1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    http://www.baohatay.com.vn/news_detail.asp?newsid=78711&CatID=53
    Gần 4000 suất ăn miễn phí cho người nghèo nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (18/1/2007)
    Chiều 18-1, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thị xã Hà Đông và Báo Hà Tây phối hợp tổ chức hội thảo về buổi ra mắt chương trình sau một năm triển khai chương trình ?oBữa ăn tình thương? cho người nghèo.
    Để giúp người nghèo bớt khó khăn mỗi khi không may bị ốm đau, Báo Hà Tây - Hội Chữ thập đỏ thị xã Hà Đông - Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp tổ chức bữa ăn tình thương cho người nghèo điều trị tại Bệnh viện. Tất cả những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm người nghèo, bệnh nhân cấp cứu, tai nạn chưa có người nhận, bệnh nhân lang thang, cơ nhỡ nằm điều trị, cấp cứu tại Bệnh viện đều được hỗ trợ 10 bữa ăn miễn phí; mỗi bữa trị giá 5000 đồng. Hàng ngày, điều dưỡng trưởng các khoa hướng dẫn, đưa bệnh nhân cùng bệnh án của các đối tượng được hỗ trợ ăn miễn phí lên Phòng Kế hoạch-Tổng hợp để lĩnh phiếu ăn và các khoa có trách nhiệm báo ăn cho bệnh nhân tại Khoa Dinh dưỡng. Sau hơn 9 tháng triển khai (từ ngày 15-4-2006 đến nay), đã có hơn 400 lượt bệnh nhân nghèo điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh được cấp phiếu ăn miễn phí, với gần 4000 suất ăn.
    Nhân dịp này, cán bộ, nhân dân thị xã Hà Đông thăm và tặng chương trình ?oBữa ăn tình thương cho người nghèo? nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 10 triệu đồng./.
    Duy Chánh

  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuong trinh trung thu cho tre em tai Khoa Nhi Benh Vien Bach Mai, 6h toi ngay thu 3, 25/9, chi tiet xin lien he Hoang Ha 0974.93.1914
    Xin cam on nhung tam long
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mất cha, đường đến trường xa hơn
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=221921&ChannelID=3
    Mất cha, mai này em sẽ ra sao? (Ảnh chụp em Huỳnh Anh Toán, con trai anh Huỳnh Văn Thanh ở xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long) - Ảnh: Tiến Hùng
    TT - Cha chết. "Em phải nghỉ học thôi, làm sao mẹ em gánh nổi gia đình này". Cô sinh viên Nguyễn Thị Thanh Loan nói trong nước mắt. Cha chết. Đặng Thị Thùy Dương (13 tuổi) ôm mẹ khóc ngất. Thùy Dương nói ngày mai em sẽ đi học lại.
    Đường đến trường của em ngày mai sẽ dài hơn, xa hơn, gian khó hơn...
    Nhiều người cha đã mãi mãi ra đi sau thảm họa sập cầu Cần Thơ. Bi kịch giáng xuống các gia đình nạn nhân, đè nặng lên tương lai con em những người đã khuất...
    >> Công bố chính thức số nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ
    >> Tìm thấy thi thể thứ 47
    Xem video đối thoại chung quanh vụ sập cầu Cần Thơ

