1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Chỉ một điểm: Wing phải đến tận đó sống và phải sống đến độ gọi là ''không phải là mới nữa'' mới nhận ra điều đó được à?
    Hình như điều này thì bình thường học sinh cấp 3cũng nhận ra mà.
    Angie viết vậy vì muốn nhắc Wing là trong cách triển khai 1 lý lẽ thì đến đoạn cuối Wing lại chêm vào 1 thông tin làm cho cái lập luận của Wing kém thuyết phục đi thôi. Theo đúng ''chiến thuật'' tranh luận thì làm vậy là không nên.
    Đừng có cái kiểu nghĩ là Angie móc họng Wing mà rồi lại viết lại bài gì đó móc họng ngược lại. Hôm nay Angie không mệt mỏi nhiều rồi với mấy cái chuyện ở nhà nên không cần thêm những thứ đó đâu. Nhưng, lại vẫn sẵn sàng, nếu không muốn nói là adrenalin dư thừa cho một cuộc bút chiến chỉ vì một tiểu tiết nếu bất cứ ai có nguyện vọng.
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ồ, nếu nói đúng thì thì tiếp thu thôi. Dù ngang bướng cứng đầu một tí nhưng FW vẫn tôn trọng sự thật mà! Tuy nhiên FW vẫn không cảm thấy ổn với góp ý của Angie. Thứ nhất, theo cấu trúc thì sau phần lý luận, FW đã gút lại đâu đó phía trên vấn đề, trong kết luận thì một ít ý liên hệ bản thân là điều chấp nhận được, không nhất thiết phải hoàn toàn impersonal. Thứ nhì, không phải người nào cũng hiểu được cái hương vị của hưởng phúc lợi xã hội đâu, nhất là ở VN. Nếu Angie có ra nước ngoài hoặc tiếp xúc một thời gian với người ngoại quốc thì những gì FW nêu ra không có gì là mới. Nhưng nếu viết chung cho nhiều người, nhất là khi còn rất nhiều người Việt mơ tưởng đến một thiên đường ngoại quốc, thì có lẽ cái ý chêm vào cuối bài không đến nỗi làm yếu đi ý nghĩa.
    Dù sao thì cái ý trên quả thật không đúc kết vấn đề một cách mạnh mẽ, quyết liệt như đúng với ý nghĩa của bài viết. Đó có thể là một khuyết điểm. FW chấp nhận. Nhưng lại tự hỏi, liệu có cần thiết đúc kết vấn đề thật mạnh mẽ, quyết liệt hay không? Đôi khi mình chấm dứt vấn đề bằng một lời hô hào, phê phán gay gắt những người mơ tưởng được nhận tiền từ trên trời rơi xuống lại không tạo được hiệu quả bằng cách nói nhẹ nhàng hơn, như một kinh nghiệm cá nhân kể nhau nghe khi vui miệng.
    Thật sự khi viết thì FW cũng không để ý lắm đến những điều này. Sẽ tập trung hơn trong khâu revision. Cám ơn Angie nhé!
  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này tiếp nối cuộc tranh luận về chủ đề phụ nữ, khơi mào bởi bài viết của khongthe do Angie trích dẫn. Chủ đề nằm trong topic Trích lượm.
    http://www9.ttvnol.com/forum/lhp/877305/trang-5.ttvn
    http://www9.ttvnol.com/forum/lhp/877305/trang-6.ttvn
    Hì đọc bài viết của Angie với Blue, FW thấy rất thích. Thích vì lẽ ra người bị "phang" là FW phải viết bài đáp trả nhưng mà vì đề tài bị Zu phang lại dính dáng đến khongthe của Angie nên Anige không thể không đáp trả. Mà đáp trả lại tài tình, rất hiểu biết, FW mà viết ắt không được như thế, bởi lẽ FW không phải là phụ nữ mà!
