1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các ứng dụng trên Linux

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi opentdoors, 27/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Các ứng dụng trên Linux

    Linux hiện được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng PC-based trong công nghiệp. Một trong những ứng dụng đó là hệ Real-time Linux, và hỗ trợ các hệ thống PCI data acquistion.

    Mọi người có thể tham khảo các ứng dụng này theo các từ khoá sau ở Google:

    LinuxCNC
    Real-time Linux
    Linux + Comedi
    Linux + classicladder
    Linux + Scilab

    Một số các ứng dụng khác trong xử lý văn bản và bảng tính, điện-điện tử được tôi trình bày trên trang web của bác Tula.

    http://www.embeonline.com/modules.php?name=News&file=article&sid=299
  2. victo_hugo

    victo_hugo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Ứng dụng Linux trong công nghiệp là một điều tuyệt vời. Ổn định, tốc độ, và miễn phí.
  3. atxkm

    atxkm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    có chiến hữu nào mày mò phát triển được các ứng dụng nhúng trên nền linux không?
  4. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể nói rõ hơn mục đích về nhúng của bạn được không?
    Có rất nhiều, nhưng không thể mô tả một cách chung chung được.
  5. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    To opendoor!
    Internet là mạng của các loại mạng với những ứng dụng khác nhau ..., hay những phần tử kết nối với nhau theo một kiểu nào đó ... gọi là hệ thống, để truyền thông được với nhau thì ít nhất các thành phần cùng tham gia phải có chung một giao thức nào đó, phát biểu anh đã nêu:
    /* ........
    // The flag to display a url.
    private static final String UNIX_FLAG = "-remote openURL";
    ........
    */
    Dùng để xác định hệ điều hành nhằm thực hiện thêm một tác vụ khác, tác vụ đó có thể là chương trình trên máy client hoặc là server ...;
    Vấn đề chỉ đơn giản là như vậy, thôi kết thúc nhẹ nhàng ở đây nha!
    Stop!
  6. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Tui chẳng piết gì về linux cả , nhưng mà đây nghĩa là sao?!?
    Xu hướng đảo ngược: Từ Linux chuyển sang... Windows
    20:48'' 28/09/2004 (GMT+7)
    Mặc dù Microsoft từng thừa nhận không chỉ một lần rằng mình đã mất một ít thị phần vào tay Linux song câu chuyện không dừng lại ở đó. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải ngậm ngùi quay lại với Windows sau khi thất vọng tràn trề với phần mềm nguồn mở Linux.


    Các ứng dụng không tương thích, hiệu suất kém, thể hiện nghèo nàn, chi phí hỗ trợ kỹ thuật leo thang và hệ thống chưa hoàn thiện là những lý do chính mà các quan chức của hai hãng vừa tiến hành chuyển đổi từ Linux về lại Windows đưa ra cho quyết định của mình.
    Combe, hãng chế tạo sản phẩm chăm sóc cá nhân tại New York, đã phát triển và quản trị website của hãng bằng một ISP chạy trên nền Linux-Oracle cách đây chín năm. Song hai năm trước, họ đã phải hì hục chuyển lại về Windows. "Chúng tôi sẽ không nhòm ngó tới Linux trong một tương lai gần. Mặc dù hệ điều hành này đã đạt được vài bước tiến và có thể trở thành đối thủ của Windows đấy, song nó không thể nhận được sự hỗ trợ cũng như quy mô phát triển lên đến toàn cầu được." - giám đốc điều hành Tim Case cho biết.
    Thực ra, ban đầu Combe cũng rất ngần ngại khi chuyển sang dùng Linux. Mặc dù vậy, bị thuyết phục bởi hợp đồng của bên A về việc cung cấp các dịch vụ đẳng cấp theo kèm, Combe cuối cùng đã đặt bút ký vào thoả thuận. Trên thực tế, hệ thống hoạt động khá tốt, và Linux chỉ trở thành "vấn đề" khi các ứng dụng Web của Combe cần một cơ sở dữ liệu và lựa chọn duy nhất của họ lúc đó là sản phẩm của Oracle. Combe bắt đầu lo ngại rằng Oracle và bên A không có các chuyên gia thực thụ về Linux trong hàng ngũ nhân sự. Nỗi lo này đã được chứng minh khi cách đây hai năm, ISP thông báo cho Combe rằng họ... sắp phải đóng cửa. Thật may là Combe đã điều tra thông tin về các ISP thay thế khác từ trước. Vì vậy, không lâu sau, họ bắt tay với Microsoft Certified Alpine Business Systems để giúp website Combe chuyển sang dùng Windows Server 2003, Internet Information Service 6.0 và SQL Server 2000.
    Việc chuyển lại về Windows đã được tiến hành "rất hiệu quả và liền mạch. Chi phí chuyển đổi là tối thiểu so với việc phát triển nguyên một site mới. Trong hai năm qua, chúng tôi không bị "chết" trang lần nào, trong khi trước đó, mỗi năm Combe phải chịu cảnh thời gian chết ít nhất là hai-ba lần. Ngoài ra, tổng chi phí sở hữu cũng được hạ thấp." - Case nói.
    Chi phí đội nóc
    Một công ty khác cũng noi gương Combe, "di cư" khỏi địa hạt Linux để trở lại "cố hương" Windows là Mountain High Holdings LLC, tập đoàn điều hành khu nghỉ mát cao cấp Mountain High Resort, cùng một khu nghỉ trượt tuyết tại Wrightwood California.
    Ba năm trước, tập đoàn này triển khai một hệ thống thương mại điện tử sử dụng hệ điều hành Linux của Red Hat, phần mềm máy chủ Web Apache của Apache Software Foundation và cơ sở dữ liệu MySQL của MySQL AB. "Quyết định chuyển sang Linux đã khiến chúng tôi rất tốn kém." - giám đốc tài chính Michele Roy của hãng cho biết.


