1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Quân đội trong lịch sử Hiện Đại ( tiếp theo )

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi honglanx, 28/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Nhật vốn chỉ nuôi mộng " Đại đông á" thôi, đánh nga làm chó gì. Theo tôi nghĩ, Nhât, Đức, Ý đã có phân định trước rôi. Đức chiếm Châu âu, 1 phần Châu phi , Nhật chiếm châu á, Ý chiếm châu phi. còn châu mĩ thì tính sau.
  2. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Tmkien nói đức không giết dân nó tràn lan là nói bừa rồi. Đức giết dân Đức rất nhiều : thứ nhất là người tàn tật, thiểu năng, lùn ,....nói chung là giống kém. Thứ 2 là những người thuộc đảng cộng sản Đức. Hitler cũng giống Stalin thôi, có chăng là số người Đức chông đối Hitler không nhiều nên chuyện người Đức giết người Đức ít được nhắc đến( cũng đúng thôi, vì người Đức được lợi từ Hitler mà)
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Bạn định học Hitle chỉ tay trên bản đồ rồi nói đánh nơi này, đánh nơi kia, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn à?Từ Berlin đi Moskva là 1700 km, đi Stalingrad khoảng 2500 km, đến Baku khoảng +3300 km. Cái quan trọng làm nên chiến thắng chiến lược, chiến thuật đúng đắn, và quan trọng hơn hết là có điều kiện để phát huy thế mạnh của mình. Điểm lại vài chiến dịch lớn ở phía đông nhé.
    - Chiến dịch Barbarossa thành công rực rỡ nhờ tập trung quân cao độ, hành quân thần tốc, bao vây và bẻ gãy ý chí chiến đấu của quân Nga, không trực tiếp đánh vào các cụm phòng thủ; đây là chiến thuật, chiến lựơc đúng. Phía tây của nước Nga cơ sở hạ tầng phát triển, các đường cao tốc, sân bay, ga xe lửa cho phép quân Đức có thể hành tiến đến hơn 100 km ngày và duy trì tiếp tế, hậu cầu cho các mũi xung kích, đây là điều kiện có lợi.
    - Trận Moskva, quân Đức vẫn nắm thế chủ động nhưng muà đông ở Nga đã đánh bại Đức, đây là điều kiện không cho phép. Jukov ở đây cũng thể hiện 1 chiến thuật đúng đắn, ông tập trung 1 lượng lớn quân trù bị nhưng không dàn ra để phòng thủ Moskva mà ém chung quanh Moskva để chờ thời cơ mà dành lại thế chủ động.
    - Chiến dịch mùa hè 1942, Đức vẫn áp dụng chiến thuật cũ tận dụng tốc độ của các đơn vị cơ giới tấn công, bao vây và bẻ gãy ý chí chiến đấu của địch. Kết quả vài quân đoàn của LX bị vây và đầu hàng ở Kharkov, và Rostov đây là chiến dịch Blitz cuối cùng thành công. Sau đó thì không có đơn vị nào của LX bị vây và phải đầu hàng nữa. Lí do thì nhiều người nói là do LX rút kinh nghiệm từ những thất bại trước, nhưng theo mình nghĩa thì lí do thật sự là do điều kiện không cho phép thôi, vùng thảo nguyên phía nam của nước Nga rộng mênh mông nhưng cơ sở hạ tầng không phát triển, đường giao thông kém và ít nên giới hạn các hướng tiến quân và vận tốc tiến quân của Đức rất nhiều. Các đơn vị cơ giới của Đức thường xuyên hụt hơi và phải dừng lại chờ đội hậu cần phía sau bắt kịp mình rồi mới hành quân tiếp; trong khi đó hướng tiến quân của Đức bị giới hạn nên LX phòng ngự chủ động hơn, kết quả Đức bị kẹt trong đống gạch vụn Stalingrad; hậu cần và lực lượng không đủ nên quân Đức không mạo hiểm vượt sông Volga để bao vây Stalingrad như đã làm với Kiev. Ở phiá Nam, quân Đức không thể đến được suối dầu Baku. Điều kiện thuận lợi quan trọng lắm đấy.
    -Trận Kursk thì thuần tuý là 1 trận so găng coi ai mạnh hơn thôi.