    Tuy nhiên, vì FW không là nữ mà FW nhìn ra một điểm chung giữa hai người. Một điều mà Mizu đã đương nhiên chấp nhận còn Angie thì mãi muốn thoát khỏi cái bóng của nói. Angie đã dùng phép "thủ dâm tinh thần" (dùng đỡ chữ Angie, chữ của FW là dùng phép AQ) bao nhiêu lần để đấu tranh thoát khỏi nó, tuy nhiên, mặc dù chưa tìm ra được chứng cứ cụ thể nhưng FW vẫn đoán chắc rằng cuộc đấu tranh của Angie còn chưa kết thúc, cái nỗi bực mình và lo lắng trước điều đấy vẫn còn tồn tại. Điều đó là gì?
    Người ta chỉ cần nhìn bạn đi vào vũ trường, rồi sau đó người ta thêu dệt nên rất nhiều chuyên hay ho Trích Blue
    sợ dư luận hay tự biết lấy chính mình? Trích Angie
    FW hiểu là sống ở VN rất khó khăn vì lời tiếng của dư luận. Dư luận là ai? Đầu tiên là cha, mẹ, anh chị em ruột thịt của cả hai người yêu nhau. Sau đó đến họ hàng xa, họ hàng gần. Rồi đến đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới trong công sở. Rồi hàng xóm, láng giềng, công an, quan chức, báo chí, truyền thông... Cuộc sống cộng đồng thật khó khăn.
    Nhưng có nhất thiết phải nghe lời tiếng dư luận? Để FW kể một câu chuyện có thật vừa làm xôn xao nước Đức, mà FW đọc được trên N24 của Đức và BBC của Anh.
    Có một gia đình có hai anh em, một trai, một gái. Vì một lý do nào đấy, mẹ của hai đứa trẻ mất đi. Đứa em gái được trao cho một gia đình khác nuôi, còn tên anh trai thì được giao cho một người thân nuôi dưỡng. Và rồi hai người đều lớn lên mà không biết tin tức gì về nhau. Một ngày kia, anh chàng đến một căn hộ để sửa chữa gì đấy (máy móc hay điện nước thì phải) và quen rồi yêu mến cô con gái chủ nhà. Hai người yêu nhau và sẵn sàng cưới nhau thì bất ngờ người ta cho biết họ là anh em ruột. Anh chàng hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại của một cô em gái ruột trước đó và cô em cũng thế.
    Họ không thể làm đám cưới vì luật pháp không cho phép. Nhưng họ vẫn sống chung, vẫn sinh con. Cảnh sát đã đến nhà và tống anh chàng vào tù. Cảnh sát cũng đến nhà cướp đi 2 đứa con của họ, giao cho người khác nuôi. Sau 2 năm ra tù, anh chàng vẫn kiên quyết sống chung với người vợ của mình. Và anh cùng vợ đâm đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp Đức, một tòa án chỉ xử theo Hiến pháp và kiểm tra tính đúng đắn của các đạo luật theo đúng tinh thần Hiến pháp, yêu cầu thay đổi một đạo luật có từ thế kỷ 19 ngăn cấm 2 người cùng huyết thống được lấy nhau và yêu cầu được nhận lại 2 đứa con.
    Lý lẽ anh dùng để kiện lên tòa là: chuyện anh và người anh yêu cưới nhau không gây nguy hiểm gì cho người khác, cho môi trường, cho cộng đồng. Anh làm việc hợp pháp, đóng thuế hợp pháp, không gây nguy hiểm cho bất kỳ ai thì anh phải có quyền con người, phải được quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Xã hội phải tôn trọng quyền con người của anh một khi những quyền đó không gây tổn hại đến xã hội. Và việc anh kết hôn với một người cùng huyết thống thì rõ ràng không gây hại cho ai. Luật sư của anh nhận xét, hiện tòa án đang xem xét hồ sơ của anh và đang có những cuộc tranh luận căng thẳng bên trong tòa án xem có nên bãi bỏ đạo luật vốn cũ kỹ từ thế kỷ 19 kia hay không.
