, ?zNhững công dân toàn cầu??o không mang dáng dấp của một bài thơ, thơ vắt dòng cũng không, thơ tự do cũng không. Đó là tập hợp của những câu dài, đôi khi rất dài, ví dụ câu đầu tiên: Chúng tôi là những công dân toàn cầu, bởi đứa nào cũng có tóc, răng, một vài đứa còn bày trò nuôi râu, bày đặt trọc đầu và hầu hết đều lủng lẳng điện thoại. Cũng vẫn những cấu trúc sơ đẳng, ngay cả khi chúng lê thê với chủ ngữ, động từ, bổ ngữ: Chúng tôi cực kỳ thính mũi, nhất là đánh hơi các loại mùi thúi. Chúng tôi hả hê với chữ Being lắm, vì nó là ngôn ngữ 13 Cách Của Con Chim Đen. Chúng tôi hãnh diện với chữ Trảm vô cùng, vì nó là ngôn ngữ của Tam Quốc Chí. Nhưng chúng tôi cực kỳ hổ thẹn với chữ Bác âm ỉ, vì nó là ngôn ngữ Chí Phèo. Từ vựng thuần Việt, khô khốc, tầm thường, đôi khi thô tục: các danh từ - tóc, răng, râu, điện thoại, *** dái, các động từ - là, có, đọc, ăn, uống, mần tình, biết. Đặc biệt, nó gồm những từ đáng ghét theo André Breton, một trong những nhà sáng lập thơ dada và siêu thực: bởi, vì, tất nhiên, không chỉ, mà cả, chẳng hạn, đáng lẽ, chứ không phải, tuy, nhưng. Không hề thấy một cố gắng tu từ.
    Vậy cái gì làm cho ?zNhững công dân toàn cầu??o trở thành THƠ? Hệ thống nghịch lý mà nó chuyển tải.
    Tác phẩm của Nguyễn Quốc Chánh được xây dựng trên những tương phản. Trong sự tồn tại của nhiều thể loại khác nhau nhưng xâm thực, chuyển hóa nhau: tự sự và tiểu luận, văn xuôi và thơ. Trong tính đa âm điệu của một giọng buồn buồn đều đều nhưng xen lý luận và giễu cợt, tự trào. Trong cách đặt song song các từ thuộc những phạm trù trái ngược như cao quí/dân dã, trí tuệ /dung tục, tinh thần/thể xác, trừu tượng/cụ thể: trong đầu không đủ phép biện chứng, nên *** dái dù có săn và cứng cũng không tới đâu, hay chữ Bác âm ỉ (?) là ngôn ngữ Chí Phèo.
    Chưa hết, đó còn là sự đối lập nội tại của chúng tôi. Giữa giấc mộng toàn cầu và tình thế kẹt đạn. Giữa hả hê với chữ Being, hãnh diện với chữ Trảm và hổ thẹn với chữ Bác. Giữa những thứ đáng lẽ vứt và nhét vào đầu. Giữa hớn hở ra ngoài (New York, Angkor) và thèm phở, nhớ làng Vũ Đại, thèm thịt chó, nhớ hẻm 47. Giữa thèm toàn cầu và nhớ (?) một lỗ chân trâu. Giữa con hẻm (47) rộng và cụt với con hẻm hẹp và sâu của thẩm mỹ lãng mạn. Trong bà chúa (lẽ ra phải đẹp) nhưng lại mãn kinh gắt gỏng. Giữa tình yêu giang hồ và thực tại đã hoa mắt tê chân. Quan hệ đối lập đó được thể hiện qua sự có mặt của các cụm tuy? nhưng, mặc dù? nhưng, đáng lẽ? thì. Tóm lại, chúng tôi của ?zNhững công dân toàn cầu??o luôn ở trong tình trạng bị động, ngoài ý muốn, bị bắt buộc, không thoả mãn, không lối thoát.
