1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về Pa Võ trọng Nghĩa - trường ĐHKT Tp.HCM

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi lecoocbuydie, 02/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Thử suy diễn 1 chút :
    Theo kiểu cổ điển : giao thông phụ thuộc công năng, công năng ra ý đồ kiến trúc.
    Theo Tếch giải thích về fuild direction :
    Nghiên cứu chuyển động có định hướng của con người ---> ý thức về trong khi di chuyển ---> Công năng của điểm đến ---> Công năng ???
    Áp dụng vào concept của tác giả Nghĩa và đồng đội, ta sẽ có khái niệm của giao thông circulation thông thường trong công trình kiến trúc :
    Đó là dòng lưu chuyển của gió, nước, ánh sáng, thực vật, công năng của các bộ phận (hoạt động của con người)... trong khối kiến trúc chung, một cách thông thoáng.
    Phải chăng tác giả đặt các yếu tố gió nước cây cối ánh sáng lên đầu là 1 chiêu PR
  2. TEU

    TEU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Đang hay, mời các bác làm vại, rồi móc tiếp
    thực tế mà nói, nước mình cần nhiều người làm cụ thể ra như VTN, nhưng với các hướng đi khác nhau, anh em phân tích cốt để thấy vấn đề, chứ không tung hô bừa bãi.
    Tôi dám khẳng định trong này rất nhiều bạn nếu dự thi phương án trường đại học kiến trúc TPHCM thì sẽ làm đẹp hơn, hiện đại hơn các phương án trên.
    Tôi tin tưởng thế!
    nhờ anh vú bà lệ nhờ !
    Được teu sửa chữa / chuyển vào 03:11 ngày 07/04/2006
  3. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0

    Thôi để tôi nói về một đồ án tôi đã tham gia và thất bại, để cho crackgame, teck, và mọi người hiểu được là, tôi không có gì riêng tư vơi VTN cả, chúng ta nói chuyện ở đây mục tiêu là cho thế hệ tương lai sau này.
    8. Program
    Năm 2002, bộ trưởng tài chính cũng là ngoậi giao của Cuba, có đến nhờ trường Harvard nhờ làm một dự án biến Cuba thành một Green Islands hoặc Green Country. Harvard và Florida
    Research Center có mối quan hệ rất mật thiết và muốn hợp tác trong đồ án này. Ông bộ trưởng này có thể là một trong những người có quyền và tiềm lực lớn sau vài người tại Cuba mà thôi
    1. Mục đích là muốn dùng một nhóm sinh viên tại đại học Harvard khoảng 30 người cho đến 50 hơp tác vời một nhóm sv cao hoc kt tại Florida, cùng với tất cả các sinh viên kiến trúc tại Cuba để mà tham gia dự án này.
    2. Nếu chương trình này hợp tác thành công, trong tương lai sồ sv từ Mĩ có thể sẽ quay lại nghiên cứu và làm việc tại Cuba. Điều này rất có lợi cho vai trò "tạo và giữ chất xám"
    3. Chương trình này giúp các sv tại Cuba, đứng ra lãnh trách nhiệm sau này là gầy dựng lại đất nước của họ. Từ đấy sẽ nhận được rầt nhiều nghiên cứu cũng như hỗ trợ từ các trường đại học và trung tâm nghiên cứu. Tức là tạo được cho lớp sau "hội nhập" vào những cái gì thế giới đang chuyển động.
