1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về Pa Võ trọng Nghĩa - trường ĐHKT Tp.HCM

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi lecoocbuydie, 02/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 13_friday

    13_friday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Tếch, đừng có nhoắng lên thế. Vấn đề ở đây đang nói đến là concept của đồ án. Chưa thể nói được gì sâu hơn khi hạn chế hồ sơ.rất là buồn khi tếch nói về highlight 6.Danh từ chỉ làng đại học, khu đại học, chưa có thể đinh nghĩa được hết khái niệm không gian giáo dục một cách mô phạm và trọn vẹn được. Khi khai thác hết dữ liệu; tính chất của công trình được thiết kế là một trong những bước cơ sở để xây dựng concept của công trình. Tếch chẳng thấy Quốc tử giám, làng đại học thủ đức,... khác nhau chăng. Mô hình giáo dục, chức năng thay đổi, văn hoá, nhu cầu và trình độ văn minh , trình độ sống thay đổi, cấu trúc và quy trình thiết kế thay đổi. CFD là một trào lưu, hiện tượng ứng dụng khoa học vào thiết kế, CFD tốt, nhưng không phải vào đâu cũng tốt, cũng hợp lý. Một công trình mang tính năng tốt, eco building,... không có nghĩa phải dùng CFD. Nếu quên đi nhũng phương diện khác vể form, function, urban context, urban landscape, elements architecturals, culture, hay cách khác là quên đi yếu tố spirit+ physic và chú trọng thiên về hơn một mat . Dieu can co le hon ca la bat duowc identity cua cong trinh va tinh nang khu dat , gay duoc tinh dong, bieu cam va kich duoc cam xuc cua con nguoi. ... Nong qua cung gay duoc xuc cam.

  2. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Thấy bạn wegọtam có vẻ bức xúc điều gì đó, có gì mà bức xúc cơ chứ, người ta giỏi thì thắng là chuyện thường thôi, cậu tức chẳng qua vì thấy người khác giỏi và dc nhiều người công nhận hơn ai đó......cậu thấy chưa thoả đáng thi tôi fân tích vài điều, đáng nhẽ chả định nói với cậu làm gì
    --Tức làm quái gì với chuyện người ta giỏi hay không, hay là công trình người ta chọn. Tức ở chỗ là những lí do dẫn đến chuyện nó được chọn.
    Hai-lai 1 : NHẦM ai bảo cậu hầu hết tất cả đều áp dụng dc, dựa vào đâu, cậu có hiểu gì về nó ko, mà nói thế...Ý kiến của tôi: Ở trường tôi mọi người dùng fluent flo như những chỗ khác thôi, nó ko hề đơn giản như cậu tưỏng tượng, có ngưòi dùng thành thạo, có người ko, người dùng thành thạo nhất chỗ tôi dành 4 năm để nghiên cứu về aerodynamic, tất nhiên họ là Civil engin, cho nên cậu fải hiểu nếu cứ có fần mềm ai cũng dùng dc thì loạn à., cho nên ko fải ct nào cũng áp dụng dc, điều đó tùy vào chủ ý ban đầu của tác giả, đồng ý với cậu dc 1 điều là ko nhất thiết fải áp dụng vào trường KT, nhưng nếu hỏi ngược lại cậu nếu cứ áp dụng thì làm sao , có vấn đề gì xảy ra, hay nếu áp dụng thì bị Bin Laden đánh bom à. Ở nc ngoài thì chả nói làm cái gì, ai cũng biết nó có từ lâu, chả cần cậu fải nói, nhưng đây là đang nói ở mt VN, mà thậm chí ở nc ngoài cũng chưa có ct quy mồ hoành tráng dành riêng cho Aerodynamic thế này.
    --- Tôi nói là cái phương pháp, ví dụ người ta áp dụng fold and unfold vào nhiều dạng công trình, cái này cũng vậy.
    Hai lai 2 : Cậu tự hỏi rồi lại tự trả lời fía trên khiến tôi ko hiểu ý cậu là gì, nếu ý cậu là ct này ko đáp ứng dc những cái trên thì cậu chỉ hộ tôi, dựa vào đâu cậu nói nó ko thể hiện cái gì đặc biệt, như mt học tập sáng tạo...etc...Hỏi cậu thế cái khu FLA rộng gần cây số (fóng đại thôi nhé) để làm cái gì, cậu có hiểu ko, nó đúng là 1 con fố đấy, như cậu đã nói, có đèn đưòng, chỉ dẫn...vvv, sinh viên học thiết kế trên chính cái fố đấy đấy, mệt thì làm cốc cafe cũng trên cái fố đó, thoả ý cậu chưa. Nói thêm với cậu ct này ko chỉ có only gió nhé,
    -- Cậu nói như vậy thì chưa hiểu được "concept" là gì rồi, tiếp tục đi học đi
    Hai lai 3 : Nói lên 1 điều cậu chưa có thực tế, hay nói cách khác là cậu chưa đi làm nên ko hiểu dc, cậu đang ở nc ngoài mà ko hiểu dc vai trò integral của Engin và architect thì tôi ko hiểu cậu đang làm cái gì, mà giải thích thì dài lắm, nói chung là sống dựa vào nhau---> ko có chuyện thằng engin bào cong thế này thì thằng Kt đồng ý, cũng như thằng Kt bảo fải thế này và thằng engin fải đồng ý, cốt lõi là thoả mãn cả 2 bên, nếu thằng engin bảo cong thế này mà ông kt thấy chấp nhận dc thì ok, và ngược lại, đó là mt làm việc nhóm hết sức bình thường, tôn trọng lẫn nhau, 2 bên cùng có lợi, chỉ có đièu 2 cái lợi nó khác nhau thôi
    - - Đã nói là công trình này dựa vào sự tính toán về khí động học để mà tạo khối, như vậy thì trước tiên là dựa vào tên kĩ sư về khí động học. Hiểu chưa?
