1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày Môi trường thế giới năm nay!!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi binhenviro, 27/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhenviro

    binhenviro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Ngày Môi trường thế giới năm nay!!

    Sắp tới ngày Môi trường Thế giới rồi.Có ai biết thông tin,hoạt động gì không???
  2. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề cho ngày Môi trường Thế giới năm 2006 là
    DESERTS AND DESERTIFICATION
    DON''''T DESERT DRYLANDS!
    SA MẠC VÀ SỰ SA MẠC HOÁ
    ĐừNG BIẾN ĐấT TA THÀNH SA MẠC!
    Tớ có 1 bản tài liệu cua UNEP gửi, đẹp lắm, nhưng các bạn có thể xem toàn bộ thông tin ở website này http://www.unep.org/wed/2006/english/
    Trong phần hình ảnh có nhiều ảnh đẹp
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 30/05/2006
  3. BietDuoc

    BietDuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
  4. atrangna

    atrangna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bài này do mình viết, mình là con của Quảng Trị . Bà con đọc có gì góp ý giúp nhé.
    GIẢI PHÁP THỰC SỰ CHO ?oSA MẠC VÀ HOANG MẠC HÓA? Quảng Trị
    Là một tỉnh thuộc duyên hải Miền Trung, Quảng Trị chịu tác động mạnh mẽ của hiện tượng sa mạc, hoang mạc hóa. Toàn tỉnh có 166.000 ha đất đồi núi, gò đồi, đất cát ven biển chưa sử dụng do khô cằn, thiếu nước và nghèo chất dinh dưỡng. Trong đó, khoảng 17.000 ha đất cát ven biển rất khó cải tạo và có nguy cơ bị hoang mạc hóa. Nguyên nhân là do đặc trưng về khí hậu khắc nghiệt, kết hợp với điều kiện địa hình có dốc cao, có nhiều đụn cát, bãi cát rộng cùng với việc sử dụng, canh tác không hợp lý. Đặc biệt, Quảng Trị đã hứng chịu nhiều bom đạn, chất độc hóa học, chất khai quang làm cho rừng bị tàn phá nặng nề, nhiều diện tích đất bị thoái hóa.
    Hơn ai hết người dân Quảng Trị hiểu thế nào là cảnh hạn hán và sa mạc hóa. Và có lẽ chỉ khi có sự góp sức đắc lực của chính những người dân ở mảnh đất này mới có thế đẩy lùi được tình trạng sa mạc và hoang mạc hóa. Đây cũng là một điều dễ hiểu khi ngày môi trường thế giới năm nay với chủ đề ?osa mạc và hoang mạc hóa? được tổ chức tại Quảng Trị. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hô hào chung chung ?oĐừng từ bỏ các vùng đất khô cằn?, các nhà quản lý địa phương đã và đang cố gắng tìm ra những giải pháp thực sự và bắt tay ngay vào hành động. Như lời ông Koos Neef Jes đaị diện cho Liên Hợp Quốc phát biểu tại buổi lể khai mạc ngày môi trường thế giới tại Quảng Trị: Câu hỏi đặt ra là ?o Chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình hình ?? chứ không chỉ ?o vấn đề là gì?.
    ?oĐừng từ bỏ các vùng đất khô cằn? đồng nghĩa với việc người dân phải sống chung với nó, phải cải tạo được nó, biến những vùng đất tưởng chừng như không thể sinh sống thành làng xã, đô thị. Chính quyền địa phương và người dân Quảng Trị hiểu điều đó và cho đến nay 15 làng sinh thái đã được xây dựng. Như làng sinh thái xã Tân Hiệp, theo đề tài của TS. Hoàng Phước, cải tạo vùng cát bằng biện pháp nông lâm kết hợp thủy lợi. Hay như đề tài ?oxây dựng mô hình kinh tế sinh thái trên vùng cát? của GS.TS khoa học Nguyễn Văn Trương. Những đề tài này bước đầu thành công, màu xanh đã trải dài trên các vùng cát trắng xóa trước đây, người dân xây nhà, trồng cây nông nghiệp, đào ao thả cá.v?v. Các ngôi làng đã trở thành những mô hình thí điểm cho nhiều tỉnh, địa phương đến thăm quan, học tập. Trên cơ sở đó tỉnh đã huy động được nguồn vốn từ Nhà nước, tổ chức quốc tế như ODA cho công tác bảo vệ nguồn tài nguyên đất của tỉnh.
