1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuẩn bị làm Cha Mẹ nên biết đê...

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi boysaigon, 17/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị làm Cha Mẹ nên biết đê...

    Box 81SG đã có thành viên lập gia đình, và đương nhiên phải có những bước chuẩn bị cho việc làm Cha làm Mẹ. Topic này chỉ để sưu tầm thông tin, hoặc ai có kinh nghiệm thì vào góp chút thông tin thực tiễn cho những người còn lại.

    Trước khi làm bùng nổ những thông tin này, xin báo các bạn 81SG 1 tin vui chung cho cả hội: Cuối năm nay chúng ta sẽ có thành viên thế hệ thứ 2. Một gà con sẽ chào đời vào tháng 11/2006. Đó là sản phẩm của @thanhthaoqlcn và ông xã.

    Chúc mừng Thanhthaoqlcn nghe!
  2. phale81

    phale81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    0
    CHÚC MỪNG CHÚC MỪNG​
  3. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Đúng là tin xét đánh! Chúc mừng chúc mừng....!!!!!!
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Đi sớm thế ....
    nhưng dù sao cũng chúc mừng....
    Nhưng nếu năm nay thì không phải gà con rồi..... phải gọi là ..
    bà con cũng biết mà
    honghoavi
  5. thanhthaoqlcn

