1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài???

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi trung8380, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài???

    Đất nước mạnh là một đất nước có một nguồn nhân lực dồi dào, hội tụ được nhiều nhân tài nhưng nưóc ta thì sao? Vẫn là một nước đang phát triển, bình quân GDP rất thấp...v..v. Do đó chúng ta cần phải nghiên cứu và phát triển nhân lực nhân tài. Đây là một vấn đề thiết thực nhất và bức xúc nhất hiện nay. Tôi lập nên topic này mong muốn các bạn cùng nhau viết nên những suy nghĩ về tương lai của mình cũng như phát triển cộng đồng.
    - Nhân lực Việt Nam rất dồi dào nhưng trình độ thấp, không phát huy được hiệu quả---Làm thế nào để khắc phục tinh trạng trên?
    - Nhân tài Việt Nam chảy máu ra nước ngoài. Tại sao chúng ta không thể thu hút được họ về xây dựng đất nước? Đa số học sinh giỏi đi du học sẽ không trở lại Việt Nam?
    Mỗi người trong chúng ta có những ngành nghề khác nhau và chúng ta cũng có nhiều kinh nghiệm khác nhau để chia sẻ. Các bạn cùng cho ý kiến và cùng nhau chia sẻ nhé!
  2. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Không ai quan tâm....! Đó chính là vấn đề của người Việt Nam chúng ta cũng như thế hệ trẻ chúng ta. Tôi rất thích một câu của một thành viên nào đó (xin lỗi vì đã quên tên) "Một ngọn nến sẽ chẳng mất gì khi tiếp lửa cho những ngọn nến khác" và chúng ta cũng nên như vậy, chúng ta cũng chẳng mất gì khi cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cho nhau mà còn trau dồi được nhiều kiến thức góp phần xây dựng đất nước.
  3. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Không ai quan tâm....! Đó chính là vấn đề của người Việt Nam chúng ta cũng như thế hệ trẻ chúng ta. Tôi rất thích một câu của một thành viên nào đó (xin lỗi vì đã quên tên) "Một ngọn nến sẽ chẳng mất gì khi tiếp lửa cho những ngọn nến khác" và chúng ta cũng nên như vậy, chúng ta cũng chẳng mất gì khi cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cho nhau mà còn trau dồi được nhiều kiến thức góp phần xây dựng đất nước.
  4. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Hi hi câu đấy là chữ ký của tớ, nhưng là most favourite quotation của một anh bạn, thấy hay nên bê vào đây.
    Cái topic của bạn tớ ngó qua lâu rồi, nhưng mà không định trả lời. Vì vấn đề này được bàn nhiều trên các mặt báo và các diễn đàn rồi và bản thân tớ tham gia cũng nhiều rồi. Nói thế không phải là các bạn khác thì không nên bàn nữa. Ai cũng cần phải suy nghĩ, trả lời, trao đổi, trải nghiệm rồi tự mình rút ra những kết luận và cuối cùng là hành động.
    Bạn đọc thử trang này. Tuy không phải cái gì cũng đúng, nhưng nên đọc để có thông tin đa chiều. Trên đó cũng nhiều người sẵn sàng trao đổi với bạn.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
    Enjoy it!
    PS: "light up" tớ thích dịch là "thắp sáng" hơn là "tiếp lửa", vì tiếp lửa" (quá trình) chưa thể hiện được sự "tỏa sáng" của mỗi cá nhân (kết quả).
    Chết thật, lắm "Sáng" quá
  5. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra là bạn. Mình chỉ đọc qua nên nhớ mang máng...dịch sai cho xin lỗi nha....
    Thật ra ngay ở Việt Nam mình đài, báo, ti vi...lúc nào cũng bàn về vấn đề này nhưng một điều duy nhất là cách thực hiện thì rất ít và rất lẻ tẻ, không tập chung nhất quán, không có chiến lược phát triển cụ thể mà chỉ chung chung chẳng dẫn tới đâu. Bởi vậy khi nhìn trên tầm vĩ mô ta mới thấy nguồn nhân lực Việt Nam kém phát triển.
    Ví dụ theo Bộ GD&ĐT thì mỗi năm có khoảng 1,5 triệu thí sinh nhưng chỉ có ~250.000 chỉ tiêu vào đại học. Vậy 1.25 triệu học sinh phải làm gì?
    - Thứ nhất, sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp và làm trái ngành nghề rất nhiều. Vì sao có hiện trạng trên?
    - Thứ hai, đối với 1,25 triệu học sinh, có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải đào tạo nghề nhưng thực tế thì sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng khi ra trường cũng không kiếm được việc làm, nếu kiếm được cũng không đúng với những gì mình được học.Nếu nhìn một cách phiến diện thì dù có học đại học hay khônng rồi cũng có thể thất nghiệp. Nguyên nhân do đâu?

Chia sẻ trang này