    Những diện tích sản xuất các loại cây nông nghiệp vốn là thế mạnh của tỉnh được mở rộng như đậu, lạc, dưa hấu. Các loại cây trồng mới được giới thiệu đưa vào trồng trọt. Tuy nhiên, kết quả là chưa rõ rệt do mới giai đoạn đầu đưa vào áp dụng. Các vùng cửa sông cũng đã được tận dụng để nuôi cá, tôm. Ngư dân đã bắt đầu tiến hành đánh bắt hải sản ở Bãi Ngang, trước đây bỏ không.
    Nếu như vùng ven biển bị hoành hành bởi nạn cát bay, cát chảy phá hoại sản xuất, gây ngập úng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nắng. Thì vùng gò đồi lại chịu tác động mạnh mẽ của xói mòn, trượt lở, giải pháp đưa ra là phải tích cực trồng rừng, nhiều diện tích gò đồi đã được giao khoán cho dân. Theo kế hoạch của tỉnh là nâng độ che phủ rừng từ 38,8% lên 43% trong những năm tới. Bên cạnh đó, còn mở rộng thêm diện tích khu bảo tồn, như khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa. Đặc biệt, tỉnh và UBND đã có Nghị quyết và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi; đã và đang thực hiện nhiều dự án như dự án phát triển kinh tế - xã hội khu vực vùng Tà Rùng, Hướng Hóa.
    Đối các vùng đất không thể cải tạo, sử dụng được nửa, tỉnh đã bước đầu tiến hành xây dựng các khu công nghiệp trên các vùng đất đó như khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang. Việc tập trung các cơ sở sản xuất để thuận lợi cho việc kiểm soát và xử lý các chất thải ô nhiểm, đưa dần các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Ở các vùng cát ven biển chưá nhiều khoáng sản như Titan, tiến hành khai thác trong quy hoạch tạo nguồn thu nhập cho các hoạt động kinh tế của tỉnh.
    Để chống chọi lại với khô hạn, việc cải thiện cấp nước, đặc biệt cho người nghèo nông thôn ;giúp cho nguồn nước ngầm được bổ sung bền vững hơn cũng là một việc làm rất cần thiết.Ngay sau lễ mít tinh, Bộ Tài nguyên-Môi trường và tỉnh Quảng Trị đã cắt băng khánh thành công trình cấp nước sạch với tổng số vốn đầu tư 270 triệu đồng cho 64 hộ dân ở khu tái định cư thôn Tân Hiệp xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.
    Như vậy, ?osa mạc và hoang mạc hóa? không phải là vấn đề hoang toàn mới mẽ đối với người dân Quảng Trị, một số giải pháp đã được đưa ra và thực hiên có hiệu quả , vấn đề không vì vậy mà đã được giải quyết. Việc hiểu vấn đề và vạch ra được các giải pháp cho đến thực hiện được nó một cách có hiệu quả còn là một khoảng cách khá dài. Nên chăng trong thời gian tới cần nâng cao hơn nhận thức của người dân trong việc đẩy lùi hoang mạc hóa, kiên quyết thực hiện song hành bảo vệ môi trường cùng với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế . Tiếp tục cố gắng huy động nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, trung ương, và các nguồn đầu tư của Quốc tế; quy hoạch cụ thể về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tiếp tục áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
    Được atrangna sửa chữa / chuyển vào 09:25 ngày 12/06/2006
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    8X không-xả-rác-ra-đường

    06:45 15/06/2006


    (VietNamNet) - Cuộc thử nghiệm kiểm tra cặp túi của hơn 200 SV để tìm hiểu xem 8X hiện nay mang gì tới giảng đường ĐH. Kết quả thu được là ngoài các vật dụng cần thiết cho việc học, báo, tạp chí, truyện tranh, ví tiền,?hơn 50% số cặp túi được kiểm tra đều có chung một số thứ: vỏ kẹo, giấy ăn đã dùng, tờ rơi quảng cáo, vé xe buýt... Vượt xa kết luận về việc SV vẫn ham... ăn quà vặt như thuở nào, tín hiệu đáng mừng là: 8X  ngày càng ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh đường phố!