    Đặt trong một không gian thơ trật hẹp của 1771 từ không một lần xuống dòng, hệ thống nghịch lý đó tiềm ẩn, nhưng cô đọng, dữ dội. Chính nguy cơ nổ tung là tempo, là nhịp điệu của tác phẩm, là chất keo giữa các con chữ, làm vận hành ?zNhững công dân toàn cầu??o, biến nó thành THƠ. Đó là thẩm mỹ của Nguyễn Quốc Chánh, cũng như phần lớn các tác giả khác trong Khoan cắt bê tông: từ chối thơ để trở thành THƠ, không rả rích gieo vần không truyền cảm âm vang [4] không quyến rũ không thỏa hiệp, đi tìm những hình hài mới cho thơ. Không-thơ vì vậy phải được hiểu như một chiến lược.
    Khác với ?zĐụ vỡ sọ?o khiêu khích và gây hấn, ?zNhững công dân toàn cầu??o chán nản mệt mỏi. Đó không phải là nỗi buồn kêu thành tiếng của Xuân Diệu ?" Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn ?" mà là cái tuyệt vọng của Trần Dần: Có gì an ủi được hơn thơ? Có mộng tưởng? Cho tôi một ngụm? Ở Trần Dần và Nguyễn Quốc Chánh, tuyệt vọng tạo nên sức mạnh, sức mạnh của những kẻ cùng đường không còn cứu cánh khác ngoài thơ. Nhưng ngay cả thơ cũng bị họ đưa ra hành hạ, và chính khi làm đau chữ, họ được nhận diện như những thi sĩ đích thực. Mở đầu với kẹt đạn, kết thúc với tiếng nổ và cướp cò, kèm điệp khúc chúng tôi có tóc, răng và râu, bài thơ của Nguyễn Quốc Chánh được thiết kế trên những đường vòng, đường trái tuyến. Nó chạy theo nhịp của dòng nghĩ đang dò dẫm chộp bắt những khoảnh khắc, những mảnh vỡ, những dao động: hả hê, hãnh diện, hổ thẹn, hớn hở, thèm, nhớ. Là hơi thở của tự do và sáng tạo, nó không chấp nhận bất cứ qui luật hay kỹ thuật nào, dù đó chỉ là vần điệu hoặc vắt dòng. Ngay cả cái được gọi là thơ tự do dường như vẫn còn gò bó: thơ-văn-xuôi có lẽ là hình thức hợp với tác phẩm này hơn cả.
    Tiếng nói của đám thi sĩ lạc loài, ?zNhững công dân toàn cầu??o không thể không gợi đến ?zPhương xa?o của Vũ Hoàng Chương sáng tác hơn nửa thế kỷ trước:
    Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,
    Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,
    Bể vô tận sá gì phương hướng nữa,
    Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy lênh đênh?
    Tuy nhiên đó chỉ là cảm giác ban đầu. Về bản chất, hai bài thơ khác hẳn nhau, thậm chí đối chọi nhau. Đặt chúng cạnh nhau, tôi có cảm giác Nguyễn Quốc Chánh đang chọc ghẹo Vũ tiền nhân. ?oPhương xa? bi ai hùng tráng còn ?oNhững công dân toàn cầu?? giản dị khô khan. Trong khi Vũ Hoàng Chương lãng mạn với trăng gió thuyền bể quê hương giống nòi thế kỷ, thì Nguyễn Quốc Chánh miêu tả cuộc sống như nó vốn có, không ước lệ, không cảm thán, không lý tưởng hoá, không đại tự sự. Anh lựa thứ ngôn từ chính xác cụ thể đến mức tối đa, cởi bỏ cho chúng những vỏ bọc hoa mỹ sáo rỗng thường có trong thơ. Thơ Nguyễn Quốc Chánh làm bằng râu tóc răng rác điện thoại phở thịt chó internet tiền vệ talawas web *** Honda Yamaha bus. Nhưng có lẽ yếu tố lũ chúng ta và chúng tôi dựng nên biên giới gai góc nhất chia cắt hai bài thơ. Nếu Vũ Hoàng Chương chọn lời tâm sự giữa các bạn thơ, Nguyễn Quốc Chánh mong đối thoại với độc giả, vô hình nhưng hiện hữu trong thơ anh, qua chúng tôi, qua lời nhắn gửi Khi có tiếng nổ thì đừng tưởng ở đây có khủng bố.