    4. Thời gian đầu là tại vì không có sự giao thông trực tiếp với Cuba, các giáo sư Mĩ phải đi đường vòng để vào Cuba và qua các hội đoàn nhân đạo. Đến khi tiếp xúc được nhóm giao sư và sv tại Cuba. Đồng thời chúng tôi bắt đầu nghiên cứu địa hình, các loại building types.v.v. thậm chí là dùng satellie để mà scan toàn bộ quần đão Cuba xuống dưới đất khoang 1 m để lên kế hoạch thoát nước, bảo vệ sinh vật, và các tiềm năng khác ..v.v?tím cách bạo vệ các di tích lịch sử, nghiên cứu về văn hoá, tính chât kinh tế vùng?v.v.v
    5. Dự án này o thành công bởi vì họ tính toán " Filaden Castro" sẽ die trong khoảng 2 năm (lúc này ông đang bị bịnh). Hai quốc gia chưa thay đổi quan hệ, và các sv kt còn qúa xa công nghệ, và nền kinh te bị trì trệ bởi chế độ bao cấp
    Tính trên diện rông, người Nhật và Sing đã gởi sv của họ đi khắp thế giới, gần như các công ty lớn đều có mặt họ, chúng ta chờ 20 năm nữa, sẽ thấy các kts của Nhật và Sing sẻ đúng ngang vai với các kts của châu âu và Mĩ. Người Mĩ thì sự dụng đất nước của họ hấp dẫn các tài năng. Châu âu thì dùng toàn châu lục như một quyển sách cho các sv của họ, và tất cả nhằm mục đích thu hút chất xám và giữ được những tài năng của họ.
    Nếu ai từng đọc quyển Learning from Las Vegas, cach Robert Venturi vận dụng các sv của ông ta cũng như trong quan hệ. thì theo tôi đây là một trong những ý tưởng hay nên áp dụng vào chế độ đào tạo sv kiến trúc tại vn.
    Ant
  4. technologist

    technologist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi dù sao cũng chả fải tác giả, chỉ hiểu đến đâu thì nói đến đấy, PR hay ko thì tôi ko biết, nhưng 1 Kts mà nghĩ đến PR trước khi đề xuất ý tưởng thì cũng vứt nốt...Vì vậy tôi nghĩ người ta tâm đắc về điều đó thì làm thôi
    Còn nói về dòng chảy của người và của gió là 2 fạm trù khác hẳn nhau, cả 2 đểu mô fỏng chính xác được nhưng bằng những cách khác nhau
    Về Trường KT HCM có 3 nét đặc trưng : 1, gió: 2, Fla: 3, Circulation, cả 3 đều giải quyết tốt ----> công năng tốt----->eco tốt, còn đẹp hay ko tôi ko dám nói vì cái này sensitive
    Tôi làm về techno nên tôi thích, thích ko fải vì nó giải quyết tốt cái gì mà là ấn tượng đầu tiên dó là 1 SUY NGHĨ MỚI, dám làm.
    1 ct hay thì đầu tiên xét đến đó là ý tưởng hay như các anh đã biết. Renzo piano thắng cái bảo tàng mới cũng là do ý tưởng về ống dẫn sáng, chứ ko fải ông thắng vì bố cục mặt bằng, tôi dám nói là về mặt bằng nó cũng chả khá hơn gì so với những KTS hiện đại bây giờ, từ ý tưởng về ống dẫn sáng đó---> mặt đứng+ kết hợp với MB sao cho đảm bảo thằm mỹ theo KTS, quan trọng là điều gì tạo nên sự khác biệt, tạo nên điểm nhấn.. đó mới là điều đầu tiên khi nghĩ về 1 ct. Vì thế tôi mới hỏi PA của Sing và VN thì điều đặc biệt là gì, câu trả lời chả có gì----> thua là đúng----> Giám khảo VN đã tiến 1 bưóc trong việc dám làm và dám quyết., tôi đề cao điều này.
    Nói sâu hơn về circulation : Nó đã dc nghiên cứu nhiều, thói quen của con người, ở từng đô tuổi, xu hướng dich chuyển ở tuèng thời điểm khác nhau, trong từng vị trí khác nhau, và cũng dc tổng hợp viết thành fần mềm mô fỏng...fần mềm này những năm 90 gập quá nhiều lỗi----> ùn tắc trong bệnh viện ở Mexico nên ko dc sử dụng nữa, trong những năm sau nó chuyển sang dạng mã nguồn mở để ngưòi engineer có thể tuỳ ý thay đổi thông số kỹ thuật. Đạt đuợc 1 bước tiến lớn trong những năm 95, bằng những ct của Renzo piano và đội Foster. Bây giờ vẫn dc sử dụng nhưng ko nhiều, vì đòi hỏi nhiều thông số tỷ mỷ, cộng thêm khả năng lập trình của người engineer, cùng với sự ra đời của photovoltaic và những vl mới có khả năng tổng hợp và tương tác cao, nên kt công nghệ đã có thay đổi đáng kể
    Ở ct trường KT HCM, tác giả có sử dụng mô fỏng dòng lưu thông của con ngưòi ở những thời điểm khác nhau trong ngày.-----> 1 sự chuẩn bị kỹ cho 1 ct lớn, nếu đem so sánh với Sing thì thấy bên nào tỉ mỷ kỹ càng và chính xác hơn
    Ko dừng ở đây, khu học FLA dc gắn trên cao tạo tầng hành lang trên ko rộng gần cây số chay suốt ct, vừa là lớp học mở đồng thời là khu dải trí, cafe cafáo ..nhưng bên dưới là tầng hành lang trần, nơi có thể đi lại thoải mái.
