1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận WC đây!

Chủ đề trong 'Liverpool (LFC)' bởi whisper, 31/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Thật là chán, thất bại của đội Anh là do chiến thuật của HLV, thay hai cầu thủ SinClair và Owen ra không giúp gì cho đội tuyển Anh mà còn làm đội tuyển Anh suy yếu thêm, không hề gây được áp lực lên hàng thủ của Brazil.
    Đội Brazil thắng nhưng chẳng vẻ vang gì, dùng quá nhiều tiểu xảo lộ liễu. Chẳng xứng đáng.
    whisper@
  2. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Ai là người có lỗi trong trận thua của Anh ở tứ kết?
    Vừa qua, website cup2002.ru của Nga đã đưa ra câu hỏi "Ai là người có lỗi trong trận thua của Anh ở tứ kết?" với các phương án trả lời: 1. David Beckham 2. Rivaldo 3. Ronaldinhio 4. David Seaman 5.Emille Heskey 6.Sven-Goran Eriksson 7. Trọng tài 8. Một người nào đó khác. Kết quả là David Beckham và Ronaldinhio đã dẫn đầu với số phiếu gần như bằng nhau (2713/2720), tiếp theo mới đến thủ môn Seaman (2125).
    Xin nhắc lại là Ronaldinhio là tác giả của bàn thắng quyết định ở đầu hiệp 2 từ cú sút phạt thần sầu theo kiểu lá vàng rơi vào lưới thủ môn Seaman, đồng thời, anh cũng chính là người đã chuyền bóng cho Rivaldo ghi bàn gỡ hòa ở những phút bù giờ cuối hiệp 1.
    Lỗi của Seaman thì đã quá rõ. Một thủ môn kinh nghiệm như anh không thể phạm một sai lầm chết người như vậy. Tuy nhiên, giới hâm mộ cho rằng Beckham mới chính là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của đội Anh. Anh đã chơi không cương quyết ở biên dẫn đến việc Brazil cướp được bóng và Rivaldo ghi bàn gỡ hòa từ pha phản công chớp nhoáng. Nếu Anh giữ được tỉ số 1-0 đến cuối hiệp, có lẽ tình thế đã khác.
    Nhưng chưa hết, các bình luận viên cho rằng sau khi Anh bị dẫn 2-1, họ vẫn còn nhiều thời gian để gỡ hòa, nhất là sau khi Ronaldinhio bị đuổi. Vậy mà Beckham và đồng đội đã chơi rất tệ trong tấn công, khiến Brazil dễ dàng bẻ gãy các pha tấn công của họ. Vai trò thủ lĩnh của Beckham hoàn toàn mờ nhạt. Dường như anh vẫn con cái chân của anh quý hơn trận thắng của Anh.
    Người chơi hay nhất trong thành phần đội tuyển Anh là Heskey và rất ít người cho rằng anh là nguyên nhân của thất bại. Cũng không nhiều người cho HLV Eriksson là thủ phạm của trận thua, mặc dù quả thật là đội tuyển Anh dưới thời ông mất đi cái hồn nhiên mà họ đã có ở France 98. Nhưng cũng không thể đòi hỏi gì nhiều hơn được từ ông. Anh đã thu được kết quả tốt nhất dưới thời Eriksson. Có điều, muốn tiến xa hơn, họ vẫn phải tiếp tục thay đổi.
    Trọng tài đã điều khiển tốt trận đấu và không có lý do gì lại đổ lỗi cho ông.
    Vì thế, một lần nữa, Beckham lại là nhân vật chính. Không bị đuổi ra sân như hồi France 98 nhưng theo ý kiến của nhiều người hâm mộ, trong đó có 2713 độc giả của cup2002.ru thì anh chính là nguyên nhân chính của thất bại của đội Anh. Cùng với Ronaldinhio.
    (sưu tầm)
    whisper@
  3. Ji-hyun

    Ji-hyun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Sự thực dụng trong bóng đá (Vũ điệu sam-ba còn có như xưa)
    Có lẽ với ai không biết đối với tôi đây là một kỳ WC không hay lắm, các đội bóng tôi thích đều đã về nước, các đội còn lại thì...