    thanhthaoqlcn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Ai chà, mắc cở quá!
    Thật tình là cũng vì lý do này mà mình lặn mấy tháng nay, không online va offline với hội được. Xin lỗi mọi người nhen. Cũng buồn lắm, nhưng vì thiên chức cao cả của người phụ nữ nên mình phải cố gắng hy sinh những niềm vui riêng tư.
    Tất cả vì con em chúng ta.
    Bây giờ thì đã qua giai đoạn ốm nghén và phải giữ gìn. Bà bầu này có thể quậy lại được rồi.
    Topic này sợ ít ai quan tâm vì có thể là chuyện xa vời của đa số thành viên anh boy ah.
    Mình cũng ko có gì để chia sẽ kinh nghiệm đâu, bản năng thui, có tự khắc biết sẽ làm gì. Còn nói là tìm hiểu trước thì chà chà... tội cho mọi người quá.
  6. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng Thảo nha. Nghĩ đến việc Hội mình có em bé chắc là vui lắm nhỉ?
    Tặng Thảo và các bạn quan tâm tài liệu đầu tiên đây:
    Phụ nữ mang thai có nên dùng thuốc bổ Đông y?
    [​IMG]
    Có người cho rằng, thuốc bổ Đông y rất ?olành? nên có thể dùng cho bất kỳ ai, kể cả thai phụ. Nhưng lại có người nghĩ nếu dùng Đông dược dưỡng thai thì da dẻ đứa con sẽ bị đen đúa hoặc thai nhi phát triển quá to, gây khó khăn khi sinh nở.
    Ngoài việc ăn uống đủ về lượng và tốt về chất, tâm lý chung của các thai phụ là rất muốn được bồi bổ thêm bằng thuốc, trong đó có các thuốc bổ của y học cổ truyền. Xung quanh vấn đề này có hai quan điểm trái ngược nhau. Có người cho rằng, thuốc bổ Đông y không độc hại nên có thể yên tâm sử dụng. Lại có người cho rằng, các loại thuốc dưỡng thai Đông y chỉ là một mớ ?ohổ lốn?, chẳng biết có những chất gì độc hại bên trong, lại chỉ được dùng theo kinh nghiệm nên không thể tin cậy được. Thậm chí có người còn sợ dùng Đông dược dưỡng thai thì da trẻ sẽ đen, hoặc thai nhi phát triển quá lớn.
    Các quan điểm trên dẫn đến hai khuynh hướng: hoặc lạm dụng hoặc phủ định triệt để. Vậy, rốt cuộc phụ nữ mang thai có nên dùng thuốc bổ Đông y không?
    Trước hết, cần phải nói ngay rằng, quan niệm về thuốc bổ và liệu pháp bồi bổ của y học cổ truyền có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt so với y học hiện đại. Theo cổ nhân, không có thứ thuốc nào không độc, thuốc nào cũng có vài ba phần độc hại, kể cả thuốc bổ. Vậy nên, việc dùng thuốc bổ nói chung phải được xem xét một cách thận trọng và tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, đặc biệt đối với thai phụ, những người mà Đông y luôn đặt trong tình thế ?ogái chửa là cửa mả?. Cũng vì thế, các dược thư cổ luôn ghi rõ những vị thuốc cấm dùng cho phụ nữ có thai, trong đó có cả những vị thuốc thuộc nhóm bổ dưỡng.
    Tuy nhiên, không phải vì thế mà Đông y tuyệt đối không dùng thuốc bổ cho thai phụ, mà trái lại, trong một phạm vi nào đó, liệu pháp này còn được khuyến khích vì những lý do sau đây:
    Khi mang thai, trạng thái sinh lý của cơ thể thai phụ biến đổi rất lớn: Âm huyết hạ xuống để nuôi thai. Bình thường ở nữ, huyết đã không đủ nay nhu cầu về huyết lại lớn nên càng thiếu (thiếu máu sinh lý), huyết thiếu dễ thương âm khiến cho âm huyết đều hao tổn, rất cần được bổ sung. Thêm nữa, lượng dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ là rất lớn, không chỉ để nuôi sống người mẹ mà còn để giúp cho một cái trứng nhỏ bé đã được thụ tinh phát triển thành thai nhi nặng khoảng 3 kg trong vòng 40 tuần; đồng thời còn cung cấp vật chất cho sự phát triển của tử cung, nhau thai và bầu vú, đáp ứng nhu cầu dự trữ các chất dinh dưỡng cho lúc đẻ và tiết sữa. Các cơ quan tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị và tâm mạch phải làm việc cật lực nên dễ lâm vào tình trạng suy nhược, rất cần phải bồi bổ.
