1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao chúng ta lại ra đi!

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi vinhvd12, 05/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhvd12

    vinhvd12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Tại sao chúng ta lại ra đi!

    orange][/orange] Tết này tui zề quê tháy quơ mình thay đổi nhiều :các nhà máy công ty mọc lên như núm zậy tưởng zui nhưng nhìn lại rất đổi buồn: toàn là các công ty khai thác tài nguyên của mình cho người khác thui: khai thác gổ khai thác hải sản khai thác đá khai thác sức lao động: làm cho rừng vàng đi ,núi trọc lóc, và biển bạc trắng..còn hình như toàn dân ở đâu đến thì phải còn tụi các anh em có chất xám thì trôi khắp nơi ,chẳng thầy đại ca đại tỷ nào zề quê trọi..bên cạnh tui thấy đã xuất hiện mùi ô nhiễm khắp nơi, danh lam thắng cảnh thì khóc lóc thảm thiết !
    không biết các Bác nghĩ như thế nào! hit..hit.......
    [
  2. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1
    Đó là câu trả lời cho câu hỏi của bác "Vì sao chúng ta lại ra đi?"
  3. bo_doi_cu_ho_vn

    bo_doi_cu_ho_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    "Đó là câu trả lời cho câu hỏi của bác "Vì sao chúng ta lại ra đi?" "
    ==>> Tôi nghe nói nhiều về những đức tính người dân Bình Định như cần cù, yêu quê hương ... nhưng xem ra có đúng vậy không nhỉ? Quê nhà ô nhiễm, khai thác tài nguyên nên các bác ( tự xưng là nhân tài ) ra đi nơi khác để '''' xây dựng quê hương'''' . Các bác là người con của Bình Định mà nói cứ như cưỡi ngựa xem hoa thế nhỉ? Thật thất vọng biết bao
  4. vuong_khoa

    vuong_khoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Phải ra đi, mới xây dựng được quê hương, chứ ở nhà làm nông thì Bình Định sẽ thế nào đây?
    Các bạn nghĩ thử xem! Quan trọng là đã đi thì phải về, đừng đi luôn là ok!
  5. bo_doi_cu_ho_vn

    bo_doi_cu_ho_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Một lời phát biểu nghe rất chí lý. Như vậy mới là dân Bình Định chứ.
  6. vuong_khoa

    vuong_khoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    To: bo_doi_cu_ho_vn pác ở chỗ nào dzị? Nghiên cứu offline đê!
  7. vuong_khoa

    vuong_khoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Í quên mất, pác đâu phải dân Bình Định!
  8. vuong_khoa

