1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GDMtraining - IELTS, TOEFL, TOEIC, Dịch, Phát triển kỹ năng và Ngữ pháp (Cấp tốc & Dài hạn)

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi NeverB4, 11/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Còn có ý kiến này nữa, rất đáng để tham khảo:
    Lê Huy
    Về những chỗ sai lầm của dịch giả Cao Việt Dũng, theo ông Khánh Hội, tôi thấy quả nhiên ông Khánh Hội có chỗ đúng nhưng cũng có những chỗ sai.
    Trong ba chữ ?otalk? ở ví dụ 3 thì chỉ có hai chữ ?otalk? đầu là cùng một nghĩa (?othương thảo, năn nỉ?) còn chữ thứ ba, ?otalk (oneself) into something?, có nghĩa (dịch thoát) là ?olỡ dại đâm đầu vào?. Hai trường hợp đầu là năn nỉ người khác (mấy ông lính) thì vẫn có nghĩa là ?onói?, còn trường hợp sau (?otalk into?) không liên hệ đến nghĩa ?onói? là mấy. Tuy nhiên ông Cao đã dịch hỏng trăm phần trăm câu đầu có từ ?otalk?. Nếu không có bản tiếng Anh đi kèm thì tôi sẽ chẳng hiểu nổi đoạn văn ?oTôi tự nhủ mình và chiếc Peugeot tốt nhất là lờ tịt những người mang súng?. Làm sao chiếc xe hơi có thể lờ tịt người ta được?
    Ở ví dụ 4, ông Cao Việt Dũng cũng có lý khi cho rằng cụm từ ?osaw about? ở đây không phải là trông coi, trông chừng. Giản dị vì chủ từ của nó là ?othey?, tức là những người nô lệ, chứ không phải những tên cặp-rằn người Phi châu trông chừng họ. Nếu chủ từ là những tên cặp-rằn thì theo văn phạm tiếng Anh phải dùng ?owho?, chứ không phải ?othey?.
    Chúng ta nên đặt câu hỏi: tại sao tìm ra một lỗi trong các bản dịch của phương Tây khó thế? (Hy vọng các ?onhà thiên tả chuyên nghiệp? trên diễn đàn talawas không nói là tại vì nước ta còn nghèo, dân trí còn thấp, lại thêm vừa trải qua một cuộc chiến tranh vĩ đại nhất lịch sử loài người!). Khách quan mà nói, sự khác biệt chính yếu là tuyệt đại đa số người làm công việc dịch thuật ở phương Tây không những vừa ?othông?, vừa ?osành?, mà còn ?ochuyên? nữa. Dịch thuật là nghề chính của họ. Dịch không hay sẽ không có ai trả tiền, đừng nói đến dịch sai hoàn toàn, dù một chữ. Bể nồi cơm là cái chắc. Trong công tác dịch thuật trước mặt, ta cũng có thể nhờ vả vào những người đi trước, chẳng hạn trước khi dịch thì có thể đọc thêm một vài bản dịch của cùng tác phẩm đã có trong những thứ tiếng khác. Tội gì không dùng bản đồ bãi mìn của những người đã đi qua bãi mìn mà còn sống sót?
  2. spiritsuffer

    spiritsuffer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi, cho mình hỏi chút: Sắp tới ở đây có ớp phảt triển kỹ năng mới không??? trình độ từ Intermediate trở lên nhé... Nếu ai biết thì trả lời mình nhé... Mình sẽ cám ơn rất nhiều??
  3. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Loạt bài zề dịch thọt nè rất đáng đọc vì có nhiều thông tin bổ ích wá. Sau đây là phản pháp của CVD nè. Mại zô:
    Cao Việt Dũng
    Tự tin nhờ từ điển
    Không muốn tạo ấn tượng chỉ trích người chỉ trích mình để ?ođánh bùn sang ao?, tôi cũng phải xin lưu ý ông Khánh Hội rằng tên bản dịch của tôi không phải Khúc quành của dòng sông mà là Khúc quanh của dòng sông. Trừ khi đây là một lời phê bình kín đáo, gợi ý tôi nên nói ?okhúc quành? thay vì ?okhúc quanh?.