    Trong thai kỳ, người mẹ rất dễ mắc một số bệnh như ốm nghén, phù, đi tiểu khó, động thai, băng huyết, trụy thai (sảy thai, đẻ non), tử giản (sản giật)... Theo Đông y, nguyên nhân của các chứng bệnh này, ngoài yếu tố tà khí (tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập) còn có vai trò của chính khí (sức đề kháng suy giảm do công năng hoạt động của các tạng phủ bị rối loạn). Ví như, trong chứng ốm nghén, ngoài nguyên nhân do hàn tà xâm nhập, ăn uống không hợp lý... thì vấn đề tỳ vị hư yếu có vai trò rất quan trọng. Hay như, các chứng bệnh phù, thai động, trụy thai... phần lớn là do khí huyết hư nhược, công năng của các tạng tỳ, thận suy giảm. Bởi vậy, đối với thai phụ, ngoài việc bồi bổ ăn uống (thực dưỡng), vấn đề dùng Đông dược để dưỡng thai (dược dưỡng) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng tích cực và điều trị hiệu quả các chứng bệnh có thể phát sinh.
    Theo quan niệm của y học cổ truyền, ?obổ? có nghĩa là bù đắp, bổ sung những gì mà cơ thể đang thiếu. Âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương, tâm huyết hư thì bổ tâm huyết, tỳ khí hư thì bổ tỳ khí... Nghĩa là phần nào, bộ phận nào của nhân thể hư thiếu, sút kém thì phải bằng mọi cách bồi phụ cho đầy đủ để lập lại và duy trì thế cân bằng động cho cơ thể. Xét cho cùng, theo Đông y, con người ta không khi nào không phải tiến hành bồi bổ. Mỗi ngày ăn cơm ba bữa cũng chính là phương thức bồi bổ cơ bản nhất. Bởi thế, việc dùng thuốc Đông y cho thai phụ là điều nên làm. Tuy nhiên, phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
    Hư đâu bổ đó: Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, tuy thuốc bổ nào cũng có tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng khi dùng phải đúng chỉ định, âm hư thì bổ âm, khí hư thì bổ khí..., tuyệt đối không dùng lầm vì có thể làm mất cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể. Bổ có chừng có mực, đủ mức thì dừng. Mọi dược liệu nói chung và thuốc bổ Đông y nói riêng đều có tính thiên lệch, người ta lợi dụng tính thiên lệch đó để điều chỉnh sự thiên lệch trong nhân thể, mà sự thiên lệch đó trong cơ thể thai phụ lại rất phức tạp. Nếu lạm dụng vô độ thì có khi lại làm xuất hiện sự thiên lệch mới, rất có hại cho cơ thể người mẹ và thai nhi.
    Cần biện chứng mà bồi bổ: Nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý và bệnh lý cụ thể của từng thai phụ mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc và phương thức bổ dưỡng cho phù hợp. Nói như cổ nhân là phải tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy lúc mà dùng.
    Nên bồi bổ bằng thức ăn trước: Nếu không có hiệu quả mới dùng thuốc. Nếu có dùng thuốc thì trước hết nên trọng dụng các ?omón ăn - bài thuốc? vì đây là phương thức bồi bổ đơn giản, có hiệu quả, dễ dùng, dễ chế và dễ được thai phụ chấp nhận.
    Cuối cùng, để việc bồi bổ bằng Đông dược cho phụ nữ mang thai có hiệu quả cao nhất và tránh được các tác dụng không mong muốn, bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã nói ở trên, nhất thiết phải có sự thăm khám, chỉ định và hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của các thầy thuốc có chuyên khoa.
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
    Được kimchon sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 19/05/2006
  7. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Phòng ngừa chứng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai
    [​IMG]
    Không ít phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp ở giai đoạn cuối. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển xuất hiện phù, tiểu albumin, thậm chí chức năng tim, gan, thận bị tổn hại hoặc bị co giật, hôn mê, gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
    Vai trò của canxi
    Trong cơ thể, 99% canxi tồn tại trong xương dưới dạng phốt phát canxi; trong máu cũng có một ít lượng canxi nhưng cực kỳ quan trọng. Nó không những là yếu tố cần thiết để làm đông máu, mà còn có tác dụng điều tiết hoạt động của cơ tim và thần kinh. Khi hàm lượng canxi trong máu không đủ, có thể gây ra tim đập nhanh, hay đập không đều; tính hưng phấn của cơ, thần kinh tăng cao (phản ứng kích thích tăng cao) gây co quắp chân tay.