    Nếu ai đã từng xem WC98 hay Euro2000 đều thấy, bóng đá tấn công lên ngôi, với những pha bóng nghẹt thở, những bàn thắng đẹp, Euro2000 Ý là đội duy nhất đá phòng ngự. WC2002 thực sự chỉ còn Pháp và Argentina đá tấn công, Senegan với tâm trạng thoải mái đá với kiểu "điếc không sợ súng". Nhưng đáng tiếc Pháp không còn như xưa và Argentina xách va ly về nước vì không qua nổi bảng "tử thần".
    Nhân xem trận bán kết Brazil và Thổ, thực sự là thất vọng, nếu ai đã xem WC94, 98 đều thấy Brazil được yêu mến bởi họ có lối chơi kỹ thuật, một thứ bóng đá tấn công ngẫu hứng đến mê hồn người. America 94, ít ai quên được bộ đôi Bebeto và Romario với kiểu ăn mừng "bàn tay đưa nôi", France 98 với nhưng pha tâng bóng di chuyển của Carlot, đảo người của Cafu, những pha bóng lắt léo của Denilson, nhưng điều quan trọng nhất Brazil không co về phòng thủ, họ luôn tấn công trong bất kỳ tình huống nào với họ tấn công là phương thức phòng thủ hiệu quả nhất, và khi Brazil đã ghi được một bàn thì họ sẽ ghi tiếp bàn thứ 2, 3...
    Thổ, yếu hơn nhưng đã chủ động tấn công ăn miếng trả miếng, người Thổ không ngần ngại tấn công và thể hiện kỹ thuật trước những người được đánh giá là bậc thầy kỹ thuật. Hiệp một đầy ắp những tình huống gay cấn, hiệp 2 sau pha ghi bàn theo tôi là "buồn cười" ở phút 49', người Brazil đã chơi tiêu cực, họ tiêu cực chả kém gì đối thủ Anh của họ, mà họ đã phàn nàn sau khi đá tứ kết. Chỉ tiếc rằng Thổ quá yếu về khâu dứt điểm và họ quá rườm rà ngay cả khi đã bị dẫn bàn, Surkur chỉ có một pha dứt điểm nguy hiểm nhất vào góc hẹp nhưng lại đúng vị trí Marcos, Martiz có khá hơn nhưng bóng toàn tìm chim, có lẽ anh này là thành viên danh dự CLB bắn chim . Scolari đã thể hiện đúng triết lý của mình "thắng bằng mọi giá", vòng đấu bảng họ vất vả thắng được Thổ nhờ quả pel quá may của mình cùng một lô hành động kịch sỹ, gặp China và Costa Rica quá yếu họ thoải mái phô diễn kỹ thuật. Gặp Anh họ cũng có kiểu đá thế sau bàn thắng quá may của Ronaldinho (người Anh cung ko thể ân hận được bởi họ "tiêu cực" quá sớm, Sven đã đưa một phần của contanecio vào đội Anh), những pha câu giờ, những cú ngã lăn lộn như đóng kịch của Brazil bằng kỹ thuật cá nhân điêu luyện lại càng thấy vũ điệu samba nhạt nhoà dần. Nhưng khi người Brazil phong thủ lại được khen, người ta khen Brazil phong thủ hay quá, hợp lý quá mà quên rằng mới hôm qua còn nói nào là người Anh, người Ý co cụm phong thủ giết chết bóng đá tân công. Có lẽ dư âm của 2 trận đấu với 2 đối thủ yếu hơn đã làm người ta bỏ qua sự "thực dụng" không kém của Brazil. Vũ điệu samba vẫn còn nhưng nó không như xưa nữa, ngày càng nhạt nhoà và trên hết vẫn là triết lý "chiến thắng bằng mọi giá" của Scolari.
    K.
  4. Amore1982

    Amore1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    0
    Thật chán, vâng... quá chán!! Em mới có xem WC từ năm 98, năm nay là kỳ thứ 2, mà thấy thật khó có thể tưởng tượng nổi! Brazil em thích nhất nhưng thật thất vọng với những gì mà họ trình diễn! Ăn vạ, cái tội ăn vạ trên sân là cái tội mang tính phi thể thao nhất! Cá nhân, đó là điều giết chết môn thể thao mang tính đồng đội cao này.... Em tự hỏi là tại sao Rivaldo ko chơi một môn khác như tennis hay là golf gì đó, tha hồ mà phô diễn... hay là bây giờ phát minh ra một kiểu chơi mới tức là chỉ có thủ môn với 1 cầu thủ trên sân, bên kia cũng thế !!! Chẳng nhẽ anh ta ko biết rằng Vua phá lưới năm nay chỉ có thể thuộc về Ronaldo, người đã nỗ lực hết mình để có được phong độ như hiện nay ?? Ghét !!