    -Sau thất bại Stalingrad và Kursk thì Đức xem như xong rồi, LX cứ lấy 3 đè 1 đẩy Đức về Berlin luôn.
    Bây giờ thử quay lại mặt ảo viễn đông xem Nhật có thể làm được những gì nào .
    -Mục tiêu : đâm sau lưng LX, đánh phá hậu phương của LX, chiếm Baku và Murmansk .
    -Kế hoạch : +1 triệu lính bộ binh, toàn bộ hạm đội và không lực hoàng gia sẽ tham chiến. Bộ binh tấn công dọc tuyến biên giới rồi đi bộ khoảng 4-5000 km đề đến hậu phương lớn của Nga là vùng tây Siberia, Kazactan và rặng Ural. Không quân yểm trợ tối đa bằng các chuyến bay Kamikaze (không có nhiều sân bay ở Siberia đâu) hạm đội Nhật chia làm 2 đường, 1 cánh vuợt Ấn độ dương, Đại tây dương vào Địa Trung Hải rồi đổ bộ lên Crimea yểm trợ quân Đức. Cánh kia dùng tàu phá băng vuợt Bắc Băng Dương bất ngờ đổ quân xuống Murmansk.
    - về phiá LX: Molotov: báo cáo đồng chí tổng tư lệnh Nhật bất ngờ tuyên chiến với ta.
    Stalin: Nhật ??? nước đó là nước nào vậy ?? đồng chí không lo đi Mỹ, Anh thuyết phục họ tăng cường giúp đỡ mà lại đi lông bông đâu đó chơi rồi về đây bịa 1 chuyện về 1 cái nước nhật nào đó à ?
    túm lại LX không đáp lại lời tuyên chiến của Nhật .
    - kết quả : Quân tiếp viện Đức ở Crimea hiện đã bị vây khốn ở Stalingrad. Đơn vị đi đường bắc băng đương dã mất liên lạc hoàn toàn. Cánh bộ binh thì vẫn đang tiếp tục đi bộ đến mục tiêu đã định, bộ tổng tham mưu báo cáo, không xác định rõ được là bao giờ sẽ tới.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 30/01/2006
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 02:24 ngày 31/01/2006
  4. vinhdalat

    vinhdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    @ Mr Hoàng:đồng chí đang chơi game Red Alert hả?Bài binh bố trận thấy mà ghê!
    Tôi thì đầu óc hạn hẹp, nên không dám viết nhiều, chỉ dám nói thế này thôi:đúng là không nên nói động tới nước Nga của các chú. Có chú viết y hệt như trong sách Lịch sử lớp 12 ấy. Sao không tìm hiểu kĩ rồi hẵng phát biểu?
    Trận Kurst không thể nói là so găng được. Để đến được Kurst, quân đoàn xe tăng của Đức đã phải vượt qua hơn 100 km đầy cạm bẫy, liên tục bị quấy rối. Khi đến nơi lại đụng phải một đối phương đông hơn về số lượng, thua là phải!
    Còn về phía Nhật lùn, không phải là không có ý dòm ngó LX, nhưng lực đâu nữa mà chơi? Chia quân ra đánh với Anh-Mỹ trên mặt trận Châu Á-Thái Bình Dương đã đủ hết hơi rồi!Thua trận Midway thì mất tinh thần.Ấy thế mà vẫn có khối người cho là LX có công thắng Nhật đấy. Lí do:đạo quân Quan Đông.Xương máu của Mỹ ở Okinawa,Tawara, IwoJima bị phủi sạch sành sanh.
    Về bộ binh, tôi đồng ý rằng LX mạnh nhất, nhưng mạnh về số lượng và trang bị chứ không phải mạnh về con người. Còn hải quân thì, đương nhiên Mỹ mạnh nhất!Cứ nhìn lượng tàu cjiến cũng như chất lượng Thuỷ quân lục chiến thì thấy!
  5. m42

    m42 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Chẳng ai phủi công của Mỹ trong chống Nhật. Thế mà cũng có những người định phủi sạch đóng góp của LX trong chống Nhật đấy. Phương Tây cũng phải công nhận công của LX trong chống Nhật. Thế nhưng quân âm binh thì ..., hê, hê, chán không thèm nói.