    Công năng các khoa đưọc bố trí theo mô fỏng dòng người, tập trung, fân tán, ở những thời điểm khác nhau, nên ko có cơ sỏ khi nói rằng công năng đó là NHÀ TÙ..
    Còn gì nữa nhỉ..
    Xin lỗi ko post ảnh dc,
  5. CRACKGAMES

    CRACKGAMES Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Hi all
    Cuộc thảo luận nào cũng có những ý kiến khác nhau , vẫn biết cái box này chủ yếu là để tán phét tuy nhiên khi nói về 1 công trình thực , vấn đề thực mong các đồng chí viết lách cũng nên có chút tâm.
    Về công trình của VTN với các đồng chí
    Tớ đã đọc bài Weg và Hót thêm 1 lần nữa để hy vọng là ko có gì hiểu thiều hoặc nhầm. Rất xin lỗi đồng chí Hót là ở đây có cả 2 đồ án của Sing và KTTPHCM nhưng đồng chí cứ nhất quyết tưởng là 1 ( Tớ thấy từ design đến layout đều ko thể nhầm lẫn được) nên cái chuyện phân tích của đồng chí kém phần thuyết phục. Hy vọng thời tiết cuối xuân sẽ là niềm cảm hứng đề đồng chí viết lại.
    Những ý kiến khá dài dòng của Weg tớ xin gọn lại : Đồng chí chủ yếu lăn tăn về mặt Concept của VTN - cách lăn tăn cũng khá buồn cuời- về mặt Kiến trúc đồng chí cố đặt ra câu hỏi về ko gian cũng rất khiên cưỡng - bằng chứng đồng chí cũng rất công nhận bên trong đồng chí chưa nhìn được- vậy là cố.
    Về mặt kinh tề và hướng phát triển tương lai tớ càng thấy đồng chí rất cố để tìm lỗi cho VTN - chính vì lý do đấy tớ thầy buồn phiền vê thái độ của đồng chí.
    Đồng chí ở nn thừa biết cái gì tốn kém khi xây dựng công trình lớn . Đó chính là kết cấu , vật liệu và những chi phí sử dụng mới là cái cần bàn. Về mặt hình học thì đường cong đầy ko hề giảm đi tính kinh tế.
    Về mặt phát triển , bản thân concept của VTN với nhưng khối nhà sân trong + vành đai ngoài hoàn toàn phát triển tiếp với chu kỳ như vậy , phát triển ra đâu thì mới đồng chí xem ảnh này (tuoitre.com )
    [​IMG]
    Như vậy có lẽ cái mà đồng chí vẫn có thể muốn biết thêm là cái concept. Nói về concept thì đc chê ngf khác ko hiểu , tớ thấy đc hiểu cũng ko đầy đủ.
    Concept ko phải là ý tưởng mà chỉ là 1 khái niệm mà cậu đưa ra phù hợp với lý luận cho CT và cậu làm việc theo quy trình đấy.
    Concept có thể đi từ rất nhiều hướng , lịch sử , ý nghĩa , tính chất đo thị , technik ,..... Nhắc lại quan trọng là phải xuyên suốt .
    Mỗi người có 1 sở thích riêng và 1 thế mạnh riêng để phát triển ( Có thế nói cả môi trường nữa) vì thế nên đánh giá concept những công trình lớn mà đơn giản thế , thì tớ cho là đồng chí ko hình dung hết đc về concept.
    Mặt khác nữa trong 1 CT lớn thì có rất nhiều concept , cậu cứ lăn vào ểngie concept để chê trong khi đó VTN hơn cậu rất nhiều về cái này.
