1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu chuẩn lựa chọn công ty để làm việc

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi kimikamo, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chuẩn lựa chọn công ty để làm việc

    Khi các bạn đi làm thì tiêu chuẩn lựa chọn công ty là gì vậy? Ở đây có bạn đã đi làm, cũng có bạn đang học nhưng tương lai cũng dự định đi làm chứ. Không biết các bạn thích những công ty dạng như thế nào hen?
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    FW chưa đi làm theo nghĩa chính thức, và cũng chỉ có tích lũy được chút ít kinh nghiệm qua nhiều chỗ làm part time thôi, nhưng cũng có một số suy nghĩ thế này về chọn chỗ làm:
    - Quan trọng nhất: Nếu như chưa thật sự "đói", chưa thật sự cần tiền thì vẫn có thể chờ đợi, thương lượng và lựa chọn.
    - Tiêu chuẩn thì sắp theo thứ tự sau: (lập một list các công ty, sau đó sắp hạng các công ty theo từng tiêu chuẩn
    ( Dưới đây là một gợi ý về tiêu chuẩn lựa chọn công ty mà FW suy nghĩ và một ví dụ do FW tạm thời "phịa" ra, dựa theo một số kinh nghiệm đi làm part time bản thân:)
    Gợi ý về tiêu chuẩn:
    1+ Phù hợp với môi trường làm việc bản thân (top 2)
    2+ Khả năng thăng tiến cao. (top 3)
    3+ Phù hợp với sếp trực tiếp (top 3)
    4+ Khả năng hợp tác với đồng nghiệp tốt. (top 3)
    5+ Lương bổng tốt (top 5)
    6+ Thời gian làm việc thuận tiện (top 5)
    7+ Giao thông thuận tiện (top 5)

    Ví dụ có 8 công ty A, B, C, D, E, F, G, H. FW sẽ sắp ma trận như sau:
    /// : 1 : 2 : 3 : 4 : 5 : 6 : 7 : Tổng : Trb : Tr.b có hệ số :
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    A : 4 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1 : 2 : 15 : 2,1 : 2,6 :
    B : 2 : 1 : 3 : 2 : 3 : 4 : 1 : 16 : 2,3 : 1,3 :
    C : 1 : 3 : 2 : 3 : 4 : 3 : 4 : 20 : 2,9 : 1,7 :
    D : 5 : 5 : 5 : 6 : 5 : 6 : 5 : 36 : 5,1 : 3,7 :
    E : 3 : 2 : 1 : 4 : 2 : 2 : 3 : 17 : 2,4 : 3,1 :
    F :
    G :
    H :
    Trong quá trình sắp xếp, cho dù là ta có 10 hay 20 công ty để lựa chọn nhưng bao giờ ta cũng chọn ra được 3 hoặc 5 công ty ưng ý nhất. Do vậy, để không mất thời gian, ta chỉ cần sắp chừng 7-8 hạng đầu tiên là đủ. Số lượng tiêu chuẩn cần suy nghĩ kỹ, càng nhiều tieu chuẩn, sự lựa chọn càng chính xác.
    Như ví dụ trên, có thể thấy công ty A đại diện cho một công ty nhiều tiềm năng, nhưng bạn sẽ gặp vấn đề với chuyện thăng tiến và môi trường làm việc, bạn có thể làm việc ổn định ở công ty này trong nhiều năm với một công tác nhưng sẽ thường bị stress do không thích hợp với tính cách của bạn (bạn thích điều mới lạ nhưng công việc thì vẫn cứ "vũ như cẩn"...). Công ty B đều ổn về nhiều mặt, ngoại trừ chuyện thời gian làm việc của công ty không phù hợp với bạn (ví dụ như phải làm thêm cuối tuần, đi nhậu đêm với khách hàng,....). Công ty C cho bạn một môi trường làm việc tốt, được sự chấp nhận của sếp, có sự hợp tác tốt với đồng nghiệp nhưng tiền lương không được tốt lắm và giao thông không thuận tiện lắm (xa nhà, đường hay kẹt xe,...). Công ty D là ví dụ về một công ty có thể bạn sẽ không bao giờ chọn. Công ty E hứa hẹn môi trường làm việc tương đối, khả năng thăng tiến cao có sự hỗ trợ của sếp nhưng có va chạm với bạn đồng nghiệp và tiền lương thì tốt, ở đây bạn buộc phải làm việc trong thế đối đầu.
