1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương-Sách tham khảo

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ptlinh, 01/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. m42

    m42 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Và bác Giáp trong KC chống Mỹ là Bí thư Quân Ủy . Ở VN, có bác Giáp làm Bí thư Quân Ủy mà không phải là Tổng Bí thư.
  2. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Thời bác Giáp là Bí thư Quân ủy Trung ương thì không có chức Tổng bí thư. Ông Lê Duẩn lúc đó là Bí thư thứ nhất.
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.645
    Đã được thích:
    4.620
    [htm]http://www.hcmc-museum.edu.vn/baotangtp/vie/default.aspx?cat_id=12&news_id=50[htm]
    Từ 1960, đồng chí Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất trung ương Đảng kiêm bí thư quân ủy trung ương.
  4. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mà mọi người post đều chính xác. Trong kháng chiến chống Pháp Đại tướng Giáp vừa là Tổng tư lệnh vừa là Bí thư quân uỷ trung ương. Cho đến nay Tướng Giáp là Bí thư quân uỷ duy nhất không phải là Tổng Bí thư hay Bí thư thứ nhất, theo tôi cũng là Tổng tư lệnh duy nhất không phải là *************. Vấn đề là ở chỗ mọi người xác định xem Bí thư Lê Duẩn chuyển giao chức Bí thư quân uỷ cho Tướng Giáp vào năm nào, thời điểm nào. Tôi nhớ không nhầm thì trong kháng chiến chống Pháp cụ Giáp đã là bí thư quân uỷ rồi. Hình như sau Đại hội Đảng lần 2 thì phải.
    Vài dòng mạo muội.
  5. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    ( Chưa đủ 100 bài viết nên chưa được post bài đành mượn tạm nick này vậy - daovh4 )
    Tướng Giáp quả thực là một vị tướng tài, lại được tín nhiệm giao những trọng trách quan trọng : bộ trưởng nội vụ ( sau CM tháng 8 ) sau đó là tổng tư lệnh quân đội, bí thư quân uỷ TW rồi bộ trưởng quốc phòng kiêm phó thủ tướng. Có lẽ tướng Giáp là vị tướng có vị trí cao nhất trong giới chính trị thời đó ( sau này đại tướng Lê Đức Anh là *************, thượng tướng Lê Khả Phiêu là Tổng bí thư đảng CSVN ) . Sau đại hội Đảng CSVN lần thứ 4 Lê Duẩn mới giữ chức bí thư quân uỷ TW (1978 ) . Từ đó tổng bí thư kiêm chức bí thư quân uỷ TW, còn bộ trưởng quốc phòng là phó bí thư quân uỷ.
    Chiến thắng ghi dấu ấn lớn nhất của tướng Giáp là chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 ) . Khi đó tướng Giáp chỉ huy 4 đại đoàn bao vây tiêu diệt cứ điểm ĐBP, nơi đồn trú của khoảng 16000 lính Pháp. Có lẽ thế giới biết đến ông nhiều là do ảnh hưởng của chiến thắng này. Sau này có nổi lên một số vị tướng tài ba khác nhưng về danh tiếng chưa có ai vượt qua được ông.
    Được diendanrieng sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 07/04/2006
  6. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Nhưng hai vị này đều phải từ bỏ cấp hàm quân đội để trở về dân sự (tức là không phải Đại tướng, ************* hay Thượng tướng, Tổng bí thư). Chỉ khi nghỉ thì mới được thêm vào.
  7. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Trong cuộc chiến tranh với Mỹ, quân đội NDVN cũng nổi lên mấy vị tướng tài ba : Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn và một số người khác. Về tư tưởng chỉ đạo vẫn là chiến tranh nhân dân nhưng về chiến thuật và mức độ ác liệt có khác hơn so với hồi đánh nhau với Pháp. Có lẽ tư tưởng chỉ đạo trong thời kỳ này có điểm giống với những gì Trần Hưng Đạo đã nói : " Còn như khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị; thì ta nên kén dùng tướng giỏi, liệu xem quyền biến, ví như đánh cờ, phải tuỳ cơ mà ứng biến, dùng binh phải đồng lòng như cha con một nhà, thì mới có thể đánh được. Cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thuật giữ nước hay hơn cả "
  8. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    -Có 1 thời gian Bác Giáp đi làm bên kế họach hóa gia đình thì phải
  9. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Trước khi Cụ về nghỉ, đảm nhận chức Trưởng ban Sinh đẻ có kế hoạch.
    Mặc cho ai đó cười, chức vụ cuối đời của Cụ cũng thành công chả kém gì đánh đấm, tỷ lệ tăng dân số được đặt vào vòng kiểm soát.
    Bây giờ còn một vấn đề thú vị nữa mà tôi chưa biết: Đại tướng đã vào Đảng năm nào, ai giới thiệu
