1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải mã DaVinci

Chủ đề trong 'Văn học' bởi lsb108, 23/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm một bố tâm thần.
  2. Nolf

    Nolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Nói thật với các bác, trước giờ em vẫn nghĩ mình là thằng ngộ chữ, nhưng hóa ra có những thằng còn ngộ chữ bằng ba lần mình, cả đời đọc được một truyện phát là thấy nó hay ngay.
    Nói chung cũng chả nên tranh cãi nhiều, mà dùng những từ ngữ hơi xúc phạm như em đã dùng quả có chỗ hơi quá mức, mong các bác bỏ quá cho.
    Ngộ cái gì thì ngộ, nếu ngộ chữ mà có thằng gánh thay thì đúng là một niềm hạnh phúc vô bờ. Chân thành cảm ơn isb gì đó và XXX gì đó...
  3. ma_nho_ht

    ma_nho_ht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    khi` khi` hoang tưởng là bệnh đấy....
    em xin đc add 1 bai` cua 1 ng ngiên cứu có trọng lượng chứ ko phai là a b c như anh chị em nha` minh` .
    hum`
    thấy 1 mảnh bé băng` cái vung ...đến khổ . ko khá được . thế mà còn hỏi tại sao . đúng là azit nexin tóm đúng được bản chất của vấn đề .
    Mật mã Da Vinci không phải là một "kỳ quan" văn học?
    Thông tin về việc ông Dương Tường, một dịch giả có uy tín, nhận lời hiệu đính cuốn Mật mã Da Vinci và sau 4-5 tháng, cuốn tiểu thuyết sẽ tái bản, đã được báo chí đăng tải. Nhưng thực hư thế nào? Dịch giả Dương Tường đã có cuộc trao đổi về vấn đề này:
    - Tôi chưa hề nhận được lời mời chính thức nào từ phía NXB Văn hóa Thông tin (VHTT) như báo chí nêu mà tôi chỉ nhận lời hiệu đính giúp dịch giả Đỗ Thu Hà (người đứng tên dịch Mật mã Da Vinci) từ quan hệ cá nhân. NXB VHTT cũng chưa đặt vấn đề gì với tôi về thời gian hiệu đính, thù lao một cách cụ thể, rõ ràng. Do đó, tôi chưa thể hứa hẹn gì trong lúc này.
    * Ông có nghĩ bản tiếng Việt Mật mã Da Vinci là "một thảm họa dịch thuật" như một dịch giả đã lớn tiếng cảnh báo trên các diễn đàn?
    - Thực sự tôi chưa có thời gian đọc bản tiếng Việt Mật mã Da Vinci. Vì vậy tôi chưa thể nói gì được về chất lượng bản dịch. Tôi cũng không chắc nó có phải là một "thảm họa" dịch thuật không.
    - Nhưng Mật mã Da Vinci đã ra mắt khá ồn ào. NXB cũng chịu khó tiếp thị. Vậy chẳng lẽ điều này cũng không khiến ông chú ý?
    - Không. Tôi đang bận những việc khác.
    * Thế còn bản tiếng Anh Mật mã Da Vinci, ông đã đọc chưa? Theo ông, tác phẩm này liệu có xứng đáng là "một kỳ quan văn học của thế kỷ 21" như báo chí đã làm rùm beng suốt thời gian qua hay không?
    - Tôi vừa đọc xong. Tôi không thích lắm. Theo tôi, Mật mã Da Vinci không có gì đặc biệt. Nó không phải là một kỳ quan văn học của thế kỷ 21 như báo chí đã làm rùm beng. Tiểu thuyết này không có gì đặc sắc về nội dung lẫn bút pháp, thủ pháp, phong cách nghệ thuật và cả cách hành văn.
    Nó chỉ là một tác phẩm loại trung bình, song lại là cuốn best-seller. Nó bán chạy vì nói đến một bí mật trong nhà thờ Thiên Chúa, đấy là việc Chúa Jesus từng có con. Và vì thế nó đánh vào sự tò mò và tác động tới thị hiếu của người đọc.
    * Nếu NXB VHTT đặt vấn đề hiệu đính Mật mã Da Vinci với ông thì liệu bao lâu bản dịch mới có thể ra mắt độc giả?
    - Tôi chưa biết. Tôi chưa thể nói trước được.
    rồi ok
    đây là 1 bai` báo khác
    Giải mã ?oMật mã DaVinci?

