1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đò đưa trở lại

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hiiii, chỉ mong có dịp anh dodua thăm Hà Nội và box tổ chức 1 buổi offline có sự tham gia của anh. Lần trước anh có hứa rủ 1 người bạn của anh đến với box mà không thấy.
  2. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Mong lam Home à,
    TH cung dang thu xep de ve Ha Noi mot chuyen, co le trong thang 7 hoac thang 8, VTV3 moi lam mot chuong trinh cho "Nguoi Duong Thoi" ve chu de Cong nghiep hoa dat nuoc va chang lien quan gi den nhac Trinh...
    Nhung neu lan do ma sap xep duoc de hat Trinh Cong Son cho cac ban cua Box nghe thi... suong biet may nhi?
    Chi can nghi den se gap duoc Home, Brẹking News, Khuc mua thu, Nguyet Ca, Nhat Viet, Saobien,... la thay hanh phuc lam roi. Hanh phuc cua nhung dong dieu, se chia...
    Neu cac ban doi duoc den ngay ay thi se co ... sach va di~a tang tu tac gia day...
    than men,
    Do dua
    PS. Goi cac ban tin moi cua bao Tuoi tre ve sach Vuon xua
    ... Thế giới sách
    Thứ Sáu, 18/05/2007, 07:12 (GMT+7)
    ?oĐò đưa? âm nhạc Trịnh Công Sơn
    (Bút ký Vườn xưa - hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, NXB Trẻ)
    TT - Nguyễn Hữu Thái Hòa và những người bạn qua 350 trang viết và hình ảnh đầy ắp những tư liệu quí về Trịnh Công Sơn đã dẫn người đọc vào một cuộc hành trình mới mẻ từ chốn ?ovườn xưa?.
    Qua lăng kính của một tác giả trẻ và những người tham gia thực hiện tập sách đều ở lứa tuổi dưới 40, người đọc có thể hiểu thêm sự cảm nhận về nhạc Trịnh của một ?othế hệ đệm? đối với dòng nhạc Trịnh. Họ lắng nghe, cảm xúc nhạc Trịnh Công Sơn trong hơi thở thời đại mới mà cũng lắng đọng theo chất ?oTrịnh ca? mà các thế hệ trước đã từng.
    Sinh thời, Trịnh Công Sơn đã từng là người giữ mục ?oĐò đưa? trên báo Sóng Nhạc, trả lời những lá thư của bạn đọc để trải lòng mình về âm nhạc, về bao trăn trở của nỗi nhân gian. Hành trình với âm nhạc Trịnh Công Sơn của các tác giả tập sách là những bước góp phần vào việc ?ođò đưa? trở lại, đưa nhạc Trịnh Công Sơn đến với nhiều công chúng hơn; nghiên cứu, gìn giữ và thể hiện dòng nhạc Trịnh tốt hơn.
    Nguyễn Hữu Thái Hòa là người xa xứ (quốc tịch Canada, làm việc tại Hong Kong), lại là người ?ongoại đạo? nghiệp cầm ca (hiện là giám đốc kỹ thuật khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Schneider Electric), song nhiều năm qua anh đã có một hành trình miệt mài trong việc sưu tập, phát triển gia tài nhạc Trịnh Công Sơn ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Với năm CD nhạc Trịnh đã thực hiện và bây giờ với tập sách này, anh tiếp tục cùng những bạn bè yêu nhạc Trịnh ?ođò đưa? để gia tài âm nhạc Trịnh Công Sơn đến với những thế hệ tiếp nối.
    LỤC BÌNH
    [​IMG]
  3. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Hello ban Home,
    Xin loi vi chua tra loi ban ve chuyen gioi thieu anh ban Trinh Cong Long voi Box Trinh lan truoc... Sau do minh co lien lac anh Long - that ra anh ay dang thay doi cong viec va stress khi vao cong viec moi, hinh nhu anh ay da don vao Sai Gon.
    Long noi anh chua ''do.n minh'' de san sang tham gia voi nhung tinh cam tran day tren Box Trinh... thoi thi ta doi vay nhe. Nhu cho doi mot tri am voi nhac Trinh.
    Than men,
    do dua
  4. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Nhân sinh nhật Box Trịnh,
    Thân gởi các bạn một bài viết hay về Giọng Quảng Trị để "ôn cố tri ân"... Những người trẻ tụi mình hôm nay cũng nên gìn giữ những vốn liếng văn hóa cổ địa phường này - biết đâu sẽ hữu ích cho kiến thức về quê cha đất tổ...
    Thân mến,
    Do dua
    Tiếng Quảng TrịTrần Hữu Thuần