    [​IMG]

    Bỏ rác vào túi thay vì xả ra đường

    Xả rác ra đường: Tự hổ thẹn!
    Diệu Linh (sinh năm 1984, ĐH Ngoại thương) đánh giá: ?oViệc cho vỏ kẹo vào túi mang về nhà dễ dàng và nhanh hơn nhiều việc thả nó xuống gót giày. Không phải mất thời gian quan sát xung quanh xem có ai thấy hành động này không, rồi lén lút (kể cả thời gian vờ tỏ ra vô tình) thả nó xuống nhè nhẹ?
    Ngược lại, khi đã cho miếng sing-gum vào miệng, vừa nhai, bạn vừa có thể vo vỏ nó trong tay, thản nhiên bỏ tọt vào cặp hoặc nhét vào túi quần jeans. Khi ăn xong, bạn có thể tự tin lấy nó ra gói bã kẹo, rồi lại bỏ vào chỗ cũ. Người đối diện sẽ rất có cảm tình với bạn và bạn còn ước gì được công khai những hành động ấy rõ ràng hơn thế!?
    8X khẳng định rằng giờ đây việc vứt một thứ vỏ đồ ăn vặt ra đường thực sự là một hành động không nên, thậm chí nhiều khi? không dễ dàng gì thực hiện!
    Không phải bạn sẽ bị lôi cổ vào đồn công an để lập biên bản vì tội ?olàm bẩn đường phố?, cũng không hẳn là lời nhiếc mạ hay ánh nhìn gay gắt của những người xung quanh dành cho kẻ vừa làm một việc ?otày đình?, 80% số 8X không-xả-rác-ra-đường được hỏi, thú nhận là họ không chịu được cảm giác tự hổ thẹn khi xả rác? trước mặt mọi người!
    Như vậy, 8X ngại xả rác ra đường một phần vì không chịu được cảm giác mình đang bị những người xung quanh ?ochấm điểm? kém trong lòng! Trừ một khía cạnh nào đấy, sự tự trọng này rất tích cực, dần hình thành thói quen như là cuộc ?oganh đua? ngấm ngầm trong cộng đồng trẻ. Vậy, liệu có phải khi ?ohoàn cảnh thuận lợi? 8X vẫn sẵn sàng xả rác?
    Không hút thuốc: Không làm máy xả rác!
    Khi chỉ có ?omột mình?, xác suất xả rác của 8X tăng lên đến 90%. Nhất quán với lý do đưa ở trên, không ai đưa ra lời biện minh nào đáng kể. (Chỉ có duy nhất một điều tạm an ủi là ở chốn đô thành này, không nhiều nơi vắng người lắm để ?ođồng lõa? với những 8X xứng đáng ăn ?ođiểm trừ? này!)
    Thứ bị quẳng ra đường nhiều nhất vẫn là những thứ được ?okhai trương? ngay trên đường đi, đủ vụn vặt để đáp ứng điều kiện ?otiện tay vứt? và đủ? bẩn để ?okhông thể cất vào cặp? (như lý do xả rác của nhiều 8X): giấy gói đồ ăn, khăn giấy, tờ rơi, que kem, vỏ, bã kẹo? Trong đó, phát hiện quan trọng xứng đáng để 8X càng kiên quyết nói không với thuốc lá: ?o8X Smoker = cái máy xả rác?.
    Hệ thống đó được diễn tả như thế này: 8X Smoker đi trên phố => rẽ vào lề đường mua một bao thuốc => vừa đi ra vừa bóc vỏ bao(1) => bật diêm đốt một điếu(2) => hút hết điếu thứ nhất(3) => rút thêm điếu thứ hai và lặp lại từ hành động(2)? Chú ý, tương ứng với mỗi hành động, 8X Smoker liên tục xả rác ra đường! Chúng ta thừa nhận xu hướng giới trẻ hiện đại từ chối thuốc lá, tức là chúng ta thừa nhận 8X từ chối là máy xả rác ra đường! ?oTrước đây mình nghiện thuốc lá, nhận lỗi là đi đến đâu cũng vứt rác. Nhưng kể từ năm ngoái bỏ thuốc thì vô cùng gương mẫu. Có cái gì mà không cho vào giỏ xe phóng thẳng về nhà được!? (Lợi, 1981, nhân viên Maketing)Đi tìm thùng rác!
    Đó là một trong những tuyên ngôn rất ấn tượng chúng tôi nhận được từ một số 8X triệt để không-vứt-rác-ra-đường. Hương Thu (sinh năm 1987, học viện Báo chí Tuyên truyền) bức xúc kể: ?oLần nào uống trà sữa xong em cũng phải tìm bằng được thùng rác để vứt vỏ hộp. Lần nào em cũng bị những người lớn đi qua nhìn chăm chăm theo cái kiểu ?ochuyện lạ Việt Nam?. Chẳng lẽ, bản thân họ không bao giờ dừng xe để nhét rác vào đúng cửa thùng hay sao?"