    Khúc quanh của dòng sông không phải là tác phẩm được giải Booker năm 1971 của Naipaul. Nhà xuất bản hẳn muốn quảng cáo đây là nhà văn từng đoạt giải Booker năm 1971 và giải Nobel văn chương năm 2001; đó hẳn cũng là một cách quảng cáo bình thường. Và tôi không hề có vai trò gì trong cách quảng cáo đó. ?oTầm cỡ? của cuốn tiểu thuyết, do đó, không nằm ở giải thưởng (trên thực tế Khúc quanh của dòng sông không thuộc hàng tác phẩm hay được nhắc đến nhất của Naipaul) mà, theo tôi, ở chỗ nó chạm được một cách sâu sắc đến những vấn đề của xã hội hậu thuộc địa. Để làm được điều đó, văn phong của Naipaul đóng vai trò không nhỏ. Trước hết, cần để ý rằng Naipaul sử dụng một thứ ngôn ngữ cố ý (hoặc một cách tự nhiên) mang màu sắc ngoại vi. Đó là tiếng Anh thuộc địa, đặc biệt rõ nét trong khi được dùng để thuật lại suy nghĩ của nhân vật chính.
    Trong số những chi tiết cụ thể ông Khánh Hội chỉ ra, ngoài ?ocaravan? hẳn là không thể là ?othảo nguyên? mà phải là ?ođoàn người? ?" tôi rất biết ơn ông vì chỗ chỉ điểm này ?" tất cả các chi tiết khác đều cần bàn lại.
    Không phải là tôi không hiểu nghĩa và cấu trúc của câu mở đầu (?oThế giới chỉ là??) trong nguyên bản tiếng Anh. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để dịch câu mà tôi coi là một ?opetite phrase? điển hình này. Tôi cho rằng Naipaul có một mở đầu theo lối diễn dịch hết sức quen thuộc ở tiểu thuyết truyền thống (hãy nghĩ đến Tolstoi). Cả cuốn tiểu thuyết sẽ tìm cách chứng minh đại đa số ?ongười châu Phi mới? bị rơi vào sự thụ động trước thứ độc lập từ trên trời rơi xuống. Họ không có chỗ đứng. Nhưng ngay cả những người tìm cách xoay xở, biết cách xoay xở, thậm chí đôi khi còn thành công trong những xoay xở đó, cũng có lúc hụt chân, mất đi chỗ đứng của mình. Câu tiếng Việt giữ nguyên cấu trúc tiếng Anh (chẳng hạn giống như đề nghị của ông Khánh Hội) không đủ sức đứng vững làm một nhận xét cay đắng về con người nói chung. Hơn thế nữa, xin ông Khánh Hội lưu ý cụm từ ?odo đó? trong câu của tôi. Tôi đã cố gắng chuyển ý của Naipaul, đó là một ý mạnh, và cùng lúc, giữ lôgic nội tại của câu.
    Tôi không chắc ba từ ?otalk? ở đoạn thứ ba mà ông Khánh Hội nêu ra có cùng giá trị ngữ nghĩa. Rất có thể tồn tại hơn một cách hiểu cho một cách nói. Từ điển, theo kinh nghiệm của tôi, nhiều khi không phải là lời giải đáp cuối cùng. ?oGiấy bạc ngân hàng? là một cụm từ chấp nhận được. Tôi không nói ?otiền đồng ngân hàng? hay ?otiền giấy ngân hàng?. Vả lại, cũng khó chắc được rằng tiền là điều hiển nhiên ở vùng cây bụi châu Phi (trong toàn bộ cuốn sách hình ảnh cây bụi, rậm hoặc không, cũng sẽ trở đi trở lại như một ấn tượng ám ảnh ?" đó hẳn là vùng cây bụi/bụi rậm chứ không phải ?ovùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp, thưa thớt dân cư? ?" và xin lưu ý ông Khánh Hội là tôi dịch tác phẩm của Naipaul chứ không tự nhận trách nhiệm liệt kê các nghĩa có thể có của mỗi từ mà tôi tìm thấy trong từ điển).