    Tôi sinh ra vào tháng Sáu năm 1941. Nói ra không phải để khoe tuổi, nhưng để đề cập đến chuyện thời gian qua mau. Mới đó mà tôi đã bước vào tuổi 67, chỉ còn ba năm nữa là 70. Những gì trời và cha mẹ tôi cho tôi biết, nếu không có cơ hội nói lại thì có thể mất đi, mai một nếu sính dùng từ đao to búa lớn. Tôi muốn nói về tiếng Quảng Trị, thu gọn vào làng quê nơi cha mẹ tôi cho tôi vào đời.
    Làng quê nội ngoại tôi tên gọi là An Du Tây hoặc An Do Tây, thuộc huyện Gio Linh, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Giấy Thế vì Khai sinh của tôi nêu rõ như vậy. Trước năm 1954, có bốn làng mang tên An Du, chia ra Nam, Bắc, Đông, Tây. Chính quyền chế độ hiện nay đã xoá tên làng Tây, chỉ còn lại ba làng. Có lẽ ngày xưa trước khi chia thành bốn, nguyên thuỷ chỉ có một làng vì nhà thờ tổ của phía ngoại tôi ở làng Nam. Người ta còn gọi làng tôi bằng tên Đất đỏ vì đó là một vùng đất đỏ ở giữa khu vực đất trắng.
    Ông ngoại và bà nội tôi là chánh gốc An Du Tây. Bà ngoại tôi nguyên ở làng Đông, còn ông nội tôi từ nơi khác đến nhập tịch. Ngay từ hồi còn nhỏ tôi rất thắc mắc, tại sao ông ngoại và bà nội tôi là chánh gốc An Du Tây mà lại nói tiếng Quảng Trị khác nhau? Bà nội tôi dùng nhiều từ mà hình như không ai khác trong làng dùng, kể cả bên ngoại tôi. Ví dụ đa số nói ?oTrời? còn bà nội tôi nói ?oB?Tlời,? đa số nói ?oGạo? thì bà nội tôi nói ?oCấu?. Không biết liệu sẽ có cơ duyên nào để bài này được lọt vào mắt xanh một học giả nào đó - Bình Nguyên Lộc chẳng hạn - để có lời giải thích giùm tôi không?
    Như đã trình bày ở trên, tôi sinh năm 1941. Tôi học vỡ lòng với các o Nhà Phước mà sau này tôi mới biết là các nữ tu thuộc dòng Mến Thánh giá đạo Công giáo. Các o Nhà Phước đó bây giờ lại tự xưng là xơ, trong khi các dòng nữ trước đây tự xưng là xơ thì bây giờ lại tự xưng là dì! Giấy bút không có, lũ học trò chúng tôi tập viết bằng gạch hoặc ngói vụn trên nền nhà. Bài học là những tấm vải kẻ chữ sẵn để chúng tôi tập đọc, ví dụ một bài như sau:
    huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã
    Lời Chúa dạy phải giữ
    Đừng kết bạn kẻ dữ?
    Lên lớp năm lớp tư (bây giờ là lớp một lớp hai), tôi phải bới cơm trong mo nang với muối đậu muối mè, đi bộ có lẽ hơn một giờ đến trường ở làng Nam, đến chiều mới về. Gọi là trường, nhưng thực sự chỉ có một gian nhà tranh vách đất, bàn ghế là những thân cây ghép lại. Và chỉ có một thầy dạy tất cả các lớp từ trên xuống dưới. Hình như trường chỉ có ba lớp năm-tư-ba, các lớp gọi là Sơ học Yếu lược. Học sinh chẳng có mấy người, đến từ các làng xung quanh. Chúng tôi gặp quá nhiều khó khăn khi phải đọc đúng theo thầy hai từ ăn và anh. Lý do là chúng tôi không có hai từ đó. Ăn chúng tôi nói nghe như an, còn anh thì là eng. Thêm vào đó, quê tôi còn nhà quê trong việc vẫn còn trao đổi bằng tiền đồng nhà Nguyễn, với các trự tiền ăn ba, ăn sáu, ăn mười. Đó đã là thời Pháp thuộc và Quốc trưởng Bảo Đại, với tờ bạc Đông Dương Gánh dưa, Bộ lư gì đó.
    Các tiếng nhà quê và tiền đồng đó theo mãi người dân quê tôi, và không biết có thể đến bao giờ, nếu không có biến cố 1954, Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Ngoại trừ gia đình tôi và một số gia đình đã bỏ quê hương ra đi từ trước, dân làng tôi hầu như toàn bộ di cư năm 1954, mang theo tiếng nói nhà quê và tiền đồng trên, loaị tiền đã làm bao nhiêu người trắng tay vì chẳng đổi được gì khi đến nơi khác. Người ta bán đổ bán tháo cho người đúc đồng hoặc người mua tiền cổ. Cùng với tiền đồng, đa số tiếng Quảng trị cũng mất đi khi người ta thay thế loại tiếng nhà quê này bằng các tiếng thành thị để bằng chị bằng em, khỏi bị chê cười!
    Để gọi là mua vui, tôi xin trình ra các từ nhà quê tôi còn nhớ được, với giải thích bằng từ thành thị.