    Cô sinh viên Nguyễn Thị Thanh Loan và các em. Cha mất, quyết định đầu tiên của Loan là nghỉ học &nbsp- Ảnh: Tiến Hùng
    1. Giữa giảng đường ĐH Cần Thơ, một thông tin truyền tai: "Sập cầu Cần Thơ, chết nhiều người!". Nguyễn Thị Thanh Loan đứng vụt dậy, chạy ra bãi xe... Căn nhà nhỏ nằm sâu trong ấp Mỹ Hưng I (xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long) đóng kín cửa. Mẹ và những đứa em đã chạy ra hiện trường.
    "Cha chết em sẽ phải nghỉ học thôi, làm sao mẹ em gánh nổi gia đình này?". Nhà có bốn anh em, suất đại học dành cho Loan. Để có nó, những người hàng xóm cho hay hai đứa em trai của Loan nghỉ học từ mấy năm trước để gánh lấy việc nhà. Kiệt, 17 tuổi và Phương, 15 tuổi, đi làm hồ, làm ruộng mướn. Chị Dợn - mẹ của Loan, vợ nạn nhân Nguyễn Văn Sớt - kể: "Mấy đứa em của Loan chưa đủ tuổi để xin đi làm trong công trình, nếu đủ tuổi chắc cũng không còn ngồi đây giờ này".
    2. Cách đó không xa, ngôi nhà của anh Nguyễn Văn Đùng vắng đến lạnh người dưới bóng tre. Ba ngày sau tai nạn, chủ nhân của ngôi nhà ấy vẫn còn đang nằm trong đống đổ nát. Chòm xóm nói rằng hình như người ta mới phát hiện tay chân gì đó mà chưa đưa lên được. Giờ đây ngôi nhà anh Đùng là tâm điểm của xóm Chùa bởi họ có đến hai anh em chết, một người em bị thương còn đang nằm trong bệnh viện. Ai đó chỉ ra ngoài vườn: anh Nguyễn Văn Tâm (28 tuổi) vừa chôn lúc sáng, còn mọi người trong nhà đi hết ra ngoài cầu chờ thi thể anh Đùng.
    Anh Đùng có năm đứa con tên theo vần điệu: Nhi, Ni, Mi, Nơ, No. Nhi, con gái lớn nhất, mới 19 tuổi, đang đi rửa chén mướn cho một tiệm cơm ở Cần Thơ. Hai đứa kế thì nghỉ học đi làm mướn đã lâu. Giờ trong nhà chỉ còn hai thằng con trai: Nơ, 13 tuổi, học lớp 6 ở thị trấn Cái Vồn; No, 9 tuổi, học lớp 3 Trường tiểu học Mỹ Hòa. Người đàn ông 43 tuổi, gánh một gia đình với sáu miệng ăn. Khi anh còn sống mà có tới ba đứa trẻ nghỉ học. Giờ tai nạn cướp mất anh, con đường của những đứa con lại càng khốn khó hơn.
    3. Tại ấp Mỹ Thới I (xã Mỹ Hòa), chị Nguyễn Thị Quỳnh Giao, có tật một chân, hằng ngày ráng làm thêm phụ chồng bằng nghề đưa đò cho khách qua sông, đang gục ngang ngoài cửa khi có đoàn khách là người của Công ty Vĩnh Thịnh ghé viếng người chồng xấu số của chị. Có ai đó la lên: "Làm ơn đừng đội cái nón vàng giống chồng nó, nó chịu không nổi, nó xỉu". Khi tỉnh lại, chị Giao nói trong nước mắt: "Chú ơi, tôi tật nguyền, làm gì được, giờ tính cho đứa con gái lớn (bé Trần Thị Bảo Yến, 13 tuổi) nghỉ học giữ em để tôi còn đi làm mướn nuôi cả nhà?. Chôn ba xong, mẹ bảo con nghỉ học, con lắc đầu: "Bữa nay có kiểm tra, con phải đi học!".
    4. Đặng Thị Thùy Dương (13 tuổi), con anh Đặng Văn Bảy (xã Nguyễn Văn Thảnh, Bình Minh, Vĩnh Long), cũng đã nghỉ học mấy ngày nay từ khi cha tử nạn. Anh Bảy đi bộ đội, chị đi gặt lúa mướn, gặp và yêu thương nhau. 14 năm, căn nhà luôn rôm rả tiếng nói cười, giờ chỉ còn hai mẹ con thui thủi. Trong lúc chị Huỳnh Thị Thủy - vợ anh Bảy - lả đi trước tin dữ, Dương lại là chỗ dựa, vỗ về. "Mẹ đừng khóc, cha nghe được sẽ buồn. Mai mốt con đi mần nuôi mẹ? - Dương an ủi.
    Sau chín năm sống chung với cha mẹ chồng, hai vợ chồng chị được ra ở riêng. Dành dụm, vay mượn bà con, anh chị cũng cất được căn nhà cấp bốn. Một vách của ngôi nhà vẫn được ké nhà người chị. Anh đi làm ở cầu, chị làm công nhân cho công ty than từ hơn hai năm nay. Hằng ngày hai vợ chồng chở nhau đi làm, tối lại chở về.
    Sau hai ngày nghỉ học, Dương nói hôm nay đến trường. Trường học cách nhà không xa nhưng đường đến trường đã dài hơn...
    &nbspTIẾN HÙNG - MINH GIẢNG
    Mời bạn đọc góp tay cho chương trình:
    Học bổng tặng con em nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ
    Nỗi đau về người mất rồi cũng qua đi, nhưng nỗi đau của người ở lại vẫn còn đó, càng lúc càng thấm sâu... Đến với gia đình những công nhân tử nạn, chúng tôi đau lòng nhận thấy có nhiều cháu bé - con em những công nhân bị nạn trong vụ sập cầu Cần Thơ, nhiều cha mẹ già của các anh giờ đây đã hoàn toàn mất đi chỗ dựa? Người cha, người anh, người con mà họ trông cậy bao nhiêu thứ: học hành, thuốc men lúc bệnh hoạn, sinh sống hằng ngày? đã mãi mãi ra đi.