    Đoạn thứ tư cũng hết sức đáng bàn. Rất khó khẳng định được rằng có những người châu Phi nào xa lạ được sử dụng để canh giữ những người châu Phi bị dẫn đi hay không. Trong sách, nhiều nơi Naipaul nói đến sự thù nghịch giữa các bộ lạc, phần lớn coi nhau như kẻ thù, có bộ lạc mạnh hơn bộ lạc khác. Cậu người hầu Metty khi đi từ bờ biển vào sâu lục địa đến gặp ông chủ đã sợ chết khiếp trước viễn cảnh chạm trán người của các bộ lạc hung dữ. Sự dè chừng nhau, do đó, là tự động và tự nhiên, sự sợ hãi nằm ngay ở mỗi tiếp xúc, không cần chờ đến khi bộ lạc này được sử dụng để trông coi bộ lạc khác. Cấu trúc câu cũng cho phép tôi đặt ra vấn đề về khả năng có nhiều lời giải. Thêm vào đó, động từ ?oto see about? trong ngữ cảnh này liệu chắc chắn có phải là một ?ophrasal verb? để hoàn toàn mang nghĩa ghi trong từ điển không? Cũng xin lưu ý tôi dùng cụm từ ?ochỉ còn? để hàm nghĩa khi những người châu Phi kia bị đưa đi, cho đến cuối cùng thì chán nản, quên đi sau lưng và chỉ còn nghĩ đến tương lai, dù tương lai đó mịt mùng.
    Những chỗ khác tôi cho rằng khác biệt chủ yếu nằm ở cách dùng từ. Không phải lúc nào tôi cũng dùng từ giống từ điển; từ điển không mang lại cho tôi sự tự tin về từ chuẩn. Đoạn thứ hai (và một vài chỗ khác) mà ông Khánh Hội nêu tôi đã bỏ qua một sự lặp lại. Văn Naipaul không đặc trưng với những lặp lại giống như, chẳng hạn, Milan Kundera. Ngoài nghĩa (mà từ điển cung cấp), còn có nhịp điệu câu văn, sắc thái (đặc biệt quan trọng là sự mỉa mai), những yếu tố ngữ dụng học (chẳng hạn ?ođó không phải là cách di chuyển tốt nhất? giống như một lời khuyên, cảm giác của tôi khi đọc câu tiếng Anh) là những thứ quyết định việc lựa chọn từ ngữ. Mặc dù luôn ủng hộ bộ môn phê bình dịch thuật, tôi cho rằng phê bình dịch thuật khác hẳn với việc nhất định muốn người khác phải nói giống mình, và giống từ điển. Không phủ nhận tác dụng của từ điển, nhưng cuốn từ điển có giá trị cao đến đâu vẫn không thể lớn hơn tập hợp những mảnh nhỏ của ngôn ngữ, những mảnh nhỏ ở trạng thái cô đặc với độ giãn nở tùy thuộc mỗi người sử dụng.
  4. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Cái thằng cha Cao Việt Dũng có vẻ ngựa non háu đá wá. Chưởng lực còn non mờ đã đòi thi thố bố nhắng bố nhít thì ăn đòn thôi. Nhưng quả thật nghề dịch thuật thật là khó chơi wá.