    To: Ji Hyun hic hic... báo chí là thế, anh ko thấy báo chí đang bốc HQ lên mây xanh à.... trong khi chả có cái quái gì mà để nói nhiều đến thế, thực sự là chả có gì cả.... Nhật còn đá hay hơn nhiều.... Vậy là cuối cùng HQ được đá đến 7 trận, đó là điều bất công !!!!
    Người ta nói sao ko ghi bàn một cách thuyết phục như Ronaldino, hay là Owen gì đó.. ai dám ko công nhận bàn thắng nhưng sẽ trả lời thế nào nếu hỏi rằng một bên là 11 cầu thủ, một bên là 11+3 (trọng tài), ai sẽ thắng???? Báo chí còn bới móc những chuyện từ cái đời nảo đời nào : WC 90, Ý được đá thêm đến 10', Argentina được quả phạt đền mà có thắng đc đâu v v.... Chả có nghĩa lý gì cả !!!! Nói thế có nghĩa là HQ xứng đáng ở năm nay lắm hay sao ??? Nghĩa là Batistuta là một cầu thủ yếu kém ? Hay là Buffon là thủ môn tồi nhất thế giới?? Hay cái thằng Ahn J W gì đó là một siêu sao mới lên trên thế giới này.... So taint!
    Nhìn Seaman hay Batistuta khóc rồi mới thấy họ mới chính là những người hay nhất và đáng được khen ngợi! Còn Casillas hay Joaquin, những tài năng trẻ ấy sẽ quay lại và cho thế giới, và rất có thể là ngưồi Hàn biết thế nào là lễ độ .... tự dưng mình thích TBN từ lúc nào ko biết !!!!!!
    Sometimes I wake up crying at night and sometimes I scream out your name. What right does she have to take you away when for so long you were mine ??
  5. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Ai đã làm nên tên tuổi ở World Cup?
    Tại một giải bóng đá lớn nhất hành tinh như World Cup rất dễ dàng có thể đánh mất tên tuổi của mình. Nhưng theo định luật bảo toàn của Lomonosov, nếu người nào đó mất đi thì người khác lại được thêm vào.
    Đối với một cầu thủ chuyên nghiệp, cũng như đối với bất cứ một chuyên gia đẳng cấp nào đó, có một điều rất quan trọng đó là danh tiếng. Đó là điều mà các nhà báo, các đồng đội, các HLV, các ông chủ đều quan tâm. Danh tiếng đồng nghĩa với việc có cơ hội được nhận các giải thưởng cá nhân, được chơi ở CLB tốt, được hưởng lương cao. Danh tiếc cũng sẽ đồng nghĩa với việc dễ được mời vào đội tuyển quốc gia, được ra sân nhiều hơn, trên sân bóng sẽ được nhận nhiều đường chuyền hơn.
    Do đó nếu không có danh tiếng thì sẽ chẳng đi đến đâu. Những cầu thủ nào cho rằng danh tiếng chỉ là trò phù phiếm, quan trọng là anh ta phải chơi tốt thì có lẽ phải coi lại quan điểm của mình.
    Vì thế, tại World Cup, mỗi cầu thủ đều tìm cách để đánh bóng tên tuổi của mình, tìm cách nổi bật.
    Sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của Ahn Jun Hwan đã làm cả thế giới phải kính phục. Không ghi được bàn thắng ở ngay đầu trận đấu với Italy, anh đã không xuôi tay đầu hàng mà tiếp tục chiến đấu và ghi được bàn thắng vàng ở hiệp phụ. Tất nhiên, chiến công của anh đã mang lại phản ứng phụ - CLB Perugia đã quyết định sa thải anh. Nhưng điều này chẳng mấy quan trọng vì Ahn có thể dễ dàng tìm việc ở một CLB mạnh nào đó khác.
    Cầu thủ Nhật Bản Junichi Inamoto cũng gây được sự chú ý của giới chuyên môn. Chính anh là người đã đưa đội đồng chủ nhà vào vòng 1/8. Thực tế, anh đã lấy đi rất nhiều danh tiếng của người đồng đội Hidetoshi Nakata, cầu thủ đã chơi không mấy ấn tượng ở giải này.
