1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa ẩm thực các dân tộc và đặc sản Bắc Kạn - Cao Bằng

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi giamdocdaudat, 26/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Anh em có nguồn cung cấp Quế chi không?
    Trong một số trường hợp, tớ cần số lượng vừa phải, anh chị em có thể support được chứ?
    xin cảm ơn
  2. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Nếu cần liên hệ trước với mình một thời gian (PM), mình thấy trên quê có mấy rừng quế đẹp lắm. Hôm tết vừa rồi vào chơi nhưng không chụp được kiểu ảnh nào để post lên show hàng!
  3. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Mật ong rừng một loại đặc sản của Bắc Kạn
    Mật ong rừng là một loại đặc sản quí hiếm, những giọt mật ong vàng ươm, sóng sánh trông thật hấp dẫn.
    Lấy được một đến hai lít mật ong rừng không phải chuyện dễ, những người chuyên đi lấy mật ong phải vào rừng sâu, vất vả tìm kiếm. Gia đình anh Nguyễn Văn Nam- tổ 11- phường Phùng Chí Kiên- TX Bắc Kạn đã có truyền thống lâu năm với nghề lấy mật ong, cha anh cũng đã hơn 30 năm lặn lội rừng thiêng nước độc để tìm kiếm những tổ ong rừng, còn anh được đi theo cha từ nhỏ nên nay cha đã già anh lại tiếp tục đi lấy mật ong rừng cũng đã được gần 10 năm.
    Nghe anh tâm sự: ?oLàm nghề này phải thật kiên trì và chịu khó mới làm được, bên cạnh đó còn đòi hỏi sự khéo léo khi đã tìm được tổ ong thì phải hun khói cho ong bay đi rồi mới lấy được mật, trung bình một tháng anh lấy được từ 7- 10 lít? . Mật ong có nhiều loại: mật ong Khoái thường làm tổ trên cành cây ở các vùng núi đá cao, nhưng đến nay rất hiếm. Còn loại ong mật Mè thì phổ biến có ở các khu rừng ở Nguyên Phúc (Bạch Thông), Côn Minh (Na Rì), Thác Giềng (TXBK)?
    Mật ong rừng có màu vàng óng, những giọt mật ong đặc sánh, có mùi thơm ngầy ngậy thật hấp dẫn mọi người. Mật ong không chỉ dùng để chế biến thức thực phẩm, mà còn là loại thuốc quý hiếm giúp con người chữa được nhiều bệnh như: dùng mật ong trộn với nghệ chữa được bệnh dạ dày, mật ong ngâm với quất chữa được ho cho trẻ em, rất nhiều bài thuốc quí làm từ mật ong đã chữa được khỏi bệnh cho con người. Tìm mua mật ong rừng cũng rất hiếm, phải vào những phiên chợ vùng cao mới có, trung bình mật ong rừng có giá từ 150-180.000 đồng/lít. Nhiều người đi du lịch Bắc Kạn họ đều thích được thưởng thức hương vị ngọt ngào của món mật ong rừng chấm với bánh mỳ, ướp nướng với thịt lợn rừng, những con nhộng ong được rang giòn tan, là những món ăn đặc sản của người dân Bắc Kạn.
    Đến với Bắc Kạn du khách sẽ được thưởng thức và mang về những loại mật ong rừng quí hiếm, là món quà đặc sản đối với người dân miền núi Bắc Kạn.