    Có mấy ý kiến nữa rất hay mời các bác xem:
    29.8.2006
    Phạm Quang Tuấn
    Ông Cao Việt Dũng dịch "World is what it is; men who are nothing, who allow themselves to become nothing, have no place in it" thành "thế giới vẫn chỉ là thế giới; ở đó con người chẳng là gì, tự cho phép mình chẳng là gì và do đó không hề có vị trí cho mình", và sau đó ông bỏ hẳn ra một đoạn dài để biện hộ cho câu dịch bậy của mình:
    "Không phải là tôi không hiểu nghĩa và cấu trúc của câu mở đầu (?oThế giới chỉ là??) trong nguyên bản tiếng Anh. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để dịch câu mà tôi coi là một ?opetite phrase? điển hình này. Tôi cho rằng Naipaul có một mở đầu theo lối diễn dịch hết sức quen thuộc ở tiểu thuyết truyền thống (hãy nghĩ đến Tolstoi). Cả cuốn tiểu thuyết sẽ tìm cách chứng minh đại đa số ?ongười châu Phi mới? bị rơi vào sự thụ động trước thứ độc lập từ trên trời rơi xuống. Họ không có chỗ đứng. Nhưng ngay cả những người tìm cách xoay xở, biết cách xoay xở, thậm chí đôi khi còn thành công trong những xoay xở đó, cũng có lúc hụt chân, mất đi chỗ đứng của mình. Câu tiếng Việt giữ nguyên cấu trúc tiếng Anh (chẳng hạn giống như đề nghị của ông Khánh Hội) không đủ sức đứng vững làm một nhận xét cay đắng về con người nói chung. Hơn thế nữa, xin ông Khánh Hội lưu ý cụm từ ?odo đó? trong câu của tôi. Tôi đã cố gắng chuyển ý của Naipaul, đó là một ý mạnh, và cùng lúc, giữ lôgic nội tại của câu."
    Thật là thú vị! Nếu tôi viết (bằng tiếng Anh) "Những người Việt nào không biết tiếng Anh sẽ không biết là ông Cao Việt Dũng cãi chầy cãi cối" thì hẳn ông Cao Việt Dũng, để chuyển ý mạnh và logic nội tại, sẽ dịch là "người Việt không biết tiếng Anh, và do đó không hề biết là ông Cao Việt Dũng cãi chầy cãi cối"!
    29.8.2006
    Cao Xuân Tứ
    Lẩm cẩm góp ý về mấy câu dịch văn của Naipaul làm tôi nhớ tới một cô bạn người Tiệp tị nạn ở Hà Lan mà tôi đã gặp cách đây chừng hai chục năm. Khi hỏi cô ấy làm thế nào mà đến được xứ này thì cô cười đáp: ?oI ****ed my way past the Iron Curtain?. Câu này tôi vẫn nhớ mãi, đại khái cũng thuộc dạng ?oI had to talk myself and my Peugeot past the men with guns?? ?" riêng câu này có thể dịch cách khác, chẳng hạn: ?oTôi phải khua ba tấc lưỡi mấy ông vác súng mới cho tôi và chiếc Peugeot đi qua? và cái câu của cô bạn Tiệp có thể dịch nôm na là: ?oTôi đã dùng cái l? (của tôi) để vượt qua Bức màn Sắt?. Về ý kiến của ông bạn Lê Huy cho rằng từ ?otalked? thứ ba trong cùng đoạn này: ?oto get myself and my Peugeot out of the places I had talked us into? (?~us?T đây là ?~me and my car?T) có nghĩa (bóng) là ?olỡ dại đâm đầu?, thiển nghĩ theo văn cảnh cũng như ngữ pháp, chỉ có thể hiểu theo nghĩa ?othương lượng/ khua ba tấc lưỡi? như hai trường hợp ?otalked? kia. Thành ngữ ?oto talk (someone) into (doing something) có nghĩa là thuyết phục ai làm gì. Nếu hiểu theo nghĩa ?olỡ dại đâm đầu?, ?obị dụ khị? thì tiếng Anh (có thể) viết là: ?oI was talked into?. Ở đây cái câu ?o?I had talked us into (those places) có tính chủ động, và theo tôi cũng cùng một dạng với ?oI had to talk? past the men with guns? và câu ?oI ****ed my way past the Iron Curtain? của cô bạn người Tiệp. Dĩ nhiên ?otalk? và ?o****? có khác nhau, nghĩa đen cũng như nghĩa bóng.
