1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Dạy con theo kiểu... Tây
    Khi bố mẹ Việt thường giữ con ở nhà, thì trẻ Tây ngay khi mới sinh đã có thể được đưa đến công viên bằng xe nôi và cho đi "vầy nước" ở hồ bơi khi mới 10 ngày tuổi. Đa phần bố mẹ Việt cho rằng trẻ sơ sinh, hay đã vài tháng tuổi, còn quá nhỏ để có thể bế ra khỏi nhà. Đa phần trẻ em Việt Nam được giữ và chăm sóc trong nhà để tránh gió, tránh nắng. Nếu có đứa bé ra sân nhà hay ngõ xóm thì lúc nào cũng phải nào yếm, nào khăn rồi vớ tay, vớ chân đủ cả.
    Việc đưa trẻ sơ sinh đến hồ bơi hay tổ chức nghịch nước trong vườn nhà chẳng hạn thì hầu như là không bao giờ có. Có những trẻ đã lên hai vẫn không hề được đưa đến hồ bơi lần nào. Và trong suốt những năm tháng đầu đời, có trẻ chưa được một lần "vày nước" với ý nghĩa thực sự của từ này. Các bà, các chị khi tắm cho cháu, cho con phải luôn chuẩn bị khăn tã đầy đủ để có thể tắm thật nhanh, rồi bế bé ngay vào lau khô, mặc quần áo.
    Trong khi đó, đối với những người ngoại quốc sống và làm việc tại TP HCM thì việc đưa trẻ đến công viên và hồ bơi gần như là hoạt động hằng ngày. Trẻ ngay từ khi mới sinh đã có thể được tập cho dạn nắng, dạn gió bằng cách đưa đến công viên bằng xe nôi, cho trẻ làm quen với những tiếng động của đời sống hằng ngày xung quanh.

    Sáng sáng đi dạo quanh khu vực phường Thảo Điền, quận 2, nơi người nước ngoài tập trung sinh sống, bạn có thể nhìn thấy một cách thường xuyên cảnh các bà mẹ xách em bé chừng 2-3 ngày tuổi trong giỏ (dành riêng để xách em bé khi đi dã ngoại) hoặc địu con chừng một tháng tuổi phía trước bụng, tay dắt em bé lớn của mình đến trường. Sau khi cho bé lớn vào trường thì các bà mẹ sẽ cùng em bé nhỏ kia đến công viên hoặc đi shopping.
    Trong tầm 10 ngày tuổi thì các bà mẹ bắt đầu cho bé đi "vầy nước" ở hồ bơi trong cái nắng buổi sáng tầm 8 giờ.
    Play-date
    Play-date có nghĩa là các bà mẹ sẽ tự sắp xếp thời gian rảnh rỗi để có thể trông coi một nhóm chừng 5-6 trẻ cùng nhóm tuổi với nhau và những gia đình quen biết nhau có thể mang con đến chơi ở nhà một bà mẹ. Play-date sẽ được tổ chức luân phiên giữa các bà mẹ trong một nhóm với nhau, thường diễn ra ở nhóm trẻ từ 3 tuổi trở lên.
    Play-date là một khái niệm còn khá mơ hồ trong ý thức của bố mẹ Việt, hay có thể nói là hoàn toàn không có. Bố mẹ Việt có xu hướng co cụm, hướng nội vì sợ mất thời gian hoặc một số khác là quá bảo vệ con dẫn đến không muốn đưa con còn nhỏ của mình tiếp xúc với nhóm đông các bạn cùng lứa tuổi, dễ gây ra té ngã hay đánh lộn sứt đầu mẻ trán.
    Bố mẹ Việt thường đưa con đến mẫu giáo rồi đón về nhà. Trẻ về đến nhà sẽ có một vài lựa chọn là chơi với bà, với cô giúp việc hoặc được bật TV cho xem, để người lớn khỏi phải trông, còn tiện làm công việc lặt vặt trong nhà.
    Trong khi đó, play-date được tổ chức khá thường xuyên trong nhóm bố mẹ người ngoại quốc. Sau giờ học, giờ sinh hoạt của nhóm trẻ ở trường, các bà mẹ sẽ đưa con đến nhà bạn để chơi thêm chừng 1-2 giờ. Các bà mẹ phương Tây cho rằng đây không chỉ là cách san sẻ giúp đỡ giữa người lớn với nhau, tạo điều kiện để mỗi bà mẹ có một ngày rảnh rỗi cho riêng mình mà còn là giúp trẻ tăng cao mức độ nhận biết, thiết lập tình bạn từ độ tuổi còn rất bé. Việc chia sẻ đồ chơi cùng nhau cũng như làm quen với môi trường mới lạ làm cho các bé rất hứng thú.
    Ngủ lang
    Ngủ lang có vẻ như là một điều tối kỵ trong ý thức của bố mẹ Việt. Một bà mẹ trí thức khi được hỏi về chuyện này đã buông một câu chắc nịch: "Đừng có mơ. Em không bao giờ cho con em đi ngủ lung tung ở nhà bạn như vậy".
    Trong khi đó, một đứa trẻ lớp 3 của trường quốc tế (tầm 7 tuổi) sẽ được trường tổ chức một vài đêm "sleep over" tại trường trong suốt năm học. Mục đích là để trẻ rèn kỹ năng tự phục vụ khi không có bố mẹ hay một sự trợ giúp nào khác từ phía người thân.
    Thứ đến là để trẻ có thể thiết lập được tình bạn khăng khít, giúp đỡ nhau trong cùng khối lớp. Trong một khoảng thời gian không phải là giờ học, trẻ được thoải mái cùng nhau chơi đùa và nói chuyện, bàn luận về tất cả những vấn đề mình quan tâm.