    Một vài nhận xét:
    Ba âm ?od?, ?ogi?, và ?onh? đều nói thành ?ogi?, do đó ?odái?, ?ogiái?, và ?onhái? đều nói thành ?ogiái?.
    Âm ?ouân? nói thành ?oun?, ví dụ ?oquần? thành ?ocùn?, tên tôi là ?oThuần? đọc thành ?oThùn?.
    Phân biệt âm cuối ?oc? và ?ot?, ?on? và ?ong?, ?ooi? và ?ooai? không như giọng Thừa Thiên, ví dụ ?ocắc? (bạc cắc) và ?ocắt? (cắt đứt), ?otan? (tan nát) và ?otang? (đám tang), nói ?ođen? chứ không ?ođeng?, và ?onói? chứ không ?onoái?. Chúng tôi nói ?orán? (cố gắng) chứ không nói ?oráng?.
    Phân biệt âm ?otr? và ?och?, ví dụ ?otrâu? và ?ochâu? chứ không như giọng Bắc.
    Không phân biệt dấu hỏi dấu ngã và có xu hướng đọc thành dấu nặng.
    Có hai từ ?obưởi? và ?obòng? để chỉ hai loại trái cây trông tương tự nhưng vị khác nhau.
    Lối nói đặc biệt: ?oSợ bất chết?: sợ tới chết, rất sợ hãi; ?oThương bất chết?: rất thương vân vân; ?oThương hung lắm?: rất thương; ?oGiận hung lắm?: rất giận; ?oSợ hung lắm?: rất sợ; ?oĐắt hung lắm?: rất đắt. Cũng còn nói ?oThương dữ lắm,? Sợ dữ lắm,? ?oGiận dữ lắm?, vân vân.
    Cuộc đời chóng thật. Tôi chưa đến tuổi thất thập cổ lai hy (xưa nay bảy mươi tuổi là hiếm) mà đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh tang điền biến vi thương hải (ruộng dâu biến thành biển cả). Các tiếng Quảng Trị quê mùa đó lúc tôi còn bé đã làm cho tôi ngượng chín người khi bị trêu chọc là le nhaque (thằng nhà quê, Pháp phiên âm tiếng Việt, có trong Từ điển Larousse). Mất đi các từ nhà quê đó không biết có đồng nghĩa với việc mất đi các từ cổ Việt Nam còn sót lại một thời nơi dân làng quê tôi không? Giờ đây nghĩ lại, tôi cho rằng tôi đã đánh mất đi cả một truyền thống tổ tiên, cũng như bao người khác đã mất đi như vậy, để chạy theo một cái gì đó gọi là văn minh.
    © 2007 talawas
  5. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Gởi các bạn một số tranh luận về chuyện đúng-sai trong hiểu và hát các ca từ của Trịnh Công Sơn.
    Thân mến,
    Đò đưa.
    * Trích đăng từ diễn đàn Vietnamiti - thư viện Trịnh Công Sơn ở Italia (6/2007):
    Nhận được bài viết của Thái Hòa sau bài viết "Nhỡ Mai" (message/9449) trong đó nhắc đến chữ "mong" trong bài khảo cứu của Lê Hữu. ("Ảo giác TCS", link ở cuối bài) - và chữ "nhớ mãi" của Hoàng Tá Thích (người nhà của TCS, trong- "Những dòng sông nhỏ" (message/9447).
    Xin đưa tất cả ra đây cho dễ đọc.
    *Nhỡ Mai
    Lỗi người gõ bàn phiếm, lỗi người (không) chữa bản thảo: lâu ngày chép qua sang lại rồi âm điệu biến tấu che lấp, trở thành sự thật, nhân gian độ lượng cũng làm thinh. Trong bài của Hòang Tá Thích có hai chữ mà từ nhỏ tôi còn ... nhớ mãi và thắc mắc khó chịu: ?onhớ mãi?