    Quân LX mà chỉ mạnh về số lượng và trang bị mà không có yếu tố ngoan cường, dũng cảm của con người Nga thì chắc đã bị đập tan tác ngay từ đầu chiến tranh rồi. Lúc đó quân Đức vượt trội về trang bị, sự thiện chiến mà có chiếm được Moskva đâu. Đừng có đổ tại thời tiết. Vì lúc đó quân Đức cũng chỉ còn cách Moskva có 40km thôi, thì có giời cũng không ngăn được nếu chỉ có thời tiết.
    Theo lời nhắc nhở của mod, nhà cháu sửa lại một chút để khỏi ảnh hưởng đến chủ đề chính . Mà quân đội đứng thứ 4 thế giới cũng là quân đội trong lịch sử hiện đại đấy chứ, có gì phạm luật đâu.
    Được m42 sửa chữa / chuyển vào 09:45 ngày 31/01/2006
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Theo như báo chí, thông tin tuyên truyền và 1 số nhà nghiên cứu phương tây thì mùa đông của Nga đã chặn đứng quân Đức : xăng bị đông cứng trong thùng chứa; hệ thống giảm giật thủy lực của pháo không thể hoạt động; phỏng tuyết và loà mắt do lạnh làm tổn thất nghiêm trọng lực lượng Đức. Tuy nhiên nếu LX ngồi yên mà nhìn quân Đức bị muà đông hành hạ thì có lẽ bây giờ tượng Hitle đã được dựng khắp nơi trên thế giới rồi ; ý chí và khả năng chiến đấu của quân LX không thể đánh giá thấp được.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 31/01/2006
  7. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Để biết lực lượng nào mạnh nhất trong lịch sử , ta không nên xét vào thời điểm kết thúc chiến tranh bởi vì lúc đó đương nhiên phe chiến bại đâu còn gì để so sánh, em xin đưa ra một số chi tiết để các bác tham khảo cho khách quan tương được lực lượng Xô-- Đức thời điểm cuối năm 1940-1941:
    Sát trước chiến tranh, Hồng quân đã được bổ sung thêm gần 80 vạn người. Việc tuyển quân dự định sẽ tiến hành vào tháng 5 - tháng 10 năm 1941.
    Tính đến sát trước chiến tranh, tại các quân khu vùng biên giới, trong tổng số không ít các đơn vị - 170 sư đoàn và 2 lữ đoàn - có 19 sư đoàn với quân số 5.000 - 6.000 người mỗi sư đoàn, 7 sư đoàn kỵ binh với quân số 6.000 người mỗi sư đoàn, 144 sư đoàn với quân số 8.000 ?" 9.000 người mỗi sư đoàn. Tại các quân khu phía trong, đa số các sư đoàn cũng có quân số theo biên chế giảm bớt, và nhiều sư đoàn bộ binh vừa mới được thành lập và đang bắt đầu huấn luyện.
    Năm 1938, so với thời gian đầu những năm 30, mức sản xuất xe tăng đã tăng hơn 3 lần. Để đáp ứng nhu cầu mới của công cuộc phòng thủ đất nước, Ban chấp hành trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô đã đề ra cho các công trình sư và những người sản xuất xe tăng nhiệm vụ chế tạo những xe tăng có lớp vỏ bảo vệ bằng thép khỏe hơn, súng mạnh hơn, có sức cơ động cao và sử dụng được bền hơn. Trong những năm 1939 - 1940, nhiệm vụ này được hoàn thành một cách rực rỡ.
    Các nhóm công trình sư tài giỏi dưới sự lãnh đạo của G.Ya. Cô-tin đã chế tạo xe tăng hạng nặng KV, dưới sự lãnh đạo của M.I. Cô-skin, A.A. Mô-rô-dốp và N.A. Cu-che-ren-cô đã chế tạo xe tăng hạng vừa T-34 nổi tiếng. Những người sản xuất động cơ đã chế tạo động cơ đi-ê-den cực mạnh V-2 cho xe tăng. Các xe tăng KV và T-34 là những xe loại tốt nhất được chế tạo sát trước chiến tranh. Và trong quá trình chiến tranh, các xe tăng này đã giữ vững ưu thế đối với những xe tăng loại tương đương của quân địch. Vấn đề là làm thế nào để nhanh chóng sản xuất nó ra hàng loạt.
