1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC GIẢI PHÁP VỀ NĂNG LƯỢNG - Mong được giúp đỡ

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 26/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Đưa ra ngoài biển thì vướng các vùng nuôi thuỷ sản bác ạ :). Nhưng nếu đưa ra ngoài biển thì dùng phong điện và thuỷ triều có vẻ kinh tế hơn.
    Xử lý rác tái sinh năng lượng là cách mà các nước Indo, Braxin bắt đầu làm (VTV). Có vẻ nó cũng phù hợp với những nước như VN chúng ta.
  2. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ chi phí ban đầu là rất lớn. Nhưng vẫn nhỏ hơn mấy cái dự án giao thông cầu cồng, tin học. Về lâu dài thì sẽ là tiết kiệm.
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Em không làm về điện sinh học, nhưng cũng quan tâm và thích thú với những ý tưởng này qua sách báo.
    Sẽ rất tốt cho những người như em nếu bác giới thiệu tổng quan giải pháp, công nghệ, ý tưởng bác đang quan tâm.
  4. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO Bác CoDep!
    - Xin chào người thân!
    - Ý kiến của Bác hay lắm đó nha!

    Mến!
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Xin lổi! Đúng ra tôi muốn nói là năng lượng sinh học thì phải hơn.
    Lý do tôi đưa vấn đề này ra, là do tôi đang làm pilot một chương trình nhân nuôi trùn quế, dùng trùn quế chuyển hoá phân động vật (ở đây dùng phân bò) ---> nguồn proten (trùn thương phẩm) + phân trùn (một dạng phân bón hửu cơ sạch).
    Từ chương trình này, tôi suy nghĩ, để giải quyết vấn đề rác thải đô thị. Có thể đi theo hướng dùng vi sinh phân huỷ rác và dùng một loại côn trùng nào đó (thí dụ trùn đất ăn rác...) để chuyển hoá rác này dạng proten dùng trong chăn nuôi hoặc phân đạm hửu cơ dùng cho nông nghiệp.
    Đây cũng là một dạng sử dụng năng lượng sinh học phục vụ đời sống con người, và tiết giảm được năng lượng dùng sản xuất phân đạm vô cơ.
  6. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Không sao bác ạ. Điện hay năng lượng sinh học thì em vẫn hiểu. Còn ý tưởng tái sinh protein, ý tưởng này được nhiều người quan tâm nhưng về kỹ thuật cũng khá phức tạp.
    Có lần em nói chuyện với 1 chị làm ở General Electric (GE) về xử lý nước thải, thì em có biết thêm về dự án của GE tương tự như ý tưởng của bác, nhưng trong lĩnh vực thuỷ sản:
    Đại loại là sau khi chế biến thuỷ sản, người ta cũng xử lý vi sinh nước thải ra từ dây chuyền chế biến, và dùng màng lọc (cái này mới phức tạp) để lọc lấy thành phần protein để tái tạo thức ăn cho thuỷ sản.
    Còn rác thải đô thị, em nghĩ riêng phần phân loại chất thải rắn cũng đã có rất nhiều việc rồi. Nhưng em nghĩ riêng viêc trong nông nghiệp bác đang làm, tái sinh protein, tái sinh điện sinh học phục vụ cho các nông trang cũng là thành công rất lớn.
    Em làm về điện-điện tử, nếu chương trình bác có vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, em sẵn lòng cộng tác.
    E-mail của em: quangphu1376@ yahoo.com
  7. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Thì ra các bác kéo hết qua đây, bỏ bên kia vắng hoe. Mà các bác bàn tới đâu rồi?