    Concept tạo hình đây : [​IMG]
    Tạm thời có vài lời về mục đánh giá công trình với đc.
    Truyện ngoài lề:
    Viết một bài đánh giá hay là khó, đương nhiên . Tuy nhiên làm cái nghề thì cũng nên có cái độ lượng , chứ viết mà để phần tôi lấn quá, ko hay.
    Cay cú cũng là 1 động lực tốt để tạo cạnh tranh , hy vọng sớm được thấy 1 cao thủ VN trong làng KT TG , chúng ta ở vùng trũng lâu quá rồi. Nhưng ko vì thì mà chúng ta quên thằng KTS cũng là 1 thằng lam khoa học .
    Về vấn đề PR , sách báo là medien , ko tránh khỏi , khi mà chúng ta chưa có tạp chí chuyên ngành có chiều sâu cao về chuyên môn thì tự thân phải biết gạn lọc thôi. Nhưng PR ko phải là xấu.
    Làm KT ở VN mà pro là rất cần , chỉ ko dám chắc là CT này của VTN phần nhiều.
    Hỏi Weg chút cá nhân : đồng chí làm sau ĐH ở Mỹ hay học cả ĐH ở Mỹ ?
  6. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, nhận định của anh là chủ quan. Như tôi phân tích ở bài viết trước, tôi thấy nhiều bất cập trong sữ dụng và tính thẩm mỹ của PA Nhật Bản. Không có cơ sở nào khẳng định nếu giải quyết được 3 vấn đề Gió, Fla, và Circulation là công trình sẽ giải quyết tốt công năng và môi trường như anh nói. Như tôi nhận định ở bài viết trước, PA này có những khuyết điểm về môi trường (cây xanh, nắng, mưa) và công năng sử dụng (bố cục) cũng như thẩm mỹ (stretscape, landscape, space).
    Đồng ý với anh là đánh giá cái đẹp là sensitive đối với người không có chuyên môn. Còn chúng ta có cái nhìn chuyên môn, chúng ta nhận định cái đẹp của một công trình và có thể giải thích ít nhiều là tại sao nó đẹp và đẹp ở chỗ nào.
    Luận điểm trên chứng tỏ anh chỉ suy xét trên một sự nhận định phiến diện và chủ quan. Anh ấn tượng về nó? OK. Nhưng liệu cái ấn tượng đó của anh có đảm bảo công trình đáp ứng tất cả các yêu cầu về công năng, bền vững, thẩm mỹ? Công trình đó có tạo cảm giác tiện nghi cho người sử dụng hay không? Nó có gắn kết tốt với cảnh quan và các khu vực xung quanh không?
    Nói thêm về công trình mở rộng Bảo Tàng High ở Atlanta, USA của Renzo Piano. Theo hiểu biết của tôi thì dự án này là một dự án rất khó vì nó đòi hỏi những công trình xây dựng mới phải vừa đáp ứng những nhu cầu về công năng đồng thời cũng phải hòa nhập tốt với Bảo Tàng High cũ xây năm 1980 của Richard Meier.
    PA của Renzo là xây thêm 3 tòa nhà mới gắn kết với các khu vực lân cận với một chiến lược thiết kế đô thị (urban design strategy) là tạo ra những không gian plaza, đường phố, cảnh quan theo kiểu châu Âu truyền thống (European-like piazzas streets and gardens). Mặt đứng của nó cấu trúc từ những panel nhôm trắng với mục đích tạo nên tính hài hòa và gắn kết với công trình cũ cũng màu trắng của Richard Meier. Cho nên anh nhìn thấy vẻ ngoài của công trình không mang ấn tượng đột phá là vì vậy.
    Ở công trình này, Renzo đã sử dụng một hệ thống mái lấy sáng. 1000 ống dẫn sáng thu ánh sáng hướng Bắc và khuếch tán nó vào các không gian gallery. Anh cũng biết là ánh sáng tự nhiên là một yêu cầu tối quan trọng cho một bảo tàng, vì vậy, thủ pháp của Renzo cho hệ thống ánh sáng mang tính thực dụng cao. Nhưng nó không phải là ý tưởng, nếu chỉ xét trên quan điểm áp dụng khoa học kỹ thuật vào thiết kế. Tôi tin rằng Renzo có ý tưởng xuyên suốt và việc áp dụng hệ mái lấy sáng trên chỉ là một bộ phận trong việc phát triển ý tưởng đó.