    Hai lai 4 : Ko gian này để học tập sáng tạo và nghiên cứu, có vấn đề gì vậy
    Hai lai 5 : cậu rất là ếch, thế tôi mới bảo cậu chưa hiểu gì về nó, xem 1 đồ án sơ sài như cậu thì còn lâu mới khá dc, hỏi lại cậu thế tại sao khoa Kt lại nằm ở chỗ kia, còn khoa QH lại nằm ở đầu, và tại sao nhà hành chính lại nằm ở giữa.???
    - - Hihihi, lại còn chỉ cho tôi cái khoa này khác với khoa kia...khi nhìn vào khối thôi, thì nó đã khó mà phân biệt cái nào ra cái nào, cậu lại bảo đi lòng vòng mà nhìn bảng hiệu a.
    Hai lai 6 : ẤU TRĨ và VÔ CÙNG MÁY MÓC Ừ tất nhiên là hoà vạo cộng đồng, cộng đồng ĐẠI HỌC, làng ĐẠI HỌC, khu đất nó là như vậy thì cậu bảo hoà vào cái gì, xây cầu từ trường nối đến nhà dân à, hay cậu đinh đào sông để truờng trôi lênh đênh trên mặt nước cho hoà vào với cộng đồng,, ý tôi là cậu đọc 1 điều gì đó thầy hay thì nhớ lấy và áp dụng vào những truờng hợp cụ thể, chứ ko fải chỗ nào cũng hoà vào nhé..
    Còn các ví dụ hùng hồn mà chả nói lên cái gì của cậu tôi cũng đã nói rồi, còn tuỳ vào ĐẤT, điều kiện địa lý..v.v.
    Tớ đang học ở masachuset techno institute đây, cậu đến chơi chưa, nếu chưa thì hẹn cậu ngày nào.
    - - Humm, cái này có lẽ khuyên cậu qua hỏi anh Hot-Heart, tôi o muốn giải thích. MIT, cậu viết tiêng English spell chữ còn linh tinh, cách lí luận của cậu....chẳng có gì nói là cậu là sv của MIT cả...còn sv không tốt của MIT thì cậu cứ đi dạo trên new york thì hỏi mấy tên lang thang ... Cũng o ít đâu. Tôi đã đến MIT, ... Nếu cậu ở MIT vậy thì cho hỏi xung quanh trường kt có những công trình nào? Và công trình nào đáng coi nhất? Còn nếu học kt thì khi nào gặp Robert Campell. Ông sắp sang Chicago chơi, hỏi ông là đi chúc mừng học trò a? ông sẽ biết tôi từ đâu ra.
    Hai lai cuối cùng : Tôi đảm bảo ct này đã có tính đến khối lượng sv và mật độ sv, thậm chí khối lượng sv ở từng giờ khác nhau, và từng ngày khác nhau, ở từng địa điểm khác nhau của ct..cậu có tin ko
    --- Hahaha, MIT đã dạy cho cậu cách tính này chưa, mà cậu đã đảm bảo được hay vậy? Tất nhiên rồi, MIT chẳng dạy những thứ này.... toi khong tin !!!
    HAI LAI 1 :(mệt quá) Lại vẫn là nhầm, theo như cậu " cũng có thể thấy rằng" thì tôi hỏi 2 ông kts Kojima và Akamatsu để làm gì, làm nền à...
    Đến bó tay với cái nhận xét chả có chút căn cứ nào là "thiếu tính đặc sắc và chuyển tiếp giữa các ko gian" của cậu,
    - - Trước thì sv MIT sau này lại thêm 2 ông Nhật này, hù ai vậy, quan trọng là cái đầu của cậu suy nghi như thế nào? Cậu học MIT mà chưa học được tính căn bản của không gian chuyển tiếp....chắc là câu o học kt rồi. Cho nên có nói cậu cũng o hiểu được.
    Toàn bộ fần economic có thể thấy rằng cậu đang cố hết sức sục sạo và lôi ra những gì ko thể thấy dc,rất tốt trên 1 fương diện nào đó, nhưng..