    Ngay cả trong ?oTuyển tập những bài ca không năm tháng? NXB Âm nhạc 1998 cũng ghi như vậy. Tập nhạc do nhà Nhân Bản in tại Sài Gòn năm 1993 cũng ghi như vậy.
    Chiều này còn mưa, sao em không lại
    Nhớ mãi trong cơn đau vùi, làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau, bước chân em xin về mau.
    ?onhớ mãi?: bình thường, tầm thường, nhạt nhẽo chẳng ? TCS chút nào.
    Chữ ?ocòn? ở câu trên và chữ ?olàm sao? ở câu dưới đâm ra trơ trẽn.
    TCS ?ocó vẻ như không muốn làm cho lời ca rõ ràng?: lời ông viết huyễn hoặc khó hiểu chớ không phải ông không hiểu chuyện đời vốn khó giải nghĩa huyễn hoặc và ông vẫn biết là trên đời vẫn còn cò trắng quạ đen.
    Chiều này (mới chỉ có)/còn mưa, (mà)/sao em (đã) không lại (được),
    nhỡ (một) mai trong cơn đau vùi, làm sao có nhau?
    "nhỡ mai" chừng như trách móc, chừng như luyến tiếc băn khoăn ?
    Chiều này còn mưa, sao em không lại
    Nhỡ mai trong cơn đau vùi, làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau, bước chân em xin về mau
    Lếu láo vài câu cho đã thèm và xin nhường lời lại cho một nhà nghiên cứu thứ thiệt về rất nhiều trường hợp thú vị khác (coi phần ghi chú)
    *Mang và mong
    (Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ)
    Nhưng mà cái huyễn hoặc không rõ ràng đôi khi cũng có cái hay.
    Vẫn biết là sai nhưng tôi vẫn thích ?omang? hơn là ?omong?. Trong trường hợp nầy, xin ông Lê Hữu đừng giận, có lẽ chữ ?omang? nghe như có nhiều ... chất TCS hơn là chữ ?omong? :
    ... đời ta hết mang điều mới lạ ...
    ch.nguyen
    (Torino, Italia)

    ***

    Con ?otinh? yêu thương phản hồi cho tác giả Lê Hữu?
    (Từ bài viết Ảo giác Trịnh Công Sơn của Lê Hữu ?" báo Văn học 02-03/2004)
    http://www.tcs-home.org/ban-be/le-huu/AoGiacTCS2/

    Nhân việc Thái Hòa và một số bạn bè làm lại các sưu tập, tổng hợp các bài viết có tính nghiên cứu về Trịnh Công Sơn cho các đề án âm nhạc của mình và những người bạn trẻ cùng thế hệ (tuổi trên dưới 40). Có nhiều bài viết rất hay, thuyết phục với những phân tích, nhận xét thật tinh tế về ca từ của Trịnh Công Sơn, cũng như những cảm nhận, suy diễn (chấp nhận được) thật lạ lùng, phong phú về nhạc Trịnh ?" đúng như một ?olăng kính muôn màu? mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói khi nghe các cảm nhận từ nhân gian về âm nhạc của mình, về những điều mà chính ông thú nhận là tác giả khi viết cũng không có chủ ý như thế. Nhưng bên cạnh đó cũng có vô số những nhận định (thậm chí khẳng định) rất vô căn cứ của những người ?otự xưng? là bạn, là hiểu Trịnh Công Sơn? Một số những phân tích ngắn dưới đây của Thái Hòa và bạn bè về vài đọan trong bài viết của tác giả Lê Hữu đăng trên báo Văn học và có đăng lại trên một số diễn đàn nhạc Trịnh. Xin gởi đăng trên như một phản hồi của những độc giả trẻ, muốn yêu và hiểu Trịnh Công Sơn qua bằng chứng cụ thể chứ không bằng những cảm tính nhất thời.