    Trước tình cảnh đó, BBT báo Tuổi Trẻ mở đợt vận động giúp con em của các anh tiếp tục đến trường bằng hình thức cấp học bổng cho các cháu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tổ chức chương trình giúp những người cha, người mẹ già yếu, giúp sửa chữa những ngôi nhà lụp xụp, xiêu vẹo của các anh?
    Rất mong bạn đọc, từ tình cảm dành cho những người công nhân nghèo khó gặp nạn, sẽ góp tay cùng Tuổi Trẻ thực hiện chương trình này.
    Trân trọng cảm ơn.
    BBT báo Tuổi Trẻ
    .......................................
    Tình người trong hoạn nạn
    Trong cơn mưa lớn chiều 28-9, đông đảo bạn đọc vẫn dầm mưa đến báo Tuổi Trẻ gửi tiền giúp đỡ những nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ Ảnh: N.C.T.
    TT - Lụm cụm ngồi xuống, cụ lấy từ trong túi áo bà ba một gói tiền được bọc cẩn thận. Giọng cụ yếu ớt, run run: "Bà góp 1 triệu". Trong thời gian chờ ghi biên nhận, cụ lại đếm. "Thôi, biên 1 triệu rưỡi đi! Mà bây đếm giùm bà đi. Tay run quá rồi" - cụ vừa nói vừa thở gấp.
    Cụ tên Nguyễn Thị Dân, ở P.10, Q.8, TP.HCM. Cụ Dân đã 76 tuổi, mắc bệnh tim nên con cái ít khi cho cụ đi xa. Vậy là sau khi con đi làm, cụ đón xe ôm, lén đến tòa soạn. Tài xế xe ôm biết cụ Dân đi làm từ thiện, ông không có tiền để ủng hộ nên tình nguyện làm tài xế miễn phí.
    Vậy đó, gần 2 tỉ đồng đã được hàng vạn tấm lòng, hàng vạn bàn tay góp trong hai ngày thông qua Tuổi Trẻ. Đó là số tiền từ ba ngày dầm mưa dãi nắng của người thợ hồ 55 tuổi. Đó là số tiền từ năm ngày ngồi may gia công của chú Lê Quang Đức, 65 tuổi. Đó là số tiền ăn sáng của một cụ 82 tuổi chỉ để lại cái tên "ông già Gò Vấp".
    Đó là 110.000 đồng của một nữ sinh lớp 11 Trường Marie Curie. Đó là 200.000 đồng của một sinh viên đi làm thêm. Đó là 100.000 đồng tiền mừng tuổi của một học sinh để dành từ tết. Đó là số tiền 50 triệu đồng của Công ty chứng khoán Âu Việt thay vì để làm lễ khai trương hoành tráng, công ty đã dành cho gia đình các nạn nhân.
    YẾN TRINH
    Cô sinh viên Nguyễn Thị Thanh Loan và các em. Cha mất, quyết định đầu tiên của Loan là nghỉ học - Ảnh: Tiến Hùng
    1. Giữa giảng đường ĐH Cần Thơ, một thông tin truyền tai: "Sập cầu Cần Thơ, chết nhiều người!". Nguyễn Thị Thanh Loan đứng vụt dậy, chạy ra bãi xe... Căn nhà nhỏ nằm sâu trong ấp Mỹ Hưng I (xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long) đóng kín cửa. Mẹ và những đứa em đã chạy ra hiện trường. ầu Cần Thơ, chết nhiều người!". Nguyễn Thị Thanh Loan đứng vụt dậy, chạy ra bãi xe... Căn nhà nhỏ nằm sâu trong ấp Mỹ Hưng I (xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long) đóng kín cửa. Mẹ và những đứa em đã chạy ra hiện trường.
    "Cha chết em sẽ phải nghỉ học thôi, làm sao mẹ em gánh nổi gia đình này?". Nhà có bốn anh em, suất đại học dành cho Loan. Để có nó, những người hàng xóm cho hay hai đứa em trai của Loan nghỉ học từ mấy năm trước để gánh lấy việc nhà. Kiệt, 17 tuổi và Phương, 15 tuổi, đi làm hồ, làm ruộng mướn. Chị Dợn - mẹ của Loan, vợ nạn nhân Nguyễn Văn Sớt - kể: "Mấy đứa em của Loan chưa đủ tuổi để xin đi làm trong công trình, nếu đủ tuổi chắc cũng không còn ngồi đây giờ này".
    2. Cách đó không xa, ngôi nhà của anh Nguyễn Văn Đùng vắng đến lạnh người dưới bóng tre. Ba ngày sau tai nạn, chủ nhân của ngôi nhà ấy vẫn còn đang nằm trong đống đổ nát. Chòm xóm nói rằng hình như người ta mới phát hiện tay chân gì đó mà chưa đưa lên được. Giờ đây ngôi nhà anh Đùng là tâm điểm của xóm Chùa bởi họ có đến hai anh em chết, một người em bị thương còn đang nằm trong bệnh viện. Ai đó chỉ ra ngoài vườn: anh Nguyễn Văn Tâm (28 tuổi) vừa chôn lúc sáng, còn mọi người trong nhà đi hết ra ngoài cầu chờ thi thể anh Đùng.