    HAI LAI 2 : Cũng bó tay luôn, 1 sv năm thứ nhất trường KTHN có thể trả lời cậu, bằng cách hỏi lại cậu thế các ct ở SG bày giờ bảo quản thế nào, có gì ko ổn...lại còn " cho nên các vlxd fải đối trọi trực tiếp với tự nhiên" nữa chứ,.đối chọi trực tiếp với tụ nhiên thì đã có làm sao, nhà tớ bê tông cũng fải đối chọi trực tiếp với tự nhiện đây này,, nhà cậu ko thế à, hay ý cậu là gì tôi chưa hiểu lắm chỗ này, nếu ý cậu đúng như thế thì bó nốt 2 chân
    - -Phần này bán luôn cái bằng MIT của cậu đi nhậu luôn, cậu học MIT thì nói cho anh em biét những nguyên tắc cơ bản của control joint và flashing...cho anh em ở đây hiểu đơn giản về protect building against water đi. (dành cho sv đấy)
    HAI LAI 3: AI nói cậu ko có đất fát triển, thế cậu tưởng mấy cái khối đấy là cả cái trường KT đấy à, anh gì vtn131 nói cũng có fần đúng, cậu chưa biết đọc pattern thì fải.
    Chắc để cậu fân tích tiếp thi cậu sẽ nói " nhà thi đấu đâu", KTX sinh viên đâu luôn, hix, người ta mới dùng 1/2 thôi cậu ạ
    Fần C của cậu là những gì cậu đã thấy bằng con mắt chứ chưa bàng cái đầu..Toi ko nói đến đội ngũ giáo viên hay linh tinh khác, chỉ đang nói về ct này thôi nên fần cậu nói là thừa
    Cậu cũng chả cần quảng cáo sv nước ngoài thế nào, thực tế ra sao, bởi chả fải mình cậu biết, mình cậu thấy, 2 nền giáo dục còn khác nhau xa, cậu cứ so sánh hết sức vớ vẩn, ---> lạc đề.
    Fần sv dc làm gì nó nằm ngoài lãnh vực của KTS, sv tự xây trường hay gì gì đi nữa cũng đều có sự đồng ý từ fía trường, đó là cơ chế, chứ ko fải KT mà tôi với cậu đang bàn đến---> lại thừa
    - - Ai thấy những phần tôi nói trên là thừa thì cho ý kiến luôn đi, nói luôn cho cậu nghe cậu học tới tận bên Mĩ, mà chưa hiểu được người Mi thực dụng ntn, những đồ án khi phát triển họ còn có bên cạnh là đồ án kinh tế nữa, và phân tích kinh tế. Chứ không phải đi làm mây căn nhà như ơ vn đâu.
    - - Cuối cùng, tôi khuyên cậu là khi viết, thi viết cho rõ ý của mình, viết 3 hàng "la lối" 1 hàng...chẳng làm quái gì cả, chỉ được một nhận định là cậu viết nhiều mà thông điệp thì chẳng bao nhiêu, lại càng chúng tỏ cậu chẳng phải là một thằng MIT.
    - - Thế nhé !!!còn cái phần pattern, các cậu có tài thì tham gia với anh kiepcodai thao luận đi. Nhớ xong rồi cho tớ bản báo cáo, tớ nói chuyện với Chirstopher Alexander về cuộc thảo luận cho hắn nghe.
    Ant
    Được wegotjam sửa chữa / chuyển vào 07:48 ngày 06/04/2006
  3. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Mình lấy làm lạ là viết được như thế này mà ở post trước 13 lại kết luận là 13 thích cách làm việc của VTN. Còn mình không thích cách làm việc đưa "khí động học" ra để mị dân.
    @Crackgame: chú xem thế nào chứ hơn một lần chú bóng gió về vấn đề cá nhân nào đó giữa Jam và VTN rồi đấy, cái đó chẳng làm lí luận của Jam yếu đi nhưng có thể làm Jam bị phân tâm và người đọc thiếu bản lĩnh nghi ngờ lí luận của Jam. Hy vọng là chú đùa thôi, nếu không anh sẽ bóc tách việc đó thành một thủ đoạn của phép nguỵ biện đấy. Để yên cho các bạn chiến đấu đê.
  4. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này tôi ko đồng ý với Wet. Nhiều nơi tận dụng các building cũ, nhưng đó là do điều kiện lịch sử, không phải vô cớ mà Mỹ nảy sinh ra khái niệm campus, mà nếu tận dụng historic building thì IIT đã ko có cái Naval building của Mies.
    Về phương án của anh Nghĩa, như Jam đã phân tích, không biết đất đai của công trình rộng đến đâu và liên hệ với các công trình xung quanh như thế nào nhưng tác giảt Võ Trọng Nghĩa và partners lại chọn 1 bố cục hoàn toàn đóng và rất chặt. Loại giao thông khép kín và tuần hoàn này thích hợp với một bệnh viện hơn là 1 school architecture. Về bố cục tổng thể, tôi chọn phương án của Sing.
    Ngoài ra, như đã có lần nói với Tech, việc ý tưởng kiến trúc xuất phát từ software simulation là không lọt tai. Hai cái thuộc 2 domain khác hẳn nhau. Bọn HOK bậc thầy của thế giới về sustainable mà cũng chỉ dám viết guide cho công trình chứ không dám nói là lấy concept từ sustainable.