    Sát trước chiến tranh, chúng ta có 60 trung đoàn lựu pháo và 14 trung đoàn pháo nòng dài. Pháo binh dự bị thuộc Bộ Tổng tham mưu chiếm khoảng 8% toàn bộ pháo binh. Số lượng đó thật hoàn toàn không đủ.
    Mùa xuân năm 1941, LX bắt đầu thành lập 10 lữ đoàn pháo chống tăng, nhưng cho đến tháng 6 chưa được trang bị đủ. Thêm nữa sức kéo của pháo binh còn yếu nên không cho phép cơ động ra ngoài các đường lớn, đặc biệt là vào tiết thu đông. Tuy vậy, các lữ đoàn pháo chống tăng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt xe tăng địch
    Theo số liệu lưu trữ chính xác, từ ngày 1-1-1939 đến ngày 22-6-1941, Hồng quân đã nhận được của ngành công nghiệp 17.745 máy bay chiến đấu, trong số đó có 3.719 chiếc thuộc các loại mới. Song nền công nghiệp vẫn không theo kịp đòi hỏi của thời đại. Về số lượng, sát trước chiến tranh, các máy bay của không quân phần lớn là kiểu cũ. Khoảng 75 - 80% tổng số máy bay của Liên Xô kém hơn các máy bay cùng loại của phát-xít Đức về các chỉ tiêu kỹ thuật bay
    Quyết định ?oVề việc cải tổ lực lượng không quân của Hồng quân? đề ra việc thành lập các đơn vị mới (106 trung đoàn không quân), mở rộng và kiện toàn các trường không quân, trang bị lại các phi đoàn chiến đấu bằng các máy bay loại mới. Đến cuối tháng 5-1941, đã thành lập và trang bị gần hoàn chỉnh 19 trung đoàn.
    Các vùng phòng không được thành lập trong tất cả các quân khu cụ thể là có các vùng phòng không Bắc, Tây-bắc, Tây, Ki-ép, Nam, Bắc Cáp-ca-dơ, Da-cáp-ca-dơ, Trung Á, Da-bai-can, Viễn Đông, Mát-xcơ-va, O-ri-ôn, Khác-cốp. Các vùng phòng không lại chia thành các khu vực phòng không gồm các trận địa phòng không. Trong một vùng phòng không, có các binh đoàn và đơn vị bảo vệ thành phố và bảo vệ mục tiêu.
    Đội ngũ hải quân được chuẩn bị tốt, các tư lệnh hạm đội, giang đội và các bộ tham mưu các đơn vị đó đều sẵn sàng chiến đấu. Bộ tham mưu trung ương hải quân hồi đó do đô đốc I.X. I-xa-cốp đứng đầu. Đô đốc I-xa-cốp là người tài, có đầu óc sáng tạo và có nghị lực. Gần 270 tàu các loại được đóng vào sát cuối năm 1940. Những căn cứ hải quân mới được xây dựng, các khu vực ở Biển Ban-tích, Biển Bắc và Biển Đen được củng cố thêm. Trên tất cả các hạm đội, các đơn vị đều được bổ sung nhiều tàu mới, các đơn vị tàu khu trục lớn và phóng ngư lôi mới được thành lập. Sát trước chiến tranh, hải quân đã có lực lượng tàu ngầm và tàu nhẹ trên biển được huấn luyện tốt, có khả năng thi hành đắc lực những nhiệm vụ chiến đấu.
    Sát trước chiến tranh, trong biên chế chiến đấu của hải quân có gần 600 tàu chiến đấu, trong đó có 3 thiết giáp hạm, 7 tuần dương hạm, 49 tàu khu trục, 211 tàu ngầm, 279 tàu phóng ngư lôi, hơn 1.000 nòng pháo phòng thủ bờ biển, trên 2.500 máy bay.
