1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về kỹ thuật căn bản khi tự học côn nhị khúc!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi binhnx2000, 04/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Xem bóng đá là luyện thần nhãn đấy. Hihi
  2. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người rất nhiều. Bây h em đỡ Null hơn khi chơi Nun rồi. Sau khi hấp thụ những lời chỉ báo của mọi người em gộp lại áp dụng vào phương pháp tập luyện:
    - Không nhát đòn, sợ côn.
    - Tập luyện thường xuyên, đều đặn.
    - Nhớ là côn là loại vũ khí nhu, khi sử dụng cổ tay phải mềm dẻo và linh hoạt.
    - Tập đều hai tay.
    - Kết hợp với bộ pháp...
    Em thấy mình tiến bộ từng tuần. Theo em cảm nhận vậy, không biết có phải vui quá nghĩ vậy không. Chứ bây giờ mỗi lần cầm cái Nun em thấy hào hứng và vui lắm....Vì công sức mình bỏ ra cũng có được kết quả. Mặc dù là hơi chậm!
    Một lần nữa cảm ơn mọi người!
  3. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    To: MrTamHoan
    - Thứ nhất, lại đồng ý với bạn thêm một câu: "Lấy công làm thủ". Còn chuyện "công" như thế nào thì tính sau! he he...
    - Thứ hai, phải tập hai tay đạt tới trình độ 7 - 10 trở lên ( tay thuận được 10 thì tay không thuận cũng được 7,8,9...) lúc đó hãy dùng song côn khi chiến đấu. Nếu không thì chẳng thà quẳng ngay một cây côn vào mặt đối phương rồi bay tới dùng 1 tay côn thôi cho linh hoạt còn tốt hơn.
    - Bất cứ côn ở vị trí nào, ngoặc được cổ tay là đều có thể tấn công tiếp. Điều này khó, nhưng chỉ cần "hiểu" là thực hiện được, chưa cần tới mức "cao thủ".
    - Loan côn các con số để biểu diễn thì chưa đủ độ khó, còn để chiến đấu thì OK. Tuy nhiên đã nói đến chiến đấu thì nên "ngắn gọn" và không phụ thuộc vào hình thức bên ngoài. "Món" 0-9 này TamTai thấy có nhiều tài liệu nói tới mà?
    - Loan côn qua chân thì OK thôi. Trong sân của TamTai có nhiều người thực hiện được. Nhưng khổ cái có đến mấy cách loan côn qua chân nên không hiểu MrTamHoan định nói đến đòn nào? bạn có thể tả lại được không?
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chờ dài cổ vẫn chưa thấy bí kíp của bác Tamtai xuất lò nhỉ?
  5. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    To: thieulambacphai
    he he... TamTai phải dành tiền để thực hiện... Làm cuốn sách và DVD kèm theo cho đàng hoàng tốn kém lắm bác uiiiii!!!!!! Gần cả trăm chai... đối với TamTai là cả một gia tài đó! Nghĩ lại bây giờ đi làm 10 năm mà chưa có nơi ăn chốn ở, cũng buồn phải không? Nhưng tâm huyết thì làm thôi....
  6. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Bác già lâu lắm mới tái xuất giang hồ với cái băng đen đeo mắt xấu quá.
    Đợt này coquan bác chưa có màn thi Đàn Ca Sáo Nhị ở ngoài này à.
    Trước tháng 11 này neu mà bác ra đuợc em sẽ giới thiệu bác với mấy nhân vật đặc biệt. Chúc bác vui khoẻ.
  7. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Nếu dịch nhanh thì là có hai cách để giải thích lực công phá tấm ván của 1 karateka, cách 1:Dùng lực và mô men , cách 2:Dùng luật bảo toàn năng lượng, cả 2 cách đều đúng
    Chỗ này mình không đồng ý với ý kiến của bạn . Thứ nhất tất cả các loại côn đều có cái "sự quay" như bạn nói , từ trường côn , đoản côn , thủ côn , côn tam khúc , côn cửu khúc ( 9 khúc ). Thứ hai điểm mạnh của côn nhị khúc là sự linh hoạt trong sử dụng chứ không phải là cái "sự quay", sự linh hoạt đó là gì ? Đó là sự biến hóa của đường côn làm cho đối phương không lường trước được , đó là khả năng làm giảm lực chấn động do tính chất " nhu " của côn nhi khúc . Nhưng chính những điểm đó làm cho côn nhị khúc dễ công mà khó thủ cho nên khi thực chiến những người thực sự am hiểu về côn nhị khúc không bao giờ "quay" côn loạn xạ mà cần chờ thời điểm thích hợp mới ra đòn. Điểm khác biệt của côn nhị khúc và các vũ khí như Đao Kiếm là chỗ đó , Đao Kiếm có thể chém loạn xạ nhưng côn nhị khúc thì không.
    [[/QUOTE]
    À để giải thích rõ hơn, xin lấy một cái mô hình cánh tay người để dễ giải thích:
    [​IMG]
    ta thấy tay được mô hình thành 3 đốt: cánh, cẳng và bàn tay, 3 đốt này liên kết với nhau bằng khớp cầu, khớp cầu này số bậc tự do bị hạn chế, vì thế nên nếu ta cầm 1 cây đoản côn chẳng hạn thì cây này cũng chỉ là phần nối dài của đốt bàn tay, do vậy nó cũng bị hạn chế về chuyển động trong không gian như bàn tay vậy; nhưng nếu cầm côn nhị khúc thì khác, 2 đoạn côn liên kết với nhau bằng dây mềm, số bậc tự do lớn hơn khớp cầu nhiều, do đó phần côn nhị khúc mà tay không cầm nếu nói cho dễ hiểu sẽ quay trong không gian 3 chiều dễ dàng hơn 1 đoản côn.
    Còn em nhấn mạnh cái quay cho tít là để nói với bác binhnx thôi, quay tít được đầu côn cũng có tác dụng dẻo cổ tay mà.
    Phần cơ học này tôi nói dựa trên kiến thức cơ sở còn nhớ được, cũng không đảm bảo là chính xác hoàn toàn từng chi tiết.hiện nay phương Tây đã phát triển môn biomechanics- cơ sinh học chuyên nghiên cứu về cơ học của cơ thể sống, đặc biệt về tác dụng của lực cơ và trọng trường lên cấu trúc xương
    Nói thêm, về cái sự hay dở của vũ khí mang tính nhu nhuyễn như trường tiên có câu đại khái như: 1 năm học kiếm thuật, hơn 1 đời trường tiên
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 27/06/2006
  8. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    To: uic
    Bác già lâu lắm mới tái xuất giang hồ với cái băng đen đeo mắt xấu quá.
    Đợt này coquan bác chưa có màn thi Đàn Ca Sáo Nhị ở ngoài này à.
    Trước tháng 11 này neu mà bác ra đuợc em sẽ giới thiệu bác với mấy nhân vật đặc biệt. Chúc bác vui khoẻ.