    "Ngủ lang" trong phạm vi các gia đình với nhau cũng được các bậc phụ huynh phương Tây khuyến khích. Ví dụ, con bạn có thể thông báo với bố mẹ là mình muốn mời bạn A, B, C đến ngủ cùng. Thường là do sợ ảnh hưởng đến giờ học của các ngày trong tuần nên việc ngủ lang trong nhóm bạn chỉ được bố mẹ cho phép vào các đếm thứ sáu và thứ bảy hằng tuần.
    Một hình thức khác thú vị hơn của ngủ lang là cắm trại nhóm gia đình. Trong khoảng thời gian này, các ông bố bà mẹ trao đổi với nhau về công việc, nuôi dạy con cái, các vấn đề ở trường, lớp của con, những mối lo ngại chung... còn lũ trẻ dĩ nhiên là được trải nghiệm một cuộc sống thực tế thú vị cùng nhau - đó là những kỷ niệm quý báu sau này khi trẻ lớn lên.
    (Theo Tư Vấn Tiêu Dùng)
    http://afamily.vn/20100221085310634tm0ca32/Day-con-theo-kieu-Tay
  2. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    hoan hô ngủ bụi
  3. shortlong

    shortlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    0
    Vô tình đọc bài viết khá hay về bác sĩ Yersin, chia sẽ anh em tham khảo vì thực sự có nhiều người chỉ biết về tên Yersin chứ chưa rõ về cuộc sống và cuộc đời của Dr Yersin
    Alexandre Yersin và Việt nam
    Trong ngành vi sinh học (microbiology) Yersin là một trong những tên tuổi lịch sử, vì chính ông là người phát hiện vi khuẩn bệnh dịch hạch (mang tên Yersinia pestis). Trên trường quốc tế, tên ông thường gắn liền với Việt Nam: nói đến Yersin là nói đến Việt Nam. Có thể nói Yersin là một nhà khoa học Việt Nam, vì tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với Việt Nam, và Việt Nam là quê hương của ông.
    Thế nhưng so với sự nghiệp và công trạng khoa học đồ sộ của ông, sách vở viết về ông vẫn còn rất khiêm tốn. Điều may mắn là dù Yersin đã qua đời gần 60 năm về trước, nhưng ông đã để lại gần 1000 lá thư, và tìm hiểu những lá thư này cho chúng ta thấy đằng sau tên vi khuẩn là một con người, một người nhân hậu đã để lại một di sản quí báu chẳng những cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới.
    Cuộc đời và sự nghiệp
    Alexandre Émile John Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux, Quận Vaud, bên bờ hồ Geneva, Thụy Sĩ. Sau khi theo học trung học phổ thông ở Lausanne, ông sang Paris theo học y khoa tại Đại học Marburg. Năm 1888, Yersin hoàn tất luận án tiến sĩ y khoa với đề tài bệnh lao (La tuberculous expérimental, type Yersin). Luận án được đánh giá cao và ông được thưởng huy chương đồng, nhưng ông nhận một cách miễn cưỡng. Trong thời gian theo học y khoa, trong một tai nạn bị chảy máu tay khi ông làm giải phẫu trên xác tử thi chết vì bệnh dại, ông được tiếp xúc với Pierre-Paul-Émile Roux (1853-1933), một nhà khoa học nổi tiếng thời đó đang theo đuổi một công trình nghiên cứu về phương pháp chữa trị bệnh dại. Roux cứu sống Yersin bằng cách tiêm thuốc do chính Roux bào chế. Sau khi tốt nghiệp, Yersin được Roux thu nhận vào làm việc với vai trò phụ tá nghiên cứu. Năm 1889, Yersin còn được giao thêm một nhiệm vụ dạy học môn vi sinh học tại Viện Pasteur.
    Thời gian làm phụ tá cho Giáo sư Roux, Yersin còn có cơ hội làm tại Bệnh viện nhi đồng (Hôpital des Enfants-Malades), nơi mà bệnh bạch hầu đang là một vấn nạn y tế lớn lúc đó. Yersin thuyết phục Roux nên nghiên cứu về bệnh này. Roux và Yersin tiến hành một số thí nghiệm trên chuột, và từ đó phát triển phương pháp truy tìm toxin diphthérique (độc tố bạch hầu) từ nước tiểu của bệnh nhân. Tiến thêm một bước, Yersin và Roux phát triển vắc-xin thành công dùng cho việc chữa trị bệnh bạch hầu. Đây là một khám phá đầu tiên và một cống hiến quan trọng của Yersin cho vi sinh học. Lúc bấy giờ, sinh học đang ở trong một ?oThời đại vàng son của vi khuẩn học? ?" ?oGolden Age of Bacteriology?, một cuộc cách mạng về tiêm chủng và vắc-xin.
    Với một thành tích đầy hứa hẹn như thế, ai cũng thấy Yersin có một tương lai sáng sũa trong khoa học. Ấy thế mà ông lại quyết định bỏ sự nghiệp nghiên cứu trước sự kinh ngạc của người thầy (Roux) để ?oĐông du?. Yersin xin nghỉ việc từ Viện Pasteur và đệ đơn xin làm y sĩ cho Công ti vận chuyển đường biển, Messageries Maritimes. Ngày 5/3/1890, ông được kêu lên phỏng vấn, và đem theo một lá thư giới thiệu của Louis Pasteur. Với một người giới thiệu nổi tiếng như thế, Công ti lập tức nhận Yersin vào làm, dù ông chưa bao giờ có kinh nghiệm đi biển bao giờ.
