1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi KID6282, 26/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chanthuyen

    chanthuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Bạn hoàn toàn chính xác. Kinh Dịch là sự tổng hợp các tư tưởng triết học Trung Quốc ( Do thầy Khổng san định lại chứ không phải là sáng tác ). Nó không dùng để coi bói.
    Các bạn có thể tải bản kinh dịch để nghiên cứu :
    http://www.vietlyso.com/index.php?ind=downloads
  2. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    To chanthuyen:
    Nó có dùng để dự đoán bóng đá được ko ? Nó khác coi bói ở chỗ nào vậy ?
  3. RomanticStory

    RomanticStory Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Tôi có trao đổi với một anh bạn rất mê Kinh Dịch, rồi lan man sang chuyện số sim điện thoại di động thì thấy là có nhiều cách chơi số đẹp hiện nay như số gánh, số lặp kép, tam bát cửu (389), tứ bất tử (474), tứ quý (9999, 6666...), lộc phát phát lộc (6886), ông địa nhỏ (38), ông địa lớn (78), thần tài nhỏ (39), thần tài lớn (79)... Nhưng hình như, có cách chơi mà không phải ai cũng hiểu hết là chơi số đẹp theo Kinh Dịch, mà tôi tạm gọi là "số điện thoại của người quân tử" (mượn cách đặt tên sách Kinh Dịch - Đạo của người quân tử). Tôi thấy cách này tựa hồ là có căn cứ khoa học nhất, nó không phủ nhận mà còn bổ sung cách chơi thường gặp.
    Lúc nào có thời gian thì sẽ bàn chi tiết, hôm nay nói nôm na như thế này, các cao thủ xem có được không nhé:
    Trước hết, phải nói đến Lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái...
    Cho đến giờ, thì cái Nhất nguyên luận trong Kinh Dịch đã được thừa nhận, đó là: Vộ cực (0) thành Thái Cực (1), Thái Cực sinh Lưỡng nghi (2), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (4), Tứ tượng sinh Bát quái (8) gồm: Càn Khôn Li Khảm Tốn Chấn Cấn Đoài - đây là những quẻ đơn. Đem chồng quẻ ta được Trùng quái 64 quẻ (64). 64 quẻ này giải thích hết thảy những đạo và đời trong thiên hạ này
    Vậy thì số điện thoại đẹp theo Kinh Dịch trước hết là:
    09x0124864; hoặc 09xy124864 hoặc là: 09xyz01248...
    Trong số đó đã có cái triết lý của KD là: Vô cực thành Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, và đầy đủ hơn là Bát quái trùng quái thành 64 quẻ trong KD, cho đến ngày nay.
    Rồi theo chương 9, Hệ từ truyện mà sau này có mang màu sắc triết học thì, số của Trời là 1,3,5,7,9 số của đất là 2,4,6,8,10.
    Các số 1, 3, 5, 2, 4 là số sinh. 7, 9, 6, 8, 10 là số thành.
    Vậy cứ theo như chơi số điện thoại di động thì: 68, 79, 99, 89, 98, 77, 88 đều là những số thành (thành công, sự nghiệp thành đạt)..., rồi các số khác nếu ghép vào vị trí thích hợp thì sẽ là những số sinh - thành rất đẹp.
    Cái hay nữa là trong 6 số cuối của điện thoại tương ứng với 6 hào trong một quẻ dịch. Vậy là tất cả các số điện thoại đều được quy tương ứng vào một quẻ KD. Người dùng số điện thoại chọn số như là một cách chọn quẻ cho mình vậy.
    Ví dụ như: 09xy135799 chẳng hạn sẽ là số rất dẹp gồm toàn các số Dương sinh - thành. Hợp thành một quẻ Thuần Càn - Thời mà người quân tử có thể thi thố tài năng - Rất đẹp.
    Hay như 09xy024688 chẳng hạn. Đó là quẻ Thuần Khôn - Rất đẹp
    Rồi như 09xyabcdef, mà các số a, c, e lẻ, các số b, d, f là số chẵn cũng tạo thành quẻ rất đẹp là Thủy hỏa kí tế. vv và vv.
    Tạm thời nói vậy, lúc nào bàn tiếp
    Các bác thử cho thêm ý kiến nhé.
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác gom hết mấy số đó rồi lên đây nổ dữ ha
  5. RomanticStory

    RomanticStory Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Không dám không dám. Nếu tớ ôm được, chẳng đợi đến tận giờ mới nói.
    Mấy số đó, tớ kiểm tra gọi thử đến hầu như có người dùng cả rồi. Đến lúc mình biết vận dụng Kinh Dịch, người ta đã chọn trước rồi.
    Có cái số 0988001248 - tớ hỏi mấy em tổng đài, mấy em ấy bảo bây giờ không chọn được. Thế mới cay mũi.
    Tớ không tin vào bói toán, nhưng chơi cái số nó có tính triết lý một chút, cũng sang
  6. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    TIN MỚI NHẤT!
    Bạn có biết ở Việt Nam vừa mới thành lập một cơ quan chuyên về "bói toán" chưa? Đó là
    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN KINH DỊCH -
    Center for Research and Development of I Ching (CICHING)