    Tiền đạo Hasan Sas cũng đã thể hiện mình ở những điểm tốt nhất. Chính anh hiện nay là cầu thủ trụ cột của đội Thổ Nhĩ Kỳ. Người giữ vị trí này trước đây là Hakan Sukur có thể ngồi yên trên ghế dự bị. Sukur đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ hòa nhập vào châu Âu, nhưng đó đã là chuyện của quá khứ.
    Cũng có thể nhắc tới các ngôi sao mới loé sáng như Ilhan Mansiz của Thổ Nhĩ Kỳ và tiền đạo người Paraguay Cuevas.
    Một tiền đạo khác cũng kiếm thêm được chút điểm cho mình, đó là Darius Vassell. Rõ ràng cầu thủ trẻ này hơn hẳn Heskey về các pha lừa bóng. Heskey chơi quá đơn giản và vì vậy không gây được bất ngờ cho đối phương. Một cầu thủ khác của đội Anh là Michael Owen thuộc về nhóm những người mà danh tiếng không bị thay đổi sau giải này. Anh không gây hại cho đội bóng những cũng chẳng cứu được đội bóng lúc nguy nan. Ngoài cú ngã điệu nghệ và bàn thắng vào lưới Brazil, anh chẳng làm được gì hơn.
    Một trong những người đánh mất nhiều nhất ở giải này là thủ môn Jose Luis Chilavert. Những gì mà anh đã tạo ra ở trận đấu với Tây Ban Nha khiến nhiều người tự hỏi "Không biết người ta có thay anh ở trận sau không?". Nói chung, Chilavert là một thủ môn tốt, nhưng nếu như 4 năm trước đây anh đã giữ nguyên mành lưới trong 2 trận và ở trận vòng 2 với Pháp chỉ để thua ở hiệp phụ thì ở giải này, giữ nguyên mành lưới là một điều quá khó khăn đối với anh.
    Nói chung, mốt thủ môn lớn tuổi dường như đã qua thời của nó. Bốn năm trước đây, thủ môn Zubisaretta đã phạm một sai lầm chết người khi để Nigeria ghi bàn thắng, bàn thắng nhấn chìm mọi hy vọng của Tây Ban Nha.
    Tại giải lần này, số phận lại bắt David Seaman phải chịu cay đắng mà Zubi đã phải chịu 4 năm trước. Chắc chắn bàn thua từ cú rót dầu của Ronaldinhio sẽ làm lão tướng thủ môn này nhớ mãi. Nhưng tất nhiên người Anh sẽ không đổ tất cả lên đầu Seaman mà còn đổ cho một David khác. Trong một trận đấu quan trọng như thế, anh không có quyền giữ cái chân vàng của mình để rồi đối phương cướp được bóng và ghi bàn gỡ hòa.
    Và phần điểm mà Seaman và Beckham mất đi sẽ được chuyển cho Ronaldinhio. Cả những người đã từ lâu theo dõi cầu thủ trẻ này cũng phải ngạc nhiên về sự tiến bộ vượt bậc của anh. Và cái đầu ngộ nghĩnh cũng như hàm rằng hơi hô cũng sẽ chỉ làm cho danh tiếng của Ronaldo nhỏ càng vang xa mà thôi.
    Trên thực tế Ronaldinhio là một người rất tốt bụng. Khi nhình thấy Seaman đang khóc trên TV, anh đã nói lời động viên và ủng hộ trong một bài phỏng vấn. Với những hành động như thế, danh tiếng của anh sẽ còn tiếp tục lên cao. Và những người yêu mến tài năng của anh sẽ còn nhiều dịp ngạc nhiên.
    Rivaldo cũng gây ngạc nhiên cho khán giả, nhưng ở khía cạnh khác. Anh ta mới mảnh mai yếu đuối làm sao. Sau tất cả những gì mà anh trình diễn trên sân cỏ, có lẽ nơi mà mong có anh nhất chính là Nhà hát kịch Saint Paolo.
    Và nếu như đạo diễn của Nhà hát kịch đó là một người thích các vở cổ điển thì ông có thể tìm được người đóng vai Otello rất thích hợp. Đó là Stig Tofting. Không, trên sân bóng thì Stig chơi không tồi, anh là lá chắn quan trọng của hàng phòng thủ Đan Mạch, di chuyển nhiều, chịu va chạm. Nhưng khi vừa về đến quê hương thì anh đã gây sự với hai người đồng hương, đánh suýt mù mắt một người và phải vào đồn cảnh sát hầu chuyện. Nóng tính như vậy (trước giải, Tofting đã từng choảng nhau với Gronkajer), lại có thân hình hộ pháp, đóng vai Otello thì quá tuyệt.