    Tiếc kiệm điện và mô hình xây dựng, quản lý năng lượng là 2 vấn đề khác nhau. Tiếc kiệm điện thì nói về các kỷ thuật thiết kế, phương pháp vận hành, và quản lý. Nó lại có thể được chia ra ở mức cá nhân (vi mô) hay XH (vĩ mô). Nói đến cá nhân thì nói đến cái bill điện còn nói đến XH thì bao quát hơn. Với cá nhân bill điện vài trăm k mỗi tháng dù có than trời nhưng để tiếc kiệm vào k mà phải đầu tư lớn thì không ai chấp nhận. Vì vậy, dù đứng ở vị trí nào thì cũng liên quan đến nhà quản lý điện năng của quốc gia. Tại Mỹ thì bộ năng lượng chịu trách nhiệm về mặt XH nên họ có trách nhiệm không chỉ với bên sản xuất điện mà cả với người tiêu dùng và toàn XH. Vì vậy họ dễ dàng đưa ra các chính sách hổ trợ cả bên sản xuất lẫn bên tiêu dùng để đưa đến lợi ích chung cho toàn XH. Ngược lại, tại VN thì cho đến này mọi thứ nằm trong tay của EVN mà mối liên hệ giữa EVN và BCT lại rất đặc biệt. EVN không chỉ chịu trách nhiệm về kinh tế mà cả chính trị nên quyền lợi của họ cũng là quyền lợi của BCT. Vì vậy mà các chính sách về điện năng đưa ra phần lớn chỉ có lợi cho EVN dù nó được bộ năng lượng hay văn phòng thủ tướng đưa xuống. Khoan nói đến các việc sản xuất, vận hành mà chỉ cần cho phép các công ty nước ngoài, hay tư nhân bước vào cuộc chơi 1 cách bình đẳng thì giá điện sẽ bớt đi vì cái phần đầu tư sẽ bớt được đi phí vay mượn của EVN mà đất nước mà nói đúng hơn là người tiêu dùng phải gánh.
    Cho đến hiện tại EVN vẫn quản lý gần như toàn bộ từ khâu sản xuất, truyền tải cho đến phân phối điện. Sau cái cầu giao thì mọi thứ gần như bỏ ngõ và chính từ nơi đó điện năng hao hụt cũng như không hiệu quả chiếm rất lớn. Không có một nghiên cứu thực tế nào được thực hiện vì EVN và nhà nước vốn bỏ mặc phần này khi nó không ngay lập tức mang về $$$. Chỉ cần có những biện pháp hỗ trợ cũng như luật lệ thích hợp nhắm vào phần này thì sẽ thu lại một khoảng năng lượng rất lớn. Lúc đó các bác có thể nói đến các thiết bị cũng như ứng dụng kỷ thuật mới trong mạng tiêu thụ.
    Từ cầu dao trở lại đến nhà máy điện tổn thất cũng không nhỏ. Tuy nhiên ở hiện tại EVN không coi nặng vấn đề này mà họ chỉ tập trung vào khâu xây dựng nhà máy điện. Các con số mà EVN đưa ra vốn có trung thực hay không còn là cả một vấn đề nhưng tôi tin chắc nó được xử lý nhằm tạo điều kiện cho EVN tiếp tục thực hiện công cuộc vay vốn để xây dựng và nắm giữ các nhà máy điện có công xuất lớn. Hiện tại do sức ép từ bên ngoài EVN buộc phải chấp nhận trò chơi chuẩn bị cho deregulation nhưng công cuộc chuẩn bị trò chơi này cũng do EVN quyết định nên những chính sách đưa ra cũng vẫn tiếp tục có lợi cho EVN. Ví dụ như mô hình single buyer. Một số bác ở đây cho rằng mô hình này không thích hợp mà chỉ có lợi cho VN. Hoàn toàn đúng, không phải vì nó là single buyer mà vì nó do EVN thiết kế mô hình. Theo cá nhân tôi, mô hình single buyer sẽ là mô hình có lợi nhất cho người tiêu dùng VN ở hiện tại. Tuy nhiên nó phải được thiết kế dựa trên quyền lợi của các bên và phải do một tác nhân độc lập đứng ra đảm nhiện dưới sự giám sát của nhà nước.
    Khi nói đến sản xuất điện thì hiện tại có thể chia theo nhiên, nguyên liệu cấp 1. Ở hiện tại không chỉ VN mà toàn thế giới lệ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch và nước. Tỷ lệ năng lượng từ nhiên liệu sạch và tái sinh còn rất khiêm tốn và đòi hỏi sự hổ trợ từ phía chính quyền. Vì vậy, trong điều kiện của VN môi trường không được chú trọng cũng có nghĩa là gần như tất cả các phương pháp sản xuất điện từ năng lượng sạch và tái sinh đều chưa có chổ đứng trong thị trường. Ở đây rõ ràng có sự mâu thuẫn quyền lợi khi chính EVN điều hành điện năng của toàn quốc. Vì vậy điều kiện đầu tiên để có thể thay đổi tất cả là đưa EVN trở về 1 tập đoàn kinh tế. Tuy điều này chưa chắc bảo đảm được gì vì các trung tâm hoạt động điện năng của VN phần lớn đều là người của EVN cũng như các xếp bên trên như thủ tướng tương lai Hoàng Trung Hải cũng vẫn luôn sẽ là trở lực để thị trường điện VN được hoạt động một cách công bằng nhưng dù sao đó cũng vẫn là bước đi quan trọng nhất. Vì vậy mà deregulation là bước đi không thể đảo ngược.