    Còn nhớ một dịp vào năm 2002, khi chúng tôi đưa một bản dịch tiếng Anh của một nhà nghiên cứu trẻ người Mỹ cho giáo sư Cao Huy Thuần, môt người bạn của Trịnh Công Sơn ở Paris. Khi đọc doạn dịch trong bài Dấu chân địa đàng có một câu ? ?oMùa xanh lá, loài sâu ngũ quên trong tóc chiều??. Giáo sư Thuần đã thốt lên: ?o?Tay ni ?~cả gan?T hỉ, dám dịch Trịnh Công Sơn trần trụi như rứa??. Thì ra vì anh bạn Mỹ đã dịch gần như nguyên văn chữ ?oloài sâu ngũ quên? của Trịnh sang tiếng Anh, thì quả đúng là ?~cả gan?T thật. Nhắc lại chuyện này để thấy chuyện cảm nhận và hiểu được nhạc Trịnh thật đúng đã rất khó, muốn diễn giãi và chuyển dịch lại cho người khác thì càng khó hơn. Vậy mà tác giả Lê Hữu trong nhiều đoạn của bài viết trên đã quá chủ quan chăng?

    Sau một loạt diễn giải và so sánh về các ?~ảo giác?T trong ngôn ngữ Trịnh, ?~ảo giác trong thưởng thức nhạc Trịnh?T, ?~chất thơ hay không thơ?T, ?~phản chiến hay không phản chiến?T, ?Dù khá dài dòng tuy nhiên vẫn còn chấp nhận được trong quan điểm ?olăng kính muôn màu? những cảm nhận về Trịnh, ông Lê Hữu đại ý cho rằng công chúng hiện nay hiểu và cảm nhận rất mù mờ về Trịnh Công Sơn. Đến khi tác giả Lê Hữu viết tiếp về ?~Hát sai, hát đúng?T trong nhạc Trịnh thì quả là có nhiều đoạn chủ quan đến mức ?ocả gan? (như lời của giáo sư Cao Huy Thuần)

    Dưới đây là một số đoạn trích nguyên văn của ông Lê Hữu:
    (in nghiêng)
    ?oHát sai, hát đúng:
    Về phía người nghe là như vậy, thế còn phía người hát, người trình diễn thì sao? Cũng chẳng khác bao nhiêu, cũng hiểu đúng hiểu sai, hiểu đại khái, hoặc... không hiểu. Vì vậy mới có không ít trường hợp ca sĩ hát lung tung, thay lời đổi chữ vô tội vạ, trong lúc ra điệu bộ, nhắm mắt nhắm mũi, khoa tay khoa chân trong một cố gắng để diễn tả điều mà người hát có khi... chẳng hiểu gì cả. "Hát thì hát vậy...", nói theo lối TCS, thì làm sao mà lôi cuốn, mà truyền được cảm xúc cho người nghe. Chuyện hát đúng hát sai kể ra không hết, có khi chỉ thay đổi, thêm, bớt một chữ thôi cũng làm thay đổi hẳn ý nghĩa câu hát, làm mất đi ít nhiều "chất" TCS, chẳng hạn:
    Chữ mong trong "đời ta hết mong điều mới lạ" (Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ) được nhiều ca sĩ đổi thành mang (... hết mang điều mới lạ). Hai chữ này khác nghĩa chứ đâu phải chỉ khác một nguyên âm, và cái hay là ở chữ "mong" chứ "mang" thì chẳng có gì... "mới lạ?. (Trích Lê Hữu - Ảo giác Trịnh Công Sơn)

    >>> Theo chúng tôi kiểm tra lại các tập nhạc của Trịnh Công Sơn: Tự tình khúc (trước 1975) và Những bài ca không năm tháng (sau 1975) trong bài Đêm thấy ta là thác đổ đều ghi là ?o...Đời ta hết mang điều mới lạ?. Vậy không hiểu ông Lê Hữu căn cứ vào bản thảo nào đế nhận xét như trên ?