    Anh Đùng có năm đứa con tên theo vần điệu: Nhi, Ni, Mi, Nơ, No. Nhi, con gái lớn nhất, mới 19 tuổi, đang đi rửa chén mướn cho một tiệm cơm ở Cần Thơ. Hai đứa kế thì nghỉ học đi làm mướn đã lâu. Giờ trong nhà chỉ còn hai thằng con trai: Nơ, 13 tuổi, học lớp 6 ở thị trấn Cái Vồn; No, 9 tuổi, học lớp 3 Trường tiểu học Mỹ Hòa. Người đàn ông 43 tuổi, gánh một gia đình với sáu miệng ăn. Khi anh còn sống mà có tới ba đứa trẻ nghỉ học. Giờ tai nạn cướp mất anh, con đường của những đứa con lại càng khốn khó hơn.
    3. Tại ấp Mỹ Thới I (xã Mỹ Hòa), chị Nguyễn Thị Quỳnh Giao, có tật một chân, hằng ngày ráng làm thêm phụ chồng bằng nghề đưa đò cho khách qua sông, đang gục ngang ngoài cửa khi có đoàn khách là người của Công ty Vĩnh Thịnh ghé viếng người chồng xấu số của chị. Có ai đó la lên: "Làm ơn đừng đội cái nón vàng giống chồng nó, nó chịu không nổi, nó xỉu". Khi tỉnh lại, chị Giao nói trong nước mắt: "Chú ơi, tôi tật nguyền, làm gì được, giờ tính cho đứa con gái lớn (bé Trần Thị Bảo Yến, 13 tuổi) nghỉ học giữ em để tôi còn đi làm mướn nuôi cả nhà?. Chôn ba xong, mẹ bảo con nghỉ học, con lắc đầu: "Bữa nay có kiểm tra, con phải đi học!".
    4. Đặng Thị Thùy Dương (13 tuổi), con anh Đặng Văn Bảy (xã Nguyễn Văn Thảnh, Bình Minh, Vĩnh Long), cũng đã nghỉ học mấy ngày nay từ khi cha tử nạn. Anh Bảy đi bộ đội, chị đi gặt lúa mướn, gặp và yêu thương nhau. 14 năm, căn nhà luôn rôm rả tiếng nói cười, giờ chỉ còn hai mẹ con thui thủi. Trong lúc chị Huỳnh Thị Thủy - vợ anh Bảy - lả đi trước tin dữ, Dương lại là chỗ dựa, vỗ về. "Mẹ đừng khóc, cha nghe được sẽ buồn. Mai mốt con đi mần nuôi mẹ? - Dương an ủi.
    Sau chín năm sống chung với cha mẹ chồng, hai vợ chồng chị được ra ở riêng. Dành dụm, vay mượn bà con, anh chị cũng cất được căn nhà cấp bốn. Một vách của ngôi nhà vẫn được ké nhà người chị. Anh đi làm ở cầu, chị làm công nhân cho công ty than từ hơn hai năm nay. Hằng ngày hai vợ chồng chở nhau đi làm, tối lại chở về.
    Sau hai ngày nghỉ học, Dương nói hôm nay đến trường. Trường học cách nhà không xa nhưng đường đến trường đã dài hơn...
    TIẾN HÙNG - MINH GIẢNG
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cuộc mưu sinh của 7 anh em mồ côi
    4h sáng, sương còn lạnh căm dọc bờ sông Hương, nhưng Tiến đã thức dậy. Vào năm học mới rồi, Tiến phải dậy sớm tranh thủ chạy xe ra chợ kiếm hàng chở lấy công lo tiền sách vở cho bốn đứa em.
    Đã bao năm nay, từ ngày mẹ mất, gánh nặng cơm áo học hành của sáu người em đè lên đôi vai Tiến. 24 tuổi, nhưng trông Dương Công Tiến già nhiều so với tuổi tác. Bảy anh em mồ côi, người anh phải gánh vác trọng trách, làm cha, làm mẹ, làm anh nuôi sáu đứa em.
    Để nuôi em, Tiến dậy từ sớm chở hàng ở chợ Đông Ba.
    Nhà anh em Tiến ở phường Phú Hậu, TP Huế. Căn nhà hai gác nhưng trống huơ trống hoác, chỉ có mỗi chiếc xe máy là công cụ kiếm tiền nuôi em của Tiến. Cha Tiến, ông Dương Trắc, trong một lần qua sông đã bị chìm đò và chết. Mẹ Tiến, bà Nguyễn Thị Nở, vốn đau yếu, lại thêm làm lụng quá sức đã ngã bệnh và đến năm 2005 bà cũng theo chồng, bỏ lại một đàn bảy đứa con mà Tiến là lớn nhất, lúc đó 22 tuổi.
    Bà con anh em ai cũng nghèo, Tiến quyết định bỏ học để kiếm tiền nuôi em. Bà cô cũng nghèo, gắng đi vay 7 triệu đồng giúp Tiến mua một chiếc xe máy làm phương tiện kiếm sống, số nợ vay hằng tháng sẽ trả góp.
    Thế là sáng nào cũng vậy, một ngày mới của người anh trai cả bắt đầu từ 3h sáng, chạy ra chợ chở hàng lên chợ Đông Ba. Hửng sáng, ăn vội miếng gì đó rồi lên phố làm thợ hồ, "thợ đụng", ai kêu gì cũng làm. Nhưng khổ quá khiến cô em gái Dương Thị Ngọc Liên học hết lớp 9 cũng nghỉ, đi làm thợ may để phụ anh nuôi các em. Đứa em kế là Dương Nguyên cũng phụ anh, vừa học vừa đi bán bánh mì kiếm thêm tiền nuôi em.
    Tiến tâm sự: "Nhiều hôm thấy em đói meo mà đau thắt lòng, chẳng dám mơ gì về tương lai, mong sao được khỏe mạnh mãi để nuôi em. Thấy trẻ hàng xóm có cái này cái khác, còn em mình thì cái áo mặc cũng chưa lành mà thắt cả ruột gan. Giờ mà mình mệnh hệ nào thì các em chắc chết đói mất!".