    Phát hành tháng 4/2003, chỉ sau một tuần lễ Mật mã Da Vinci đã đứng đầu danh sách best-seller và tính đến tháng 8/2005, nguyên tác tiếng Anh của cuốn tiểu thuyết này đã bán được 36 triệu bản in. Và được dịch sang gần 50 thứ tiếng khác. (Ở Việt Nam, Mật mã DaVinci đang trở thành điểm nóng vì vấn đề dịch thuật. Tuy nhiên, trong bài viết, chúng tôi không đề cập đến vấn đề này).
    Một bộ phần chuyển thể từ Mật mã Da Vinci sắp được Hollywood phát hành. Và một làn sóng phản ứng gay gắt từ Vatican đã liên tiếp tạo thêm dư chấn từ cơn động đất tôn giáo mà tác phẩm hư cấu ấy đã gây ra.
    Khiêu khích Vatican
    Án mạng - Mưu đồ - Tình cảm - Bí mật tôn giáo- Thâm cung bí sử- Tất cả những nguyên liệu ấy trộn trung thành một một hỗn hợp rùng rợn đủ biến một cuốn tiếu thuyết trinh thám giã sử thành một hiện tượng.
    Qua tưởng tượng của tác giả 41 tuổi Dan Brown, Langdon và nữ chuyên gia trẻ chuyên về mã hoá (cháu ngoại người quản lý Bảo tàng Louvre bị sát hại), qua việc giải mã những biểu tượng và ký hiệu ẩn chứa trong các bức tranh nổi tiếng của Leonardo Da Vinci ?" từ bức La Joconde với nụ cười bí ẩn của Mona Lisa tới bức Bữa tiệc ly về bữa ăn cuối cùng của Đấng Ki-tô cùng 12 vị tông đồ - đã khám phá ?onhững bí mật động trời" của Giáo hội Công giáo bắt nguồn tử biểu tượng Chén Thánh (Holy Grail) thiêng liêng.
    Tử chiếc cốc đựng rượu nho ("này là máu ta") mà Jesus đã dùng để uống cùng các tông đồ trước khi bị quân La Mã bắt và hành hình trên thập giá vì sự phản bội của Judas, Chén Thánh trở thành hình tượng của sự cứu chuộc. Nhưng các nhân vật của Dan Brown trong Mật mã Da Vinci lại khám phá ra Chén Thánh chỉ là một cách ví von, một biểu tượng của thân thể người đàn bà. Chén Thánh chính là Mary Magdalene, là bình chứa giọt máu của Jesus - những đứa con ruột thịt của Đấng Cứu thế. Những giả thuyết tương tự như thế đã là chủ đề của nhiều khảo cứu cũng như đề tài của nhiều tác phẩm nghệ thuật không gây được tiếng vang. Nhưng khi những tình tiết gay cấn, dồn dập của Mật mã Da Vinci thu hút hàng triệu người đọc toàn thế giới phải theo dõi đến tận trang cuối cùng và liên tục đứng đầu danh sách best-seller ngay khi phát hành lần đầu tiên thì Dan Brown vô tình đã cho nổ một trái bom nguyên tử ngay giữa Vatican.
    Ngay đầu cuốn tiểu thuyết, Dan Brown đã ngỏ lời rất nhiều cơ quan văn hóa, bảo tàng, mỹ thuật, lịch sử, thần học? vốn có uy tín không thể phủ nhận đã hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu tìm tư liệu để viết Mật mã Da vinci. Liền đó là một trang ?ocứ liệu? (fact) cam đoan những tổ chức bí mật có liên quan đến giáo hội Công giáo được nêu trong truyện như Priory of Sion hay giáo đoàn Opus Dei là tổ chức có thật. Kết trang này, Dan Brown viết: ?oMọi mô tả về các tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, tài liệu và các nghi lễ bí mật trong tiểu thuyết này đều chính xác?. Chính cái tài kể chuyện tuyệt khéo của Dan Brown dựa trên những tư liệu này, đã tạo ra không khí hư ảo đủ sức làm xao xuyến đức tin của tín đồ Công giáo yếu căn cơ và khiến Vatican nổi giận.
    [​IMG]
  4. pangde

    pangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Ngại cái giề! Nofl nhớ gửi cho mình nhé.Hộp thư của mình là nav7748@yahoo.com .
    Thanks !
    Ps: Chớ gọi mình = bác.Ngại lém cơ!
  5. candy00

