1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội Đồng Hương Hương Canh

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi tranngocdong84, 26/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. inmortel_zum

    inmortel_zum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    nguo`i Huong Canh coa'' mat day!!!!!!!!!!!!!!!!
  2. vietsipvan

    vietsipvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thế hương canh bây giờ có em nào hay không ? Chú em giới thiệu dùm anh đê.
    Nếu thành công anh hứa sẽ hậu tạ chú em đó. Hê hê
  3. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi chẳng thấy bác nào vào cả, buồn quá, tui chỉ biết về lịch sử văn hoá của Hương Canh thôi chứ gái gú thì quả thực tôi không có biết tí nào Hu hu
  4. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Có con mà gả chồng gần
    Có bát canh cần nó cũng đem cho!
    Ấy vậy mà ở vùng quê Hương Canh (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) với bàn tay tài hoa của các bà, các chị ở đây đã chế biến rau cần thành món ăn đặc sản. Đó là món Vó Cần! Thực khách phương xa tới đây ăn cỗ vào mùa rau cần được thưởng thức Vó Cần sẽ không bao giờ quên, bởi thấy món này ngon hơn cả giò nem ninh mọc. Mâm cỗ ở vùng này dù có đủ nem công chả phượng mà không có món Vó Cần thì chưa phải là cỗ sang. Món Vó Cần đã từng được đem đi dự thi ở các cuộc thi ẩm thực và đã đoạt những giải cao đem về.
    Rau cần làm Vó Cần thường được trồng trong những ao sạch sẽ nước trong leo lẻo, quanh năm không lẫn chút bèo dâu, bèo tấm... Cây rau cần mọc cao lên tới đâu, nước sạch được tháo vào đầy tới đó nên thân cây rau luôn "trắng nõn nà như ngó cần"!.
    Rau cần hái từ ao về nhặt sạch gốc, rễ và lá, rửa sạch cho ráo nước. Chẻ nhỏ những cọng to rồi nghiêng dao thái vát kiểu vạt ống dầu thành từng đoạn hình thoi dài chừng hai đốt ngón tay, rắc thêm vào các loại rau thơm thái nhỏ. Bánh đa mật nhúng nước cho mềm, cắt nhỏ dạng phoi bào rồi đem rán mỡ cho giòn. Thịt ba chỉ, bì lợn hoặc thịt chân giò đã luộc chín đem thái chỉ... nêm chút bột gia vị, lạc, vừng rang giã nhỏ vừa phải... Tất cả các thứ đó đem trộn với đường, giấm cùng nước mắm ngon. Tùy theo khẩu vị từng người ưa chua, cay, mặn, ngọt ít nhiều mà lựa chọn rắc thêm muối tiêu, tương ớt...
    Vó Cần được bày ra đĩa to hoặc khay nhỏ, hoặc dồn vào các khuôn hình bát giác, lục lăng hay hình kim tự tháp... Sau đó được úp sang đĩa lớn bầy giữa mâm cỗ để phô bày đủ màu sắc quê hương thanh bình với nhiều loại thực phẩm dân dã, hội tụ cả hương đồng gió nội trong dáng hình tháp cổ kính. Sẵn sàng phục vụ khách quý với những cốc bia, li rượu đưa cay nhưng không biết say sỉn là gì bởi trong món Vó Cần không chỉ có đủ màu sắc của thiên nhiên mà còn có đủ cả mùi vị chua cay, ngọt mặn béo bùi cùng với sự thơm thảo của thứ rau dân dã có tính giã rượu trong hương vị đồng quê, cùng ấn tượng thật khó quên. Giúp cho người thưởng thức luôn được lai rai mà vẫn tỉnh táo đến tận lúc tiệc tàn giã đám.
    Dương Văn Lãm
  5. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Đình Hương Canh (02/12/2007 14:49)
    Đình Hương Canh làm thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Đây là ngôi đình có kiến trúc đồ sộ, chạm trổ tinh vi điêu luyện.
    Cùng với đình Ngọc Canh, Tiên Canh, chùa Kính Phúc (đều đã được xếp hạng Quốc gia) và các điếm, miếu cổ trong một khu vực không rộng của làng gốm cổ Hương Canh - đình Hương Canh tạo thành cụm di tích dầy đặc về mật độ, độc đáo về mỹ thuật kiến trúc gỗ cổ dân gian, rất quý hiếm của tỉnh Vĩnh Phúc, của xứ Đoài và vùng đồng bằng - trung du Bắc bộ.