    3. Thơ và hẻm 47
    Thay đổi vai trò của công chúng là một đặc tính hậu-hiện-đại. Trong khi thơ nói chung muốn trao cho họ vô vàn thông điệp và tư tưởng dưới cái tên Chân-Thiện-Mỹ, các tác giả của Khoan cắt bê tông đòi độc giả năng động hơn. Thơ với họ là một sân chơi và sự tham gia của người đọc là điều kiện tiên quyết, dẫu hoàn toàn ý thức được tính hi hữu của trò chơi: thường thường độc giả từ chối ký hợp đồng. Rõ ràng khi chọn Nhà xuất bản Giấy Vụn, các nhà thơ đã đồng ý mất đi số người vẫn hàng ngày đi ra đi vào mấy ngàn hiệu sách Việt trải khắp trong ngoài dải đất hình chữ S. Và tôi đồ rằng, nếu một buổi đẹp trời nào Khoan cắt bê tông được chễm chệ trong các thư viện từ quốc gia đến tỉnh thành huyện xã, thì số công chúng dành cho nó một cái liếc mắt cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
    Xứ Việt có thể lên cơn sốt Bóng đè chứ không bao giờ tăng nhiệt với Khoan cắt bê tông. Người Việt mong tìm bóng dáng thi vị của mình nơi thứ văn thơ dập dìu tài tử giai nhân. Các nhân vật giáo sư thơm mùi học vị, doanh nhân thơm mùi đô la, Việt kiều thơm mùi nước hoa, thiếu phụ thiếu nữ đa tình thơm mùi tiết hạnh, đôi lúc hứng trí ẩn dụ còn được Ban Tư tưởng Văn hoá thổi còi, nhưng thơ-dơ thơ-rác-thơ-nghĩa-địa sẽ chẳng bao giờ có ân huệ ấy. Ít ai muốn nhận ra mình và dân tộc qua bộ mặt hài hước dí dỏm, nhếch nhác nham nhở [5] của những chân dung tự hoạ trong Khoan cắt bê tông :
    Mi mần thi
    Cũng như mần tình
    ... dở ẹc
    Bụng bự và *** to
    Ẹ quá đi!
    (Na Thị Chua)
    tao ghét thằng anh ruột
    nó khiến tao *** vãi ***
    tao ghét lịch sử
    tao căm thù vua chúa phương đông
    tao ghét lũ con tinh thần
    tao phát tởm khi xoa đầu chúng
    tao ghét thằng con trai
    nó làm tao xấu hổ mỗi khi cầm bút
    tao ghét tao
    vì bất cứ cái gì
    (Vương Văn Quang)
    Tôi, nếu có phép thánh thần, sẵn sàng móc trái tim chọi vào bất cứ cửa kính nào cổ kính mấy ngàn năm. I am sorry! Đành làm gã thất tình đi dọc bờ sông Hương, buồn đái thấy mẹ, nhưng dù sao cũng nhường nhịn vì tấm bảng cấm đái bậy. Tôi vào một quán uống bia Huda, ở đây chắc chắn một trăm phần trăm có toa-lét
    (Nguyễn Đạt)
    còn ta, một công dân ô nhục bậc nhất
    một thánh nhân nát rượu bệnh hoạn
    một thằng dở hơi ngồi trong hẻm 47 và triết lý
    về khoan cắt bê tông
    và mơ về những lỗ thủng, điều thay đổi
    và viết một bài biền ngẫu [ngôn ngữ cũ rích]
    về những điều [mà cư dân ở đây cứ tin là] hiển nhiên như thế!
    tưởng có thể kết thúc nhưng tao cần phải nói thêm:
    rằng bọn mày vô tư lắm
    bọn mày tưởng tao là ai?