    Nói đến đây thì tôi mong anh nhận ra là để thiết kế một công trình kiến trúc, người thiết kế cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề, từ tầm vĩ mô (không gian đô thị) đến vi mô (chi tiết cấu tạo). Áp dụng khoa học kỹ thuật chỉ là một phương tiện để phát triển ý tưởng thiết kế, vì một mục tiêu xuyên suốt.
    Người ta đánh giá một công trình kiến trúc không chỉ là ở chỗ "nó phải có những sáng tạo về công nghệ" mà là "nó phải có những sáng tạo về ý tưởng, sáng tạo về thủ pháp và đáp ứng quan hệ tương hỗ với môi trường xung quanh".
    OK. Tôi không có nghiên cứu về vấn đề này, chỉ nhận xét dựa trên kết quả áp dụng của nó và ảnh hưởng của việc áp dụng nó lên các yếu tố khác của kiến trúc và đô thị.
    Một lần nữa tôi phải nhắc lại là đây không phải là một sự so đọ về tính toán giao thông giữa hai đội, mà là một PA hoàn chỉnh cho một công trình lớn. Chưa có gì bảo đảm giải quyết tốt hơn yêu cầu về giao thông là giải quyết tốt hơn tất cả các yêu cầu của đề bài trong một sự đánh giá phân tích toàn diện.
    Thân mến.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 06:06 ngày 07/04/2006
  7. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Tôi trả lời anh với 3 vấn đề đơn giản, để anh dễ hiểu:
    1. Thật tình là tôi đã tôn trọng nhóm làm đồ án này, cho nên cách nhận xét của tôi "vòng ngoài" nhưng tôi đảm bảo với anh những thông điệp của tôi, các anh AYA, Friday 13 hay HH và rất nhiều người trong đây đều hiểu cả. Tôi tránh không nói vào chi tiết như HH ( và HH cũng nhân nhượng trong cách nhận xét, tức là viết theo kiểu so sánh).
    2. Nếu anh thực sự muốn chứng tỏ anh hiểu Concept của công trình này, thì viết ra một đoạn trình bày và dẫn chứng cho anh em coi thử. Còn nếu không thì tôi nghĩ anh không nên bàn concept với mọi người nữa.
    3. Nếu anh thực sự quen VTN tại sao không mời anh ta lên đây để nói chuyện, tôi tin rằng chúng tôi đều là những người học hỏi và xây dựng cả, không u ám như anh nghĩ đâu.
    Ant,
  8. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này tôi ko đồng ý với Wet. Nhiều nơi tận dụng các building cũ, nhưng đó là do điều kiện lịch sử, không phải vô cớ mà Mỹ nảy sinh ra khái niệm campus, mà nếu tận dụng historic building thì IIT đã ko có cái Naval building của Mies.
    Về phương án của anh Nghĩa, như Jam đã phân tích, không biết đất đai của công trình rộng đến đâu và liên hệ với các công trình xung quanh như thế nào nhưng tác giảt Võ Trọng Nghĩa và partners lại chọn 1 bố cục hoàn toàn đóng và rất chặt. Loại giao thông khép kín và tuần hoàn này thích hợp với một bệnh viện hơn là 1 school architecture. Về bố cục tổng thể, tôi chọn phương án của Sing.
    Ngoài ra, như đã có lần nói với Tech, việc ý tưởng kiến trúc xuất phát từ software simulation là không lọt tai. Hai cái thuộc 2 domain khác hẳn nhau. Bọn HOK bậc thầy của thế giới về sustainable mà cũng chỉ dám viết guide cho công trình chứ không dám nói là lấy concept từ sustainable.
    Được mth sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 06/04/2006
    [/QUOTE]
    Anh MTH,
    Tôi biết là sẽ có người hỏi, có lẽ ví dụ hay nhất đó là Bauhaus. Xin lỗi là tôi đã nói không rõ ý. Ý tôi là áp dụng có mỗi khí động học cho một trường kiến trúc... là uổng với một miếng đất như vậy, và một cái building mang nhiều ý nghĩa như vậy, có thể dùng những tính toán này để làm bài toán dẫn gió cho campus thi hay hon.