    1. Đình Hương Canh
    Nằm ở vị trí giữa làng, gần 300 năm nay đình Hương Canh vẫn đứng đó như thách thức với nắng mưa, như khoe với thiên nhiên cỏ cây về bộ mái đồ sộ xinh duyên của mình. Lợp bằng ngói mũi hài, mái đình được các hiệp thợ ngoã Hương Canh xếp đặt theo kiểu ?ođóng óc vẩy rồng? rất chặt chẽ, phẳng đẹp. Bờ nóc được đắp thẳng ke, hai đầu cong lên, các đầu đao cũng vút lên tương tự, toàn bộ mái đình trông như một cánh diều khổng lồ. Nhờ vậy mà đình Hương Canh trông toàn cảnh rất đồ sộ nhưng không nặng nề, to cao mà duyên dáng, không kém phần mềm mại, uyển chuyển.
    Xưa kia, đình Hương Canh có 3 toà kiến trúc bố cục theo kiểu chữ ?ovương?, năm 1964 trong khi tu sửa đã dỡ đi toà cuối cùng, nay còn toà tiền tế và đại đình. Tiền tế đình Hương Canh gồm 3 gian, mái được làm kiểu 2 tầng 8 mái, toà đại đình 5 gian 2 dĩ, dài 26m, rộng 13,50m, 4 mái. Để chống đỡ bộ mái nặng hàng chục tấn ấy, các nhà thiết kế thời bấy giờ đã tạo ra cho đình một bộ khung rất chắc chắn. Riêng toà đại đình với 6 hàng chân - 48 cột gỗ tốt, đại khoa, cột cái có chu vi 2,40m, cao 6m; cột con chu vi 1,80m, cao 4m. Sự tài tình của người thợ ở đây là ngoài việc mộng sàm chặt khít, còn phải tính toán chính xác để phân phối lực đều cho toàn đình, từ đó tạo cho đình một thế cân bằng (nếu không thì đình sẽ bị lật đổ theo kiểu ?onặng bồng nhẹ tếch?). Mỗi bộ phận cấu tạo nên đình đều chịu một lực nhất định tương xứng với chức năng của nó. Các xà ngang dọc giằng co với nhau, thu hút lực đưa về ngọn cột để cột chịu lực là chính. Làm được điều đó chắc phải tính toán, đo đạc kỹ lưỡng đến mức nào. ở xó đình bên phải có một đầu bẩy còn cả lỗ sẹo gỗ do người khai thác chặt bằng rìu để luồn dây kéo gỗ về, phần đó thường phải cắt đi nhưng ở đây vẫn được tận dụng hết. Việc làm ngẫu nhiên đó của người xưa nói lên sự tính toán chính xác của họ khi thi công đình này.
    Không làm kiểu ?ochồng bồn tứ trụ? như một số đình khác mà kết cấu bộ vì đình Hương Canh làm kiểu ?ocột đội cảnh sẻ? rất khoẻ và giữ được nóc đình vững bền. Có thể nói, các bộ phận cấu tạo nên đình được bố trí rất hợp lý, từ các thành phần to đến chi tiết nhỏ đều có một tác dụng nhất định, chúng đều phải ?olàm việc? với hiệu xuất cao. Để nâng một góc đình với bộ đao khá nặng một số xó nhỏ thôi mà phải ăn mộng tiếp xúc với 6 đầu xà ngang dọc?
    Trong ngôn ngữ của người Việt, sự đồ sộ hoành tráng của ngôi đình được dùng làm hình tượng so sánh, ví với những vật thể to lớn hay công việc trọng đại, như ?oviệc tày đình?, ?oto bằng cột đình? hay:
    Qua đình ngả nón trông đình
    Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
    Đình Hương Canh quả là như vậy.