    Thuộc vào nhóm người đánh mất danh tiếng sau giải này sẽ là các trọng tài. Những Kim, Dallas, Moreno, Ghandour và đặc biệt là các trọng tài biên (không ai nhớ nổi tên các vị này) là những người được nhắc đến nhiều nhất ở giải này, làm lu mờ cả những Vieri, Morientes.
    Ngài chủ tịch FIFA Blatter cũng đánh mất rất nhiều ở World Cup lần này. Không biết có phải ông vẫn còn ngây ngất sau chiến thắng ở cuộc bầu cử hay không, mà ông phát biểu rất ba phải và bảo thủ. Mặc dù phải công nhận rằng các trọng tài có nhiều sai lầm, ông này một mực chống lại việc sử dụng các pha quay chậm để quyết định trong các tình huống tranh cãi.
    Nói chung là ở một mức độ nào đó, sẽ có người được thêm danh tiếng như Ballack, Klose, cũng có người bị mất danh tiếng như Del Piero, Luis Figo, Zidane. Nhưng nếu ở mức độ cao nhất thì có lẽ đó sẽ là ông Guus Hiddink và đội tuyển Argentina.
    Không ai có thể tạo thêm danh tiếng nhiều cho mình được như ông Hiddink. HLV người Hà Lan này đã xây dựng được từ đội Hàn Quốc một tập thể có tiềm năng rất lớn. Ông đã làm cho người ta quên đi những thất bại của ông ở Real và Betis. Ông bây giờ là người hai World Cup có đội bóng chơi ở bán kết.
    Argentina, ngược lại là thất vọng lớn nhất của giải. Họ thậm chí còn không vượt qua được vòng loại, chỉ ghi được 2 bàn sau 3 trận đấu. Điều duy nhất còn đọng lại trong trí nhớ người hâm mộ chính là tấm ảnh mà các bạn đang xem trước mặt.
    whisper@
    Được whisper sửa chữa / chuyển vào 28/06/2002 ngày 10:24
  6. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Một kết thúc hợp lý của một World Cup nhiều "vô lý"
    Đứng trên phương diện của các đại gia, tất nhiên sự nổi loạn của các động bóng nhỏ là vô lý. Nhưng đấy là theo quan điểm của họ. Còn đối với người hâm mộ, sự có mặt của Ba Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Bulgari, Croatia và bây giờ là Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ ở các trận đấu quyết định luôn được mong đợi vì nó đem lại một sự thay đổi cần thiết cho sân khấu bóng đá lớn nhất hành tinh.
    Nhưng trận chung kết thì vẫn phải kinh điển một chút. Đội bóng nhỏ nào muốn thượng đài với các đàn anh, nhất thiết phải là đội mạnh thực sự, hơn các đàn anh một cái đầu. Còn nếu chỉ ngang tầm hay thua tí chút thì cũng không nên lọt vào trận chung kết bằng cách này cách nọ.
    Và kết quả hai trận bán kết đã tỏ ra rất hợp với quy tắc đó. Đức và Brazil đã thắng Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ với cùng tỉ số mong manh 1-0. Tỉ số đó một mặt nhấn mạnh sự trỗi dậy của các thế lực bóng đá mới. Mặt khác, chiến thắng của các đội đàn anh cho thấy thế giới bóng đá vẫn có những trật tự nhất định.
    Đức đã thật may mắn khi được gặp Hàn Quốc ở trận bán kết. Sau ba bài học Bồ Đào Nha, Italy và Tây Ban Nha, Đức đã quá hiểu về "vấn đề Hàn Quốc". Thế mạnh thứ nhất của Hàn Quốc là sân nhà và khán giả đã được các cầu thủ Đức hạn chế đến mức thấp nhất bằng sự bình tĩnh đến lạnh lùng của mình. Thế mạnh thứ hai là trọng tài cũng bị ảnh hưởng bởi những tai tiếng trước đó - trọng tài Meier đã điều khiển trận đấu một cách công minh, không tạo lợi thế cho đội chủ nhà và không làm ức chế các cầu thủ Đức. Thế mạnh cuối cùng của Hàn Quốc là tốc độ và tinh thần thi đấu cũng bị giảm đi đáng kể bởi lối chơi đầy kinh nghiệm của đội tuyển Đức. Cuối cùng, đội tuyển Đức có sau lưng cả một châu Âu hùng mạnh đang bị sỉ nhục sau các trận thua của Tây Ban Nha và ý. Hơn nữa, vụ các trọng tài trực tiếp hay gián tiếp "giúp đỡ" Hàn Quốc đã khiến khán giả thế giới quay lưng lại với họ.
