1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cỏ ngọt thay đường

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Milou, 18/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Cỏ ngọt thay đường

    Cỏ ngọt thay đường
    Đa dạng thức uống từ thảo mộc
    Có một mặt hàng đặc sản từ lâu thường không thể thiếu trong túi xách của du khách khi rời thành phố du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng, đó chính là Atisô các loại, từ dạng cao đến dạng nước hoà tan. Tại xứ sở sương mù trên vùng cao nguyên này, người ta vẫn thường gọi các loại đồ uống chế biến từ các loại cây lá thiên nhiên bằng một cái tên khá quen thuộc là "trà".

    Tác dụng của các loại lá cây hoa quả thiên nhiên (gọi chung là thảo mộc) trong việc bồi dưỡng cơ thể, góp phần trị bệnh qua các loại thức uống ngày càng được các chuyên gia y tế khẳng định. Vì vậy mấy năm gần đây, các nhà chế biến nguyên liệu thức uống của "xứ sở sương mù" còn đưa thêm vào danh mục nhiều loại độc đáo như: trà thanh nhiệt, trà hoa cúc, trà gừng... Nhưng có lẽ cao cấp nhất, và tuy mới xuất hiện nhưng đã được khá nhiều khách hàng cả trong lẫn ngoài nước tìm mua, đặt hàng xuất đi các nước, là hai loại "trà linh chi" và "trà cỏ ngọt".

    Cỏ ngọt hơn đường
    Linh chi là một loại nấm quý, khó trồng, trên thị trường có giá từ 200.000 đến hơn 300.000 đ/kg, còn cỏ ngọt lại là một loài cỏ dại. Lá cỏ ngọt khô, pha nước sôi có vị ngọt như đường. Trà cỏ ngọt khá rẻ (khoảng 15.000 đ nửa ký hoặc 4.000 đ/hộp 20 gói túi lọc) nhưng lại là món quà quý và độc đáo thường được dùng để tặng cho khách của các UBND và các ngành đến thăm Lâm Đồng. Tại tuần lễ "Xanh quốc tế Việt Nam" tổ chức cuối năm 2001 tại Tp.HCM, trà cỏ ngọt vô bao và túi lọc do cơ sở Ngọc Duy sản xuất được chọn làm một trong những đặc sản tiêu biểu trưng bày trong gian hàng thuộc Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng. Và sản phẩm đã được Ban tổ chức là Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN tặng bằng khen.

    Thật ra ngay từ lần xuất hiện đầu tiên tại hội chợ "Nông nghiệp quốc tế Cần Thơ" cuối năm 1995, trà cỏ ngọt đã đoạt được Huy chương vàng. Nhưng sản phẩm này đến nay vẫn còn khá ít người chọn làm "tri kỷ", phần vì do tập quán tiêu dùng và phần bởi mới được trồng chưa nhiều.

    Theo dược sĩ Phan Đức Bình thuộc Hội dược học Việt Nam, cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) vốn là loài cỏ mọc hoang ở Paraguay được du nhập ra nhiều nơi. Từ lâu, cỏ ngọt đã được nhiều lớp cư dân các nước dùng thay cho đường mía. Cây có thân thảo, cao 50-120 cm, nhiều cành nhánh và sống lâu năm, ngắt cành lại mọc. Theo nhiều nhà đông dược, với nguồn giống từ Trung Quốc, đồng bào các dân tộc cũng đã trồng khá nhiều ở vùng biên giới phía Bắc. Và cỏ ngọt cũng đã theo bà con từ Cao Bằng-Lạng Sơn vào định cư trên quê hương mới Lâm Hà của vùng cao nguyên Lâm Đồng.

    Thật ra, như khẳng định của GS.TS Đỗ Tất Lợi và Hội y dược học, chất Steviosid có trong lá cỏ ngọt có hàm lượng ngọt hơn đường mía đến 300 lần, Chất này có trong cây với tỷ lệ 12-15 g/kg. Chính vì vậy, nếu dùng đường chiết xuất chế biến từ cỏ ngọt, chỉ cần dùng một lượng đường nhỏ hơn hàng chục lần trọng lượng. Ăn nhiều đường mía, chất mật, chất béo và chất bột thì con người dễ bị mập phì, tăng huyết áp, đái tháo đường nên nhiều nhà dược học đã khuyến cáo nên dùng cỏ ngọt thay đường mía. (Tất nhiên, đường mía vẫn rất cần, nhất là đối với trẻ em trong độ tuổi đang lớn).