    Chưa hết, theo chúng tôi sai lầm lớn nhất của ông Lê Hữu là đoạn viết sau đây:

    Chữ tim trong "con tim yêu thương vô tình chợt gọi" (Một Cõi Đi Về) được rất nhiều ca sĩ đổi thành tinh (con tinh yêu thương...) , khiến nhạc TCS đôi lúc biến thành nhạc... kinh dị! Lỗi là lỗi in ấn khá phổ biến ở các tập nhạc, có điều người hát vẫn cứ hát tỉnh queo, người nghe vẫn cứ nghe thoải mái mà không có ý kiến, mặc dù ai cũng biết "một cõi đi về" vẫn còn là cõi dương chứ chưa phải cõi âm nên không dễ gì có chuyện ma quái, yêu tinh hiện hình giữa ban ngày. (Trích Lê Hữu - Ảo giác Trịnh Công Sơn)
    >>> Trong tất cả các tập sách đã in bài Một cõi đi về, tác giả đều cho in rất rõ chữ ?ocon tinh yêu thương?. Và trong rất nhiều lần họp mặt bạn bè ở Việt Nam và cả ở Paris, Pháp, Nhac sĩ Trịnh Công Sơn đều có hơn một lần giải thích cái hay, cái chất Huế độc đáo trong từ ?ocon tinh? này.
    Chính Thái Hòa là một người trẻ hát nhạc Trịnh, vào năm 1996 khi về nuớc lần đầu tiên thăm ông cũng đã được nghe chính Trịnh Công Sơn giảng giải: Các cô gái nhỏ, xinh đẹp và nghịch ngợm ở Huế thường hay bị gia đình, người thân mắng yêu là ?ođồ yêu tinh?, và cái ?ocon yêu tinh? nhỏ nhắn đó đã đi vào văn học như thế qua dòng nhạc Trịnh trong bài hát Một cõi đi về mà ông yêu thích nhất.

    Thiếu tư liệu, thiếu tham khảo bạn bè và người thân chung quanh Trịnh Công Sơn, mà chỉ dùng cái chủ quan cảm nhận của riêng cá nhân mình để kết luận một lời hát ẩn dụ mang tính địa dư Huế rất độc đáo của tác giả là: ?obiến nhạc Trịnh thành ... kinh dị? như ông Lê Hữu nhận xét, thì đúng là ?~cả gan?T thật...
    Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến thái độ nghiêm túc về chuyện làm ?oresearch? trong các nghiên cứu về Trịnh Công Sơn và những tác giả khác đã không còn sống (để mà thanh minh, đối chứng), thì tốt nhất những người nghiên cứu nên đưa ra được những bằng chứng khách quan, thuyết phục hơn trước khi viết những vấn đề mang tính khẳng định, kết luận ?" đôi khi làm ?~méo mó?T sự thật như bài viết trên.

    >>> Nhân đây, Thái Hòa cũng xin nhắc đến một chi tiết về dẫn chứng quan trọng trong âm nhạc Trịnh Công Sơn đã gây tranh luận, phản hồi khá nhiều trên diễn đàn về một tập sách mới đây của một thành viên từ trong gia đình Trịnh. Bài hát Diễm xưa quá quen thuộc với công chúng đã được trích dẫn tĩnh queo trong tập sách: ?oChiều nay còn mưa sao em không lại, nhớ mãi trong cơn đau vùi...?. Tất cả chúng tôi, những người yêu nhạc Trịnh vẫn thường hát bài này, đều hát là ?onhỡ mai? chứ không phải là ?onhớ mãi? dù biết rằng khi hát trong cao độ của hai nôte ấy, hai chữ trên rất khó phân biệt.

    Đau đầu hơn nữa khi tất cả các tập sách ?oNhững bài ca không năm tháng? xuất bản sau năm 1975 đều in là ?onhớ mãi?. Cuộc tranh luận đúng/sai chỉ kết thúc khi chúng tôi tìm được chính thủ bút của Trịnh Công Sơn viết trong tập nhạc Những tình khúc Trịnh Công Sơn ?" in năm 1967. Khi đó chữ ?onhỡ mai? trong bài Diễm xưa huyền thoại mới được những người trong cuộc công nhận là lỗi của in ấn.

