1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về Pa Võ trọng Nghĩa - trường ĐHKT Tp.HCM

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi lecoocbuydie, 02/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. highrisebuilding

    highrisebuilding Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    CÓ BÁC NÀO BIẾT Ở ĐÂU DẠY VỀ KHÍ ĐỘNG HỌC KHÔNG, CHỈ CHO TÔI BIẾT VỚI. HÔM VỪA RỒI TÔI CÓ LIÊN LẠC VỚI THẰNG BOEING Ở SEATLE ĐỂ BÁI LÀM SƯ PHỤ, NHƯNG HẮN BẢO KHÔNG NHẬN KTS.......VỚI LÝ DO HẮN SỢ KTS SAU KHI TRUYỀN NGHỀ XONG, SẼ LÀM THAY ĐỔI SỰ SUY NGHĨ VỀ KHÍ ĐỘNG HỌC ĐÃ CÓ TỪ LÂU ĐỜI CỦA HÃNG......BIẾT ĐÂU SAU NÀY LẠI CO MỘT TRƯỜNG PHÁI KT MỚI RA ĐỜI Ở VN THÌ SAO......CHẲNG HẠN NHƯ...TRƯỜNG PHÁI THỰC VẬT, RAU CẢI, CỦ CẢI.....HAY LÀ TRƯỜNG PHÁI "LESS IS MORE", DỰA TRÊN NGUYÊN LÝ CỦA LUDWIG MIES VAN DER ROHE....CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG CÓ CONCEPT, KHÔNG CÓ CHI TIẾT, TÌNH TIẾT.....CÀNG ÍT CÀNG TỐT........AH, MAYBE.
    TÔI CẢNH CÁO CÁC BÁC NÀO CÓ Ý TƯỞNG LÀM CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KIẾN TRÚC NƯỚC NHÀ NHÉ........



  2. linhtinhman

    linhtinhman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
  3. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Xin có ý kiến thẳng thắn với anh lintinhman là tôi nhận thấy anh có luận điệu đả kích cá nhân. Vấn đề Circulation ở PA này là có sự phân tích rõ ràng về môi trường gió (theo thuyết minh của tác già) và kết quả nó đạt được xét về mặt này là giữ các hướng lưu thông gió cần thiết với vận tốc gió ổn định 0.5 - 0.7 m/s trong hầu hết các mùa thời tiết. Điều này thì PA của Singapore có vẻ như không đạt được.
  4. technologist

    technologist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    [[/quote]
    Tất cả phần tài liệu hiện nay chúng ta có về đồ án này đều ko có đầy đủ, nhưng cá nhân tôi, tôi thích một phương án thiết kế mở hơn.Một đò án kiến trúc còn có các tiêu chí khác nữa ngoài thông gió , còn về những vấn đề khác mong anh danngoc sớm post bài...để anh em bàn tiếp. Tránh trương hợp thầy bói xem voi.
    Thực ra tôi đang rất muốn nghe là anh tech hiểu về đồ án này như thế nào. Mong anh giải thích kĩ hơn được không ? vì thực ra anh em trong nước cũng chả được học phương pháp phân tích giao thông bằng gió là như thế nào ? Hồi tôi làm mấy cái project em chỉ biết là đứng ơ trên đường khảo sát thực tế rồi đưa vào phân tích dự báo thôi ? kể ra hồi đấy tôi đc biết phần mềm này chứac cũng tiện !!!!???