    Được mth sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 06/04/2006
  5. new1110

    new1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn CRACKGAMES đã post thêm cái này. Bây giờ đã có thể hình dung được phần lớn công trình rồi.
    vấn đề ở đây thêm một lỗi nữa đó là sự định hướng. bạn thử hình dung nếu chúng ta ở trong một hình hộp lập phương được sơn caro đen trắng xen kẽ các mặt liệu chúng ta sẽ định hướng được trong bao lâu, chắc chắn sau một khoảng thời gian ngắn chúng ta sẽ không nhận ra đâu là trên dưới trái phải nữa. ở phương án này cũng vậy, các hình quá giống nhau, không có điểm tựa thị giác. đây cũng là một lỗi thường thấy khi quá say xưa về một mặt của đồ án.
    N_.
  6. 13_friday

    13_friday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    a y a, phân biệt rõ cách làm việc khoa học và phương pháp xây dựng ý tưởng toots. Anh thích cách làm việc có luận điểm để bảo vệ. Pốt trước anh đã thuyết minh kiểu quần chúng xem có thuyết phục không làm ví dụ rồi. aya dùng từ mị dân là hơi nghia lo đấy.
    Co hoa co la vao di, se co them vai pot nua
  7. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hi all,
    Tôi ban đầu định không có ý kiến gì, phần thì quá bận bịu, phần thì ngao ngán với cách tổ chức và giải thưởng của cuộc thi này. Hôm nay thấy mọi người vào tham gia góp ý (và cả cãi lộn) sôi nổi quá, làm thằng tôi nổi hứng theo!
    Trước hết phải nói là để đánh giá một công trình kiến trúc hay thiết kế đô thị, chúng ta phải tham chiếu nó vào một framework toàn diện, không thể dựa vào cảm tính cá nhân, dễ dẫn đến bên trọng bên khinh, không sáng tỏ mọi vấn đề.
    Tôi không có đầy đủ thông tin về các PA đoạt giải của cuộc thi này. Nhân có một số bạn chia sẻ thông tin với mọi người, tôi đã xem xét nó và có một số đánh giá như sau.
    Về chủ quan mà nói, ấn tượng đầu tiên của tôi đối với PA của nhóm KTS. Kazuhiro Kojima + Kazuko Akamatsu và Võ Trọng Nghĩa là hình thức bố cục lạ mắt cũng như những thuyết minh về khí động học của nó. Nhưng càng xem xét kỹ, tôi càng thấy phương án này có nhiều bất cập (dĩ nhiên là trong điều kiện thông tin chưa đầy đủ 100%).
    1) Ý tưởng (concept):
    PA của nhóm KTS Nhật Bản và Võ Trọng Nghĩa được thuyết minh là mang ý tưởng từ Khí Động Học, "Đó là dòng lưu chuyển của gió, nước, ánh sáng, thực vật, hoạt động của con người... trong khối kiến trúc chung, một cách thông thoáng", theo tác giả.
    Theo tôi, concept này có nhiều khiên cưỡng. Thứ nhất, yếu tố Khí Động Học áp dụng chủ yếu cho việc lưu chuyển dòng không khí (gió), với cái source là những chênh lệch thông số về khối tích, nhiệt độ, áp xuất, địa hình địa vật của môi trường trên dòng lưu chuyển. Điều này không có nghĩa là nó áp dụng được vào dòng chuyển động có định hướng của con người hay của ánh sáng và thực vật. Tôi nghĩ tác giả thiếu thuyết minh cụ thể hoặc cố tình phóng đại "ý tưởng" này của mình.
    Thứ hai, cũng trong nội dung của ý tưởng áp dụng Khí Động Học vào kiến trúc, tôi đồng ý với anh wegotjam ở luận điểm rằng đây chỉ là thủ pháp hay công cụ (tool) chứ không phải là ý tưởng (concept). Ý tưởng (concept) đến trên bình diện rộng hơn trong bối cảnh hiện trạng, lịch sử văn hóa và đô thị (urban context) chứ không chỉ là một giải pháp kỹ thuật (mặc dù có sự nghiên cứu kỹ lưỡng). Đích đến cuối cùng của ý tưởng là không gian kiến trúc chứ không phải là việc áp dụng lý thuyết kỹ thuật vào trong một quần thể công trình.
    Dĩ nhiên, trong một số trường hợp, những nghiên cứu kỹ thuật công nghệ có thể tiệm cận và có thể phát triển thành ý tưởng thiết kế , trong trường hợp của Khí Động Học có thể là một đường đua Thể Thức 1 hay một trung tâm thí nghiệm về Khí Động Học bởi vì ít nhiều lý thuyết Khí Động Học có liên quan đến các thể loại công trình trên về mặt khái niệm (concept).
    Theo tôi, PA của Nhật Bản có concept không thuyết phục, quá phụ thuộc vào kỹ thuật, lấy lý thuyết Khí Động Học để tạo thành không gian kiến trúc, là một cách tiếp cận chủ quan và khiên cưỡng. Câu hỏi đặt ra là: "Mục tiêu cuối cùng của đồ án là gì? Tạo ra một không gian kiến trúc và quần thể hợp lý, kích thích năng suất học tập, làm việc và sáng tạo? Hay tạo ra một môi trường có vận tốc gió ổn định trong khoảng 0.5 - 0.7 m/s?"