    Tác giả Lê Hữu ở đây còn tiếp tục ?~lên giọng?T trong những dẫn chứng tiếp theo rất thiếu căn cứ và thậm chí chỉ trích cả ca sĩ TVT - người em gái của Trịnh Công Sơn trong bài Chiếc lá thu phai:

    Trong nhiều trường hợp, chữ hay nhất, "đắt" nhất trong câu bị tráo đổi không thương tiếc, làm hỏng một câu hát (có khi làm hỏng cả một bài hát), khiến người nghe bị "khựng" lại như bất ngờ nhai phải hạt sạn trong lúc đang thưởng thức bữa cơm ngon miệng: Chữ phút trong "vội vàng thêm những phút yêu người" (Chiếc Lá Thu Phai) được ca sĩ TVT (cô em gái TCS) và nhiều ca sĩ đổi thành lúc (... những lúc yêu người) làm giảm mất cái hay và ý nghĩa rất nhiều, vì không diễn được cái ý "vội vàng" và "yêu từng... phút, giây" , như muốn chạy đua với chiếc kim thời khắc của tình yêu. Tương tự, chữ phút trong "có chút lệ nhòa trong phút hôn nhau" (Bay Đi Thầm Lặng) cũng không thể đổi thành lúc được. "Phút" (không phải "lúc"), đó mới là ngôn ngữ TCS. (Trích Lê Hữu - Ảo giác Trịnh Công Sơn)
    >>> Một lần nữa chúng tôi kiểm tra lại tất cả bản in có được về bài Chiếc lá thu phai đều là ?o...vội vàng thêm những lúc yêu người...?. Thật không hiểu ông Lê Hữu lấy bằng chứng từ đâu để nhận định như trên (?).

    Trong một dẫn chứng tiếp theo, ông cũng rất ?~bất công?T khi kết tội các ca sĩ (dù phải công nhận rằng rất nhiều ca sĩ đã hát ?~chế?T lời nhạc Trịnh Công Sơn trên sân khấu do không thuộc bài ?" nhưng không phải là tất cả). Ở đây là chính ông Lê Hữu đã ?~chế?T lời của Trịnh Công Sơn khi viết: Câu đúng là ?othành phố hoang vu như đời mình, như cuộc tình? (?). Chính thủ bút của Trịnh Công Sơn trong tập Em còn nhớ hay em đã quên ?" xuât bản năm 1991 đã viết ?o...như một lần qua cuộc tình?. Ông Lê Hữu quả thật quá ?~hồ đồ?T trong nhận xết dưới đây:

    Nhiều trường hợp khá buồn cười: một ca sĩ hát sai vì quên lời, những ca sĩ khác hát sai theo, riết rồi không ai buồn sửa lại cho đúng. Ví dụ: ca sĩ hát đến câu "thành phố hoang vu như..." (Tình Xa) thì không nhớ được là "hoang vu như..." thế nào(?), hay chỉ nhớ mang máng, đành hát bừa "hoang vu như... một lần qua cuộc tình". Thế là từ đó các ca sĩ khác cũng hát theo như vậy cho... tiện. Ca sĩ KL nghe vậy không chịu, bèn... đảo ngược lại, thành ra "... như... cuộc tình qua một lần". Đổi qua đổi lại, sai vẫn cứ sai. Câu đúng là "thành phố hoang vu như đời mình, như cuộc tình", chứ không có "đi qua, đi lại", "một lần, hai lần" gì cả! (Trích Lê Hữu - Ảo giác Trịnh Công Sơn)
    >>> Thêm nữa trong bài ?oCho một người nằm xuống? in trong tập nhạc Lời đất đá cũ (không phải Hát Cho Người Nằm Xuống như Lê Hữu trích dẫn) ghi rất rõ : ?o...không có ai đời đời ru anh ngũ vùi...? đúng như ca sĩ KL thường hát, không hề có những suy diễn như tác giả Lê Hữu:

    Hoặc, một số ca sĩ thích thêm chữ vùi vào cuối câu hát "không có ai đời đời ru anh ngủ..." (Hát Cho Người Nằm Xuống) để trám một nốt nhạc bỏ trống (mà không rõ dụng ý của người nhạc sĩ cố ý chừa một khoảnh khắc yên lặng ở cuối câu nhạc để làm đọng lại cảm xúc, rồi mới chuyển sang ý tiếp "... mùa mưa tới, trong nghĩa trang này có loài chim thôi". Hơn nữa, ta nói "ru em ngủ", "ru anh ngủ", hoặc "anh ngủ vùi", "anh ngủ say"..., chứ không nói "ru anh ngủ vùi", "ru anh ngủ say", "ru anh ngủ ngon"... (Trích Lê Hữu - Ảo giác Trịnh Công Sơn)

    Một số những dẫn chứng và phản hồi của những lớp hậu sinh như chúng tôi về bài viết trên đây của tác giả Lê Hữu đối với âm nhạc Trịnh Công Sơn không gì khác hơn ngoài mong muốn ?~tôn trọng sự thật?T mà những thế hệ đi sau tìm kiếm.