    Đấy là lực lượng của Liên Xô, còn về nước Đức Quốc Xã, đế chế nghìn năm đã chuẩn bị những gì để chế ngự giống dân Xla-vơ "thấp hèn" , những tên " Russ-Ivan" :
    Sát trước chiến tranh, nước Đức cùng với các nước bị Đức chiếm đóng sản xuất được 31,8 triệu tấn thép, một mình Đức khai thác được 257,4 triệu tấn than, và cùng với các nước chư hầu - 439 triệu tấn. Liên Xô thì sản xuất được 18,3 triệu tấn thép, 165,9 triệu tấn than. Chỗ yếu của Đức là khai thác dầu lửa, nhưng trong mức độ nào đó nó đã được bù đắp bằng việc nhập dầu lửa Ru-ma-ni, bằng số dự trữ đã có và nhiên liệu nhân tạo.
    Sau khi trắng trợn hủy bỏ những điều hạn chế của hiệp ước Véc-xây, bọn cầm đầu nước Đức, nhằm đảm bảo các kế hoạch xâm lược của chúng, đã hướng toàn bộ chính sách kinh tế vào việc phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng dự định tiến hành. Công nghiệp Đức đã chuyển toàn bộ sang kinh tế chiến tranh. Tất cả những việc khác đều lùi lại phía sau.
    Nước Đức đã có một tiềm lực kinh tế chiến tranh lớn, trong thời gian tương đối ngắn đã xây dựng hơn 300 nhà máy lớn sản xuất hàng quân sự, mức sản xuất hàng chiến tranh ở Đức năm 1940 đã tăng lên 2/3 so với năm 1939 và 22 lần so với năm 1932. Năm 1941, công nghiệp Đức đã sản xuất hơn 11.000 máy bay, 5.200 xe tăng và xe bọc thép, 30 nghìn pháo các cỡ, gần 1,7 triệu carbin, súng trường và tiểu liên. Thêm vào đó cần tính thêm những lượng dự trữ lớn vũ khí cướp được và sức mạnh sản xuất của các nước chư hầu của Đức và của các nước bị Đức chiếm đóng.
    Hồi đó chúng ta đã biết những gì về lực lượng vũ trang mà Đức tập trung để đánh Liên Xô?
    Theo các tài liệu của Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu Hồng Quân do tướng Ph.I. Gô-li-cốp phụ trách, nước Đức bắt đầu đưa thêm quân tới Đông Phổ, Ba Lan và Ru-ma-ni từ cuối tháng 1-1941. Cục tình báo cho biết, trong tháng 2 và tháng 3, số lượng quân địch đã tăng lên 9 sư đoàn: đối diện với Quân khu Pri-ban-tích có thêm 3 sư đoàn bộ binh; đối diện với Quân khu miền tây có thêm 2 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn xe tăng; đối diện với Quân khu Ki-ép có thêm 2 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn xe tăng; đối diện với Quân khu Ô-đét-xa có 1 sư đoàn bộ binh và 3 trung đoàn xe tăng.
    Tin này do Cục trưởng Cục tình báo tướng Ph.I. Gô-li-cốp nêu ra, đã được báo cáo ngay lên I.V.Xta-lin.
    Đến ngày 4-4-1941, quân số tăng thêm của Đức từ biển Ban-tích đến Xlô-va-ki, theo tài liệu của tướng Ph.I. Gô-li-cốp, là 5 sư đoàn bộ binh và 6 sư đoàn xe tăng. Đối diện với Liên Xô, tất cả có 72-73 sư đoàn. Cộng với số lượng đó cần phải tính thêm số quân đội Đức đóng ở Ru-ma-ni và Hung-ga-ri tất cả là 9 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn cơ giới.
    Đến ngày 5-5-1941, theo báo cáo của tướng Ph.I. Gô-li-cốp, số lượng quân đội Đức chuẩn bị đánh Liên Xô đã lên tới 103-107 sư đoàn, kể cả 6 sư đoàn đóng ở vùng Đan-xích và Pô-dơ-nan, và 5 sư đoàn ở Phần Lan. Sự phân bố các sư đoàn đó ở các nơi như sau: ở Đông Phổ, 23-24 sư đoàn; ở Ba Lan đối diện Quân khu miền Tây, 29 sư đoàn; ở Ba Lan đối diện Quân khu Ki-ép, 31-34 sư đoàn; ở Pri-các-pát, 14-15 sư đoàn.
