1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CỨU EM VỚI ! EM SẮP CHẾT VÌ ĐIỆN ĐÂY! LÀM ƠN ĐI

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi conanhero, 01/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Chệnh lệch điện áp ( tức có hiệu điện thế ) giữa 2 đầu không phải là điều kiện tiên quyết để bị điện giật bạn ạ .
    Điện giật sẽ được quyết định bởi dòng , dòng đủ lớn sẽ bị giật .
    Dòng phụ thuộc vào hiệu điện thế nên hiệu điện thế lớn mới đủ gây nguy hiểm .
    Ở ví dụ trên ( trong trường hợp chỉ có 1 người đứng trên ghế và tay nắm dây pha ) ta thấy hiệu điện thế người đứng trên ghế sẽ là :
    [​IMG]
    U(n) = I.R(n) =R(n) [220/(R(n) + R(g))] = 1000[ 220 /(1000+440.000)] = 0,498 Vott
    Như vậy hoàn toàn có sự chênh lệnh điện áp 2 đầu là 0,498 Volt , nhưng người trên ghế sẽ không bị giật .
    Vì giá trị dòng đi quá người quá nhỏ :
    I= 220/(1000+440.000)= 0,000498A=0,498mA
    =====================================================
    Vài trị số thông thường về điện trở người và tác động của điện vào người .
    Mấy cái này có nhiều trên sách báo , copy về phục vụ các bạn .
    Người là một vật thể dẫn điện , đây là phản ứng sinh lý với điện xoay chiều ( điện một chiều có phản ứng khác một chút )
    0.6-1.5 mA : chưa cảm thấy gì
    2-3 mA : ngón tay tê mạnh
    5-7 mA : bắp thịt run
    8-10 mA : tay khó rời vật dẫn điện , đau khớp tay
    20-25mA : tay không rời được vật dẫn điện , khó thở , tay tê
    50-80 mA : Thở bị tê liệt , tim đập mạnh
    90-100 mA : Thở tê liệt , nếu trên 3s tim sẽ ngừng đập
    Điện trở người là con số không cố định và biến động ở dải rộng
    Người lớn bình thường , da khô sạch Rng = 10.000 - 100.000 Ohm
    Người da ướt nhiều mồ hôi Rng = 800- 1000 ohm
    Trẻ em Rng = 400 ohm
    Phụ nữ Rng = 500 ohm
    Đàn ông Rng = 1000 ohm
    Người đang xúc động buồn bực lo âu điện trở thấp hơn người bình thường lạc quan .
    Vài thí dụ :
    Cùng với Utx ( hiệu điện thế tiếp xúc ) là 220 V
    Rng = 10.000 ohm thì Ing = 220/10.000 = 0.022 A = 22 mA
    Người đó chưa bị chết , còn tự chủ để thoát ra được
    Rng = 1000 ohm thì Ing = 220/ 1000 = 0.22 A = 220 m A
    Chắc chắn người này sẽ bị tử vong
    Nếu người đó ốm yếu ướt đẫm mồ hôi , Rng = 400 ohm thì Ing - 220/400= 0.55 A = 550mA
    Không còn gì để ...nói !
  2. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc nhiều thống kê khác nhau, nhưng thường người ta nói điện trở trong người thường nằm khoảng 500 Ohm to 50.000 Ohm. Điện trở trong người biến đổi rất nhiều tùy theo cách bạn đụng vào nó. Thí dụ bạn chỉ đụng ngón tay vào điện, thì R = 40.000 đến 1.000 (nếu tay khô) và 4.000 đến 15.000 (nếu tay ướt). Nếu lấy 2 ngón tay nắm dây điện thì R = 10.000 đến 30.000 (tay khô), và 2.000 đến 5.000 (tay ướt). Trích từ bảng thống kê của Kouwenhoven and Milnor.
    Cảm giác bị điện giật cũng biến đổi tùy theo phái tính và tần số của dòng điện. Thí dụ ở điện 1 chiều, đàn ông cần 1mA để cảm thấy, nhưng ở đàn bà chỉ cần 0,6mA. Điện 2 chiều 60hz, đàn ông cảm thấy khi dòng điện là 0,4 mA, và đàn bà là 0.3 mA. Trích từ bảng thống kê của Charles F. Dalziel.
    Theo thống kê của những cuộc điều tra, dòng điện có thể gây tử vong nếu đúng điều kiện của phương trinh sau:
    I = 116 / (căn t)
    I = dòng điện đi qua người (mA)
    T = thời gian dòng điên đi qua ( giây)
    116 = hằng số, xác xuất những biến cố gây tử vong.