    Ở đồ án này nếu vớt vát thì có thể nhìn theo cách sau là circulation của giữa các khu vực tạo ra sự thú vị. Đồ án này có thể dùng cho một khu vực dân cư hoặc một trường trung họ nào đó, và có lẽ hay nhất la khu shopping mall.
    Ant
  9. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy anh wegotjam có thiện chí đấy chứ, đưa ra suy nghĩ, đặt câu hỏi để bên kia trả lời. Thế này nhé, xin mạn phép được "tóm" lại những vấn đề chính của wegotjam đặt ra, và các câu trả lời chính của Technologist để tiện theo dõi. Cũng xin mạn phép bỏ qua những cái "ngoài lề" trong tranh luận.
    -------------------------------------------------------------------------------------
    WE: 1. Concept thiết kế của VTN có thể không ổn vì:
    Phương pháp Khí động học chỉ là một trào lưu, một trường phái, một hệ của trào lưu phát triển bền vững, chẳng có gì xa lạ cả. Phương pháp này áp dụng cho hầu hết mỗi dạng công trình cũng được, nhưng không nhất thiết phải dùng cho ?oTrường ĐH Kiến trúc TP. HCM?.
    Trường ĐH Kiến trúc đòi hỏi các không gian để sinh viên tìm thấy cảm hứng sáng tác, học hỏi, các không gian này cần tạo sự kích thích trong lý luận sáng tác.
    Concept thiết kế một trường ĐH Kiến trúc phải tạo cho nó một tính cách riêng khác các thể loại công trình khác.
    Câu hỏi: Concept thiết kế của VTN là gì, có thoả mãn việc ?otạo ra tính cách riêng? không?
    TECH: Phương pháp aerodynamic không phải áp dụng cho công trình nào cũng được vì không phải cứ có phần mềm là dùng được, người ta phải nghiên cứu lâu dài để dùng thành thạo."Ko fải ct nào cũng áp dụng dc, cho nên điều đó tùy vào chủ ý ban đầu của tác giả" (nguyên văn). Nước ngoài chưa có công trình quy mô hoành tráng dành riêng cho Aerodynamic thế này" (nguyên văn).
    Ý KIẾN: Anh Tech đang đứng ở vị trí của một người "Mê Kỹ Thuật" ("Technomaniac") để đánh giá quan điểm "phương pháp này áp dụng cho hầu hết mỗi dạng công trình cũng được" của anh We. Anh Tech không trả lời câu hỏi của anh We. Trong vấn đề thứ nhất này, cuộc tranh luận đã thất bại.
    WE: 2. "Sense of the place" - Cảm giác về không gian (tạm dịch):
    Kiến trúc là nghệ thuật tạo không gian. Một không gian nó cần những cái khác nữa, ngoài sự ?othoả mãn thông gió?. Nếu mà thằng kĩ sư nó bảo, cái building của mày phải cong về phía này, phía kia phải có cái này, va không có cái kia để mà có thể dẫn gió !! thế thì còn quái gì là KT nữa?
    Câu hỏi: Không gian của Đồ án này tạo ra cái gì? và để làm gì? ngoài sự "thoải mái, về xử lí gió"
    TECH: Dựa vào đâu cậu nói nó ko thể hiện cái gì đặc biệt, như môi trường học tập sáng tạo...etc...Hỏi cậu thế cái khu FLA ... để làm cái gì ... Nói thêm với cậu ct này ko chỉ có only gió nhé ....
    ... vai trò integral của Engin và architect ... là sống dựa vào nhau---> ko có chuyện thằng engin bào cong thế này thì thằng Kt đồng ý, cũng như thằng Kt bảo fải thế này và thằng engin fải đồng ý, cốt lõi là thoả mãn cả 2 bên, nếu thằng engin bảo cong thế này mà ông kt thấy chấp nhận dc thì ok, và ngược lại, đó là mt làm việc nhóm hết sức bình thường, tôn trọng lẫn nhau, 2 bên cùng có lợi, chỉ có đièu 2 cái lợi nó khác nhau thôi.