    Dù gánh nặng mọi bề nhưng Tiến vẫn cố gắng làm lụng kiếm tiền nuôi em ăn học, em trai thứ hai là Dương Nguyên vừa tranh thủ học nghề sửa chữa xe máy, vừa làm "thợ đụng" phụ thêm anh, em thứ 4 đang học lớp 12, còn lại ba em đứa lớp 7, đứa lớp 4, đứa út mới lên 4 tuổi.
    (Theo Tuổi Trẻ)
    http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/10/3B9C12DC/
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nước mắt ở viện K
    http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/10/3B9C1362/
    Có người đang yên đang lành, một ngày tình cờ đi khám sức khỏe, bỗng dưng lại phát hiện bị ung thư. Cái thứ bệnh quái quỷ ấy chẳng chừa một ai, từ người nghèo đến kẻ giàu, từ thường dân đến quan chức...
    Tiềm ẩn hàng năm trời, rồi bệnh ung thư nhanh chóng cướp đi sinh mạng con người trong vòng vài tháng sau khi phát hiện. Vì thế nhiều người luôn bị ám ảnh: đã mắc ung thư là chết.
    Các bệnh nhân ngoại trú truyền hóa chất.
    Mới đầu giờ sáng, Bệnh viện K (Hà Nội) như vỡ ra vì sự đông đúc, quá tải. Người ta ngồi cả ở dưới đất, bậu cửa, cầu thang, gốc cây, tay cầm sổ khám, thấp thỏm lo âu. Khu nhà điều trị, người nằm, người ngồi tràn cả hành lang, tiền sảnh hay bất cứ chỗ trống nào có thể kê được cái giường gấp, trải được mảnh chiếu nhỏ.
    Họ chờ truyền hóa chất. Da dẻ họ đã trở nên sạm đen, thâm tái, đầu trọc lốc, lông mi, lông mày rụng hết cả, vóc dáng gầy gò, tiều tụy.
    Chỉ còn ánh mắt hình như vẫn hy vọng, mong manh, mòn mỏi. Đâu đó, vẫn thấy những nụ cười trong câu chuyện phiếm giữa những người bệnh. Ai cũng nghĩ, ở đây, sự sống chỉ được tính bằng ngày.
    Bà Nguyễn Thị Sáu (Bắc Giang) đã tròn 1 năm đi đi về về từ nhà đến bệnh viện, vì bị ung thư vú: ?oTôi cũng chán cảnh ở đây quá rồi, nhưng buộc phải đến. Tôi là người mới, chứ có người 9 năm rồi đấy?. Bà rầu rầu bảo: ?oTôi chỉ mới 51 thôi. Thế mà ai cũng đoán tôi hơn 60?.
    Lo âu chờ đợi ngoài phòng khám.
    Anh Phan Anh Tuấn (quận Hồng Bàng, Hải Phòng), lúc nào cũng đội chiếc mũ lưỡi trai lụp xụp để che cái đầu trọc lốc, kể: ?oVào viện từ tháng 4, phổi chụp thấy trắng cả phim, cái u lúc đầu có đường kính cỡ 2,5cm, truyền hóa chất mấy lần, cũng nhỏ lại một chút rồi?. Mới đầu, nghe nói bị K, anh cũng sợ lắm. Nhưng cái gì đến cũng phải đến thôi. Hàm răng của anh vàng khè của người nghiện thuốc lá lâu năm.
    Đêm ở Bệnh viện K, 22h30, dãy hàng lang tầng 4 nhà điều trị đã tối đèn. Nhưng riêng phía phòng cấp cứu, đèn sáng choang, vài người phụ nữ đứng ngồi không yên, ngóng nhìn về phía cánh cửa khép hờ. Tiếng bác sĩ thở dài: ?oMáu đã tràn hết phổi, bà ấy đi rồi...?.
    Chị Trần Thị Nhàn (Hạ Long, Quảng Ninh) phải mất một lúc lâu mới lấy được giọng bình tĩnh kể với tôi: ?oSáng nay, bác vẫn nói chuyện với chị được cơ mà. Mẹ chị cũng đang bị ung thư mật, di căn sang gan, đã qua hai lần mổ??.
    Nói đến đây, chị Nhàn lại nấc lên. Những ?ohàng xóm? khác, chỉ nhìn chứ không ra hỏi thăm. Anh Phan Anh Tuấn giải thích, kiêng đấy, không cái số ấy nó lụy vào mình.
    Hầu như, những người đến Bệnh viện K đều không rõ, vì sao, mình lại mắc bệnh? Họ đoán già đoán non, đổ ?otội? cho cái bãi rác gần nhà, hay nguồn nước quanh năm vàng đục, không thì, cũng tại ông trời bắt tội, không cho sống lâu.
    Chị Lê Thị Hiền (Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) vừa phải cắt mất 4/5 dạ dày nói: ?oTài thật. Chẳng bao giờ thấy đau, ăn uống cũng rất bình thường, mà toàn ăn đồ tươi, đồ rau đấy chứ. Thế mà lại bị K!?.
    Chị Nguyễn Thị Nhài (Vụ Bản, Nam Định) vừa mổ được 2 ngày, thều thào: ?oỞ quê, toàn ăn rau nhà trồng. Mà, hồi xưa, cả làng dùng nước chung một giếng chẳng thấy ai bị ung thư. Mấy năm nay, có nước máy sạch thì lại nhiều người bị?.
    Chồng chị Nhài cũng quả quyết, 5 năm trở lại đây, làng anh, dễ tới 20 người chết vì ung thư. Trong họ hàng nhà anh, cũng vừa có 2 người mất vì ung thư gan và ung thư phổi.
    Với những loại ung thư phổ biến như ung thư phổi, dường như, nguyên nhân đầu bảng thì ai cũng nắm rõ. Ông Nguyễn Minh Hải (phố Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) vừa mới loại bỏ khối u kích thước 5x4cm ra khỏi phổi. Ông thật thà: ?oTại tôi cả. Nghiện thuốc lá hàng bao nhiêu năm trời. Mỗi ngày một bao?.