    Đối với PA của Singapore và DHKTTPHCM thì tôi không có ý kiến vì không có thuyết minh về concept của 2 PA này.
    2) Thiết Kế Đô Thị và Kiến Trúc:
    Chúng ta đều biết rằng, một đồ án campus trường đại học là một đồ án TKĐT, vì vậy, việc đánh giá đồ án này đòi hỏi sự phân tích những yếu tố ý tưởng và giải pháp thiết kế đô thị cũng như kiến trúc.
    1.1) Bố cục (proportion):
    Điều dễ nhận thấy là PA Nhật Bản có các khối nhà có vẻ tuân theo lý thuyết khí động học. Mặc dù vậy, bố cục tổng thể lại có tính hướng tâm (xin xem cái sơ đồ Abstract bên góc dưới phải bản vẽ). Mặt bằng tổng thể có một hạt nhân (core) ở giữa bao gồm các khối phòng hội thảo và sân trung tâm. Như vậy, bố cục của PA này không hẳn là phân tán, cũng không hẳn là tập trung.
    Điểm lợi của bố cục này là liên hệ giữa các khu chức năng thuận lợi hơn, tuy nhiên, bất lợi của nó là sự khép kín thiếu tính kết nối đối với cảnh quan và các khu vực xung quanh.
    [​IMG]
    Trong khi đó PA của Singapore có bố cục phân tán theo một hệ vành cung cũng là đường liên kết các tòa nhà với nhau. Bố cục này có một thuận lợi lớn so với PA của Nhật Bản là nó có hướng mở tầm nhìn cũng như sự gắn kết của nó với cảnh quan ven sông ở mạn phải và các khu đất lân cận ở mạn trái. Tuy nhiên, bất lợi là đường kiên kết các khu chức năng kéo dàI đồng thời thiếu đi một điểm nhấn rõ rệt của bố cục 3 chiều.
    [​IMG]
    1.2) Mật độ (density) và quỹ đất dự trữ:
    Mật độ xây dựng của PA Nhật Bản cao hơn so với PA Singapore do bố cục tập trung của nó. Điều này dẫn đến việc bị động hơn cho sự phát triển về sau. Câu hỏi đặt ra là: "Sau 10 năm, trường KT có nhu cầu xây thêm phòng học hay một trung tâm thí nghiệm, thì vị trí và khối tích của khu mới này như thế nào? Nó phải như thế nào để vẫn đảm bảo vận tốc gió ổn định trong khoảng 0.5-0.7 m/s như bố cục ban đầu của quần thể?"
    Đối với PA của Singapore, quỹ đất dự trữ có vẻ nhiều hơn đồng thời bố cục phân tán của nó tạo điều kiện cho sự phát triển chủ động về sau hơn.
    1.3) Giao thông (circulation):
    Một yếu tố hết sức cơ bản trong việc thiết kế một campus là tính định hướng trong luồng giao thông. Ở PA của Nhật Bản, việc áp dụng Khí Động Học vào tổng mặt bằng (master plan) của campus không có nghĩa là nó giải quyết tốt vấn đề giao thông của con người.
    Theo tôi thì dòng chuyển động theo quán tính của con người không theo nguyên tắc này. Sự giao thông của con người trong công trình kiến trúc phụ thuộc vào các tuyến lưu thông rõ ràng, có kích thước không gian 3 chiều hợp lý và có sự định hướng.
    Ví dụ như khi thay đổi kích thước của đường giao thông bộ hành hay những ngã rẽ, những điểm giao nhau, người thiết kế phải sắp đặt những dấu hiệu nhận biết cụ thể hoặc tượng trưng. Hoặc những đường giao thông luôn có sự liên kết chặt chẽ với tầm nhìn (view), cũng như các yếu tố cột mốc (landmark), tuyến (path) mang tính định hướng để cho người ta không phải tự hỏi "Where am I?"
    Có thể thấy là dường như PA của Nhật Bản không đáp ứng tốt những yêu cầu này. Các tuyến giao thông bám theo bên hông của các tòa nhà, ít các khoảng mở tầm nhìn để định hướng trong khi tính định hướng của các tòa nhà là không rõ ràng. Mặt khác, chiều cao và khối tích các tòa nhà vành đai tương tự nhau, thiếu hẳn những yếu tố landmark. Những điều này dẫn đến việc dễ mất phương hướng lưu thông (xem hình minh hoạ). Đến đây ta thấy mâu thuẫn trong sự diễn giải của tác giả về "sự lưu chuyển tự nhiên của con người".
    [​IMG]
    PA của Singapore có tính định hướng lưu thông tốt hơn, một phần do bố cục của nó theo trục định hướng và đường vanh cung mở. Mặt khác, PA này có nhiều yếu tố landmark mang tính chất định hướng tốt hơn, ví dụ như những toà nhà mang phân vị đứng với skin khác nhau tạo điểm nhấn định hướng cho thị giác (xem hình minh họa).
    [​IMG]
    1.4) Hình thức kiến trúc (built from):
    Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong các đồ án thiết kế đô thị là thiết lập những đặc trưng (identity) cho từng công trình hay cụm công trình trong một tổng thể hài hòa. Các công trình mang chức năng khác nhau cần phải có những đặc điểm nhận dạng (visual characteristic) khác nhau nhưng vẫn kết hợp tốt trong một quần thể mang tính thống nhất (unity).