    Có nhiều cách lựa chọn, ở đây FW giới thiệu một số cách lựa chọn:
    - Chọn theo 5 tiêu chuẩn đầu tiên: Chọn không hệ số (chọn B), Chọn có hệ số (chọn C)
    - Chọn hết 7 tiêu chuẩn: Chọn trung bình không hệ số (chọn A), Chọn trung bình có hệ số (Chọn B)
    - Chọn theo tiêu chuẩn - chọn theo top: Chọn B hoặc C
    Và rất nhiều phương pháp quyết định khác.
    Nếu bản thân FW, FW sẽ có quy trình quyết định như sau:
    - Chọn ra những phương án ưng ý nhất theo phương pháp 5 tiêu chuẩn đầu tiên là B, C, E
    - Xét mối quan hệ sau: Thoải mái làm việc + Ủng hộ của sếp + Ủng hộ của đồng nghiệp ==> Khả năng thăng tiến tốt ==> Khả năng tăng lương tốt ==> tính trung bình của tiêu chuẩn 1, 3, 4 ==> Còn 2 lựa chọn là B và C (E bị loại vì chống đồng nghiệp)
    - So sánh 5 tiêu chuẩn đầu tiên rõ ràng B có lợi hơn C (tiêu chuẩn lương cao quan trọng hơn thời gian) ==> Chọn B
    Critics: - Phương pháp trên logic, đơn giản dễ sử dụng.
    - Phương pháp được xây dựng trên lý thuyết Portfolio Theory được ứng dụng nhiều trong thực tế và đã chứng minh được sự hiệu quả trong giảm thiểu rủi ro cho một quyết định sai lầm trong thực tế.
    - Phương pháp được xây dựng trên tiên đề: có thể sắp hạng, định lượng được các tiêu chuẩn định tính. Trong thực tế, việc sắp hạng như vậy là khó khăn và không chính xác.
    - Phương pháp sử dụng hệ số cho các tiêu chuẩn định tính mang nhiều tính chủ quan, dễ dẫn đến những sai lạc có tính chất thời điểm, dễ bị gian lận trong sắp xếp hệ số.
    - FW không đồng ý với chữ "xin việc" mà báo chí thường dùng. "Tìm việc" thì đúng hơn. Làm việc là ký kết một hợp đồng lao động mà người lao động và chủ đều bình đẳng trong thỏa thuận và cam kết. Giới chủ cần lao động để duy trì và phát triển công việc, còn lao động thì cần công việc. Đó là sự bình đẳng, không có "xin - cho".
    Nếu người lao động yếu thế, non kinh nghiệm đàm phán, cần tiền, cần việc làm, hay khi cung vượt quá cầu thì người lao động thường hay chịu bất bình đẳng. Đó là sự thật thường xảy ra.
    Nhưng nếu người lao động là một người có năng lực và trình độ (không thể đơn thuần xét trên thứ hạng và bằng cấp) thì người lao động hoàn toàn có quyền ra giá và đòi hỏi quyền lợi cho mình. Đó là điều ít khi xảy ra nhưng thực tế vẫn có.
    Vậy làm thế nào để thương lượng? Bạn cần tự tin vào bản thân mình và trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng nên chứng tỏ sự tự tin, năng lực và sự tự trọng. Hãy biết giá trị của mình trên thị trường lao động. Hãy nghĩ rằng, bạn là một người thích hợp nhất cho công việc và nếu công ty không chọn bạn tức là công ty đã mất đi một nhân lực tốt. Hãy nghĩ rằng công ty này không phải là tất cả những gì bạn có, nếu không được nhận bạn sẽ có công ty khác đang chờ đợi bạn.