    Được the_sign sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 08/04/2006
    [/quote]
    Ko có cái nào tính toán giao thông bằng gió cả, đều là khảo sát thực tế thôi, vì nó là con ngưòi, con ngưòi có những chuyển động ko định hướng chứ ko như gió..v.v. nhưng nó dc compress thành simulation giúp ích rất nhiều cho các KTS thế hệ sau này, nhưng đó là những việc của người engineer và những technologists, for more details, họ cần thu thập 1 số thông tin mới sau đó thay đổy source code ---> đầu ra của ct
    Tôi ủng hộ những gì hot_heart nói, tuy nhiên nó đúng nhưng chưa đủ, khái niệm concept bây giờ ko thể hiểu bó hẹp trong fạm vi đất đai, khí hậu, văn hoá,v..v như ngày xưa, ý tưởng ngày nay có thể xuất fát từ vật liệu, cấu trúc, ánh sáng.,,v..v, bất kỳ thứ gì, cái đó trở nên ko quan trọng, điều quan trọng nó có đẹp ko, fù hợp ko, và tốt ko.
    Nói thêm về bảo tàng mới của Piano để hot_heart hiểu rằng, chính piano là người đề xuất ý tưởng về lighting scoops, và nó là ý tưởng xuyên xuất của ct này từ lúc bắt đầu làm dự án, chứ ko fải ý tưởng xuyên suốt là những gì anh tưởng tôi hiểu ý anh khi nói rằng yêu cầu đặt ra là gắn kết với bảo tàng cũ+ bối cảnh hiện tại.v..v. Nhưng thực sự mà nói thì ý tưởng BAN ĐẦU của PIANO là scoops này (100%). Ông đã dành hẳn 1 buổi để chỉ nói về những scoop này, từ cách tạo hình cho đến năng suốt bắt sáng, hệ bóng đổ, độ fủ bề mặt, thậm chí nói là dùng aluminum để cùng màu với ct cũ tạo nên sự gắn kết, nhưng seriously, đó là đề xuất của nhóm kỹ sư nó dùng để fản xạ ánh sáng giữa các miệng ống, đặc biêt hơn, lần làm này còn dc thử nhiệt độ ánh sáng thí nghiệm trong fòng ( cái này tôi cực kỳ tâm đắc vì đây là 1 công nghệ mới trong thiết kế, giúp ích rất nhiều cho kts) để đảm bảo nó ko quá nhiều ánh sáng như cái bảo tàng cũ(rất có hại cho tranh), kết quả qua 3 lần thay đổi hình dạng bắt nắng, và lớp kính dưới các ống scoops( 1 lớp kapilux glass--> 2 lớp okarsolar ) piano đã thành công với ánh sáng dao động từ 800-1500 lux. Tôi rất tự hào vì có 1 người VN tham gia ct này ( tất nhiên tôi ko nói về mình ), vói vai trò KTS, cũng oách đấy chứ
    [​IMG]
    Nó là ý tưởng chính của Piano khi làm bảo tàng nói chung, bởi nếu anh để ý thì dễ dàng thấy rằng BẤT KỲ BẢO TÀNG nào của PIANO đều có HỆ THỐNG MÁI ĐẶC BIỆT, thực ra mà nói, ý tưởng của nó bắt nguồn từ CÁCH DẪN SÁNG vào nhà..vv. . Ý tôi là ý tưởng nó rất rộng, vô vàn, từ văn hoá, bối cảnh như anh nói cho đến những thứ thuộc về công nghệ như ngày nay quan trọng là cái ct anh làm ra Thể hiện điều gì và Làm được đièu gì.
    Thân.
  5. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0

    Tôi không hề nói là Concept phải bó buộc trong lịch sử văn hoá hay khí hậu. Concept cũng có thể được phát triển từ ý tưởng kỹ thuật, như tôi đã ví dụ ở bài trước: Khí Động Học cho F1 Racetrack hay Trung tâm nghiên cứu Khí Động Học.
    Ở trường hợp Bảo tàng High của Renzo, concept đưa ra của ông là "Đưa ánh sáng vào nhà". Bởi vì sao? Bởi vì ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong một bảo tàng. Như vậy thủ pháp của ông là gi? Là "Đưa ra những hệ mái đặc biệt". Sau đó công cụ cụ thể là gì? Là "thí nghiệm về đường dẫn sáng và vật liệu"
    Như vậy, concept của Renzo nó gắn chặt với đặc điềm chức năng và thẩm mỹ cho một Bảo tàng. Ở đây có một sự phân định rõ ràng về quy trình: Ý tưởng --> Phương pháp --> Công cụ. Kết quả là nó đẹp và phù hợp như anh nói.