    Xét trên khía cạnh này, cả hai PA của Nhật Bản và DHKT.TPHCM đều có vấn đề. Ở PA của Nhật Bản, nhiều tòa nhà có hình thức và khối tích quá giống nhau, cùng một kiểu bố cục sân trong hình tam giác. Có thể dễ nhận thấy là tác giả đã lấp liếm khuyết điểm này bằng cách tô màu khác nhau cho các sân trong (cái màu xanh, cái màu hồng, cái màu đỏ, cái màu vàng) (xem hình minh họa).
    PA của DHKT.TPHCM cũng có những toà nhà sinh sản vô tính giống nhau (xem hình minh họa).
    [​IMG]
    PA của Singapore có vẻ khá hơn khi một số toà nhà có hình thức và khối tích khác nhau (về diện tích, màu sắc, texture, vật liệu)
    1.5) Không gian kiến trúc (space):
    Ý tưởng kiến trúc gì đi chăng nữa cuối cùng cũng phải quy về không gian kiến trúc. Ở PA Nhật Bản, điều dễ nhận thấy là mặc dù có hình thức và bố cục 2D lạ mắt, nhưng không gian của nó đơn điệu và tương tự nhau. Hầu hết các toà nhà có dạng hình tam giác cong, các không gian bám theo hành lang có khối tích như nhau theo chiều ngang cho tất cả các khối nhà. Điều này chắc chắn dẫn đến sự đơn điệu trong tổ chức các không gian phòng ốc (xem hình minh họa).
    [​IMG]
    Khuyết điểm này cũng xuất hiện trong PA của DHKT TPHCM (xem hình minh họa)
    [​IMG]
    1.6) Cảnh quan đường phố (streetscape):
    Thiết kế cảnh quan dọc theo các đường xe, đường đi bộ, các mặt tiền dãy nhà đòi hỏi kiến thức về thiết kế đô thị. Ở PA của Nhật Bản, các tuyến đường gần tương tự nhau, thiếu những điểm nhấn cần thiết. Các mặt đứng toà nhà chạy dài 3 mặt cong, không có những không gian mở có hoặc không có mái che dọc theo mặt đứng. Điều này dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán cho người lưu thông.
    Pa của Singapore có chất lượng streetscape khá hơn do có tính định hướng tốt hơn và có sự xếp đặt của các yếu tố landmark và landscape.
    1.7) Kiến trúc cảnh quan (landscape):
    Đối với một campus đại học, yếu tố landscape cực kỳ quan trọng. Khu đất của dự án này có điều kiện rất tốt về cảnh quan, cây xanh, sông rạch. Chính vì vậy, theo tôi, công trình phải đáp ứng và phát triển được những yếu tố landscape.
    Ở khía cạnh này, tôi bỏ phiếu cho PA của Singapore. PA này có sự tổ chức khá tốt về không gian cảnh quan. Bố cục mở về hướng sông tạo điều kiện tổ chức các yếu tố cảnh quan ven sông. Các công viên thảm cỏ được bố trí tập trung và tiếp cận trực tiếp với từng tòa nhà (xem hình minh họa).
    [​IMG]
    Trong khi đó, ở PA của Nhật Bản, cảnh quan ven sông dường như chua được quan tâm đúng mức. Các công viên cây xanh bố trí manh mún, thiếu tính tổng thể và tập trung.
    3) Chất lượng môi trường (environmental quality):
    Chất lượng môi trường được đánh giá dựa những tác động qua lại giữa môi trường và công trình kiến trúc.
    3.1) Thông gió tự nhiên (natural ventilation):
    Đây có vẻ là một ưu điểm của PA Nhật Bản so với PA của Singapore và DHKT TPHCM. PA của Nhật phân tích tính toán lưu lượng và vận tốc gió lưu chuyển qua công trình cũng như đảm bảo tính ổn định của yếu tố lưu thông gió. PA của Singapore tuy có bố cục mở hơn, đón được gió tốt, nhưng không có sự lưu ý đến vấn đề giữ tính ổn định cho môi trường thông gió tự nhiên.
    3.2) Quỹ đạo và lượng nắng vào nhà (solar access):
    Ở khía cạnh này, ngược lại, PA của Singapore có vẻ chiếm ưu thế. PA này có bố cục mở theo hướng Bắc Nam. Khoảng cách giữa các tòa nhà hợp lý, công trình tận dụng và giữ ổn định được lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà đồng thời tránh năng xấu Đông - Tây (xem hình minh họa).
    [​IMG]
    Trong khi đó, PA của Nhật Bản có bố cục quay tròn, ít nhất 1/3 các mặt đứng (facade) chịu nắng xấu hướng Đông - Tây. Mặc khác, khoảng cách giữa các tòa nhà không ổn định, dẫn đến sự phức tạp trong bố trí lấy sáng và che nắng (xem hình minh họa).