    ( theo Bích Ngọc - báo điện tử Bắc Kạn)

    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 19/04/2007
  4. oh_yeah_20andlife

    oh_yeah_20andlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Tớ thèm ăn bánh cuốn Bắc Kạn quá. hu hu. Mỗi lần đi chợ Mẹ chồng bảo con có ăn bánh cuốn không? hự hự con không nuốt nổi (tự nói với mình thui nha).
    Về nhà bánh cuốn nhân hành và thịt thơm phức, mình ngồi gần cô bánh cuốn ăn khi nào no thì bảo cô ấy dừng tráng he he.
    Ở Hn thấy mục nhĩ là nhiều, hành thì công nghiệp chẳng thơm.ghét ghét.
    Mùa này về chẳng có gì ăn, đợt này về Bk mà chẳng lần nào được ăn bánh cuốn, ưng ý mỗi bánh cuốn BK.
  5. duongducminh

    duongducminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2004
    Bài viết:
    4.821
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật thông tin do mới đi BK về
    1. Bánh cuốn BK cũng giống như mọi nơi, có khác chăng là một số quán phục vụ những cái giò bé xíu để cho khách muốn ăn thì tự cắt vào.
    2. Boong Hây đã thay đổi cung cách phục vụ (vào dễ chịu hơn).
    3. chân giò luộc mấy quán sau Sở Điện lực càng ngày càng ngon.
    4. Rượu Pó nặm (hình như là miệng nước theo tiếng Tày) mới sản xuất nhưng có vẻ chất lượng đã đi xuông, hơn nữa lại đắt ----> uống Vodka HN còn hay hơn. Cái nhà hàng trong nhà máy có mấy em phục vụ hay phết nhưng khó tính kinh.
    5. Mới mở thêm mấy quán tắm thuốc người Dao, sự thật chất lượng thế nào thì không biết nhưng tắm xong đúng là ..... tỉnh rượu.
    6. quán thịt rừng trên km6 chất lượng vẫn OK, đợt vừa rồi cô con gái đi học ở HN về giúp mẹ = kháu phết.
    7. Đầu cầu Kạn có quán Bia uống với ốc (to đùng) luộc. khẹc, lại thèm rồi.
    8. Lần đầu tiên biết xôi trứng kiến ngon thế nào nhưng về bị dị ứng một trận = lần sau chừa dù thèm..
    9. Thề không bao giò vào quán Hoa Sữa uống cà fê nữa. bực kinh người
    10. chuẩn bị kế hoạch tháng 6 đi tiếp. hy vọng lần sau đi đủ 4 cái cầu vì có cái cầu đẹp nhất trung tâm nhất thì lại vẫn phải đi cầu cũ
  6. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    mình khoái món bánh khảo thía, vậy mừ chỉ còn trong miền tin thoai... chán thía ko bít?! món bánh cuốn thì tuyệt làm sao? thía mừ chỉ có được thưởng thức 1 lần
  7. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Cam, quýt Quang Thuận
    Với trên dưới 150 ha cam, quýt tập trung nhiều nhất ở thôn Nà Thoi, Boóc Khún - trong đó, khoảng 120ha đang cho thu hoạch ổn định đã góp phần quan trọng vào làm thay đổi một cách cơ bản đời sống kinh tế của nhiều gia đình nông dân xã Quang Thuận(Bạch Thông - Bắc Kạn). Ông Hà Thiêm Doanh - Bí thư Đảng uỷ xã khẳng định: ?o Cam, quýt chính là cây làm giàu cho người dân trong xã?.