    Quan sát tại nhiều nơi đặt vật dụng chứa rác, mới thấy một nghịch lý nực cười: rác ụ kín chân thùng, còn trong thùng thì chứa chưa đầy một xẻng rác! ?oCẩu thả và lười biếng đến mức khó hiểu!? ?" cô lao công công viên Nghĩa Đô (Cầu Giấy) hơn 50 tuổi, vừa vớt rác bằng tay vừa thở hắt ra, giọt mồ hôi to bằng giọt nước ở đầu cặp mày nhiều nếp gấp lên xuống chực rơi theo nhịp động tác.
    Trả lời cho tình huống: ?oTrong trường hợp rác không thể ?ođể dành?, vẫn chưa tìm thấy cái thùng nào và bạn đang rất vội thì sao??, Minh (sinh năm 1986, Học viện Báo chí Tuyên truyền) lúng túng: ?oTớ chưa gặp tình huống này bao giờ! Nếu cuống quá thì chắc sẽ phải đặt nó ở mép vỉa hè - chỗ người ta đã bỏ rác thành đống sẵn rồi. Chỗ như thế thì nhiều. Đành để chung vào đó để nhân viên vệ sinh dễ thấy!?
    Vẫn thiếu thùng rác ở Hà Nội, đó là lý do không những người dân mà nhân viên vệ sinh đều ?omặc định? quy ước về chỗ đặt rác ở lề đường, mép vỉa hè. Đặc biệt, có những dọc đường rất dài thùng rác vắng bóng hẳn như dọc Giải Phóng, Thanh Xuân,?
     ?oNgười lớn sức ỳ lớn hơn?, Liên (sinh năm 1984, ĐH Luật Hà Nội) nhận xét, ?onên họ chậm thay đổi nếp quen cũ, dù biết nó không văn minh. Do đó, mình tự nhận thêm một trách nhiệm cho 8X  là thuyết phục và làm gương cho chính bố mẹ mình!?.
     Bác Huy (55 tuổi, cán bộ hưu trí quận Long Biên) thừa nhận: ?oĐúng là các ông bà già chậm tiến hơn bọn trẻ, sẵn vỉa hè là vác cả xỉ than ra đổ. Ngày nào tổ vệ sinh cũng nhắc, nhắc lần nào cũng cười ?" mấy hôm sau lại thế. Thanh niên tiếp thu nhanh hơn hẳn". 
  6. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Chị atrangna thân mến,
    Không rõ chị gửi bài này cho báo nào nhỉ. Hơi tò mò tí không biết có phải chị chuyên viết bài về môi trường không, nếu có thì có thể gia nhập Diễn đàn các nhà báo môi trường thì có thể có nhiều cơ hội "làm được nhiều việc" ngoài viết báo, hoặc chí ít thì cũng có nhiều cơ hội mở mang hơn để viết bài được tốt hơn. Là nghĩ sao nói vậy, nếu có gì mạo phạm "tiền bối" thì bỏ qua cho nhé.
    Còn về bài báo, xin thắc mắc một chút về "làng sinh thái" và "mô hình kinh tế sinh thái trên cát". Nếu nhà báo giải thích rõ hơn (chung chung cũng được, về cụ thể những gì ở Quảng Trị thì tốt mà thêm các nơi khác nữa thì lại càng tốt) thì xin cảm ơn nhà báo trước nhé.
  7. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Ah tiện thể đọc thì comment bài mod NVL post lên . Thực ra thì cái vấn đề xả rác bừa bãi có thể là rất to cũng có thể là rất nhỏ. Chỉ cần kiếm ra 10 người có ý thức bỏ rác đúng chỗ là đủ trích dẫn để viết một bài báo , vì thế bài báo này ... ít giá trị lắm, chả chứng minh được điều gì. Mà chắc cũng nhiều bác ở đây biết các nhà báo (cả hình lẫn viết) thì việc hô hào bạn bè để "sáng tác" ra một tác phẩm cũng chả phải chuyện lạ. Đây còn chưa thèm hỏi cái Cuộc thử nghiệm kiểm tra cặp túi của hơn 200 SV để tìm hiểu xem 8X hiện nay mang gì tới giảng đường ĐH là do đơn vị/nhóm/ai làm, thực hiện ở đâu, thời gian nào ... đấy nhé . 200 chưa thể hiện gì cả.
    He he, báo với chí
  8. atrangna