    Ở nơi họ sống, ban đầu, dư luận lên tiếng phản đối gay gắt. Nhưng lâu dần, dư luận cũng không đả động nữa. Thậm chí theo lời thuật của anh chàng, một số người còn tỏ ý ủng hộ vụ kiện của anh.
    Hiện tại, cảnh sát tỏ ra lúng túng khi muốn bắt người đàn ông trên lần thứ hai vì họ biết hai người sống chung với nhau nhưng họ không thể chứng minh được hai người quan hệ ******** với nhau. Hơn nữa, người đàn ông đã thắt ống dẫn tinh. Do đó, cho dù quan hệ ********, họ vẫn không thể có con. Cái lý do ngày xưa mà cảnh sát lấy làm chứng cứ tuyên bố anh ta phạm luật để tống vào tù 2 năm nay đã không thể dùng nữa. Vì vậy, tuy họ sống chung trong cùng căn hộ, nhưng cảnh sát không thể bắt được họ nữa.
    2 đứa con của họ thì một đứa đang có một số vấn đề về sức khỏe. Còn đứa kia hoàn toàn khỏe mạnh. Rất tiếc báo chí không cho biết căn bệnh của đứa trẻ kia có phải do di truyền hay không.
    Bài báo kết luận bằng một điều khách quan: các chuyên gia về sinh học di truyền cho rằng tỉ lệ các cặp kết hôn cận huyết cho ra những đứa trẻ bị những vấn đề di truyền là rất cao, lên đến gần 50%. Và ý kiến của họ là không nên để những người cùng huyết thống kết hôn với nhau.
    Đó là câu chuyện thứ nhất.
    Đây là câu chuyện thứ hai, nghe từ chính miệng một người Hàn Quốc quen biết trên đường. Đó là một người đàn ông trạc 35 tuổi, có vợ hai con, đang làm trưởng bộ phận mua sắm nguyên vật liệu trực thuộc ban Kinh doanh của tập đoàn Samsung châu Âu:
    - Ở nước tôi có rất nhiều người họ Park, Lee (và một số họ nữa mà FW không nhớ). Thành ra chuyện kết hôn rất khó. Chúng tôi không thể kết hôn những người cùng họ được.
    - Nhưng mà cùng họ thì đâu nhất thiết là cùng tổ tiên huyết thống. Họ hàng xa vẫn có thể cưới nhau được mà?
    - Nhưng ở nước tôi người ta rất khó xác định được đâu là họ hàng xa, họ hàng gần vì đi đâu cũng gặp Lee và ai mà biết được khi anh mang họ Lee kết hôn với một người họ Lee khác thì có thể nào em gái của ông ngoại anh chính là bà ngoại của cô người yêu của anh hay không? Vì thế nên các gia đình thường không đồng ý cho con cháu lấy người cùng họ.
    - Vậy những người yêu nhau cùng họ thì phải làm sao?
    - Họ không được phép lấy nhau.
    Có lẽ cũng nên mở rộng hiểu biết một tí là cuộc chiến Nam Bắc Triều đã khiến rất nhiều gia đình lưu lạc và chia ly, các hồ sơ cũng bị thất lạc trong chiến tranh. Đấy là do tình hình ngày xưa quân Bắc Triều sau khi đánh bại quân Nam Triều đã gần như chiếm trọn Triều Tiên. Nhưng sau đó quân Nam Triều được Mỹ giúp đỡ, đã đánh bại quân Bắc Triều, và gần như chiếm trọn lại Triều Tiên. Sau rốt, quân Bắc Triều được Trung Quốc hỗ trợ, lại đẩy được quân Nam Triều quay về biên giới hai miền. Chính vì hai quân đều chiếm gần hết đất của nhau nên chuyện các gia đình lưu lạc, chia ly, giấy tờ hành chính bị thất lạc, phá hủy có thể tưởng tượng là rất nghiêm trọng. Vì vậy, người dân không thể dựa vào hồ sơ của chính quyền để xác định gia phả mà chỉ có thể dựa vào những người cao tuổi trong gia đình. Tuy nhiên, vì các họ Lee, Park ở Hàn Quốc quá nhiều, dây mơ rễ má không thể tìm ra hết, cho nên trong các gia đình, vì lý do an toàn, người ta không để con cháu lấy người cùng họ.