    Khoản tiền người ta nghĩ rằng có thể tiết kiệm được khi không phải mua bản quyền phần mềm đã nhanh chóng bị "xoá sổ" khi chi phí hỗ trợ kỹ thuật leo thang đến chóng mặt. "So với việc mua giải pháp Windows ngay từ đầu, chúng tôi đã phải móc túi nhiều hơn để giải quyết các trục trặc kỹ thuật với Linux trong ba tháng đầu tiên. Hệ điều hành Linux không thể quản lý được các tầng thông tin chúng tôi cần để kiểm soát nội bộ." - Roy nói.
    Chưa hết, Roy còn bày tỏ lo ngại về độ bảo mật cũng như mức độ tin cậy của hệ thống. Những hỏng hóc hệ thống, chi phí sửa chữa đội nóc đã buộc Mountain High phải cân nhắc lại quyết định tiếp tục dùng Linux. Đặc biệt là "giọt nước cuối cùng làm tràn ly" : trong dịp cuối tuần cuối mùa hè 2002, cao điểm của mùa du lịch với khoảng 5000 lượt khách, hệ thống... "sập". Các thiết bị cấu thành hệ thống thương mại điện tử ngừng làm việc trong đúng một ngày.
    "Trong cài đặt của chương trình, người ta đã định sẵn một giới hạn cho phép đặt số lượng "x" sản phẩm với một cuộc giao dịch. Khi khách hàng của chúng tôi đặt hàng vượt mức con số này, cả hệ thống sẽ bị vỡ vụn. Sau đó, chúng tôi buộc phải nhận dạng bằng tay từng cuộc tính phí thẻ tín dụng sai sót một." - Roy kể.
    Không thể chịu đựng nổi nữa, vào cuối mùa du lịch 2002-2003, Mountain High đã quyết định xây lại site trên nền Windows, "Mùa kinh doanh của chúng tôi khai trương vào ngày 1/9 vừa qua và site thương mại điện tử đã tăng trưởng hơn 100%." - Roy cho biết - "Nếu không chuyển sang giải pháp Windows, thật chúng tôi không biết làm cách nào để xử lý chừng ấy cuộc giao dịch". Hiện nay, Mountain High chỉ còn sử dụng Linux trong một máy chủ dành riêng cho diễn đàn cộng đồng của tập đoàn.
    Tất nhiên, Combe và Mountain High không thể so được với số lượng doanh nghiệp dồn dập chuyển sang Linux và gắn chặt với hệ điều hành này mỗi ngày. Song các quan chức của Microsoft sẽ không từ bỏ bất cứ một "chiến thắng" nào khi có cơ hội. "Thách thức lớn nhất là những khách hàng chuyển từ Unix sang Linux, những người không muốn viết lại các ứng dụng vì phần lớn các nhân viên của họ đều biết ngôn ngữ lập trình Java rồi." - Martin Taylor, chuyên gia chiến lược nền Linux của Microsoft cho biết - "Khi đó tôi chỉ có thể hỏi họ có muốn (duy trì và quản lý) các phần mềm cấp hệ thống hay không mà thôi."
    Để kết luận, hãy lắng nghe lời khuyến cáo của giới phân tích: Hãy phân tích thật kỹ tình hình trước khi chuyển đổi, cân nhắc thiệt hơn chứ đừng chạy theo phong trào. Nếu có bất cứ mối lo ngại nào, hãy đảm bảo là bạn có thể giải quyết chúng ổn thoả sau khi triển khai hệ điều hành mới, chứ đừng bao giờ để xảy ra tình trạng: "Đâm lao phải theo lao".
    Suy cho cùng, bạn vẫn cứ là "Thượng đế" cơ mà?
    Cầm Thi (Theo Ziff Davids)