    Nhà sản xuất tiên phong
    Chị Nguyễn Thị Lợi, chủ cơ sở Ngọc Duy - doanh nghiệp được coi là "nhà sản xuất tiên phong" mặt hàng này - vốn là kế toán trưởng của Xí nghiệp dược phẩm dược liệu Lâm Đồng. Năm 1980, chị được cử đi học đại học tại trường Kinh tế tài chính Tp.HCM. Lúc đó, mặt hàng cao Atisô do Xí nghiệp chế biến xuất sang Liên Xô và Đông ¢u bán khá chạy. Sau thời gian gia công nấu cao làm kinh tế phụ ở nhà, chị đọc tài liệu và thấy cây Atisô - một nguồn dược liệu dồi dào của Đà Lạt - có khá nhiều tính năng nhưng thật đáng tiếc là ngoài phần lá được sử dụng, tất cả đều bị bỏ phí ném làm thức ăn gia súc. Do vậy, năm 1992, chị quyết định lập cơ sở Ngọc Duy, dần dần đầu tư sắm thiết bị sấy, nghiền, đóng bao để biến Atisô thành nguyên liệu thức uống như trà. Hàng bán chạy, được nhiều nơi làm theo.

    Trong một chuyến "khảo sát" lên Lâm Hà, chị tình cờ biết được tính năng độc đáo của cây cỏ ngọt nên đã liên hệ với Trung tâm giống cây trồng của Bộ nông nghiệp và của tỉnh xin giống về nhân ra để chế biến, giới thiệu cho nhiều người uống. Năm 1995, mặt hàng "trà cỏ ngọt túi lọc" ra đời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp và nhãn hiệu Ngọc Duy được chứng nhận sở hữu công nghiệp để mở rộng thị trường. Cứ như vậy, lặng lẽ tìm bạn "tri kỷ", đến nay, các loại trà thảo mộc, đặc biệt là cỏ ngọt của Ngọc Duy đã được XK đến 10 quốc gia trên thế giới, bình quân mỗi tháng xuất tới 1,5 tấn. Cỏ ngọt trồng ở vùng chuyên canh nhiều nắng Lâm Hà luôn được tiêu thụ hết với giá từ 20.000-30.000 đ/kg khô (cứ 10 tươi cho 1 khô).

    Theo chị Lợi thì các loại cây cỏ trong từng bộ phận đều có những tính năng và hàm lượng khác nhau. Nhưng do hám lợi, nhiều nhà chế biến có khi sử dụng tất tần tật thân lá, hoa, cành rễ, tạo nên cảm giác, mùi vị có lúc gây khó chịu cho người tiêu dùng. Do vậy, các loại thức uống mang tính dược liệu cần được kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Tốt hơn hết mỗi cơ sở nên có các "cố vấn" về dược học. Và chị cũng khuyên người tiêu dùng nếu có đến phố chợ Đà Lạt mua quà lưu niệm thì cũng đừng quá "ham rẻ".

    Chị Lợi cũng cho biết: cơ sở Ngọc Duy của chị đang dồn vốn để nhập dàn máy chiết xuất từ cỏ ngọt thành đường viên thay thế hàng nhập khẩu. Hy vọng cây cỏ ngọt sẽ được trồng ngày càng nhiều hơn để thay thế một phần đường mía cho những người cần "ăn kiêng".

    Hưng Văn

    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  2. toilamuadongquenlang

    toilamuadongquenlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề cỏ ngọt hình như chưa được phổ biến rộng rãi lắm thì phải , nhưng nếu ai muốn biết thêm về phương pháp trồng và thu hoach thì liên hệ với em , em đang có tài liệu phần đó .Bây giờ thi em đang bận nên không post lên được , chắc phải một thời gian nữa
  3. toilamuadongquenlang

    toilamuadongquenlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề cỏ ngọt hình như chưa được phổ biến rộng rãi lắm thì phải , nhưng nếu ai muốn biết thêm về phương pháp trồng và thu hoach thì liên hệ với em , em đang có tài liệu phần đó .Bây giờ thi em đang bận nên không post lên được , chắc phải một thời gian nữa
  4. octieucon

    octieucon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    3
    Các bạn cho mình hỏi nếu mình uống trà cỏ ngọt quá nhiều có gây tác hại gì không ?
    Mình không có bị bệnh tiểu đường.
  5. huathuduong

    huathuduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
  6. huathuduong

    huathuduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    tui đang cần tài liệu về kỹ thuật nuôi trồng, chọn giống cây cỏ ngọt, xin vui lòng gửi cho tui nhé hoặc liên lạc với tui qua số: 0908448717
  7. hieu86

    hieu86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2005
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    0
    trước cô chủ nhiệm mình làm luận án về cỏ ngọt, bạn tự liên hệ nhé : cô Lê Hoa Lan. gv môn sinh trường Ptth Chu Văn An số 10 thuỵ khê hà nội.
    đt : ko nhớ
  8. Xubu

    Xubu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước nghe xếp em nói qua về loại cỏ này, hôm nay lại thấy có trong box cnsh. Hầy, hình như loại này kiếm tiền ác lắm
  9. quai_nhan_giao_chi

    quai_nhan_giao_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho mình hỏi nếu mình uống trà cỏ ngọt quá nhiều có gây tác hại gì không ?
    Mình không có bị bệnh tiểu đường.
    cái gì nhiều quá chả có hại, đừng lạm dụng quá, vị này trong dược điển họ chỉ dẫn dùng để dẫn thuốc (làm cho người bệnh dễ uống hơn với các vị thuốc đắng)
    Tóm lại nên hạn chế!
  10. thanhluan1522

    thanhluan1522 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này