    Quân Đức ráo riết tiến hành công việc chuẩn bị chiến trường: lập đường sắt thứ hai tới Xlô-va-ki và Ru-ma-ni, mở rộng mạng lưới các sân bay và các bãi đỗ máy bay, tăng cường xây dựng các kho quân dụng. Tại các thành phố và các công trình công nghiệp, chúng tổ chức huấn luyện phòng không, xây dựng các hầm trú ẩn và tiến hành các cuộc động viên thử.
    Trong số quân đội Hung-ga-ri có tới 4 binh đoàn đóng ở vùng U-crai-na - Pri-các-pát, một phần đáng kể quân đội Ru-ma-ni đóng ở miền Các-pát.
    Ở Phần Lan, quân Đức đổ bộ lên cảng A-bô, ở đây từ ngày 10 đến ngày 29 tháng 4, chúng đã đổ bộ tới 22.000 quân, số quân này về sau đã chuyển đến vùng Rô-va-ni-ê-mi rồi đến Kiếc-ki-ne-xơ.
    Tướng Ph.I. Gô-li-cốp cho rằng trong thời gian tới, quân đội Đức có thể sẽ còn được tăng thêm bằng lực lượng có thể rút ở Nam Tư.
    Đến ngày 1-6-1941, theo tài liệu của Cục tình báo, để chuẩn bị đánh Liên Xô, Đức đã có tới 120 sư đoàn.
    Mùa xuân 1941, bọn Hít-le đã yên tâm vì thấy đối phương phía tây không có những hành động đe dọa nghiêm trọng, và cùng thời gian đó lực lượng chủ lực của chúng đã được tập trung dọc suốt từ biển Ban-tích đến biển Đen.
    Đến tháng 6-1941, Đức đã đưa tổng số quân đội của chúng lên tới 8,5 triệu người, tăng 3,55 triệu người so với năm 1940, tức là lên tới 208 sư đoàn. Đến tháng 6, các lực lượng vũ trang Liên Xô có gần 5 triệu người, tính cả các đợt nhập ngũ bổ sung.


    Các bác thử xem nếu không có các ảnh hưởng tình hình chính trị quân sự từ bên ngoài thì nước nào sẽ chiến thắng, chủ nghĩa phát-xit hay chủ nghĩa cộng sản.
  8. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Việc cơ giới và kỹ thuật hóa khí tài cùng những trang thiết bị của cả 2 phía trước chiến tranh thể hiện một tiềm lực sức mạnh khổng lồ. Quân đội Nga thì phê hơn vì được chiến đấu ở "sân nhà" với sự chuẩn bị từ trước ( tuy có hơi lơ là nhưng có chuẩn bị vẫn hơn không chứ ). Các bác đánh giá thằng nào có ưu thế hơn đây, cái đó thì lịch sử đã giải đáp .he he
  9. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Ý đầu nhất trí, Khalkin Gol và Kaxan đủ nắng gân Nhật
    Ý sau, chán, hồi tháng 8 đã cãi om tỏi với bác yuyu rồi, thích thì bác dòm lại vậy , lực lượng quân Nhật ở Tarawa, IwoJima, Okinawa đa phần là lực lượng TRÚ PHÒNG có tăng cường vài sư mẫu quốc, chỉ là đạo quân Quan Nam, bộ phận của quân đội Thiên Hoàng, còn bộ tư lệnh Miến Điện, bộ tư lệnh quân viễn chinh TQ, bộ tư lệnh phòng thủ nội địa, bộ tư lệnh đạo quân Quan Đông, bác thấy Mỹ - Anh - TQ đánh được gì ? Quan Nam, Miến Điện, TQ, còn nội địa thì nhờ bomb A, còn Quan Đông ? Cho một quả bomb A nhỉ , thích thì bác tìm lại, Topic tên là : "Ngày này năm xưa, LX tuyên chiến Nhật" của anh TLV
  10. tmkien1

    tmkien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2005
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Theo wiki thì Đức có khoảng 3000 xe tăng và 1.000.000 quân; Liên Xô có 4.000 tăng và 1.500.000 quân.

Chia sẻ trang này