  3. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Nhờ bạn xem lại đơn vị của I là mA hay A ( hoặc giới hạn cụ thể của t ) trong công thức trên .
    Vì LVH cảm thấy vô lý .
    Giả sử lấy t=12.960.000sec ( tức 3600 giờ hay 150 ngày hay 5 tháng )
    Khi đó I =116/Sqrt( 12.960.000) = 0,0322mA
    Sờ tay vào một dòng điện quá nhỏ như thế này liên tục trong 5 tháng sẽ làm người ta chết ư (!) Có những dòng điện sinh học trong người còn lớn hơn dòng điện này :-)
    ( Giả sử dòng đi từ tay tới chân , với điện trở tính toán người là 1000 ohm có thể tính hiệu điện thế người phải chịu U = 0,0322 x 1000/1000=0,0322 Volt : một điện thế nhỏ hơn 46 lần cục pin 1,5 V , khó mà gây được chuyện gì )
  4. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Bó tay với cách suy luận của LVH. Tôi không có tài liệu cụ thể, tuy nhiên có thể hiểu những công thức trên là công thức thực nghiệm ngoại suy từ thí nghiệm. Chứ là gì có cái định lý hay định luật nào về điện giật mà có công thức chính xác. Khi đã là công thức thực nghiệm thì nó chỉ đúng trong một số hoàn cảnh cụ thể thôi. Giống như công thức tính cột thu lôi. Theo thời gian mô hình tính tàon khác nhau quá nhiều, từ một hình chữ nhật với một cạnh là chiều cao cột cho đến hình nón, hình nón có đường sinh là một đường cong v.v... vậy cái nào là đúng. Sét vẫn đấnh ầm ầm mà người ta vẫn công nhận đó thôi. Tôi không phê phán hay thắc mắc gì nhưng muốn nói một điều, công thức phụ thuộc nhiều vào điều kiện giới hạn.
  5. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Ha ha , thì LVH cũng đang hỏi về cái giới hạn của công thức đó thôi .
    Nhất là các bài toán liên quan đến thực nghiệm , bao giờ cũng cần khảo sát giới hạn của nó thật kỹ kẻo lại giống cụ Archimède :
    " Cho tôi một điểm tựa , tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên "
    :-))
  6. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, nếu trong hệ thống điện công nghiệp (tần số thấp, một chiều...) thì dòng điện chết người theo đúng lý thuyết LVH đã đưa ra, không phải bàn cãi!
    Vấn đề là con người bị giật khi nào?
    Công thức trên của epower có lý khi dòng điện là dòng xung (ko phải điện công nghiệp)
    Chẳng hạn, bạn sẽ làm sao nếu có 1 dòng điện chạy qua với tốc độ 10 mili sec
    I=1/sqrt(10.e-3)=1/1.e-4=10.000 mA=10A
    Tất nhiên còn phải phụ thuộc vào điện áp của xung...
    Ở đây, bản chất của vấn đề là CÔNG SUẤT (năng lượng / thời gian). Tại sao bạn có thể ngất khi dính vào dùi cui điện (stun-gun) ?
    Dùi cui điện là 1 thiết bị khuếch đại điện áp từ 3-9V lên 60-750KV. Công suất của nó là từ 5-15W. (Dùng vài viên pin !)
    Nếu như bạn tính dòng điện tại đầu ra (giả sử là loại Psource=15W và Uout=60kV với hiệu suất đổi điện là 100%)
    Iout_max=15/(60.e+3)=2.5e-4=0.00025A
    Với tải người là 1Kohm, nếu chạm vào bạn sẽ nhận được dòng điện cực đại là 0.25mA (tất nhiên áp sẽ sụt còn Ungười=1000x 0.00025=0.25V!)
    Vậy bạn sờ vào bình thường?
    NHƯNG:
    Với dòng xung t=22 mili sec, bạn sẽ có thiết bị với dòng điện chết người:
    Iout_max=116/sqrt(22.e-3)=239669 mA=239 A
    bạn sẽ có công suất đầu ra (không tải tại 60kV)
    Pout=239x(60.e+3)=14340 W = 1.4 kW!
    Như thế, bạn đang có 1 xung công suất 1.4 kW với điện áp không tải là 60 kV.
    (Dễ thấy khi đọc tính năng của nhiều loại dùi cui điện được ghi là công suất vài ngàn W!)