    Tháng 9 năm 1890, Yersin đi xe lửa đến Marseille và từ đó xuống tàu Oxus đi Sài Gòn. Yersin đến Sài Gòn ngày 15/10/1890, và ngay sau đó được giao nhiệm vụ mới trên tàu Volga chuyên chở hàng qua lại giữa Sài Gòn và Manila (Phi Luật Tân). Nhiệm vụ trên tàu Volga rất đơn giản và có khi nhàm chán, ông chỉ việc kiểm tra sức khỏe thủy thủ đoàn và cấp giấy chứng nhận y tế. Do đó, Yersin có rất nhiều thời gian để học về hàng hải và hải đồ (cartography) dưới sự chỉ dẫn của các thuyền trưởng. Chính những kinh nghiệm học hỏi trên tàu Volga đã giúp ông trong công cuộc thám hiểm trong nội địa Đông Dương sau này. Trên tàu Volga, Yersin còn tìm cách học tiếng Việt để ông có thể nói chuyện với thủy thủ đoàn mà phần lớn là người Việt Nam.
    Đầu năm 1891 Công ti Messageries hủy bỏ các chuyến tàu giữa Sài Gòn và Manila, Yersin được thuyên chuyển sang làm việc trong các chuyến tàu giữa Sài Gòn và Hải Phòng. Tuyến đường mới này giúp ông khám phá thêm về Việt Nam. Ông còn bỏ tiền ra mua một chiếc ca-nô để đi thám hiểm các vùng sâu xa khác trong Việt Nam. Trong các chuyến thám hiểm ở những vùng hẻo lánh, ông trị bệnh cho dân làng hoàn toàn miễn phí. Lòng nhân đạo của ông được thể hiện qua một lá thư ông viết về nhà ở Thụy Sĩ: ?oTôi không thể nào đòi tiền từ một bệnh nhân.? Mùa Thu năm 1891, hợp đồng của Yersin với công ti Messageries chấm dứt, và ông bắt đầu dành hết thì giờ để theo đuổi ?onghề? thám hiểm.
    Mùa Đông năm 1892 Yersin trở về Âu châu để tham viếng gia đình ở Thụy Sĩ và gặp gỡ các đồng nghiệp cũ ở Paris, nơi mà ông mô tả ?othời tiết ? quả là khắc nghiệt ghê gớm, buồn chán, và lạnh quá.? Khi hay tin ông về Paris, Émile Roux hoan hỉ chờ đón Yersin tiếp tục nghiên cứu với ông, nhưng Yersin đã quyết định bỏ sự nghiệp nghiên cứu khoa học ở Pháp. Quyết định của Yersin không phải vì thời tiết giá lạnh, mà vì ?oĐối với một người đã từng nếm mùi tự do như tôi, đời sống trong phòng thí nghiệm ở Paris quả là một nhà tù. Nghiên cứu khoa học rất ư là thú vị, nhưng ông Pasteur từng nói rất chính xác rằng muốn làm người thiên tài trong phòng thí nghiệm người đó phải có tiền nhiều để không phải sống trong cảnh thiếu thốn.? Tuy nhiên, với sự tiến cử của Roux, Hiệp hội Địa lí Pháp (French Geographic Society) vinh danh Yersin bằng một bằng tưởng thưởng về chuyến thám hiểm ở Phnom Penh. Trong chuyến quay lại Paris lần này, Yersin cho biết ông được dùng một bữa cơm tối với Louis Pasteur, và được Pasteur ?otỏ ý vui mừng về những chuyến thám hiểm của tôi.? Đối với Yersin được dùng bữa cơm và được Pasteur khen ngợi là một vinh dự.
    Tháng 1 năm 1893, Yersin quay trở lại Sài Gòn. Lần này, Yersin được giao cho một chức vụ đúng với sở thích và ngành nghề mình: làm cao ủy y tế thuộc địa. Một trong những qui định của công việc là phải mặc quân phục và hành xử nghiêm chỉnh trong các buổi lễ. Nhưng Yersin không thể nào tuân hành theo qui định này, vì ông không thích mặc đồng phục. ?oĐiều làm tôi khó chịu là những người thuộc cấp phải chào tôi theo cung cách quân sự, và tôi cũng phải chào các quan cấp cao hơn tôi theo cung cách như thế. Tôi không thể nào đi ra ngoài mà không phải dơ tay chào. Lúc nào tôi cũng phải bận tâm làm sao đừng đi ngang qua mấy ông đại tá, đại úy ,,,? Ông muốn thoát khỏi Sài Gòn. Để thực hiện ý định này, ông tổ chức những đợt thám hiểm các vùng rừng núi thuộc miền Trung Việt Nam. Những cuộc thám hiểm của ông thường gặp phải khó khăn, vì mưa gió, sình bùn, và lụt lội. Trong một chuyến thám hiểm ông phải đổi cái máy hát mua ở Thụy Sĩ để có một con voi dùng làm chuyên chở hàng hóa và dụng cụ.
    Trong thập niên 1890s, nạn dịch cúm hoành hành ở miền Nam Trung Quốc và bắt đầu lan truyền xuống Đông Dương. Năm 1894 cơn dịch lớn xảy ra ở Hồng Kông, với khoảng 150.000 người mắc bệnh, và tỉ lệ tử vong lên đến 95%. Yersin được Nhà cầm quyền thuộc địa gửi đến Hồng Kông để nghiên cứu.
    Ngày 15/6/1894, Yersin đến Hồng Kông, và chứng kiến một cảnh tượng tang tóc. Đường xá chật chội đông người thuở nào nay trống trơn; đám tang khắp nơi; những cuộc an táng vộ vã ... Ba ngày trước đó, Shibasaburo Kitasato, một nhà khoa học danh tiếng người Nhật, cũng đến Hồng Kông để nghiên cứu về bệnh dịch. Với sự yểm trợ tài lực dồi dào của chính quyền thuộc địa Anh, Kitasato thành lập phòng thí nghiệm trong bệnh viện Kennedy Town. Trong khi đó, Yersin chỉ có một cái kính hiển vi. Người Anh cũng không cho ông khám nghiệm tử thi.