    [​IMG]
    3.3) Mưa và thoát nước mưa (stormwater drainage):
    Bố cục sân trong của PA Nhật Bản gây khó khăn hơn cho việc thoát nước bề mặt trong khi PA của Singapore có thuận lợi hơn do hệ thống thoát nước mưa tập trung và đơn giản.
    3.4) Cây xanh (vegetation):
    Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng môi trường trong và ngoài nhà. PA của Singapore có hệ thống cây xanh và landscape tập trung và hiệu quả hơn, gắn kết chặt chẽ với từng tòa nhà. Trong khi đó, PA của Nhật Bản mất nhiều diện tích cho giao thông, các khu vực cây xanh thảm cỏ bố trí rải rác hay vạt ra rìa ngoài, không đóng góp hiệu quả cho việc cải thiện chất lượng môi trường. Đến đây có thể thấy sự mâu thuẫn trong thuyết minh ban đầu của tác giả về ý tưởng "luồng lưu chuyển của cây xanh".
    KẾT LUẬN:
    Dựa trên những luận điểm trên, nhìn chung, chưa nói đến concept, tôi đánh giá PA của Singapore cao hơn PA của Nhật Bản và DHKT.TPHCM. Tuy nhiên PA của Singapore vẫn chưa đủ chất lượng để trở thành PA chọn. Ý tường của nó cũng không thấy thuyết minh.
    Thân mến.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 05:52 ngày 07/04/2006
  8. lecoocbuydie

    lecoocbuydie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0

    1 lần nữa, tôi thấy rằng cậu chả hiểu gì về cái ct này
    HAI LAI 1 :(mệt quá) Lại vẫn là nhầm, theo như cậu " cũng có thể thấy rằng" thì tôi hỏi 2 ông kts Kojima và Akamatsu để làm gì, làm nền à...
    Đến bó tay với cái nhận xét chả có chút căn cứ nào là "thiếu tính đặc sắc và chuyển tiếp giữa các ko gian" của cậu,
    Toàn bộ fần economic có thể thấy rằng cậu đang cố hết sức sục sạo và lôi ra những gì ko thể thấy dc,rất tốt trên 1 fương diện nào đó, nhưng..
    HAI LAI 2 : Cũng bó tay luôn, 1 sv năm thứ nhất trường KTHN có thể trả lời cậu, bằng cách hỏi lại cậu thế các ct ở SG bày giờ bảo quản thế nào, có gì ko ổn...lại còn " cho nên các vlxd fải đối trọi trực tiếp với tự nhiên" nữa chứ,.đối chọi trực tiếp với tụ nhiên thì đã có làm sao, nhà tớ bê tông cũng fải đối chọi trực tiếp với tự nhiện đây này,, nhà cậu ko thế à, hay ý cậu là gì tôi chưa hiểu lắm chỗ này, nếu ý cậu đúng như thế thì bó nốt 2 chân
    HAI LAI 3: AI nói cậu ko có đất fát triển, thế cậu tưởng mấy cái khối đấy là cả cái trường KT đấy à, anh gì vtn131 nói cũng có fần đúng, cậu chưa biết đọc pattern thì fải.
    Chắc để cậu fân tích tiếp thi cậu sẽ nói " nhà thi đấu đâu", KTX sinh viên đâu luôn, hix, người ta mới dùng 1/2 thôi cậu ạ
    Fần C của cậu là những gì cậu đã thấy bằng con mắt chứ chưa bàng cái đầu..Toi ko nói đến đội ngũ giáo viên hay linh tinh khác, chỉ đang nói về ct này thôi nên fần cậu nói là thừa
    Cậu cũng chả cần quảng cáo sv nước ngoài thế nào, thực tế ra sao, bởi chả fải mình cậu biết, mình cậu thấy, 2 nền giáo dục còn khác nhau xa, cậu cứ so sánh hết sức vớ vẩn, ---> lạc đề.
    Fần sv dc làm gì nó nằm ngoài lãnh vực của KTS, sv tự xây trường hay gì gì đi nữa cũng đều có sự đồng ý từ fía trường, đó là cơ chế, chứ ko fải KT mà tôi với cậu đang bàn đến---> lại thừa
    Thân
    Còn nữa ko
    [/quote]
    bạn liệi có cực đoan qua không , hoặc giả mình cần theo đuổi một định hwớng hay xu hướng páh triển kiến trúc nào đó không. bạn thấy trong kiến úc bền cúng vai trò của tầm cao công trình,k khảong cách đóng vai tro hết sức đặc biệt. vậy bận phân týich giúp toi trong Pa VTn quan điểm trên. ngoài ra vai trò của người vận động - diễm xưa rồi.... mời nghebài nghiên cứu mói nhât của zaha hadít oái.. đợi tý lại có cuộc hện
    (còn tiêp )
  9. CRACKGAMES

    CRACKGAMES Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Đang bận quá mà thấy bài đc Hót , nói chung có 1 vài điểm muốn nói nhưng chắc phải để tối mới có thời gian, có điểm nhắc đc thế này : cái phương án xanh rì , trăng đỏ là phương án của ĐHKTTPHCM chứ ko phải của Sing . Các đồng chí xem đồ án thề này thì chết tớ . Mong đc sửa lại dùm.