    Tạm gác chính sách qua một bên để nói về kỷ thuật. Về phía người tiêu dùng cần có hiệp hội kỷ sư, hiệp hội người tiêu dùng và bộ năng lượng hỗ trợ để sử dụng điện một cách hiệu quả hơn. Các hãng sản xuất thiết bị sử dụng điện cũng như các cơ sở nhập khẩu thiết bị được cũng cần phải đi vào lộ trình để bảo đảm thị trường tiêu dùng loại bỏ dần những thiết bị, máy móc sử dụng năng lượng không hiệu quả. Tất nhiên để làm điều này cần có sự hổ trợ từ các hiệp hội và cơ quan chính phủ. Cuối cùng thì các bác sản xuất, truyền tải, phân phối cũng phải chịu sự giám sát thích hợp để nâng cao hiệu quả và giảm hao hụt, giảm chi phí sản xuất, vận hành và phân phối. Nếu có 1 chính sách tốt thì không chỉ giải quyết được một phần lớn về năng lượng mà còn tạo ra rất nhiều việc làm cũng như thúc đẩy ứng dụng khoa học kỷ thuật hiệu quả hơn.
    Cuối cùng là chính sách vĩ mô của bộ năng lượng. Điện năng là mặc hàng đặt biệt nên không chỉ cần chú trọng vào xây dựng mà còn phải đảm bảo truyền tải và tiêu dùng 1 cách hiệu quả. Vì vậy việc đầu tiên là phải có sự minh bạch, rõ ràng trong các số liệu. Tôi chỉ ví dụ đơn giản là hiện tại hàng loạt nhà máy, khu công nghiệp do nước ngoài đầu tư cũng như đầu tư trên giấy đẩy mạnh nhu cầu điện năng của quốc gia. Nếu cấm đầu xây dựng để rồi 1 ngày đẹp trời các đầu tư trên giấy không thành hiện thực hay các nhà máy nước ngoài đầu tư đóng cửa thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì vậy việc xây dựng nhà máy điện không phải là 1 trò chơi không mạo hiểm nên việc EVN mượn vốn nhưng người tiêu dùng phải gánh trên vay chẳng khác nào trò mượn đầu heo nấu cháo. Vì lý do này mà việc xây dựng nhà máy điện cần phải được cân nhắc và mở rộng cho các thành phần tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Tất nhiên phải thay đổi chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho việc đầu tư mạo hiểm chứ không thể nói những công trình lớn chỉ có nhà nước mới đứng ra chịu. Chỉ cần có chính sách hợp lý thì lớn cỡ nào cũng sẽ có người chịu chơi.
    Về nguồn điện thì trước hết phải sắp xếp lại nguồn điện một cách hợp lý thì mới có thể tính đến việc phát triển bền. Năng lượng hoá thạch trên thế giới đang khang hiếm nhưng than và khí tự nhiên của VN lại dồi dào. Thuỷ năng đóng vai trò chính nhưng vẫn chưa sử dụng hết công xuất cũng như lệ thuộc quá lớn vào tự nhiên. Trước khi dùng thủy điện làm thủy điện tích năng thì tại sao không năng xuất hoạt động của nó lên 70% hoặc hơn nửa so với khoảng 40% khả năng ở hiện tại? Thay vì tích nước để làm thủy điện tích năng thì tại sao không tìm cách tích nước để vận hành tốt hơn đồng thời hổ trợ nước tưới tiêu và sử dụng tốt hơn? Thay vì dùng thủy điện để phủ đỉnh thì tại sao không đổi nó thành fix variable và dùng các dạng năng lượng tốn kém hơn để phủ đỉnh? Hàng loạt các vấn đề cần được giải quyết hợp lý trước khi nói đến phát triển nguồn điện.