    Ông bảo thêm, không loại trừ việc nguồn nước ở làng ông có vấn đề. Nước giếng bơm lên, ban đầu rất trong, để một lúc sau đã vàng khè, chưa kể, có mùi amoniac, khai nồng và tanh. Người làng ông dùng nước ấy đã 17 năm, đều phải có bể lọc. Hàng xóm, bạn bè cũng mấy người mắc ung thư, đủ loại. Còn ông Lê Văn Hội (Hà Nội) thì tự phỏng đoán, ông bị ung thư phổi còn có thể do ông đã có thâm niên 30 năm làm công nhân ở một công ty dệt may nên chắc chắn, hít phải bụi vải.
    Người nhà bệnh nhân chờ giờ được vào thăm, ?obuôn dưa? với nhau, thời loạn thực phẩm, nào thì thịt tăng trọng, lợn ?otai xanh?, gà bị cúm, rau có thuốc trừ sâu, phở có formol, bánh cuốn, giò cả có hàn the, tương thì có 3-MCPD, sữa hộp có nấm mốc? không ung thư mới lạ!
    Năm 2006, Bệnh viện K đã tiếp nhận 145.000 lượt bệnh nhân đến khám và 20.952 bệnh nhân nhập viện. 6 tháng đầu năm nay, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú đã tăng 1,6 lần, ngoại trú tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, mức tăng ổn định trong 3-4 năm. Mỗi năm, Việt Nam có 150.000 người mắc bệnh ung thư và 75.000 người tử vong vì ung thư.
    Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam sẽ còn tăng cao, tăng nhanh hơn trong nhiều năm nữa. Các nước đã tốn hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu căn nguyên bệnh này, nhưng cũng chưa có câu trả lời đích thực.
    Tuy nhiên, Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy Hiển, Phó Giám đốc Bệnh viện K vẫn khẳng định rằng ung thư không đáng sợ như nhiều người nghĩ. Phòng tránh ung thư rất đơn giản.
    (Còn nữa)
    (Theo An Ninh Thủ Đô)
  6. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Xin đại diện cho thành viên box Cần Thơ gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến các bạn. Các bạn hãy yên tâm rằng số tiền và mọi đóng góp của các bạn sẽ được chuyển đến tận tay những gia đình nạn nhân.
    Xin hãy cùng chúng tôi nối lại nhịp cầu Cần Thơ bằng Trái Tim của người Việt Nam!
    [topic]969058[/topic]
    P/S: Nếu có thể, xin mời các bạn đến Cần Thơ vào Chủ nhật tuần này (07/10) để tiếp tục cùng chúng tôi đến thăm hỏi từng gia đình các nạn nhân.
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ke hoach du kien tuan 4, thang 10/2007 Chuong trinh ho tro benh nhan
    1. 4h chieu thu 7 ngay 27/10/2007 vui choi, tham hoi, dong vien, ... benh nhan tai khoa Ung Buou, tang 7, toa nha 8 tang, Benh Vien Nhi trung uong, tren duong De La Thanh.
    Lh: Thanh Huong: 0987.433.779, Thu Huong 098 660 2057
    2. 4h chieu Chu nhat Ngay 28/10/2007 tham hoi, dong vien, tang qua benh nhan tai Benh vien Nhi Trung UongLh: Hoang Ha 0974.93.1914, Trong Van, 0914.77.11.29, Thu Huyen, 0985.26.72.99, Nguyen Muoi, 0904.35.18.32
    Xin moi nguoi gui cho nhung nguoi quan tam. Em Xin cam on Chuc moi nguoi binh an!
    www.vinguoibenh.org
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ăn mày vì con
    Tai hoạ bắt đầu giáng xuống gia đình anh Trương Mãi, xóm Bún, thôn Nam, đội 1, xã Lộc An, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) vào năm 1993. Tận cùng khổ cực, muốn nuôi các con, anh đành làm nghề hát rong ăn mày.
    Ngày ấy, vợ chồng anh Mãi, chị Hiến dù nghèo nhưng cuộc sống vẫn tạm đủ. Sinh nở được ba đứa con, anh đi làm thuê, chị bán hàng vặt ở chợ, đủ ăn, hạnh phúc.
    Nhưng rồi, anh Mãi bị bệnh hiểm nghèo, phải phẫu thuật cắt bỏ từng phần của tứ chi. Với 19 lần phẫu thuật, anh trở nên tàn phế: cụt hai chân, một tay, còn cánh tay cuối cùng thì cũng bị cắt bỏ đến nửa bàn.
    Cho tới khi phải cắt bỏ hai chân và một tay, anh Trương Mãi đã nghĩ đến cái chết, nhưng không chết được vì vợ anh phát hiện anh uống thuốc chuột, đã đưa đi cấp cứu kịp thời.
    Chị Hiến nghĩ đến chuyện này vẫn còn nghèn nghẹn: "Tui ôm anh từ viện về, nói, nếu không còn đường sống thì vợ chồng con cái cùng chết, anh không thể chết một mình như rứa được.