    Đó thật sự là những gì FW suy nghĩ khi đi "xin" việc! Mặc dù thật sự bị lép vế (sinh viên mà, học chưa tới, tiền không đủ, việc đi làm bị luật pháp giới hạn,...) nhưng FW luôn tìm cách này hay cách khác thương lượng và đấu tranh để chủ có thể nhượng bộ mình ở một số vấn đề (chuyện đi học là quan trọng nhất, thời gian làm phải phù hợp và vừa đủ để mình có thể học) và đương nhiên, mình phải chấp nhận nhượng bộ chủ ở một số vấn đề (chấp nhận làm tăng giờ vào một số ngày, ví dụ vậy). Chúc Kimi nhiều may mắn trong chuyện tìm việc làm nhé.
    Được free_wing sửa chữa / chuyển vào 05:29 ngày 04/04/2006
  3. cmoihippo

    cmoihippo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    trời ơi bạn FW phân tích kỹ quá... hippo học được nhiều thứ từ bài post of bạn đó !! thanks nhìu lắm nha !!
  4. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của FW lý thú thiệt. Kimikamo cũng lập ra một ma trận gần giống như thế. Có điều kimikamo không sắp hạng ở từng cột, mà thay vào đó là những dòng chú thích hoặc tóm tắt.
    Ví dụ ở cột "lương" thì sẽ ghi rõ số tiền, ở cột "Đào tạo" thì sẽ ghi là "mỗi năm công ty dành 20 ngày lao động để cho nhân viên đi học", cột "Nghiệp vụ" sẽ ghi là "phát triển phần mềm" hoặc là "buôn bán điện thoại di động"...
    Để so sánh giữa các công ty thì chỉ có một cột duy nhất cuối cùng, ghi các dấu cộng và trừ. Mỗi lần thấy công ty có điểm gì hay thì kimikamo gắn thêm một dấu cộng cho công ty đó, ngược lại có chỗ không vừa ý thì thêm một dấu trừ. Việc xếp hạng công ty sẽ dựa vào sự đánh giá tổng quát tất cả các dòng ghi chú ở các cột và số lượng các dấu cộng, trừ.
  5. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    - OO muốn làm chủ, không muốn làm công cho ai hết, nhưng đó cũng chỉ là mong muốn, không biết bao giờ mới được tự thân làm chủ.
    - khi mới ra trường, OO nghĩ mình không quá đặt nặng iu cầu của mìnnh, cái quan trọng là có được việc làm trong một khoảng thời gian ngắn. Có được nhìu cái lợi từ việc này, cái đầu tiên là kinh nghiệm, khi trong CV của bạn có thêm được vài dòng cho thấy đã từng làm ở đâu đó thì cơ hội của bạn sẽ càng lớn hơn.
    - tiêuc chuẩn đầu tiên của OO quan tâm là làm gì? OO không thể làm mà ngồi một chổ lâu được, OO không thể làm nhìu với giấy tờ, OO thích làm những việc gì cần phải có quan sát, cần phải có suy nghĩ sau đó rút ra kết luận, OO thích nghiêm cứu hơn!
  6. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Đối với kimikamo thì điều kiện đầu tiên khi lựa chọn công ty là công ty đó có công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Tiếp theo là không khí trong công ty dễ thở một chút, mọi người tôn trọng lẫn nhau và nhân viên công ty có thái độ vui vẻ thoải mái.
    Tiếp theo mới đến những thứ khác như chế độ đào tạo, hỗ trợ nhân viên tự học và nâng cao trình độ, chế độ lương bổng và phúc lợi xã hội.