    Viết hai câu chuyện dài dòng trên, FW có ý minh họa cái sức mạnh của dư luận như thế nào. Nó có thể ngăn cấm người ta cưới nhau, chia rẽ cuộc sống chung, chia rẽ con cái khỏi cha mẹ. Nhưng người ta vẫn đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình.
    Lẽ dĩ nhiên với phụ nữ thì chuyện dư luận thật khó khăn. Bởi lẽ với phụ nữ còn một bên nặng gánh gia đình. Một bên nặng gánh sĩ diện với chòm xóm, đồng nghiệp, họ hàng. Phụ nữ Á Đông bảo vệ danh tiếng gia đình một phần lớn đầu tiên là cho mình nhưng phần lớn còn lại là cho chồng, cho con và cho cả gia đình ruột thịt của mình nữa. Vì vậy, với họ, cái tiếng của gia đình riêng, chung và cá nhân thật sự to, to lắm. Nó khiến họ khổ sở. Vì để giữ cái đấy, họ buộc phải bó mình lại, không bay nhảy tự do như đàn ông được. Đó là sự thật với phụ nữa Á Đông nói chung và phụ nữ VN nói riêng. Và với sự thật thì chúng ta cần tôn trọng.
    Tôn trọng thì không có nghĩa là không thể đả kích. Những giá trị tự do và thực dụng của phương Tây ngày càng phát triển mạnh mẽ buộc xã hội và người phụ nữ phải xem xét lại cách đánh giá của mình về "tiếng tăm". Và xã hội đang ngày càng thay đổi. Sự thay đổi bắt nguồn từ những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn như TP HCM lan rộng ra những nơi khác. Vì lẽ thế, chẳng trách sao TP là nơi có nhiều cuộc đụng độ về các luồng văn hóa, nếp sống nhất.
    Và những giá trị tự do và thực dụng phương Tây buộc xã hội phải tôn trọng một điều: quyền con người. Đó là quyền được tự do ăn, mặc, được tự do mưu cầu hạnh phúc, được tự do sử dụng sức lao động, được tự do đi lại, được tự do phát biểu ý kiến, được bảo vệ đời tư... Quyền con người này được viết trong Tuyên ngôn của Pháp, sau đó Mỹ, Anh, Đức và cả Việt Nam. Và thực tế các nước, nếu như những quyền trên không đi ngược lại lợi ích chung của xã hội thì con người phải được xã hội tôn trọng những quyền tự do ấy. Đấy cũng chính là lý lẽ mà người đàn ông kia yêu cầu tòa án bãi bỏ đạo luật ngăn cấm kết hôn cùng huyết thống của Đức.
    Và không phải người đàn ông Đức kia không có lý, bởi lẽ, lý luận của ông ta đã nhắm vào nền tảng của cả một hệ thống luật pháp, đó là: tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hệ thống pháp luật nào không tôn trọng và bảo vệ quyền con người thì nó không còn mang ý nghĩa của một luật pháp mang lại công bằng và hạnh phúc cho xã hội mà chỉ mang trên mình lớp vỏ để thực hiện những mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người thống trị, không phải lợi ích chung của toàn xã hội và nhân dân. Với lý lẽ như vậy, con người ta có thể kiện lên đến tận tòa án Hiến pháp ở Đức. Nên lưu ý là pháp luật là một hệ thống các văn bản từ Hiến pháp, đến các bộ Luật và các thông tư hướng dẫn.