    tao đang khạc nhổ vào mặt và lương tâm của tao đấy
    (Lý Đợi)
    Chúng tôi là những công dân toàn cầu, bởi đứa nào cũng có tóc, răng, một vài đứa còn bày trò nuôi râu, bày đặt trọc đầu và hầu hết đều lủng lẳng điện thoại. Chúng tôi cực kỳ thính mũi, nhất là đánh hơi các loại mùi thúi. Chúng tôi hả hê với chữ Being lắm, vì nó là ngôn ngữ 13 Cách Của Con Chim Đen. Chúng tôi hãnh diện với chữ Trảm vô cùng, vì nó là ngôn ngữ của Tam Quốc Chí. Nhưng chúng tôi cực kỳ hổ thẹn với chữ Bác âm ỉ, vì nó là ngôn ngữ Chí Phèo. Tất nhiên là chúng tôi đọc như điên, ăn qua loa, uống triền miên và mần tình rất ít. Chúng tôi biết không chỉ nghĩa thẳng, chéo, mà cả nghĩa lắt léo của những cụm từ. Chẳng hạn Sài Gòn, nghĩa thẳng là Sài Gòn. Nghĩa chéo không có. Nghĩa lắt léo của Sài Gòn là Hồ Chí Minh City. Ngoài ra chúng tôi còn biết vắt dòng, nói ngọng, nhại giọng, móc hầu, giải cấu và chuyên nghiệp lông bông. Vì thế mà những thứ đáng lẽ vứt thì chúng tôi nhét cả vào đầu. Chúng tôi tuyệt đối trung thành với câu: năng nhặt chặt bị. Chúng tôi mất dần khả năng phân biệt thứ gì rác, thứ gì có thể tái chế, nhưng chúng tôi biết chính xác John Cage chết năm 1992, Susan Sontag tóc đen và dày, Nguyễn Cao Kỳ về Sài Gòn được/bị cảnh sát hộ tống vô khách sạn, Nhất Hạnh ghé chùa Già Lam được/bị Tuệ Sỹ bỗng dưng đến kỳ nhập thất. Chúng tôi luôn nâng cấp đạo đức bằng cách thường xuyên truy cập internet, ngoài Tiền vệ, talawas là những trang web ***. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng hớn hở ra ngoài. Xa nhất là New York và gần nhất là Angkor. Ở New York chúng tôi thèm phở và nhớ làng Vũ Đại, ở Angkor chúng tôi thèm thịt chó và nhớ hẻm 47. Chúng tôi đầu thai là để thèm và nhớ. Kiếp này thèm toàn cầu và nhớ một nơi chốn, một lỗ chân trâu. Con hẻm rộng và cụt (chứ không phải hẹp và sâu) dẫn vào nội thất mãn kinh của bà chúa gắt gỏng. Mỗi khi bà chúa xẹt qua là vang vọng trong đầu lời ca: đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Tuy chúng tôi đều có Honda, Yamaha và cả những chiếc Bus. Chúng tôi đỡ mỏi chân hơn tiền nhân hay giang hồ lê lết, nhưng chúng tôi đều đã hoa mắt, tê chân. Chắc vì chúng tôi là những công dân bị/phải toàn cầu. Mặc dù chúng tôi có tóc, răng và râu, nhưng trong đầu không đủ phép biện chứng, nên *** dái dù có săn và cứng cũng không tới đâu. Khi có tiếng nổ thì đừng tưởng ở đây có khủng bố. Chúng tôi chỉ xớ rớ và bị cướp cò.
    (Nguyễn Quốc Chánh, ?oNhững công dân toàn cầu bị kẹt đạn ở hẻm 47?)
    Vậy là sau phố Sinh Từ của Trần Dần, thơ Việt lại bám rễ vào một con phố, không phải thứ không gian mờ ảo trữ tình với những phố dài xao xác hơi may và thềm nắng lá rơi đầy, mà một địa điểm cụ thể đầy bụi bậm rác rưởi thị thành: hẻm 47 [6] . Nó đồng nghĩa với chuyển động, cuộc sống, cách tân, tự do.