  7. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    To Bác Moc_tui!
    Câu hỏi có kèm câu trả lời khá hay nha!, những chi tiết thú vị, liên quan nhiều lĩnh vực: Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp, Luật bản quyền, Luật thương mại và Công nghệ Thông tin...; như là ... một thông điệp của:
    [​IMG]
    Microsoft.
    Chọc ghẹo cho vui một chút nha Bác Moc_tui!
    u?c lan0303 s?a vo 01:59 ngy 02/09/2006
  8. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Lan0303! Tui vốn vui tính mà ! Tui chỉ là dân ngoại đạo, nhưng cũng nên bít thời thế có cái gì mới. Mà cái bài báo mà tui sưu tầm thì tui cũng chẳng biết nó thực hư ra sao.....và Microsoft " từ thiện" bao nhiêu xiền, nhưng dù sao cọn Mẽo cấm có nói sai bao giờ....nói sai nói bậy...nó kiện chít! Mà Bác lan0303 ở đâu vậy?! Nói về kiến thức Linux, tui thấy bác hơn hẳn . Linux thì tui ko bít đâu, nhưng bít rất rõ cái nhìn tương quan và tổng thể. Mong bác tiếp tục phát huy nhiều hơn, để đàn em trên box KS của bác đc tiếp thu kiến thúc quý báu của bác!
    Chuc bác may mắn, một ngày nghỉ vui vẻ!
    u?c lan0303 s?a vo 03:42 ngy 05/10/2006
  9. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    To Bác Moc_tui!
    - Microsoft "từ thiện" bao nhiêu xiền: tui mà piết thì cho chết liền đi, nhưng cảm giác thua thì đã tới nơi rùi!
    - Mẽo cấm có nói sai bao giờ....nói sai nói bậy...nó kiện chít!: đúng vậy đó tui đang tránh các phát biểu ''quốc tế y chang'' thư viện ESRI đây.
    - Bác lan0303 ở đâu vậy?!: tui đang ở trong miền nam VN.
    - Nói về kiến thức Linux, tui thấy bác hơn hẳn: hihi! cái đó ở đây thì tôi ... cũng đành xin thua luôn!.
    Thân!
  10. TuLa

    TuLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Xem bản dịch của www.EMBEonline.COM từ trang epanorama.net:
    · Hiểu biết chung về hệ nhúng
    Các vi xử lý là lõi của một máy PC, nhưng chúng cũng được dùng trong nhiều ứng dụng khác (thí dụ như các thiết bị nhúng chẳng hạn). Có một lượng không nhỏ các thiết bị điện tử nhúng ngày nay dựa trên nền vi điều khiển nhúng.
    Thường thì hệ nhúng là một hệ thống mà ở đó người dùng không được trực tiếp can thiệt đến ở mức mã, họ vận hành hệ thống bên trong như một hộp đen, ấn một nút và một số vận hành, hoạt động xảy ra tương ứng theo đó. ?oE m b e d d e d / Nhúng? có một định nghĩa chung như là ?ođược hiểu là một phần linh kiện của một hệ thống lớn hơn?. Hầu hết các máy tính nhúng trông không giống như các máy tính PC.
    Chương trình nhúng cung cấp chương trình cho một hệ nhúng với các tài nguyên là hạn chế, và cần thực thi mà không có một sự can thiệp nào từ ngoài vào, vì vậy tất cả các lỗi cần được ghi chép, lưu lại bởi tự nó để hiệu chỉnh và sửa lỗi trong tương lai hoặc giải quyết các sự cố tương ứng. Đơn giản nhất của kiểu lưu giữ lỗi này chỉ là khởi tạo lại hệ thống nếu có sai lỗi xảy ra :-D
    Nhiều hệ nhúng dùng các hệ thống đồng hồ cảnh báo ngưỡng (watchdog) để lưu giữ các lỗi khi mà phần mềm (firmware) bị xung đột khiến vận hành sai (watchdog chỉ khởi tạo lại hệ thống khi có thông báo phần mềm ngừng làm việc từ bộ định thời watchdog, bộ định thời watchdog này luôn làm việc một cách thích hợp).
    Trong khi làm về Nhúng, thì thường nhấn mạnh đến sự hiểu biết sơ bộ của lập trình viên về ngôn ngữ và những gì mà trình biên dịch sẽ làm. Từ những gì mà tôi biết, thì đó có thể là các ngôn ngữ lập trình C, Modula-2, Modula-3, Ada, và nhiều ngôn ngữ khác. Dường như là không thể hoặc không dễ dàng đối với lập trình C++. C++ thường được coi là món khá hóc búa, bởi vì rằng nó đồ sộ và quá phức tạp. Ngôn ngữ C++ tự bản thân nó đã là quá phức tạp và kỳ dị để mà hiểu một cách trơn chu đủ cho sử dụng nó một cách hiệu quả trong một số môi trường nhúng. C++ được dùng rất thành công trong một số hệ nhúng, đặc biệt là các hệ phức tạp và tài nguyên lớn.
    Chính điều đó dẫn tới khuynh hướng các thiết bị với nhiều phần tử liên quan đến kết nối mạng và GUI (Giao diện đồ họa người dùng), ở đó thiết kế hướng đối tượng và các chức năng của C++ có thể được phát huy một cách có hiệu quả. Một số thí dụ của thiết bị có sử dụng C++ đó là các cellphone thông minh, các máy thu truyền hình kỹ thuật số (Set-top box) hay đầu DVD...
    Nhìn chung, trong lập trình nhúng thì ngôn ngữ chính hay dùng dường như là C và Assembler. Assembler đặc biệt được dùng trong các hệ thống nhỏ hoặc tài nguyên rất hạn chế (các vi xử lý với chỉ một vài Kbyte bộ nhớ). C thì thường được dùng trong bất kể dự án lớn nào (thường được kết hợp cùng với mã trình assembler để yêu cầu vi xử lý thực hiện các truy suất, tính toán đặc biệt.
    Các bộ vi xử lý nhúng có nhiều loại được ưa thích và đa dạng. Tùy thuộc vào công suất tiêu thụ, tính năng cần dùng mà bạn có thể lựa chọn một vi điều khiển 1, 8, 16 hoặc 32 bit (thậm chí là loại 64 bit như mới ra đời gần đây).
    Các hệ nhúng phổ biến là dùng các vi điều khiển (Microcontroller). Một vi điều khiển được định nghĩa như là một máy tính trên một con chip vi mạch. Nó bao gồm tất cả các phần tử cần thiết (bao gồm cả bộ nhớ) ở trong chỉ một con IC (Mạch tích hợp). Một vi điều khiển thông thường có lõi MCU chính, ROM/EPROM/EEPROM/FLASH, RAM và một số chức năng cần thiết khác (giống như các bộ định thời, các bộ điều khiển I/O) tất cả được tích hợp vào trong 1 con chip. Quan điểm truyền thống về vi điều khiển thì là nó bị giới hạn về khả năng của MCU của nó, cho phép một máy tính hoàn chỉnh (bộ nhớ, I/O, các ngắt,...) để phù hợp với khả năng thực tế của tổ chức các phần tử bán dẫn Silicon.