    Đức đã thắng Hàn Quốc bằng chính vũ khí của Hàn Quốc. Tưởng rằng người Đức đã mệt mỏi sau các pha không chiến và buông súng đầu hàng khi thay khẩu cao xạ Klose ra sân. Nhưng rồi lại là Neuville, cầu thủ thấp bé nhất đội Đức nhưng chạy nhanh nhất đã tuôn sâu nơi cánh phải, chuyền ngược lại cho Ballack lao tới sút bóng. Thủ môn Lee chỉ đẩy được cú sút đầu tiên nhưng không đủ sức cản phá được cú sút bồi của Ballack.
    Như vậy chính Neuville và Ballack mới chính là những người hùng của các trận play-off, chứ không phải là Miroslav Klose, người đã ghi 5 bàn ở vòng đấu bảng. Điều đó cho thấy Đức không chỉ giỏi ở những pha không chiến mà còn chơi bóng sệt rất tốt. Điều đó cũng cho thấy ông Voeller cũng đã tìm được thêm vài ngón đòn mới bổ sung cho kho vũ khí vốn khá nghèo nàn của đội tuyển Đức. Thật đáng tiếc là người hùng tứ kết và bán kết Michael Ballack lại không thể dự trận chung kết do lỗi hai thẻ phạt. Đó là một mất mát lớn của Đức.
    ở trận bán kết thứ hai, mặc dù giới chuyên môn cũng đã dự đoán là Brazil sẽ gặp khó khăn trước một Thổ Nhĩ Kỳ quá hiểu họ và cũng đã tiến bộ rất nhiều, nhưng trận thắng 1-0 của đội bóng vàng xanh trước các cầu thủ đến từ vùng Balkan khiến người ta lo ngại. Brazil đã tạo được rất nhiều cơ hội, nhất là sau khi Ronaldo ghi bàn mở tỉ số từ cú vuốn má ngoài chân phải điệu nghệ ở phút 50 (bàn thắng này làm người ta nhớ đến hình ảnh của Romario ở USA 94). Thế nhưng Edilson, Rivaldo và sau đó là Luziao, Denilson đã bỏ lỡ những cơ hội đó một cách quá dễ dàng và cầu thả. Nổi bật trong những phút cuối hiệp 2 là lối chơi cá nhân và sự ích kỷ của các cầu thủ áo vàng, đặc biệt là của Rivaldo. Anh này vẫn coi cái kỷ lục "trận nào cũng ghi bàn" của mình và chức Vua phá lưới quan trọng hơn thành tích của đội. Nếu như thủ môn Marcos không xuất sắc phá được cú sút của Hakan Sukur ở cuối trận, e rằng các "ngôi sao ích kỷ" của Brazil đã phải ôm hận.
    Thổ Nhĩ Kỳ đã chơi một trận xứng đáng. Hàng tiền vệ của họ chơi rất nỗ lực và kiểm soát bóng tốt. Tuy nhiên điểm yếu nhất của họ là ở hàng tiền đạo. Hakan Sukur, ngoài cú sút đáng nhớ nói trên, không gây được nguy hiểm cho khung thành đội tuyển Brazin. Cả Mansiz, Erden sau đó cũng không làm được gì hơn. Tiền đạo đáng ngại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Hasan Sas lại lùi quá sâu và chơi như một tiền vệ nên ít có cơ hội sút bóng. Không ghi được bàn thắng, Thổ Nhĩ Kỳ thua là đương nhiên, mặc dù rằng họ có thể không bị thủng lưới từ cú sút của Ronaldo nếu Rustu cảnh giác hơn.
    Như thế Đức và Brazil sẽ gặp nhau ở trận chung kết, còn Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tranh huy chương đồng. Một sắp xếp hợp lý và hai trận đấu khá cân bằng. Nhưng về tương quan lực lượng ở các trận đấu này chúng ta sẽ bàn đến trong một bài viết sau.