    Sau đó, Yersin được giới thiệu đến gặp Kitasato, và được Kitasato cho làm ?oquan sát viên?, tức chỉ đứng nhìn nhóm của Kitasato giảo nghiệm tử thi chứ không được trực tiếp nhúng tay vào. Yersin hết sức ngạc nhiên về phương pháp làm việc của Katasato: họ khám nghiệm máu rất kĩ càng và cẩn thận giảo nghiệm các cơ phận của tử thi, nhưng họ lại bỏ qua chỗ sưng bạch hạch (bubo)!
    Sau 5 ngày làm quan sát viên, Yersin rất bực bội vì cảm thấy mình chẳng làm được gì. Ông quyết định làm một việc mà y học ngày nay xem là ? bất chính. Ông nhờ người thông ngôn gốc Ý vốn có cảm tình với Pháp hối lộ những thủy thủ người Anh để mua cho ông vài xác chết (vì lúc đó các thủy thủ này có nhiệm vụ vận chuyển xác chết). Ngày 20/6/1894 Yersin có được 1 xác chết và bắt tay vào làm việc ngay. Ông cắt phần sưng bạch hạch và lập tức dùng kính hiển vi khám nghiệm. Ông phát hiện ?oune véritable purée de microbe? ?" tức một vết mờ nhạt có hình cái que với hai đầu tròn. Khi thử nghiệm với Gram stain, kết quả âm tính, nhưng với baccillus stain thì dương tính. Sau khi làm thí nghiệm trên 5 con chuột khác, kết quả tương tự. Hai ngày sau, Yersin báo cho chính quyền thuộc địa Anh biết về phát hiện của mình. Người Anh lúc đó mới cho phép ông chính thức khám nghiệm tử thi trực tiếp. Lúc này, nhóm của Kitasato cũng bắt đầu quay sang khám nghiệm phần sưng bạch hạch và tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.
    Theo sau là một cuộc tranh cãi ồn ào ai là người đầu tiên đã khám phá ra plague bacillus. Có người cho rằng Yersin và Katasato một cách độc lập cùng khám phá ra vi khuẩn. Cho đến nay vẫn có một số sách giáo khoa đề là Kitasato-Yersin bacillus. Nhưng qua các bài báo của Katasato và bình luận của các cộng sự viên với Katasato, kết quả Gram stain mà Katasato tuyên bố là plague bacillus thực là streptococcus. Song, trong các thư từ để lại Yersin có vẻ chẳng quan tâm gì đến cuộc tranh luận ?oai trước?, mà vẫn tiếp tục nghiên cứu [1].
    Năm sau đó (1895) Yersin trỏ lại về Paris. Dựa vào kết quả nghiên cứu ở Hồng Kông, ông cùng với cộng sự viên phát triển thành công vắc-xin chống bệnh dịch. Năm 1896, vắc-xin này được dùng để chữa trị thành công một học sinh nhà dòng người Trung Quốc. Sau khi quay về Việt Nam, ông thành lập viện nghiên cứu lấy tên người thầy cũ, gọi tên là Pasteur Institute ?" Viện Pasteur. Viện Pasteur gồm có một bệnh viện, một trung tâm sản xuất vắc-xin, phòng thí nghiệm, và đài thiên văn.
    Nhà thám hiểm
    Trong thời gian làm công chức và theo tàu đi lại giữa Sài Gòn và Hải Phòng, Yersin thực hiện nhiều cuộc thám hiểm. Năm 1891 trong một lần thám hiểm vùng Tây Nguyên Việt Nam, ông khám phá ra nhiều điều bí ẩn tại đây và phát hiện một vùng đất ôn đới mà sau này chúng ta biết là Đà Lạt.
    Trong một chuyến thám hiểm khác, Yersin bị liên hệ vào một vụ nổi loạn của dân chúng địa phương chống lại nhà cầm quyền thuộc địa. Ngày 18 tháng 6 năm 1893, 56 tù nhân Việt Nam vượt ngục từ nhà tù Phan Rí và than gia với các nhóm phản kháng khác trong một cuộc nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền tỉnh. Người Pháp khống chế thành công cuộc nổi dậy, nhưng đạo quân nổi loạn thoát khỏi tỉnh và tái tổ chức. Các nhóm này băng qua các rặng núi để đến Phan Rang tiến hành một cuộc đảo chính khác. Vì không biết được những sự kiện này, Yersin đến làng Bo Kraan một tuần sau đó. Dân làng báo cho ông biết rằng có khoảng 30 người nổi loạn đã vượt qua đây trong đêm qua. Với thói quen liều lĩnh, Yersin quyết định ra tay chận đứng cuộc nổi dậy! Ngày hôm sau, ông rời Bo Kraan cùng với những người Việt tùy tùng trung thành với ông, và băng qua núi. Sau 12 giờ đi trong mưa, đoàn ông đối đầu với nhóm nổi loạn tại làng Pho Tan Ngam. Yersin muốn bắt người đứng đầu nhóm nổi loạn làm tù binh.