    Có 1 dạo tôi cũng ngồi trong nhà máy điện nguyên tử nên có thể khẳng định với các bác rằng làm việc trong nhà máy điện nguyên tử của Mỹ hoàn toàn an toàn hơn bệnh việc thậm chí người đi chợ ngoài XH về mặt nhiễm xạ. Tuy nhiên đó là nhà máy của Mỹ. Tôi không nhớ bác nào ở đây nói không có công ty bảo hiểm nào dám bán bảo hiểm cho nhà máy ĐNT nhưng tôi có thể khẳng định rằng gần như tất cả các hãng ĐNT của Mỹ đều mua bảo hiểm và đó là 1 nguyên nhân khiến họ phải vận hành an toàn và minh bạch. Các lò hạt nhân tại Mỹ đều phải chịu sự quản lý đặt biệt của chính phủ và mọi sự cố dù nhỏ hay lớn đều phải thông báo ngay tức thời cho chính quyền. Ngược lại, các lò hạt nhân của TQ, Đài Loan thường có chiều hướng dấu kỷ các sự cố vì họ sợ sẽ phải ảnh hưởng đến kinh tế. Điều này đặt ra câu hỏi là ai sẽ là người quản lý chịu trách nhiệm về XH nếu VN xây dựng nhà máy điện nguyên tử? Thật ra hỏi chỉ bằng thừa vì khi xây dựng nhà máy ĐNT thì người dân miền Trung vốn không được giải thích rõ ràng cũng như đền bù xứng đáng. Nói cách khác, người dân Ninh Thuận sẽ phải hy sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của đất nước. Điều này nghe có vẻ hợp lý nhưng không hợp lý chút nào trong cái thời bình cũng như ở một XH tiến bộ. Tất nhiên xu hướng xây dựng nhà máy ĐNT trên thế giới đang quay trở lại nhưng chưa chắc nó sẽ được phát triển khi nhân lực của thế giới vốn không được đào tạo trong suốt mấy thập kỷ qua cũng như hàng loạt kỷ thuật khác có nhiều triển vọng hơn. Riêng VN, bỏ qua mọi vấn đề khác mà cứ cho là xây dựng thành công 1 nhà máy ĐNT 3000MW thì sao? Trên thực tế đất nước 80 triệu dân trong 1 con giun hình chữ S sẽ không có chổ để cho phép kỷ thuật điện nguyên tử phát triển. Có nghĩa là sẽ khó mà tìm ra 1 địa điểm thứ 2, thứ 3 để xây dựng hay nói đúng hơn là đi vào ngỏ cụt. Vài chục năm sau khi tới tuổi về hưu liệu VN sẽ đóng cửa nhà máy để bỏ hoang 1 khu đất và bảo đảm người dân không đi vào đó để kiếm sống hay với tính cách của người VN sẽ cố gắng sử dụng khi nó còn có thể sử dụng bất chấp hiểm hoạ có thể xảy ra? Tạm thời tôi không muốn bàn về lý do VN chấp nhận cho Mỹ trúng thầu nhà máy ĐNT cao hơn so với các nhà thầu khác vì điều này không thể đảo ngược bất chấp người dân VN đã sẳn sàng cho nó hay không?
    Trở lại với thuỷ điện tích năng thì nó hoàn toàn thích hợp để xây dựng những nhà máy nhỏ trong các thành phố đã và đang phát triển. Nếu nó được quản lý tốt cũng như do chính quyền tài trợ thì có thể dùng lợi nhuận của nó giải quyết vấn đề sử lý nước cũng như hổ trợ điện năng tiêu dùng và lưới điện. Trên thực tế không có 1 dạng năng lượng tái tạo nào không có mặc xấu kém cũng như không có dạng năng lượng tái tạo nào có hiệu quả kinh tế cao hơn các dạng năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch nói chung. Tuy nhiên ở đây là bài toán kinh tế, XH và môi trường. Có nghĩa là phải đứng trên tầm quản lý vĩ mô để có thể thiết lập bài toán 1 cách hợp lý để biến cái không thể thành có thể. Trước hết phải tìm cách làm giảm cái dốc đứng của đồ thị lưới điện tiêu dùng và xác định đâu là mức ổn định để có thể lấy ra 1 fix rate. Lúc đó phần trên của đồ thị sẽ là đáp án của bài toàn năng lượng sạch và tái sinh cũng như ứng dụng KHKT.