    Các vi điều khiển theo chuẩn tắc nó được dùng cho các ứng dụng mà vấn đề công suất là không quan trọng lắm. Điều quan trọng hơn là tập lệnh mạnh, kích thức nhỏ, tiêu thụ ít công suất và các con chip đó là rẻ.
    Các chip 8-bit (điển hình là họ 8051 và 6805) là kiểu xử lý bán chạy nhất. Kiểu các bộ xử lý nhỏ này được thấy nhúng trong một giải rộng các thiết bị điện tử, từ các đồ dùng nhỏ và thiết bị trong gia đình cho tới các mạch điện tử trong ô tô. Những bộ điều khiển nhỏ này đang được tung ra với lượng lớn hơn hàng tỷ con chip mới mỗi năm (hơn nửa số vi xử lý bán ra trên mỗi đơn vị). Thí dụ việc điều khiển một lò vi sóng chẳng hạn, nó được thực hiện một cách dễ dàng bởi các vi điều khiển nhỏ nhất.
    Một cách đơn giản thì một bộ điều khiển nhúng là một bộ điều khiển mà ở đó nó được nhúng ở trong một hệ thống lớn hơn. Một định nghĩa đủ nghĩa là khó nếu không muốn nói là không thể có công thức mô tả. Ta có thể nói rằng một bộ điều khiển nhúng là một bộ điều khiển (hay máy tính) được nhúng vào trong một thiết bị để thực hiện một vài mục đích cụ thể nào đó khác so với việc cung cấp mục đích tính toán chung chung. Các bộ điều khiển nhúng gắn liền với các khái niệm về vi điều khiển và tích hợp cao. Bằng cách kết hợp [nhiều] tính năng cần thiết cho tác vụ khi thực thi, thì một bộ điều khiển nhúng (bộ xử lý) có thể là một giải pháp mạnh mẽ mà hiệu quả về giá thành. Tại đó, một vi điều khiển [hầu hết được định nghĩa] là một máy tính trên một con chip, một bộ điều khiển nhúng có thể cần nhiều phần tử bên ngoài trước khi nó được xem xét dưới góc độ của một thiết bị tính toán ?ocomputer?. Điều này đặc biệt đúng khi ta liên hệ tới bộ nhớ RAM.
    Các bộ xử lý chuẩn (như là Motorola 68000 hay National 32032) thường xuyên được dùng trong các ứng dụng như: các truyền thông cấu hình mạnh, bàn phím, xử lý tín hiệu, xử lý hình video, và các tác vụ khác.
    Real-time (thời gian thực) được nhắc đến khá phổ biến trong các hệ thống nhúng. Real-time chỉ ra rằng thời gian là yếu tố rất quan trọng trong mọi chức năng của hệ nhúng. Real-time trong hệ thống nó chỉ ra rằng nếu một sự kiện đơn bị lỗi hay chạy quá trễ thì nó sẽ gây lỗi cho toàn bộ hệ thống (có thể dẫn tới kết quả tai hại), vì vậy điều này phải không được phép xảy ra.
    Thời gian thực cứng thường xảy ra để nói lên rằng bất kể sự cưỡng ép nào về thời gian mà bị trễ thì đó là một lỗi. Thời gian thực mềm thường xảy ra để nói rằng một số hạn định bị trễ là có thể chấp nhận được, hoặc ít nhất là sẽ không gây nguy hiểm tới vận hành, thuộc tính, hay gây mất tiền (tổn thất kinh tế). Một máy bay điều khiển tự động là một điển hình của thời gian thực cứng (hard real-time),
    DOS/ E m b e d d e d Programming Info Links
    E m b e d d e d Related.com - E m b e d d e d Related.com là một nơi cho các Nhà phát riển Hệ thống Nhúng và các chuyên gia khác trong lĩnh vực này thực hiện Comp.Arch.E m b e d d e d, đặc biệt đối với Các nhóm thảo luận về Hệ thống Nhúng, tìm kiến những Sách tốt về Hệ nhúng và tìm kiếm tài nguyên tốt về Hệ nhúng trên Internet.
    (còn tiếp)
    Được tula sửa chữa / chuyển vào 03:39 ngày 10/09/2006

Chia sẻ trang này