    Yersin bao dây và dồn người đứng đầu nhóm nổi loạn vào một căn chòi, nhưng trong giây phút cuối, những người Việt tùy tùng của ông chạy trốn, và chỉ một mình ông phải đối diện với kẻ thù! Những chi tiết trong câu chuyện chỉ là những chữ do chính Yersin ghi chép, do đó rất khó mà biết được đây là một câu chuyện nói khoác hay là một câu chuyện có thật. Theo Yersin, ông đe doạ kẻ thù ông với cây súng lục nhưng họ tấn công ông trước khi ông có thì giờ nổ súng. Sau một hồi quần nhau, Yersin bị một thương nhẹ ở tay mặt và bị ăn một báng súng. May mắn thay, những người nổi loạn không giết ông, họ bỏ mặc ông đó rồi rời hiện trường, có lẽ họ nghĩ ông là một nhân vật quân sự Pháp và sợ bị trả thù. Gần Nha Trang, mười ngày sau đó, dân quân người Việt bắt trọn nhóm nổi loạn . Yersin chụp hình những người đứng đầu cuộc nổi loạn trước khi họ bì xử tử. Bằng một mô tả sinh động, Yersin cho biết người đao phủ phải chém đến 4 lần mới chặt được đầu của Thouk, một người đứng đầu trong cuộc nổi loạn [2].
    Sau này, Yersin được thăng chức và trở thành một trong những quan chức cao cấp nhất trong chính quyền thuộc địa ở Đông Dương. Ông thực hiện nhiều cuộc khảo cứu, kể cả các vùng xa xôi như Mumbai bên Ấn Độ. Ông điều hành một mạng lưới phòng thí nghiệm và trung tâm tiêm chủng ngừa khắp Việt Nam. Ông chủ trương và thực hiện các chiến dịch chống sốt rét bằng cách cung cấp quinine cho người dân bản xứ. Ông tham gia làm việc cho Trung tâm Khí tượng Đông Dương, nghiên cứu làm bản đồ, và hải đồ cho ngành hàng hải Việt Nam. Ông còn giới thiệu phương pháp trồng trọt cây cao su tại Việt Nam, nhưng đem lại những món lời khổng lồ cho các công ti cao su Pháp như Michelin và làm khổ những công nhân Việt Nam trong các đồn điền cao su như thế. Nhưng đây là một câu chuyện khác.
    Năm 1940, Yersin trong tình trạng sức khỏe kém quay lại Pháp lần cuối. Nhưng chỉ lưu lại Pháp một năm; năm 1941 ông quay về Nha Trang, mảnh đất ông yêu quí. Ngày 1 tháng 3 năm 1943, Yersin đau bệnh và qua đời một cách cô đơn tại nhà riêng ở Suối Giao (Nha Trang. Ông thọ 79 tuổi. Trong di chúc để lại, ông muốn được chôn cất tại Nha Trang để gần những người ông yêu mến. Cho đến nay, cứ đến ngày 1 tháng 3 hàng năm, dân chúng trong vùng vẫn viếng mộ ông để tỏ lòng mến mộ và kính phục cho một tấm lòng khoa học và nhân đạo.
    Trong danh sách những người Pháp có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam, có lẽ Yersin là một người mà công trạng và di sản của ông chẳng những không ai chất vấn mà còn được mến mộ. Tại một số thành phố lớn như Đà Lạt, Hà Nội, hay Thành phố Hồ Chí Minh đều có con đường mang tên ông. Di sản khoa học của ông vẫn còn tồn tại với những trường mang tên ông, và nhất là Viện Pasteur. Yersin quả là một nhà khoa học đã đem hai chữ Việt Nam và Nha Trang vào lịch sử vi sinh học trên thế giới.
  4. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Em đọc đc bài này thấy hay, ko bik đã ai đọc chưa, nhưng vẫn share
    Lương broker lành nghề 2 - 3 trăm triệu/tháng. Lậu brocker bát ngát. Chủ tịch, tổng giám đốc công ty chứng khoán chiều broker như chiều vong?
    Toàn lời hay ý đẹp dành cho các môi giới viên công ty chứng khoán (broker). Nhưng, đến nghề chơi cũng lắm công phu, nữa là chứng khoán không bao giờ là nghề chơi cả. Và khuyên bảo người khác cắt lỗ, chốt lời lại càng không phải chuyện ?otrăm ngàn đổi một trận cười?? là xong được.
    Chiều muộn Hà Nội, hơi lạnh hun hút. Ngồi trong quán cóc hồ Hale với một môi giới dăm bảy năm tuổi nghề. Thuộc hàng cựu trào trong nghề môi giới, lương lậu cũng ngót nghét đôi trăm triệu một lần ký sổ, nhưng anh vẫn giữ thói quen thời sinh viên Bách khoa: la cà đàn đúm quán cóc bia hơi.
    Anh bảo: ở Hà Nội đã gần 20 chục năm, nhưng mình vẫn thấy không sao là ?ongười Hà Nội? được. Khách sạn 4 - 5 sao chỉ bất đắc dĩ tiếp khách mới vào. Tiệc buýt-phê với dao dĩa mà ngồi ăn như cực hình.
    Tuổi nghề như anh là toàn chơi với khách VIP rồi. Giữ nếp ?oruộng đồng? như thế thì làm sao tiếp cận được với các cá mập?
    Cũng chả hẳn. Trên mạng, mấy ông giả vờ quen biết nhóm này nhóm kia. Toàn kể, nhóm ông A mang mấy bao tải tiền đến nộp vào công ty chứng khoán S, hội bà T vứt hàng cục tiền lớn lên bàn kế toán công ty chứng khoán L. Toàn lấy hình nộm rơm dọa mấy người yếu bóng vía. Thử hỏi, nếu là đại gia thật, chú có vác mấy bao tải tiền chạy nhông nhông ngoài đường rồi ì ạch khuân vào công ty chứng khoán không? Có thì chắc đấy là ?ođại gia cỏ?. Căn bản là mình có duyên với các VIP hay không thôi?