    31.8.2006
    Cao Xuân Tứ
    Lên mạng thì thấy cuốn A Bend in the River của ông Naipaul đã được Gérard Clarence dịch ra tiếng Pháp năm 1982 (NXB Albin Michel) dưới tựa đề A la courbe du fleuve. Câu ?oThe world is what it is?? theo Ukipedia (tiếng Pháp) được dịch (rất sát) như sau: ?oLe monde est ce qu?Til est. Les hommes qui ne sont rien, qui se permettent à eux-même que de ne rien devenir, n?Tont pas de la place dans celui-ci.? Tiện đây ghi lại để các bạn tham khảo.
  5. harysaam

    harysaam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi, có lớp phát triển kỹ năng nào sắp khai giảng không???? Trình độ intermediate ý... Thanks
  6. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ biết thì hiện nay thầy bận quá nên ít mở các lớp kĩ năng. Bạn gọi điện hỏi cho rõ nhé
  7. mimi20

    mimi20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    <img src=''/forum/images/emotion/icon_smile.gif'' border=0 align=middle> Sau đây là những gì mà tôi được biết:
    Các lớp Phát triển Kỹ năng ở đây tôi thấy có các trình độ sau:
    - Pre-intermediate: học Nghe, Nói, Từ vựng - Nội dung về các vấn đề giao tiếp xã hội.
    - Intermediate: học Nghe, Nói, Từ vựng, Ngữ pháp - Nội dung như trên.
    - Upper-intermediate: Nghe, Nói, Từ vựng, Ngữ pháp, Viết - ND như trên.
    (Học phí 60-65 USD/khóa - thời gian ít nhất là 9 tuần)
    Các lớp Phát triển Kỹ năng theo định hướng business:
    - High-intermediate: học Nghe, Nói, Từ vựng, Ngữ pháp, Viết
    - Advanced: học Nghe, Nói, Từ vựng, Viết
    (Học phí 60-70 USD - thời gian ít nhất 9 tuần)
    Sau đó có thể theo các lớp Luyện thi TOEIC hay Dịch thuật
    (Học phí 100 USD)
    Bạn có thể liên lạc theo đ/c email: GDMtraining@yahoo.co.uk
    hoặc ĐT: 04.835 6543 - 090 322 3088 (số của thầy Thân)
    Tôi nghĩ là bạn sẽ hài lòng. Có nhiều người đã học nhiều lớp ở đây, còn tôi thì đang học khóa thứ 2 rồi.
    [sign]<P align=center><FONT face="Courier New" color=activecaption size=4><STRONG>Phía trước là bầu trời</STRONG></FONn
    Bạn oi cho to hoi chút xíu, thầy Thân có dạy ban ngày ko. Mà 1 buổi học 2 hay 3 tiếng.
  8. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0

    @ mimi20: Hiện nay tôi thấy thầy đang có 1 lớp ban ngày học vào 2h chiều thứ 2, 4, 6. Lớp này học Nói, Nghe, Viết. Lớp nào thầy cũng dạy 2 tiếng 1 buổi
  9. Eternity_P

    Eternity_P Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0

    Mấy bài trao đổi trên đây về dịch thuật rất là hữu ích.
    THX A L
  10. tranthuha85

    tranthuha85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    1.653
    Đã được thích:
    0
    dài wá má ơi,thông cảm nghen,không đọc đc hết.Xlỗi tác giả,cho hỏi hiện tại sắp có lớp luyện thi TOEIC nào sắp khai giảng không nhỉ,năm nay năm cuối rùi,tranh thủ đi học,ko sang năm lại già thêm 1 tuổi,sự tiếp thu nó kém đi thì mệt lém,hihi.Mà xlỗi,if học thì địa điểm ở đâu nhi?Hy vọng không fải ở nhà thầy giáo,hic.tớ ít online nên fiền các bạn mess lại cho tớ theo sđt 0912.62.44.92 .Cám ơn nhìu nghen!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này