    Đến đây thì anh hãy so sánh lại concept: "Khí động học vào nhà" của PA trường ĐHKT.TPHCM liệu có "đắt" chưa, có thoả mãn chưa,có đẹp và phù hợp với nội dung và mục tiêu của trường ĐHKT.TPHCM chưa? Đây là tôi chưa nói đến việc cái "concept" này có lẽ không được phát triển một cách xuyên suốt mà nó lẫn lộn với công cụ hay thủ pháp. Ví dụ như có người suy diễn thế này (theo như hình vẽ minh họa ý tưởng của PA này): "Mặt cắt Rau Cần Tây" --> "Khí Động Học" hay "Mặt Cắt Rau Cần Tây " + "Khí Động Học". Như vậy cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào là "Công xép", cái nào là "Công cụ" hay "Công nghệ"?
    Thân mến.
    P/S: Tôi cũng rất tự hào khi biết có 1 KTS VN trong nhóm với Renzo Piano.
  6. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Theo anh đây có thể là một lối tư duy ngược. Có thể tác giả đã đưa ra Concept sau đó mới quay lại tìm cách hợp lý cái Ý tưởng của mình. Chả ai nhìn quả Rau cần tây rồi đưa ra cái Concept như thế cả. Bởi vì nó chả liên quan dek gì đến Khí động học hay cái Trưuờng KTrúc Tp HCM .
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng --> Phương pháp --> Công cụ
    Quy trình này có cái hay:
    - Trong lúc xây dựng ý tưởng sẽ không nhầm lẫn nó với phương pháp và công cụ. Ý tưởng đưa ra sẽ khách quan vì dựa trên cái đang có (hiện trạng) và cái đang cần (nhu cầu của thiết kế), chứ không dựa trên yếu tố ngoại lai đưa vào theo chủ quan.
    - Từ ý tưởng sẽ nảy sinh nhiều phương pháp để thử nghiệm, lựa chọn. Mỗi phương pháp lại sử dụng một hay nhiều công cụ khác nhau, lại thêm một lần thử nghiệm, lựa chọn. Khi đó quá trình sáng tạo không bị bó hẹp, có khả năng mở rộng hơn, có chọn lựa rộng hơn.
  8. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Mình có nghiên cứu qua về lĩnh vực Khí Hậu mà chủ yếu là Thermal Comfort. Có thể nói sơ qua thế này!
    - Khái niệm Thiết kế Bền Vững có thể được hiểu là các chiến lược được sử dụng để tận dụng tối đa nguồn năng lượng của tự nhiên nhưng tránh gây ô nhiễm và cố gắng giảm khả năng hao phí của tiêu thụ năng lượng. Thiết kế Bền vững được thể hiện trong nhiều lĩnh vực như bảo quản năng lượng tự nhiên (Nước, Đất...), Tái sử dụng và tận dụng các nguồn tài nguyên nhân tạo, Hệ Sinh Thái, lĩnh vực Sức Khoẻ, An toàn...của con người. Trong thiết kế------>có thể rút lại trong 3 lĩnh vực: Economy resources ( energy conservation, water conservation, and material conservation), Life cycle design (Pre-building phase, building phase, and post-building phase) và Human design (Preservation of natural con***ions, urban design site planning, and design for human comfort).
    - Khái niệm tiện nghi có thể chia lam 4 dạng: Tiện nghi nhiệt, Tiện nghi chiếu sáng, tiện nghi về âm thanh và Chất lượng không khí
    Thermal comfort
    Visual comforts with appropriate lighting level and environment
    Acoustical comfort with appropriate reverberation time and privacy level
    Air quality (odor, smell, etc,)

    - Trong các dạng tiện nghi trên thì tiện nghi nhiệt đóng vai trò quan trọng nhất. Nó thể hiện cảm giác nhiệt của con người : mát, lạnh, nóng....Thể hiện qua các hình thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường: Đối lưu, dẫn nhiệt, bức xạ và bay hơi. Nhưng kết quả lại đem lai nhiệt độ cơ thể người luôn ở 37C hoặc xấp xỉ.
    - Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến tiện nghi nhiệt: Gió, Nhiệt độ không khí, Nhiệt độ bức xạ, Độ ẩm, Áo quần và đặc điểm cá nhân. Trong các yếu tố trên thì 4 yếu tố đầu có thể biến đổi và được nghiên cứu để đem lại môi trường tiện nghi cho con người, còn 2 yếu tố sau thuộc về cá nhân. Trong 4 yếu tố đầu thì Nhiệt độ không khí và Độ ẩm luôn đi liền với nhau khi nghiên cứu đến.
    - Có rất nhiều phương pháp để tạo ra môi trường tiện nghi. Đối với khí hậu Tropical, theo (Jones, David Lloyd, 1998), chia làm 2 dạng: Passive (Thông gió tự nhiên, thông gió ban đêm, Tạo Shading, Solar control, Sử dụng vật liệu sáng để tránh hấp thụ năng lượng mặt trời, Evaporation Cooling....) và Active (Điều hoà nhiệt độ, làm mát nhân tạo, sử dụng các biện pháp mang tính nhân tạo để tạo môi trường tiện nghi...). Ngoài ra còn có thể kết hợp hai phương pháp trên (Hybrrid Method)
    - Gió được hình thành bởi áp lực gió và sự chênh lệch nhiệt độ. Có thể lấy ví dụ ở lỗ hẹp nhỏ, vận tốc gió sẽ mạnh hơn nơi có lỗ rộng và lớn. Sự chênh lêch nhiệt độ có thể thấy ở các vùng ven biển chịu ảnh hưởng gió biển. Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền do nhiệt độ ở biển thấp hơn ở đất liền, và ban đêm ngược lại.
    - Yếu tố gió đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tạo môi trường tiện nghi. Theo nhiêu nghiên cứu trước đây thì gió với vận tốc từ 0.5-2.0m/s có thể gây cảm giác nhiệt độ giảm xuống 1-2 độ C. Tuy nhiên nếu độ ẩm thấp sẽ gây khó chịu (hiện tượng gió Lào khô nóng), thường khi gió sẽ đem lại hiểu quả hơn đối với khí hậu Hot Humid hơn là Hot Dry. Vì vậy Đối với khí hậu nóng có hai ảnh hưởng đặt lên hàng đầu, đó là Điểu khiển năng lượng mặt trời hay điều khiển gió. Hai phương pháp trên đều quan trọng đói với khí hậu này nhưng có trường hợp hường gió và hướng mặt trời không bổ sung lẫn nhau (Ví dụ nhà xây theo trục Nam Bắc sẽ tốt đối với Shading nhưng nếu gió chủ đạo thổi theo trục Đông Tây thì nhà sẽ ko đón được gió).
    Vì thế đối với Hot Humid thì Gió được đặt lên hàng đầu, còn đối với Hot Dry Climate thì Shading lại được đặt lên trên.
    - Ở miền trung có ảnh hưởng gió Lào nhưng thực ra thời gian ảnh hưởng đó chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 3% thời gian của năm thì phải, nhưng không phải liên tục mà kéo dài trong mấy chục ngày, tức là mỗi ngày có thể có gió Lào tính theo phút!
    - Tuy nhiên gió bất biến và khó quản lý. ĐIểu khiển gió được không phải dễ. Nhất là phương pháp đo gió về vận tốc và hướng. Xét trong điều kiện nào đó thì phải làm thí nghiệm để đo gió và phải đo đúng phương pháp như block các yếu tố khác, khẳng định đo cùng mọt thời điểm....( Lấy ví dụ đo gió ở điểm A, nhưng sang điểm B tiếp theo đó vài giây thì gió về vận tốc và hướng đã khác rồi và cũng ko thể khẳng sịnh gió tại 2 điểm là cùng một cơn gió...) Thật ra nếu trong Ban Giam Khảo mà có những người nghiên cứu về Vật Lý Kiến trúc và khí hậu như Thầy Phạm Đức Nguyên, Bùi Vạn Trân... thì mới biết được .