    atrangna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    6hsangHN thân mến,
    Hiện mình đang làm cho tờ báo điện tử Quảng Trị nên bài báo đã được gửi cho tờ báo đó. Vừa mới ra trường, còn nhiều bỡ ngỡ, nên mình rất mong muốn được học hỏi và trao đổi thông tin với các bạn. Bạn có thể cho mình địa chỉ của "Diễn đàn các nhà báo môi trường" được không?
    Về bài báo, theo mình được biết thì Quảng Trị có một diện tích lớn đất cát, mà ở đây rất khó để có thể trồng trọt và sinh sống do hạn hán vào mùa khô và lại ngập úng vào mùa mưa. Chính vì vậy, các nhà khoa học đưa ra "mô hình kinh tế sinh thái trên cát". Tức là, xây dựng hệ thông thuỷ lợi để giữ nước vào mùa khô và thoát nuớc vào mùa mưa, trên quy mô là các hộ gia đình , tiến hành trồng cây lâm nghiệp bên ngoài để chắn cát. Sau đó, trồng cây nông nghiệp nhằm vừa cải tạo đất vừa tạo thu nhập. Bên cạnh đó, đào ao thả cá góp phần vào việc giữ nước. Từ mô hình các gia đình ma các nhà khoa học xây dựng thành công thì bây giờ đã hình thành các "làng sinh thái".
    Đây là mô hình làng sinh thái ở xã Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị.
    [​IMG]

    Biết đến đâu nói đến đó, mong các bạn thông cảm.
    Được atrangna sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 22/06/2006
  9. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam - Viet Nam Forum of Environmental Journalists (VFEJ) hoạt động offline nhiều hơn là online. Bạn có thể xem sơ lược tại website
    http://www.netnam.vn/vfej/about/strategy.htm
    hoặc liên hệ theo địa chỉ vfej@netnam.vn để hỏi thêm. Hiện VFEJ chỉ có văn phòng tại HN nhưng cũng có thành viên ở các tỉnh thành khác.
    À về bài báo ấy, tôi muốn hỏi một chút là những cây lâm nghiệp trồng để chắn cát mà bạn nói đến có sinh ra lợi nhuận kinh tế cho người dân không? Đó là những cây gì? Và những cây nông nghiệp "vừa cải tạo đất vừa sinh lợi" cụ thể là những cây gì? Không phải chuyên môn nhưng nhân đây cũng muốn học hỏi thêm cho biết
    Có thể liên lạc với tôi tại hanoi_sach@yahoo.com . Có lẽ chúng ta trao đổi thêm chăng?
  10. atrangna

    atrangna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    6hsangHN thân mến!
    Là vấn đề "làng sinh thái" ma chúng ta đã trao đổi: "nên trồng cây gì" là vấn đề mà các nhà làm dự án rất quan tâm, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc đã tổ chức tư vấn "chọn cây gì" cho các dự án chống "sa mạc và hoang mạc hoá" ở các quốc gia. Theo thực tế cho thấy, người dân địa phương là người biết chính xác nhất nên trồng cây gì, nuôi con gì. Với Quảng Trị, cây tràm hoa vàng( keo lai) được đưa vào trồng, rễ nó có tác dụng bám sâu vào đất để giữ cát. Cây này cũng có giá trị về gỗ, thực tê đã đưọc trồng rất nhiều, nhưng giá trị có cao không?, thì chưa cao. Cây nông nghiệp như lạc, dưa hấu, cây điều cũng đã đưa vào trồng. Sản lượng thu được là đáng phấn khởi.Riêng cây điều, đang ở giai đoạn thử nghiệm nên kết quả là chưa rõ ràng.

Chia sẻ trang này