    Nằm cách thị xã Bắc Kạn hơn chục kilômét, từ hơn 10 năm trở lại đây, xã Quang Thuận đã được biết đến là địa phương có cam, quýt là sản vật nổi tiếng không chỉ trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn. Cam, quýt ở đây có vị đặc trưng riêng - ngọt và rất thơm. Trong tổng số 417 hộ ở 12/12 thôn, bản của xã này, phần lớn gia đình nào cũng có thu nhập từ cam, quýt; gia đình thu nhập nhiều có thể lên tới cả trăm triệu đồng một năm như: Ông Lộc Văn Nghinh thôn Boóc Khún; Ông Lưu Đình Lý và Lộc Văn Ninh thôn Nà Thoi; .... Thời điểm này đang vào vụ thu hoạch, cứ mỗi sáng sớm lại có hàng đoàn xe máy chở cam, quýt từ Quang Thuận ra bán tại chợ thị xã Bắc Kạn. Theo lãnh đạo xã, đó chủ yếu là những gia đình mà diện tích trồng loại cây này ít hoặc gia đình có nhiều nhân lực chứ phần lớn những hộ có diện tích trồng cam, quýt lớn đều chọn phương án bán cả vườn cho thương lái - chủ yếu là thương lái đến từ thị xã Bắc Kạn.
    Với diện tích trồng như vừa kể trên trung bình mỗi năm Quang Thuận xuất ra thị trường từ 300 đến 500 tấn quả, đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhân dân trong xã mà như ông Hà Thiêm Doanh - Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, thu nhập từ loại cây trồng này chiếm khoảng 70% tổng thu nhập của toàn xã; đến nay, theo tiêu chí mới Quang Thuận chỉ còn 52/417 hộ trong diện nghèo. Tháng 4 vừa qua khi cam, quýt bắt đầu ra quả, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, Quang Thuận cũng bị ảnh hưởng bởi mưa đá. Vì thế, sản lượng cam, quýt năm nay bị ảnh hưởng ít nhiều.
    Xác định đây là cây thế mạnh trong phát triển kinh tế, từ nhiều năm nay nhân dân trong xã đã tích cực phát triển diện tích bằng cách trồng mới - trung bình mỗi năm Quang Thuận trồng mới được 15 đến 20 ha, việc này được triển khai mạnh trong thời gian gần đây bởi Viện Rau quả Trung ương đã triển khai thành công mô hình 05ha cam, quýt ghép(gốc bưởi còn mắt ghép là giống địa phương) đã cho thu hoạch ổn định với năng suất tăng từ 15 đến 20% so với giống của địa phương, chất lượng tương tự nhưng có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, số diện tích hằng năm bổ sung chỉ bù được phần diện tích bị mất đi do ảnh hưởng của các loại sâu bệnh mà người dân vẫn thường gọi là nấm mốc, phấn trắng, gân xanh vàng lá,.... mặc dù không ảnh hưởng đến chất lượng quả nhưng làm chết cây. Đây là những loại sâu bệnh mà cả người dân lẫn cơ quan chức năng của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đều đã nỗ lực tìm cách khắc phục từ nhiều năm nay để bảo vệ diện tích cam, quýt ở đây nhưng kết quả vẫn không được như mong muốn.
    Trong cơ cấu kinh tế của Quang Thuận hiện nay, cây cam, quýt đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, chính quyền cũng như nhân dân địa phương đặc biệt mong muốn các ngành chức năng tìm ra biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng sâu bệnh, bảo vệ chất lượng, mở rộng diện tích hiện có, để cam, quýt đóng góp hơn nữa vào cải thiện thu nhập của người dân một cách bền vững./.