    (sưu tầm)
    whisper@
  7. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Trận chung kết trong mơ
    Thật khó tưởng tượng là chỉ ở Cúp thế giới lần thứ 17, hai đội Brazil - 4 lần vô địch thế giới và Đức - 3 lần vô địch thế giới mới gặp nhau ở một VCK World Cup. Trận đấu này sẽ kết thúc cơn sốt bóng đá diễn ra trong vòng một tháng trên sân cỏ Nhật Hàn và cho thế giới một nhà vô địch mới mà cũ.
    Thật vậy, rất đáng ngạc nhiên nhưng đó là sự thật, Brazil và Đức chưa từng gặp nhau ở các trận đấu ở VCK World Cup. Nếu như Tây Ban Nha và Hàn Quốc gần như lần nào cũng gặp nhau thì Đức và Brazil chỉ tranh đấu với nhau thông qua các động bóng khác, và thành tích giữa họ liên tục hoán đổi cho nhau.
    Trong quá khứ, cứ khi nào một trong hai đội thành công thì đội kia lại thất bại. Cuối cùng, sau một thời gian dài chờ đợi, lần đầu tiên cả hai cùng thành công và gặp nhau ở trận chung kết. Một trận chung kết trong mơ.
    Và bây giờ cần phải xem là đội tuyển Đức của ông Rudi Voeller có đủ sức đánh bại Brazil để đem về cho nước mình chức vô địch thế giới thứ tư, đồng thời đuổi kịp Brazil về số lần vô địch thế giới hay là đoàn quân của ông Scolari sẽ đoạt danh hiệu vô địch thế giới thứ năm của mình, giữ vững kỷ lục về số lần vô địch thế giới ít nhất là đến năm 2010. Nếu xét trên kết quả và lối chơi, có lẽ phương án 2 có nhiều khả năng hơn.
    Xin nhắc lại là Brazil trên con đường đến trận chung kết đã thắng cả 6 trận, còn đội tuyển Đức bị mất một điểm ở vòng bảng trong trận hòa với Ailen. Bàn thắng mà Robbie Keane ghi ở phút cuối trận đấu đó là bàn thua duy nhất vào lưới thủ môn Oliver Kahn tính đến trước trận chung kết. Mặc khác, Brazil đã ghi 16 bàn thắng, trong đó hai thủ lĩnh hàng tấn công của họ là Ronaldo và Rivaldo đã ghi tương ứng là 6 và 5 bàn và hiện đang dẫn đầu danh sách cầu thủ dội bom.
    Nhưng dù sao thành phần trận chung kết cũng xứng đáng với sự mong đợi. Cho dù đó không phải là Argentina, Pháp, Italy như nhiều dự đoán ban đầu, nhưng sự có mặt của hai đội bóng đẳng cấp thế giới, đại diện của hai trường phái bóng đá khác nhau cũng làm cho trận đấu cuối cùng của giải thêm hấp dẫn.
    Hơn nữa, đội tuyển Đức, đội thường chơi thiếu ấn tượng ở vòng ngoài, sẽ có thể hoàn toàn thay đổi ở trận chung kết. Hãy nhớ lại trận chung kết năm 1986, sau khi bị dẫn 2-0, đội bóng của Beckenbauer đã thay đổi như thế nào và gỡ lại 2 bàn. Chỉ có đường chuyền thiên tài của thiên tài Maradona cho Buruchaga mới cứu được Argentina và đưa đến cho họ chức vô địch thế giới thứ hai. 4 năm sau, tại Italy 90, Đức đã chuyển sang chơi tấn công và cuối cùng đã chiến thắng bằng quả phạt đền của Brehme.
    Và cũng không thể quên trận chung kết World Cup 1974, khi Đức và Hà Lan cống hiến cho khán giả một trận đấu tuyệt vời với bàn thẳng mở đầu của Neskens và kết thúc bằng bàn thắng của chuyên gia đá bồi Gerd Muller. Rồi trận thắng đầu tiên của Đức ở một trận chung kết World Cup vào năm 1954. Trận đấu diễn ra đẹp mắt và kết thúc với tỉ số cao: 3-2. Đức đã dành chiến thắng trước Hungary, đội bóng được coi là mạnh nhất vào thời bấy giờ. Cuối cùng, trận chung kết World Cup 1966 - hiệp phụ, 6 bàn thắng và bàn thắng được trọng tài người Liên Xô Bakhramov công nhận gây tranh cãi đến tận bây giờ.
