1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vỏ nguyên tử không là vùng quỹ đạo e đâu

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nguyenhhdang, 28/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Airpressure

    Airpressure Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Nói như bạn thì chắc hạt e sẽ có cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn phải không? Nghe có vẻ giống lý thuyết quark đấy nhưng nếu lý thuyết này là đúng thì nó sẽ lật đổ lý thuyết quark. Mình không muốn đi sâu vào vấn đề hạt cơ bản mà chỉ muốn chứng minh rằng lý thuyết của bạn sai bằng cách như sau:
    tương tác a mà bạn nói chắc chắn phải đại diện cho một loại tương tác mới ngoài các tương tác mà con người đã biết là: tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác hấp dẫn và tương tác điện từ. Vậy tương tác a mà bạn nói phải nằm ngoài 4 tương tác đã kể trên. Vậy theo bạn nó là loại tương tác gì? Nó có tính chất như thế nào?
  2. Airpressure

    Airpressure Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Nhân nguyên tử và e tiếp xúc với nhau được ư? Điên rồ!!! Nếu coi vỏ là thể lỏng và bọc xung quanh nhân nguyên tử thì làm sao có thể có hiện tượng một số hạt hoặc một số tia gamma năng lượng cao đi xuyên qua lớp vỏ hạt nhân và tương tác với hạt nhân? Còn nữa, nếu lớp vỏ nguyên tử chỉ bao bọc hạt nhân, không có hiện tượng hạt e quay xung quanh hạt nhân thì lấy đâu ra moment từ của nguyên tử? Nên nhớ rằng các vấn đề khác có thể mập mờ nhưng moment từ của nguyên tử (cái này được đóng góp bởi moment từ của e do e bay quanh hạt nhân và moment từ của hạt nhân, nhưng moment từ của hạt nhân nhỏ hơn moment từ của e rất nhiều nên ko đáng kể) là cái đã được tính toán và chứng minh bằng thực nghiệm rồi đó.
    Làm sao có thể giả thiết nhân nguyên tử là thể rắn được! Bản thân cấu trúc hạt nhân cũng chưa được rõ ràng thì làm sao có thể giả thiết như thế được! Trong nhân nguyên tử là các hạt proton và neutron, chúng cũng có các mức năng lượng và cũng có sự vận động lên xuống giữa các mức năng lượng. Hiện có nhiều mẫu và mô hình về cấu trúc hạt nhân nhưng chưa có mô hình nào có thể giải thích được hết các hiện tượng liên quan đến hạt nhân.
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Mr.Hoang ạ, có lẽ nguyenhhdang bắt đầu luận điểm của mình từ chỗ bôi vàng trên.
    nguyenhhdang thử phân tích xem có gì xảy ra nếu các e nằm yên ổn sát các hạt trong nhân.
    Theo tôi hiểu thì bạn đang đề cập đến thời điểm Nổ và trước đó của vũ trụ
    Tôi nhớ đã có ai đó tính thử rằng nếu vật chất "nguội" đến mức các hạt yên tâm nằm sát nhau thì hệ mặt trời có kích thước bằng cái bóng đèn điện (tất nhiên là nhớ lơ mơ thôi, đọc lâu lắm rồi)
    Trong trường hợp này hệ thức bất định trở thành vô nghĩa thì phải!
  4. Airpressure

    Airpressure Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Giả thiết vỏ e tiếp xúc với nhân nguyên tử là một giả thuyết điên rồ và lạc hậu!
  5. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ nói rắn với lỏng với hạt nhân với nguyên tử, em nghĩ cái này có gì đó mâu thuẫn ở đây, vì các trạng thái (rắn, lỏng, khí) là các trạng thái của tập hợp vĩ mô, nếu mình đem áp dụng vào thang nguyên tử thì e là không hợp lý tí nào cả.
  6. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Hay, tôi cũng chung quan điểm với bạn. Nghe chối không chịu được nhỉ. Phiền bạn nguyenhhdang định nghĩa lại cho tôi thế nào là thể rắn, lỏng khí. Lâu quá, tôi quên mất rồi
  7. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    nhân nguyên tư? va?o e ma? tiếp xúc thi? trung ho?a hết, lấy đâu ra thuộc tính cu?a điện tư? va? hạt nhân nưfa
  8. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Thiệt tình, chả hiểu bạn muốn gì? Hỏi, trả lời hay khoe hàng??? Bài viết chả ăn nhập gì với chủ đề cả!
  9. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------
    Động đến vấn đề vỏ điện tử là nhức đầu đấy. Chẳng hạn như tính chất trong suốt của vật liệu sẽ được giải thích như thế nào nếu coi lớp vỏ e là một khối chất lỏng quanh hạt nhân?
  10. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Giả thiết e- có thể tiếp xúc với hạt nhân là giả thiết có thể tạm chấp nhận được nếu coi hạt nhân cấu tạo bởi toàn các proton và e-. Chúng ta có thể nhớ rằng neutron = proton + e-, và neutron không bền phân rã thành proton và e- với chu kì rã nửa quãng 10 minuts. Như vậy có thể coi là có 2 loại hạt ở trong hạt nhân là proton và e-, với quá trình proton bắt và nhả e- liên tục, những proton bắt e- sẽ tạo thành neutron trong hạt nhân.
    Tuy nhiên để sử dụng được giả thiết này cần làm rõ 2 vấn đề:
    1 là e- ở hạt nhân với giả thiết trên với e- của lớp mây điện tử có gì liên quan? Nhớ rằng kích thước hạt nhân so với kích thước lớp mây e- là rất rất xa nhau.
    2 là giả thiết này giải quyết được vấn đề gì? Hiện nay vẫn chưa có lí thuyết hoàn chỉnh về hạt nhân và nguyên tử mà chỉ dùng các giả thuyết khác nhau để giải quyết từng hiện tượng cụ thể. Nếu như giả thiết này có thể giải thích ngon lành 1 vài hiện tượng nào đó thì sẽ được chấp nhận, và biết đâu lại mở đường cho 1 lí thuyết mới ra đời. Còn nếu không thì chỉ là để nói chơi cho vui thôi.
    Trừ khi tác giả của giả thiết này có thêm những luận điểm đáng thuyết phục, còn không thì sự quan tâm của tôi về vấn đề này đến đây là chấm dứt.
    Good luck.

Chia sẻ trang này