1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời mọi nguời tham gia thảo luận vấn đề :Đạo đức & Trí tuệ.

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi thanh786, 10/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mandarhy

    mandarhy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Đạo đức: số đông thế nào thì mình thế ấy, cái này gọi là phải đạo, có đạo đấy, mà cái gì bây giờ cũng phải general accepted thì mới được công nhận.
    Trí tuệ: ANH NGHĨ GÌ CŨNG ĐƯỢC, không ai cấm anh nghĩ trên trời dưới đất, nhưng................ phải hành động theo số đông.
    Lưu ý: Không áp dụng với kẻ mạnh
    Tóm lại, đạo đức và trí tuệ do người khác đánh giá, không thể tự phong được. Nhưng.......... đời cũng lắm kẻ gièm pha, chẳng ai khen người khác hơn mình mà người nghe có khi lại nghĩ nó nói đểu .
    Đúng là đời .................
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đạo Đức là gì ?
    - Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.
    Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.
    Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.
    Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn? để giúp người qua lúc khó khăn.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tâm khiêm hạ được xem là Đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là ta phải thấy được mình nhỏ bé kém cỏi.

    Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là Đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nỗi bật của mình.
    (Trích : Tâm lý đạo đức_nxb TG 2004-)
  4. pphn

    pphn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bác Cún 82 này sa đà vào đạo Phật và giáo lý mất rồi, dễ bị đánh giá là đạo đức giả lắm, vì những gì bác trích nó hơi giáo điều và không có tính thuyết phục. Bác hãy tự hỏi chính mình xem mình quan niệm đạo đức là gì ấy chứ đừng trích dẫn của ai. Bác nên học theo *****, nói giản dị thôi. Cái quan trọng là phải xuất phát từ "tâm" của mình ấy.
    Tiếc là mấy cuốn từ điển tiếng Việt người ta đang in bát nháo chứ không thì em cũng giở ra tìm là có ngay định nghĩa .
    Trí tuệ là những tri thức mà chúng ta đã hấp thu được. Đạo đức, xét về ngôn ngữ, là một danh từ chỉ hành vi cư xử của con người trong xã hội nhân văn. Vì thế người đời hay thích đánh giá nhau đạo đức tốt, đạo đức chưa tốt, đạo đức kém ... Tuy nhiên trong tiếng Việt, "có đạo đức" hàm ý chỉ đạo đức tốt. Đạo đức không phải là trí tuệ, mặc dù cả hai đều phải rèn luyện mới có. Xin nhắc lại là rèn luyện (tức là học) chứ không phải giáo dục (dạy). Người nào thích giáo dục thì chỉ có thể giáo dục đạo làm người, đạo Phật, ... chứ không thể giáo dục đạo đức được, vì đạo là cái được đúc kết và đặt tên, còn đạo đức thì thuộc về mỗi người rồi. Trí tuệ cũng vậy, bạn chỉ có thể giáo dục tri thức chứ không phải giáo dục trí tuệ.
    Giáo dục là một chuyện, người ta có nghe hay không là chuyện của người ta. Còn học thì mang tính chủ động, không cần giảng dạy cũng có thể học được, nếu chịu khó quan sát và muốn học.

Chia sẻ trang này