  7. cmoihippo

    cmoihippo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chí đầu tiên of hippo là công việc ưa thích, có thể ko phù hợp với chuyên môn lắm nhưng là công việc mà khi làm mình thấy thích thú, có hứng... tiếp theo là môi trường làm việc... một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, đòi hỏi yêu cầu đối với nhân viên cao... cộng với chế độ đào tạo cho nhân viên tốt... sau nữa là lương bổng và cơ hội thăng tiến.... hippo ko làm ma trận gì hết mà cứ xếp tiêu chí theo như vậy thôi...
    thật ra bây giờ việc tìm người or người tìm việc cũng khó mà biết được... nhiều khi mình đặt ra như thế mà chắc gì mình đã làm một công việc theo đúng những tiêu chí mình nghĩ...
    làm công việc phù hợp chuyên môn thì đúng là còn gì bằng... hippo nghĩ,
    "làm thuê" cũng có cái hay riêng, ko nhất thiết cứ phải là "làm chủ" mới được... theo hippo môi trường làm việc trog các công ty liên doanh và công ty nước ngoài là rất lý tưởng...
    thích nhất là làm về brand management !
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Quan trọng là bạn biết mình muốn gì. Muốn làm chủ, tốt thôi, nhưng phải làm công trước đã, nhưng phải suy nghĩ mình sẽ làm công cho ai, làm như thế nào để sau này còn làm chủ. Ví dụ như muốn sau này mở một ngân hàng, thì làm công cho một ngân hàng với vị trí tư vấn đầu tư sẽ không có nhiều tầm quan sát học hỏi bằng vị trí kiểm toán ngân hàng. Hoặc như muốn mở công ty quản lý tài sản thì ít ra bạn cũng phải từng làm qua công việc đầu tư của một công ty quản lý quỹ đầu tư. Theo FW người nuôi mộng làm chủ phải biết xây dựng cho mình một chiến lược lâu dài ít nhất 10 năm kể từ ngày tốt nghiệp ĐH để tích lũy kinh nghiệm, vốn và trong thời gian đó, việc thay đổi vị trí làm việc là cần thiết để có nhiều góc độ quan sát hơn cho một vấn đề. Vấn đề thường gặp ngày nay là người manager quản trị theo một phong cách thiên vị. Ví dụ như người officer ngày trước làm việc ở phòng quản trị bán hàng. Khi lên đến officer quản lý công ty, anh ta sẽ suy nghĩ và quản lý công ty theo phong cách của ban bán hàng. Anh ta sẽ đặt nặng hơn những thông số như số hàng bán ra trong tháng, chiến lược khuyến mãi, chiến lược push, pull.... mà sẽ ít để mắt đến những vấn đề như tái cấu trúc, logistic, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ,... của doanh nghiệp. Đó là điều không tốt vì manager cần có một tầm nhìn bao quát và chiến lược có thể bảo đảm cho công ty phát triển bền vững trên mọi phương diện chứ không thể để công ty phát triển lệch lạc. Mục đích của một công ty không phải là lợi nhuận mà là sự phát triển bền vững. Muốn thế, người nuôi mộng làm chủ phải có trong đầu ngoài kiến thức từ thực tế những kiến thức kinh doanh quản trị bài bản. Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, việc mở một công ty, kinh doanh một loại hàng hóa nào đó, không còn là một vấn đề quá lớn lao nhưng mở công ty rồi thì phải làm sao cho công ty tồn tại và phát triển lớn mạnh, đó mới là vấn đề. Ngày nay FW đã nghe báo chí mong muốn đến việc tạo lập một đại gia Việt Nam cỡ AEG, Goldman Sach, Unicre***o. Người ta đang muốn dựa vào các đại gia nhà nước như FPT, VN Airlines,... để làm chuyện này. Tuy vậy, đó là chuyện còn xa, ở VN hiện nay, chỉ mới xuất hiện xu hướng mở công ty thôi, chưa xuất hiện xu hướng sát nhập. Ai mà học về Due diligence sẽ có đất dụng võ trong chừng chục năm nữa.
    hi hi nói hơi lan man Nói tóm lại thì bạn dù muốn lài công hay làm chủ cũng cần biết mình muốn làm gì và có thể làm gì. Phải có định hướng và kiên trì. Nói thật thì làm chủ khổ hơn làm công:
    - Chưa chắc đã kiếm nhiều tiền bằng làm công: cứ so sánh cái chức brand manager với một ông chủ đang quần quật với nợ ngập đầu là rõ.