    Thôi quay trở lại hậu trường nghề môi giới đi anh. Chắc vô vàn chuyện thú vị nhỉ?
    Hãy nói về những cơ cực đã. Sự rủi ro, cơ cực là một phần tất yếu của nghề môi giới. Và khi đã chấp nhận dấn thân vào cái nghề bạc bẽo này, các broker ai cũng phải sẵn sàng tâm lý để chấp nhận và sẵn sàng hành lý để lên đường chú ạ. Ít khách: ra đường. Ít doanh thu: sa thải. Khách phàn nàn: cắt lương thưởng. Thậm chí, ra đi vì những lý do hết sức vớ vẩn đại loại như không vừa mắt khách VIP.
    Không thừa chút nào khi thông báo tuyển dụng broker hầu như đều kèm theo cụm từ ?ochịu được áp lực làm việc cao?. Giao dịch bây giờ xoay chuyển như chớp mắt. Cứ nhìn phiên giao dịch ngày 13/1 thì biết.
    Phiên này anh nhớ như in, bởi đắng lòng với một nhà đầu tư quen biết. Từ sáng khách đã phone đến yêu cầu xả hàng cắt lỗ, vì thị trường khó đoán quá. Anh khuyên nên chịu nhiệt thêm lúc nữa. Đến đầu phiên khớp lệnh liên tục, cổ phiếu nằm sàn như ngả rạ. Cắt lỗ hết, nhà đầu tư còn gọi điện đến cám ơn. Đến cuối phiên thì thật cay đắng. Ông khách quen lại gọi đến và chỉ buông sõng một câu: Anh mù, chú cũng mù nốt!
    Mà nói thật, bọn anh được coi là lâu năm, độ lỳ gần đạt cực đại rồi. Nhưng mấy tháng trước, sếp manh nha bảo mở sàn OTC rồi hỏi ông nào xung phong ra phụ trách, mấy thằng lắc đầu quầy quậy. Giao dịch OTC không thời gian, không biên độ. Nửa đêm ôm con ngủ, khách gọi đến, rằng khó ngủ quá, mai thị trường thế nào là chuyện thường!
    Cuối năm rồi, mấy ông môi giới trên sàn OTC còn thuê ong ve đến rạch mặt nhau vì bị xù nợ. Đúng là ?oKhi mê tiền chỉ là tiền. Tỉnh rồi mới biết trong tiền có? gai? chú ạ.
    Ngày xưa bọn anh có câu ?oNhất Y nhì Dược, tạm được Bách khoa?, chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm?. Bây giờ, nhân sự ngành chứng khoán thì đúng là ?ochuột chạy cùng sào mới vào môi giới OTC?.
    Nhưng, ?orủi ro lắm, lợi nhuận cao? cũng là một chân lý mà anh.
    Ui giời, cũng tai ương lắm. Nhiều khi như osin. Bực nhất là nhiều bà, nhiều cô ngồi phòng VIP, tiền cả bao tải mà trình độ vi tính toàn cỡ? thiên tài. Mỗi vị một máy, nhưng nhiều khi broker mất cả buổi làm chuyên gia IT hộ. Bật trình gõ tiếng Việt không biết, vào chương trình không biết thoát ra. Vậy mà năn nỉ ỉ ôi, hết em meo hộ chị, em bật cho chị cái webcam. Chương trình thì bật mấy chục cái. Xử lý không kịp thì hô máy lởm! Mình bận tối mắt tối mũi, có bà còn kêu: đừng đi, ?ongồi đây giúp em?. Trông tướng mạo thì y chang con khủng long.
    Nhưng hàng tháng ký sổ, thẻ ATM vọt lên 8 - 9 số 0, vợ con chỉ mỗi việc lác mắt?
    Không lại đâu. Chú không nghe câu ?oTuổi trẻ bán sức khỏe lấy tiền. Về già dùng tiền mua sức khỏe? à. Anh đầu bốn rồi. Có nghề nào mà sểnh ra cái là mất tiền tỷ của khách như chơi không. Anh thì cho là, hầu hết mấy vị broker có số má trên thị trường hiện nay không ít thì nhiều đều gặp may cả. Khuyến nghị chung chung, khách bảo ?oông đang đọc báo tôi nghe đấy hả. Cái tôi cần là trồng cây gì, nuôi con gì?. Mà khuyến nghị cụ thể thì khác gì tung đồng xu sấp ngửa.
    Thế còn góc khuất thì sao anh?
    Ờ thì, nghề nào chả có Trạng nguyên. Nghiệp nào chả có Chí Phèo. Có ông ?oChí Phèo? broker vừa bị ra tòa hôm giữa tháng 1 vừa rồi đấy. Ông này chắc là chơi chứng lỗ quá hóa liều, bắt cóc con gái của khách hàng đòi chuộc 3 tỷ đồng.
    Âu cũng là do cái tính tham mà ra cả. Anh so sánh thế này là khập khiễng, nhưng như cái bọn thư ký đề ấy, người ta bảo nghề này rất kiếm vì thường ăn 30% tiền hồ. Nhưng không mấy kẻ giàu lên, vì từ thư ký biến thành con ma đề lúc nào không hay.
    Hỏi thật, anh có đánh chứng khoán không?
    Không và dám khẳng định, thành phần như anh chắc chỉ chiếm không đầy 5% trong số dân môi giới. Cưỡng lại những đam mê của khoản lời lỗ hàng trăm triệu đồng chỉ trong nháy mắt là khó lắm chú ơi. Nhiều ông ?otiêu tiền hộ? đại gia cũng cứ tưởng mình đại gia là mất nghiệp đấy.