    candy00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    To anh Isb108:
    "Anh ơi", "em" biết em là "khoai lang", là "lừa" rồi ạ, anh đã khoe anh biết về số "i" thì "anh" giảng giúp cho "em" để "em" mở rộng tầm mắt, đặng sau khi google bổ sung kiến thức em còn viết tiểu thuyết cho nó vĩ đại.
    Còn về cái số PHI thần thánh hay ho mà Dan Brown nói thì "em" google trên mạng nó có cái này http://mathworld.wolfram.com/GoldenRatio.html
    "Anh" xem tham khảo để thêm luận chứng hùng hồn cho "nghiên cứu khoa học" của Dan "anh" nhé.
    Tin vui tin vui cho cảnh chợ chiều của ngành giáo dục Việt Nam. Sinh viên Việt Nam mình chắc nhiều người được tôn vinh là "vĩ đại" lắm đây, cắt,copy luận văn nghiên cứu của người khác biến thành "tác phẩm nghiên cứu khoa học" của mình, bài văn điểm 10 sao chép từ bài văn mẫu... Chúng ta đạt chuẩn "vĩ đại" thế là sắp sánh vai với các "khoai tây" roooooooooôì............
  6. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Vote cho em này 5*
  7. mylostaltar

    mylostaltar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Bó tay. Đã ngu còn bướng. "Buồn" trang sức, nếu ko bác đã đi tìm sách đọc. Không biết xấu hổ, nếu ko đã ko type cả bài dài thế khoe về lược sử thời gian.
    Tớ ko phí nhời với loại loser như bác nữa.
  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Thời gian thì đổ vỡ, không gian cong queo, nhưng giá trị phẳng trong tác phẩm này thì hay, giúp cho ta biết thêm những thông tin mới, không có gì phải khen chê gay gắt như các bạn, tác phẩm có giá trị lớn. biết vậy được rrồi.
  9. candy00

    candy00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    To Kimwind:
    Ngay từ đầu mục đích của người lập topic này đã không phải là khen-chê tác phẩm, mà cái Isb108 mong muốn thực sự là chia sẻ thông tin:
    - Những thông tin về giả thuyết chén thánh - đúng và không đúng.
    - Những con số thực tế về các cuộc thánh chiến.
    - Tập tục của Opus Dei cụ thể như thế nào...
    - Các con số toán học PHI, i...là gì...
    ...
    Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của Isb108 ngay từ đầu đã thiên về xu hướng cực đoan coi những người không cùng ý kiến với mình là "ngu", "lừa"... nên mới biến topic trở thành khen chê như bạn nói.
    80% số người tham gia topic này đều không phủ nhận Code da Vinci có một giá trị nào đó (thương mại, giải trí, thông tin ...) cái này mong bạn đọc kỹ lại toàn bộ Topic thì sẽ nhận ra ngay. Hơn nữa, mình tin rằng rất nhiều người (trong đó có cả mình) sau những tranh luận trên topic này đã học được nhiều điều. Bạn phát biểu rằng không có gì phải khen chê gay gắt liệu có phải chưa thực sự nhận thức được hết ý nghĩa của topic này, và thậm chí cả tác phẩm Code da Vinci hay không?
    To Isb108:
    Thực ra những dòng mình viết trên kia là theo đúng văn phong của bạn và mô phỏng suy nghĩ của bạn khi thấy người khác không cùng quan điểm với mình để bạn cảm thấy người khác sẽ như thế nào khi bạn viết về họ như thế.
    Đúng là mình chưa đọc kỹ tác phẩm, chưa để ý cái số i ấy. Sau khi tranh luận với bạn mình đã tìm hiểu về số i và có một số hiểu biết sơ bộ về nó rồi - có phải bạn thấy hàm của 2 nhân vật chính khi nhắc đến số i là : khi chúng ta xem xét một hệ tư tưởng bằng một hệ tư tưởng khác thì thế giới quan sẽ được mở rộng và mọi việc đều có lời giải của nó phải không bạn?
    Rất mong được nghe những phân tích về cái hay của tác phẩm của bạn Isb108 và các bạn khác với tinh thần chia sẻ, xây dựng và hợp tác.
  10. lsb108