    Còn đồng chí I?A , tớ chẳng bóng gió gì cả , tớ nói thẳng đấy chứ, bạn Weg từ khi thấy con này của VTN là cứ chồm chồm lên, nói năng ko còn gãy gọn nữa thì phải nhắc- Chứ để thế nhiều ngf sẽ hiểu nhầm ngay - cái mà đồng chí cho là ngụy biện ý- Phân tích mang tính hàn lâm khoa học gì mà rặt toàn chê bai với lại cảm xúc thế - Hay tranh luận khoa học ở Mỹ nó là thế - mà thế đếch đâu.
    Hỏi đc Weg - đã viết xong chưa .
    Tóm lại , sẽ hầu các đc sau.
    Trời đẹp , nắng đẹp , một ngày vui.
  10. technologist

    technologist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn nói vài điều như thế này, 1ct dc chọn tất nhiên có người thích có người thì ko, tôi thích vì tôi làm công nghệ kt
    Nhưng tất nhiên có nhiều người fản đối..rất bình thưòng đúng ko, và ý tôi cũng muốn nói đến cái việc các anh bình luận về nó ntn, tôi cũng chả định vào post bài làm gì nữa, nhưng vì tôi thấy bạn wegọtam khi nhận xét về ct này rất ko khách quan, chưa gì đã nhà tù, đả đảo , fản đối, trong khi chính bạn mới là ngưòi chưa xem xét kỹ đến nó, chưa biết các khu đất của nó đến đâu, và cũng chưa biết mặt bằng thế nào..
    Tôi trân trọng nhũng ai tôn trọng 1 kts khi nói về ct của người đó, dù xấu đẹp thế nào, và vì thế tôi ko thích cái cách mà bạn wegọtam đã dùng, nó là những suy nghĩ của bạn, chả dựa vào đâu cả..bạn nên xem lại cái cách bạn nói lúc trước trước khi nói đến tôi, tôi cũng chả fải hạ thấp bạn làm gì nếu bạn coi trọng và ko hạ thấp những gì ngưòi khác đã làm trong khi bạn chưa làm đc..
    THứ 2: nói thêm về ct này đẻ bạn gọtam và bạn hot_heart hiểu cái điều mà bạn ko tin hay cho là fóng đại rằng :
    HAI LAI 1 và fần GIAO THÔNG : Chắc anh chưa hiểu sâu về công nghệ chô nên mới nói thế. Những gì thuộc về công nghệ bây giờ có thể xác định chuyển động có định hướng của con người để từ đó đưa ra cách bố trí hợp lý nhất (tất nhiên ko fải dùng fluent flo như mô fỏng dynamic),các anh ko tin tôi sẽ chứng minh ngay,(xin lỗi thằng em tôi, tôi lại fải post cái ảnh này lên, mặc dù ko muốn), tuy nhiên để làm dc điều này thì khó để nói được, vì nó ko chỉ dựa vào fần mềm như các bạn vẫn tưởng, đó là tập hợp của của những năm thống kê, nghiên cứu rất tỉ mỷ, vì đó là về con ngưòi, nhất là những svkt người mà có những suy nghĩ ko định hướng (công nghệ này cũng ko fải mới--Renzo Piano đã dùng 4 lần trong các ct của mình, norman foster 2 lần, và còn nhiều nữa)...Vì vậy ko có gì là fóng đại khi nói thế đâu, cũng nói thêm chả hề đơn giản như anh nghĩ đâu
    HAI LAI 2 : Đồng ý, nhưng tôi ko hiểu ý anh là gì, tại sao các anh cho rằng hình dáng này là để thích nghi với Aerodynamic, sao các anh ko cho rằng chính các kts muốn thế, họ ko thích bố cục đối xứng, ko thích cân bằng, vì nó giảm tính gắn kết giữa các fòng ban và họ kết hợp với công nghệ để cho ra đời hình dáng như vậy....nói như các anh là ko có căn cứ, (ko lạc được đâu mà lo )
    HAI LAI 3 : hay câu hỏi đặt ra : Quỹ đất tất nhiên là có tính hết cả rồi, các anh xem mặt bằng tổnng thể thì thấy ngay thôi, chỗ nào là đất fát triển, chỗ nào là đất cho các dự án vành đai..v.v
    Bổ sung : Gió thì tất nhiên sẽ đảm bảo, vì chả có đội engineer nào mà ko tính đến những điều đó khi tham gia thi QT cả
    "Và theo anh trích dẫn 5-7m/s" của anh thì các em nữ sv vừa học vừa lo bị tốc váy à ....đùa chút thôi, anh đánh nhầm rồi..
    Nói tóm lại dám làm 1 điều gì mới, thì anh sẽ bản lĩnh và trưởng thành hơn 1 bậc, đừng bao giờ nói về KT mà fải thế này và fải thế kia, nó cũng thay đổi rất nhanh như IT ý, ko có chuẩn mực. Mới ngày nào hồi mới sang tôi còn tự hỏi làm sao mà bê tông trong suốt được, ấy vậy mà nó đã có rồi, ..thế đấy..mình lạc hậu bao lâu thì các anh cũng biết rồi...
    ****, mạng lởm nên ko tải ảnh dc, để tối vậy

Chia sẻ trang này