    Anh Mãi học thêm những bài mới để đi hát kiếm tiền nuôi con ăn học.
    Ngày đó cực dễ sợ. Ba đứa con thì còn nhỏ, chưa làm chi, lại còn đi học, mà anh Mãi thì dứt khoát phải cho các con đi học. Tui bán cháo bánh canh, bánh bột lọc, mỗi ngày lết từ đầu chợ đến cuối chợ cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn thôi. Anh Mãi nằm ở nhà, có mặt tui, anh giả vờ trò chuyện, cười cợt, vắng tui, anh ấy khóc".
    Rồi một ngày, xóm Bún bỗng vang lên tiếng loa máy, tiếng hát. Bà con ngạc nhiên. Hoá ra anh Mãi quyết định vay mượn mua bộ amply, loa, máy hết một triệu đồng, rồi bắt đầu ngồi nhà tập hát.
    "Bế tắc lắm rồi anh nờ, không hát rong ăn mày thì mần chi đây. Đêm nớ tui tập hát ở nhà. Mấy đứa con nhỏ dại thấy cha mình hát hò thì nhăn răng cười, vợ tui thì chúi mặt trong vách nhà nằm khóc nhưng không phản đối. Mấy đêm liền tui không ngủ được. Trời ơi, đời mình giờ thành thằng hát rong ăn mày rồi à? Cảm giác đau đớn, ngượng ngùng, ngao ngán xâm chiếm tâm trí tui. Nghĩ tới nghĩ lui mình vẫn là thằng đàn ông trong nhà, là người cha, người chồng, mình không thể ăn bám, không thể bó tay được. Tật nguyền tứ chi thì đi ăn mày thôi. Nuôi con cái đã....".
    Anh Trương Mãi không quên được ngày đầu tiên anh đi hát rong ăn mày: ngày 28/7/2004. Anh kéo đứa con gái theo cùng. Hai cha con ra ngay chợ làng. Anh hát bài đầu tiên trong đời hát rong của mình: "Tình cha ấm cúng như vầng thái dương. Ngọt ngào như dòng nước trên đầu nguồn...".
    Con gái anh oà khóc. Nhiều người làng nhìn thấy tình cảnh cha con anh như vậy, cũng không cầm được nước mắt. Anh cũng khóc theo.
    "Nhưng tui cố gạt nước mắt để hát cho rõ lời: "Suốt đời vì con gian nan, ơn tình đậm sâu bao nhiêu. Cha hỡi cha già dấu yêu...". Ngày hôm đó, cha con anh được bà con cho 180.000 đồng, số tiền "khổng lồ" so với thu nhập lâu nay của gia đình anh. Ngày thứ nhất hát rong kết thúc, anh khản tiếng, mệt rã rời, nhưng có tiền...
    "Tui nói với vợ và ba đứa con: Khổ cực mấy cha cũng sẽ tiếp tục hát rong nuôi cả nhà. Từ nay các con phải học. Thương cha thì các con phải học giỏi. Rứa thôi. Không bàn bạc chi nữa. Từ ngày mai cha đi hát rong...".
    Sau ngày "khai trương" nghề hát rong được 180.000 đồng, nhiều ngày tháng sau đó, mỗi ngày chỉ năm ba chục ngàn, và anh phải đi hát rong ăn mày tất cả các chợ trong tỉnh, sang cả tỉnh bạn, hát tận Tây Nguyên, hàng tháng trời mới về nhà một lần.
    Chị Hiến ở nhà lo cơm nước cho ba đứa con, mỗi sáng bán thêm cháo, bánh kiếm vài chục nghìn đồng lãi, đủ mua gạo và mắm muối... Tiền anh Mãi gửi về, anh chị dồn vào tiền học phí, tiền sách vở giấy bút cho các con ăn học.
    "Lạ đời dễ sợ chú ạ. Tui cứ nghe các bác, các o trong xã phàn nàn chuyện học hành của con cái. Nhà người ta đầy đủ, ăn no, mặc ấm, cái chi cũng có lại học không được. Ba đứa con tui, bữa no bữa đói, áo quần chưa đủ lành lặn rứa mà đứa mô cũng học giỏi. Thấy mấy đứa con học giỏi mà sợ quá. Răng không sợ hả chú. Nếu con nó học không được, hết cấp 2 có thể thôi học, ở nhà kiếm việc làm, đỡ đần cho cha mẹ. Chừ, đứa mô học cũng giỏi, lên lớp ào ào, học một lèo đến cấp 2, cấp 3, học giỏi thì phải cho con theo học tiếp, răng nỡ bắt nó nghỉ học được. Các con càng lớn, học càng cao, vợ chồng tui càng khó khăn...".
    Anh Trương Mãi húng hắng ho, ánh mắt anh long lanh vui: "Thằng con trai đầu của tui thi một cái là đỗ đại học luôn chú ạ. Hiện cháu đang học Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Tui nhớ, ngày cháu thi đại học về nhà, nằm vật ra giường khóc. Tui hoảng quá, tưởng con không làm được bài. Hắn ôm tui, khóc mếu máo: "Cha ơi, con làm bài được hết, nếu mà đỗ thì mần răng cha?". Tui quát: "Đỗ thì sướng cả nhà chớ răng nữa. Cả làng ni mấy năm nay có đứa mô đỗ đại học?". Thằng con tui khóc: "Nhưng nhà mình nghèo, con lấy tiền mô đi học?". Tui cà cà khuôn mặt đẫm nước mắt của mình lên mái tóc của con trai: "Cha đi hát rong kiếm tiền nuôi con học đại học không được à? Được quá đi chớ? Phải không?".
    Ngày cháu có giấy báo đỗ đại học, bà con làng xóm đến đông lắm. Mỗi người cho vài ngàn, vài chục ngàn, động viên cháu nhập trường. Hai đứa em gái của nó nhìn tui: "Cha ơi, tới đây các con cũng thi đỗ đại học nữa, cha có nuôi được không cha?". Vợ tui tái mặt nhìn tui. Tui cười, nói như hô khẩu hiệu: "Nuôi được hết. Cùng lắm thì cha hát cả ngày lẫn đêm xin tiền là được chớ gì?". Cả nhà tui nhìn nhau cười. Nhưng cười rứa thôi, nỏ ai lại cầm nổi nước mắt"...
    Anh Trương Mãi ghé sát vào tai tôi, thì thầm: "Chú ạ. Có điều này tui nói thiệt với chú. Bác sĩ nói rồi, bệnh tui không chữa được. Năm bảy năm nữa, cũng có thể là vài ba năm nữa, tui sẽ chết...".
    Nhưng đột ngột anh lại đổi giọng, to tát: "Chuyện hát rong của tui có nhiều kỷ niệm vui lắm, cả buồn nữa. Có hôm, mất công thuê xe ôm chở đến chợ, mới hát được nửa bài thì loa máy hỏng, rứa là phải quay về nhà. Có hôm, tui hát, mấy mệ bán hàng nói: "Chú đừng hát bài nớ, mệ nghe buồn lắm, nhớ con lắm, hát bài khác đi".
    Lại có hôm, mấy anh thanh niên uống rượu, mời tui ngồi cùng, tui hát phục vụ cho mấy anh uống. Những hôm như vậy, các anh ấy thương, cho nhiều tiền. Đi gần thì tối đến tui thuê xe ôm về nhà. Đi xa thì ăn ngủ vạ vật cho qua ngày. Tiền hát rong chú biết rồi, từng đồng bạc lẻ, phải tằn tiện từng ngàn một. Đồng bạc mang về rúm ró, rách nát cả nhưng vợ con tui kiên trì vuốt thẳng từng tờ một xếp lại thành từng tệp, từng tệp...".
    Anh lại kể: "Bữa nay mấy chị, mấy o ở các chợ thích nghe những bài hát mới. Tui phải đổi bài liên tục. Có tuần, tui ở nhà vài ngày, ra quán karaoke đầu xóm, tập hát những bài hát mới cho thuộc để khi mấy mệ, mấy o ở chợ yêu cầu bài mới là hát được. Nghề hát rong nói rứa thôi cũng phải chuyên nghiệp. Mùa gần tết chọn bài về cảnh chia ly, về tình thương mẹ con, nỗi nhớ mong chồng vợ nghe uỷ mị. Mùa hè thì chọn những bài vui về cưới xin, về tình yêu, về tuổi trẻ mà hát. Ngày mưa hát bài thiệt buồn. Rứa đó, chọn đúng bài, đúng mùa, đúng người nghe thì người ta cho mình nhiều tiền chú ạ....".
    Câu chuyện lại quay về thực tại, anh không giấu được lo lắng: "Nếu vài năm nữa tui chết, nhà e cơ cực. Hai đứa con gái sau cùng đang học trung học rồi. Chúng nó lại học giỏi, lại thi đỗ đại học thôi. Nếu tui chết sau khi mấy đứa con học xong đại học thì hay chú hè. E không kịp. E chịu... Ngày đêm mô tui cũng đau đớn...".
    Rồi anh gật đầu: "Nhưng tui cũng vui lắm rồi. Thân thể tàn phế như ri mà vẫn cố sống, cố ăn mày, nuôi các con học hành tử tế rứa là vui lắm rồi...".
    Đột ngột anh Trương Mãi hỏi: "Nếu mà chú rơi vào hoàn cảnh của tui, hết cách sống, chú cũng phải đi hát rong ăn mày nuôi con chớ, vì con chớ?". Tôi không khó tìm câu trả lời bằng cái gật đầu mạnh mẽ.
    Tiếng anh hạ xuống: "Rứa là được. Chỉ mong trời cho tui sống thêm, đừng chết sớm, nhưng mà đêm nằm đau buốt từng khớp xương, từng thớ thịt như ri, e không xa nữa đâu chú ạ... Không xa nữa...".
    Anh gập người kéo bộ ampli lại gần, cầm micro, đột nhiên cất giọng hát: "Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ. Chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng..."... Nghe trong tiếng hát của anh có tiếng nấc...
    (Theo Lao Động)
    http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/10/3B9C193A/
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Du kien 6h chieu thu 2, ngay 29/10/2007 chuong trinh ho tro benh nhan ngheo tai benh vien o Ha Noi se tham hoi, tang qua benh nhan tai Benh Vien Viet Duc. Chi tiet xin
    Lh: Hoang Ha 0974.93.1914,Thu Huyen, 0985.26.72.99 . Xin cam on, xin loi da lam phien quy vi!
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sinh viên chống chọi qua mùa đói