    ------------------------------------------------------------------------
    He he.... long time no see... "đời tôi cô đơn" nên hơi oải một chút... uic luyện tới đâu rồi? Nếu được thì lấy vỏ xe chế một bộ giáp cho con mộc nhân ở nhà bác, rồi vụt côn vào cho có cảm giác "tưng, nảy" khi nun chạm mục tiêu... OK?
    Mấy người bạn của bác vào Sài Thành nhanh quá nên không có sắn đồ để gởi ra...
    Khi nào tớ có đủ "money" sẽ phi ra ngoài đấy chơi mấy ngày với bác... Biết đâu một ngày đẹp giời uic lại chẳng giới thiệu cho vài nữ hiệp?
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Vụt côn vào lốp ô tô cũ còn phê hơn nhiều
  10. MrTamHoan

    MrTamHoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    To:TamTai
    Theo em thì không quan trọng là "hai tay đạt tới trình độ 7 - 10 trở lên " mà quan trọng là mình có kiểm soát được đường côn của mình hay không. Nếu dùng 2 côn mà vẫn kiểm soát được đường côn thì chiến 2 côn ngon hơn một côn rồi. Nhưng hầu hết những người có thời gian tập luyện lâu thì hai tay thường là rất đều nhau, vì côn nhị khúc khác với các loại vũ khí khác là nó yêu cầu vận động cả hai tay. Khi dùng hai côn thì một khó khăn rất lớn là khống chế côn sau mỗi đòn đánh, khi chưa quen thì thường chậm chạp và thiếu chính xác sau, do đó thường dùng 1 côn vẫn hay hơn còn khí đã quen rồi thì dùng 2 côn rất hay.
    Cái em nói không phải là "loan côn qua chân" (cái này thì em cũng làm được) mà là "dùng chân loan côn" loan côn quay vòng tròn qua cổ chân ấy (cái này thì em chịu ).
    Em nghe nói bác TamTai đang viết sách về côn nhị khúc thì phải, nếu được bác thêm ít kỹ thuật về song côn nhị khúc cho anh em tham khảo với nhá. Cám ơn bác trước.
    Được MrTamHoan sửa chữa / chuyển vào 20:34 ngày 28/06/2006

Chia sẻ trang này