    Xu hướng của thời đại là quay lại với nhiệt điện bằng cách ứng dụng KHKT để tăng hiệu xuất cũng như giảm khí thải tối đa. Hiện tại các kỷ thuật combine cycle của nhiệt điện cũng như điện từ than đá với khí thải vào môi trường gần như bằng không đã được đưa vào ứng dụng tại Mỹ. VN không thể ngay tức thì chạy theo Mỹ được nhưng điều này không có nghĩa là VN không thể sắp xếp lại để có những kế hoạch phát triển năng lượng thích hợp trong môi trường bền vững. Nếu như GDP của VN tăng trưởng rất lớn về % so với Mỹ thì cũng có nghĩa là "room" để VN phát triển cũng rất lớn so với tình trạng của Mỹ. Thay vì cố tâm làm đẹp các con số để cho người khác ngắm thưởng thì tốt hơn là hãy thực hiện những con số chân thật hơn để biết mình đang ở đâu thì mới có thể tìm ra cách phát triển thích hợp.
    Ngoài ra DG - Distribution Generation cũng là 1 xu hướng ở hiện tại dựa vào ứng dụng CNTT. Điều này cho phép ứng dụng các mô hình sản xuất điện nhỏ từ mọi dạng nguyên liệu khác nhau. Chỉ cần chịu đi một cách đàng hoàn thì VN không phải không có đường để đi.
    ==================
  8. pdms_vn

    pdms_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2005
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Cái em bôi vàng ở trên lúc trước có Tiến sĩ Việt ở ĐH Nông Lâm TpHCM thì phải đã nghiên cứu và ứng dụng (ông đã sử dụng ấu trùng ruồi) nhưng hình như không ... thành công... lắm . Do rác thải ở VN ta có nguồn rất phức tạp, các thành phần hoá chất trong rác làm ức chế hoặc làm chết các tác nhân vi sinh dùng phân hủy rác. Phân loại rác từ nguồn đang là vấn đề đau đầu ở VN, chứ còn nắm bắt công nghệ xử lý theo em biết có nhiều người làm được.
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Lâu lắm mới nhìn thấy 7604. Dạo này bạn ra sao rồi?
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Về câu chuyện năng lượng nói thì dễ và thực hiện mới khó. Tuy nhiên, khó thì khó nhưng không thể không nói. Bởi vì trong khâu thực hiện, ví dụ như việc tiết kiệm điện, việc phát triển các nhà máy phát điện, việc truyền tải điện và phân phố điện...có rất nhiều vết gờ.
    Việt Nam thiếu điện một cách trầm trọng, điều mà ai cũng nhận ra là ai cũng phải chịu cảnh cúp điện ở nhà cũng như ở sở mỏ.
    Lý do của việc thiếu điện không phải là VN không có nguồn tư bản mà là do sự quá chậm trễ trong tiến độ xây dựng các nguồn phát điện. Có nhiều ví dụ để chứng minh cho sự chậm trễ này.
    Để phát triển nguồn điện CPVN cũng đã có lộ trình:
    1) Nhiệt điện chạy than.
    Hiện nay VN ưu tiên phát triển nhiệt điện vì những lý do: 1) nguồn nhiên liệu (than đá) sẵn có và dồi dào; 2) Thời gian xây dựng nhanh, không quá 2 năm nếu thực hiện đúng tiến độ (đấu thầu đúng tiến độ, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, xây dựng đúng tiến độ); 3) "Room" để phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) cho VN khá lớn vì VN thuộc nước nhóm "Non-annex I countries) chưa phải chịu target phát thải GHG do Kyoto protocol quy định trong khi nhiệt điện chạy than phát ra lượng GHG trên một kW điện rất cao so với các loại năng lượng hoá thạch khác.
    2) nhiệt điện chạy khí tự nhiên.
    VN đã xây dựng mấy nhà máy phát điện dùng khí đồng hành và khí tự nhiên với tổng công suất lên tới 31.14% tổng công suất phát của toàn ngành. Các nguồn khí này đều từ các mỏ trong nước. Nhưng có một điều đáng nói nguồn cung cấp khí không ổn định và tương đối phụ thuộc (do một số mỏ thuộc quyền khai thác của mấy hãng dầu khí nước ngoài). Sự dừng làm việc của nhà máy nhiệt điện Bà-rịa do không đủ khí đã nói lên điều này. Dầu sao việc xây dựng và đưa những nhà máy loại này vào hoạt động đã giải cứu được một phần lớn tình trạng đói điện của nền kinh tế VN hiện nay.