    lsb108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Mẹ kiếp chú. sao chú ngu mà lì quá vậy. Em gì tự nhiên hỏi anh có đọc Lược sử thời gian chưa, anh nói anh đọc rồi nên phải tóm ý một tý (chỗ nào nhớ không kỹ có sorry đàng hoàng), chú lại suy ra là anh "trang sức". Anh mà muốn trang sức, anh đọc lại một tí thì viết còn hay ối nữa nhá, nhưng bây giờ anh ko có thời gian. Hiện anh đang bận bịu công việc làm ăn và nghiên kíu cái Master thesis chứ không phải lúc để anh nghiên cứu vật lý nguyên tử, chú rõ chửa. Cho nên chú không thò mũi vào nữa thì anh cám ơn chú.
    Về số i thì có thể tóm tắt như sau.
    Trong chương trình phổ thông, chúng ta đã nắm vững về tập hợp số thực, được xem như có thể sử dụng để mô tả toàn bộ các thuộc tính số của sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Tuy nhiên, một tập hợp số khác có tính chất "ảo ảnh" được sử dụng để giải các phương trình toán phức tạp. Đó là tập "số phức" (complex numbers)
    Tập "số phức" C bao gồm tập số thực R và các giá trị R*i (i chính là phần ảo ảnh của tập số). Số i hoàn toàn không có thực trong thực tế vì về mặt hình thức i^2 có giá trị là -1. Xin nhắc lại, i là một con số hoàn toàn không có thực, tuy nhiên, lại rất hữu dụng trong các thuật toán, đặc biệt là dùng để giải các phương trình tích phân, vi phân (intergrals and differential equations).
    Dan Brown có nhắc đến số i, ý nghĩa là: Thực chất, cái ý niệm Jesus là chúa chỉ có giá trị như một ảo ảnh được thiết lập trong tư tưởng của chúng ta như một cứu cánh cho cuộc sống, như là một phương tiện để ta "giải phương trình cuộc đời" vậy. Và rất nhiều, rất nhiều trong số chúng ta, cũng tự thiết lập những giá trị ảo ảnh nào đó mà ta cho là thật, để có thể tồn tại. Shophia có bác bỏ lập luận trên, tuy nhiên, lập luận này cũng cho ta khá nhiều suy nghĩ.
    Lần đầu tiên, một vấn đề toán học được ***g ghép để tăng thêm giá trị văn học của tác phẩm, nó đi thẳng vào tư tưởng như một cách thế của tư duy, lý trí, tinh thần, va chạm trực tiếp vào các vấn đề của triết học, tôn giáo.
    Dĩ nhiên, sự bác bỏ của Sophia về lập luận số i của Dan Brown là xác đáng. Vì toán học là một lĩnh vực khoa học, hoàn toàn tách biệt với siêu hình học, tuy nhiên, gần đây, các nghiên cứu về toán học đưa tới những vấn đề mới, được xem như có thể làm xuất phát điểm cho các trường phái triết học mới (điều khiển học). Hệ toán học mô phỏng hoạt động của các notron thần kinh, Kurt Godel với định lý bất toàn chứng minh được tồn tại mâu thuẫn trong các hệ logic, mới đây nhất, Ông tiến sĩ gì người Nga(đã đoạt giải Fiels năm 2006 nhưng đêk thèm nhận) dùng hình học Togo để chứng minh bản chất đa chiều của vũ trụ. Vậy mà, triết học chưa bao giờ đề cập đến những con số và cũng chưa bao giờ câu nói kinh điển của Plato, "thượng đế là một nhà hình học" lại hấp dẫn đến như vậy. Hàng ngày, các phương trình nhị phân bao trùm cuộc sống của chúng ta, thậm chí trong tương lai, có khả năng các phương trình nhị phân này có thể thống trị chúng ta (trí tuệ nhân tạo được hoàn thiện). Vậy mà chưa bao giờ triết học đề cập đến những con số như những phương tiện, đối tượng nghiên cứu.
    Thật ra thì cũng đã đôi khi, các con số được nhắc đến như biểu tượng tinh thần. Theo Thalet, số 3 tượng trưng cho sức mạnh, sự linh thiêng, số 6 tượng trưng cho sự vị tha, số 9 tượng trưng cho ma quỷ. Riêng ở Việt Nam ta, đôi người đã liên hệ số 8 với tính ngôn ngữ. Vì vậy, khi ngụ ý một người nào đó nhiều chuyện, họ gọi người đó là bà 8 (khà khà, đùa)
    Chính vì một vài ý như vậy, khi mở đầu topic, tôi có nhắc đến số i như một phần rất quan trọng của tác phẩm, mặc dù trong toàn bộ câu chuyện, giáo sư Landon chỉ duy nhất 1 lần nhắc đến nó trọng một cuộc đối thoại với Sophia. Chi tiết này nếu một bạn đọc nào chưa nắm khái niệm về số i thì sẽ bỏ qua rất tùy tiện, đánh mất rất nhiều giá trị tác phẩm.
    Thực ra thì phải có một say mê nhất định đối với toán học thì người đọc mới có thể cảm tác phẩm được trọn vẹn. Các em không thấy hay, đó là vì các em không hiểu, có thế thôi. Cho nên anh phải chỉnh lại, cho các em khôn ra. Chính chú Nolf cũng đã cám ơn anh rồi đấy. Còn chú nào em nào quên chưa cám ơn thì làm luôn đi.

Chia sẻ trang này