    Cá mập bây giờ khủng lắm. Phao tin đánh lên con XYZ. Đích thân gọi điện cho môi giới ruột thu gom cả trăm ngàn rồi bảo giữ chặt để kiếm thêm vài chục giá nữa. Môi giới tưởng thật, hết bốc máy gọi người nhà, bạn bè, đồng nghiệp rồi thậm chí cả bộ phận tự doanh công ty lùa vào. Chứng khoán cứ lên dần dần. Đại gia kia cứ xả hàng dần dần. Bọn anh gọi đòn này là đòn ?okim thiền thoát xác?. Không thiếu tự doanh công ty chứng khoán dính rồi đấy chú ạ.
    Thế thì cái thời những bà bán nước, những ông trông xe ở cổng các công ty chứng khoán cũng trở thành broker chắc đã xa rồi anh nhỉ?
    Anh chẳng tin, đấy là tác phẩm văn học, chứ không phải báo chí. Công ty chứng khoán giao tài khoản khách hàng vào tay môi giới cũng là giao tính mạng công ty. Giao vào tay bà bán nước thì có lúc các bà ấy bán cả công ty à.
    Người ta bảo, mỗi broker cốt cán có quan hệ rộng phải nhận một vài mã chứng khoán mà công ty tự doanh để phối hợp đánh lên phải không anh?
    Điều này là có thật. Cứ nhìn xem lợi nhuận của công ty chứng khoán đến từ nguồn nào nhiều nhất là xem mảng đó được ưu tiên nhất. Người ta cứ phao lên rằng, bộ phận này độc lập với bộ phận kia. Chú có tin không? Tiền từ một túi ông chủ mà ra cả. Chỉ có điều khôn khéo để đừng bị pháp luật sờ gáy thôi.
    Người xưa bảo rằng, cõi đời có bốn loại người. Loại nói thật suốt, loại nói láo suốt, loại lúc thật lúc láo và loại cần thật thì thật, cần láo thì láo? Vậy broker bọn anh thuộc loại nào?
    Chẳng là loại nào cả. Broker là dạng công ty muốn thật thì thật, công ty muốn láo thì láo. Hành trang nghề nghiệp của bọn anh chỉ gói gọn trong một chữ ?oNhẫn? mà thôi. Chú cũng biết, hiện nay, hầu như công ty chứng khoán nào cũng dành một số phòng cho khách VIP. Bên trong cánh cửa phòng VIP cũng có muôn vàn điều phức tạp. Câu chuyện broker nữ bị khách VIP ?onày nọ? không phải là không có đâu chú ạ.
    Tất nhiên, những môi giới gạo gội như bọn anh cũng có oai ngầm. Margin, T+1, T+2, T+60 là do tay mình cả? Nhưng cuối cùng thì cũng quyền rơm vạ đá cả thôi. May được vị nào thảo lảo tán lộc thì có tí lậu kiếm ngoài.
    Sau thời gian margin năm bảy trăm phần trăm vừa rồi, về cơ bản anh đã? ?ođốt? được bao nhiêu tài khoản cá mập?
    Nói đến chuyện đốt tài khoản. Khách đau 10, bọn anh cũng thấy khổ tâm 5. Tuy chưa đến mức đào viên kết nghĩa, nhưng cũng chén chú chén anh nhiều. Các bác ấy có lộc cũng chẳng quên mình. Giờ gọi điện đến bảo anh không nạp thêm tiền là bọn em cắt. Sau mỗi cuộc gọi cứ đần người ra cả tiếng đồng hồ. Hối hận. Bất nhẫn. Đau khổ!
    Thôi, vui vẻ lên tí bác. Thị trường cần broker như sông sâu cần bác lái đò chắc tay. À mà nhân nói đến lái đò, kể bác nghe chuyện này: ?oNgày xưa, Trạng Quỳnh hay đi đò ngang thường chịu tiền, lâu quá hóa nhiều, không trả được. Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo:
    - Ừ đợi đấy, mai ta trả.
    Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong đề một câu: ?o...mẹ thằng nào bảo thằng nào?! Đoạn rồi phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng. Thấy nói thơ Trạng, thiên hạ nô nức kéo nhau đi xem. Đi đò ra đến nơi, thấy độc một câu như thế, chán quá liền đi đò về. Người khác gặp hỏi thì chỉ trả lời: ?oRa mà xem!?. Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng xô nhau ra xem. Anh lái đò chở hết chuyến nọ đến chuyến kia không kịp, trong ba bốn ngày, được không biết bao nhiêu tiền. Được mấy hôm, Quỳnh dỡ nhà bè, bán lại cho anh lái đò. Anh lái đò trừ nợ. Quỳnh mắng:
    - Anh còn nợ ta thì có, ai làm cho anh mấy hôm chở được bấy nhiêu tiền?
    Anh lái đò mới nhận ra, liền cám ơn Quỳnh rối rít?!
    Nghiệp môi giới chứng khoán cũng như anh lái đò chở khách qua sông. Khách thua thì vẫn mất ?otiền hồ?, khách trúng quả có thêm vài đồng tán lộc. Cái việc kết thân với vài ba cá mập, dò la tài khoản VIP rồi ra chỗ ông này, ?otôi chỉ kể với mỗi ông?; lại chỗ bà kia, ?oem tiết lộ với mỗi chị?, rằng cá mập này đang gom thằng XYZ, phi đội kia đang xả hàng ABC. Rồi cũng nhân cơ hội té nước theo mưa. Người thắng người thua, ta vẫn thu hoạch đều, phải không bác!?