    Ko gian này để học tập sáng tạo và nghiên cứu, có vấn đề gì vậy
    Ý KIẾN: Anh Tech đã đưa ra ví dụ về "cái khác biệt", đó là Khu học FLA, coi nó như cái VTN đã thiết kế để tạo ra môi trường học tập sáng tạo. Anh Technologist hoàn toàn có lý về vai trò của Engineer và Architect.
    Anh Tech đã trả lời câu hỏi "Không gian này để làm gì". Tuy nhiên anh chưa trả lời câu hỏi trước đó của anh We: "Không gian của đồ án này tạo ra cái gì".
    WE: 3. Thành phần:
    Các thành phần khác nhau của công trình tạo nên các không gian đặc trưng của công trình đó. Các thành phần này là gì?
    Câu hỏi: Cái tôi đột phá, tính sáng tạo, và tính đặc trưng của các loại không gian trong công trình này ở đâu?
    TECH: "cậu rất là ếch, thế tôi mới bảo cậu chưa hiểu gì về nó, xem 1 đồ án sơ sài như cậu thì còn lâu mới khá dc, hỏi lại cậu thế tại sao khoa Kt lại nằm ở chỗ kia, còn khoa QH lại nằm ở đầu, và tại sao nhà hành chính lại nằm ở giữa.???" (nguyên văn)

    Ý KIẾN: Có thể anh Tech đang giải thích rằng "sự đặc trưng của các loại không gian trong công trình này thể hiện ở cách sắp xếp các khu chức năng đặc trưng của một trường ĐH Kiến trúc". Tuy nhiên câu trả lời không rõ ràng.
    WE: 4. Universal ?" Tính thống nhất (tạm dịch):
    Các trường kiến trúc trên thế giới có xu hướng ?ohoà vào cộng đồng? (xây dựng hài hoà với khu dân cư cũ và mới, kề cận với những vấn đề của xã hội, tham gia vào các hoạt động xã hội, học tập từ môi trường thực tế, tập trung tài chính vào cải thiện chất lượng giảng dạy ?)
    Câu hỏi: Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có làm như vậy không? Vì sao?
    TECH: "ẤU TRĨ và VÔ CÙNG MÁY MÓC Ừ tất nhiên là hoà vạo cộng đồng, cộng đồng ĐẠI HỌC, làng ĐẠI HỌC, khu đất nó là như vậy thì cậu bảo hoà vào cái gì, xây cầu từ trường nối đến nhà dân à, hay cậu đinh đào sông để truờng trôi lênh đênh trên mặt nước cho hoà vào với cộng đồng,, ý tôi là cậu đọc 1 điều gì đó thầy hay thì nhớ lấy và áp dụng vào những truờng hợp cụ thể, chứ ko fải chỗ nào cũng hoà vào nhé..
    Còn các ví dụ hùng hồn mà chả nói lên cái gì của cậu tôi cũng đã nói rồi, còn tuỳ vào ĐẤT, điều kiện địa lý..v.v...." (nguyên văn)
    Ý KIẾN:Có lẽ Anh Tech muốn chỉ ra rằng khu đất xây trường ĐH nằm tại quận 9, và liên hệ với khu dân cư còn thiếu, nên chưa thể đặt vấn đề "hoà vào cộng đồng" ở đây.
    WE: 5. Tiềm năng phát triển:
    Cần tính khối lượng và mật độ sinh viên. Nhìn thì cũng biết đồ án VTN ?ocố định trong một khu vực?.
    TECH:Tôi đảm bảo ct này đã có tính đến khối lượng sv và mật độ sv, thậm chí khối lượng sv ở từng giờ khác nhau, và từng ngày khác nhau, ở từng địa điểm khác nhau của ct..cậu có tin ko
    Ý KIẾN:Chờ xem bằng chứng mới bình luận tiếp được.
    WE: 6. Kiến trúc của thiết kế VTN:
    Chưa được xem tất cả các bản vẽ, nghiên cứu, hình ảnh cụ thể nên không thể nói nhiều về kiến trúc của nó. Có thể thấy rằng việc tạo vùng và tạo khối đã lệ thuộc hoàn toàn vào thiết kế khí động học dẫn đến việc công trình thiếu tính đặc sắc của không gian và thiếu sự chuyển tiếp các không gian.