    Với tải người là 1Kohm, nếu chạm vào bạn sẽ nhận được dòng điện cực đại là:
    I=sqrt(P/R) = sqrt(14340/1000)=3.78 A
    Tất nhiên áp sẽ sụt còn U=1000 x 3.78=3780V
    Dòng điện này làm cho bạn shock nhưng không chết (do thời gian tiếp xúc với dòng ngắn). Nếu bạn cứ bị dùi cui điện gí vào mấy phút thì ko biết chuyện gì xảy ra!
    Nói tóm lại, bạn giật hay không là do NĂNG LƯỢNG chảy vào người (jun) để "nạp điện" cho cái TỤ-NGƯỜI.
    Chính vì thế, các thiết bị gây shock điện chia ra như sau:
    - Dùi cui điện (stun-gun, baton, tazer): 0.2-10 jun
    - Cái shock điện dùng trong y tế (kích thích tim ngừng đập): 10 jun
    - Lớn hơn 10 jun --> chắc chết ! (Tớ chưa thử)
  7. kyniem82

    kyniem82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Các lời giải rất hay. Tôi thấy các bác đều đúng cả.
    Cũng giống như không gian hai chiều và ba chiều vậy.
  8. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    1) Điện dưới 5mV thì không nguy hiểm.
    2) Từ 10mA đến 20mA có thể gây nguy hiểm vì bắp thịt không thể điều khiển được vì thế không bỏ tay ra khỏi dây điện được.
    3) Trên 50mA có thể gây tử vong.
    Công thức trên giúp bạn tính sự liên hệ giữa thời gian và dòng điện trong trường hợp 2 và 3.
    Cá nhân tôi không bao giờ muốn có dòng điện nhỏ đi qua người trong thời gian dài dù là dưới 5mA. Làm sao mình hiểu được sinh lý con người phản ứng như thế nàođối với dòng điện.
    Một vấn đề tôi cũng muốn bổ túc với bạn LVH là 0,498V bạn trình bày ở trên chính là voltage drop, còn 220V chính là potential difference, theo tôi theo định nghĩa hai thứ nó khác nhau, bạn nghĩ như thế nào?
  9. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Công thức trên có thể diễn giải rằng , theo xác xuất thống kê, tử vong sẽ xẩy ra nếu có dòng điện 116mA đi qua người trong 1 giây. Nếu dòng điện cao hơn, thời gian sẽ rút ngắn lại.
    Đây chỉ là thống kê của một cá nhân được nhiều người chấp nhận, bạn có thể làm thống kê cho chính bạn, không ai chống đối cả miễn sao nó dựa trên nền tảng khoa học.
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Epower
    Ở mạch điện đến các gia đình , các nguồn nối ( ổ cắm ) được mắc song song với nhau và cùng hiệu điện thế 220 V , nhưng nếu mạch nào trong gia đình mắc nối tiếp ( thí dụ nối tiếp 2 bóng đèn chẳng hạn thì sẽ thấy điện áp giáng ( sụt áp ) trên từng bóng là khác nhau .
    Nhưng điện áp giáng vẫn là chênh lệch điện thế ở 2 đầu bóng đèn tức cũng là một dạng hiệu điện thế .
    Ở ví dụ trên ta thấy hiệu điện thế từ tay đến chân người là U(n) = 0,498V còn hiệu điện thế giữa hai đầu ghế là U(G) = 220-0,498 = 219,5 V . Đó cũng chính là các giá trị điện áp giáng .
    Còn hiệu điện thế từ pha với đất vẫn là 220 V
    [​IMG]
    Lâu lâu mấy cái thuật ngữ cơ bản này cũng hay làm khó dễ kỹ sư và các kỹ thuật viên lắm . Cũng thử nêu nhận xét riêng các bạn cứ bổ sung : Điện áp giáng hay sụt áp ( voltage drop ) và hiệu điện thế ( potential difference ) về ý nghĩa là khác nhau nhưng về bản chất là giống nhau , tức cũng là hiệu điện thế 2 đầu của đối tượng , nhưng thường đa số chúng ta lại hay bị nhẫm lẫn khái niệm tổn thất điện áp ( potential loss ) với sụt áp nhiều hơn . mà cái này hay liên quan đến tính toán thực tế .
    P/S : Nói tới chuyện này chợt nhớ hồi xưa khi Việt Nam bất ngờ chuyển mạng từ 110 V sang 220 V , nhiều gia đình còn dư bóng đèn 110 V ( các loại ) họ tiếc quá nên sáng chế ra cách mắc nối tiếp để tận dụng ( nhưng không thông hiểu về điện áp giáng ) và các bạn biết kết quả là nhà tối om !
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 15/04/2006

Chia sẻ trang này