    Theo báo điện tử bắc kạn
    H.V
  8. luongchinh

    luongchinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Cái topic này bị ẩn đi, Up cái cho nó hiện, nhân tiện post thêm mấy thứ :
    NẰM KHÂU - KHÔNG THỂ THIẾU ĐƯỢC TRONG CỖ CƯỚI Ở CAO BẰNG
    Ẩm thực trong đám cưới luôn thể hiện văn hóa của mỗi vùng miền một cách sâu sắc. Trong dịp đặc biệt ấy - đám cưới, mọi "tài năng", "tinh túy" của người làm cỗ và của cả từng món ăn sẽ được thăng hoa trong dịp đặc biệt nhất này. Mỗi khi đi đám cưới ở Cao Bằng, một cỗ cưới được chính gia đình người bản địa linh đình làm cỗ, các bạn hẳn không khỏi ngạc nhiên khi trên mâm có nhiều món lạ lẫm, độc đáo từ nguyên liệu đến khi bày cỗ bàn. Cùng với những món ăn mang tính cổ truyền khác như xá xíu, rau chuối, miến nấu mộc nhĩ, thịt vịt, gà, lợn quay, miến thập cẩm.., trong mọi đám cưới, "nằm khâu" được coi là một món quan trọng không thể thiếu đối với các vùng huyện tỉnh Cao Bằng.
    Có thể nói món nằm khâu vừa mang tính cổ truyền, mang đậm mầu sắc của mỗi dân tộc (vì mỗi nơi chế biến mỗi khác) vừa mang tính hiện đại. "Nằm khâu" là một món ăn trang trọng, thơm lừng, ngọt lịm. Trong một mâm cỗ, khi sắp mâm theo truyền thống, món "nằm khâu" thường đặt ở chính giữa mâm, chung quanh bày đặt các món ăn khác.
    Nguyên liệu là thịt lợn, khoai, đường đỏ (kính), muối, gừng, gia vị... Tùy những địa phương khác nhau, có cách chế biến khác nhau, nhưng dù ở đâu món "nằm khâu" vẫn mang đậm hương vị quê hương của nó. Làm món này, khâu chọn nguyên liệu quyết định tới 50% thành công. Chọn thịt lợn ba chỉ loại ngon, nửa nạc, nửa mỡ, cả da rửa sạch đem vào luộc chín. Cắt từng miếng thịt vuông vắn rồi đem lên chảo rán với lửa bốc đều. Để cho thịt vàng đều, bì nở giòn nhưng không quá cháy đen, lấy kim hoặc que vót nhọn chọc nhẹ đều lên bì, dùng bông tẩm xát muối gừng xát lên, đun đều lửa. Dùng giẻ sạch (đã tẩm nước rượu trên) chà lên phần da vừa châm thì phần da sẽ nở vàng giòn, nhìn miếng thịt trở nên ngon hơn.
    Thịt đã nở đều, vớt ra để nguội rồi thái thành từng miếng dài ngắn tùy theo từng người, nhưng không được thái miếng quá dày hay quá mỏng. Tiếp theo là chọn khoai, phổ biến nhất là khoai sọ, tiếng Tày gọi là phước hác - phước đắm , nếu không có thể thay bằng khoai khác như khoai lang để thay thế. Khoai chọn củ to đẹp và ngon, thái miếng vừa bằng miếng thịt. Thái lát khoai thành từng miếng to bằng miếng thịt rán, độ dày của miếng khoai 0,5 - 0,7 cm, cho thật nhiều mỡ vào chảo, đun cho mỡ sôi rồi thả khoai đã thái vào rán cho đến khi chín, vàng, giòn thì vớt ra. Xếp xen kẽ miếng khoai và miếng thịt vào trong đĩa to, kẹp đôi miếng thịt với miếng khoai xếp vào bát to khoảng 8 - 10 đôi (miếng), hòa đường đỏ (hoặc đường kính) với nước, dùng một lượng nhỏ rưới đều lên bề mặt bát thịt đã sắp sẵn, dùng đĩa đậy kín bát. Sắp xếp các bát vào nồi đem hấp khoảng 2 - 3 giờ lấy ra. Lúc này thịt và khoai đã dính và nhừ, gia vị và đường đã ngấm, miếng thịt và khoai đã trở nên đỏ và ngọt, mở nắp cho thêm một ít rau thơm vào từng đĩa, khi ăn sẽ cảm thấy mùi thơm của rau hoà quyện với cả khoai và thịt đã ngấm đủ gia vị tạo cảm giác vừa ngon vừa ngậy ngậy khi nhai.
    [​IMG]
    Ăn món này cũng là một nghệ thuật, món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Khi ăn gắp cả miếng thịt, lẫn miếng khoai và cả mấy cọng rau thơm. Không ít người lần đầu được thường thức, nhìn thấy miếng ăn to đã sợ, nhưng khi ăn rồi chỉ muốn được ăn thêm.
    Đây là món ăn dân tộc, nó không thể thiếu trong các đám cưới. Là món ăn dễ làm, dễ ăn nhất và béo ngậy nhất nên mỗi mâm cỗ người ta cũng chỉ xếp có 8 - 10 miếng mà thôi, khi ăn bao giờ cũng gắp cả miếng thịt lẫn miếng khoai, ăn như vậy mới thưởng thức được hương vị của nó. Nhìn bát "nằm khâu" vừa mở nắp bốc khói nghi ngút, mầu đỏ ngọt của đường và mùi hương của các gia vị làm ai cũng muốn thưởng thức.
    Mà lạ một cái, giờ ít người ăn cái này, nhưng nó vẫn có trong cỗ cưới. Giờ đi ăn cỗ, đến khi chuẩn bị đứng dậy thì mọi ngưòi mới mở nó ra, gắp vào bát mỗi người một miếng gọi là có - Chắc đó cũng là một nét văn hóa riêng của quê mình. Nhiều lúc về dự cưới muốn ăn, nhưng lại ngại vì mỗi mình ăn, chỉ biết ngó
    Không biết các bạn Bắc Kạn cũng như vậy không nhỉ?
  9. luongchinh

    luongchinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    BÁNH GAI CAO BẰNG​
    Bánh gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. Bánh gai Hải Dương ngon có tiếng, bánh ít lá gai Nam bộ cũng thật hấp dẫn? nhưng bánh gai của người Tày, Nùng ở Cao Bằng thì phải nói khá là đặc biệt.
    [​IMG]
    Bánh gai Cao Bằng gắn liền với một truyền thuyết. Người dân nơi đây vẫn kể rằng vào thời vua Lý Thái Tông (đầu thế kỷ 10), giặc Tống sang xâm lược nước ta, thủ lĩnh của người Cao Bằng là Nùng Trí Cao đã chỉ huy quân dân vùng biên ải đánh giặc. Đồng bào làm bánh gai cho các chiến binh đem theo làm lương khô ra trận. Bánh được xâu thành từng cặp để đeo bên người cho tiện cho nên người Tày, Nùng gọi là pẻng tải (bánh đeo).
    Gạo để làm bánh phải là loại nếp ngon, không lẫn tẻ, có vậy bánh mới mềm và dai, ăn không cứng. Nếp được ngâm chừng một buổi cho no nước, xay trong cối đá thành một thứ bột đặc sánh, đựng trong túi vải, treo lên cho róc nước.
    [​IMG]
    Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô. Lá khô đem ninh, khi đun bỏ thêm chút vôi tôi cho mau nhừ. Xong, rửa sạch, vắt khô, thái mịn. Đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) đun cho sôi chảy rồi trộn với lá gai thành một thứ mật sền sệt. Người ta nhào mật này với bột cho đều rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn.
    [​IMG]
    Bột giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức.
    [​IMG]
    Bánh gai gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn một tuần hương là được.
    Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy.
    Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng.
    [​IMG]
    Trước kia, người Cao Bằng thường chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng bảy, vừa để cúng tổ tiên, ông bà vừa để ôn lại câu chuyện về những ngày hào hùng xưa kia. Bây giờ bánh trở thành một món quà dân dã, thường có bán trong những ngày chợ phiên, những quán nước. Khách nơi xa đến Cao Bằng bao giờ cũng mua lấy mươi cặp bánh gai đem về làm quà cho người thân, như để giới thiệu một chút văn hóa của một vùng đất biên cương.
    HOÀNG MINH SƠN
    GV trường PTDT Nội trú Krông Ana, Đắk Lắc
    Source: Tuoitreonline
    Lâu lăm không được ăn bánh gai quê mình. Ngoài ra còn bánh chuối, cũng gói như bánh gai. Nhưng nguyên liệu là chuối chín bóc vỏ, phơi khô đến đen thâm và teo lại. Ai biết chỗ nào còn làm bánh này thì giới thiệu cho mọi nguời đi. Nhớ hồi bé rằm tháng Bảy nào ông bà ngoại cũng làm hai loại bánh này, giờ nhớ quá
  10. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Nơi khác gọi nằm khâu là món khâu nhục nữa. Cách làm cũng gần như nhau, luộc rồi, rán, rồi hấp. Nói chung là làm phức tạp ra phết

Chia sẻ trang này