    Lẽ dĩ nhiên, FW không muốn thảo luận xem liệu người đàn ông kia sai hay đúng vì một khi đạo luật kia được dỡ bỏ, có khả năng tới 50% những đứa trẻ do kết hôn cùng huyết thống khi sinh ra bị những bệnh di truyền. Ông ta đã thắt ống dẫn tinh không sinh đẻ được nhưng những người khác thì không thể biết được. Và theo góc nhìn nào đó, việc để những đứa trẻ què quặt ra đời là gây hại đến xã hội vì đã tạo ra những cá thể yếu ớt, bệnh tật. Nhưng xin lưu ý với những ai ủng hộ ý tưởng này, lý luận như vậy được đánh giá là mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc! Lựa chọn cá thể trội là một trong những lý luận chính mà chủ nghĩa phát xít Đức dùng để tiêu diệt những người không thuộc chủng tộc Anglo Saxons trong Đệ nhị Thế chiến. Và ở phương Tây, những suy nghĩ như vậy là một điều cấm kỵ, nếu có nói ra thì cũng lập tức bị bác bỏ. Bởi lẽ, quan điểm chính thống là, mọi sinh vật đều có quyền được sinh ra và bị tự nhiên đào thải, con người không phải là kẻ quyết định ai được sinh ra, ai bị đào thảo, con người không được phép có quyền đó vì nguy cơ manipulation (can thiệp vào một quá trình theo hướng có lợi cho cá nhân) quá cao. Chính dựa trên lý lẽ này mà nhiều nước đã tuyên bố ngăn cấm sinh sản vô tính. Nhiều nơi còn muốn đi xa hơn với chuyện cấm sản xuất tế bào mầm. Tuy nhiên, thiên hướng cấm sản xuất và nghiên cứu tế bào mầm đó đã bị số đông bác bỏ. Những vấn đề như vậy, FW miễn thảo luận trong khuôn khổ bài viết này, vì lẽ, mục đích của bài viết là viết về dư luận và sự đấu tranh chống lại dư luận.
    Quay lại vấn đề. Nếu con người ta cảm thấy mình có quyền được hạnh phúc và hạnh phúc ấy không gây tổn hại cho lợi ích xã hội thì con người cần đấu tranh để bảo vệ quyền lợi ấy của mình. Một khi chúng ta tin là chúng ta đúng thì chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ cái đúng của mình cho đến khi nào có ai đó có thể thuyết phục được ta sai mà thôi. Tất cả nằm ở sự tự tin vào bản thân và những quyết định trong cuộc sống.
    Nói tóm lại, FW khẳng định một lần nữa là FW hiểu cái ảnh hưởng của dư luận lên con người là rất lớn và ảnh hưởng đó lên phụ nữ còn mạnh mẽ hơn rất nhiều, rất nhiều lần so với nam giới. Tuy nhiên, FW vẫn bảo vệ ý tưởng của mình rằng con người có quyền được xã hội tôn trọng. Nếu xã hội không tôn trọng chúng ta thì đó là một xã hội bất cập.
    Lẽ dĩ nhiên sẽ dễ sống hơn nhiều trong một xã hội bất cập nếu ta nghe theo lời khuyên của ông bà: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Nhưng mà như một trong những bài làm văn ngày xưa bình luận ca dao tục ngữ, không ít người trong chúng ta cũng đã từng viết luận rằng câu tục ngữ trên có cái đúng, có cái không đúng. Không đúng khi chúng ta cứ mãi bị áp bức, đè nén, bị tước đi những quyền chúng ta đáng lẽ có thì chúng ta không thể chấp nhận sống mãi kiếp chị Dậu mà phải vùng lên để đấu tranh. Con đường dễ đi không hẳn là con đường nên đi.
    FW kết luận như thế này: Vấn đề nằm ở sự lựa chọn và quyết định của từng cá nhân mà thôi. Điều duy nhất mà con người có thể tin tưởng chính là bản thân mình, chứ không phải Kinh thánh.