    trực thuộc Hiệp hội Khoa học Đông Nam Á - Viện KHXH Việt Nam (do GSTS Phạm Đức Dương làm Chủ tịch).
    Trung tâm ra đời cách đây vài tháng, đã được hàng chuc báo đài TW đưa tin. Hiện TT tổ chức đào tạo 14 môn học và tổ chức Tư vấn Dự trắc học. Nếu cần liên lạc xin hãy e-mail tới ciching@fpt.vn
  7. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Kinh Dịch đầu tiên ở ĐNA
    11:30'''''''' 18/06/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Kinh Dịch đầu tiên ở Đông Nam Á (thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á- Việt Nam) đã làm lễ ra mắt sáng 17/6.
    Kinh Dịch từ nhiều thế kỷ nay đã góp mặt ở Việt Nam như một bộ phận có phần huyền bí của hệ thống triết học phương Đông. Có thời Kinh Dịch bị "đổ oan" là gắn với thứ bói toán, mê tín dị đoan nên không được chú ý nghiên cứu phát triển. Bởi vậy, sự ra đời của Trung tâm này là niềm vui lớn của những người bấy lâu âm thầm say mê Dịch học.
    Nhiệm vụ của trung tâm là nghiên cứu, phân tích về Kinh Dịch đại cương, Kinh Dịch chuyên ngành và văn hoá cổ phương Đông. Một nhiệm vụ quan trọng khác là ứng dụng Kinh Dịch vào lĩnh vực dự trắc, tư vấn thiết kế xây dựng và quy hoạch các công trình kiến trúc. Ngoài ra, trung tâm cũng làm công việc dự trắc cho cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu trên tất cả các lĩnh vực, từ hoạt động kinh doanh tới các sự việc hằng ngày; bao gồm cả giải toả các vướng mắc về mặt tâm lý, đưa ra lời khuyên về ứng xử trong quan hệ đời thường...
    Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, Kinh Dịch là một tác phẩm dân gian có từ rất lâu đời, đã có những khái niệm cơ bản trong thời đại nhà Trụ. Văn Vương là người có công đầu trong việc hoàn cỉnh và đưa ra hệ thống 64 quẻ, thuộc tiên thiên bát quái và viết hào từ cho các quẻ này. Chu Công Đán, em trai Văn Vương, là người chỉnh lý và đưa ra hệ thống Hậu thiên bát quái. Khổng Tử là người có công lớn nhất trong việc tập hợp chỉnh lý Kinh Dịch. Ở nước ta, các tác giả như Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê đã từng chuyển ngữ Kinh Dịch.
    Trao đổi với chúng tôi, Ths. Trần Mạnh Linh, GĐ Trung tâm, cho biết: "Tiếng là bây giờ mới chính thức thành lập trung tâm, nhưng thực tế hoạt động nghiên cứu của chúng tôi đã bắt đầu từ lâu và ngày càng mạnh từ sau khi CLB Kinh Dịch Hà Nội ra đời vào năm 2002".
    Bước đầu Trung tâm mới có khoảng 20 thành viên, chọn từ hơn 200 hội viên CLB Kinh Dịch HN, đều là những người từng nghiên cứu Kinh Dịch khá sâu sắc. Từ năm 1999 các thầy Lê Quốc Chân, Đặng Xuân Thân, Nguyễn Công Nguyên và Trần Mạnh Linh đã mở những lớp đào tạo Kinh Dịch đầu tiên ở HN. Tuy nhiên, sự đào tạo này cũng mới chỉ có sự công nhận trong nội bộ CLB. "Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng để có được chứng chỉ có tầm rộng lớn hơn"- ông Linh nói.
    Hiện nay ở nước ta có hai luồng quan điểm khác nhau về nguồn gốc của Kinh Dịch. Trái với suy nghĩ lâu nay rằng Kinh Dịch là do người Trung Hoa sáng tạo nên, một số học giả cho rằng học thuyết này phải là di sản của dân tộc Lạc Việt. Khi được hỏi quan điểm của Trung tâm về vấn đề này, ông Trần Mạnh Linh nói: "Cá nhân tôi thì cho rằng đến thời điểm này chưa có cơ sở nghiên cứu nào để khẳng định Kinh Dịch là của người Việt. Tuy nhiên, trong chính trung tâm cũng có hai luồng ý kiến trái ngược. Tuy nhiên khi giảng dạy, giáo trình của chúng tôi sẽ vẫn thống nhất theo quan điểm cũ".
    ? D.Huyền
  8. hanmacsinh

    hanmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tác phẩm mà bài viết này muốn giới thiệu là một nghiên cứu của bút danh Trần Quang Bình - một tác phẩm rất xứng đáng để nhiều người quan tâm vì cái nhìn độc đáo, sự nghiên cứu và suy luận logic của tác giả cùng giá trị tham khảo đặc biệt của tác phẩm.
    Mời các bạn kết nối tới địa chỉ sau:
    Kinh dịch - Sa?n phâ?m sáng tạo cu?a Văn Hiến Âu lạc
  9. kien_nhoc

    kien_nhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Bác nào co link download kinh dịch không, đọc bài các bác viết làm em tò mò về kinh dịch lắm.
  10. RomanticStory

    RomanticStory Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Mời bác vào đây:
    http://thitruong.ttvnol.com/f_361/583558.ttvn

Chia sẻ trang này