    Gần đây qua thực nghiệm và lâm sàng, đã phát hiện ra mối liên quan giữa chứng tăng huyết áp thai kỳ với lượng canxi được đưa vào. Theo báo cáo, nếu mang thai đến tuần lễ thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp giữ được mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ. Nếu mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần lễ mang thai thứ 24, phụ nữ mang thai được bổ sung canxi đó không khác gì người không được bổ sung, huyết áp tăng lên dần, có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thai kỳ.
    Điều đó chứng tỏ rằng, trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung canxi, có thể phòng ngừa được chứng tăng huyết áp. Cơ chế của nó như sau: Trong giai đoạn sau của thai kỳ do nhu cầu canxi để phát triển xương cốt của thai nhi nên cuống rốn tiết ra một lượng lớn estrogen ngăn trở việc tái hấp thu canxi của xương trong cơ thể mẹ. Khi canxi trong máu mẹ giảm, hoạt động bài tiết hormon của tuyến cận giáp tăng lên. Dưới tác dụng của hormon cận giáp làm cho phốt pho trong xương hòa tan, chuyển vào tuần hoàn máu, đồng thời gia tăng sự hấp thu canxi trong đường ruột để giữ mức canxi trong máu.
    Ta biết rằng, nồng độ hormon của tuyến cận giáp có liên quan trực tiếp tới huyết áp, hormon tuyến cận giáp càng cao thì huyết áp càng tăng. Vì vậy, nếu được bổ sung canxi đầy đủ có thể giảm nhẹ sự bài tiết hormon của tuyến cận giáp do canxi trong máu tụt xuống gây ra, làm cho huyết áp hạ xuống và duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, việc bổ sung canxi còn có thể giảm tính nhạy cảm trong mạch máu, ức chế sự phản ứng của cơ trơn mạch máu đối với vật chất nâng áp lực trong cơ thể. Do đó, canxi có thể phòng ngừa chứng tăng huyết áp của phụ nữ mang thai.
    Nhu cầu của canxi
    Phụ nữ tuổi trưởng thành, mỗi ngày cần 600mg canxi. Trong vòng 5 tháng sau khi có thai, phụ nữ mang thai cần đưa thêm vào cơ thể 500mg, tổng cộng là 1.100mg canxi mỗi ngày.
    Về ăn uống, các loại sữa là nguồn canxi tốt, hàm lượng tương đối nhiều, tỷ lệ hấp thu cao; các thức ăn hải sản như tôm, cua, ngao, sò và trứng hàm lượng canxi cũng khá phong phú.
    Trong thực vật, các loại rau xanh và các loại đậu tuy cũng là nguồn canxi, nhưng canxi trong các loại thực phẩm này dễ bị acid oxalic (rau cải, măng, riềng) và các loại acid trong thực vật (trong yến mạch, trong kiều mạch) phản ứng tạo ra những hợp chất canxi khó hòa tan, kết quả không bằng.
    Vì thế, phụ nữ mang thai, ngoài việc phải có ý thức lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng canxi cao để ăn, tốt nhất là hàng ngày nên uống bổ sung canxi, để bù đắp vào chỗ thiếu hụt để phòng xảy ra chứng tăng huyết áp.
    BS. CK2. NGUYỄN ĐỨC LÊ
  8. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Sốt khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?
    [​IMG]
    Sốt tưởng có vẻ vô hại với người mẹ nhưng thực chất sốt có thể đe dọa nghiêm trọng tính mạng của thai nhi. Đặc biệt là thai nhi đáp ứng với tình trạng tăng nhiệt rất kém khi thai phụ bị sốt.
    Tùy theo tuổi thai mà có các nguy cơ như sẩy thai, sinh non, thai chết lưu.
    Nói chung tình trạng sốt của thai phụ đều có liên quan đến bệnh lý, như nhiễm siêu vi lúc bắt đầu có thai, bị lây nhiễm trong thời kỳ mang thai; các trường hợp nhiễm khuẩn, như viêm bể thận, viêm nhau, màng ối... và nhiễm viêm gan siêu vi B...
    Vì vậy nếu bị sốt trong khi mang thai, thai phụ cần phải đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân. Nếu có nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh. Còn nếu sốt nhẹ có thể theo dõi 24-48 giờ, không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh.
    Nếu thai đang trong thời kỳ 3 tháng đầu - là giai đoạn hình thành và cấu tạo tổ chức, nếu có sốt thì phải thận trọng và nên được bác sĩ thăm khám để đánh giá đúng tình trạng sốt. Nếu do nguyên nhân bội nhiễm vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh để điều trị. Nói chung trong mọi trường hợp cần phải làm rõ nguyên nhân sốt để điều trị đúng.
    Tuy nhiên, không nên lo lắng và lời khuyên với tất cả phụ nữ mang thai là nên đi khám định kỳ và có thể siêu âm đa chiều để kiểm tra khi thai được 13-14 tuần (nếu có dị tật thì bác sĩ sẽ tư vấn cách xử trí).
    Theo Sức khỏe & đời sống

Chia sẻ trang này