    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 16:43 ngày 21/03/2007
  4. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0

    Đúng là bài của em nhằm vào FW, chứ ko phải chị Angie iêu quí của em Thưởng cho FW 1 vote vì đã thành công trong cái trò "ngư ông hưởng lợi" này
    Nói chung thì ngay từ lúc em bước chân vào box LHP em đã sớm nhận ra kẻ ném đá mình mà giấu tay, chẹp chẹp
  5. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Đánh giá tí: Dài.

  6. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến dư luận xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực thì trong văn học VN nhắc đến hơi bị nhiều. Mà em theo em nghĩ thì ở VN nó ở mức độ khá cao ấy chứ. Các tác phẩn của Nam Cao khá điển hình ...v.v
    @Mizu + Angie : oh..sorry, chắc tại em hiểu lầm. Cũng có thể em chưa quen việc nhìn cách viết văn để biết tâm trạng Thui thì tập từ từ ...
  7. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ném đá giấu tay: Làm một điều gì đó xấu nhưng không nhận là của mình. Cố tình tạo sự gian dối để người khác hiểu lầm nhau.
    Ngư ông đắc lợi: Không làm gì cả, bỗng nhiên được lợi.
    Hai câu này không liên quan nhau lắm thì phải! Mizu có dùng sai thành ngữ không vậy?
    FW tự thấy chẳng làm gì cả. Từ đầu chí cuối Angie trò chuyện với Mizu thôi, FW đâu có xen ngang vào đâu. Nay thấy mọi người trò chuyện sắp xong đề tài kia thì FW mới góp tí ý kiến đấy chứ!
    ----------------
    Đúng là hơi dài thật Angie. Nói tóm tắt thì 2 đoạn cuối là đủ nhưng khi kể một câu chuyện thực tế thì cũng nên kể cho nó hết, nhỉ!
  8. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    khè! [​IMG][​IMG][​IMG]
  9. sweettaboo

    sweettaboo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Kimi cho Sweet mang đoạn reply của Kimi bên Nhật Ký qua đây để dân tình ai muốn thì vào thảo luận chung ha!

    À, so với thời trước năm 75 thì chuyện kỳ thị ở Mỹ bây giờ khá hơn rất nhiều. Những vùng có cộng đồng người Việt đông thì đúng là dân mình có được tiếng nói chung & nắm một số quyền hành nhất định. Bộ máy chính quyền có người Việt làm lãnh đạo. Các cơ sở thương mại người Việt làm chủ mọc lên như nấm. Điển hình là lãnh địa của Kiều Bang Chủ !!
    Tuy nhiên nhìn vậy chứ không hoàn toàn là vậy. Ở những vùng thưa thớt Việt Nam thì chuyện kỳ thị hầu như không ngày nào là không có. Từ công ăn việc làm, thủ tục giấy tờ bọn Mỹ đều có sự kỳ thị "ngầm" trong đó. Bản thân Sweet từng học ở Colorado, sống ở thành phố chỉ toàn Mỹ trắng nên nhìn thấy được điều này. Ừ, nhưng mà Angie nói đúng đó, nếu so sánh sự kỳ thị của Mỹ so với những nước khác popular đối với người Việt thì đúng là Mỹ tương đối dễ thở hơn nhiều.
    Những người bạn của Kimi gia hạn visa để tiếp tục làm việc trên đất Mỹ, cũng không có nghĩa là họ quyết định lập nghiệp ở đây. Sweet nói vậy là vì Mỹ chưa chắc là vùng đất hứa lại càng không phải là thiên đường! Ai đã từng sống ở đây rồi sẽ hiểu. Và biết đâu đấy trong số những người bạn của Kimi, sau vài năm tích lũy, học hỏi kinh nghiệm làm trâu xứ người sẽ nung nấu ý định trở về Việt Nam gầy dựng cuộc sống mới !?