    - Đó chỉ là những hiểu biết của tôi về gió. Tôi nghĩ bất cứ đồ án nào cũng có cái hay dở của nó. Về nhận xét đồ án của nhóm VTN, theo tôi anh ta đã nghiên cứu rất nhiều về gió, theo tôi nhận định, hiệu quả của gió thể hiện ở đồ án này sẽ tốt khi các cửa dọc hành lang phải đón bít lại hoặc mở ra rất ít để tạo dòng chảy của gió, trường hợp này không biết sẽ ảnh hưởng đến Ải quality hay không? Để tạo hiệu quả cooling thì nên kết hợp với các yếu tố khác đặc biệt là evaporation, nhiều cây xanh thảm cỏ để tăng khả năng giử ẩm, điều đó có tác dụng giúp gió mang dòng khí mát trước khi đến nơi sử dụng. Đồ án của nhóm VTN đã có qua nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu ấy vào thực tế, vì thế hiệu quả của nó như thế nào thì phải qua sử dụng mới biết được hoặc qua thí nghiệm và kết quả thí nghiệm phải có tính thuyết phục cao.
    - Với cá nhân tôi, tôi thích đồ án Singapoo hơn.
    [​IMG]
    Baiha Temple in New Deli dùng các hồ nước để tạo luồng gió mát trước khi vào công trình
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ví dụ về Natural ventilation
  9. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Có thể tham khảo:
    G.Z.Brown and Mark Dekay, Sun, Wind & Light-Architectural Design Strategies, United State of America, 2000.
    - Maxwell Fry & Jone Drew, Tropical Architecture: in the Dry & Humid Zones, 1964.
    - David Oakley, Tropical Houses ?" A Guide to Their Design. B. T. Batsford LTD. London, 1961.
    - Vaughn Bradshaw, P.E., Building Control Systems, United States of America, 1993.
    - Brian Edwards, Sustainable housing: Principle & Practice, 2000.
    - D Clements-Croome, Naturally Ventilated Buildings ?" Building for the Senses, Economy and Society, United Kingdom, 1997.
    - Baruch Givoni, Passive and Low Energy Cooling of Buildings, United States of America, 1994.
    - Dean Heerwagen, Passive and Active Environment Controls: Informing the Schematic Designing of Buildings, McGraw-Hill, Inc., 1221 Avenue of the Americas, New York, 2004.
    - Holger Koch ?" Nielsen, Stay Cool: A Design Guide for the Built Environment in Hot Climates, London, United Kingdom, 2002.
    - Fanger, P.O., Thermal Comfort, New York, USA, 1972.
    - Robert R Cohen, Environment Criteria for Naturally Ventilated Buildings, Naturally Ventilated Buildings, Chapter 5, D Clements-Croome, United Kingdom, 1997.
    - Jones, David Lloyd, Architecture and the environment: Bioclimatic building design, 1998.
    - Việt Nam có thể tham khảo sách của Phạm Ngọc Đăng, Hoàng Huy Thắng, Bùi Vạn TRân, Phạm Đức Nguyên.
  10. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    cảm ơn kts_june, bạn viết rất hay và giúp người đọc có 1 lượng thông tin đầy đủ. Bạn June có thể lập 1 topic riêng về vấn đề xử lí vi khí hậu được không. Chắc chắn ỏ đây sẽ có rất nhiều người tham gia. Moi người sẽ có dịp trao đổi kiến thức với nhau.
    Hi vọng đối với đồ án của VTN chúng ta có được tất cả phần thuyết minh như thế.

Chia sẻ trang này