    3) Thuỷ điện:
    Thuỷ điện chiếm tỷ trọng ngang ngửa với nhiệt điện dùng khí tự nhiên và tỷ trọng này sẽ tăng vọt khi nhà máy TĐ Sơn La và một số thuỷ điện cỡ vừa và nhỏ khá đi vào hoạt động. Thuỷ điện ở VN được coi là rất tiềm năng. Nhưng nhìn sâu vào vấn đề thì độ ổn định về công suất phát lại quá phụ thuộc vào khí hậu thời tiết. Ngoài ra chi phí để xây thuỷ điện khá lớn trên một kW phát và thời gian để hoàn thành quá lâu, thêm vào đó những hậu quả tiềm tàng liên quan tới môi trường không phải là nhỏ mặc dù những hậu quả ấy chưa thể phát tác năm một năm hai.
    4) Năng lượng hạt nhân.
    Có quá nhiều ý kiến trái ngược mặc dù CP đã quyết định xây cái đầu tiên ở Ninh Thuận trong vài năm nữa. Thực tình một người ngoại đạo như tôi không biết nên đứng về phe nào. Kể cả có đứng về phe xây thì tôi vẫn không yên tâm về sự an toàn của nhà máy khi nó đi vào hoạt động bởi tôi còn chưa tin tưởng vào khả năng vận hành an toàn của người Việt chúng ta.
    5) Năng lượng tái tạo:
    VN chưa có phát điện từ năng lượng tái tạo. Nếu có thì chỉ có trên...đài báo và ti vi. Hình như Tập đoàn ĐLVL coi việc phát triển năng lượng tái tạo là một vấn đề xa xỉ trong khi loại năng lượng này đang là đích nhắm tới để dần thay thế năng lượng hoá thạch của các nước công nghiệp phát triển.
    Những dự án cứ ỳ ạch ỳ ạch trên con đường hoàn thành mà đích comissioning cứ lùi dần lùi dần. Vậy để VN tránh khỏi tình trạng đói điện trong hơn 10 năm nữa quả là một nhiệm vụ bất khả thi.
    Vấn đề tiết kiệm
    Tổn thất điện năng của VN quá lớn. Hơn 15% trên tổng công suất phát ra. Ta hãy hình dung tổng công suất điện phát ra và mua trong năm nay (tính tới tháng 10) khoảng 52 triệu kW. 15% tổn thất tức là khoảng 7.7 triệu kW phát ra nhưng phát tán vào không trung trước khi tới người tiêu dùng. Công suất này bằng 6 cái thuỷ điện Hoà Bình. Nếu giảm tổn thất còn 10% (Nước ngoài tỷ lệ tổn thất từ 6 - 8%) thì có nghĩa VN có thêm hai nhà máy thuỷ điện hoà bình, tương đương khoảng 4 tỷ USD chi phí xây dựng.
    Tổn thất trên được tính là nằm ở: 1) tại nơi phát điện; 2) Tổn thất truyền tải điện như tại trạm biến thế, trên đường dây truyền tải...; 3) Tại các hộ tiêu dùng bao gồm tôn thất trên đường dây hạ thế.
    Nhìn vào toàn bộ hệ thống điện nước nhà hiện nay, từ máy phát điện cho tới tận chiếc bóng đèn của gia đình người nông dân vùng sâu vùng xa, đặc biệt là nhìn vào hệ thống dây điện chằng chịt lạc hậu, đôi khi toé lửa choe choé, đôi khi nổ cái ùm ở trạm biến thế...thì ta khó lòng mà nói việc xây dựng nhà máy phát điện khó hơn hay việc giảm được tổn thất điện năng, khó hơn.
    Còn một loại tổn thất nữa tôi nghĩ bên EVN không đề cập tới là tổn thất năng lượng diễn ra ngay ở trong hệ thống động cơ lai (Driving mover). Đó là hiệu suất của động cơ lai (tua bin khí ở các nhà máy chạy khí/Nồi hơi và tua bin hơi ở các nhà máy nhiệt điện chạy than/đông cơ diesel tại các nhà máy nhiệt điện chạy dầu bằng động cơ diesel) không đạt được giá trị tối ưu nhất của chúng. Ấy là than không cháy hết, là khí cháy không triệt để, là các hệ thống phụ trợ làm việc kém hiệu quả...)

Chia sẻ trang này