    Xin chào những người của hẻm 47.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 23/12/2005
  9. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Bìa tập thơ KHOAN CẮT BÊ TÔNG
    [​IMG]
    Văn học - Thơ và Thơ Trẻ
    1.11.2005
    Nguyễn Tiến Văn
    Khoan cắt bê tông- khoan đâu cũng sập [1]

    Khoan cắt bê tông là tuyển tập tự do xuất bản vào tháng 9-2005 tại Sài Gòn, khổ 9.5x28cm, số lượng in theo lối sao chụp gồm 100 bản [+ 50 bản in thêm theo đặt hàng vào tháng 10-2005], 59 trang. Đây là ấn phẩm thứ 08 của Nxb Giấy Vụn, kể từ tháng 1 năm 2002. Tên lần lượt của các ấn phẩm này là:
    (2002) Vòng tròn sáu mặt, in chung 6 tác giả
    (2002) Mở miệng, in chung 4 tác giả
    (2003) Xáo chộn chong ngày, tác phẩm Bùi Chát
    (2004) Bảy biến tấu con nhện, tác phẩm Lý Đợi
    (2004) Cai lon bo di & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn], tác phẩm Bùi Chát
    (2005) Hừm bà lần, tác phẩm Khúc Duy
    (2005) Trường chay thịt chó, tác phẩm Lý Đợi
    (2005) Khoan cắt bê tông, in chung 23 tác giả [2]
    Ngoài ra, cũng xuất bản theo tinh thần này trong năm 2005, nhưng không đề Nxb Giấy Vụn, là 3 tác phẩm của:
    Phan Bá Thọ [Đống rác vô tận],
    Nguyễn Quốc Chánh [Ê, tao đây],
    Vương Văn Quang [Lĩnh Nam tạp lục].
    Tất cả đều là những tác phẩm xuất hiện trong những năm khởi đầu thế kỉ 21, viết ra và tập hợp chủ yếu tại Sài Gòn, của những thanh niên nam và nữ [đáng tiếc cho tới nay vẫn có sự bất quân bình quyền nam/nữ] đa phần trong lứa tuổi trong khoảng trên/dưới 30 một chút, tức là trưởng thành sau khi chiến tranh chấm dứt, 1975. Riêng tập Khoan cắt bê tông thì có vẻ cân bằng hơn, già-trẻ, Sài Gòn, Hà Nội và hải ngoại, đều có; nhưng cũng chỉ có 3 nữ là Lynh Bacardi, Miên Đáng, và Na Thị Chua.
    Qua đây, chúng ta thấy cố gắng chính của những nhà thơ này là tranh thủ một sự tự do căn bản cho những quyền cơ bản của con người: làm chủ tiếng nói, tự do ngôn luận, phát biểu, in ấn, xuất bản và phát hành không qua cơ chế biên tập, kiểm duyệt và kiểm soát.
    Hiện tượng này có thể so sánh với sự hiện diện tự phát của văn hoá-văn học mạch ngầm (underground) và việc in ấn lậu, phát hành chui (samizdat) trong những nước xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, cũng như ở Liên bang Sô Viết nở rộ từ khi Stalin mất (1953) đến khi bức tường Berlin sụp đổ (1989) và Liên Xô tan rã (1991).
    Sự tự do hoàn toàn trong phong cách phát biểu và thể hiện, từ việc chấp nhận toàn bộ ngôn ngữ đời thường đến các tiếng lóng, tiếng mới, tiếng pha tạp, ngôn ngữ thử nghiệm và sáng tạo, kể cả những từ bị kết án là thô kệch, tục tĩu? đến cách nghĩ, lối làm việc, cách thể hiện quan điểm? phải được hiểu trong đường hướng tìm tới tự do, dân chủ và làm khác. Nó cũng như những tác phẩm của de Sade thời Cách mạng Pháp 1789, hay ngôn ngữ xã hội đen của Céline và Genêt trong thế kỉ 20 ở Pháp; và của cả nhiều phong trào thơ tại Trung Quốc sau Cánh mạng Văn hoá, cũng như sau Sự kiện Thiên An Môn.
    Không có tham vọng "làm cao-làm khó" văn học hay mĩ học, những nhà thơ này biết rõ công việc của họ chỉ là những cố gắng để thiết lập một khu vực chung cho mọi người, từ bình dân tới trí thức; nó như là một hành trình hi vọng trên con đường mở ra một xã hội công dân cần thiết cho mọi người. Với tuyên ngôn gần như được tự hiểu là: Chúng ta cần được làm người trước khi được hưởng thụ những xa xỉ của văn chương tầm trên, của nghệ thuật cao.