    vuong_khoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực tri thức ?
    Hiện nay, rất ít sinh viên người Bình Định tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học lớn chịu trở về tỉnh nhà công tác. Có nhiều lý do để họ không trở về hoặc trở về rồi lại phải ngậm ngùi khăn gói ra đi. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực tri thức được đào tạo từ các trường đại học của tỉnh nhà không phải là ít. Nền kinh tế tỉnh nhà đang phát triển, các khu công nghiệp lần lượt mọc lên, ngoài việc sử dụng nguồn lao động phổ thông, lao động lành nghề, còn cần đến một lượng lớn lao động kỹ thuật cao và các cán bộ quản lý chuyên sâu. Vậy làm thế nào để tỉnh nhà thu hút được nguồn nhân lực tri thức ?
    * Nguyên nhân
    Có nhiều nguyên nhân khiến tỉnh nhà không hấp dẫn nguồn lao động tri thức. Tựu trung ở những vấn đề sau:
    - Rào cản về ?ocơ chế?. Tình trạng các cơ quan Nhà nước thừa thì vẫn thừa nhưng thiếu vẫn thiếu là có thật. Thừa là thừa một số cán bộ năng lực yếu nhưng không tinh giản biên chế hoặc cho nghỉ việc được; thiếu là thiếu những cán bộ có năng lực. Chỉ tiêu, biên chế của các cơ quan lại phụ thuộc vào cơ chế xin - cho.
    - Vấn nạn ?oCOCC? (con ông cháu cha) cũng là một trong những rào cản để những người có năng lực thực sự không có.. đất ?odụng võ?. Cơ quan khuyết người, nhưng chỗ trống ấy chờ con ?osếp? đang đi học. Hoặc để tránh điều tiếng, dị nghị, sếp cơ quan A. nhận con sếp cơ quan B. Ngược lại, con sếp cơ quan B. vào làm ở cơ quan A. Vậy mới có chuyện: cầm hồ sơ xin việc, chưa biết người xin việc có năng lực, trình độ chuyên môn ra sao, vị trưởng phòng tổ chức đã hỏi: Có quen biết ai ở cơ quan này không? Sao biết cơ quan đang tuyển người?
    - Lệ ?osống lâu lên lão làng? trong các cơ quan cũng tạo ra những ?osóng gió? trong môi trường làm việc. Thông thường, lớp trẻ ngoài năng lực chuyên môn được đào tạo bài bản, còn có lòng nhiệt huyết muốn khẳng định mình trong công việc. Thay vì hợp tác, chỉ bảo, truyền thụ kinh nghiệm cho lớp trẻ thì đại đa số ?olão làng? lại tỏ thái độ bất hợp tác hoặc bỏ lửng cho ?ongựa non háu đá? muốn làm gì thì làm. Mà tâm lý những người trẻ tuổi, sau vài lần va vấp mà vẫn đơn độc thì dễ dẫn đến việc ?obỏ của, chạy lấy người?!
    - Thu nhập thấp, chế độ đãi ngộ chưa xứng đáng cũng là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên sau khi học xong đại học ngại về quê công tác. Thử làm một phép tính đơn giản: cán bộ công chức, viên chức là sinh viên đại học mới ra trường, hệ số lương khởi điểm là 2,34. Nhân với 350.000 đồng (lương mới), cộng với các khoản khác (nếu có) tổng thu nhập chưa đến 900.000 đồng. Với thời giá như hiện nay, số tiền này chỉ tạm đủ cho việc tái sản xuất sức lao động chứ đừng nói đến việc tích lũy, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần hoặc hỗ trợ người thân, gia đình !
    - ?oMù? thông tin về tình hình phát triển của tỉnh nhà. Lý do này nằm ở số ít người, song cũng thật đáng tiếc !
    * Giải pháp
    Từ sự phân tích những nguyên nhân như trên xin được mạo muội đưa ra mấy giải pháp:
    - Công khai, công bằng trong thi tuyển đầu vào. Hiện nay, việc tuyển dụng vào các cơ quan, doanh nghiệp (lớn) đều tổ chức thi tuyển, thông báo công khai. Nhưng các cuộc thi tuyển này vẫn có nhiều chuyện đáng để bàn. Thứ nhất, vì thi viết theo câu hỏi và đáp án sẵn nên vẫn có chuyện thí sinh xem tài liệu, gà bài sẵn... Thứ hai, việc tổ chức thi này đã đúng thực chất chưa hay chỉ là hình thức để hợp thức hóa việc ?okế vị?, ?ogửi gắm?? Minh bạch được hai nội dung này sẽ thu hút được người tài giỏi, có thực lực !
    - Thu nhập, chế độ đãi ngộ hợp lý. Các cơ quan Nhà nước, ngoài nguồn lương từ ngân sách, hầu như không có khoản thêm nào để bù đắp là khó khăn chung của người làm công ăn lương trong khối hành chính sự nghiệp. Bên cạnh lộ trình tăng lương của Chính phủ, tỉnh cần quan tâm trong việc phân bổ ngân sách.
    Về đãi ngộ, tỉnh đã có chính sách mời gọi, thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh nhà. Việc trợ cấp ban đầu, trợ cấp hàng tháng chỉ mới là ?othao tác? ổn định tâm lý. Điều quan trọng là đặt nhân tài đúng chỗ, đưa họ vào môi trường làm việc phù hợp để họ phát huy hết tiềm năng chất xám của mình.
    - Tạo mối liên hệ mật thiết giữa tỉnh nhà với sinh viên đang học đại học tại các trung tâm đào tạo lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Sự ra đời của báo Bình Định điện tử (www.baobinhdinh.com.vn) là chiếc cầu nối giữa người xa quê với đời sống tỉnh nhà, cần cố gắng nhiều hơn trong việc cập nhật, chuyển tải các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh nhà lên mạng để người xa quê và nhất là sinh viên các trường đại học trong cả nước nắm bắt được tình hình phát triển của tỉnh.
    Một số tỉnh đã đầu tư xây dựng ký túc xá, hệ thống nhà ở cho sinh viên tỉnh mình đang học đại học tại TP Hồ Chí Minh. Ngày Tết, có tỉnh còn cho xe đưa đón sinh viên về quê ăn Tết. Điều kiện kinh tế tỉnh nhà chưa cho phép thực hiện những điều đó thì ta có thể có những cách khác như: Tổ chức gặp mặt sinh viên trong dịp Tết cổ truyền, gửi thư ngỏ... Qua đó, thông tin cho các cử nhân tương lai biết tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, các tiềm năng chưa khai thác, các hoạch định cho tỉnh nhà trong tương lai... Đồng thời liên hệ với các trường đại học để nắm danh sách các sinh viên giỏi, mời gọi họ về công tác tại tỉnh nhà sau khi ra trường...
    Phạm Hoài An

  9. vinhvd12

    vinhvd12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    là người con Bình Định xa quê ,chúng tôi hiểu được những khó khăn tuổi nhục khi phải "tha phương cầu thực",Tôi thiển nghĩ tuổi trẻ ngày nay ngoài "thực " ra thì mổi người luôn có hoài mộng và tính năng động muốn tìm đến cái mới cái lạ để tìm được con đường phát triển .Tôi muốn được các bạn cung cấp số liệu về nhân lực cơ cấu chính trị, xã hội, văn hóa ,kinh tế ở tỉnh nhà bằng những con số thực!
    với các lời phân tích của Bác vuong_khoa các bạn gửi những thực tế để chứng minh điều đó là tồn tại thực!
    Cảm ơn các bạn đã đọc!
  10. freed0m

    freed0m Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Khi Nhà nước bật đèn xanh kêu gọi đầu tư nước ngoài , các công ty ngoại quốc nhào vào khai thác, kiếm ăn và xả rác ! Các nguồi tài nguyên đất nước được khai thác một cách kiệt quệ để đem đổi lấy đô la . Quí vị thấy không , cái gì cũng đem xuất khẩu ra nước ngoài, đôi khi ráng để lấy tiếng xuất khẩu nhất nhì thế giới , nghe rất là tức cười ! Thiệt tình trong nước những thứ này đối với người dân vẫn còn thiếu và đang cần !
    Chúng ta đã từng tự hào về tài nguyên đất nước, về rừng vàng biển bạc nhưng than ôi bây giờ gần như hết mẹ nó rồi! Những người có "quyền lực" đã sữ dụng một cách phung phí cho các mục đích và quyền lợi cá nhân hơn là cho tập thể đại đa số quần chúng trong đó có chúng ta và con em chúng tạ

Chia sẻ trang này