    - Không có thời gian nhiều cho gia đình: thương công tiếc việc đem lo âu suy nghĩ về nhà, ăn ngủ đều trầm tư => cho dù giàu sang nhưng khó mà hạnh phúc.
    - Nhiều rủi ro: rủi ro thất bại phá sản nhiều gấp trăm nghìn lần rủi ro bị đuổi việc. Cứ nhìn vào số lượng công ty bị phá sản mỗi ngày sẽ rõ.
    ==> Quan trọng bạn biết mình là ai, biết mình muốn gì, biết mình có thể làm gì và biết thế giới xung quanh mình chuyển động ra sao. Biết là sống mà lị !!
  9. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Có người ví quá trình xin việc cũng giống như chuyện TÌNH YÊU nam nữ. Trong số bao nhiêu công ty trên thế gian, tại sao mình lại chọn công ty đó mà không phải là công ty khác, mặc dù những công ty khác có thể giàu có hơn (vốn nhiều hơn), nổi tiếng hơn, xinh đẹp hơn (văn phòng đẹp hơn). Thế rồi tại sao trong số bao nhiêu ứng cử viên tìm việc, tại sao công ty lại chọn mình mà không chọn bao nhiêu người khác, mặc dù có thể thành tích học tập của họ tốt hơn, họ đẹp giai xinh gái hơn, cao ráo sáng sủa hơn, ăn nói lưu loát hơn...
    Nghĩ kỹ lại quá trình tìm việc không phải là xin-cho, cũng không phải là thi thố hay tranh đoạt gì cả, mà thật ra nó gần giống với quá trình MATCHING, cả 2 phía công ty và người tìm việc cùng tìm kiếm và LỰA CHỌN lẫn nhau trong số vô vàn những ứng viên khác.
    Nếu ví sự tìm việc cũng giống như chuyện yêu đương, thì dĩ nhiên cũng sẽ có những lúc...THẤT TÌNH . Sau bao nhiêu lần lặn lội đến công ty, nghiên cứu tìm hiểu trên web cũng như ngoài đời, tự nhiên một TÌNH CẢM CHÂN THÀNH nảy sinh trong lòng bạn, bạn cảm thấy thích một công ty nào đó ghê gớm, cảm thấy nó rất hợp với mình, cảm thấy rằng nếu đi làm thì chỉ muốn làm cho công ty đó thôi. Những cảm giác này cũng giống như tình cảm của bạn đối với một người khác giới vậy.
    Thế rồi mình quyết tâm thi tuyển vào công ty đó, trải qua bao khó khăn, bao vòng thi viết, phỏng vấn, bao nhiêu là KỈ NIỆM đáng nhớ. Cảm giác HỒI HỘP ngóng trông đợi chờ kết quả cũng giống như cảm giác của một chàng trai viết thư tình cho cô gái trong mộng rồi ngồi chờ hồi âm vậy.
    Rồi một ngày đẹp trời, công ty trả lời rằng bạn đã TRÚNG TUYỂN. Ôi cảm giác thật là sung sướng. Rốt cục "nàng" đã nhận ra tấm chân tình của ta và đã quyết định cùng sánh bước với ta trên con đường đời sắp tới. Dẫu biết rằng cuộc sống nhiều chông gai, tình yêu tan hợp hợp tan, đôi ta có thể xa nhau nhưng tình cảm bây giờ là chân thật và sẽ không bao giờ bị quên lãng.