    Về sớm hay muộn không là vấn đề. Vấn đề là về lúc nào cho đúng với năng lực, hoàn cảnh & mục tiêu sống của mỗi người thôi. Sweet thì Sweet quan niệm cuộc sống yên bình, ít ồn ào là dễ chịu nhất cho một sự lựa chọn để tồn tại lâu dài. Vì vậy nhất định sẽ về. Nhưng chưa phải là bây giờ!
    "Mở bàn thảo luận, chấm dứt chiến tranh" nào!
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Cái sự kỳ thị thì nói thẳng ra là ở đâu cũng có. Người VN ở Mỹ cũng kỳ thị chả kém ai. Cho nên chuyện Mỹ kỳ thị VN là chuyện hiển nhiên. Trừ phi sống ở những vùng đa văn hóa sắc tộc như Los Angeles, New York thì sự kỳ thị mới kô thấy rõ.
    ------------------
    Về vấn đề DƯ LUẬN mà Angie, Blue, và Wing đang thảo luận
    + Ý kiến 1:
    Tăng Sâm là 1 người dễ mến, trước giờ chưa từng to tiếng với ai. Một hôm có người chạy đến nói với mẹ Tăng Sâm: ''Tăng Sâm giết người ở chợ''. Mẹ Tăng Sâm chỉ cười bảo làm gì có chuyện đó. Người thứ 2 chạy lại nói, mẹ Tăng Sâm chỉ cười ruồi. Đến người thứ 3 nói, mẹ Tăng Sâm hốt hoảng chạy ra chợ ngay.
    Có thực là biết con kô ai bằng mẹ kô?
    + Ý kiến 2:
    Hoa sen nổi tiếng vì đâu, há kô phải vì gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn đó sao?
    Tam Tạng trước khi thành Phật chẳng phải từng tắm trong hồ sen hay sao?
    --------------
    @Wing: Trích
    À, đọc xong lại tự nhiên lại nghĩ lại một câu chuyện thực tế và thấy đúng y chang. Bởi vậy, mạn phép các cô trong box, FW không hề ám chỉ một cô cụ thể nào mà viết ra một nhận xét chung chung rằng không biết các cô sinh trước 83 ra sao nhưng với các cô càng sinh sau 83 thì càng dễ "cua". Con gái sinh từ năm 85 đến 90 dễ trải lòng hơn, thoải mái hơn và vì thế đối với bọn con trai cũng dễ là đối tượng thâm nhập hơn. Nhưng đổi lại, họ cũng là những con người hời hợt hơn, non nớt trong suy nghĩ hơn những cô già tuổi, già kinh nghiệm sống. Phải mở ngoặc thêm lần nữa là đấy chỉ là phát biểu chung thôi vì FW đã gặp những cô 83, 85 rất thông minh và rất chín chắn trong suy nghĩ, cho phép đóng ngoặc. Có lẽ nguyên do cho nhận xét trên là FW ngày càng già đi nên thấy thế. Nhưng suy nghĩ sâu xa thì đấy là do sự thay đổi thời đại. Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có được nhiều tự do hơn, tư tưởng và giá trị phương Tây tấn công mạnh mẽ qua phim ảnh, báo chí và âm nhạc đã đẩy lùi những khắt khe nhưng rất ý tứ, sâu sắc của tư tưởng và giá trị Đông phương.
    Cái câu bôi đậm, KÔ HIỂU.
    Trong những khắt khe nhưng rất ý tứ, sâu sắc của tư tưởng và giá trị Đông phương có những tư tưởng nào ĐÁNH GIÁ THẤP chuyện
    Em thấy gái thời giờ rất dễ yêu đương, rất dễ ngã vào lòng người khác, nhưng lại dễ dàng hồ nghi ghen tuông và nói lời nặng nề thiếu suy nghĩ.... chia tay thì ra chừng suy sụp nát bét, nhưng chỉ nát bét vài tháng là có ngay giai mới. Chán!

Chia sẻ trang này