    Chúng tôi hoàn toàn không có ý định chỉ trích cá nhân tác giả Lê Hữu - người mà chúng tôi không hề biết là ai, thật sự có quan hệ như thế nào với Trịnh Công Sơn. Cho nên những nhận xét đụng chạm nếu có trong bài viết này, thì xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả Lê Hữu.

    Thân ái và trân trọng,

    Thái Hòa
    Tháng 6-2007


    ?onhỡ mai? trong tập nhạc chép tay của TCS.
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thân gởi các bạn,
    Hứa hẹn và chần chờ mãi theo ngày tháng, cuối cùng thì đầu tháng 8 này Thái Hòa cũng hy vọng được lần đầu gặp mặt cầm tay những nhân vật trong Box Trịnh tại Hà Nội.
    Mình sẽ có một chương trình "Người Đương Thời" với VTV3 vào chiều thứ bảy 4/8. Chủ đề về công việc Công nghiệp hóa của một chuyên gia từ bên ngoài về. Nhưng cũng sẽ có hát vài bài nhạc Trịnh.
    Theo dự tính vào tối ngày thứ bảy 4/8 hôm đó, Thái Hòa hy vọng sẽ có được một buổi gặp mặt với các bạn tại đâu đó trong TP Hà Nội (đang chờ tin của Nguyệt Ca và Breaking News). Sẽ hát, sẽ trò chuyện và kể những câu chuyện người thật việc thật với Trịnh Công Sơn như những người thân trong một đại gia đình.
    Bố mẹ tôi cũng ra thăm Hà Nội vào dịp này, nên các bạn trẻ có thể hỏi trực tiếp các cụ về những ngày tháng đặc biệt với dòng nhạc này trong giai đoạ phản chiến ở Miền Nam trước 1975. Đặc biệt Chúng tôi rất muốn gặp gở thêm với các chú bên NVH Đông Tây vốn rất yêu mến nhạc Trịnh từ nhiều năm qua...
    Mong tin của Nguyệt Ca & Breaking News thêm về việc tổ chức và cuộc gặp gở này. Về phần tác giả sẽ đem ra Hà Nội một số CDs và sách về Trịnh Công Sơn tặng các bạn.
    VTV3 cũng sẽ gửi một số vé mời - có lẽ nhờ Nguyệt Ca mời giùm các bạn trong Box muốn tham dự chương trình buổi chiều 4/8.
    Thân mến và hẹn gặp
    Đò đưa
    (Thái Hòa)
  7. daydreamer

    daydreamer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2002
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    trời ạ, lẽ ra mình phải được đi công tác ở HN vào đúng dịp này mới phải chứ !!!
  8. ifindu

    ifindu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Chúc mọi người vui!
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hôm nay lượn lờ phố Đinh Lễ mua sách, thấy cuốn Vườn xưa - hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn. Ngó qua xem một tí. Thấy 1 phần phụ lục Địa chỉ các web về nhạc Trịnh. Hiiiii. Em không biết đâu. Sao hơi giống cái bài của em thế. Nếu anh Thái Hoà chỉ liệt kê các web còn được. Anh lại sử dụng cả phần ghi chú phía dưới mỗi phần trang địa chỉ của em nữa. Không biết, bắt đền anh Thái Hoà. Tạ lỗi, hôm nào anh về Việt Nam tặng em 1 cuốn Vườn xưa - hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn đê. Hôm nay em cũng định mua (mặc dù 70% bài viết trong sách đã có trong máy tính của em rồi), thấy phần ảnh trình bày vào hay hay nhưng giá lại hơi mắc(giá bìa 132.000đ, mua ở Đinh Lễ giảm giá chắc còn khoảng 100.000). Hii. Với lại có 1 cuốn sách có chữ kí đề tặng của tác giả quả là quí.
    Không biết, anh Thái Hoà tạ lỗi em vụ này này đê.
  10. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Phần phụ lục các links đó có 1 số trang đã died từ rất lâu
    Ngạc nhiên là trang của tớ cũng bị liệt vào phụ lục đấy, dù không liên quan gì tới TCS
    Được phoipha sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 21/07/2007

Chia sẻ trang này