    Nhưng sự thật có thể PHŨ PHÀNG hơn. Bạn nhận được một bức thư xin lỗi. Lời lẽ rất lịch sự và trân trọng (thật là một cô gái có ý tứ và biết chuyện), bảo rằng mặc dù rất trân trọng tình cảm của bạn, cô ta vẫn không thể đáp lại tình cảm ấy, và rằng cô gái chúc bạn sẽ tiếp tục vững bước và thành công trên con đường tình yêu (= tìm việc) sắp tới.
    Lúc đó cảm giác của bạn sẽ như thế nào. Thật không khác gì với một chàng trai bị người yêu nói lời chia tay. THẤT VỌNG và cay đắng, có cảm giác như tình cảm của mình đã bị PHẢN BỘI, lòng tin và dũng khí của bạn bị giảm sút đáng kể. Có thể sẽ mất một thời gian để bạn PHỤC HỒI lại và có cam đảm đi làm quen với một cô gái khác (= đăng ký dự tuyển một công ty khác).

    Ngược lại, về phía công ty cũng xảy ra những tình huống TƯƠNG TỰ như thế. Khi tuyển được người có tài và tính cách cũng hợp với đường lối và phương châm kinh doanh của công ty thì niềm VUI SƯỚNG của giám đốc và trưởng phòng nhân sự có khi còn lớn hơn phía người được tuyển.
    Mặt khác, phía công ty cũng từng nếm mùi THẤT TÌNH không ít lần. Một trưởng phòng nhân sự dày dạn kinh nghiệm với hơn 20 năm làm ở vị trí tuyển dụng đã tâm sự với mình rằng, có khi ông gặp được những ứng viên rất tốt, năng lực và tính cách tất cả đều hợp với công ty một cách hoàn hảo, nhưng ông cũng biết rằng công ty của mình không phải là lựa chọn số một của họ, và rồi họ sẽ vào làm ở một công ty khác. "Những lúc ấy tôi cảm thấy BẤT LỰC và tuyệt vọng, chừng như muốn khóc", ông tâm sự như thế.
    (Khi mình hỏi làm sao ông ta biết ứng viên đó sẽ đi làm ở công ty khác, ông trả lời rằng nhìn một cái là biết ngay. Ông còn nói thêm rằng khi phỏng vấn, từ lúc ứng viên bước vòng phòng cho đến chỉ khoảng 2, 3 phút sau là ông biết ứng viên đó sẽ vượt qua vòng phỏng vấn này và cả những vòng sau hay không, mặc dù những vòng sau sẽ do những nhân vật cấp cao hơn phỏng vấn chứ không phải ông ta nữa. Khoảng thời gian còn lại chỉ là nói chuyện cho hết thời gian quy định thôi. Khi nghe câu này kimikamo hơi bị giật mình.)
    Tổng kết:
    Ôi chuyện tình yêu muôn đời vẫn thế. Trên thế gian có bao nhiêu đôi trai gái yêu nhau thì cũng có ngần ấy trái tim đang TAN NÁT vì tình yêu. Có bao nhiêu người HẠNH PHÚC vì tìm được công việc như ý thì cũng có chừng ấy người VẤT VẢ lao đao lênh đênh trên con thuyền không bến đỗ. Tạo hoá thật TRỚ TRÊU khi chỉ may một tấm chăn hạnh phúc quá nhỏ. Người này ấm áp thì kẻ kia phải cam chịu lạnh lẽo cô đơn.
    Được kimikamo sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 13/04/2006
  10. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Chẳng hiểu bài này là TỰ VIẾT hay là CHÔM nhỉ? Nghe Kimikamo viết thì thấy sao giống một người dày dạn tình trường, đa tình lãng mạn quá trời. "Trong và ngoài tuy một mà hai", nhỉ
    Sow không có "cơ hội" để nếm mùi tìm việc, xin việc, nên không tham gia cái topic này được. Thiệt thòi ghê, hichic

Chia sẻ trang này