    Sự liên kết 23 nhà thơ của cả miền Nam, miền Bắc và người Việt hải ngoại trong tuyển tập Khoan cắt bê tông nhân lúc Sài Gòn vừa đủ 30 năm khi bước qua cơ chế mới, cũng là đánh dấu sự trưởng thành của một vận động lớn, một ý nghĩa lịch sử và nhân bản của xã hội Việt Nam. Nó không bao giờ và không thể là sự bó hẹp trong riêng mỗi quan điểm hiện thực xã hội chủ nghĩa; trong phạm trù chữ nghĩa trang trí, thẩm mĩ tô hồng của những bài tập làm văn, tập làm dáng trong cả ngàn tập thơ khác xuất hiện chính quy trong nước, hàng năm. Con số 23 nhà thơ trong tổng số trên dưới 5000 nhà thơ-nhà văn của cả nước thật hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên, đó là sự khiêm tốn đáng suy nghĩ, đáng trân trọng, bởi nó khởi đầu những bước chân bằng tác phẩm và bằng cung cách yêu chuộng hoà bình. Có thể ví họ như những cánh chim câu bỏ quảng trường bay đi, nay trở lại, và hiển nhiên rối, nó một lần nữa lại báo hiệu cho những sự thay đổi lớn lao sẽ tới trong một hai thập kỉ đầu của thế kỉ 21. Kể từ Phong trào Thơ Mới (1930-1945), bây giờ mới có một cuộc vận động thực sự không bị chính trị và chiến tranh lũng đoạn như đã từng xảy ra suốt trong giai đoạn 1945-1986.
    Sau gần nửa năm ở Việt Nam và nhờ một duyên may tình cờ tôi có cơ hội gần gũi với khoảng một nửa, và tiếp xúc với dăm ba người còn lại trong số những nhà thơ có mặt trong tuyển tập này. Một phần trong số họ là những người tốt nghiệp đại học thuộc những ngành nhân văn và tha thiết tiếp cận với những sinh hoạt, tư tưởng văn học nghệ thuật đương đại để cùng nhịp với những người đồng trang lứa trên toàn cầu. Tuy sống cuộc mưu sinh vất vả trong một xã hội đang biến chuyển dồn dập của kinh tế thị trường, muốn toàn cầu hoá; nhưng phần lớn họ khá lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào chính bản thân, vào con người, vào sức mạnh tiềm tàng của xã hội và năng lực vô hình của quê hương. Họ không có, hoặc đã dẹp bỏ được ảo tưởng vĩ cuồng về sự đóng góp của mình. Nói chung họ gần gũi với môi trường sinh thái, vỉa hè xã hội hơn là những cơ chế và chủ nghĩa chính trị, hoặc với những nguyên tắc giáo điều kiểu đại tự sự truyền thống của cả phương Đông và phương Tây, kể từ thế kỉ 19 trở về trước và đã tan tành điêu linh trong thế kỉ 20, tức trước khi phần nhiều trong số họ bước vào độ tuổi trưởng thành. Nói như vậy không phải bảo là họ xa lìa với những cảm thụ và nền nếp tâm linh. Có điều tâm linh đối với họ là sự liên đới trực tiếp với thân thể, với tính dục, với cửa mình, ******** và phỉ nhổ vào một số u nhọt cứng nhắc của đời sống đương thời.
    Nguồn mạch sâu xa của những nhà thơ này có thể kể tới những hội hè đình đám, lễ hội dân gian xưa mà dấu vết còn lưu lại ở sinh hoạt nông thôn, tín ngưỡng phồn thực, trong ca dao tục ngữ, tranh tượng khắc gỗ ở đình làng, những tháp và tượng Chămpa cũng như Chân Lạp, Óc Eo xưa? còn đặt để dấu ấn khắp Bắc, Trung, Nam. Một trong những thú vui của họ là ngao du khắp mọi miền đất nước; là gặp gỡ chung vui trong ăn uống, đùa chơi với bạn bè và những người dân bình thường không quan cách, tại các khu chợ, vỉa hè và cả ngoài đồng ruộng. Khuôn mẫu tự do đẹp nhất và được tôn vinh nhất là Hồ Xuân Hương qua những phá huỷ cấm kị về ngôn ngữ và dục tính. Những ảnh hưởng gần hơn có thể kể là sự phóng khoáng tự tại của thơ và cuộc đời Bùi Giáng; sự phá cách của nhà thơ Bút Tre; sự chuyển động tuần tự nhưng hầu như bất khả kháng của Nguyễn Quốc Chánh; sự tự do và bụi đời của những con người lang bạt như Đỗ Kh., Đinh Linh; sự nghiêm túc và khăng khăng đeo đuổi cách mạng Tân hình thức như Khế Iêm? Tất cả đều được pha trộn và nhào nặn tài tình trong tuyển tập Khoan cắt bê tông.