    TECH: Nhận xét trên thiếu căn cứ
    Ý KIẾN:Chờ xem bản vẽ, nếu được xem. Trong lúc chờ đợi, chuyển qua bình luận "Concept Rau cần tây".
    WE: 7. Economic - Kinh tế:
    Công trình chiếm nhiều diện tích đất nền, không gian dư nhiều, không gian lưu thông nhiều, dẫn đến tăng chi phí xây dựng.
    Bảo quản tốn kém trong điều kiện khí hậu Sài Gòn.
    Không có hướng phát triển nếu mở rộng trường học. Không tạo được tiềm năng cho khu đất.
    Đầu tư xây dựng một công trình theo thiết kế như trên tốn kém, và rủi ro. Thay vào đó dùng tiền để nâng cấp chương trình giảng dạy và phương tiện dạy học.
    TECH: Bảo quản chống lại khí hậu là không tránh khỏi. Công trình có đất phát triển. vv. và vv.
    Ý KIẾN:___
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 07/04/2006
  10. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Cần phải bàn thêm về concept "rau cần tây" ở đây. Chẳng thấy lý luận gì ở đây cả, chỉ có hình ảnh mang nhiều nghĩa khác nhau, không có một nghĩa xuyên suốt. Nhìn không thế này thì chưa thấy cái thuyết phục của Concept, rất dễ cho là "không có concept" hoặc "mị dân concept", hoặc là "concept không thống nhất mà cứ biện hộ là có nhiều concept".
    Để giải thích cho rõ, xin lấy ví dụ từ chính cái hình đó để phân tích. Tớ chưa nghe VTN trình bày, nhưng nhìn vào hình vẽ thì có một giả định về concept của VTN như thế này (xin nói đây là giả định, nếu ai có sự thật về concept của VTN thì post lên, sẽ chính xác hơn, và tớ sẽ rút lại những giả định này):
    "Lấy một prototype- mô hình của thiên nhiên mang ra thử nghiệm dưới con mắt kỹ thuật để tìm ra nguyên tắc tạo hình kiến trúc thoả các điều kiện vật lý kiến trúc. Các nguyên tắc đó cũng được sử dụng vào tạo hình và thiết kế không gian kiến trúc".
    Nếu thế thì cái hình trên bắt đầu từ việc cắt ngang một cây cần tây tại các vị trí khác nhau, cho ra các mặt cắt khác nhau. Sau đó thử nghiệm kỹ thuật (thông gió), để đo đạc, rồi quyết định mặt cắt nào là tốt nhất, tạo ra thông gió tốt nhất để quyết định cho tổng mặt bằng và khối tích công trình.
    Các câu hỏi:
    Thứ nhất: Tại sao lại là cần tây? Mà không phải một giống cây bản địa nào khác, giải thích? Tác giả có thử nghiệm các loại khác chưa? Theo mình thì experimental research cần được quan tâm trong thiết kế. Tức là tác giả phải thử nghiệm thật nhiều lần, nhiều mô hình, tạo ra một Archive of Material để sau đó so sánh tìm ra nguyên tắc chung, chọn ra một mô hình tiêu biểu. Nếu dùng các loại cây khác, có thể ĐH Kiến trúc sẽ có thiết kế khác, có thể không phải bắp cải mà là búp măng chẳng hạn, mà vẫn bảo đảm thông gió.
    Thứ hai: Nếu concept này thật sự tốt, xuyên suốt, thì tất cả những thành phần thiết kế (khu học FLA, đường giao thông, cảnh quan, .... ) cần bám theo nó, xuất phát từ nó. Ví dụ như concept trên chủ yếu nghiên cứu mặt cắt một khúc cần tây, mà không rõ vì sao xác định độ cao của khoanh cần tây. Nguyên tắc nào quyết định nó để áp dụng vào cao độ công trình? Cái Circulation có bắt nguồn từ concept (highlight phía trên) hay không? hay là bắt nguồn từ một cái khác bên ngoài concept? Nếu nó "từ bên ngoài", có nghĩa là Concept này không xuyên suốt.
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 07/04/2006

Chia sẻ trang này