    Kể ra thì cũng có phần đúng. Nhưng nói gì thì nói, đời broker như anh ?olên voi xuống chó? cũng còn oanh liệt chán. Cứ như chú, sáng 4 tiếng vàng ngọc, chiều 4 tiếng ngọc vàng, chân đút gầm bàn, tay miệt mài cạo giấy. Về nhà chăm con chờ vợ. Có khi còn tóc tai rối bù, mặt mày bạc nhược, tay cắp làn nhựa, ngực ấp cuốn 300 món ăn ngon, cun cút đi chợ nấu cơm thì... anh chịu. Đời thế là tèo đấy.
    Nói xong anh cười, nụ cười ấm áp đầu tiên trong cái đêm Hà Nội cuối năm lạnh như tiền!
  5. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Mai xin đi học nghề của cô này
    http://img40.imageshack.us/img40/6725/15848866.jpg
  6. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    vài bữa khám Khuyết Âm của bé Bỉn
  7. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chủ đề: Một bức thư cảm động
    Đến:
    Xin chào anh Đăng,
    Xin được giới thiệu tôi tên là Hà Minh Thành. Qua anh Nguyễn Hữu Viện tôi mới được biết anh và trang tin của anh dù tôi làm việc cách chỗ của anh cũng không bao xa. Xin hân hạnh được làm quen với anh. Hiện tại tôi đang được tăng phái công tác hỗ trợ cho cảnh sát tỉnh Fukushima, chỗ tui đang làm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 25 km. Gọi là lên đây hỗ trợ giữ an ninh chứ mấy ngày nay chỉ đi nhặt xác người không thôi. Dân địa phương họ tự động thành lập các đội tự quản, tương trợ lẫn nhau. Giả sử có ai muốn ăn cắp ăn trộm cũng khó. Vấn đề an ninh không lo lắm. Người chết nhiều quá, tụi tôi chỉ còn lấy dấu tay, chụp hình và trùm mền lại rồi giao người đem đi thiêu. Ngày đầu còn mặc niệm, có cảnh sát tăng phái còn khóc nhưng bây giờ thì không còn thời gian để mà mặc niệm và khóc nữa. Hôm qua còn không có ch để mà thiêu họ nữa đó anh. Khủng khiếp.
    Ký giả của Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc Vương Hy Văn hôm qua theo tôi một ngày để lấy tin khi đi ngang qua một ngôi nhà bị sập mà tiền giấy có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ướt nằm tứ tán cả bãi đất chắc cũng vài chục triệu yen nhưng mà
    chẳng ai thèm nhặt đã phải thốt lên: "/50 năm nữa , kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ./"
    Người Trung Quốc 50 năm nữa không bằng họ còn người Việt mình không biết bao nhiêu năm nữa mới có dân trí như vậy. Mấy ngày nay tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn lắm nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất đã khiến một người lớn như tôi từng có bằng Tiến sĩ công học ở Đại học Đông Bắc (Tohoku Dai) cũng phải hổ thẹn về một bài học làm người.
    Câu chuyện tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "/Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói/". Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "/Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ/".
    Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
    Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
    Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là "/Nhân sinh nhất mộng , bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật/". Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường
    khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa. Những công án thiền của Bích Nham Lục, Vô môn quan hoàn toàn vô nghĩa so với hành động của một đứa bé 9 tuổi.
    Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
    Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật".
    Xưa nay tôi không phục lắm người Nhật từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.
    Tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân vẫn còn an ninh, hiện tại tụi tôi đã được phát sẵn khẩu trang và đồng phục nylon. Ông Kan sáng nay họp báo dự tính đến tình huống xấu nhất là bỏ cả vùng miền Đông. Tôi không phải chuyên ngành về nguyên tử lực như anh nên không hiểu lắm về tác hại của phóng xạ. Nhưng tôi nghĩ cũng đang nguy hiểm. Tụi TEPCO vụ này chủ quan quá. Anh Đăng nếu được nên sắp xếp cho vợ con về VN trước thì tốt nhất. Tôi sợ tới lúc xấu nhất không còn vé máy bay. Tôi thì bà xã người Nhật, con gái cũng mới ra trường y tá và cũng đang hoạt động cứu trợ thiện nguyện ngay tại Fukushima này. Tôi hỏi con gái tôi "/Tình hình có v nguy hiểm , con có muốn đi VN lánh nạn không/". Nhỏ con gái của tôi trả lời "/Đi đâu bây giờ , xung quanh con với cha người ta chết với bị thương hàng hàng lớp lớp. Không lẽ bỏ chạy. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó/." Tôi gọi điện thoại về hỏi bà vợ tôi tính sao, có cần chạy qua quê chồng trú tạm lánh nạn một mình không thì bà xã tôi nói với tôi rằng người Nhật của họ thì 36 kế của Tôn Tử binh pháp họ chỉ dùng được tới cái kế 35. Cái chước cuối cùng "/Tẩu vi thượng sách/" không có chỗ dùng vì cái x đảo này không có chỗ nào để mà chạy nữa. Cùng lắm chịu chết thôi. Thôi thì tôi thân phận dính líu tới cái tổ quốc thứ hai này rồi. Vợ con gì cũng không chạy không lẽ một mình tôi bỏ nhiệm sở. Già rồi có hít chút phóng xạ vô nữa cũng chẳng sao cả. Mang cái ơn nghĩa với đất nước này cũng nhiều thôi thì bây giờ cùng đến lúc có cơ hội để trả ơn cho họ vậy.
    Hy vọng không có gì xảy ra , khoảng 3 tuần nữa có thể trở về Saitama. Hy vọng được gặp anh Đăng nếu anh còn ở Nhật, anh em mình tâm s nhiều hơn. Tôi năm nay 56 tuổi. Chắc cở tuổi của anh.
    Chúc anh và gia quyến an toàn.
    Hà Minh Thành

Chia sẻ trang này