    Cho nên, theo tôi sự xuất hiện của Khoan cắt bê tông là một tín hiệu lành mạnh, nó chống lại những sự trì trệ và đồi truỵ trong văn học, nhìn trên bề mặt và theo diện rộng; đồng thời, cũng làm đổ vỡ một số định kiến và thẩm mĩ cũ, quen thuộc trong lòng nhiều người đọc; và hơn nữa, nếu nhìn dưới con mắt của người đọc có nhận thức, thì có thể gây tranh cãi.
    Dấu ấn của đương đại trong sự giao lưu văn hoá toàn cầu và của cuộc cách mạng thông tin nghe nhìn của thế hệ trẻ. Cũng như sự tìm nối liên ngành hậu hiện đại đậm sắc trong những tác giả của Khoan cắt bê tông.
    Cũng như giai đoạn Thơ Mới, chỉ trong 15 năm văn học Việt Nam phải chạy nước rút để song hành với 150 năm trong văn học quốc tế qua sự tiếp xúc với văn minh Pháp, ngày nay sau những cuộc chiến tranh, những nhà thơ Việt Nam phải làm cuộc giải trừ những ảnh hưởng tiêu cực của thực dân và đế quốc đã bám rễ ở một nước bán thuộc địa, bán tiền đồn ?" không chỉ trong những bóng ma nước ngoài quá khứ mà chính trong não tuỷ và sinh hoạt của người Việt.
    Sự hiện hiện của Nxb Giấy Vụn hay của Khoan cắt bê tông từ đầu thế kỉ 21 đến nay cũng là một dấu hiệu lớn lao của sự đổi thay bắt buộc, sau 30 năm kết thúc cuộc chiến. Và gián tiếp cho thấy sự cởi mở về mặt hình thức trong sinh hoạt văn hoá, chính trị và xã hội Việt Nam ngày nay. Ngày nào các hiện tượng như Nxb Giấy Vụn, Khoan cắt bê tông? còn có mặt và phát huy được khả năng của mình, ngày đó chúng ta còn có quyền tin vào tương lai của sự hình thành những cơ sở cho một xã hội công dân, trong đó các quyền căn bản của con người được tôn trọng.
    Cuối cùng, là một người xa rời Việt Nam và chỉ mới quay về thăm lại quê hương lần đầu, đây là dấu hiệu lạc quan và tin yêu nhất mà tôi nhận được từ xứ sở, và từ những con người cụ thể. Vậy xin có vài lời giới thiệu như một bày tỏ của niềm tri ân.
    Gò Vấp, 20-10-2005
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Tại Việt Nam, sơn Nippon của Nhật được quảng cáo với khẩu hiệu như sau: "Sơn Nippon, sơn đâu cũng đẹp".
    [2]Khoan cắt bê tông, Nhà xuất bản Giấy Vụn. Email: nxbgiayvun@yahoo.com. In 100 bản photocopy, tại bất cứ nơi nào rẻ & nhanh nhất. Khổ 9.5 x 28cm. In xong & nộp bản lưu cho các tác giả 9 ?" 2005. ( 2005: Nxb Giấy Vụn & các tác giả.
  10. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    bạn này cứ như chim bồ câu đưa thư (tin) ấy nhỉ :D
    "thơ hiện đại" "thơ hậu hiện đại" "thơ không hiện đại" tớ vẫn không biết được thời gian. đồng hồ ở nhà lại chết rồi.. tớ chỉ biết có "thơ dở" "thơ hay"..Làm thơ thì không làm được rồi.. ai cho đọc thơ hay với..
    "Đổi mới thế nào đi chăng nữa, nhưng thoát ly cái chân thiện mỹ trong cách thể hiện và tư tưởng sáng tác phẩm thi cũng không ổn. Hướng tới cái đẹp, cái thiện - đó là đặc trưng và thuộc tính của thơ ca." ( chu thị thơm)

    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 04:16 ngày 24/12/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này