    (cho các chú khủng long tha hồ khai thác nhá)
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Xây dựng lực lượng
    Mục đích của chúng tôi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội-dân cày có ruộng. Trước đây đã có những người lãnh đạo của chúng tôi nói đến độc lập nhưng họ không đem lại ruộng đất cho dân cày, do đó họ không thành công. Tôi tin chức chủ nghĩa xã hội là lý do đấu tranh của nông dân và công nhân.
    Võ Nguyên Giáp
    (nói với tác giả)
    Ở Pháp năm 1939 sau khi ký kết hiệp ước Xô-Đức, Đảng Cộng sản bị cấm hoạt động. Ở Việt Nam, chế độ cai trị cũng phụ thuộc chính phủ mẫu quốc, bắt đầu bắt bớ những đảng viên của Đảng hoạt động công khai. Giáp có thể bị bắt, Trung ương Đảng quyết định chuyển Giáp khỏi Việt Nam. Mồng 3 tháng 5 năm 1940, Giáp chia tay vợ-?ođồng chí Thái? như ông thường gọi và con gái nhỏ bên bờ Hồ Tây-ở Hà Nội. Ông rời Hà Nội trên một chiếc xe kéo tay do một đảng viên tin cậy kéo. Sau đó Giáp đi cùng Phạm Văn Đồng lớn hơn Giáp 4 tuổi, là một nhân vật quan trọng khác của Đảng. Được vài kilômét, Giáp và Đồng lên xe lửa đi về phía tỉnh Cao Bằng (Lào Cai: Sđd, trang 16) rồi vượt qua biên giới sang Trung Quốc. Họ phải trốn vào phòng vệ sinh để tránh cảnh sát tuần tra trên hành lang. (Hai con đường sắt do người Pháp xây dựng, một từ Hà Nội vào Sài Gòn, và một từ Hải Phòng sang Côn Minh qua Hà Nội. Đường sắt đi qua đồng bằng sông Hồng năm 1903 và đến biên giới Trung Quốc năm 1906, nhưng phải mất hơn 4 năm nữa và tốn thêm nhiều sinh mạng mới vượt qua vùng rừng núi khắc nghiệt để đến Côn Minh). Cũng như Giáp và Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã bị tù 20 năm vì hoạt động cách mạng. Ba con người để điều hành đất nước Việt Nam trong 30 năm sau này đang đến với nhau. Hai người trong số họ đang tiến lên phía Bắc đến Trung Quốc, nơi Hồ Chí Minh đang hoạt động cùng những người cộng sản của Mao Trạch Đông. Vợ Giáp trở về gia đình ở Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An miền Trung Việt Nam. Chị bị bắt và xử 15 năm tù rồi chuyển ra trại giam Hỏa Lò Hà Nội.
    Tháng 6 năm 1940 ở Côn Minh Trung Quốc, Giáp gặp Hồ Chí Minh lần đầu tiên lúc 29 tuổi. Phạm Văn Đồng và Giáp cùng với những người tạm trú đang chờ đợi đến tiếp xúc với một con người. Giáp nhớ lại khi nhìn thấy Hồ Chí Minh bình tĩnh, thái độ khiêm tốn và trang phục giản dị. Ông biết Nguyễn Ái Quốc, người có những bài viết ảnh hưởng sâu sắc đến mình trước đây.
    Trong trí nhớ của Giáp cũng như những người khác, hình như không ai có chút nghi ngờ về năng lực điều hành phong trào độc lập của con người ất. ***** suốt đời chiến đấu cho lý tưởng cộng sản. Vì những tư tưởng ấy ông đã bị người Anh bắt giam ở Hồng Kông và người Trung Quốc bắt nhiều lần. Tác phẩm của ông được lưu truyền rộng rãi, tên tuổi của ông được nhiều người nhắc đến trong tất cả các phong trào cách mạng ở phương Đông. Nhưng tự bản thân ông đã có một đức tin tiềm tàng-Giáp nói: ?omột con người nhân văn rất riêng?. Một niềm tin mạnh mẽ khiến cho mọi người đối thoại đều bị thuyết phục. Giáp rất xúc động trước cách sống giản dị và lòng trung thực của ông và cũng chính phong cách ?ocụ thể và khôn ngoan? trong tư duy và công tác, một tác phong tự Giáp phải cố gắng rèn luyện (kiềm chế tính dữ dội của Giáp) đã giúp Giáp thích ứng với chính trị cũng như hoạt động quân sự trong những năm sau này. Một trong những nguyên tắc đầu tiên của ***** là hành động chính trị đi trước hành động quân sự, vì nhân dân là ưu tiên tuyệt đối đó là nguyên nhân của mọi thắng lợi về chính trị và quân sự. Giáp đã áp dụng hoàn toàn đầy đủ những nguyên tắc ấy trong những năm sau này.
    Để khắc phục những mặt yếu về lý luận của Giáp, Hồ Chí Minh đã gửi Giáp đến học viện Mác-Lênin ở Diên An Trung Quốc, nhưng hai tuần sau khi ra đi, tháng 6 năm 1940, quân Đức chiếm Paris, Hồ Chí Minh biết rằng sẽ có những thay đổi chính trị lớn ở Việt Nam, ông gọi Giáp trở lại. Cùng với Phạm Văn Đồng, Giáp đến Quảng Tây Trung Quốc. Tại đây, với cái tên Dương Hải Nam, Giáp học nói và viết tiếng Trung Quốc, sau đó ông đã cho ra đời một tiểu luận về nội dung mới này với đầu đề: ?oNhững vấn đề quân sự Trung Quốc?.

Chia sẻ trang này