    Brazil lọt vào chung kết ít hơn CHLB Đức và bây giờ là nước Đức thống nhất. Nhưng họ lại chơi hiệu quả hơn. Những năm 1958, 1960, 1970, "các ảo thuật gia của trái bóng" mạnh hơn đối thủ quá nhiều và việc họ đoạt chức vô địch được coi là điều phải thế. Họ chơi trong các trận chung kết như đá tập và đá cho đối thủ tơi bời. Chỉ có duy nhất năm 1994 là họ phải đổ mồ hôi trước Italy, nhưng cuối cùng thì ở loạt đá luân lưu 11m (đây là lần duy nhất ở trận chung kết World Cup phải đá 11m), Baggio và đồng đội đã không gặp may.
    Chỉ một lần duy nhất Brazil thất bại là vào năm 1998. Trong trận chung kết đó, chấn thương của Ronaldo đã khiến anh có mặt trên sân mà như không có mặt. Và Zidane cùng các đồng đội của anh đã không để cho Brazil một cơ hội nào: hai bàn thắng của Zidane và một bàn thắng của Petit đã "tặng" cho Selecao một chung kết buồn thảm nhất. Trước đó, chỉ có trận thua Uruguay ngay trên sân nhà Maracana vào năm 1950 là sánh được, tuy nhiên trận đấu hồi đó không được gọi là trận chung kết mà chỉ là một trận đấu có ảnh hưởng đến ngôi vị vô địch sau này (hồi đó chưa đưa vào hệ thống play-off).
    Như thế, các số liệu thống kê cho thấy vào lúc 18h00 ngày chủ nhật 30/6, một trận chung kết World Cup hấp dẫn đang chờ đón chúng ta. Một trận chung kết đẹp của một World Cup mất nhiều hơn được.
    (sưu tầm)
    whisper@
  8. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    bóng đá là thế đó .chả ai có thể nói trước điều gì .người Pháp ,Argentina ,italia trước WC đều tin tưởng rằng đội bóng thân yêu của mình sẽ có mặt tại Yokohama ngày 30 tới nhưng rồi cái gì đã sảy ra.pháp loại ngay từ vòng đầu mà ko ghi lấy nổi một bàn ,vâng dù chỉ một bàn danh dự trong khi họ có trong tay ba vua phá lưới giải PL ,serri A ,và pháp .Ar thì bị loại ngay từ vòng đầu với một dàn cầu thủ tài năng bậc nhất thế giới .còn italia thì thua bởi han quốc một đội bóng châu á mà trước WC có ai nói họ thua thì ngay lập tức kẻ đó được cho rằng thần kinh ko vấn đề .trong khi đó Đức và Brazil thì thế nào .trước WC người đức chỉ mong đội bóng của họ lọt vào bán kết thế là họ mãn nguyện lắm rồi .người Brazil cũng vậy .họ vào trung kết thầm lặng .vậy rồi tiến thẳng vào trung kết thắng liền 6 trận và ghi những 16 bàn .chả biết thế nào dđược.biết đâu vòng trung kết sắp tới Việt Nam lại trở thành Hàn quốc .(có lẽ đấy chỉ là giấc mơ mà thôi ) người ta thường nói may mắn phải đi kèm với thực lực .đúng vậy .Brazil và đức đều có thực lực cả .hơn nữa họ biết ta biết người .họ không khinh thường các đối thủ yếu ,trong khi đó thì Italia,bồ đào nha đã thất bại vì đánh giá quá thấp đối thủ .
    trân trung kết sắp tới trên sân jokohama hi vọng là trận đấu hay để cứu vãn cái WC ko lấy gì là hay lắm này
    thank you for loving me
  9. Dr_Jones_new

    Dr_Jones_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    Đội tuyển ANH của mình bị loại rồi thì WC này bây giờ không còn ý nghĩa gì với mình nữa rồi...
    If you don't like Metal , Liverpool FC and England team , you're not my Friend...
  10. Amore1982

    Amore1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    0
    Ko nên nói thế... hihi.... xem bóng đá mà chỉ thế thôi thì chán chết....
    Sometimes I wake up crying at night and sometimes I scream out your name. What right does she have to take you away when for so long you were mine ??

Chia sẻ trang này