    Bên cạnh việc học, việc ?oăn? của sinh viên cũng không kém phần nan giải. (Ảnh mang tính chất minh hoạ).
    (Dân trí) - ?oĐi học về, qua mấy hàng bánh ngô, bánh khoai mà em ?ođiếc? hết cả mũi. Thèm mà không dám ăn, một chiếc 2.000 đồng chứ có ít ỏi gì? - Quốc Hiệu, ĐH KHTN thòm thèm.
    Mùa đông bắt đầu đến, với những sinh viên sống xa nhà đó là đó là mùa đói, lúc nào cũng thèm ăn? Để vẫn đảm bảo được việc học của mình, họ phải chống chọi qua mùa đói bằng mọi cách.

    Mùa đói

    Trời chưa lạnh mà phòng trọ gồm 5 người của Ngọc, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn trên đường Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) đã thấp thỏm lo cho mùa đói. Mùa đông ăn ngon miệng, ai cũng ăn nhiều gần rưỡi, thậm chí gấp đôi. Chiến dịch của phòng Ngọc là tăng cường mua gạo, còn thức ăn thì giảm đến mức thấp nhất có thể.

    ?oNgày thường, bữa ăn còn có hoa lá cành chứ mùa đông thì chỉ cần đủ cơm, có thêm tý lạc rang, nước nắm là? chén ngon lành lắm rồi? - Ngọc cho biết. Tuy nhiên giá gạo cứ tăng vùn vụn, cân gạo xi dẻo rẻ nhất cũng gần 7.000 đồng nên để ?ono bụng? cũng đã khó, vì chỉ một lúc? lại đói.

    Sinh viên nấu ăn còn có cơm? nguội để chống đói chứ với sinh viên ăn cơm bụi lại là cả một vấn đề. Diện, ĐN Ngoại thương lo lắng: ?oMấy hôm nay em bắt đầu ăn nhiều lên rồi. Suất cơm của em cũng đã tăng thêm 1.000 đồng. Cứ nghĩ đến trời lạnh mà lo. Em cũng đã xin bố trợ cấp thêm một ít tiền ăn cho mùa đông, nhưng e rằng số tiền đó cũng chỉ kịp chạy theo tăng giá chứ không giải quyết được khâu đói?.

    Với mức trợ cấp của gia đình như bình thường, sinh viên chật vật hơn nhiều trong mùa đông, nhất là khi mọi thứ đều đua nhau tăng giá.

    Chống chọi với ?ocơn bĩ cực?

    Mỳ ăn liền trở thành bản tình ca thân quen ?ophòng đói? của sinh viên khi mùa đông về. Cứ tối đến, nhất là ở trong ký túc xá chỉ cần một người đi pha mỳ là cả phòng rậm rịch: ?oCắm nước tao với?. Nhưng đến thời điểm này, mỳ ăn liền cũng bị nhiều sinh viên ?otẩy chay? vì? giá không chịu dừng.

    Một gói mỳ Hảo Hảo, mua lẻ cũng đã lên đến 1.700 đồng, các loại mỳ ?othập cẩm? khác cũng đều tăng đến mức chóng mặt. ?oHồi trước, đói mới ăn mỳ tôm chứ bây giờ có mỳ tôm mà ăn là cũng thuộc hàng ?ođại gia?? - một cậu sinh viên phòng 114, ký túc xá Mễ Trì hóm hỉnh.

    Biện pháp được nhiều sinh viên dùng đến là cầu cứu ?othầy u? tăng thêm khoản tiền ăn. Nhiều ông bố bà mẹ còn chuẩn bị đồ ăn cho con như lạc rang, ruốc bông? để con có thêm đồ ăn. Thế mới diễn ra cảnh, vào mùa đông ở căng tin, hay quán cơm bụi sinh viên chỉ mua cơm chay, vì ở phòng đã có sẵn đồ ăn.

    Nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện có thêm nguồn hỗ trợ cho con. Nguyễn Thắng, ĐH Giao thông Vận tải bùi ngùi: ?oCả ba chị em trong nhà đều đi học là bố mẹ đã cố gắng lắm, mình đâu dám xin thêm gì nữa vì chỉ làm bố mẹ thêm lo?.

    Mai, HV Ngân hàng còn cho biết những cách chống đói của sinh viên mà không khỏi xót xa: ?oCứ sáng ngủ dậy là cả phòng mình nhắc nhau uống nước đến no bụng, cách này được nhiều bạn dùng lắm. Còn nữa, ngoài giờ học ra là đắp chăn nằm ngủ cho quên cơn đói?.

    Quả thật, bên cạnh việc học, việc ?oăn? của sinh viên cũng không kém phần nan giải và trở thành nỗi lo thường trực của nhiều bạn. Mùa đông về, nhiều cô cậu sinh viên lại nghêu ngao hát: ?oLàm sao qua được mùa đông??

    Hoài Nam


    http://www1.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/10/202432.vip

Chia sẻ trang này