    Như đã nói, đồ sộ nhưng không nặng nề, đình Hương Canh đã được các nghệ nhân giải quyết điều đó bằng kỹ thuật chạm trổ hết sức tinh vi, điêu luyện. Tất cả các đầu dư, họng cột, những phần thừa ra, các nghệ nhân đều biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật: Những con kìm được chạm lộng sâu hàng gang tay, những nét mác cong đều vút lên hùng dũng, những đầu hoành, đòn tay là chú voi mập mạp như đang đứng đó cùng nhau khiêng đội mái đình. Đặc biệt là các bức cốn, các bức chạm trên ván gió mới thật là tuyệt tác. Với 19 bức chạm tạo thành 6 mảng trang trí lớn khiến cho nội thất đình Hương Canh thêm uy nghi, sinh động. Tiêu biểu là các bức chạm: Đấu võ, đấu vật, bơi chải, bầu rượu túi thơ, đi săn về, người cưỡi rồng, táng mộ vào hàm rồng, bát tiên?Đây là hình ảnh thu nhỏ của ngày hội làng, nó phản ánh được phần nào sinh hoạt của xã hội thời Lê Trung hưng.
    Là công trình kiến trúc đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian, trong thời gian tới đình Hương Canh không chỉ giới hạn ở sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học, mà còn là địa chỉ đỏ trong những chuyến hành hương tham quan thưởng ngoạn của du khách gần xa.
    2. Đình Ngọc Canh
    Cách đình Hương Canh chừng 200m, được khởi dựng thời Hậu Lê (thế kỷ XVII), đình Ngọc Canh có kiểu thức kiến trúc tương tự đình Hương Canh, rất đồ sộ, cột lớn kết cấu vững chãi. Hiện đình còn nguyên 3 toà kiến trúc bố cục như hình chữ ?ovương?, tiền tế 5 gian dài 20m, rộng 7,10m; đại đình 5 gian 2 dĩ dài 24m, rộng 15,50m; hậu cung 5 gian dài 10m, rộng 7,30m.
    Về nghệ thuật chạm khắc, đình Ngọc Canh cũng có những bức chạm giống đình Hương Canh như: ?ođấu vật?, ?obơi chải?, ?ođi săn về? hay những hình rồng phượng, con giống... Tuy nhiên nội dung và nghệ thuật chạm trổ ở đây có những điểm khác với đình Hương Canh. Nếu như ở đình Hương Canh tả nhiều về ngày hội làng, những trò chơi đông người tạo nên không khí vui nhộn thì ở đình Ngọc Canh lại thiên về tả cảnh lao động, những thú vui hàng ngày trong nông thôn. Nếu chạm trổ ở đình Hương Canh đẹp trong không khí nhộn nhịp vui tươi thì chạm trổ ở đình Ngọc Canh đẹp trong không gian trầm lắng, suy tư liên tưởng trước thực tế cuộc sống của nhân dân ta nửa cuối thế kỷ 17, như các bức chạm: ?odựng cột buồm?, ?ouống rượu?, ?ochơi cờ?, ?ođến hát nhà quan?. Với lối bố cục chặt chẽ, hài hoà, đường nét phóng khoáng tự do, chú ý khắc hoạ từng chi tiết thể hiện rõ tình cảm, cá tính của từng nhân vật trong bức chạm để rồi có một tác phẩm hoàn hảo, mang nội dung tư tưởng sâu sắc, thể hiện cao độ đề tài định trước. Đó là những thành công nổi bật trong chạm gỗ ở đình Ngọc Canh.
    Đình Ngọc Canh, cũng như Hương Canh, Tiên Canh, mỗi đình thuộc một làng, cùng thờ chung 6 vị thành hoàng: Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập - con trai cả của Ngô Quyền, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn - con thứ của Ngô Quyền, Linh Quang Thái Hậu Dương Thị Như Ngọc - vợ Ngô Quyền, A Lữ nương nương Dương Phương Lan - vợ thứ Ngô Quyền, Thị Tùng phu nhân Phạm Thị Uy Duyên - vợ Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, Đông Ngạc đại thần Đỗ Cảnh Thạc - tướng và là cháu ngoại Ngô Quyền.
    Đình Ngọc Canh và các di tích thuộc thị trấn Hương Canh đã và đang được Nhà nước quan tâm lập dự án trùng tu tôn tạo nhằm bảo quản, gìn giữ kiến trúc cổ truyền và các tác phẩm điêu khắc dân gian cũng như việc khôi phục những sinh hoạt hội hè, phát huy giá trị vật thể và phi vật thể của di tích trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay
    3. Đình Tiên Canh
    Kết cấu, kiểu thức kiến trúc, niên đại xây dựng đình Tiên Canh giống đình Hương Canh và Ngọc Canh, tuy diện tích lớn hơn - tiền tế 5 gian dài 23m, rộng 10m, đại đình 5 gian 2 dĩ dài 29,70m, rộng 14m, hậu cung 5 gian 2 dĩ dài 16m, rộng 7m.
    Trên bộ khung kiến trúc gỗ đồ sộ, vững chãi ấy, người xưa đã tính toán rồi làm đẹp thêm cho đình bằng việc chạm khắc, trang trí với kỹ thuật điêu luyện, nội dung tinh tế, tả cảnh sinh hoạt của con người, các con vật vũ trụ, tứ linh, kìm nghê và hoa lá cách điệu, như ở cửa võng hậu cung, các bức cốn nách, đầu bẩyĐiểm khác trong trang trí đình Tiên Canh với đình Hương Canh và Ngọc Canh là đề tài về con người ít (chỉ có 3 bức cốn nách tả cảnh: Luyện voi, bơi chải, người múa), chủ yếu là ?otứ linh? (long - ly - quy - phượng), trong đó hình rồng xuất hiện hầu hết trong trang trí ở đây. Rồng được thể hiện ở những tư thế khác nhau: Rồng hút nước, rồng uốn, rồng cuốn cột, cá hoá rồngChẳng hạn ở cốn nách gian dĩ đại đình chạm hình rồng cách điệu, mình ẩn, đầu to, tai vểnh, răng nhe. Cốn nách ở tiền tế chạm ?otứ linh? với rồng đang hút nước, lân bờm tóc dữ tợn, rùa đang bò miệng ngậm quyển sách, phượng bay cánh xoè rộng lả lướt. Bức ?olong cuốn thuỷ? tả cảnh một rồng mẹ đang hút cột nước, cạnh có rồng con đang ôm quả cầu. Đặc biệt trên hệ thống cửa võng - hậu cung trang trí toàn hình rồng (cửa võng hậu cung đình Tiên Canh rất độc đáo, là cửa kép, gồm 2 lần cửa). Các cạnh của 3 ô cửa ngoài chạm 7 lớp hình cá hoá rồng, các cạnh của 3 ô cửa trong chạm 8 lớp, mỗi lớp là một hình rồng dài suốt theo chiều cao của cửa (1,50m). Còn ở cột cửa (ô giữa) chạm một đôi rồng to đang cuốn chặt vào cột. Tính tổng thể ở 6 ô cửa võng có hơn 100 con rồng nằm cùng tư thế song song nhau với cả rừng vây máu trông rất uy nghi. Cùng kỹ thuật đục chạm tỉ mỉ chau chuốt, các hình rồng đều được thếp vàng lóng lánh rực rỡ.
    Có thể nói chạm trổ ở cửa võng đình Tiên Canh là kiệt tác độc đáo về chạm khắc gỗ cổ dân gian ở Vĩnh Phúc cuối thế kỷ XVIII. Và với đề tài chủ đạo - hình rồng, chạm khắc ở đình Tiên Canh đã phần nào phản ảnh nội dung tư tưởng đa dạng của xã hội Việt Nam đương thời. Có người nói hình rồng hút nước ở đình Tiên Canh là hình tượng cầu mưa của cư dân nông nghiệp. Cũng có người nói hình rồng ở đình Tiên Canh với tỷ lệ cao như thế nói lên sự chuyên quyền của chế độ phong kiến Việt Nam khi ấy, luôn muốn đề cao uy quyền của mình để thống trị nông dân. Lại có người nói hình rồng ở đình Tiên Canh, nhất là hình cá hoá rồng phản ánh tình hình thi cử, ước mơ đỗ đạt của các nho sinh thuở trước như câu ca:
    Mồng ba cá đi ăn thề
    Mồng bốn cá về cá vượt vũ môn.
    ở đình Tiên Canh có nhiều hình rồng và hoá rồng như thế, chứng tỏ từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đạo Nho ở nước ta đã lấn tới chi phối hệ tư tưởng trong xã hội đương thời.

Chia sẻ trang này